Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Sinh viên báo chí trong thời đại xã hội thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.13 KB, 54 trang )

MỤC LỤC


TÊN BIỂU ĐỒ
TÊN HỘP
Hộp 1: Phỏng vấn ThS Nguyễn Thị Quỳnh Nga .........................................................32
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 29
Hộp 2: Phỏng vấn phóng viên Nguyễn Xn Hịa.......................................................33
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 31
Hộp 3: Phỏng vấn TS Nguyễn Hồi Ngun...............................................................35
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 33
Hộp 4: Phỏng vấn ThS Lê Hà Phương
40
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội thông tin ra đời dựa trên nền tảng phát triển mạnh mẽ của công nghệ và
các phương thức truyền thông mới.Trong xã hội thông tin, mọi lĩnh vực của đời sống
từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến góp phần hình thành con người mới đều không thể
tách rời yếu tố thông tin để phát triển.
Những người đang học tập và rèn luyện để trở thành nhà báo tiên phong trong
xã hội thông tin mới là những đối tượng chịu tác động sâu sắc nhất.Việc sinh viên
nhận thức và sử dụng công nghệ thông tin như thế nào, chịu những tác động tích cực
hay tiêu cực sẽ cho thấy bản thân họ đã trang bị đủ kỹ năng, phẩm chất để thích ứng
trong xã hội thông tin đến đâu.
Trong vài năm trở lại đây, ở nước ta bước đầu đã có một số nhà nghiên cứu đề


cập đến xã hội thông tin trong các bài báo khoa học, nhưng chưa thực sự có cơng
trình nào nghiên cứu đến tác động của xã hội thông tin đến sinh viên Báo chí – những

2


người sẽ góp phần quan trọng trong lực lượng truyền thơng đại chúng, một bộ phận
trí thức quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống thông tin, tư tưởng của đất nước.
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa cấp thiết trong việc làm rõ thực trạng để
đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên Báo chí thích nghi và nâng cao năng lực của
mình trong thời đại xã hội thơng tin. Chính vì vậy chúng tơi đã lựa chọn nghiên cứu
đề tài khoa học Sinh viên Báo chí trong thời đại xã hội thơng tin (khảo sát tại
Trường Đại học Vinh từ tháng 6/2017 – 9/2017).
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn xã hội thông tin:
-

Làm rõ thực trạng thái độ, hành vi và kỹ năng của sinh viên ngành Báo chí trong xã hội
thơng tin

-

Đề xuất các giải pháp nhằm giúp sinh viên Báo chí có những nhận thức đúng đắn để rèn
luyện mình tốt hơn trong thời đại xã hội thông tin

-

Cung cấp cho nhà trường cái nhìn tồn diện về việc sinh viên sử dụng công nghệ và khai
thác thông tin như thế nào để có phương pháp hỗ trợ học tập và quản lý hiệu quả hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài


-

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống
hóa, khái qt hóa các nguồn tư liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

-

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra: khảo sát bằng phiếu điều tra.
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn anket
Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu một số giảng viên và nhà báo
Phương pháp thống kê: phân loại các kết quả khảo sát và phỏng vấn

3


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÃ HỘI THƠNG TIN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước
1.1.1. Ngoài nước
Cùng với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trong
những năm gần đây, phạm vi tác động của nó rất lớn đến mọi tầng lớp trong xã hội.
Do vậy, trong những năm gần đây, trên thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu sự tác
động của xã hội thông tin (Information society). Tuy nhiên, đa phần các đề tài này chỉ
mới chú trọng tới tác động chung, chứ chưa thực sự đề cập đến đối tượng sinh viên
báo chí (Journalism) – những người chịu tác động trực tiếp.
Thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực truyền thông trên

thế giới. Với sự chuyển biến từ kỹ thuật Analog sang kỹ thuật số đã tạo nên sự thay
đổi từ truyền thơng đại chúng sang phi đại chúng hóa truyền thông qua các thiết bị,
các kênh giao tiếp hiện đại. Và lý thuyết cơ bản về truyền thông đã tác động rất lớn
đến xã hội thơng tin. Những điều đó được đề cập đến trong một số cơng trình nghiên
cứu của Warren K. Agee, phillip H. Ault, Edwin Emery. [13]
Marshall McLuhan đã nghiên cứu và rút ra các kết luận là cơng nghệ truyền
thơng ảnh hưởng đến xã hội cịn mạnh mẽ hơn nội dung mà nó chuyển tải. Về sau,
thuật ngữ xã hội thông tin được đề cập rất sớm ở Mỹ. Nhà nghiên cứu Tây Ban Nha
Manuel Castells đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng về các phân tích ban đầu về
xã hội thơng tin. Trong cơng trình The Information Age (tạm dịch là Thời đại thơng
tin) ơng đã phân tích rõ hơn tác động của nó đến xã hội cũng như nghiên cứu các xu
hướng mới nổi của nó.
Xã hội thơng tin được xây dựng trên cơ sở của sự kết thúc, thay đổi của xã hội
truyền thống. Các chuyên gia về truyền thông cho rằng phương tiện truyền thông đại
chúng sẽ giúp thay đổi các xã hội truyền thống. Tiêu biểu cho trường phái này là

4


Daniel Lerner, giáo sư chính trị học tại MIT với tác phẩm kinh điển Passing of
Traditional Society (1958).
Lý thuyết trao đổi xã hội là một trong những tiền đề của xã hội thơng tin, đó
chính là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể cũng như sự phát
triển của công nghệ thông tin. Thông qua Theory of Interdependence, John Thibaut
và Harold Kelley’s (1959) đã có những xây dựng căn bản cho vấn đề này.
Bên cạnh đó chúng tơi đã tìm kiếm thơng tin về các giai đoạn phát triển của xã
hội thông tin ở cuốn sách Theories of the information society (International Library of
Sociology), Frank Webster, tại các cơng trình này, tác giả đã khái quát các giai đoạn
ấy tùy thuộc vào sự thay dổi của công nghệ thông tin cũng như sự biến đổi của xã
hội.


1.1.2. Trong nước
Trong vài năm trở lại đây, ở nước ta đã có một số tác giả đề cập đến xã hội
thơng tin trong các cơng trình nghiên cứu, các bài báo khoa học được công bố.
Trong cuốn giáo trình Truyền thơng – lý thuyết và kỹ năng cơ bản (Nguyễn
Văn Dững chủ biên) đã khẳng định vai trò của lý thuyết truyền thông trong việc
“nhận diện và ứng dụng ở nhiều tình huống và bối cảnh khác nhau trong giao tiếp
thơng thường”. Trong đó cũng đề cập tới lý thuyết xã hội thông tin, đặc biệt là gợi ý,
ứng dụng cụ thể trong các điều kiện giáo dục khác nhau.
Lý thuyết truyền thông là nguồn gốc cốt lõi cho sự ra đời và phát triển của xã
hội thông tin. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: Lý thuyết truyền thông hiện đại (2015),
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng và cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Dũng: Báo chí
truyền thông hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2011 đã cung cấp thêm
những kiến thức nền trong quá trình tiếp nhận và có vốn kiến thức cơ bản trong thời
đại xã hội thơng tin. Trên cơ sở đó, nhiều tác giả Việt Nam đã tiến hành dịch thuật
một số cuốn sách, học thuyết của Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur
5


Schramm. Dịch giả: Lê Ngọc Sơn (2013), Bốn lý thuyết truyền thông (2013), NXB
Tri thức.
Trong học thuyết xã hội thông tin, đối tượng nghiên cứu chính là đối tượng của
xã hội học, Thử bàn về đối tượng nghiên cứu xã hội học (tác giả Lê Ngọc Hùng,
2006). Khi nghiên cứu kỹ về các nhóm đối tượng này sẽ thấy được sự tác động rất
khác nhau trong xã hội thông tin. Như đã đề cập ở trên, trong nước ta chưa có nhiều
đề tài nghiên cứu sự tác động của xã hội mới đến các tầng lớp trong xã hội, mà chủ
yếu đề cập đến giới trẻ nói chung như Đỗ Thị Thu Hằng (2015), Giáo dục giá trị cho
giới trẻ trên báo chí hiện nay, Tạp chí Tuyên giáo, tháng 7/2015.
Xã hội thơng tin có tác động sâu rộng khơng chỉ đến đối tượng con người mà
cịn có tác động đến tất cả lĩnh vực trong đề sống xã hội, trong bài viết Về xã hội

thông tin và xã hội tri thức hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Dân (Tạp chí cộng sản,
2007) mang lại hình dung cụ thể về tác động của xã hội thông tin. Tuy nhiên con
người là chủ thể chính thức của xã hội nên tác động đến nhóm đối tượng này sẽ là
chủ chốt và là đối tượng nghiên cứu chính trong nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, trong các cơng trình đề cập ở trên, chưa thực sự có cơng trình nào
nghiên cứu đến tác động của xã hội thông tin đến sinh viên Báo chí – những người sẽ
góp phần quan trọng trong lực lượng truyền thơng đại chúng, một bộ phận trí thức
quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống thơng tin, tư tưởng của đất nước. Vì vậy,
chúng tơi sẽ tập trung làm rõ thực trạng để đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên
Báo chí thích nghi và nâng cao năng lực của mình trong thời đại xã hội thông tin.

1.2. Cơ sở lý luận của xã hội thông tin
1.2.1. Sự ra đời và phát triển của xã hội thơng tin
Tin tức chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người, con người
ln có nhu cầu thu thập tin tức bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem
truyền hình, giao tiếp với người khác... Thông tin giúp làm tăng hiểu biết của con
người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.
6


Tuy cịn có nhiều cách kiến giải khác nhau về khái niệm này, nhưng tựu chung
đều thống nhất thừa nhận: thơng tin là q trình tác động lẫn nhau giữa các đối tượng
vật chất, nó gắn liền với phản ánh và mang tính khách quan. Như vậy, thơng tin là
thuộc tính vốn có của thế giới vật chất [5]. Thuật ngữ thơng tin đã xuất hiện sớm
trong q trình hình thành và phát triển của xã hội loài người.
Những thay đổi sâu sắc trong xã hội từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã có
tác động lớn đến sự ra đời của xã hội thông tin. Thuật ngữ xã hội thông tin được đề
cập và sử dụng đầu tiên do nhà xã hội học David Lyon, về sau vào năm 1982, Philip
Abrams đề cập tới trong nghiên cứu “A problematic, a rudumentary organisation of
field of a phenomena which yields problem for investigation”[6], [7]. Khái niệm này

từ đó đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả, đồng thời một lượng lớn thông tin liên
tục ra đời và phương tiện truyền thông mới không ngừng thay đổi đã góp phần số hóa
giáo dục, đặc biệt là ở bậc đại học. Mặc dù quan điểm về xã hội thông tin mà Abrams
đưa ra chưa thực sự hoàn thiện nhưng bước đầu nó đã phác thảo ra một loại hình xã
hội mới, cũng bước đầu cho thấy tầm quan trọng của việc tập trung theo dõi các xu
hướng thông tin khi muốn nghiên cứu các vấn đề xã hội trên thế giới.
Hiện tại, chưa có khái niệm chính xác và được chấp nhận rộng rãi về cái được
gọi là xã hội thơng tin. Nhưng có thể hình dung, xã hội thông tin (Information social)
là một thuật ngữ mới được sử dụng trong những năm gần đây, chỉ đặc trưng một giai
đoạn mới của sự phát triển xã hội loài người, mà ở đó, việc tạo ra, phân phối, sử
dụng, tích hợp và điều khiển thông tin là một hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa
quan trọng.
Trong Kết quả tóm tắt – Báo cáo của nhóm Cơng tác quốc gia vì Hòa nhập xã
hội của Tổ chức Phát triển cộng đồng IBM (1997) đã đưa ra định nghĩa: Xã hội thông
tin là một xã hội đặc trưng bởi mức độ thông tin cường độ cao, trong cuộc sống hằng
ngày của đa số người dân, ở hầu hết các tổ chức và nơi làm việc. Bằng việc sử dụng
công nghệ thông dụng hoặc tương thích cho các hoạt động cá nhân, xã hội, giáo dục
và kinh doanh rộng khắp và bởi khả năng truyền, nhận, trao đổi dữ liệu số nhanh giữa
các địa điểm không phân biệt khoảng cách.

7


Trong nghiên cứu Lý thuyết Xã hội thông tin, nhà nghiên cứu truyền thơng
Frank Webster [3] cho rằng có 5 yếu tố cho sự ra đời của xã hội thông tin là:







Technology (cơng nghệ)
Economic (kinh tế)
Occupational (nghề nghiệp)
Spatial (khơng gian, khoảng cách)
Cultural (văn hóa)
Trong đó hai yếu tố cơng nghệ và kinh tế đóng vai trị then chốt.
Về cơng nghệ, sự ra đời của Internet và mạng xã hội là nền tảng của xã hội

thông tin.
Bước sang thế kỷ XXI, cả thế giới đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ
trong lĩnh vực truyền thơng. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và
hoạt động truyền thơng.Cùng với bước đột phá của kỹ thuật điện tốn, kỹ thuật số đã
thúc đẩy sự phát triển của thông tin và chính điều này đã góp phần tạo ra sự bùng nổ
truyền thơng.Đây chính là cơ sở, tiền đề ra đời của xã hội thông tin.
Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thơng mới,
các nước phương Tây đã nhanh chóng thay đổi cách thức sản xuất công nghiệp, từ
công nghiệp sang hậu công nghiệp và là bước đệm cho sự ra đời của xã hội thông tin.
Xã hội thông tin là kết quả của sự phát triển khoa học và công nghệ, trong đó
phải kể tới bước chuyển biến ngoạn mục về sự ra đời của máy tính (PC) và
Internet.Thuật ngữ Internet lần đầu tiên được xuất hiện vào khoảng năm 1974. Đến
năm 1983 giao thức TCP/IP ra đời và chính thức được coi là chuẩn của ngành quân
sự Mỹ và tất cả các máy nối ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Từ đây cho
phép liên kết các mạng khác nhau một cách dễ dàng, hình thành một xã hội mới dựa
trên nền tảng Internet.
Khoảng giữa năm 1990, Sự kết hợp giữa viễn thông (telecommunication) và
công nghệ thông tin (information technology) hình thành cơng nghiệp cơng nghệ
thơng tin và truyền thơng (ICT: Information and Communication Technologies) tạo
đà cho sự phát triển của hạ tầng truyền thông thế hệ mới. Báo cáo của Ủy ban băng
rộng Liên Hợp Quốc[1], năm 2017, hơn 50% dân số toàn cầu truy cập Internet. Ơ

8


Việt Nam, số người sử dụng Internet năm sau tăng hơn năm trước tính bằng con số
triệu người. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Số liệu Internet quốc tế
(InternetWorldstats), đến tháng 6/2016, Việt Nam có khoảng 52 triệu người dùng
Internet, chiếm 54% dân số, đứng thứ 5 ở châu Á – Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số
có kết nối Internet sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia [10].
Bên cạnh đó, thế giới đang được chứng kiến sự lên ngôi ngoạn mục của mạng
xã hội (socia network). Khơng có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng Internet lại bỏ
qua mạng xã hội với những tiện ích tuyệt vời của nó. Có thể nói rằng, mạng xã hội là
mơ hình mới nhất, đơn giản hóa các phương thức kết nối, tương tác giữa con người
trong suốt chiều dài lịch sử. Mặc dù sự phát triển của mạng xã hội chỉ mới bùng nổ
gần đây nhưng thực chất nền tảng của mạng xã hội đã được nghiên cứu và phát triển
lâu đời.

9


Thống kê mức độ phổ biến các mạng xã hội trên thế giới. Nguồn: Business 2 Community

Trong những năm đầu của thập kỷ 90, mạng xã hội đầu tiên trên thế giới được
thành lập là Geocities. Sau đó Yahoo đã mua lại Geocities và biến trang này thành các
địa chỉ quen thuộc như Yahoo!Blog, Yahoo!360, Yahoo!Geocities... Tuy nhiên với sự
thiếu linh hoạt trong chiến lược phát triển, các dịch vụ này lần lượt bị đóng cửa và
nhường bước cho Facebook, Twitter, LinkedIn...
Hai mạng xã hội có đơng người sử dụng nhất hiện nay ra đời khá muộn. Năm
2004, phiên bản đầu tiên của Facebook ra đời và đã có hơn 19.500 sinh viên đăng ký
trong tháng đầu hoạt động. Hai năm sau mạng xã hội Twitter ra đời và ghi một dấu
mốc quan trọng trong quá trình phát triển của mạng xã hội. Theo thống kê sơ bộ, tính

đến quý 2 năm 2017, Twitter có 328 triệu người dùng kích hoạt dịch vụ.
Tính đến tháng 6 năm 2017, Facebook có 2.01 tỷ người đang kích hoạt dịch
vụ, trong đó riêng Việt Nam là 33.86 triệu tài khoản đã và đang được kích hoạt và sử
dụng. Theo eMarketer, một cơng ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại New York
(Mỹ), chỉ trong 7 năm từ 2011 đến 2017, số lượng người tham gia mạng xã hội tăng
10


gấp đôi từ 2011 lên đến 2.5 tỷ người năm 2017, trong đó phát triển mạnh nhất là vùng
châu Á, từ hơn 500 triệu người năm 2011 lên đến 1.23 tỷ người năm 2017, đạt mức
phát triển 2.46 lần.

Tỷ lệ người sử dụng các mạng xã hội ở Việt Nam. Ng̀n: Hootsuite
Ngồi các mạng xã hội do nước ngồi cung cấp, ở Việt Nam những năm gần
đây cịn có hai mạng xã hội do người Việt sáng tạo và thiết lập đó là Zing và Zalo.
Tính đến tháng 2 năm 2017, Zalo đã có hơn 70 triệu người sử dụng và đang trở thành
một trong những dịch vụ phổ biến của người dùng ở Việt Nam.
Về kinh tế
Ngay từ năm 1960, nước Mỹ đã tập trung vào nghiên cứu kinh tế thông tin
(Economic of Information). Fritz Machlup (1902 – 1983) đã bắt đầu nghiên cứu vấn
đề này từ năm 1933, đến năm 1962 ơng đã xuất bản cơng trình The Production and
Distribution of knowledge in the United States [4] (Tạm dịch: Việc sản xuất và phân
phối tri thức ở Hoa Kỳ). Còn nhà nghiên cứu Daniel Bell, trong tác phẩm The coming
of Post Industrial Society xuất bản năm 1973, cho rằng dấu hiệu nhận biết xã hội hậu
cơng nghiệp đó là sự thống trị của thông tin và của những ngành cơng nghiệp gắn với
thơng tin. Ơng cho rằng, khơng chỉ số lượng thông tin được tiêu dùng tăng lên trong
11


xã hội, mà ngay cả chất lượng cũng đã khác trước. Quan điểm này của ông đã nhận

được sự ủng hộ của những học giả có quan điểm kỷ nguyên thông tin đang đến.
Alvil Toffler – tác giả, học giả với tầm nhìn sâu sắc về các biến đổi xã hội,
chính là người chịu nhiều ảnh hưởng từ quan niệm về xã hội thông tin khi cho rằng
nhân loại đang trải qua làn sóng thứ 3: hậu cơng nghiệp. Ơng đã viết hơn một chục
cuốn sách cho thấy những hình dung về thay đổi trong thế kỷ XX khi các nền kinh tế
dựa trên sản xuất chuyển sang nền kinh tế dựa trên tri thức và cơng nghệ. Trong đó có
hai tác phẩm nổi tiếng: Cú sốc tương lai (Future Shock) và Đợt sóng thứ ba (The
Third Wave). Hợp tác cùng vợ mình – bà Heidi Tofle trong các cơng trình, ơng tiên
đốn và mở ra khái niệm mà ơng gọi là kỷ ngun thơng tin. Ơng cũng cho rằng làn
sóng thứ ba trong lịch sử nhân loại có đặc trưng là liên kết liên thông
(interconnectedness) dựa trên mạng quốc tế liên thông của audio, video và các giao
thức điện tử.
Hiện nay, Liên hợp quốc đang cố gắng làm cho xã hội thông tin trở thành hiện
thực cho nhiều nước phát triển. Họ muốn thấy sự chuyển giao công nghệ và thông tin.
Bởi lẽ sự tương phản giữa các quốc gia có cơng nghệ thơng tin và những nước khơng
có được gọi là khoảng cách số. Trong khi Đông Nam Á có nhiều người sử dụng cơng
nghệ thơng tin truyền thơng thì ở Trung Phi, Thái Bình Dương gần như khơng có.
1.2.2. Lý thút nền tảng về xã hợi thơng tin
Bất cứ một vấn đề nào trong xã hội cũng có nguồn gốc của nó. Xã hội thơng
tin dưới góc nhìn là một hình thái ý thức xã hội cũng vậy. Nó cũng có những học
thuyết gốc, tiền đề cơ bản cho sự hình thành và phát triển trong điều kiện và bối cảnh
xã hội. Đó là Lý thuyết Xã hội thơng tin, bên cạnh đó, Lý thuyết Tương tác xã hội và
Lý thuyết Trao đổi xã hội... là những lý thuyết có tính gần gũi và ảnh hưởng sâu sắc
trong việc nghiên cứu các vấn đề về xã hội thơng tin.
Việc phân tích các lý thuyết truyền thơng cốt lõi có ảnh hưởng rất lớn đến các
hướng nghiên cứu và phát triển xã hội thơng tin. Từ đó xác định được các đặc điểm,
bản chất của xã hội thông tin, truyền thông xã hội, truyền thông đa phương tiện, trên
cơ sở ấy tạo các cơ sở lý thuyết cho việc phát triển truyền thông đa phương tiện,
truyền thông xã hội, truyền thông số trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu.
12



Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến lý thuyết cơ bản nhất, đó
là lý thuyết Xã hội thông tin.
Lý thuyết Xã hội thông tin (Theories of the information society)
Những phát minh ngoạn mục trong công nghệ thông tin và truyền thông, nhất
là lĩnh vực điện toán, đã dẫn đến cái quan niệm cho rằng chúng ta đang bước vào một
mơ hình xã hội mới – xã hội thông tin. Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội
mà ở đó, số lượng thơng tin thu được tăng lên không ngừng. Nhờ công nghệ mới,
thông tin đã vượt qua những rào cản về địa lý, rút ngắn thời gian khiến quá trình giao
tiếp diễn ra tức thời và nhanh chóng. Chi phí trên mỗi thiết bị giao tiếp (máy tính,
Internet, điện thoại) ngày càng giảm. Mối quan hệ người và người đang vượt qua các
biên giới địa lý truyền thống....
Tất cả những sự kiện nêu trên đang được những người ủng hộ quan điểm này
sử dụng như các luận cứ nhằm minh chứng cho sự tồn tại và manh nha của một mơ
hình xã hội kiểu mới mang tính tồn cầu – xã hội thơng tin. Vì bản chất của xã hội là
tổ hợp các mối quan hệ người – người, các liên kết giữa con người đều sẽ thông qua
Internet ở mọi cấp độ và từ đó hình thành nên xã hội thơng tin.
Theo đó, tương ứng với xã hội thơng tin, nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức
cũng đang dần được hình thành ngày một trọn vẹn hơn.Từ góc độ văn minh, xã hội
thông tin và xã hội tri thức có những nét gặp gỡ nhau.Tuy nhiên nếu xét từ góc độ chủ
thể sáng tạo thì ta có thể phân biệt chúng dễ dàng hơn. Xã hội thông tin là khái niệm
nhìn từ góc độ người phát, nhưng xã hội này vẫn cịn nặng tính thương mại và thị
trường hàng hóa. Cịn nhìn từ góc độ người nhận thì chính là xã hội tri thức, xã hội tri
thức thể hiện sự quan tâm đến người nhận, đến việc hiểu và sử dụng thông tin của
người người nhận.
Những người thuộc trường phái Lý thuyết xã hội thông tin về thực chất là
những người theo quan điểm kỹ trị, đại biểu chính là Marshall McLuhan (1911 –
1980), một trong những nhà tư tưởng đi đầu trong các nghiên cứu về tác động của
cơng nghệ truyền thơng đến xã hội. Ơng cho rằng, “bản thân phương tiện cũng là

thông điệp” [9], và lấy đó làm căn cứ để phân tích các giai đoạn phát triển của lịch sử
xã hội. Ông rút ra kết luận: công nghệ truyền thông ảnh hưởng đến xã hội còn mạnh
13


mẽ hơn những nội dung mà chúng chuyển tải. Với luận điểm đó, ơng đã trở thành
một trong những người tạo lập nên trường phái The Toronto School.
Một nghiên cứu nổi bật khác đó chính là Ý tưởng ngơi làng tồn cầu của
Marshall McLuhan. Ơng đã luận chứng rằng cơng nghệ in ấn đã thúc đẩy chủ nghĩa
dân tộc, quá trình cơng nghiệp hóa và phổ cập tri thức (xóa nạn mù chữ). Vào thời
điểm những năm 1970, dựa vào sự bùng nổ của công nghệ phát thanh và truyền hình,
ơng cũng đã dự đốn thế giới sẽ bước vào kỷ ngun mới mà ở đó phát thanh và
truyền hình sẽ mang tính quốc tế và chính thứ cơng nghệ mới ấy sẽ làm cho thế giới
trở thành ngôi làng tồn cầu. Quả thật, phát thanh và truyền hình và sau đó là Internet
cũng như với các phương tiện truyền thông số mới – hiện đang gắn kết các dân tộc và
các cá nhân vào một xã hội thống nhất – một cái gì đó tương tự như ngơi làng tồn
cầu mà ơng đã tiên đốn 40 năm trước. Ý tưởng về ngơi làng tồn cầu có thể được
diễn đạt một cách ngắn gọn như sau: việc bành trướng không ngừng của các phương
tiện truyền thông đại chúng đặc biệt là vơ tuyến truyền hình đã tạo điều kiện cho mọi
người trên thế giới có được cái nhìn đồng thời và giống nhau về những sự kiện đang
diễn ra xung quanh họ. Đó là tác nhân chuyển hóa thế giới thành một cái gì đó kiểu
như ngơi làng tồn cầu [9].
Trong các phân tích về xã hội thơng tin thì Manuel Castells – nhà lý thuyết
người Tây Ban Nha đã có những đóng góp quan trọng. Trong cơng trình gồm 3 tập
(Tạm dịch là Thời đại thông tin) [11] của mình, ơng đã nghiên cứu rất sâu về những
xu hướng mới nổi trong điều kiện tồn cầu hóa. Tập 1 tập trung nghiên cứu cấu trúc
xã hội mới; tập 2 phân tích q trình xã hội và chính trị trong bối cảnh xã hội thơng
tin; tập 3 phân tích q trình hội nhập và phân cực của nền kinh tế quốc tế mà ở đó
truyền thơng có xu hướng cá nhân hóa vừa có xu hướng tồn cầu [12].
Chủ nghĩa tư bản thơng tin (Information Capitalism), theo Castells, chính là

tồn tại và hoạt động được ở cấp độ toàn cầu là nhờ vào hệ thống thông tin quốc tế với
những liên kết mang tính xâu chuỗi. Sức mạnh của thơng tin và truyền thơng đã buộc
các quốc gia phải hình thành nên những đơn vị thể chế xuyên quốc gia và mang tính
khu vực. Trong một thế giới được kết nối như vậy, các dịng tin, các hình ảnh, cảm
xúc, biểu tượng, ý tưởng giữ vai trò là trụ đỡ cho một xã hội được phát tán khắp nơi
14


nhờ vào mạng lưới truyền thơng quốc tế và chính nhờ cái này sau này mới có thể hình
dung về một xã hội ở cấp độ toàn cầu.
Lý thuyết Xã hội thông tin (Theories of the information society) đã luận giải
rằng một hình thái xã hội kiểu mới – xã hội thơng tin đang được hình thành và đây
chính là cơ sở lý luận cho mơ hình này. Tuy nhiên, những người ủng hộ mơ hình lý
thuyết này cũng gặp phải nhiều sự chỉ trích. Đó là việc họ cho rằng lý thuyết này quá
đề cao sức mạnh của khoa học và cơng nghệ mà khơng lường tính đầy đủ sức mạnh
của các yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế. Bản chất của cơng nghệ là trung tính;
chúng sẽ mang sắc thái chính trị, kinh tế hay xã hội như thế nào là tùy thuộc vào việc
người ta sử dụng chúng ra sao và theo mục đích gì.
Bên cạnh đó, chính cơng nghệ cũng đang làm suy giảm vai trò của ý thức hệ
trong xã hội. Chẳng hạn, cùng với việc sử dụng rộng rãi các phương tiện giao tiếp
trên máy tính, thì ảnh hưởng của ý thức hệ truyền thống đối với đời sống thường nhật
của mỗi cá nhân cũng suy yếu dần. Hơn nữa, mặt trái của Internet là không thể phủ
nhận được. Một không gian giao tiếp mới đang xuất hiện nhờ các công nghệ và thơng
tin và truyền thơng mới, do đó vấn đề cũng đang nảy sinh là phải xử lý mối quan hệ
giữa không gian giao tiếp thực và không gian giao tiếp ảo như thế nào.
Về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nghiên cứu được công bố năm 1969
về mối quan hệ tự do giữa cá nhân và ràng buộc xã hội của Mead và Blumer [8] đã cố
gắng tính tốn cho cả hai phía và thay đổi trong các tiến trình xã hội. Bao gồm:



Con người và các nhóm bị ảnh hưởng bởi văn hóa và tiến trình xã hội, trong
đó có các yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa con người trong xã hội thơng

tin. Đó là việc xã hội đang đặt ra ràng buộc đối với hành vi của các cá nhân.
• Cấu trúc xã hội được hình thành thơng qua tương tác xã hội.
Tương tác với công chúng và vai trò tạo nội dung của công chúng trong môi
trường truyền thông số và xã hội thông tin. Sự xuất hiện và phát triển nhanh phát
thanh và truyền hình đã nâng cao khả năng tương tác giữa công chúng và nguồn phát
thông điệp lên một bước mới mang tính nhảy vọt. Nhưng khi xuất hiện báo mạng
điện tử, sau đó là mạng xã hội thù không những tăng các chiều tương tác của công
chúng (tương tác với nguồn phát và tương tác với nhau) mà vai trị của cơng chúng
15


chuyển sang một bước mới: công chúng truyền thông thay vì tiếp nhận sự tác động
của sản phẩm truyền thơng, có vai trị lớn trong việc tạo nội dung các thông điệp
truyền thông. Đây là điểm khác biệt nổi bật của cơng chúng truyền thơng hiện đại.
Nói cách khác, cơng chúng trong thời đại xã hội thông tin không những chủ động
trong tiếp nhận sản phẩm báo chí truyền thơng, mà cịn chủ động tham gia vào quy
trình sản xuất và phát tán các thông điệp truyền thông, với sự hỗ trợ của các công cụ,
phương tiện truyền thông số và môi trường Internet.
1.3. Cơ sở thực tiễn của xã hội thơng tin
1.3.1. Bản chất xã hợi thơng tin
Mặt tích cực của xã hội thông tin
Trên cơ sở lý thuyết truyền thông cốt lõi của xã hội thông tin đã hình thành và
xác định bản chất của loại hình xã hội này, về cơ bản, đây là một kiểu xã hội:
Thứ nhất, các ngành nghề phục vụ xã hội: kinh tế, giáo dục, y tế, dịch vụ... đều
được thực hiện thơng qua mạng lưới máy vi tính. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ khi mà các máy tính được kết nối với nhau.
Ơ Việt Nam hiện nay, số người sử dụng Internet đang không ngừng tăng lên.

Dân chúng cũng có những hiểu biết về máy tính và mạng cũng gia tăng nhanh chóng.
Đây là những tiền đề thuận lợi cho các hình thức truyền thơng trên Internet. Truyền
thơng đa phương tiện trên Internet có sức hấp dẫn rất lớn đối với bất cứ ai tiếp cận và
tiếp nhận thơng tin từ đó. Con người cùng lúc có thể vừa cập nhật được tin tức dưới
dạng chữ viết và cịn có thể đồng thời dưới dạng audio và video cũng như tương tác
tức thời. Thông qua đó con người có thể làm các việc mong muốn như học hỏi, tìm
kiếm tài liệu, làm việc, họp mặt đặt hàng, mua sắm, thậm chí là hẹn hị... thơng qua
các thao tác trên máy tính. Với Internet và các phương tiện truyền thơng mới khiến
cho phần lớn lồi người hưởng thụ nền văn minh hiện đại thay đổi căn bản nhu cầu và
thói quen, gắn chặt cuộc sống của mình với cơng nghệ và thế giới ảo. Con người
khơng thể sống thiếu máy vi tính. Các máy móc, thiết bị trong nhà đều được tích hợp
điều khiển qua máy tính hoặc điện thoại và thao tác sử dụng đơn giản.

16


Thứ hai, con người có thể nhận được một lượng thông tin lớn. Trong xã hội
thông tin, một lượng thông tin lớn được truyền tải, con người có thể tiếp nhận được
thơng tin rất lớn, những thơng tin mình muốn có.
Dưới góc nhìn truyền thơng, sự phát triển của báo mạng điện tử đã thay đổi
thói quen tiếp nhận thơng tin trước đây của một bộ phận công chúng. Ngày nay, với
sự ra đời và phát triển vượt bậc của cơng nghệ Internet, báo mạng điện tử có thể đáp
ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày chỉ qua
một cái kích chuột. Chỉ cần trỏ vào các siêu liên kết (hyperlink), hay gõ tên địa chỉ
(URL) vào máy là nhận được thông tin u cầu. Cùng với các ngơn ngữ lập trình
được thiết kế riêng cho web như Java, HTML, XML... các trang web được hiện ra
một cách sống động. Thông tin không chỉ được hiện ra dưới dạng văn bản (text), đồ
họa (graphics), mà còn là các hoạt cảnh chuyển động (video clip) kèm hình ảnh, âm
thanh sống động... Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các cơng nghệ kết nối
giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các báo mạng điện tử cũng nở rộ khắp nơi

trên thế giới, truyền tải thơng tin dưới mọi hình thức.
Thứ ba, kinh tế đang ngày càng lấy ngành thông tin làm cơ sở. Những người
theo nghề thu nhập, xử lý, bảo tồn dữ liệu ngày càng nhiều hơn những người làm
ngành nông nghiệp, sản xuất. Sự phát triển của kỹ thuật đã khiến sản lượng sản phẩm
được tăng lên nhanh chóng theo con số đã được chỉ định sẵn mà vốn, sức lao động,
năng lượng lại giảm đi nhiều. Điều này chứng tỏ kinh tế đã bỏ qua các bước, cách
thức phát triển truyền thống.
Trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ thơng tin đang đóng một vai trị quan trọng,
tạo ra những ẩn phẩm có hàm lượng thơng tin cao. Nền kinh tế đó là nền kinh tế mới,
cịn được cụ thể bằng những tên gọi như kinh tế mạng, kinh tế số, kinh tế thông tin,
kinh tế dựa trên tri thức hay gọi một cách ngắn gọn là nền kinh tế tri thức.
Thứ tư, thông tin (tri thức) dù khômg phải một dạng vật chất, năng lượng
nhưng luôn luôn tồn tại bắt nguồn từ giá đỡ của nó là vật chất và năng lượng. Trên
thế giới, nhiều trang mạng đã phát triển theo hình thức thu phí, tức là mỗi người sẽ có
một account (tài khoản) với một tên truy cập và password (mật khẩu) để người dùng
truy cập vào trang web của họ. Tất nhiên sẽ phải trả một phần phí (cost) theo hình
17


thức thu mua tin tức. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ chi phí
để sản xuất ra một sản phẩm tri thức thường cao hơn giá đỡ của nó (tất nhiên các nhà
sản xuất ln có hình thức để có được lợi nhuận). Chẳng hạn như chi phí làm ra phần
mềm Window 2000 lên tới hàng ngàn đôla trong khi giá thành của một đĩa quang
mang nó chỉ cỡ vài đơla. Chính vì thế cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,
chống siêu lợi nhuận về độc quyền tri thức và chống nạn sao chép lậu các sản phẩm
trí tuệ vừa ln đồng điệu, mâu thuẫn, cũng là mặt trái của xã hội thơng tin.
Tóm lại, xã hội thơng tin đã khiến cuộc sống con người có sự thay đổi lớn.
Q trình xã hội hóa thơng tin cũng cần một loạt thay đổi về kỹ thuật, cơ sở vật chất,
đồng thời chủ thể chính trong đó – con người - cũng cần khơng ngừng nâng cao tố
chất, kỹ năng để thích ứng.

Mặt trái của xã hội thông tin
Sự phát triển của công nghệ, thông tin và truyền thông trong nửa thế kỷ qua đã
có những đóng góp to lớn cho xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Cơng nghệ thơng tin
đang xóa đi khoảng cách về không gian, thời gian để biến tồn thế giới thành một
Người ta đã nói đến nhiều lợi ích của cơng nghệ thơng tin, mặt tích cực của xã hội
thông tin, và trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cũng dễ dàng cảm nhận được điều
đó. Cũng như khả năng sử dụng công nghệ và thông tin như một đôi đũa thần để tác
động vào xã hội nhất là lĩnh vực kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, những mặt trái của hình
thái xã hội này cũng khơng ít.
Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, công nghệ mà cụ thể là Internet là tiền đề quan
trọng cho sự ra đời và phát triển của xã hội thông tin. Nhiều người cho rằng Internet
kết nối mọi người ở khắp thế giới lại với nhau, nhiều người lại khẳng định Internet
gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống và hành vi tâm lý của con người, đây
cũng chính là mặt trái của xã hội thơng tin.
Từ cuối những năm 1990, bắt đầu xuất hiện một số ý kiến cho rằng Internet
làm con người cô đơn, xa lánh và tách rời không quan tâm đến hiện thực xã hội mà
chỉ mải mê với các mối quan hệ ảo. Hơn nữa nó cũng góp phần truyền bá văn hóa
phẩm độc hại và các tư tưởng phản tiến bộ. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến tác động,
cách thức tiếp cận thông tin của mỗi chúng ta trong thời đại xã hội thông tin.
18


Thứ hai, trong xã hội thông tin, thông tin ngày càng trở thành một loại hàng
hóa đặc biệt để trao đổi trên toàn thế giới. Liên quan đến vấn đề này là quyền sở hữu
trí tuệ. Đó là việc sao chép bản quyền, vấn đề sao chép lậu, bất hợp pháp các sáng chế
của con người. Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, quyền sở hữu trí tuệ đang trở
thành một trong những vật cản của xã hội thông tin đối với sự phát triển bền vững của
con người.
Về nguyên tắc, tri thức, thông tin vẫn là sản phẩm chung của nhân loại, mọi
người đều có quyền tiếp cận nó. Tuy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một cách

sáng tạo nhưng cần có sự cân bằng, dung hịa giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và
phát triển công cộng, cộng đồng.
Thứ ba, người ta đang nói đến khoảng cách số hay khoảng cách tri thức trong
xã hội thơng tin. Đó là sự ngăn cách về công nghệ giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển, giữa các tầng lớp xã hội trong một quốc gia. Điều này xuất phát
từ quan điểm coi trọng tính thị trường và tính thương mại của thơng tin: thơng tin
được coi là hàng hóa trao đổi trên thị trường.
Thứ tư, xã hội thông tin vẫn chưa khắc phục được triệt để nạn ô nhiễm môi
trường mà một phần là do sự phổ biến của các công nghệ thông tin gây ra.
Đứng ở một tầm cao hơn về khía cạnh nhân quyền, các nhà khoa học ngày nay
đang nhìn nhận mặt trái của xã hội thơng tin theo quan điểm phát triển con người bền
vững dưới ánh sáng của đạo đức hiện đại, không sa vào những chi tiết của các vấn đề
kỹ thuật mạng Internet. Tri thức, thơng tin nên là sản phẩm chung của lồi người chứ
khơng nên là hàng hóa để trao đổi trên thị trường (nói như vậy khơng phủ nhận mặt
tích cực khi xem tri thức, thơng tin là một loại hàng hóa).
Thứ năm, xã hội thông tin mà chúng ta đang sống mới chỉ chú ý đến những lợi
ích kinh tế và các yếu tố thị trường, chứ chưa quan tâm đến các yếu tố nhân quyền,
dân quyền và đến đạo đức sinh thái. Do vậy có thể nói xã hội thơng tin vẫn mang
nặng tính thương mại và tính hàng hóa.
1.3.2. Những tiêu ch̉n cơ bản của lao đợng trí thức thời đại xã hội thông
tin
19


Ngày nay, các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển có những
biến chuyển mạnh mẽ về chất. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là tri thức đã trở
thành nhân tố quan trọng nhất quyết định mức sống cũng như các điều kiện mới trong
xã hội lồi người. Trong thời đại xã hội thơng tin, vai trò của con người càng đặc biệt
quan trọng bởi họ chính là chủ nhân của thơng tin, tri thức trong xã hội ấy.
Hiện nay chưa có một quy chuẩn chính thức nào dành cho trí thức trẻ trong

thời đại xã hội thơng tin. Căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam nói riêng và mơi
trường lao động quốc tế nói chung, nhóm tác giả đề tài tổng hợp và xây dựng một số
tiêu chuẩn cơ bản của lao động trí thức báo chí truyền thơng trong thời đại xã hội
thông tin bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên ngành không ngừng được cập nhật,
rèn luyện:
Năng lực truyền thơng:
Năng lực trí tuệ và kiến thức tối thiểu về việc sử dụng phương tiện truyền
thông như một công cụ thúc đẩy xã hội trong đó có đời sống của cá nhân, của chính
mỗi người nói riêng và cả xã hội. Cần nhận thức rõ ý thức trách nhiệm cũng như mối
quan hệ giữa thơng tin với chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục... Bởi trong thời đại xã
hội thông tin, các phương tiện truyền thông mới đã thay đổi cách thức tiếp cận thông
tin và các yếu tố trong truyền thơng. Ơ đó việc sử dụng truyền thơng đã thay đổi:
người tiếp nhận ngày càng đóng vai trò của người phân phối (sản xuất tin tức), trong
khi những nhà báo chuyên nghiệp chịu sức ép lớn hơn bao giờ hết với tư cách là
người điều phối thông tin trong bối cảnh xã hội.

Ngoại ngữ:
Trong thời đại mới, nhất là khi các nước đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và thời đại bùng nổ thơng tin trong bối cảnh tồn cầu. Ngoại ngữ có
vai trị và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo và phát triển đất nước
của mỗi quốc gia. Ngoại ngữ chính là yếu tố tất yếu của lao động có kỹ thuật cao, hay
chính là tiêu chuẩn cơ bản của lao động trí thức trong thời đại xã hội thông tin nhằm
đáp ứng nhu cầu thường xuyên đổi mới của công nghệ thông tin và xu thế hội nhập.
20


Để xây dựng đủ tri thức làm công dân của ngơi làng tồn cầu, trước hết phải
loại bỏ trở ngại về ngôn ngữ. Ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay
người trí thức để tiếp nhận các tri thức mới, các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến
trên thế giới mà còn đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, mở rộng quan hệ hợp

tác, giao lưu với thế giới.
Trình độ công nghệ thông tin
Như đã đề cập ở mục 1.1 yếu tố khoa học kỹ thuật là một tiền đề quan trọng
trong xã hội thơng tin. Con người trong xã hội thơng tin có cuộc sống gắn chặt với
các phương tiện và công nghệ truyền thông, như điện thoại di động và các thiết bị kết
nối Internet khác. Bởi vậy, bản thân người lao động tri thức, đặc biệt là trong ngành
báo chí – truyền thông phải là những người làm chủ công nghệ. Khơng những thế,
đây phải là những người đón đầu các xu hướng, liên tục cập nhật để không bị tụt hậu
khi công nghệ và các ứng dụng không ngừng thay đổi và phát triển.
Các nhóm kỹ năng mềm:
Trong xã hội thông tin, thế giới không ngừng biến đổi, sự lao động, suy tư và
tình cảm của hàng tỷ bộ óc con người tương ứng với số lượng vô cùng lớn thông tin
mới được liên tục sinh ra mỗi phút. Nhưng khơng phải mọi thơng tin đều chính xác
và có giá trị. Để có sự tỉnh táo để chọn lọc thơng tin, mỗi trí thức, cần có hệ thống
kiến thức nền, kỹ năng sống và tư duy logic, từ đó lựa chọn cách thức tiếp cận thông
tin, nguồn tiếp cận sao cho phù hợp với mỗi người để đạt được hiệu quả cao nhất. Bởi
đó là tầm nhìn và tư duy của mỗi người do vậy sẽ có những cá nhân nổi bật hơn và
trở thành cơng dân tồn cầu và cũng có những người bị xã hội đào thải do không đáp
ứng được các yêu cầu của xã hội mới. Ngồi cách thức tiếp cận và sử dụng thơng tin
thì cần phải chú ý đến kỹ năng giao tiếp – kể cả ở môi trường thực hay giao tiếp trực
tuyến, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết phục đàm phán.... Đây là những nhóm
kỹ năng cần được rèn luyện và bồi dưỡng từ khi còn ngồi trên giảng đường.
Tiểu kết chương I
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin thì kinh tế, nghề
nghiệp, khơng gian, khoảng cách và văn hóa đã góp phần vào sự ra đời của xã hội
21


thơng tin. Đây chính là một hình thái xã hội mới chỉ một giai đoạn phát triển tạo ra sự
bùng nổ truyền thông.

Lý thuyết nền tảng về xã hội thông tin đã xác định bản chất của loại hình xã
hội mới này. Đó là: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự làm chủ thông
tin của con người, sự ứng dụng thông tin trong các ngành nghề khác… Công nghệ và
kinh tế là những yếu tối nắm vai trị then chốt trong việc hình thành nên xã hội thông
tin. Mạng Internet và mạng xã hội ra đời và phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi căn
bản thói quen, nhu cầu và hành vi của con người và các phương thức truyền thông.
Tuy nhiên, những điều này cũng mang lại những mặt trái nhất định, công nghệ
chỉ nên là công cụ phục vụ cho đời sống, con người mới là chủ thể chính trong việc
sử dụng các phương tiện truyền thông và tham gia vào đời sống xã hội thơng tin. Con
người chính là chủ nhân của thơng tin, trí thức trong xã hội ấy

22


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SINH VIÊN NGÀNH BÁO CHÍ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRONG THỜI ĐẠI XÃ HỘI THÔNG TIN
2.1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng sinh viên báo chí trường Đại học
Vinh trong thời đại xã hội thơng tin (Từ khóa 55 đến khóa 58).
2.1.1. Ngành Báo chí Trường Đại học Vinh
Ngành Báo chí Trường Đại học Vinh thuộc Khoa Sư phạm Ngữ văn - một
trong hai khoa được thành lập đầu tiên và có một bề dày lịch sử truyền thống đáng tự
hào, truyền thống ấy đã tạo dựng nên thương hiệu Đại học Sư phạm Vinh (bây giờ là
trường Đại học Vinh). Theo chủ trương phát triển đa hệ, đa ngành của trường năm
1996, khoa đã liên kết với khoa văn và khoa báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội mở các lớp cử nhân Báo chí và Văn học. Năm
2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh
thành trường Đại Học Vinh. Năm 2013 Khoa Ngữ văn đổi thành Khoa Sư phạm Ngữ

văn, đồng thời Bộ giáo dục và Đào tạo cũng cho phép Khoa là cơ sở duy nhất ở khu
vực Bắc miền Trung đào tạo ngành Báo chí.
Trong thời đại xã hội thông tin, bản thân những người làm chủ thông tin, sản
xuất thông tin nắm trong tay một loại quyền lực gây ảnh hưởng đáng kể đến phần còn
lại của xã hội. Ý thức được sự thay đổi liên tục của cơng nghệ trong sản xuất các sản
phẩm báo chí – truyền thông, khoa Sư phạm Ngữ văn đã chọn tập trung đào tạo
ngành theo hướng báo chí đa phương tiện. Trong quá trình đào tạo và giảng dạy, các
giảng viên đã tạo cơ hội cho sinh viên liên tục thực hành nghề nghiệp gắn với việc
cộng tác gửi bài cho các cơ quan báo chí.Câu lạc bộ Phóng viên trẻ định kỳ được tổ
chức hàng tháng để sinh viên có thêm cơ hội rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp,
được gặp gỡ các nhà báo giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, khoa cịn tổ chức cho sinh
viên báo chí tham quan kiến tập một số mơ hình tổ chức tịa soạn trong địa bàn tỉnh
Nghệ An cũng như đi thực tế ở các cơ quan báo chí trong và ngồi tỉnh. Song song
23


với những hoạt động đó, khoa ln chú trọng xây dựng các nội san thường kỳ như
Tập san Phóng viên trẻ. Đó là cơ hội để các sinh viên báo chí thực hành nghề nghiêp.

24


2.1.2. Đặc điểm nhóm đối tượng khảo sát
Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo nhân lực ngành Báo chí duy nhất ở Bắc
miền Trung, nên đa phần sinh viên ở đây đều là người vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh,
thuận lợi cho việc học và chương trình đào tạo ở trường Đại học Vinh. Hay nói cách
khác sinh viên có điều kiện theo dõi chương trình đào tạo rất gần. Tuy nhiên, vì đặc
trưng chất giọng khá nặng của địa phương, khả năng sử dụng ngôn ngữ phổ thông
(yếu tố cần thiết khi thực hiện các sản phẩm báo chí – truyền thơng) cịn nhiều hạn
chế. Đây cũng là trở ngại lớn cho việc rèn luyện ngoại ngữ để mở ra cánh cửa hội

nhập.
Là một ngành đào tạo non trẻ, điều này vừa là lợi thế khi có thể rút kinh
nghiệm từ các cơ sở đào tạo Báo chí khác trong xây dựng chương trình phù hợp với
bối cảnh, xu thế chung của xã hội, nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố riêng, nét đặc
thù của sinh viên báo chí trường Đại học Vinh nói riêng. Tuy nhiên đây cũng là một
thách thức đối với ngành Báo chí Trường Đại học Vinh khi phải cạnh tranh với các
trường / khoa đào tạo có thâm niên và uy tín trên cả nước, nhất là ở vấn đề tuyển sinh
đầu vào cũng như cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Biểu đồ 2.1. Điểm đầu vào của sinh viên ngành Báo chí Đại học Vinh
Xét về tổng thể, ngành Báo chí đã có 5 mùa tuyển sinh, nhưng có điểm đăng
ký xét tuyển chỉ đạt mức trung bình so với mặt bằng chung của trường Đại học Vinh,
cũng như điểm đầu vào của các cơ sở đào tạo ngành Báo chí khác trên cả nước. Phổ
điểm chiếm đại đa số là 16 – 20 điểm, với mặt bằng chung chỉ ở mức trung bình như
vậy đã đặt ra rất nhiều thách thức và vấn đề trong việc đào tạo, phải cân bằng giữa
25


×