Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

mô hình và giải pháp về đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở việt nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.99 KB, 97 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã bước vào kỷ nguyên thông tin, kỷ
nguyên của Internet và World Wide Web với sự phát triển của nền kinh tế
tri thức. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động đến mọi bình
diện của xã hội, làm thay đổi sự tương tác giữa người cán bộ thư viện với
vốn tài liệu, nguồn lực thông tin và người đọc. Sự xuất hiện của mạng máy
tính kỹ thuật lưu trữ và chuyển dạng tài liệu đã dẫn đến việc hình thành các
thư viện hiện đại, làm biến đổi sâu sắc quá trình tổ chức, thu nhập, xử lý và
phục vụ của các cơ quan thư viện thông tin. Thực tế dó đã đòi hỏi người
cán bộ thư việc thông tin phải có những năng lực mới. Để đào tạo được đội
ngũ cán bộ thư viện thông tin đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của thực tế
là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Trên thực tế trong những năm gần
đây đào tạo cán bộ thư viện thông tin là một trong những chuyên ngành đào
tạo có nhiều sự biến động.
Trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại, có nhiều cơ hội cũng như
nhiều thách thức đã và đang đặt ra đối với công tác đào tạo cán bộ thư viện
thông tin. Tính chất nghề thư viện đã có nhiều thay đổi so với trước đây và
sẽ còn tiếp tục thay đổi với việc áp dụng các phương tiện và công nghệ
thông tin hiện đại. Làm thế nào để tìm ra được các mô hình và giải pháp
thích hợp cho công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin để các sản phẩm
đào tạo đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong thực tế. Đó là một vấn đề có
tính chất chiến lược và được toàn ngành thư viện thông tin hết sức quan
tâm.
Tìm hiểu, nghiên cúu và đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo
cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam trong các cơ sở đào tạo cũng như
công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp tại các thư viện và cơ
quan thông tin, thu thập các ý kiến nhận xét về kết quả đào tạo của các
1
trường đào tạo cán bộ thư viện thông tin trong bối cạnh công nghiệp hoá
hiện đại hoá là những vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt
Nam. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài tập trung vào
nghiên cứu công tác đào tạo chuyên nghiệp ở trình độ đại học.
3. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp, phương thức và mô hình thích
hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu
cầu đặt ra của xã hội thông tin hiện đại.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng
cao chất lượng đào tạo nghề thư viện thông tin tạo ra các sản phẩm đào tạo
có đầy đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầy của thực tế.
4. Phương pháp nghiên cúu
Phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử , nghiên cứu xây dựng mô hình và giải pháp
về đào tạo cán bộ thư viện trong điều kiện xã hội thông tin đặt trong hoàn
cảnh thực tiễn cụ thể của Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là: Tổng hợp,
phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, Khảo sát thực tế tại các
cơ sở đào tạo và một số thư viện, cơ quan thông tin, Phỏng vấn, điều tra
bằng an két. Đối tượng phỏng vấn, điều tra là các cán bộ lãnh đạo trong các
thư viện và cơ quan thông tin cùng các chuyên gia trong ngành. Tổng hợp,
phân tích các kết quả phỏng vấn, điều tra được.
5. Nội dung nghiên cứu.
Đề tài được hoàn thành với 176 trang. Ngoài phần lời nói đầu, kết
luận, phụ lục, nội dung đề tài được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin và các yêu cầu
đặt ra trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại.
2
- Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở
Việt Nam.

- Chương 3: Mô hình và giải pháp về đào tạo cán bộ thông tin thư viện
ở Việt Nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại.
Phần phụ lục bao gồm: Các nguyên tắc chỉ đạo chương trình giáo dục
thông tin thư viện chuyên nghiệp-2000 của IFLA, các chương trình đào tạo
của Việt Nam và nước ngoài, mẫu phiếu điều tra.
Trong quá trình thực hiẹn đề tài chúng tôi đã nhận được sự quan tâm,
tạo điều kiẹn giúp đỡ của Bộ Văn Hoá Thông Tin, Trường Đại học Văn
Hoá Hà Nội,, Khoa Thư viện Thông Tin, Phòng Nghiên cứu khoa học của
trường, các trung tâm thông tin, thư viện và nhiều bạn đồng nghiệp.
Nhân đây chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bộ Văn Hoá
Thông Tin, Trường Đại học Văn Hoá Hà Nội, Các Quý Cơ quan và bạn
hữu đã tận tình giúp đỡ và cho chúng tôi những lời chỉ bảo quý báu.
Mặc dù đã nỗ lực về mọi mặt, nhưng do thời gian và kinh phí có hạn,
cho nên công trình của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định.
Chúng tôi rất mong được những ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp
và những ai quan tâm đến vấn đề này.
Nhóm nghiên cứu
3
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ THƯ VIỆN
THÔNG TIN VÀ CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ
HỘI THÔNG TIN HIỆN ĐẠI
1. Khái quát về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở trên thế
giới và ở Việt Nam.
1.1 Công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin trên thế giới.
Thư viện đã xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên và
nghề thư viện cũng ra đời với sự phát triển của thư viện. Nhưng bộ môn thư
viện học, với tư cách là một bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu rõ
ràng mới chỉ hình thành vào cuối thế kỷ XIX. Việc đào tạo nghề thư viện
một cách có hệ thống và quy mô cũng chỉ được bắt đầu tiến hành vào thời

điểm đó.
Trong một thời kỳ dài do tính chất của thư viện còn khá đơn giản chủ
yếu là tàng trữ nên chức năng chủ yếu của người cán bộ thư viện là quản lý
thư viện, quản lý kho sách. Kho sách thư viện không lớn lắm vì thế người
cán bộ thư viện có thể dễ dàng nắm bắt để phục vụ người đọc. Đến thế kỷ
XVII, cùng với sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản, các thư viện công cộng và
một số thư viện chuyên ngành đã thành lập kéo theo sự phát triển của nhu
cầu đọc đại trà. Lúc bấy giờ kho sách của các thư viện đã tăng lên, số
lượng người đọc đông thêm, nhu cầu của những đọc mở rộng, tính chất của
công tác thư viện phải được đào tạo về chuyên môn. Việc đào tạo nghề thư
viện một cách một cách có hệ thống và quy mô cũng chỉ được bắt đầu tiến
hành vào thế giữa thế kỷ XIX ở các nước phát triển. Việc thành lập các
hiệp hội thư viện và việc tổ chức đào tạo nghề thư viện đánh dấu sự công
nhận của xã hội đối với nghề thư viện và qua đó nó cũng thể hiện sự phát
triển của nghề thư viện với tư cách là một nghề độc lập. Vào năm 1876
Hội thư viện Mỹ (ALA) là tổ chức hội thư viện đầu tiên được thành lập.
Tiếp theo đó, Hội thư việ Anh được thành lập vào năm 1877, Giới cán bộ
4
thư viện Đức năm 1900, Hội cán bộ thư viện Đan Mạch năm 1905, Hội cán
bộ thư viện Pháp năm 1906…
Vào thời điểm đó chưa có sự quản lý nhà nước về sự nghiệp thư viện.
các hội và các hiệp hội thư viện đã nhận trách nhiệm đào tạo cán bộ thư
viện. Hình thức đào tạo chủ yếu lúc bấy giờ là các lớp huấn luỵện ngắn
ngày do các nhóm thư viện hoặc các hội thư viện đứng ra tổ chức. Hình
thức này đã được áp dụng phổ biến ở trên thế giới cho đến giữa thế kỷ XX.
Mỹ là quốc gia có lịch sử đào tạo cán bộ thư viện thông tin sớm nhất thế
giới. Năm 1987 Menvil Dewey đã thành lập trường đào tạo cán bộ thư viện
đầu tiên. Đó là trường dạy nghề thư viện đầu tiên của Mỹ và cùng là trường
đầu tiên trên thế giới. Việc đào tạo nghề thư viện một cách có hệ thống và
quy mô cũng chỉ được bắt đầu của Dewey chú trọng vào khía cạnh kỹ thậut

thực hành của ngành thư viện. Trong một thời gian dài, công tác đào tạo
cán bộ thư viện ở Mỹ đã thực hiện theo hướng này. Cho đến ngày nay, mô
hình và phương pháp đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Mỹ vẫn được
đánh giá là có chất lượng cao, đứng vào loại hàng đầu thế giới.
Ở Châu Âu đến đầu thế kỷ XX một số trường đào tạo nghề thư viện
mới được thành lập. Chẳng hạn như ở Đức, Trường chuyên ngành như
Viện ở Lepdích được thành lập năm 1915, ở Anh trường Lưu trữ và thư
viện nằm trong Trường đại học tổng hợp Luân Đôn được thành lập năm
1919, ở Achentina Trường thư viện ở Buênôs-Airex được thành lập năm
1922, ở Pháp trường thư viện nằm trong trường Đại học Thiên chúa giáo ở
Paris được thành lập năm 1925 , Trường thư viẹn hoàng gia ở Xtốckhôm
của Thủy Điển được thành lập năm 1926….
Trên thế giới, trong lĩnh vực nghề nghiệp thư viện thông tin, người ta
phân chia thành hai hình thái đào tạo: Đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp, đào
tạo chuyên nghiệp. Đặc trưng phân biệt của hình thái đào tạo bồi dưỡng
nghề nghiệp đào tạo chuyên nghiệp là tính pháp lý của văn bằng cấp sau
khoá học. Vì thế những khoá học này còn được gọi là khoá học không có
5
cấp vị, còn đào tạo chuyên nghiệp là loại hình đào tạo có kèm theo văn
bằng. Học viên qua các khoá này được cấp văn bằng xác nhận một cấp học
tương ứng. Vì thế các khoá học đào tạo chuyên nghiệp còn được gọi là
khoá học có cấp vị.
Đào tạo bồi dưỡng là một hình thức đào tạo quan trọng được các
nước trên thế giới hết sức quan tâm. IFLA đã thành lập một tiểu ban
chuyên theo dõi về công tác đào tạo bồi dưỡng. Đào tạo bồi dưỡng còn
được gọi là đào tạo liên tục. Tiểu ban này có nhiệm vụ khuyến khích và
thúc đẩy các chương trình đào tạo về khoa học thư viện thông tin quốc tế,
giúp cho người cán bộ TVTT trên toàn thế giới có thể trao đổi thông tin,
phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, thúc đẩy công tác giáo dục thường
xuyên. Tính đến nay IFLA đã 5 lần tổ chức hội nghị quốc tế về vấn đề đào

tạo bồi dưỡng.
Trong ngành thông tin thư viện loại hình đào tạo không cấp vị mà người
ta vẫn quen gọi là đào tạo bồi dưỡng (kiến thức cơ bản hoặc nâng cao) có
tầm quan trọng đặc biệt. Đối với các nước phát triển khái niệm đồng nghĩa
với dạng đào tạo này là đào tạo thường xuyên. Và vấn đề đào tạo thường
xuyên hiện đang trở thành biện pháp hàng đầu của công nghệ giáo dục mới.
Các hội thư viện thông tin của các nước IFLA và UNESCO đã quan tâm
đến vấn đề này từ lâu và các tổ chức này đã coi đó là một trong những
phương tiện chủ yếu để phát triển nguồn lực thông tin thư viện và không
ngừng nâng cao chất lượng của các cán bộ công tác trong lĩnh vực này.
Về đào tạo chuyên nghiệp, trong hệ thống đào tạo nhân lực ngành
thông tin, thư viện hiện nay trên thế giới hiện có ba cấp vị : Cử nhân, thạc
sĩ và tiến sĩ. Hiện nay hầu hết ở các nước phát triển đều có đào tạo cả ba
cấp vị này. Tại Mỹ việc đào tạo văn bằng thạc sĩ và tiến sĩ nghề thư viện đã
xuất hiện từ những năm 50. Ở các nước phát triển khác như Pháp, Anh,
Nga, ôxtrâylia, Nhật bản việc đào tạo sau đại học đều có cả hai trình độ:
thạc sĩ và tiến sĩ.
6
Năm 1971 IFLA đã tiến hành kỳ họp thứ 37 ở Livơpul. Chủ đề được
đưa ra là "Tổ chức nghề thư viện" trong đó vấn đề được chú ý nhiều nhất là
vấn đề đào tạo cán bộ thư viện. Từ năm 1977, Tiểu ban Trường thư viện và
công tác đào tạo cán bộ thư viện của IFLA đã tiến hành chương trình
nghiên cứu "Sự tương đương của việc đào tạo cán bộ thư viện".
Mục đích của chương trình này là thông qua các tiêu chuẩn quốc tế
trong lĩnh vực đào tạo cán bộ thư viện. Bức tranh về đào tạo cán bộ thư
viện trên thế giới vào những năm 70-80 của thế kỷ XX rất phong phú đa
dạng. Mặc dù UNESCO và IFLA đã nỗ lực trong việc đề xuất ra một
phương pháp đào tạo thống nhất trong đào tạo cán bò thư viện nhưng trên
thực tế trong các cơ quan đào tạo cán bộ thư viện chưa có được sự thống
nhất thực sự do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự phát triển của kinh tế xã

hội của các nước khác nhau, đặc tính nghề nghiệp của hệ thống giáo dục,
nền tảng tư tưởng của việc tổ chức sự nghiệp thư viện, quan điểm khác
nhau về nghề nghiệp và thậm chí các khuynh hướng phát triển nghề nghiệp
cũng không thể đồng nhất ở tất cả các nước trên thế giới. Tuyên ngôn của
UNESCO về các thư viện công cộng năm 1972 đã đặt ra các yêu cầu về
đào tạo chuyên nghiệp bắt buộc dối với cán bộ thư viện. Sau đó UNESCO
đã xuất bản cuốn “Sách chỉ dẫn cho các trường thư viện và thông tin trên
thê giới". Trong lần xuất bản vào năm 1985, cuốn sách đã thống kê hơn
600 trường thư viện đào tạo cán bộ thư viện của 92 nước. Hiện nay con số
này không dừng lại ở đó.
Theo con số thống kê trong "Bách khoa toàn thư về dịch vụ thông tin
thư viện", hơn 70 chương trình giáo dục khoa học thư viện được áp dụng
trong các trường học ở Mỹ và Canada đã được Hội thư viện Mỹ (ALA)
phát triển và sự hội tụ của nghề thư viện với khoa học thông tin đã được
phản ánh thông qua các chương trình đào tạo.
Tại Canađa ở miền Bắc nước Mỹ người ta rất chú trọng đến vấn đề kỹ
thuật trong công tác thư viện. Để trở thành người cán bộ thư viện, người ta
7
phải học một trong bảy chương trình do hội thư viện Mỹ thiết lập Khoá đào
tạo thư viện đầu tiên được tiến hành tại trường đại học tổng hợp Mc.Gill
vào năm 1904. Chương trình đào tạo sau đại học bắt đầu được tiến hành
vào năm 1931 . Vào những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều trường đã đổi tên
do ảnh hưởng của sự phát triển của khoa học thông tin.
Ở Anh đào tạo thư viện có phần khác biệt so với Bắc Mỹ. Hội thư
viện Anh có một vai trò quan trọng trong công tác đào tạo cán bộ thư viện.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Hiến chương Hoàng gia Anh đã ban đặc quyền
cho Hội thư viện Anh "tổ chức các kỳ thi về thư viện học và cấp bằng".
Năm 1964 Hội thư viện Anh đã ban hành một chương trình giảng dạy mới
gồm 2 năm học liên tục cho những người chưa tốt nghiệp và 1 năm cho
những người đã tốt nghiệp một bằng đại học khác. Bằng của Hội thư viện

Anh có thể được cấp thông qua viết luận mà không phải thi. Vào thập kỷ
60 ở Anh có 6 trường đào tạo cán bộ thư viện trong đó trường Đại học tổng
hợp Luân đôn là trường có lịch sử lâu đời nhất. Ở Anh hiện có 17 trường
đào tạo cán bộ thư viện thông tin. Cũng như các nước tư bản khác, các
trường đào tạo cán bộ thông tin thư viện của Anh tiến hành theo hai dạng :
đào tạo cử nhân cho các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có đủ tiêu
chuẩn và đào tạo cho những người đã tết nghiệp một bằng đại học khác.
Hầu hết các trường cấp bằng đại học thứ nhất cho các sinh viên sau 3 hoặc
4 năm học. Nhiều trường cấp chứng chỉ tốt nghiệp đại học và cấp bằng thạc
sĩ hoặc cao hơn là bằng tiến sĩ. Tất cả các trường đào tạo cán bộ thư viện ở
Anh đều phải tuân theo quy chế của Hội thư viện Anh.
Ở Đức có nhiều trường đào tạo cán bộ thư viện thông tin bậc đại học.
Về chương trình tuỳ theo mục tiêu đào tạo các trường có các chương trình
tương ứng. Ví dụ: trường Thư viện của Thư viện quốc gia Bavar ở
Muynich chỉ đào tạo cán bộ cho các thư viện khoa học. Tại Đức có hai hình
thức đào tạo đại học chuyên ngành thông tin thư viện. Hình thức đào tạo
phổ biến được áp dụng ở Đức là đào tạo cho các người đã tốt nghiệp đại
8
học các ngành khác sau đó vào học hai năm: một năm lý thuyết, một năm
thực hành. Sau khoá học học sinh được cấp bằng thạc sĩ Và một hình thức
khác là tuyển chọn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đủ điều kiện
theo học. Sau khoá học học sinh được cấp bằng cử nhân thông tin thư viện.
Thời gian học là 4 năm.
Tại Ôxtrâylia có 1 1 trường đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện
với 3 cấp bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Ở Trung quốc hiện có 50 trường đại học tổng hợp và cao đăng có đào
tạo về khoa học thư viện. Hai cơ sở đào tạo lâu đời nhất là Trường đại học
Tổng hợp Vũ Hán và Trường đại học Tổng hợp Bắc Kinh. Ngay từ năm
1964 Khoa thư viện Trường đại học tổng hợp Bắc kinh đã bắt đầu đào tạo
chương trình thạc sĩ. Từ năm 1991, Trung Quốc đã có 2 trường đào tạo cấp

bằng tiến sĩ thông tin thư viện. (Trường đại học Vũ Hán có quyền đào tạo
tiến sĩ thõng tin, trường đại học Bắc kinh : tiến sĩ thư viện).
Ở Thái Lan: Việc đào tạo cử nhân Thư viện bắt đầu từ 1959 tại khoa
nghệ thuật của Trường đại học Chubalóngkorn. Hiện nay có 6 trường đào
tạo cán bộ thư viện bậc đại học.
Ở Inđônêxia: Hiện có 3 trường đại học đảm nhiệm việc đào tạo cán bộ
Thư viện bậc Đại học. Việc đào tạo cán bộ Thư viện bậc đại học bắt đầu từ
1985.
Ở Malaixia: Việc đào tạo cán bộ Thư viện bậc Đại học ở Malaixia
được tiến hành từ năm 1957. Hiện có 3 trường đào tạo cán bộ thư viện bậc
đại học.
Ở Philipin: Việc đào tạo cán bộ bậc đại học xuất hiện rất sớm, từ năm
1916 tại trường Đại học Philipin. Hiện ở Philipin có 26 trường đào tạo
cán bộ Thư viện bậc đại học. Do qui mô to lớn của việc đào tạo này nên
những người tốt nghiệp đại học thư viện ở Philipin có thể được gọi với cái
tên khác nhau: cử nhân khoa học về khoa học thư viện (BSLS); cử nhân
9
khoa học thư viện (BSI); cử nhân nghệ thuật chuyên ngành thư viện
(ABLS); cử nhân khoa học giáo dục chuyên ngành thư viện (BSELS).
Ở Camơrun. cho đèn những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ XX,
vẫn chưa có trường đào tạo cán bộ thư viện. Các cán bộ thư viện được đào
tạo ở Anh, Canađa, Pháp, Nigiêria và Mỹ. Mãi đến năm 1986 Bộ Đại học
của Camơrun mới đưa ra quyết định thành lập một trường đào tạo cán bộ
thư viện.
Về chương trình đào tạo hiện nay mỗi nước và mỗi trường dạy nghề
thư viện đều có xây dựng một chương trình đào tạo riêng. Các chương trình
đó có những nét đặc thù chung về một số môn học cốt lõi nhưng các trường
cũng không phải tuân thủ đào tạo theo một chương trình thống nhất. Hầu
hết các chương trình đều có hai phần : Phần cốt lõi (Bao gồm các môn học
bắt buộc) và phần tự chọn cho phép học sinh tự lựa chọn các môn học mà

họ cần. Thông thường ở những nước có Hội thư viện thông tin, Hội sẽ có
trách nhiệm kiểm soát các chương trình đào tạo này. Những nước không có
hội thư viện, việc đào tạo do các trường đảm nhiệm dưới sự kiểm soát và
chỉ đạo của các Bộ chủ quản. Năm 1976, IFLA đã đưa ra "Các tiêu chuẩn
cho các trường dạy nghề thư viện" trên khắp thế giới. Theo quy định của
tiêu chuẩn này một chương trình hạt nhân đã được đề xuất bao gồm 12 môn
học chính sau:
1. Thư viện trong xã hội và thư viện là một cơ quan truyền thống
2. Thư mục
3. Biên mục và phân loại
4. Phục vụ tra cứu và phục vụ người đọc
5. Lựa chọn và bổ sung
6. Quản lý thư viện
7. Lịch sử thư viện
8. Thông tin (nghiên cứu về sách )
9. Các phương pháp nghiên cứu
10
10. Tư động hoá thư viện
11. Thông tin học và tư liệu
12. Trụ sở và trang thiết bị thư viện
Việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn của IFLA về vấn đề xây dựng các
chương trình hạt nhân trong các trường đào tạo cán bộ thư viện thông tin
trên thế giới không hoàn toàn đồng nhất. Có trường áp dụng có trường
không áp dụng. Hoặc có môn học theo chuẩn có môn học không theo. Ví
dụ như ở Mỹ hầu hết các trường đều loại môn thư mục ra khỏi chương trình
hạt nhân mà chỉ để môn học đó ở phần tự chọn không bắt buộc. Theo con
số thống kê nghiên cứu của các nhà thư viện học Mỹ: Môn học về công tác
tra cứu được 44 trong số 47 trường đưa vào chương trình hạt nhân. Môn
học về biên mục được 40 trong số 47 trường đưa vào chương trình hạt
nhân. Môn học thư viện trong xã hội được 37 trong số 47 trường đưa vào

chương trình hạt nhân của mình. Đây là ba chuyên đề được các trường dạy
nghề thư viện ở Mỹ quan tâm áp dụng nhiều nhất. Còn các chuyên đề, môn
học khác thuộc 12 môn học theo tiêu chuẩn của IFLA chỉ được chưa đến
một nửa các trường đưa vào chương trình bắt buộc. Có 4 chuyên đề, môn
học bị tất cả các trường ở Mỹ loại bỏ là : lịch sử thư viện, Thư tịch, Phương
pháp nghiên cứu và lựa chọn sách. Trong khi đó một số trường lại đưa vào
chương trình hạt nhân của mình các môn học mới như : Tìm kiếm dữ liệu
trực tuyến và phân tích hệ thống thông tin.
Đến tháng 12 năm 2000, IFLA đã phê chuẩn sửa đổi các tiêu chuẩn
này thành “Các nguyên tắc chỉ đạo chương trình giáo dục thư viện thông
tin chuyên nghiệp”. (Có thể tham khảo thêm trong Phụ lục l). IFLA đã
khuyến cáo các chương trình đào tạo thư viện cần bao gồm 10 môn học hạt
nhân như sau:
1 - Môi trường thông tin, các đao đức và chính sách thông tin, lịch sử
của lĩnh vực này.
2- Sự hình thành thông tin, giao tiếp và sử dụng
11
3- Các nhu cầu thông tin định mức và các dịch vụ trả lời chỉ định .
4- Quy trình chuyển giao thông tin
5- Sự tổ chức, tìm kiếm, bảo quản và giữ gìn thông tin
6- Sự nghiên cứu, phân tích và giải thích về thông tin
7- Việc áp dụng các kỹ thuật thông tin và truyền thông vào các sán
phẩm và dịch vụ thông tin thư viện.
8- Việc quản lý tài nguyên thông tin và quản lý tri thức.
9- Việc quản lý các cơ quan (tổ chức) thông tin
10 Sự ước định về chất lượng và số lượng của các kết quả sử dụng
thông tin thư viện.
Về hình thức và phương thức đào tạo: ở các nước tiên tiến người ta đã
áp dụng rất sâu rộng công nghệ thông tin vào công tác đào tạo. Chẳng
những các phương tiện hiện đai được sử dụng vào việc giảng dạy mà ngay

cả các hình thức học cũng hết sức phong phú nhờ các công nghệ mới.
Ngoài việc học tại trường tại lớp học sinh còn có thể nhận được sự giáo dục
và đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, học qua thư. học theo các phương
tiện multimedia, học qua mạng và học thông qua vô tuyến truyền hình
Hiện nay ở các nước phát triển có hai xu hướng đào tạo chính là đào
tạo đơn mục đích và đào tạo theo chuyên ngành. Đào tạo đơn mục đích là
dạng đào tạo truyền thống chú trọng trang bị cho học viên các kiến thức
nghiệp vụ thư viện thông tin đơn thuần, nói một các khác đó là cách đào
tạo các kỹ năng chuyên ngành thông tin thư viện. Cách đào tạo theo kiểu
này bị coi là cổ điển không năng động. Còn đào tạo theo chuyên ngành là
một dạng đào tạo mới được áp dụng trong những năm gần đây. Trong mô
hình đào tạo này người ta lấy chủ đề chuyên môn (Kinh tế, thương mại,
luật pháp, công nghệ, y tế, nghệ thuật, văn học ) làm trọng tâm. Học sinh
sẽ phải học một chuyên ngành do họ lựa chọn, sau đó học thêm các kiến
thức về chuyên môn nghiệp vụ thông tin thư viện. Đào tạo theo hướng này
tỏ ra thích ứng hơn với xu hướng chuyên môn hoá trong thực tế hiện nay.
12
Để thúc đẩy công tác nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động trong
đào tạo khoa học thông tin thư viện tại nhiều nước phát triển trên thế giới
người ta đã thành lập các hội giáo dục khoa học thư viện thông tin, hội các
trường đào tạo cán bộ thư viện thông tin. Có những hội đã thu hút được
nhiều cơ sở đào tạo và cá nhân tham gia. Tiêu biểu như ALISE (Hội giáo
dục khoa học thư viện thông tin) của Mỹ. Vào năm 1995 hội đã có số thành
viên tham gia đông kỷ lục: 701 cá nhân và 59 trường đào tạo cán bộ thư
viện ở Mỹ và Canađa. Những tổ chức nghề nghiệp chuyên sâu này thực sự
giúp cho các người làm công tác giảng dạy và các cơ sở đào tạo có một
tiếng nói chung, tạo ra nhiều cơ hội để không ngừng nâng cao kiến thức,
cập nhật thông tin, chia sẻ các vấn đề thực tiễn nghề nghiệp đặt ra.
1.2. Công tác đào tao cán bộ thư viện thong tin ở Việt Nam
So với các nước trên thế giới, việc đào tạo cán bộ thư viện xuất hiện ở

Việt Nam khá muộn. Trong lịch sử, thư viện ở Việt Nam bắt đầu được
thành lập từ thế kỷ Xi nhưng việc đào tạo nghề thư viện chỉ mới thực sự bắt
đầu được tiến hành vào thế kỷ XX. Trước thế kỷ XX, nghề thư viện được
coi là một nghề mang tính kinh nghiệm và kỹ thuật đơn thuần. Công tác
đào tạo cán bộ thư viện không thực sự được chú trọng. Người làm công tác
thư viện thường chỉ được hướng dẫn trước khi đảm trách công việc. Việc
đào tạo cán bộ phụ trách thư viện cho Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp được
tiến hành tại Pháp. Tính đến năm 1960, ở Việt Nam mới có một lớp tập
huấn do chuyên gia Liên xô sang giảng dạy.
Hiện nay công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thư viện được tiến
hành dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Cũng như các nước trên
thế giới ở Việt Nam có hai hình thái đào tạo: Đào tạo chuyên nghiệp và bồi
dưỡng nghề nghiệp.
Đào tạo chuyên nghiệp hay còn gọi là đào tạo theo các văn bằng.
Công tác đào tạo chuyên nghiệp nghề TVTT là do các cơ sở đào tạo chuyên
13
nghiệp nghề TVTT đảm nhiệm. Về văn bằng hiện tồn tại bốn trình độ cơ
bản sau: trung học, cao đẳng, cử nhân và thạc sĩ.
Việc đào tạo cán bộ thư viện bậc trung học hiện do các trường trung
học và cao đẳng văn hoá nghệ thuật tại các địa phương đảm nhiệm. Cả
nước có 23 trường trung học và 2 trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật
nhưng chỉ có một số trường có đào tạo cán bộ thư viện bậc trung cấp, điển
hình như: các trường văn hoá nghệ thuật Ờ các tỉnh thành phố Hải Phòng,
Thanh Hoá, Bình Định, Đà Năng, Trường Cao đẳng Văn hoá thành phố Hồ
Chí Mỉnh…
Về trình độ cao đẳng hiện Việt Nam có 2 Trường cao đẳng văn hoá
nghệ thuật tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiến hành đào tạo cán bộ
thư viện trình độ cao đẳng.
Về trình độ đại học hiện có bốn cơ sở đào tạo cán bộ TVTT bậc đại
học (nặng về nghiệp vụ thư viện) bao gồm: Khoa Thư viện Thông tin

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Bộ môn Thông tin Thư viện trường đại
học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Khoa Thông tin Thư viện trường
Cao đẳng Văn hoá thành phố HỒ Chí Minh, Khoa Thư viện Thông tin học
trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó còn có một số trường đào tạo cán bộ quản trị thông tin như: Khoa
Thông tin học và quản trị thông tin trường Đại học dân lập Đông Đô Hầu
hết cả bốn trường quốc lập kể trên đều đào tạo cử nhân thư viện dưới hai
hình thức: Chính quy và tại chức. Các sinh viên theo học tại các trường này
đều học chung một chương trình của trường đó không có phân ban theo các
chuyên ngành.
Về trình độ trên đại học: Việt Nam bắt đầu đào tạo cao học thư viện từ
năm 1991. Hiện nay có hai cơ sở đào tạo thạc sĩ thư viện. Đó là Trường Đại
học Văn hoá Hà Nội và Đại học khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh. Tại Việt Nam chưa có đào tạo văn bằng tiến sĩ thư
viện học.
14
Ở Việt Nam hoạt động đào tạo bồi dưỡng được áp dụng cho các đối
tượng là cán bộ hiện đang công tác trong lĩnh vực TVTT nhằm trang bị các
kiến thức và kỹ năng gắn với chuyên đề cụ thể: Biên mục, phân loại, định
từ khoá, phân tích nhu cầu tin. khai thác sử dụng lnternet, hướng dẫn sử
dụng phần mềm CDS/ISIS, tự động hoá trong công tác thư viện, xử lý bao
gói thông tin, tài liệu điện tử, quản trị mạng, ngôn ngữ Siêu văn bản Các
khoá học này có thể do các cơ sở đào tạo hoặc một số trung tâm thông tin
và thư viện lớn như: Trung tâm thông tin tư liệu khoa học & công nghệ
quốc gia, Viện thông tin khoa học xã hội, Thư viện quốc gia Việt Nam,
Thư viện quân đội trung ương Các lớp học này thường được tổ chức
trong thời gian khoảng từ 1 tuần đến 1 tháng nhằm giới thiệu và hướng dẫn
sử dụng những công nghệ mới cho các cán bộ thông tin thư viện hoặc
những người quan tâm đến các vấn đề này. Ngoài ra cũng có một số nơi tổ
chức các đào tạo sơ cấp thư viện dưới dạng các lớp cơ sở thư viện học, cơ

sở thông tin thư viện học. Sau các khoá học này, học viên được cấp chứng
chỉ.
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ
THÔNG TIN THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM
1. Đào tạo chuyên nghiệp
1.1. Đào tạo cán bộ thư viện thông tin bậc trung học và trình độ cao
đẳng.
Trong thời gian dài từ năm 1961 đến năm 1976 việc đào tạo cán bộ
thư viện bậc trung học do Khoa Thư viện trường Lý luận và nghiệp vụ (Đại
học Văn hoá Hà Nội ngày nay) đảm nhiệm. Đã có 10 khoá với gần 400
sinh viên trung cấp thư viện được đào tạo tại đây. Từ năm 1976, Khoa Thư
viện thôi không đào tạo cán bộ thư viện bậc trung học nữa. Nhiệm vụ này
được chuyển sang cho một số trường văn hoá nghệ thuật của các tỉnh thành
phố.
Hiện nay có 13 trường cao đẳng và trung học Văn hoá Nghệ thuật
tham gia vào việc đào tạo cán bộ thư viện bậc trung học. Tiêu biểu như
Trường Cao đẳng Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Văn
hoá Nghệ thuật tỉnh Khánh Hoà và 11 trường trung học khác.
Hệ trung học học tập trung trong 2 năm. Từ năm 2000 trở về trước các
trường đào tạo cán bộ thư viện bậc trung học tự xây dựng một chương trình
đào tạo riêng. Việc đào tạo cán bộ thư viện bậc trung học không được tiến
hành thường xuyên liên tục tại các trường như việc đào tạo ở các trình độ
khác. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông qua Chương trình đào tạo
trung cấp thư viện áp dụng chung cho tất cả các trường. Tuy nhiên do tính
chất không đào tạo thường xuyên nên các trường trung học chưa hình thành
một đội ngũ cán bộ giảng dạy có tính chuyên nghiệp. Phần lớn cán bộ
giảng dạy của các trường trung học văn hoá nghệ thuật được mời thỉnh
giảng từ các thư viện tỉnh, thành phố. Mỗi trường trung học đào tạo cán bộ
thư viện chỉ có một cán bộ chuyên trách về vấn đề tổ chức lớp, mời giáo

viên và trực tiếp tham gia giảng dạy một vài môn học.
16
Tại Trường Cao đẳng Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh công tác đào
tạo cán bộ thư viện bậc trung học được mở ở cả hai hệ: chính quy và tại
chức. Ngoài các lớp học được tổ chức tại trường, trường còn liên kết với
một số Sở giáo dục các tỉnh như Sóc Trăng, An Giang, Lâm Đồng để mở
một số lớp trung học thư viện cho các cán bộ thư viện trường học còn rất
cao. Những lớp đã mở thường có sĩ số trên 80 học sinh. Các dạng đào tạo
theo đơn đặt hàng này đã được trường quan tâm từ mấy năm gần đây.
Về đào tạo cán bộ thư viện trình độ cao đẳng: Hiện nay có hai cơ quan
đào tạo cán bộ thư viện trình độ cao đẳng. Đó là: Trường Cao đẳng Văn
hoá thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Việc
đào tạo cán bộ thư viện bậc cao đẳng được tiến hành thường xuyên tại
trường Cao đẳng Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh. Trường đã xây dựng
được một chương trình đào tạo hệ cao đẳng riêng áp dụng chung cho cả hệ
chính quy và tại chức. Thời gian đào tạo là 3 năm. Mục tiêu đào tạo trình
độ cao đẳng được trường xác định là: đào tạo cán bộ thư viện – thông tin có
kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ bậc cao đẳng, có định hướng chính trị đúng
và phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng thực hiện các công đoạn trong quy
trình công nghệ của một trung tâm thư viện – thông tin lớn hoặc có khả
năng quản trị độc lập một cơ sở thư viện – thông tin vừa và nhỏ.
Để tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tiếp ở trình độ cao hơn khi
xây dựng chương trình trường có tính đến sự liên thông với chương trình
đào tạo trình độ đại học (Có thể tham khảo thêm trong phần phụ lục). Tính
đến năm 2004 trường đã chiêu sinh được 8 khoá. Trên thực tế Trường Cao
đẳng nghệ thuật Hà Nội có tham gia vào việc đào tạo cán bộ thư viện
nhưng với hệ cao đẳng trường mới đang chuẩn bị bắt đầu.
1.2. Đào tạo cán bộ thư viện thông tin trình độ đại học.
Như phần trên đã trình bày hiện nay có 5 cơ sở đào tạo cán bộ TVTT
trình độ đại học. Đó là: Khoa Thư viện Thông tin thuộc Đại học văn hoá

Hà Nội, Bộ môn Thông tin Thư viện thuộc Đại học Khoa học xã hội và
17
nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Thông tin thư viện thuộc Trường
Cao đẳng văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Thông tin học và quản trị
thông tin thuộc đại học dân lập Đông Đô. Trong các cơ sở đào tạo cán bộ
TBTT trình độ đại học, Khoa Thư viện Thông tin là một khoa đào tạo cán
bộ thông tin thư viện bậc đại học ra đời sớm nhất. Năm 1961 Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nước và phủ Thủ tướng đã ra quyết định thành lập khoa Thư
viện. Nhiệm vụ ban đầu của khoa là đào tạo cán bộ thư viện bậc đại học và
trung học.
Nếu xét trong cả quá trình thì việc đào tạo cán bộ thư viện tại khoa
cũng có thời kỳ bị gián đoạn. Từ khi thành lập đến nay khoa đã chiêu sinh
được 35 khoá chính quy, 8 khoá tại chức tại trường và nhiều lớp tại chức
các đối tượng khắp cả nước. Khoa Thông tin Thư viện Trường Đại học Văn
hoá Hà Nội đã từng thực hiện 3 phương án:
- Đào tạo cán bộ thư viện cho các Thư viện công cộng đại chúng và
Thư viện khoa tổng hợp. Các khoá 1, 3, 6, 7, 8, 10 đến 31 (tính đến năm
1998) được tổ chức đào tạo trực tiếp tại trường với thời gian là 4 năm, nền
tảng khoa học cơ bản là văn hoá, lịch sử, giáo dục học và tâm lý học.
- Đào tạo cán bộ thư viện cho các thư viện khoa học và chuyên ngành.
Để thực hiện phương án này, trường đã gửi sinh viên học ba năm khoa học
cơ bản tại các trường đại học khác như: Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường
Đại học Bách khoa và trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Sau đó về
trường học 1,5 năm nghiệp vụ thư viện, thư mục. Các khoá 2, 4, 5 được áp
dụng đào tạo.
- Đào tạo cán bộ thư viện cho các thư viện chuyên ngành khoa học tự
nhiên, được thực hiện trực tiếp tại trường trên nền tảng khoa học cơ bản là
toán, lý, hoá với thời gian 4, 5 năm (áp dụng chỉ một lần đối với sinh viên
khoá 9).
Từ năm 1961 đến năm 1998 mục tiêu đào tạo của trường Đại học Văn

hoá Hà Nội chủ yếu là đào tạo cán bộ cho thư viện khoa học tổng hợp. Từ
18
năm 1988 đến nay, trường Đại học Văn hoá Hà Nội chỉ đào tạo cán bộ thư
viện theo một chương trình đan xen giữa các môn chuyên ngành thư viện
thông tin thư mục với các môn khoa học cơ bản khác mà nền tảng là khoa
học xã hội và nhân văn.
Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số nét cơ bản về khoa thông tin
thư viện với công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin hiện nay.
Về đội ngũ cán bộ, hiện tại Khoa Thư viện Thông tin có 15 cán bộ,
trong đó có 1 phó tiến sĩ, 5 thạc sĩ và 2 người hiện đang theo học sau đại
học. Đây là một số lượng khá khiêm tốn. Với đội ngũ như vậy thực tế là
chưa mạnh và có phần giảm sút so với trước đây (có thời khoa đã từng có 4
tiến sĩ, 6 thạc sĩ). Nhưng bù lại, Khoa Thư viện Thông tin đã thu hút và
nhận được sự cộng tác giúp đỡ của nhiều phó tiến tĩ và các chuyên gia
thông tin thư viện đầu ngành. Nhờ vậy việc đào tạo được đảm bảo hơn.
Trong một vài năm gần đây, nhà trường đã bắt đầu quan tâm đến việc
nâng cao trình độ bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên bằng cách cử cán bộ
đi học sau đại học ở trong và ngoài nước. Năm 1998, Trường đã tổ chức
mời một giáo sư tiến sĩ chuyên ngành thông tin – thư viện của Úc sang
giảng dạy và giới thiệu về những xu hướng mới trong dịch vụ thông tin thư
viện. Hình thức học hỏi trao đổi kinh nghiệm này là một điều kiện tốt giúp
cho các giảng viên có thể cập nhật thêm kiến thức mới, góp phần làm
phong phú hơn chương trình và nội dung các bài giảng của mình.
Về phương thức đào tạo: Khoa Thư viện Thông tin đã tiến hành
giảng dạy lý thuyết song song với thực hành. Ngoài các buổi học trên lớp,
sinh viên còn được tổ chức đi tham quan, nghe báo cáo ngoại khoá và đi
thực tập (năm thứ ba: 6 tuần, năm thứ tư: 12 tuần) tại các thư viện và trung
tâm thông tin. Với những môn học gắn liền với xử lý tài liệu (như mô tả
thư mục, phân loại, định chủ đề, mô tả nội dung tài liệu, tổ chức kho…),
tìm tin, lưu trữ tin,… các giảng viên luôn luôn chú trọng cho sinh viên thực

hành tại chỗ. Từ năm 1996, Khoa Thư viện Thông tin đã được trường cho
19
phép tổ chức một thư viện thực hành riêng. Nhờ vậy việc thực hành của
sinh viên có nhiều thuận lợi và chất lượng đào tạo cũng được nâng lên.
Không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc dạy kiến thức, dạy nghề, thực
hiện phương châm của Bộ giáo dục và đào tạo “Biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo”, Khoa Thông tin – Thư viện đã rất chú trọng
đến việc hướng dẫn cho sinh viên tham gia vào công tác nghiên cứu khoa
học. Ngoài việc định kỷ ra các đề tài khoá luận, luận văn cho sinh viên năm
thứ ba, thứ tư, các giảng viên còn hướng dẫn cho sinh viên thực hiện nhiều
đề tài nghiên cứu tập trung vào những vấn đề mới, những vấn đề cấp bách
của ngành. Hội thảo khoa học của sinh viên được tổ chức hàng năm. Một
số em đã đạt giải cao trong cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn quốc.
Bên cạnh phương thức đào tạo, một yếu tố không thể không nhắc đến
khi bàn về công tác đào tạo của bất cứ một ngành nghề nào là: chương trình
đào tạo.
Về chương trình đào tạo: Khoa học Thông tin – Thư viện đã cố gắng
không ngừng đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo của mình trong
suốt quá trình hoạt động từ trước đến nay. Đặc biệt từ năm 1992, với việc
đổi tên khoa thư viện thành thông tin, thư viện, nhiều môn học đã được xây
dựng và triển khai đưa vào giảng dạy như: Tin học, thông tin học đại
cương, định chủ đề tài liệu, mô tả nội dung tài liệu, tìm tin và phổ biến
thông tin… Trong vài năm gần đây học sinh còn được học thêm môn tin
học tư liệu, hệ quản trị CDS/ISIS và công nghệ thông tin… nhiều chuyên
đề mới được mở ra và chương trình đào tạo mới đã phần nào đáp ứng được
yêu cầu cảu thực tế. Năm 2002, trước yêu cầu bức thiết của thực tế và sự
biến động cơ bản của nghề thư viện thông tin dưới sự tác động của công
nghệ thông tin và truyền thông, theo quyết định số 3440/QĐ BGD&ĐT của
Bộ giáo dục và đào tạo Hội đồng ngành thư viện đã được thành lập để xây
dựng chương trình khung giáo dục đại học chuyên ngành thư viện thông tin

cho các cơ sở đào tạo nghề thư viện thông tin ở Việt Nam. Dưới sự chủ trì
20
của trường Đại học Văn hoá Hà Nội, với sự tham gia của 19 nhà chuyên
môn, các cán bộ giảng dạy và các chuyên gia đầu ngành trong cả nước, một
chương trình khung đã được xây dựng với 120 đơn vị học trình, 27 môn
học (gồm 10 môn cơ sở và 17 môn chuyên ngành) và 16 nhóm học phần tự
chọn.
Khi xây dựng chương trình khung Hội đồng ngành thư viện đã xác
định mục tiêu đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở bậc đại học có trình độ lý
luận và nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động trong các thư viện và cơ quan
thông tin tư liệu ở trung ương và địa phương, về kiến thức có khả năng nắm
vững cơ sở lý luận và phương pháp luận của thư viện học, thông tin học và
thư mục học; về kỹ năng có kỹ năng thực hành thành thạo các khâu nghiệp
vụ của hoạt động thư viện, thông tin tư liệu có khả năng sử dụng công nghệ
thông tin hiện đại. Nếu đối chiếu với những yêu cầu đặt ra đối với người
cán bộ thư viện thông tin đã phân tích ở trên mục tiêu này đã bao quát và
đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn.
Trong chương trình mới nhiều môn học và học phần mới đã được xây
dựng: Pháp chế thư viện thông tin, Nhập môn công nghệ thông tin, mạng
thông tin máy tính, thư viện điện tử, xuất bản điện tử. Một số môn học đã
được tài thành lập như sử sách và thư viện. Tên gọi và nội dung một số
môn học đã được mở rộng đổi mới như: Biên mục mô tả, Tổ chức và bảo
quản kho tài liệu, Định chủ đề và định từ khoá, Lưu trữ thông tin và bộ
máy tra cứu…
Với những bổ sung và sự đổi mới này chương trình khung đã phần
nào được cập nhật, rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, đón đầu
được sự phát triển của nghề nghiệp trong tương lai.
Về cơ sở vật chất: Trong những năm gần đây, để bắt kịp với sự phát
triển của công nghệ thông tin và để trang bị cho sinh viên những kiến thức
và kỹ năng sử dụng công nghệ mới Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã xây

dựng được một dàn máy tính với gần bốn chục máy. Khoa thông tin thư
21
viện cũng có máy riêng. Nhà trường đã cho phép một số bộ phận nối mạng
Internet để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giáo
viên cũng như học sinh. Bên cạnh đó Khoa thông tin thư viện còn tổ chức
riêng một thư viện thực hành với trên 6000 tài liệu, hơn 300 tư liệu nghiệp
vụ và hàng trăm các khoá luận, luận văn của sinh viên các khoá. Đó chính
là những phương tiện hỗ trợ rất đắc lực cho việc đào tạo của trường và của
khoa.
Về công tác nghiên cứu khoa học: Để không ngừng cập nhật kiến
thức mới và thực hiện phương châm gắn liền lí luận với thực tiễn, các cán
bộ giảng viên trong khoa đã có nhiều cố gắng tích cực tham gia các đề tài
nghiên cứu khoa học. Một số đề tài đã và sẽ được nghiệm thu và đem áp
dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng các bài giảng.
Đó là những mặt mạnh của Khoa Thư viện Thông tin so với một số cơ
sở đào tạo khác. Tuy nhiên cũng còn không ít điều tồn tại trong công tác
đào tạo khiến chúng ta không thể bỏ qua được. Điều nổi cộm kiến chúng ta
đã nhiều lần băn khoăn trăn trở là mặc dù khoa thông tin – thư viện đã có
hơn 40 năm đào tạo nhưng vẫn chưa xây dựng được một hệ thống các giáo
trình phong phú và đầy đủ, vẫn có những môn học, học sinh chỉ hoàn toàn
học theo những lời giảng của thầy cô.
Các tài liệu tham khảo chuyên ngành vốn không có nhiều lại nằm
phân tán trong nhiều cơ quan thông tin thư viện. Những tư liệu viết về
những vấn đề mới phần lớn là của các nước ngoài. Trong khi đó vì kinh phí
hạn hẹp, hiện nay Trường Đại học Văn hoá Hà Nội chưa nhập bất cứ một
tạp chí ngoại văn nào. Điều kiện trao đổi, sưu tập và dịch thuật các tư liệu
tham khảo chưa được quan tâm thoả đáng. Vì thế không nói đến học sinh
mà ngay cả giảng viên cũng gặp không ít khó khăn khi cần đọc và tham
khảo tài liệu. Việc nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên chủ yếu phụ thuộc
vào sự cố gắng nỗ lực của các cá nhân.

22
Về phương thức đào tạo, mặc dù có quan tâm đến việc cho học sinh đi
tìm hiểu thực tế nhưng do kinh phí hạn hẹp nên học sinh ít có điều kiện tiếp
xúc với các cơ quan thông tin thư viện. Thật đáng buồn là trong nhiều năm
nay, học sinh chuyên ngành thông tin – thư viện mặc dù đã học đến năm
thứ ba học kỳ hai chưa một lần được đến thư viện quốc gia hoặc các trung
tâm thông tin, thư viện lớn. Tinh thần và ý thức nghề nghiệp phải chăng vì
thế chưa được bồi đắp trong sinh viên?
Bên cạnh đó, việc lên lớp của các giảng viên hiện tại vẫn chỉ có một
hình thức đơn điệu chủ yếu là giảng viên nói và sinh viên nghe với công cụ
quen thuộc là bảng đen và phấn trắng. Việc sử dụng và áp dụng các phương
tiện và công nghệ hiện đại trong công tác giảng dạy vẫn còn xa vời đối với
các giảng viên Khoa Thông tin – Thư viện.
Như ở trên đã đề cập, trong những năm gần đây, Khoa Thông tin –
Thư viện đã được tổ chức lại một thư viện thực tập riêng và thư viện thực
hành này đã hỗ trợ khá đắc lực cho công tác đào tạo của khoa nhưng thư
viện đó nhìn chung cũng chưa thật xứng đáng với yêu cầu và tính chất của
nó. Thư viện mới chỉ đơn thuần là một nơi chứa các sách và tài liệu thực
hành phục vụ cho các môn xử lý tài liệu.
Khoa Thông tin thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội cũng là một cơ sở đào tạo lớn ở Việt Nam.
Tiền thân của Bộ môn Thông tin Thư viện học Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn là tổ thư viên thuộc khoa Sử trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội. Năm 1973, theo quyết định của Bộ Đại học và Trung học
chuyên nghiệp việc đào tạo cán bộ thư viện bậc đại học được chuyển giao
từ trường lý luận nghiệp vụ sang Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tổ thư viện
thuộc khoa Sử của trường.
Khoảng trong 10 năm từ 1973 đến 1982 tổ thư viện Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội đã đào tạo được 7 khoá với 250 sinh viên tốt nghiệp ra
trường. Từ năm 1982, việc đào tạo cán bộ thư viện bậc đại học lại được

23
trao trả về Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Từ đó cho đến năm 1994 việc
đào tạo cán bộ thư viện bậc đại học bị gián đoạn. Trong thời gian này trung
tâm thông tin của trường có thỉnh thoảng mở các lớp tại chức. Có 117 học
sinh đã tốt nghiệp đại học tại chức tại trung tâm trong 11 năm đó. Năm
1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội ra quyết định cho thành lập lại tổ bộ môn thông tin
thư viện trực thuộc ban giám hiệu. Từ đó đến nay, Bộ môn Thông tin Thư
viện liên tục tuyển sinh đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện. Ban đầu
Bộ môn đã nhận học sinh từ mọi khối thi A, B, C, D. Từ năm 1998 Bộ môn
chỉ nhận học sinh thi tuyển đầu vào 2 khối: C và D.
Về đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy: Bộ môn hiện có 19 người,
trong đó có 2 tiến sĩ, 4 giáo viên kiêm nhiệm trong trung tâm thông tin của
trường và các giáo viên thỉnh giảng. Tính đến nay bộ môn đã chiêu sinh
được 10 khoá. Bộ môn cũng đã mở được một số lớp tại chức ở Hà Nội và
địa phương.
Được sự quan tâm đầu tư của nhà trường, Bộ môn đã xây dựng được
một chương trình đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện với 120 đơn vị
học trình, chia làm 3 khối: Khối kiến thức cơ bản, khối kiến thức nghiệp vụ
và khối kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu. Nhìn chung chương trình do Bộ
môn xây dựng đã cập nhật được các vấn đề mới và chú trọng trang bị cho
sinh viên các kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.
Việc phân bổ chương trình cân đối giữa ba phần: Kiến thức thư viện thư
mục, ứng dụng tin học và kiến thức thông tin tư liệu. (Có thể tham khảo
thêm trong phần phục lục 1). Ngoài các giờ học lý thuyết và thực hành trên
lớp sinh viên của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn quốc gia phải
đi thực tập 2 tháng tại các cơ quan thông tin, thư viện (ít hơn so với Trường
Đại học Văn hoá Hà Nội và Khoa Thư viện Thông tin học của trường Khoa
học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh).
24

Về cơ sở vật chất: do được tổ chức đào tạo trong môi trường của đại
học quốc gia nên trang thiết bị và cơ sở vật chất khoa được sử dụng trong
quá trình đào tạo tương đối đầy đủ và hiện đại. Trường Đại học quốc gia
Hà Nội đã nối mạng Internet từ năm 1998 và riêng bộ môn thông tin thư
viện cũng được trang bị máy tính và máy quét Scaner. Tuy bộ môn đến nay
chưa có một thư viện thực hành riêng nhưng được sự hỗ trợ đắc lực của
trung tâm thông tin tư liệu của trường nên việc thực hành của sinh viên
nhìn chung là đảm bảo.
Quan hệ hợp tác của bộ môn với các bộ phận khác ở trong trường và
các cơ quan trong ngành nhìn chung rất mở rộng. Nhờ vào vị thế và uy tín
của trường nên quan hệ hợp tác của bộ môn với nước ngoài cũng được triển
khai. Việc cử và tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên của bộ môn đi học và
tham quan ở nước ngoài để nâng cao trình độ rất dễ dàng và có nhiều thuận
lợi.
Về phương thức đào tạo: nhìn chung Bộ môn Thông tin Thư viện
Trường Đại học Khoa học và Nhân văn cũng không có gì khác xa lắm so
với Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Do thời gian đào tạo không liên tục
nên số lượng các giáo trình đã được biên soạn tại bộ môn cũng không
nhiều. Song vì nhiều lý do khác nhau, một phần do phương tiện vật chất
của trường Đại học Quốc gia Hà Nội tương đối đầy đủ hiện đại và một
phần do bộ môn chú trọng đào tạo công nghệ mới nên khả năng sử dụng
các phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin của các sinh viên tốt
nghiệp của bộ môn có phần cao hơn so với các cơ sở đào tạo khác.
Bên cạnh hai cơ sở đào tạo kể trên Khoa thư viện và thông tin học của
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh là
một trong năm cơ sở đào tạo chuyên nghiệp ngành thông tin thư viện lớn ở
nước ta. Khoa được thành lập năm 1984. Đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện có
8 người, trong đó chỉ có 1 tiến sĩ, 3 thạc sĩ. Về chương trình đào tạo, hiện
khoa đã xây dựng được một chương trình đào tạo chuyên ngành thư viện
25

×