Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Khảo sát triệu chứng cơ thể và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu tại bệnh viện tâm thần tp hồ chí minh từ tháng 11 2017 tới tháng 6 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 78 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***

PHẠM THỊ MINH CHÂU
KHẢO SÁT TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TP. HỒ CHÍ MINH

TỪ THÁNG 11/2017 TỚI THÁNG 6/2018
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGƠ TÍCH LINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM THẦN
Mã số: 60720147

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì
cơng trình nào trước đây.

Phạm Thị Minh Châu.

.


.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3
CHƯƠNG 1:
1.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 4
Tổng quan về RLTCCY: ............................................................. 4

1.1.1

Giới thiệu chung: ...................................................................... 4


1.1.2

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm theo DSM-5 ............ 5

1.1.3

Điều trị rối loạn trầm cảm ........................................................ 7

1.2

TỔNG QUAN VỀ CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ TRÊN

BỆNH NHÂN TRẦM CẢM .......................................................................... 10
1.3

ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ TRÊN BỆNH NHÂN

RLTCCY VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..................................... 12
CHƯƠNG 2:
2.1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
ĐỐI TƯỢNG .............................................................................. 15

2.1.1

Dân số mục tiêu: ..................................................................... 15

2.1.2


Tiêu chuẩn chọn bệnh: ........................................................... 15

.


.

Tiêu chuẩn loại trừ: ................................................................ 15

2.1.3
2.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 15

2.2.1

Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mơ tả, có phân tích. ............. 15

2.2.2

Cỡ mẫu: .................................................................................. 15

2.2.3

Công cụ thu thập số liệu và phương pháp tiến hành: ............. 16

2.2.4

Xử lý số liệu: .......................................................................... 17


2.2.5

Định nghĩa biến số: ................................................................ 19

2.3

Đạo đức nghiên cứu: .................................................................. 20

CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 22

3.1

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ...................................... 22

3.2

PHÂN ĐỘ NẶNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU

THEO THANG ĐIỂM PHQ – 9 ................................................................... 23
3.3

ĐẶC ĐIỂM CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ THẾ ......................... 24

3.3.1

Về tần suất các triệu chứng cơ thể ......................................... 24

3.3.2


Về số lượng các triệu chứng cơ thể ........................................ 26

3.3.3

Về độ nặng của các triệu chứng cơ thể .................................. 26

3.4

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ

THỂ

...................................................................................................... 28

3.4.1

Tuổi......................................................................................... 28

3.4.2

Giới tính.................................................................................. 30

3.4.3

Điều kiện kinh tế .................................................................... 31

.



.

3.4.4

Tình trạng hơn nhân ............................................................... 32

3.4.5

Trình độ học vấn..................................................................... 33

3.4.6

Nghề nghiệp ........................................................................... 34

CHƯƠNG 4:
4.1

BÀN LUẬN..................................................................... 36
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ...................................... 36

4.1.1

Tuổi......................................................................................... 36

4.1.2

Giới tính: ................................................................................ 37

4.1.3


Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................... 38

4.1.4

Tình trạng hơn nhân: .............................................................. 38

4.1.5

Trình độ học vấn..................................................................... 39

4.1.6

Nghề nghiệp ........................................................................... 40

4.2

ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỘ NẶNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ

YẾU

...................................................................................................... 40

4.3

ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ................................... 42

4.3.1

Về tần suất của các triệu chứng cơ thể: .................................. 42


4.3.2

Về số lượng triệu chứng cơ thể: ............................................. 44

4.3.3

Về mức độ nặng của các triệu chứng cơ thể: ......................... 45

4.4

MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ VÀ

CÁC ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................ 46
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................... 49
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 50

.


.

KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU

.



.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Bệnh nhân

BN

The Diagnostic and Statistical Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê
DSM - 5

Manual of Mental Disorders, các Rối loạn tâm thần, phiên
bản 5

Fifth Edition
International

Statistical

Classification of Diseases and
ICD – 10

Related Health Problems, Tenth
Revision

International


Related

Health

Problems,

Eleventh Revision

PHQ – 9

Patient Health Questionaire – 9

Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc
tế, phiên bản 11

Bảng câu hỏi sức khoẻ bệnh
nhân – 9
Rối loạn trầm cảm chủ yếu

RLTCCY
WHO

tế, phiên bản 10

Statistical

Classification of Diseases and
ICD – 11


Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc

World Health Organization

.

Tổ chức Y tế Thế giới


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thuốc và liều dùng của các thuốc chống trầm cảm .............................. 7
Bảng 1.2: Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm chủ yếu. ................................. 11
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số nghiên cứu ............................................................... 22
Bảng 3.2: Điểm PHQ – 9 và phân độ nặng rối loạn trầm cảm chủ yếu. .............. 23
Bảng 3.3: Tần suất các triệu chứng cơ thể qua 2 lần đánh giá............................. 24
Bảng 3.4: Số lượng triệu chứng cơ thể trên bệnh nhân qua 2 lần đánh giá ......... 26
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa số lượng triệu chứng cơ thể và độ nặng RLTCCY
.............................................................................................................................. 26
Bảng 3.6: Độ nặng của các triệu chứng cơ thể .................................................... 27
Bảng 3.7: Liên quan giữa các triệu chứng cơ thể và tuổi bệnh nhân ................... 29
Bảng 3.8: Liên quan giữa triệu chứng cơ thể và giới tính. .................................. 30
Bảng 3.9: Liên quan giữa triệu chứng cơ thể và điều kiện kinh tế. ..................... 31
Bảng 3.10: Liên quan giữa triệu chứng cơ thể và tình trạng hơn nhân................ 32
Bảng 3.11: Liên quan giữa triệu chứng cơ thể và trình độ học vấn. .................... 33
Bảng 3.12: Liên quan giữa triệu chứng cơ thể và nghề nghiệp. .......................... 34
Bảng 4.1: Tuổi trung bình của dân số các nghiên cứu. ........................................ 36
Bảng 4.2: Tỉ lệ giới tính của các nghiên cứu ....................................................... 37


.


.

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tiến trình nghiên cứu.......................................................................... 18

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

RLTCCY là một trong các bệnh lý phổ biến nhất của rối loạn tâm thần, có
thể xảy ra ở mọi người, ở mọi độ tuổi, và mọi vùng miền của thế giới. Tình trạng
bệnh lý được thể hiện qua 2 triệu chứng chủ yếu là khí sắc trầm, mất hứng thú và
quan tâm đến mọi việc[11]. Các triệu chứng khác cũng thường xuất hiện là giảm
năng lượng hay mệt mỏi, rối loạn tâm thần vận động và giấc ngủ, rối loạn hệ tiêu
hoá và hệ thần kinh tự động, cảm giác có tội, giảm lịng tự tin, ý tưởng và hành
vi tự tử[1].
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), RLTCCY được cảnh báo là nguyên nhân
dẫn đến tàn phế và đứng hàng thứ tư về gánh nặng bệnh lý trên toàn cầu.
RLTCCY là một vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến, gây ra đau khổ, giảm chất
lượng cuộc sống cùng với gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, tăng tỷ lệ tử vong
nếu khơng điều trị, tạo nên gánh nặng cho người bệnh, gia đình và xã hội[17].
Việc điều trị RLTCCY dựa trên xem xét nhiều khía cạnh: mức độ trầm

trọng, các nguy cơ, cân nhắc cac tác dụng phụ và tương tác thuốc, các phương
pháp điều trị hỗ trợ. Hướng điều trị hiện nay không chỉ dừng lại ở mức đáp ứng
thuốc và thuyên giảm mà còn hướng đến sự hồi phục về chức năng sống và gia
tăng chất lượng sống, vài chục năm gần đây khi nghiên cứu xem xét nhiều khía
cạnh nhằm giă tang hiểu biết và hoàn thiện điều trị, các nhà nghiên cứu nhận
thấy tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân có than phiền nhiều về các triệu chứng cơ thể có
liên quan đến rối loạn khí sắc [45]. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy có mối
liên quan giữa các triệu chứng cơ thể và mức độ trầm trọng của RLTCCY, góp
phần thay đổi kết quả điều trị [4]

.


.

2

Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm có những sắc thái riêng, đặc
biệt là được biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng cơ thể nhiều khi rất khó
phân biệt với triệu chứng của các bệnh cơ thể đồng mắc[1],[27]. Do vậy bệnh
nhân thường được khám và điều trị rất lâu ở các chuyên khoa khác trước khi đến
chuyên khoa tâm thần[1]. Việc điều trị trầm cảm có các triệu chứng cơ thể đòi
hỏi một sự chọn lựa thuốc hợp lý và phối hợp nhiều liệu pháp điều trị.
Tại Việt Nam, cịn rât ít các nghiên cứu về khía cạnh này; và các nghiên
cứu chủ yếu tập trung trên một nhóm dân số chuyên biệt hoặc một số triệu chứng
chuyên biệt trên nhóm dân số đặc thù [ 1],[2],[3].
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát triệu chứng cơ thể và
các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu” trên dân số
chung tại Việt Nam để nâng cao nhận thức về các triệu chứng cơ thể, đồng thời
xem xét mối liên quan và bước đầu xem xét mức độ ảnh hưởng giữa RLTCCY

và triệu chứng cơ thể nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết sớm,
can thiệp sớm hơn RLTCCY.

.


.

3

MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỉ lệ bệnh nhân RLTCCY đến khám có các triệu chứng cơ thể và
các yếu tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả các triệu chứng cơ thể trên bệnh nhân mắc RLTCCY.
2. Mô tả các yếu tố liên quan với triệu chứng cơ thể trên bệnh nhân mắc
RLTCCY.
3. Xác định mối liên quan giữa việc làm giảm triệu chứng chính của
RLTCCY và việc làm giảm triệu chứng cơ thể, trong điều trị ban đầu RLTCCY.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1


Tổng quan về RLTCCY:

1.1.1 Giới thiệu chung:
Ở thế kỷ 18 nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về các rối loạn trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm là một thuật ngữ được dùng đầu tiên trong thuyết thể dịch của
Hippocrate. Sau đó Pinel mơ tả trầm uất là một trong 4 loại loạn thần. Đến năm
1896, Kraepelin đã thống nhất quan điểm xếp hai trạng thái trầm cảm và hưng
cảm trong một bệnh lý chung và đặt tên là loạn thần hưng trầm cảm (psychose
maniaco-depressive). Sang thế kỷ 20, rối loạn trầm cảm được nghiên cứu và
hoàn thiện về bệnh học cũng như phân loại trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế
lần thứ 10 (ICD-10) của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Trong Bảng phân loại này
trầm cảm được xếp trong nhóm rối loạn cảm xúc, mục F30-F39. Và sau cùng là
trong Sổ tay chẩn đốn DSM-5 (2013)[25] .
Trầm cảm là một rối loạn khí sắc phổ biến trong dân số chung, khoảng 15%
dân số sẽ trải qua một giai đoạn trầm cảm trong suốt cuộc đời, trong đó có 6-8%
bệnh nhân ngoại trú thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm. Tuổi khởi phát
trung bình của trầm cảm là 40, với 50% bệnh nhân có tuổi từ 20-50, có thể gặp ở
trẻ em hoặc người già hơn. Rối loạn trầm cảm thường không được chẩn đốn
đúng, và nhiều hơn nữa là điều trị khơng đầy đủ. Theo WHO dự đoán đến năm
2020, trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 2 và đến 2030 sẽ
bùng phát với số người mắc đông nhất[17]. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh này
khoảng 10-15% dân số chung[1].
Diễn tiến điển hình của bệnh là có những cơn tái diễn và phần lớn bệnh
nhân bị các cơn trầm cảm chủ yếu đều hồi phục. Tuy nhiên cũng có một số bệnh

.


.


5

nhân trở thành mạn tính, sau 5 năm theo dõi thì có 12% bệnh nhân vẫn cịn trầm
cảm, sau 10 năm thì tỷ lệ này cịn 7%. Tỷ lệ tái diễn trong số những bệnh nhân
hồi phục còn cao và người ta nhận thấy có khoảng 75% bệnh nhân bị nhiều hơn
một cơn trầm cảm chủ yếu trong vòng 10 năm. Tự tử là nguy cơ quan trọng gây
tử vong ở những bệnh nhân trầm cảm và tỷ lệ tự tử khá cao ở lứa tuổi từ 15 đến
24. Người cao tuổi cũng có khuynh hướng tự tử cao, nhất là nhóm tuổi 85[26].
1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đốn rối loạn trầm cảm theo DSM-5
Năm 2013, cuốn Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần,
phiên bản 5 (DSM-5) đã được Hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản. Cuốn Sổ tay đã
tổng hợp và phân loại, mã hóa các loại bệnh tâm thần hiện nay dựa trên sự tiếp
nối, chỉnh sửa của các phiên bản trước đó. Ngồi ra, cuốn Phân loại Bệnh tật
Quốc tế phiên bản 11 (ICD-11) được chấp thuận năm 2015, là công cụ giúp các
nhà lâm sàng chẩn đoán bệnh tật theo một cách hệ thống và khoa học hơn. Trong
nghiên cứu này, tác giả sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-5[25].
Tiêu chuẩn chẩn đốn của rối loạn trầm cảm[26]:
A. Có năm (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau cùng có mặt trong 2 tuần
và có sực thay đổi chức năng so với trước đó; có ít nhất một triệu chứng là (1)
khí sắc trầm cảm hoặc (2) mất quan tâm, hứng thú.
Ghi chú: Không bao gồm các triệu chứng rõ ràng do bệnh lý y khoa khác.
1. Khí sắc trầm cảm hầu như cả ngày, gần như mỗi ngày, do chính bệnh
nhân kể (ví dụ cảm thấy buồn, trống rỗng, vơ vọng) hoặc sự quan sát của những
người khác (ví dụ hay khóc). (Chú ý: Ở trẻ em và thanh thiếu niên, có thể là khí
sắc dao động.)

.



.

6

2. Mất quan tâm hoặc hứng thú rõ ràng trong tất cả, hầu như tất cả các hoạt
động hầu như các ngày, gần như mỗi ngày (kể bởi bệnh nhân hoặc người quan
sát).
3. Giảm cân rõ khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ thay đổi hơn 5%
cân nặng cơ thể trong 1 tháng), hoặc giảm hoặc tăng trong sự ngon miệng gần
như mỗi ngày. (Chú ý: Ở trẻ em không đạt được tăng cân như mong đợi).
4. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều gần như mỗi ngày.
5. Kích thích hoặc chậm chạp tâm thần vận động gần như mỗi ngày (có thể
quan sát bởi người khác, khơng chỉ là những cảm giác chủ quan của bồn chồn
hay chậm chạp).
6. Mệt mỏi và mất năng lượng gần như mỗi ngày.
7. Cảm giác vô dụng và tự tội không hợp lý quá mức (có thể là hoang
tưởng) gần như mỗi ngày (khơng chỉ sự tự chỉ trích hay cảm thấy tội lỗi về bệnh
tật đang mắc).
8. Giảm khả năng suy nghĩ hay tập trung, hoặc thiếu quyết đoán gần như
mỗi ngày (kể cả do bệnh nhân nhận thấy hay được quan sát bởi người khác).
9. Ý nghĩ liên tục lặp đi lặp lại về cái chết (không chỉ sợ chết), ý nghĩ tự sát
lặp đi lặp lại chưa có kế hoạch cụ thể, hoặc một cố ý tự sát hoặc một kế hoạch cụ
thể để tiến hành tự sát.
B. Các triệu chứng gây ra sự đau khổ rõ ràng về mặt lâm sàng hoặc suy
giảm chức năng xã hội, công việc, hoặc một số lĩnh vực quan trọng khác.
C. Giai đoạn này không do ảnh hưởng sinh lý của một chất hoặc một tình
trạng y khoa khác.
Chú ý: Tiêu chuẩn A-C biểu hiện một giai đoạn trầm cảm chủ yếu.

.



.

7

D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm chủ yếu khơng được giải thích tốt
hơn bằng rối loạn cảm xúc phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt,
rối loạn hoang tưởng, hoặc phổ tâm thần phân liệt biệt định hay không biệt định
và rối loạn loạn thần khác.
E. Chưa từng bao giờ có giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.
1.1.3 Điều trị rối loạn trầm cảm [26]
1.1.3.1 Chỉ định nhập viện
Những giai đoạn trầm cảm ít nghiêm trọng có thể được điều trị bởi bác sĩ
gia đình ở cộng đồng hoặc bác sĩ tâm thần ở ngoại trú. Tuy nhiên, bệnh nhân
mắc các giai đoạn nghiêm trọng nên được nhập viện. Có thể cần cưỡng chế nhập
viện nếu có biểu hiện đe dọa tính mạng, như nguy cơ tự sát hoặc khơng ăn uống.
1.1.3.2 Hóa dược trị liệu (Pharmacotherapy)
Bảng 1.1: Thuốc và liều dùng của các thuốc chống trầm cảm [26]
Tên thuốc

Biệt dược

Liều

dùng Tác dụng phụ

hàng ngày
Chống trầm cảm ba vịng
Norpramin,


Desipramine

25-300mg

thích, loạn nhịp tim, tăng

Pertofane
Protriptiline

Vivactil

5-40mg

Nortriptyline

Pamelor,

25-150mg

Aventyl
Amitriptyline

Elavil

25-250mg

Clomipramine

Anafranil


25-250mg

Doxepin

Sinequan,

25-300mg

.

Khó ngủ, chóng mặt, kích
cân, hạ huyết áp tư thế.


.

8

Adapin
Tofranil

Imipramine

75-300mg

Chống trầm cảm bốn vịng
Remeron

Mirtazapine


15-45mg

An thần, kích thích ngon
miệng

Mapotiline

Ludiomil

75-150mg

An thần, ban đỏ,tăng cân

Amoxapine

Asendin

50-600mg

Rối loạn vận động muộn, hội
chứng an thần kinh ác tính,
tăng tiết sữa.

Ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)
Fluoxetine

Prozac

20-80mg


Rối loạn chức năng tình dục,

Fluvoxamine

Luvox

100-300mg

đau đầu, buồn nơn, lo âu, khó

Paroxetine

Paxil

20-80mg

ngủ, kích thích, khó chịu dạ

Citalopram

Celexa

20-60mg

dày ruột.

Escitalopram

Lexapro


10-20mg

Sertraline

Zoloft

50-200mg

Ức chế tái hấp thu serotonin-noradrenaline (SNRI)
Duloxetine

Cymbalta

20-60mg

Buồn nôn, giảm ngon miệng,

Venlafaxine

Effexor,

37.5-375mg

khô miệng, chóng mặt, rối
loạn chức năng tình dục

Effexor XR
Các thuốc hỗn hợp
Wellbutrin,


Bupropion

Zyban

100-400mg

Kích thích, khơ miệng, khó
ngủ, đau đầu, xây xẩm, nơn,
táo bón, run.

.


.

9

Desyrel

Trazodone

100-600mg

Rối loạn cương, hạ huyết áp
tư thế, an thần mạnh.

50-300mg

Nefazodone


Đau đầu, khơ miệng, nhìn
mờ, buồn ngủ.

1.1.3.3 Chống điện (Electroconvulsive Therapy-ECT) sử dụng khi:
 Triệu chứng không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm (khi đã dùng đủ
thời gian, theo đúng hướng dẫn).
 Thuốc chống trầm cảm quá nguy hiểm hoặc tác dụng phụ không dung
nạp được. ECT đặc biệt hiệu quả ở người cao tuổi.
 Giải quyết nhanh các triệu chứng khi cần thiết (cơn loạn thần hoặc tự sát
cấp).
1.1.3.4 Tâm lý trị liệu (Psychosocial Therapy)
Hiệu quả điều trị kết hợp giữa hóa dược và tâm lý trị liệu là cao nhất, kết
quả từ nhiều nghiên cứu và ý kiến chun mơn của các chun gia. Hóa dược trị
liệu hoặc tâm lý trị liệu đơn độc vẫn hiệu quả ở các trường hợp nhẹ. Có 3
phương pháp tâm lý trị liệu ngắn hạn là nhận thức trị liệu, cá nhân trị liệu và
hành vi trị liệu được nghiên cứu là có hiệu quả điều trị rối loạn trầm cảm chủ
yếu.
Theo Chương trình Nghiên cứu điều trị trầm cảm của Viện nghiên cứu Sức
khỏe Tâm thần Quốc gia (The National Institute of Mental Health-NIMH)[37],
những yếu tố tiên liên quan đến đáp ứng các điều trị: suy giảm chức năng xã hội
đáp ứng tốt với cá nhân trị liệu, suy giảm chức năng nhận thức đáp ứng tốt với
liệu pháp nhận thức-hành vi và thuốc, rối loạn chức năng công việc đáp ứng tốt
với thuốc, trầm cảm mức độ nặng đáp ứng tốt với cá nhân trị liệu và thuốc.

.


.
10


1.1.3.5 Theo dõi và đánh giá độ nặng của RLTCCY:
Trong q trình chẩn đốn, điều trị và theo dõi quản lý RLTCCY, các nhà
lâm sàng phải sử dụng các thang điểm để có sự đánh giá khách quan, cụ thể và rõ
ràng nhất. Có nhiều thang điểm đánh giá trầm cảm được sử dụng nhằm mục đích
này như thang Trầm cảm Hamilton, Beck, Zung, PHQ – 9… Những thang điểm
này tuy khác nhau về cách thực hiện, cách phân độ nặng của RLTCCY nhưng có
độ nhạy và độ chuyên đáng tin cậy. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
thang điểm PHQ – 9.
Bảng câu hỏi PHQ – 9 có 9 câu. Mỗi câu có 4 lựa chọn, bệnh nhân tự mình
lựa chọn các phương án trả lời cho mỗi câu hỏi. Cách cho điểm và đánh giá: Mỗi
lĩnh vực cho từ 0 đến 3 điểm. Để đánh giá mức độ và theo dõi cần tính điểm và
phân loại. Cách tính như sau: cộng điểm của tất cả các câu từ 1 đến 9, tổng điểm
cao nhất sẽ là 27 điểm. Phân loại theo tổng điểm như sau:
 Điểm 0-4: Khơng trầm cảm
 Điểm 5-9: Triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ
 Điểm 10-14: Trầm cảm nhẹ
 Điểm 15-19: Trầm cảm vừa
 Điểm 20-27: Trầm cảm nặng
1.2

TỔNG QUAN VỀ CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ TRÊN BỆNH

NHÂN TRẦM CẢM
Các triệu chứng cơ thể là các dấu hiệu đươc người bệnh than phiền trong cơ
thể - các cảm giác, vận động hay về thể chất. Vài ví dụ như là đau, buồn nơn,
chóng mặt, ngất... Các triệu chứng cơ thể đơi khi là trải nghiệm bình thường,
nhưng đơi khi gây cản trở trong cuộc sống hàng ngày[34],[35],[36].

.



.
11

Những than phiền cơ thể được thống kê trong các nghiên cứu trong 3 năm
của Kroenke & Mangelsdorff năm 1988, và Rief năm 2000 cho thấy trong số các
bệnh nhân than phiền về triệu chứng cơ thể thì chỉ có 16% trong số 1000 bệnh
nhân có vấn đề thực thể.
Khi đề cập đến các triệu chứng biểu lộ trên lâm sàng của RLTCCY, ngoài
các triệu chứng cổ điển như mất ngủ, ăn ít, mất sinh lực, giảm tình dục, hành vi
kích động hoặc chậm chạp thì bệnh nhân cịn một số triệu chứng cơ thể đi kèm,
đó là đau đầu, đau lưng, chuột rút, buồn nơn, nơn, táo bón, thở nhanh, đau
ngực… chính các triệu chứng này khiến bệnh nhân trầm cảm đến khám tại các
cơ sở đa khoa thay vì tâm thần[3],[37],[38].
Bảng 1.2: Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm chủ yếu.
Triệu chứng trầm cảm
Triệu chứng cơ thể

Triệu chứng cảm xúc

Mệt

Khí sắc trầm

Đau

Mất hứng thú

Mất ngủ, thức dậy sớm


Đánh giá thầp bản thân, cảm giác

Khô miệng cùng các triệu chứng
thần kinh thực vật khác
Thay đổi ngon miệng và trọng
lượng

có tội
Bực bội, cảm giác khó chịu bên
trong
Khó tập trung

Bứt rứt

Nghĩ đến cái chết, tự sát

Cử động chậm chạp, cứng người

Bi quan, xu hướng cô lập
Phản ứng chậm

.


.
12

Giảm tình dục
RLTCCY là một trong những chẩn đốn phổ biến trong chuyên ngành tâm

thần. Bệnh thường bắt từ những lo lắng, stress do áp lực công việc hay tiền sử bị
lạm dụng, bạc đãi trong môi trường thiếu thân thiện cởi mở, … không được chữa
trị kịp thời. Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác như kinh tế, gia đình, di truyền,
v.v… Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa các RLTCCY và các triệu
chứng cơ thể diễn ra đồng thời được gọi một cách lạm dụng thuật ngữ là “cơ thể
hóa”. Thực tế thăm khám điều trị ngoại trú cũng ghi nhận hàng loạt các triệu
chứng “cơ thể hóa” này như “một tập hợp các biểu hiện trầm cảm”
[20],[40],[41].
1.3

ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ TRÊN BỆNH NHÂN

RLTCCY VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt và cộng sự (2007)[2] trên 56 bệnh
nhân tuổi từ 45 trở lên nhằm mô tả các biểu hiện cơ thể của trầm cảm và nhận
xét về các bệnh cơ thể thường kết hợp ở người cao tuổi. Kết quả cho thấy ở giai
đoạn sớm gặp mệt mỏi 92,8%; mất ngủ 82,1%; rối loạn thần kinh thực vật
91,1%. Ở giai đoạn toan phát: các triệu chứng cơ thể gặp ở hơn 1/2 số bệnh nhân
nghiên cứu. Đặc biệt rối loạn tim mạch có nhiều ở nhóm tuổi > 60. Các rối loạn
thần kinh thực vật, sinh dục gặp chủ yếu ở nhóm tuổi < 60. Đau có ở 82,1% bệnh
nhân trong đó đau lan tỏa (76,9%), từng đợt (78,2%) và liên quan đến trạng thái
tâm lý bệnh nhân (60,8%). Các bệnh cơ thể kèm theo có ở 66,1% các bệnh nhân,
đặc biệt các bệnh khớp (17,9%), tiêu hoá (16,1%) và thần kinh (7,1%)và gặp
nhiều hơn ở nhóm trên 60 tuổi. Nghiên cứu đưa ra kết luận các triệu chứng cơ
thể và bệnh cơ thể kèm theo là đa dạng và rất phổ biến ở người cao tuổi bị trầm

.


.

13

cảm. Do vậy, bệnh cảnh lâm sàng trở nên phức tạp, khó khăn cho việc nhận biết
sớm và can thiệp thỏa đáng các rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi.
Theo nghiên cứu của Hồ Thu Yến (2012), nhằm đánh giá hiệu quả điều trị
của các thuốc CTC với các triệu chứng cơ thể của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ độ
tuổi 45-59. Kết quả nghiên cứu cho thấy 95% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
được sử dụng thuốc CTC, trong đó CTC mới chiếm ưu thế với tỷ lệ bệnh nhân
sử dụng Remeron cao nhất (42,5%). Tỷ lệ các bệnh nhân có triệu chứng sinh học
khỏi và thuyên giảm rất cao từ 85,4% đến 94,9%. Đau khu trú thuyên giảm hoàn
toàn 87,5%, đau lan tỏa 83,8%. Các triệu chứng lo âu kèm theo thuyên giảm tốt
dưới tác động điều trị: Hồi hộp (86,7%), mạch nhanh (89,5%), ớn lạnh (97,8%),
tê bì (93,8%), run tay chân (84,1%), chóng mặt (90%), đầy bụng (87,0%), nóng
rát dạ dày (93,8%). Tỷ lệ thuyên giảm hoàn toàn triệu chứng bốc hỏa khá cao
7,5%. Sau điều trị, có sự thun giảm điểm trung bình thang trầm cảm Hamilton.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [3].
Một trong những nghiên cứu lớn nhất về các triệu chứng cơ thể trên BN
RLTCCY là nghiên cứu của Simon và cộng sự phân tích dữ liệu của tổ chức Y tế
thế giới trên 1146 bệnh nhân từ 14 quốc gia khác nhau đã cho thấy 69% bệnh
nhân RLTCCY đến khám chỉ về những than phiền về triệu chứng cơ thể[45].
Kroenke và cộng sự [38] đã nghiên cứu trên 1000 bệnh nhân tại phịng
khám gia đình về mối quan hệ giữa số lượng các triệu chứng cơ thể và sự dự
đốn các rối loạn khí sắc. Kết quả cho thấy: bệnh nhân có 0-1 triệu chứng cơ thể
thì 2% trong số đó mắc rối loạn khí sắc, nhưng nếu bệnh nhân có 9-10 triệu
chứng cơ thể thì 60% sẽ có rối loạn khí sắc kèm theo. Nghiên cứu kết luận rằng,
sự có mặt của bất kì triệu chứng cơ thể nào làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các rối
loạn khí sắc[46].

.



.
14

Tại Cannada, một nghiên cứu do Roger S. McIntyre [40] và cộng sự thực
hiện trên 205 bệnh nhân RLTCCY đã cho thấy việc xác định và đánh giá các
triệu chứng cơ thể có vai trị quan trọng trong điều trị RLTCCY, giúp thay đổi
kết cục điều tri.
Paykel và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 64 bệnh nhân RLTCCY đơn
cực và chứng minh rằng các triệu chứng cơ thể tồn tại sau điều trị là một yếu tố
dự đoán bệnh nhân sẽ tái phát sau này[24].
Ohayon và Schatzberg tiến hành nghiên cứu trên 687 bệnh nhân có ít nhất 1
triệu chứng cơ thể nào đó, và kết quả nghiên cứu cho thấy 33% trong số đó có ý
tưởng tự sát [42]. Điều đó cho thấy việc đánh giá và phân tích các triệu chứng cơ
thể trên bệnh nhân RLTCCY đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng bệnh.
Tác giả Novick nhận thấy rằng tỉ lệ lui bệnh sau thời điểm 3 tháng ở BN
RLTCCY có liên quan với mức độ nặng của các triệu chứng cơ thể[22]. Trong
khi đó, tác giả Munoz lại kết luận các triệu chứng cơ thể làm giảm đi chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân và độ nặng các triệu chứng đau có liên quan đến độ
nặng của RLTCCY[19].
Từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy, vấn đề triệu chứng cơ thể
trên bệnh nhân RLTCCY đã được quan tâm từ lâu, nhiều tác giả đã nhận định
rằng sự xuất hiện các triệu chứng này cũng như sự tồn dư của chúng sau điều trị
có ảnh hưởng tiêu cực đến diễn tiến bệnh, làm xấu đi tiên lượng bệnh và gây khó
khăn trong q trình chẩn đốn và điều trị bệnh nhân[10],[12],[16]. Do đó việc
đánh giá các triệu chứng cơ thể là cần thiết khi điều trị RLTCCY [44]. Tại Việt
Nam, theo quan sát của chúng tơi, hiện chưa có tác giả nào cơng bố nghiên cứu
về tỉ lệ các triệu chứng cơ thể và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân RLTCCY.

.



.
15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

ĐỐI TƯỢNG

2.1.1 Dân số mục tiêu:
Bệnh nhân được chẩn đoán RLTCCY đang điều trị tại đang điều trị tại
Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2018 đến 6/2018.
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Bệnh nhân trên 16 tuổi.
- Được chẩn đoán RLTCCY theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM – 5.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có tiền căn mắc các rối loạn tâm thần kinh khác: Đột quỵ, chậm phát triển
tâm thần, sa sút trí tuệ, rối loạn phân liệt cảm xúc, tâm thần phân liệt, rối loạn
dạng phân liệt, phổ tâm thần phân liệt xác định và không xác định khác, các rối
loạn loạn thần khác.
2.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mơ tả, có phân tích.
2.2.2 Cỡ mẫu:
Cơng thức ước lượng cỡ mẫu trong dân số để tính cỡ mẫu

n=

2
𝑍(1−
𝛼⁄ ) 𝑝(1−𝑝)
2

𝑑2

α: Xác suất sai lầm loại I, α = 0.05
Z: Trị số từ phân phối chuẩn, 𝑍0.95 = 1.96
p: tỉ lệ xuất hiện triệu chứng cơ thể trên bệnh nhân RLTCCY.

.


.
16

Theo nghiên cứu của Simon và cs về tỉ lệ xuất hiện triệu chứng cơ thể trên bệnh
nhân RLTCCY là 69%[45].
d: Sai số biên cho phép, d = 0,05.
Áp dụng vào cơng thức, ta có cỡ mẫu cần cho nghiên cứu này là 329 bệnh nhân.
2.2.3 Công cụ thu thập số liệu và phương pháp tiến hành:
2.2.3.1 Công cụ thu thập số liệu:
 Phiếu khảo sát thông tin
 Bảng đánh giá mức độ trầm cảm PHQ – 9.
Chỉ dẫn [30]:
 Bảng câu hỏi PHQ – 9 có 9 câu. Mỗi câu có 4 lựa chọn:
 Bệnh nhân tự mình lựa chọn các phương án trả lời cho mỗi câu hỏi

Cách cho điểm và đánh giá: Mỗi lĩnh vực cho từ 0 đến 3 điểm. Để đánh giá mức
độ và theo dõi cần tính điểm và phân loại. Cách tính như sau: cộng điểm của tất
cả các câu từ 1 đến 9, tổng điểm cao nhất sẽ là 27 điểm. Phân loại theo tổng điểm
như sau:
 Điểm 0-4: Không trầm cảm
 Điểm 5-9: Triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ
 Điểm 10-14: Trầm cảm nhẹ
 Điểm 15-19: Trầm cảm vừa
 Điểm 20-27: Trầm cảm nặng
2.2.3.2 Phương pháp tiến hành:
- Chọn lựa và đưa vào mẫu nghiên cứu tất cả các trường hợp được chẩn
đoán xác định bị RLTCCY, phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn loại
trừ.

.


×