Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị việt và mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 204 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN XUÂN HỒNG

ẨN DỤ Ý NIỆM
TRONG DIỄN NGƠN CHÍNH TRỊ VIỆT VÀ MỸ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN XUÂN HỒNG

ẨN DỤ Ý NIỆM
TRONG DIỄN NGƠN CHÍNH TRỊ VIỆT VÀ MỸ

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 62.22.02.41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRỊNH SÂM



Phản biện độc lập:
1. GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP
2. PGS.TS. ĐẶNG THỊ HẢO TÂM
Phản biện:
PHẢN BIỆN 1: GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP
PHẢN BIỆN 2: PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN
PHẢN BIỆN 3: TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Trịnh Sâm. Tư liệu trong luận án là xác thực và có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong
bất cứ cơng trình khoa học nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Hồng


ii

MỤC LỤC
DẪN NHẬP
0.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1

0.2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................. 6
0.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 6
0.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6
0.2.3. Tư liệu nghiên cứu.................................................................................... 7
0.3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................ 8
0.3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 8
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 8
0.3.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 9
0.4. PHƯƠNG PHÁP, THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 10
0.4.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
0.4.2. Thủ pháp nghiên cứu .............................................................................. 10
0.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 11
0.5.1. Về mặt lý luận ....................................................................................... 11
0.5.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................... 11
0.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ...................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................... 13
1.1. TỔNG QUAN ................................................................................................ 13
1.1.1. Nghiên cứu về ẩn dụ .............................................................................. 13
1.1.2. Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm .................................................................. 15
1.1.3 Nghiên cứu về diễn ngơn chính trị ......................................................... 20
1.1.4. Các cơng trình nghiên cứu về diễn ngơn chính trị và ẩn dụ ý niệm trong
diễn ngơn chính trị trên thế giới ....................................................................... 22


iii

1.1.5. Các cơng trình nghiên cứu về diễn ngơn chính trị và ẩn dụ ý niệm trong
diễn ngơn chính trị ở Việt Nam ........................................................................ 35
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 43
1.2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ ........................................................ 43

1.2.1.1. Diễn ngơn ....................................................................................... 43
1.2.1.2. Diễn ngơn chính trị ........................................................................ 44
1.2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT ĐƯỢC DÙNG NGHIÊN CỨU ẨN DỤ Ý
NIỆM TRONG DIỄN NGƠN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT.............................. 46
1.2.2.1. Lý thuyết phân tích diễn ngơn ........................................................ 46
1.2.2.2. Lý thuyết phân tích diễn ngơn chính trị .......................................... 46
1.2.2.3. Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán ......................................... 47
1.2.2.4. Lý thuyết ẩn dụ ý niệm ................................................................... 51
1.2.3. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI
NHẬN TRONG NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ .............................................. 55
1.2.4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN .. 58
1.3. TIỂU KẾT...................................................................................................... 60
CHƯƠNG 2: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG DIỄN NGƠN CHÍNH TRỊ
TIẾNG VIỆT ........................................................................................................... 62
2.0. Dẫn nhập ........................................................................................................ 62
2.1. Miền nguồn HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI.................................................... 66
2.2. Miền nguồn HÀNH TRÌNH .......................................................................... 69
2.3. Miền nguồn XÂY DỰNG ............................................................................. 73
2.4. Miền nguồn GIA ĐÌNH ................................................................................. 76
2.5. Miền nguồn BỆNH TẬT ............................................................................... 80
2.6. Miền nguồn THỰC VẬT............................................................................... 83
2.7. Miền nguồn CƠ THỂ SỐNG ......................................................................... 86
2.8. Các miền nguồn khác..................................................................................... 88
2.9. Tiểu kết .......................................................................................................... 89


iv

CHƯƠNG 3: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG DIỄN NGƠN CHÍNH TRỊ
TIẾNG ANH MỸ .................................................................................................... 90

3.0. Dẫn nhập ........................................................................................................ 90
3.1. Nhóm miền nguồn CON NGƯỜI .................................................................. 93
3.1.1. Miền nguồn CON NGƯỜI ..................................................................... 93
3.1.2. Miền nguồn ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI .............................................. 102
3.1.3. Miền nguồn HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI .......................................... 108
3.2. Miền nguồn HÀNH TRÌNH ........................................................................ 115
3.3. Miền nguồn XÂY DỰNG ........................................................................... 123
3.4. Miền nguồn GIA ĐÌNH ............................................................................... 129
3.5. Miền nguồn CHIẾN TRANH ...................................................................... 132
3.6. Miền nguồn THỜI TIẾT .............................................................................. 136
3.7. Miền nguồn ĐỘNG VẬT ............................................................................ 138
3.8. Các miền nguồn khác................................................................................... 140
3.9. Tiểu kết ........................................................................................................ 141
CHƯƠNG 4: SO SÁNH ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG DIỄN NGƠN CHÍNH TRỊ
TIẾNG VIỆT VỚI DIỄN NGƠN CHÍNH TRỊ TIẾNG ANH MỸ .................. 143
4.0. Dẫn nhập ...................................................................................................... 143
4.1. So sánh ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn chính trị của hai ngôn ngữ đối với
miền nguồn HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI, CON NGƯỜI ................................ 146
4.1.1. Quốc gia (tổ quốc, đất nước) là một con người.................................... 149
4.1.2. Thế giới là một tập hợp người (quan hệ giữa các quốc gia là quan hệ
giữa con người với con người) ....................................................................... 149
4.1.3. Hoạt động của quốc gia là cách ứng xử của một con người ................ 151
4.1.4. Đặc điểm của quốc gia là đặc điểm của con người ............................. 152
4.1.5. Thể chế chính trị là con người, cơ cấu của một quốc gia, của một thể
chế, của một chính đảng là cơ thể của con người; đường lối chính sách của
một quốc gia là ý tưởng của con người .......................................................... 153
4.1.6. Cơ thể của quốc gia là cơ thể con người .............................................. 154


v


4.1.7. Quốc gia là một người mẹ/người phụ nữ/đứa trẻ ................................. 155
4.1.8. Quốc gia là một gia đình ...................................................................... 156
4.2. So sánh ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn chính trị của hai ngơn ngữ đối với
miền nguồn HÀNH TRÌNH, CON ĐƯỜNG ................................................... 157
4.2.1. Chính trị là một cuộc hành trình .......................................................... 159
4.2.2. Đường lối, chính sách chủ trương là một con đường ........................... 160
4.2.2.1. Chiến lược chính trị là một con đường xuyên suốt ...................... 161
4.2.2.2. Chiến thuật chính trị là đoạn đường cụ thể .................................. 162
4.2.3. Lý luận chính trị là một vật thể hướng dẫn, định hướng ..................... 162
4.2.4. Mục đích của chính trị là đích đến của cuộc hành trình ...................... 163
4.2.5. Nhận xét chung .................................................................................... 164
4.3. So sánh ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị của hai ngơn ngữ đối với
miền nguồn TỊA NHÀ, XÂY DỰNG .............................................................. 168
4.3.1. Chính trị (thể chế chính trị) là một tịa nhà ......................................... 171
4.3.2. Lý thuyết chính trị là một tòa nhà ....................................................... 171
4.3.3. Quốc gia là một tịa nhà ....................................................................... 172
4.3.4. Chính trị gia là những người thợ xây, công nhân viên chức là những
người thợ xây ................................................................................................. 172
4.3.5. Chính trị là một vật thể, đặc điểm của chính trị là đặc điểm của vật thể
........................................................................................................................ 173
4.3.6 Nhận xét chung ..................................................................................... 173
4.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 174

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 177
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 182
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 183



vi

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

NỘI DUNG

1

ADYN

Ẩn dụ ý niệm

2

CDA

Critical Discourse Analysis

3

CMT

Conceptual Metaphor Theory

4

DNCT


Diễn ngơn chính trị

5

DNCTTA

Diễn ngơn chính trị tiếng Anh

6

DNCTTAM

Diễn ngơn chính trị tiếng Anh Mỹ

7

DNCTTV

Diễn ngơn chính trị tiếng Việt

8

HCM

Hồ Chí Minh

9

HCMTT


Hồ Chí Minh tồn tập

10

NGVN

Ngoại giao Việt Nam

11

NPCNHT

Ngữ pháp chức năng hệ thống

12

PDA

Political Discourse Analysis

13

PTDN

Phân tích diễn ngơn

14

PTDNCT


Phân tích diễn ngơn chính trị

15

PTDNPP

Phân tích diễn ngơn phê phán

16

PVĐ

Phạm Văn Đồng

17

QĐND

Qn đội nhân dân

18

s.

số

19

t.


tập

20

tr.

trang

21

Vd.

Ví dụ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sự phân bố của ẩn dụ ý niệm dựa trên một số miền nguồn phổ biến trong
DNCTTV .................................................................................................................. 63
Bảng 3.1. Sự phân bố của ẩn dụ ý niệm dựa trên một số miền nguồn phổ biến trong
DNCTTAM .............................................................................................................. 91
Bảng 4.1. Ba miền nguồn cung cấp nhiều ẩn dụ ý niệm nhất trong hai hệ thống
DNCTTV và DNCTTAM ...................................................................................... 145
Bảng 4.2. Bảng từ ngữ liên quan đến những nét nghĩa được ánh xạ trong các miền
đích khác nhau thuộc các phạm trù khác nhau trong miền nguồn CON NGƯỜI,
HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI.. ............................................................................... 147
Bảng 4.3. Bảng từ ngữ liên quan đến những nét nghĩa được ánh xạ trong các miền
đích khác nhau thuộc các phạm trù khác nhau trong miền nguồn CON ĐƯỜNG,

HÀNH TRÌNH ....................................................................................................... 158
Bảng 4.4. Bảng từ ngữ liên quan đến những nét nghĩa được ánh xạ trong các miền
đích khác nhau thuộc các phạm trù khác nhau trong miền nguồn TỊA NHÀ, CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG ............................................................................................. 169


1

DẪN NHẬP
0.1. Đặt vấn đề
0.1.1. Theo quan niệm truyền thống, ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa phổ
biến, là một hiện tượng ngôn ngữ thuộc đối tượng nghiên cứu của Từ vựng học và
Phong cách học. Đó là phép sử dụng từ ngữ để chuyển nghĩa dựa trên cơ sở tương
đồng giữa một thuộc tính nào đó của hai hay nhiều sự vật, hiện tượng. Ẩn dụ là sự
chuyển đổi tên gọi giữa hai sự vật có mối quan hệ tương đồng. Người ta khái quát
thành công thức lấy tên gọi x của A để chỉ tên gọi y của B. Cách hình dung này mặc
dầu có ít nhiều thay đổi qua thời gian nhưng nó đã tồn tại trong lịch sử nhân loại trên
2000 năm, trong đó cơng lao xây dựng lớn nhất về tu từ học nói chung, ẩn dụ nói
riêng là của Aristotle.
Việc nghiên cứu ẩn dụ trong tiếng Việt với cách hình dung vừa nêu đã đóng
góp một phần khơng nhỏ cho lý luận và thực tiễn của ngành Việt ngữ học, làm cơ sở
cho việc miêu tả và giải thích những hiện tượng ngơn ngữ tưởng như khơng thể giải
thích được, nhất là ngơn ngữ văn chương. Tình hình tương tự cũng đã xảy ra ở phương
Tây. Nói rõ hơn, thành tựu nghiên cứu về ẩn dụ trên cứ liệu các ngôn ngữ biến hình
tuy được phân chia thành nhiều trường phái khác nhau nhưng cũng có chung một đặc
điểm. Đó là, các nhà nghiên cứu xem đây là đặc điểm của ngôn ngữ văn chương và
trong đó ẩn dụ được xem là một sự so sánh ngầm.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và Ngôn ngữ học, các
nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ẩn dụ không chỉ xảy ra trong phạm vi ngơn ngữ, mà
nó cịn là phương thức của tư duy và hành động, là hiện tượng ánh xạ giữa miền

nguồn và miền đích.
Trong cơng trình Metaphors We Live By (Chúng ta sống bằng ẩn dụ), Lakoff
và Johnson (1980, 2003) cho rằng ẩn dụ là phương thức của tư duy và hành động,
ngơn ngữ với vai trị phương tiện giao tiếp được coi là bằng chứng để xác lập hệ thống


2

các ý niệm và các phạm trù. Điều này có nghĩa là, các yếu tố lịch sử - văn hóa đã
được định hình trong ngơn ngữ thơng qua các ý niệm và ngược lại.
Lakoff và Johnson (1980, 2003) chứng minh được rằng ẩn dụ có trong ngơn
ngữ đời thường và nó đã thấm vào mỗi người đến mức chúng ta dùng ẩn dụ nhưng
khơng biết mình đang dùng. Với cơng trình đặc biệt vừa nhắc ở trên, vấn đề ẩn dụ
trong Ngôn ngữ học đã bước sang một bước ngoặt mới. Ẩn dụ được nhìn nhận khơng
phải đặc trưng riêng của tu từ, không phải là sản phẩm tưởng tượng của các nhà thơ,
lại càng không phải là ngôn ngữ của giới quý tộc mà là cách tư duy, hoạt động của trí
não, của ý niệm và cịn là hành động của con người. Ẩn dụ mang bản chất là phương
thức tư duy và dựa trên cơ chế ánh xạ và trải nghiệm xuyên miền.
Cụ thể là, trong nhận thức, chúng ta hiểu miền ý niệm này thông qua biểu thức
“MIỀN ĐÍCH LÀ MIỀN NGUỒN” (TARGET DOMAIN IS SOURCE DOMAIN)
hoặc “MIỀN ĐÍCH XEM NHƯ LÀ MIỀN NGUỒN” (TARGET DOMAIN AS
SOURCE DOMAIN)1.
Đóng góp của Lakoff và Johnson (1980, 2003) là đã chỉ ra quá trình tư duy
của con người gắn liền với ẩn dụ. Bản chất của ẩn dụ là cách tư duy dùng một loại sự
vật đã được trải nghiệm nhiều để lý giải một loại sự vật ít được trải nghiệm hơn.
Chẳng hạn như, trong cuộc sống thường ngày, người ta thường tham chiếu những
quan niệm đã biết, hữu hình và cụ thể để nhận thức về những quan niệm vơ hình, trừu
tượng, khó định nghĩa, đồng thời lấy trải nghiệm của thân thể con người làm cơ sở
nhận thức về tri thức và tâm thức của nhân loại. Đó chính là “triết học trải nghiệm”,
có nghĩa là nghiên cứu vừa dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa kinh nghiệm,

vừa dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy lý.
Ẩn dụ ý niệm (ADYN)2 phản ánh phương thức tư duy mang tính nhân loại
nên nó có mặt trong mọi ngõ ngách của tư duy, kể cả tư duy logic hoặc tư duy hình
tượng. Chính vì thế, ẩn dụ vượt ra hẳn phạm vi ngôn ngữ, là đối tượng nghiên cứu
Theo thông lệ của giới học thuật thế giới, các biểu thức ẩn dụ đều được in hoa. Tuy nhiên, để tiết
kiệm, luận án xin phép được in nghiêng. Cách thức này gần đây cũng đã được một số tạp chí, một
số cơng trình nghiên cứu về Ngôn ngữ học tri nhận sử dụng.
2 Hiện nay, khá nhiều tài liệu tiếng Việt sử dụng thuật ngữ/tên gọi ẩn dụ tri nhận. Theo chúng tôi
thuật ngữ này là dùng để phân biệt với ẩn dụ không phải theo quan niệm tri nhận. Cịn tên gọi
chính thức trong rất nhiều tài liệu và cả từ điển tri nhận là ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor).
1


3

của khoa học liên ngành. Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thơ ca mà còn thể hiện vai
trò trong mọi lĩnh vực: đời thường, kinh tế, ngoại giao, chính trị, khoa học, quảng
cáo, điện ảnh, hành chính v.v. Trong đó, một trong những điều góp phần hình thành
nên lý thuyết của Ngơn ngữ học tri nhận nói chung, ADYN (conceptual metaphor)
nói riêng, là những trải nghiệm ngay chính cơ thể của con người, thường được gọi là
nghiệm thân (embodiment).
Như vậy, ADYN hướng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí tuệ của con
người. Vì thế, Ngơn ngữ học tri nhận trở thành một bộ phận của khoa học tri nhận,
và nó là một bộ mơn khoa học liên ngành, gắn bó mật thiết với các khoa học về Tâm
lí học tri nhận, Trí tuệ nhân tạo, Văn hóa học, Triết học và Nhân học với thuyết “Dĩ
nhân vi trung”. Chính vì vậy, Ngơn ngữ học tri nhận trở thành bộ môn khoa học
nghiên cứu sự nhận thức và ý niệm hóa (conceptualization), phạm trù hóa
(categorization) của con người về thế giới xung quanh, bằng cách lấy con người làm
bản thể định vị giữa không gian, thời gian, và các nguyên tắc, sự kiện, hành động, tư
tưởng, tôn giáo, niềm tin v.v. của con người tương tác mật thiết với nhau trong không

gian – thời gian ấy.
0.1.2. Sự ổn định về chính trị là một trong những yếu tố quan trọng để một quốc gia
phát triển bền vững. Việt Nam được biết đến với bầu bạn năm châu như là một đất
nước có nền chính trị ổn định trong bối cảnh thế giới tương đối bất ổn hiện nay. Điều
này cần có sức mạnh tổng hợp từ nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực quyết định là
nhân tố con người – các chính khách, nhà lãnh đạo và nhà lập thuyết. Họ phải thường
xuyên sử dụng công cụ diễn ngơn chính trị (DNCT) để tác động và tun truyền nhằm
hướng đến một mục đích cụ thể nào đó. Chẳng hạn như, có nhiều DNCT hướng đến
mục đích ổn định chính trị, nhưng cũng có nhiều DNCT hướng đến tranh đấu, muốn
thay đổi chính trị, nhất là các DNCT Mỹ. DNCT được trình bày trước cơng chúng
nên cùng lúc có thể tác động đến rất nhiều người, nhiều đối tượng. Nếu các chính trị
gia sử dụng tốt ưu thế của DNCT thì họ có thể làm chủ được một thứ quyền lực
“mềm”, giúp ích hữu hiệu cho cơng việc của họ trong kỷ nguyên tri thức hiện nay.
DNCT là một thể loại diễn ngôn đặc biệt, thể hiện rõ ràng một trong những chức năng
quan trọng của ngơn ngữ, đó là chức năng tác động. Nhưng trên thực tế, diễn ngôn


4

chính trị tiếng Việt (DNCTTV) chưa được các nhà ngơn ngữ quan tâm nghiên cứu
như lẽ ra phải có.
Trong số các nghiên cứu về Ngôn ngữ học tri nhận đã có ở Việt Nam, chưa có
cơng trình độc lập nào nghiên cứu về ADYN trong DNCT Việt và Mỹ. Do nhiều lý
do khác nhau, thuật ngữ DNCT (political discourse) cho đến nay vẫn còn khá xa lạ
với giới học thuật Việt Nam. Điều này có thể giải thích được, bởi về mặt phong cách
học, một thời, trong các giáo trình, tài liệu, người ta chỉ nói đến phong cách chính
luận. Nói như Jakobson (1980), DNCT là một phong cách, trong đó, chức năng tác
động nổi trội lấn át các chức năng khác. Theo các tài liệu về phong cách học ở Việt
Nam, phong cách chính luận là một dạng thức của lời nói, đề cập đến nội dung chính
trị xã hội. Nó thích hợp với các vai chủ ngơn là những chính khách, nhà lãnh đạo và

nhà lập thuyết, thơng qua những vấn đề mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, trình bày chính
kiến của mình nhằm tác động tun truyền. Theo Đinh Trọng Lạc (chủ biên, 2013,
tr.114) chính luận bao gồm cả ở cả dạng nói và viết. Ở dạng viết có: lời kêu gọi, tun
ngơn, các báo cáo chính trị, các bài xã luận, bình luận trên báo chí. Ở dạng nói có:
diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, phát biểu trong đón tiếp ngoại giao, phát biểu
báo cáo trong các hội nghị, nói chuyện thời sự, chính sách. Nhóm tác giả chia các
diễn ngơn chính luận làm hai hệ thống lớn:
Dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật – logic: diễn ngơn chính luận có các kiểu
như: văn bản nghị luận chính trị, văn bản nghị luận kinh tế, văn bản nghị luận văn
hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật, giáo dục, y tế v.v.
Dựa vào những đặc điểm về kết cấu và về tu từ: diễn ngơn chính luận có các
kiểu như: lời kêu gọi, báo cáo chính trị, xã luận, bình luận; báo cáo, phát biểu trong
hội nghị v.v.
Theo đó, giữa văn bản chính luận và DNCT có những điểm tương đồng, nhưng
khơng thể coi là đồng nhất. Đó là chưa kể có sự khác biệt rất lớn trong phạm vi quyền
lực, trong việc định hướng thông tin và sức mạnh của tác động. Chẳng hạn như, thể
loại xã luận trong tiếng Việt, đó thường là những diễn ngơn mang tính chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước, trong khi đó xã luận của phương Tây thường là tiếng nói của một
tập đồn truyền thơng. Nếu hiểu DNCT thường đề cập đến cách thức quản lý, đề cập


5

đến những vấn đề mang tầm vóc xã hội rộng lớn của một nhà nước, của một tổ chức,
của một chính đảng hoặc của các chính khách, thì nội hàm và ngoại diên của DNCT
rộng hơn nhiều so với diễn ngơn chính luận.
DNCT xét về ý thức hệ, về tác động của quyền lực, có thể khác nhau trên nhiều
phương diện nhưng xét về cấu trúc ngơn ngữ, trong đó có cách thức tổ chức ý niệm
hóa, phạm trù hóa, kể cả các thao tác lập luận, các cách triển khai nội dung, phản ánh
các thao tác tư duy, thì đều có những đặc điểm vừa mang tính phổ qt vừa mang tính

đặc thù. Đó là chưa kể, dù là DNCT của một chính đảng theo các thể chế của phương
Tây hay là của một chính đảng của một nhà nước theo kiểu Việt Nam thì chúng đều
bị chi phối bởi một chức năng hết sức quan trọng chi phối cả nội dung và hình thức
của diễn ngơn. Đó là chức năng tác động.
Do vậy, có thể nói, sự khác nhau về thể chế chính trị, tơn chỉ, mục đích của
các đảng phái chính trị khơng ảnh hưởng nhiều đến tổ chức ngơn từ bởi vì mỗi chính
khách đều có cách ý niệm hóa và phạm trù hóa riêng, đặc biệt là sự sáng tạo của
phong cách cá nhân trong q trình sử dụng ngơn ngữ, cụ thể ở đây là diễn ngơn chính
trị. Ngồi ra, việc ưu tiên chọn miền nguồn nào, ánh xạ lên miền đích nào trong diễn
ngơn chính trị là có lý do kinh nghiệm và tương tác văn hóa.
Chính vì thế, chúng tơi tiến hành làm rõ thêm hướng nghiên cứu về ADYN
trong DNCT Việt và Mỹ để phục vụ cho việc thực hiện luận án của mình. Cụ thể là,
dựa vào thành tựu nghiên cứu từ diễn ngơn chính trị tiếng Anh (DNCTTA) mạnh dạn
đề xuất một hướng nghiên cứu có tính chất liên ngành giữa Ngữ dụng học và Phân
tích diễn ngơn và Ngơn ngữ học tri nhận. Đó là nghiên cứu về Ẩn dụ ý niệm trong
diễn ngơn chính trị Việt và Mỹ. Mục đích nghiên cứu là nhằm khảo sát và đi đến
xác lập các ADYN điển dạng trong DNCTTV và diễn ngơn chính trị tiếng Anh Mỹ
(DNCTTAM) trên khối ngữ liệu thu thập được. Ngồi ra, chúng tơi cũng tập trung
giải thích, phân tích cơ sở hình thành của miền nguồn (source domain) và miền đích
(target domain) trong các ADYN dựa trên góc độ ngơn ngữ và văn hóa. Chú trọng
việc triển khai, xem xét các thao tác ánh xạ (mapping), dựa vào số liệu thống kê, luận
án cũng tiến hành so sánh đối chiếu các ADYN trong DNCTTV và DNCTTAM để
tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt.


6

Nếu công việc này được triển khai tốt, một mặt giúp cho các chính khách Việt
Nam làm quen với một số tiền đề về lập thức, một số hiểu biết cơ sở phục vụ tốt hơn
cho công tác tuyên truyền, mặt khác, giúp cho việc đối dịch ẩn dụ ý niệm, giáo dục

ngơn ngữ, đào tạo cán bộ hành chính, cán bộ quản lý, cán bộ ngoại giao sớm đạt chất
lượng như mong muốn.
0.2. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
0.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ADYN phổ biến được sử dụng trong
DNCTTV và DNCTTAM, bao gồm các miền nguồn và miền đích hữu quan. Cụ thể
là:
- Các phát ngơn có chứa ẩn dụ;
- Các loại ẩn dụ;
- Một số miền nguồn và miền đích được sử dụng phổ biến trong DNCTTV và
DNCTTAM.
0.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là dựa vào 200 DNCTTV và 200 DNCTTAM. Bên cạnh
đó, khi cần thiết, để củng cố cho một số nhận xét, luận án sẽ dẫn thêm một vài nguồn
ngữ liệu liên quan đến đề tài.
Luận án giới hạn sử dụng ngữ liệu tiếng Việt ở một số chính trị gia tương đối
nổi tiếng và giới hạn sử dụng ngữ liệu tiếng Anh trong phạm vi các DNCTTAM.
Quan sát cơ bản của luận án là có chú ý đến miền đích, nhưng chủ yếu là ánh
xạ từ miền nguồn và phân loại ADYN theo miền nguồn.
Thông qua ngữ liệu sưu tập được trong DNCTTV, luận án sẽ lần lượt khảo sát
một số ẩn dụ liên quan đến 7 miền nguồn phổ biến như: HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI,
GIA ĐÌNH, XÂY DỰNG, HÀNH TRÌNH, BỆNH TẬT, THỰC VẬT và CƠ THỂ
SỐNG và một số miền nguồn khác. Ở mỗi một miền nguồn như vậy, tùy theo chủ đề
biểu đạt, luận án sẽ miêu tả, phân tích các ẩn dụ gắn liền với những ngữ cảnh diễn
ngôn cụ thể.
Trong DNCTTAM, luận án sẽ lần lượt khảo sát một số ẩn dụ liên quan đến 7
miền nguồn phổ biến như: HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI, GIA ĐÌNH, XÂY DỰNG,


7


HÀNH TRÌNH, CHIẾN TRANH, THỜI TIẾT và ĐỘNG VẬT và một số miền nguồn
khác. Cũng tương tự, ở mỗi một miền nguồn như vậy, tùy theo chủ đề biểu đạt, luận
án sẽ miêu tả, phân tích các ẩn dụ gắn liền với những ngữ cảnh diễn ngôn cụ thể.
Từ kết quả khảo sát có được từ DNCTTV và DNCTTAM, luận án lựa chọn
những ẩn dụ có tần suất cao, xuất phát từ 03 phạm trù điển dạng để so sánh đối chiếu
các ADYN trong DNCTTV và DNCTTAM nhằm tìm ra các đặc điểm tương đồng và
dị biệt.
0.2.3. Tư liệu nghiên cứu
Luận án tiến hành khảo sát trên khối ngữ liệu sau đây:
a. Tiếng Việt
(i). 150 DNCT của Hồ Chí Minh từ Hồ Chí Minh tồn tập (tập 1 đến tập 12) của Nxb
Chính trị Quốc gia năm 2004.
(ii). 50 DNCT của các nhà lãnh đạo Việt Nam ở các cương vị quan trọng khác nhau
trong giai đoạn từ 1945 đến nay. Nguồn tư liệu này được lấy từ một số tạp chí, báo
chí và cổng thơng tin điện tử Việt Nam như sau:
/> />;
/>Đây là các tài liệu chính thống, có giá trị trên nhiều phương diện, trong đó có
ngơn ngữ học.
b. Tiếng Anh
(i). 100 bài diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ trong cuốn sách “WORDS of a CENTURY:
THE TOP 100 AMERICAN SPEECHES, 1900-1999” được tập hợp bởi Stephen E.
Lucas và Martin J. Medhurst, 2009, Oxford University Press;
(ii). 58 diễn ngôn nhậm chức của 45 đời Tổng thống Mỹ được lấy từ The Avalon
Project, Documents in Law, History and Diplomacy, Lillian Goldman Law Library,
Yale Law School; Link: Last
retrieved: March 26, 2020;


8


(iii). 42 DNCT của các nhà chính trị Mỹ đầu thế kỷ 21 đăng tải trên website
; Last retrieved: March 26, 2020.
Luận án chỉ khảo sát các bài diễn thuyết, bài diễn văn nhậm chức từ khía cạnh
của ngơn ngữ học, đồng thời tuân thủ nghiêm túc yêu cầu về chính trị, các quan điểm
của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta. Tác giả không xem xét và cũng không đưa vào
luận án các biểu thức ẩn dụ và ADYN có chứa nội dung chống Đảng Cộng sản, nội
dung trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
0.3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nhận diện các ADYN phổ biến trong hai hệ thống DNCT, chú ý thích
đáng sự tương tác về mặt văn hóa, luận án sẽ phân tích cấu trúc và chức năng của
chúng trong mối quan hệ với miền nguồn và miền đích. Thứ đến, từ các đặc điểm đã
xác lập, coi ADYN trong DNCTTV là cơ sở tiến hành so sánh đối chiếu với ADYN
trong DNCTTAM để tìm ra sự tương đồng và dị biệt, cũng như nêu lên một số gợi ý
về mặt thực tiễn có tính chất ứng dụng.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tổng quan về tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa các lý thuyết áp dụng cho việc
nghiên cứu về ADYN trong DNCTTV và DNCTTAM.
- Xác lập nội hàm, ngoại diên của các khái niệm liên quan đến đề tài như diễn ngơn,
DNCT, DNCTTV, DNCTTA, ý niệm hóa, phạm trù hóa, ẩn dụ, ADYN, ẩn dụ ngơn
ngữ... Đây là những công cụ quan yếu làm cơ sở cho việc nghiên cứu của luận án.
- Sưu tập, phân loại và thống kê ADYN trong DNCTTV và DNCTTAM theo chủ đề,
theo miền nguồn với tư cách là xuất phát điểm của ánh xạ.
- Mơ tả, phân tích, giải thích và đánh giá vai trị của ADYN được sử dụng trong các
DNCTTV.
- Mơ tả, phân tích, giải thích và đánh giá vai trị của ADYN được sử dụng trong các
DNCTTAM.



9

- Vận dụng mối quan hệ giữa miền nguồn/miền đích để xem xét việc ý niệm hóa và
phạm trù hóa trong hai ngơn ngữ dựa vào chủ thuyết của Kưvecses (2005, tr.67-68)
gồm:
(i)

Nhiều miền ý niệm nguồn khác nhau được dùng để nhận thức một miền
đích duy nhất;

(ii)

Một miền ý niệm nguồn duy nhất được dùng để nhận thức nhiều miền
ý niệm đích khác nhau;

(iii)

Một tập hợp các ẩn dụ để tạo ra miền ý niệm đích là giống nhau trong
hai ngơn ngữ, hai nền văn hóa nhưng việc ưu tiên sử dụng loại nào là
không giống nhau;

(iv)

Một số ẩn dụ độc nhất với cả miền nguồn và miền đích độc nhất chỉ có
trong một ngơn ngữ và nền văn hóa nào đó.

Vận dụng thêm cơ sở lý thuyết phân tích các ẩn dụ đồng dạng (congruent
metaphor) và ẩn dụ thay thế (alternative metaphor), luận án xem xét các mơ hình tri

nhận, mơ hình ADYN cũng như sẽ chỉ ra những đặc điểm tương đồng và dị biệt trong
DNCTTV và DNCTTAM.
0.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở các nhiệm vụ trên, luận án tập trung làm rõ các câu hỏi nghiên cứu
sau:
Một là, hệ thống ADYN xuất phát từ những miền nguồn nào? Tần suất của
chúng ra sao trong cả hai hệ thống DNCTTV và DNCTTAM?
Hai là, cấu trúc và chức năng của các biểu thức ẩn dụ được sử dụng như thế
nào, tác động của chúng ra sao khi gắn liền với từng ngữ cảnh cụ thể trong DNCTTV
và DNCTTAM?
Ba là, cơ sở nào để giải thích sự hình thành của miền nguồn và miền đích trong
các ADYN, mối quan hệ nguồn – đích trong DNCTTV và DNCTTAM được hình
thành như thế nào?
Bốn là, điểm tương đồng và dị biệt giữa các DNCTTV và DNCTTAM trong
việc sử dụng các ADYN và các biểu thức tương ứng là như thế nào? Những đặc điểm


10

tương đồng và dị biệt đó, nếu có, sẽ được giải thích như thế nào dựa trên mối quan
hệ giữa ngơn ngữ, văn hóa và tư duy?
0.4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu
0.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp hai xu hướng tiếp cận chính: Nghiên cứu định lượng và nghiên
cứu định tính. Nghiên cứu định lượng cho phép luận án thiết lập sự so sánh trực tiếp
giữa hai khối ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ. Nghiên cứu định tính giúp nghiên
cứu sâu hơn và chi tiết hơn các ADYN có mặt trong hai khối ngữ liệu, góp phần xác
lập các đặc điểm cơ bản, cũng như làm sáng tỏ các nét tương đồng và dị biệt giữa hai
ngôn ngữ Việt - Anh trên cùng thể loại DNCT.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án:

- Phương pháp miêu tả:
Phương pháp này áp dụng triệt để trong việc sưu tập, nhận diện cũng như phân
loại ngữ liệu.
- Phương pháp phân tích diễn ngơn:
Luận án chú ý đến tương tác của ngữ cảnh, vai trò của người sử dụng trong
môi trường tri nhận, đặc biệt là vận dụng các thủ pháp phân tích của lý thuyết quan
yếu (relevance theory).
- Phương pháp so sánh – đối chiếu:
Luận án tiến hành phân loại các ADYN theo lĩnh vực nguồn, theo tần suất,
theo mức độ sử dụng, theo đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa, sau đó các ADYN và các
biểu thức ngơn ngữ cụ thể hóa của chúng trong DNCTTV và DNCTTAM sẽ được so
sánh và đối chiếu trên các tiêu chí cụ thể.
Luận án sẽ tiến hành so sánh đối chiếu song song các ADYN trong DNCTTV
và DNCTTAM để tìm ra những đặc điểm tương đồng và dị biệt.
0.4.2. Thủ pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các thủ pháp như thủ pháp nhận diện ẩn dụ theo MIP
(Metaphor Identification Procedure) của Pragglejaz Group (2007); kết hợp với
MIPVU (Metaphor Identification Procedure Vrije Universiteite) của Steen et al


11

(2010a); thủ pháp qui nạp và diễn dịch dựa vào từ đa nghĩa hệ thống (systemic
polysemy) và các ẩn dụ ngơn ngữ (Lakoff & Johnson, 2003; Trịnh Sâm, 2016).
0.5. Đóng góp của luận án
0.5.1. Về mặt lý luận
Những kết quả tìm được trong luận án góp phần khẳng định ưu thế của ngữ
nghĩa học tri nhận nói chung và lý thuyết ADYN nói riêng trong so sánh đối chiếu
DNCT để tìm ra những phổ quát và đặc thù. Cách tiếp cận này cịn rất mới ở Việt
Nam, hy vọng góp phần mở rộng hướng nghiên cứu diễn ngôn tuy đã khá phổ biến

trong giới ngôn ngữ học trên thế giới nhưng lại còn mới mẻ ở Việt Nam.
Luận án sẽ góp phần thúc đẩy khuynh hướng nghiên cứu lý thuyết về Ngơn
ngữ học tri nhận ở Việt Nam, góp phần chứng minh ADYN khơng chỉ là hình thái tu
từ của thi ca mà là còn vấn đề của tư duy, là một công cụ quan trọng giúp nhà ngôn
ngữ học nhìn vào trí não của con người và cách con người tương tác với thế giới.
Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề như việc ưu tiên chọn miền nguồn
nào, ánh xạ lên miền đích nào là có lý do về kinh nghiệm và tương tác văn hóa.
Đặc biệt, luận án vận dụng mối quan hệ giữa miền nguồn và miền đích để xem
xét việc ý niệm hóa, phạm trù hóa trong hai ngơn ngữ dựa vào chủ thuyết của
Kưvecses (2005, tr.67-68) với 4 trường hợp có tính chất phổ niệm.
0.5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả thu được từ luận án sẽ mở ra triển vọng giảng dạy DNCT theo cách
tiếp cận mới; đóng góp cho các nhà giảng dạy ngoại ngữ, biên - phiên dịch, đặc biệt
là trong lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành nói chung và tiếng Anh trong DNCT nói
riêng; giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành chính trị học, quản lý nhà nước, ngoại
giao kỹ năng viết DNCT hoặc dịch DNCT từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại.
Ngoài ra, kết quả thu được từ luận án cũng góp phần làm sáng tỏ một số đặc
điểm DNCT của hai ngôn ngữ, giúp cho việc soạn thảo, giảng dạy và biên - phiên
dịch DNCT sát với yêu cầu thực tế trong quá trình hội nhập hiện nay.


12

0.6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu
làm 04 chương.
- Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận
Trình bày lịch sử nghiên cứu về DNCTTV và DNCTTA. Xác lập nội hàm và
ngoại diên của các khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài và đề cập một cách khái
quát về một số vấn đề lý thuyết quan yếu làm chỗ dựa để nghiên cứu những vấn đề

cụ thể.
- Chương 2: Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn chính trị tiếng Việt
Khảo sát hệ thống ADYN chính trị dựa vào 7 miền nguồn phổ biến và một số
miền nguồn khác. Nêu lên một số nhận xét về mặt cấu trúc, chức năng và khả năng
tác động gắn liền với những ngữ cảnh cụ thể, nội dung cụ thể.
- Chương 3: Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn chính trị tiếng Anh Mỹ
Khảo sát hệ thống ADYN chính trị dựa vào 7 miền nguồn phổ biến và một số
miền nguồn khác. Nêu lên một số nhận xét về mặt cấu trúc, chức năng và khả năng
tác động gắn liền với những ngữ cảnh cụ thể.
- Chương 4: So sánh ẩn dụ ý niệm trong diễn ngơn chính trị tiếng Việt với diễn
ngơn chính trị tiếng Anh Mỹ.
Dựa vào 3 miền nguồn có tần suất cao nhất trong hai hệ thống, tiến hành so
sánh đối chiếu, chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt, và bước đầu giải thích những
ngun do dẫn đến các đặc điểm đó.


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan
1.1.1. Nghiên cứu về ẩn dụ
Các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ẩn
dụ. Aristotle (384-322 TCN), một bậc thầy triết học, là người đầu tiên nhắc đến ẩn
dụ và trình bày nó như một phạm trù nghiên cứu. Aristotle đã xem ẩn dụ là hình thức
chuyển tên gọi trang trí trong ngơn ngữ nghệ thuật và hùng biện bằng phương thức
chuyển tên gọi từ chủng sang loài, từ loài sang chủng, hoặc từ loài sang loài, hoặc
chuyển dựa trên nguyên tắc tương suy (analogy). Có thể nói rằng cách hình dung này
là điểm khởi nguồn cho các quan niệm về ẩn dụ từ trước đến nay.
Về sau, các nhà nghiên cứu đã cụ thể hóa thêm quan niệm đó của Aristotle,

đồng thời, những nghiên cứu mới về ẩn dụ đã xuất hiện, tập trung phát triển theo hai
quan điểm chính: Quan điểm thay thế (Substitution view) và Quan điểm so sánh
(Simile view). Quan điểm thay thế cho rằng biểu thức ẩn dụ luôn luôn được dùng
thay cho biểu thức nghĩa đen nào đó tương đương với nó. Quan điểm so sánh xem
nghĩa hình ảnh của ẩn dụ là nghĩa đen của sự so sánh tương ứng (simlie). Ý nghĩa của
ẩn dụ được xác định với sự so sánh tương ứng bằng nhau. Ví dụ: “X là Y” là ẩn dụ
thì ý nghĩa của nó được đưa ra từ câu: “X là như Y.”
Theo định nghĩa của từ điển Merriam – Webster, “Ẩn dụ là đặc trưng của lời
nói trong đó một từ hoặc cụm từ biểu thị một đối tượng hoặc ý tưởng nào đó được sử
dụng để thay thế cho một đối tượng khác dựa vào sự tương tự hoặc tương suy giữa
chúng.” Ý nghĩa của nó bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp “metapherein”, có nghĩa là
chuyển giao, thay thế, thay đổi, biến đổi (Online Etymology Dictionary).


14

Theo Bain (1877), ẩn dụ là so sánh được hàm ẩn bởi chính sự sử dụng từ hoặc
biểu ngữ v.v. Khi chúng ta xem xét những đặc điểm của ẩn dụ, các mặt ưu và nhược
điểm của nó, chúng ta bị hạn chế bởi các khung của từ hoặc cụm từ.
Black (1962) cho rằng ẩn dụ là một lối nói dùng một biểu thức miêu tả để
chuyển sang một đối tượng nào đó khác với đối tượng mà biểu thức này ứng dụng,
nhưng tương tự với nó về một nét gì đó. Kết quả của việc đó cho ra các biểu thức ẩn
dụ.
Nhiều đại diện tiêu biểu khác như Wittgenstein (1953, 1969), Davidson (1984,
1978) v.v. đều có chung quan điểm khi cho rằng ẩn dụ thường được coi là phép
chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có điểm tương đồng hay
giống nhau.
Lakoff & Johnson (1980) nhận xét cách tiếp cận truyền thống về ẩn dụ nêu
trên chỉ đơn thuần là gắn ẩn dụ với chức năng chỉnh trang về mặt ngôn ngữ cho lời
nói và ẩn dụ chỉ phục vụ như cơng cụ trang trí. Ẩn dụ được cho là chỉ thuộc về ngôn

ngữ thơ ca, không liên quan đến tư duy của con người.
Việt Nam cũng có lịch sử lâu dài nghiên cứu về ẩn dụ. Tiêu biểu là các tác giả
như Nguyễn Lân (1966), Nguyễn Văn Tu (1976), Đỗ Hữu Châu (1962, 1981, 2005),
Cù Đình Tú (1983, 2002), Nguyễn Thiện Giáp (1998, 2008, 2016), Đinh Trọng Lạc
(1999), Nguyễn Thái Hòa (2005), Vũ Đức Nghiệu (2009), Hữu Đạt (2011) v.v. Nhìn
chung, các tác giả có chung quan điểm khi cho rằng ẩn dụ là hiện tượng ngôn ngữ lấy
tên gọi của sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa trên
những tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng đó.
Chẳng hạn, Nguyễn Lân (1966, tr.80) định nghĩa “Ẩn dụ cũng là một cách ví
nhưng khơng cần dùng đến những tiếng để so sánh như: tựa, như, nhường, bằng v.v.”
Nguyễn Văn Tu (1976) cho rằng ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của
một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng
ta phải so sánh ngầm.
Đỗ Hữu Châu (1981, tr.145) quan niệm về ẩn dụ như sau: “Cho A là một hình
thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật, A vốn là tên gọi của X (tức X là
nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X


15

để gọi Y (biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào đó giống nhau.”; về sau ơng cho
rằng hiểu theo quan niệm thông dụng nhất, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự
giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau.
Tương tự, Nguyễn Thái Hòa (2005) xem ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa
vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau.
Nguyễn Thiện Giáp (1998, tr.162) xác định “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi
dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau.”; về
sau, bên cạnh việc thừa nhận những đặc điểm ngôn ngữ của ẩn dụ như một số tác giả
khác, Nguyễn Thiện Giáp (2016, tr.49) còn cho rằng ẩn dụ là hiện tượng sử dụng có
tính chất văn chương một hình thức ngơn ngữ và tác giả có đề cập đến loại ẩn dụ bổ

sung liên quan đến sự chuyển đổi cảm giác.
Đinh Trọng Lạc (1999, tr.52) định nghĩa “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang
ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực
hay tưởng tượng ra), giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được
định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B tên gọi được chuyển
sang dùng cho A.”
Hữu Đạt (2011, tr.302) khẳng định “Ẩn dụ là kiểu so sánh khơng nói thẳng ra.
Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng
để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại
ngoài văn bản. Ẩn dụ thực chất là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa
trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc.”
Như vậy, thành tựu nghiên cứu về ẩn dụ dưới góc nhìn của ngơn ngữ học
truyền thống như đã trình bày bên trên khơng phải là ít. Tuy nhiên, như đã nói, tất cả
hầu như chỉ nhìn nhận ẩn dụ là đặc trưng của Ngơn ngữ học văn chương, là một biện
pháp tu từ, là một phương thức phát triển nghĩa và đồng thời ẩn dụ phục vụ như một
cơng cụ trang trí và chỉnh trang về mặt ngôn ngữ.
1.1.2. Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm
Những nghiên cứu về ADYN xuất hiện cùng với sự hình thành của Ngơn ngữ
học tri nhận vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Cơng trình


16

Metaphors We Live By của Lakoff và Johnson (1980) đã đưa vấn đề ẩn dụ trong Ngôn
ngữ học sang một bước ngoặt mới.
Cụ thể, Lakoff và Johnson (1980, 2003, tr.8) quan niệm: “Ẩn dụ xuyên suốt
đời sống của chúng ta và khơng chỉ thể hiện ở ngơn ngữ mà cịn cả tư duy và hành
động. Hệ thống ý niệm thường nhật của chúng ta, mà thơng qua đó chúng ta tư duy
và hành động, về thực chất mang tính ẩn dụ. Bản chất của ẩn dụ là ở tư duy và cảm
xúc về các hiện tượng thuộc loại này ẩn trong thuật ngữ của các hiện tượng khác.”

Cũng theo Lakoff và Johnson (1980, 2003), ẩn dụ là công cụ thể hiện sự quan
sát một kinh nghiệm nào đó thơng qua một kinh nghiệm khác. Ẩn dụ phản ánh một
số tri nhận nhất định về thế giới xung quanh hoặc kinh nghiệm của con người về thế
giới đó. Chẳng hạn, các khái niệm mang tính chất trừu tượng như tranh luận, chính
trị, cuộc sống thường được diễn đạt thơng qua các hiện tượng cụ thể như chiến tranh,
tịa nhà, hành trình. Qua đó, giúp xác định được các ánh xạ cho tranh luận, chính trị,
cuộc sống.
Ngồi ra, Lakoff và Johnson (1980, 2003) cho rằng ADYN là sự chuyển nghĩa
hoặc là một quá trình ánh xạ cấu trúc và quan hệ nội tại của một miền nguồn sang
một miền đích, mà theo đó miền nguồn góp phần cấu trúc nên miền đích, và miền
đích được định dạng thơng qua miền nguồn. Q trình ánh xạ này có thể được biểu
đạt thơng qua biểu thức: “MIỀN ĐÍCH LÀ MIỀN NGUỒN” (TARGET DOMAIN
IS SOURCE DOMAIN) hoặc “MIỀN ĐÍCH XEM NHƯ LÀ MIỀN NGUỒN”
(TARGET DOMAIN AS SOURCE DOMAIN). Chẳng hạn, trong ADYN politics is
a journey (chính trị là một cuộc hành trình) thì miền đích POLITICS (CHÍNH TRỊ)
– một khái niệm trừu tượng được hiểu thơng qua miền nguồn A JOURNEY (MỘT
CUỘC HÀNH TRÌNH) – một khái niệm cụ thể.
Dựa vào lý thuyết của khoa học tri nhận, Lý Toàn Thắng (2005, tr.25) khẳng
định “ADYN là một sự chuyển di (transfer) hay một sự ánh xạ (mapping) cấu trúc và
các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay một mơ hình tri nhận nguồn sang một lĩnh
vực hay một mơ hình tri nhận đích.”
Như vậy, ADYN về bản chất là một trong những hình thức ý niệm hóa, một
q trình tri nhận, một cơ chế tri nhận với mục đích tạo ra những ý niệm mới hoặc


×