Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài giảng SKKN tiểu học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.78 KB, 17 trang )

BÀI DỰ THI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

A /. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc
năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em.” Thật vậy, lời nói muôn vàn kính yêu của Bác còn
vang vọng mãi. Bác tin tưởng lớp trẻ sau này sẽ làm rạng danh đất
nước, sánh vai ngang tầm với tất cả các nươc trên thế giới . Lớp trẻ
đó không ai xa lạ đó là các em thiếu nhi, là mầm non tương lai của
đất nước.
Đất nước ta đang ở trong giai đoạn mới , mở cửa giao lưu với
các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Dân tộc ta
đang phấn đấu vươn lên, quyết tâm vượt nhanh thoát khỏi tình trạng
đói nghèo và lạc hậu. Muốn theo kòp nhân loại, để có thể sánh vai
được với các cường quốc năm châu thì trước hết dân trí phải được
nâng cao dần, đòi hỏi lớp trẻ phải có tri thức , có hiểu biết nhất
đònh. Muốn được như thế thì không gì khác hơn là trẻ em phải học
tập thật giỏi , hạn chế đến mức thấp nhất số lïng học sinh học yếu
kém . Càng có nhiều học sinh học tốt thì đất nước ta, dân tộc ta
tương lai tươi sáng hơn. Có học giỏi thì trong tư duy và hành động
của các em mới thể hiện được nét văn hóa tiến bộ, mới có thể tiếp
thu được những kiến thức mới, văn minh, không để bè bạn trên các
quốc gia khác xem thường mình. Một lớp học có nhiều học sinh học
kém thì kéo theo sự chán học, ảnh hưởng nhiều đến cả lớp, dẫn đến
các em học giỏi cũng không còn hướng để phấn đấu nữa . Một
trường mà có nhiều học sinh học yếu thì uy tín của trường chẳng
còn và lực lượng giáo viên cũng sẽ dạy kém theo. Hiện tượng học
sinh học yếu kém rất phổ biến ở nhiều trường nhất là các trường


thuộc vùng sâu. Đời sống nhân dân ở đây còn quá nhiều khó khăn.
Do lo toan cuộc sống, nhiều cha mẹ học sinh còn phó mặc việc học
của con em cho giáo viên chủ nhiệm. Đó là vấn đề đưa đến tình
trạng học sinh học yếu phổ biến ở các khối lớp, đặc biệt là ở lớp
cuối cấp Tiểu học. Là giáo viên nhiều năm dạy ở khối lớp này tôi
thật vất vả với tình trạng học yếu kém của học sinh. Thật sự vào
đầu năm của các năm học vừa qua, khi kiểm tra chất lượng đầu năm
Trang 1
tôi thật là lo vì kết quả của các em ở đầu năm. Sau khi chấm điểm
thống kê thì có 50%- 60% học hs yếu đa số rơi vào môn Tiệng Việt,
Toán. Em nào yếu Tiếng Việt dẫn đến yếu môn Toán, ít có trường
hợp học yếu môn Tiếng Việt mà học khá môn Toán. Học đến lớp
Năm mà vẫn còn tình trạng đọc ê a, nhiều em viết chính tả đạt
điểm 1, viết chữ nghiêng qua ngã lại, dính liền nhau hoặc con chữ
bé như kiến bò, tính toán sai các phép tính cộng, trừ đơn giảng, còn
đọc sai bảng nhân, ... thật là nan giải vì với trình độ như thế thì
làm sao tiếp thu được những kiến thức cần thiết của lớp cuối cấp
được. Hơn nữa, có nhiều học sinh học kém ở lớp mình chủ nhiệm thì
không thể nào phấn đấu dự thi tay nghề ở các cấp được, không thể
hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường và xã hội giao cho. Đó là điều
trăn trở suy nghó thường xuyên của tôi. Làm như thế nào đây để lớp
mình không có học sinh nào học yếu ở cuối năm?
Qua kinh nghiệm được rút ra từ nhiều năm giảng dạy ở lớp
cuối cấp, từ thành công và hạn chế của những người đi trước; đồng
thời nhờ tích cực tìm tòi những biện pháp sáng tạo phù hợp với lớp,
với trường, với đặc thù riêng của đòa phương , 3 năm trở lại đây các
lớp tôi chủ nhiệm đã có nhiều thành tích cao như : tốt nghiệp 100%,
các em bước vào trường cấp II luôn đạt được thành tích cao về thi
học sinh giỏi và đa số đều đến trường học tiếp bậc THCS .
B /. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT


I /. QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN :
Bất kỳ một người giáo viên chủ nhiệm nào cũng đều phải
quan tâm đến tình trạng chất lượng của lớp, đó là đối tượng học
sinh yếu kém. Trong những năm học trước đây, để khắc phục tình
trạng này , tôi cứ mãi loay hoay mời phụ huynh đến trao đổi nhờ
giúp đỡ hay tìm cách phụ đạo ngoài giờ cho các em. Với cách làm
này, nhiều học sinh kém cần học thêm thì lại không chòu đi học
hoặc học vài ngày là nghỉ . Khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì
các em lại đưa ra nhiều lý do như là : bận giúp cha mẹ , nhà
xa....Nhắc nhở phê bình các em mãi cũng chẳng thay đổi. Vậy phải
làm gì với những học sinh này ? Qua quá trình tìm hiểu về hoàn
cảnh gia đình, môi trường sống chung quanh, qua giáo viên những
năm trước và nhất là biết rõ về sự phát triển tâm lý riêng của từng
em . Tôi nhận ra rằng muốn phụ đạo học sinh yếu đạt kết quả
không phải là dễ dàng, phải tìm rõ nguyên nhân sâu xa và phải tìm
Trang 2
được cách giáo dục phù hợp nhất. Tôi phát hiện có một số nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến học kém như sau :
+ Các em chưa có thái độ đúng đối với việc học còn lơ là, ham
chơi, lười học.
+ Cha mẹ một số em do ít học , do mải mê công việc đồng áng
hoặc bận rộn với việc buôn bán , kinh doanh .... ít có điều kiện quan
tâm; thậm chí có người cho con em mình ăn qua loa không chú ý
đến dinh dưỡng . Từ đó đã dẫn đến trí tuệ chậm phát triển , tính
toán chậm, học bài lâu thuộc, lâu hiểu .
+ Do bò hỏng kiến thức cơ bản dẫn đến tình trạng các em
không hiểu nội dung các qui tắc, công thức,… nên các em không thể
giải được các bài toán, thường viết sai chính tả , câu nghèo ý, sử
dụng từ không chính xác, phát âm sai ... Do các em không chỉ ra

được mối liên hệ giữa những con số, những dữ liệu có liên quan
trong bài toán. Có thể các em nhớ được các từ và các con số trong
các bảng hệ thống nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học
vào những bài luyện tập thực hành . Nhiều khi bài toán chỉ cần thay
đổi vài số liệu hay cách diễn đạt cũng làm các em lúng túng .
+ Đặc biệt nguyên nhân chủ quan dẫn đến có nhiều học sinh
học yếu là do giáo viên chúng ta chưa có phương pháp dạy học tốt ,
không giúp các em hứng thú trong học tập, chưa làm cho các em
thấy yêu thích giờ học .
Qua các đặc điểm của những nguyên nhân trên, tôi nhận thấy
muốn các em có sự tiến bộ trong học tập theo kòp các bạn cùng lớp
cần phải có các điều kiện sau :
- Cần được sự quan tâm của mọi người : Thầy cô, người thân
và gần gũi nhất là bạn bè cùng học một lớp .
-Dụng cụ học tập và phương tiện học tập phải đầy đủ hỗ trợ
tốt cho học tập .
-Môi trường sống cần trong sáng, lành mạnh nhằm đảm bảo
phát triển trí tuệ và có thói quen tốt hơn .
-Giáo viên chủ nhiệm phải cải tiến phương pháp giảng dạy để
tạo sự hứng thú trong học tập cho các em, đồng thời thường xuyên
quan tâm hướng dẫn các em biết cách học tập một cách khoa học sẽ
mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Để đạt được các điều kiện trên , trong các năm qua, tôi đã
cùng đồng nghiệp trao đổi, học hỏi , thông qua các tài liệu , sách ,
báo , tham khảo các chuyên san Giáo d ục... luôn trăn trở làm thế
nào để nâng cao chất lượng giáo dục, hạ thấp nhất tỷ lệ học sinh
Trang 3
yếu . Từ khi tìm được một số biện pháp phù hợp để giúp đỡ học
sinh yếu , tôi đã đạt được một số thành tích tốt .
II /. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU:

1/- Tìm hiểu về đối tượng :
-Đầu năm tôi nắm rõ lý lòch trích ngang của từng đối tượng
học sinh, đến thăm gia đình các em học yếu, điều tra thu thập thông
tin cập nhật sổ tay cụ thể, vừa để tạo mối quan hệ tốt, nắm được
hoàn cảnh gia đình và đời sống xung quanh mà các em tiếp cận
hàng ngày. Tìm hiểu những khó khăn mà các em còn vướng mắc
chưa giải quyết được.
- Tôi tìm hiểu tâm lý, cá tính, thói quen, tư duy ngôn ngữ ...
của tất cả học sinh học yếu để có hướng uốn nắn, giáo dục .
-Phân loại từng đối tượng yếu ở môn nào, kiến thức cơ bản
nào bò hỏng do bỏ học nhiều hay có em vừa học kém lại vừa có thái
độ học tập không tốt, có em thái độ học kém do không muốn
học, ... Nắm rõ nguyên nhân tôi tìm giải pháp cho từng đối tượng.
(Có kèm danh sách - phụ lục 1)
-Tất cả những gì tìm hiểu được, đặc biệt là đối với học sinh
yếu , tôi đều ghi vào sổ tay theo dõi riêng . Đánh dấu vào danh
sách cần chú ý ở một số em cá biệt, có hiện tượng khó phụ đạo cần
quan tâm hơn.
2/- Nhờ sự giúp đỡ của nhiều thành viên trong và ngoài nhà
trường:
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với gia đình
các em tạo điều kiện để các em học tốt như:
+ Vận động mua đầy đủ đồ dùng học tập cho các em vì có đủ
dụng cụ các em sẽ phấn khởi hơn và ham học hơn .
+ Tôi giới thiệu với gia đình về đôi bạn cùng học, cùng vui
chơi . Tôi giải thích ích lợi của việc học với bạn cho các bậc phụ
huynh hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ cho các em được học tập với
nhau. Nhờ đó các em học yếu đều có đôi bạn kèm cặp giúp đỡ .
+ Gia đình cần biết đến mọi thành tích học tập của con, động
viên , khuyến khích con cái học tập, phải quan tâm khích lệ kòp thời

, không nên trách mắng làm ảnh hưởng đến tinh thần, dẫn đến chán
học. Đối với những em yếu, tôi yêu cầu cha mẹ các em dành nhiều
thời gian để cho các em học tập.
Trang 4
-Đối với các em thiếu dụng cụ học tập, tôi trao đổi với cán bộ
thư viện mượn sách giáo khoa, kết hợp phân phát dụng cụ học tập
của dự án phát cho các em, nhằm giúp các em có đầy đủ sách. Nhờ
đó, các em có thể theo dõi tốt các bài giảng ở lớp cũng như tham
khảo thêm ở nhà.
- Thường xuyên giáo dục các em học khá giỏi trong lớp mọi
lúc, mọi nơi đều phải quan tâm giúp đỡ bạn. Khi có em bò bệnh thì
các em trong nhóm đến nhà, liên hệ phụ huynh để lấy vở chép bài
hộ và giảng lại cho bạn hiểu bài .
3/- Soạn kế hoạch giảng dạy giáo dục phù hợp :
a)- Tổ chức lớp học :
-Tôi sắp xếp em yếu ngồi cạnh em khá, giỏi và thường là xếp
cho các em ở vò trí bàn nhất của các dãy bàn để tiện quan sát theo
dõi việc học .
- Cơ cấu nhân sự cho từng tổ phải được phân đều , vừa có học
sinh giỏi vừa có học sinh yếu ; tránh tập trung nhiều học sinh yếu
trong cùng một tổ.
b )- Phương pháp giúp đỡ theo từng đối tượng học sinh :
 Đối với học sinh không được cha mẹ quan tâm :
- Tôi thường xuyên kiểm tra bài trong hầu hết các môn học
để kòp nhắc nhở những thiếu sót, yếu kém. Tôi chú ý hướng dẫn
cách tự chăm sóc, cách tự học ở nhà.
- Trước giờ tan trường, tôi lưu ý nhắc nhở phần chuẩn bò
cho ngày mai .
 Đối với học sinh tiếp thu kiến thức chậm :
-Tôi sắp xếp thêm thời gian phụ đạo ngoài giờ lên lớp . Phụ

đạo ngay trong các tiết học, biết được em yếu phần kiến thức nào,
tôi lại ôn nhanh phần đó, thực hiện nhiều lần để giúp em có thể
nhớ lại .
- Giảng riêng vào những lúc ra chơi . Tôi vừa trò chuyện,
vừa ôn lại kiến thức đã học trong ngày cho các em, tôi luôn động
viên em cần phải cố gắng hơn nữa.
- Trong lúc giảng giải ở phần khó hiểu, tôi thường nhìn
thẳng vào mắt em để nói , ngụ ý động viên khuyến khích em phải
cố gắng nhiều hơn.
 Đối với những em cá biệt ham chơi hơn ham học :
- Đối với những em này, sau khi tan học tôi thường gọi các em
ở lại để giải thích động viên. Tôi chỉ ra những cái lợi và cái hại từ
những trò chơi. Chơi nhưng phải biết dừng đúng lúc, chơi để giải
Trang 5
trí , chứ quá ham chơi thì sẽ dẫn đến kết quả học tập kém, không
giúp ích gì được cho cha mẹ. Tôi thường nhắc nhở chung cho cả lớp:
“Chưa làm bài xong chưa ngủ, chưa làm bài đủ chưa chơi.” Tôi
thường xây dụng hoài bão học tập cho các em, để các em thấy được
việc học tập rất cần thiết, học để sau này tương lai sẽ tươi sáng
hơn, không thua sút bạn bè, học thật tốt để sau này trở thành người
bác só, kó sư,… vừa có lợi cho bản thân, vừa giúp ích cho gia đình và
xã hội.
-Tôi trao đổi nhờ gia đình phải thực sự quan tâm, khi em
không thuộc bài, không làm bài thì tôi điện thoại về gia đình ngay,
nhờ gia đình theo dõi kiểm tra chặt chẽ việc học của các em.
 Đối với những học sinh không hứng thú trong học tập :
Các em này vào lớp thường lơ đãng không chú ý nghe giảng,
nói chuyện hoặc làm việc riêng, khi giáo viên gọi trả lời mới giật
mình và đứng lên cứ lặng thinh không nói được gì . Tôi đặc biệt chú
ý thường xuyên gọi em phát biểu, nhắc lại bài các bạn đã làm hoặc

những câu bạn vừa phát biểu. Khi em phát biểu hoặc giải bài tập
trên bảng, dù có một tiến bộ nhỏ tôi khen ngợi một cách nhiệt tình
tạo thêm cho các em niềm tin vào chính mình .
-Trong giờ học thường gọi em tham gia các trò chơi . Nhờ đó
em đã có chuyển biến thường chú ý hơn trong tiết học để giáo viên
gọi có thể thực hiện được .
c)-Phương pháp giúp đỡ theo từng môn học :
Tùy theo mức độ học yếu và đặc thù ở từng môn, tôi có biện
pháp giúp đỡ phù hợp . Vì có em yếu toán, có em lại yếu chính tả,
có em phát biểu tốt nhưng viết tập làm văn lại xếp ý lộn xộn, người
đọc không thể nào hiểu được.
 Đối với học sinh đọc chậm , thường ê a hoặc kéo dài :
- Lúc đầu , tôi chỉ yêu cầu em đọc được một câu ngắn trọn
vẹn, đến tiết tập đọc nào cũng gọi em đọc . Dần dần mới tiến tới
luyện câu dài. Trong giờ ra chơi, tôi bảo em phải tranh thủ vệ sinh
cá nhân, ăn uống xong trở lại lớp ngay để tôi giúp đỡ. Tôi bắt các
em tự đọc thầm một đoạn ngắn rồi lần lượt bảo các em đọc cho tôi
nghe để kiểm tra và chỉnh sửa. Tôi chú ý phần ngắt nghỉ câu , yêu
cầu em đọc liền mạch câu đến dấu phẩy hoặc dấu chấm mới được
nghỉ hơi. Để tăng khả năng đọc, tôi yêu cầu các em đọc bài ở nhà
nhiều lần. Ngoài việc luyện đọc nêu trên, tôi yêu cầu các em
mượn thêm truyện tranh ở tủ sách của Đội để đọc thêm. Tôi hết lời
ngợi khen khi các em dù chỉ có một chút tiến bộ để động viên em
tập đọc nhiều hơn .
Trang 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×