Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

Sự phát triển công nghiệp trong vùng tứ giác thành phố hồ chí minh bình dương đồng nai bà rịa vũng tàu (1998 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 268 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ MINH TỨ

SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG VÙNG TỨ GIÁC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI
– BÀ RỊA VŨNG TÀU (1998 – 2012)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ MINH TỨ

SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG VÙNG TỨ GIÁC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI
– BÀ RỊA VŨNG TÀU (1998 – 2012)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
Mã số: 62 – 22 – 54 – 05
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS, TS. Võ Văn Sen
2. TS. Lê Xuân Nam


Cán bộ phản biện độc lập:
1. PGS, TS. Hồ Sơn Đài
2. PGS, TS. Trần Đức Cường
Cán bộ phản biện:
1. PGS, TS. Hồ Sơn Đài
2. PGS, TS. Ngô Minh Oanh
3. PGS, TS. Trần Thị Mai

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi,
tất cả các số liệu trong luận án đều được được trích dẫn và tính tốn từ những
nguồn chính thống, đáng tin cậy, có nguồn rõ ràng, các nhận định trong luận án
được rút ra từ kết quả nghiên cứu của bản thân, nếu sai tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm.
TP.HCM, ngày 16 tháng 8 năm 2018
Người cam đoan

ĐỖ MINH TỨ


-I-

BẢN ĐỒ KHU VỰC TỨ GIÁC:
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – BÀ RỊA
VŨNG TÀU


Nguồn: Nghiên cứu sinh vẽ lại trên cơ sở Bản đồ hành chính Việt Nam


- II -

BẢN ĐỒ KHU VỰC TỨ GIÁC:
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – BÀ RỊA VŨNG
TÀU TRONG KHÔNG GIAN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Nguồn: Nghiên cứu sinh vẽ lại trên cơ sở Bản đồ hành chính Việt Nam


- III -

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia
ASEAN:

Đông Nam Á)

BRVT:

Bà Rịa – Vũng Tàu

CCKT:

Cơ cấu kinh tế

CCN:


Cụm cơng nghiệp

CNCB:

Cơng nghiệp chế biến

CNH:

Cơng nghiệp hóa

CNKV:

Cơng nghiệp khu vực

FDI:

Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GDP:

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

GTSX:

Giá trị sản xuất

GTSXCN:

Giá trị sản xuất cơng nghiệp


HĐH:

Hiện đại hóa

ICOR:

Incremental Capital – Output Ratio (Hệ số sử dụng vốn)

KCN:

Khu công nghiệp

KCNC:

Khu công nghệ cao

KCX:

Khu chế xuất

KHCN:

Khoa học, công nghệ

KVKT:

Khu vực kinh tế

KVTG:


Khu vực tứ giác

SXCN:

Sản xuất cơng nghiệp

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCN:

Tiểu thủ cơng nghiệp

USD:

United States Dollar (Đơ la Mỹ)

VKTTĐPN:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

VKTTĐMT:

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

VKTTĐBB:

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ



- IV -

MỤC LỤC
Trang
DẪN LUẬN ............................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................. 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................................. 3

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .............................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ........................................................................ 4
5. HƯỚNG TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN
TƯ LIỆU ................................................................................................................. 4
5.1. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 4
5.2. Nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài ............................................................. 6
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ................................................... 6
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ............................................................................ 7
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LĨNH VỰC NGHIÊN
CỨU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI –
BÀ RỊA VŨNG TÀU TRƯỚC 1998 ....................................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu ......................... 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài ..................... 8
1.1.2. Những vấn đề lý luận chung về phát triển công nghiệp ...................... 23
1.2. Khái lược địa bàn nghiên cứu và thực trạng phát triển công nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu

trước 1998 ...................................................................................................... 32
1.2.1. Khái lược điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực tứ giác:
Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.... 32
1.2.2. Những lợi thế trong phát triển công nghiệp của khu vực tứ giác:


-V-

Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.... 38
1.2.3. Thực trạng phát triển cơng nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh – Bình
Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn trước năm 1998 ............. 41
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 55
Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC TỨ GIÁC:
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – BÀ RỊA
VŨNG TÀU TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THÀNH LẬP VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (1998 – 2002) .......................................................... 58
2.1. Bối cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về
phát triển cơng nghiệp ................................................................................... 58
2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước .............................................. 58
2.1.2. Chủ trương của Đảng, chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước
và định hướng của Đảng bộ, chính quyền các địa phương trong khu vực ... 59
2.2. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho phát triển công nghiệp ............ 62
2.2.1. Quy hoạch, phát triển các khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp ......... 62
2.2.2. Đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, kho bãi, thông tin liên lạc ....... 63
2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp ................................. 65
2.2.4. Huy động, thu hút vốn đầu tư .............................................................. 66
2.3. Chuyển biến của công nghiệp khu vực tứ giác từ 1998 đến 2002 ......... 68
2.3.1. Chuyển biến về cơ sở sản xuất ............................................................ 68
2.3.2. Chuyển biến về lao động ..................................................................... 73
2.3.3. Kết quả sản xuất, kinh doanh ở các khu công nghiệp, khu chế xuất ... 78

2.3.4. Tăng trưởng công nghiệp ở khu vực tứ giác ....................................... 79
2.3.5. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp......................................................... 92
2.3.6. Năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn ...................................... 94
2.3.7. Bảo vệ mơi trường trong q trình phát triển công nghiệp ................ 97
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 99
Chương 3. SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC TỨ GIÁC: THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – BÀ RỊA VŨNG TÀU
TRONG BỐI CẢNH MỞ RỘNG KHƠNG GIAN ĐỊA LÝ VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (2003 – 2012) .......................................................... 101
3.1. Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những chủ trương mới của


- VI -

Đảng, chính sách mới của Nhà nước về phát triển công nghiệp ................... 101
3.1.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế ............................................... 101
3.1.2. Những chủ trương mới của Đảng, chính sách mới của Nhà nước
về phát triển công nghiệp .............................................................................. 102
3.2. Những chuyển biến về điều kiện cho phát triển công nghiệp ................ 106
3.2.1. Đẩy mạnh quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp ............... 106
3.2.2. Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp ..... 108
3.2.3. Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp ................... 112
3.2.4. Huy động vốn đầu tư phát triển công nghiệp ...................................... 113
3.3. Những kết quả đạt được của công nghiệp khu vực tứ giác .................... 118
3.3.1. Sự gia tăng các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cơng nghiệp . 118
3.3.2. Tăng trưởng về lao động ..................................................................... 123
3.3.3. Hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất ............................. 126
3.3.4. Tăng trưởng công nghiệp ở khu vực tứ giác trong bối cảnh mới ........ 127
3.3.5. Chuyển biến về cơ cấu công nghiệp .................................................... 147
3.3.6. Năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn trong công nghiệp........ 148

3.3.7. Công tác bảo vệ mơi trường trong q trình phát triển cơng nghiệp .. 152
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 154
Chương 4. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP Ở KHU VỰC TỨ GIÁC:
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – BÀ RỊA
VŨNG TÀU (1998 – 2012) ................................................................................... 156
4.1. Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành
phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu
(1998 – 2012) ................................................................................................ 156
4.1.1. So với các Vùng kinh tế trọng điểm khác, tốc độ tăng trưởng công
nghiệp của khu vực tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng
Nai – Bà Rịa Vũng Tàu không cao nhưng quy mô nền công nghiệp lớn….. 156
4.1.2. Công nghiệp chế biến luôn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu
cơng nghiệp khu vực, công nghiệp khai thác chiếm một tỷ trọng nhỏ và
ngày càng có xu hướng giảm......................................................................... 157
4.1.3. Khu chế xuất, khu công nghiệp được phân bố trung dọc các tuyến


- VII -

quốc lộ, cạnh các sông lớn, là động lực quan trọng thúc đẩy q trình phát
triển cơng nghiệp của khu vực....................................................................... 158
4.1.4. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ngồi đóng vai
trị quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của khu vực ........................ 160
4.1.5. Thành phố Hồ Chí Minh ln giữ vai trị là hạt nhân của cơng nghiệp
khu vực cũng như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................................. 162
4.2. Vai trị của ngành cơng nghiệp khu vực tứ giác: Thành phố Hồ Chí
Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu .................................. 164
4.2.1. Công nghiệp với sự phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực tứ giác ...... 164
4.2.2. Vai trị của ngành cơng nghiệp khu vực tứ giác đối với Vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam và cả nước ............................................................... 174
4.3. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển và kiến nghị một số giải
pháp nhằm phát triển công nghiệp khu vực tứ giác theo hướng bền vững… 176
4.3.1. Những vấn đề đặt ra trong q trình phát triển cơng nghiệp ở
khu vực tứ giác .............................................................................................. 176
4.3.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp ở khu vực
tứ giác : Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa
Vũng Tàu theo hướng bền vững .................................................................... 189
Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 195
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 197
NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI
DUNG LUẬN ÁN ................................................................................................. 202
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 204
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 222
Phụ lục 1: Các bảng số liệu liên quan đến nội dung phát triển công nghiệp ở
khu vực tứ giác (1998 – 2012) ............................................................................... 222
Phụ lục 2: Thành tựu công nghiệp ở khu vực tứ giác (1998 – 2012) .................... 225
Phụ lục 3: Khu chế xuất, khu công nghiệp ở khu vực tứ giác (1998 – 2012) ........ 244
Phụ lục 4: Đời sống công nhân ở khu vực tứ giác (1998 – 2012) ......................... 253
Phụ lục 5: Một số hình ảnh về những vấn đề đặt ra trong q trình phát triển
cơng nghiệp ở khu vực tứ giác (1998 – 2012) ....................................................... 255


- VIII -

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

1.


Bảng 2.1: Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, kho bãi, thông tin
liên lạc (1998 – 2002) .................................................................................... 64

2.

Bảng 2.2: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp giai đoạn 1998 – 2002 ......... 67

3.

Bảng 2.3: Dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào phát triển cơng
nghiệp ở khu vực tứ giác (1998 – 2002) ....................................................... 68

4

Bảng 2.4: Cơ sở sản xuất công nghiệp khu vực tứ giác (1998 – 2002) ........ 69

5.

Bảng 2.5: Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo khu vực

kinh tế (1998 - 2002)............................................................................. 70
6

Bảng 2.6: Cơ sở sản xuất cơng nghiệp phân theo nhóm ngành
(1998 – 2002) ................................................................................................ 72

7.

Bảng 2.7: Lao động công nghiệp ở khu vực tứ giác (1998 – 2002) ............. 74


8.

Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực tứ giác (1998 – 2002) .... 79

9.

Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tứ giác với các Vùng kinh
tế trọng điểm khác và cả nước ....................................................................... 81

10. Bảng 2.10: Giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực tứ giác (1998 – 2002),
phân theo nhóm ngành .................................................................................. 81
11. Bảng 2.11: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tứ giác (1998 – 2002),
phân theo khu vực kinh tế ............................................................................. 87
12. Bảng 2.12: Năng suất lao động công nghiệp (1998 – 2002) ........................ 94
13. Bảng 2.13: Hệ số sử dụng vốn (ICOR) trong công nghiệp (1998 – 2002)... 96
14. Bảng 3.1: Vốn đầu tư phát triển giao thông, kho bãi, thông tin liên lạc
(2003 – 2007) ................................................................................................ 108
15. Bảng 3.2: Vốn đầu tư phát triển giao thông, kho bãi, thông tin liên lạc


- IX -

(2008 – 2012) ................................................................................................ 109
16. Bảng 3.3: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp (2003 – 2007) ....................... 113
17. Bảng 3.4: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp (2008 – 2012) ....................... 115
18

Bảng 3.5: Dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào cơng nghiệp ở
khu vực tứ giác (2003 – 2012) ...................................................................... 116


19. Bảng 3.6: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
(2006 – 2012) ................................................................................................ 118
29. Bảng 3.7: Cơ sở sản xuất công nghiệp khu vực tứ giác (2003 – 2012) ........ 121
21. Bảng 3.8: Lao động công nghiệp khu vực tứ giác (2003 – 2012) ................ 123
22. Bảng 3.9: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tứ giác (2003 – 2007) ....... 128
23. Bảng 3.10. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tứ giác với các vùng
kinh tế trọng điểm và cả nước (2003 – 2007) ............................................... 130
24. Bảng 3.11: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tứ giác (2003 – 2007),
phân theo nhóm ngành .................................................................................. 132
25. Bảng 3.12. Giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực tứ giác (2003 – 2007),
phân theo khu vực kinh tế ............................................................................. 137
26. Bảng 3.13. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tứ giác (2008 – 2012) ..... 140
27. Bảng 3.14: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tứ giác với các vùng
kinh tế trọng điểm và cả nước (2008 – 2012) ............................................... 141
28. Bảng 3.15: Giá trị sản xuất cơng nghiệp ở khu vực tứ giác, phân theo
nhóm ngành (2008 – 2012) ........................................................................... 142
29. Bảng 3.16: Giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực tứ giác, phân theo
khu vực kinh tế (2008 – 2012) ...................................................................... 144
30. Bảng 3.17: Năng suất lao động công nghiệp (2003 – 2012) ........................ 149
31. Bảng 3.18: Hệ số sử dụng vốn – ICOR trong công nghiệp (2003 – 2012) .. 151


-1-

DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử kinh tế là một trong những mảng đề tài quan trọng, đang được quan
tâm nghiên cứu trong những năm trở lại đây nhưng cịn nhiều khoảng trống cần được
làm rõ, trong đó có vấn đề phát triển cơng nghiệp ở KVTG: TP.HCM – Bình Dương
– Đồng Nai – BRVT (sau đây xin gọi tắt là khu vực, khu vực tứ giác, tứ giác) thuộc

VKTTĐPN (sau đây xin gọi tắt là Vùng). Sự phát triển của CNKV này đang được
coi là một điển hình thành cơng về CNH, HĐH cần được làm rõ nhằm cung cấp những
luận cứ khoa học, kinh nghiệm thực tiễn cho Đảng, Nhà nước, chính quyền địa
phương nơi đây cũng như các địa phương khác trong cả nước có chính sách phát triển
cơng nghiệp phù hợp.
Tứ giác TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, BRVT thuộc vùng Đông Nam
Bộ, nằm trong VKTTĐPN gồm 8 tỉnh, thành phố được Chính phủ phê duyệt thành
lập ngày 23/02/1998 theo quyết định số 44/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
“Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010” (Vụ Tổng hợp và Thông tin Tổng
cục thống kê, 1998, tr.229). Khi mới thành lập VKTTĐPN gồm 4 địa phương là:
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, BRVT. Do yêu cầu về phát triển vùng và đặc biệt
là do sự phát triển năng động của các địa phương nằm kề bên các Vùng kinh tế trọng
điểm, Chính phủ đã quyết định mở rộng không gian địa lý của các Vùng kinh tế trọng
điểm, trong đó có VKTTĐPN. Tại Hội nghị các tỉnh, thành phố thuộc VKTTĐPN (từ
20 - 21/6/2003), Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của Vùng.
Văn phịng Chính phủ sau đó đã ra Thơng báo số 99/TB-VPCP ngày 02/7/2003 về
kết luận của Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào VKTTĐPN thêm 3 tỉnh: Tây Ninh,
Bình Phước, Long An, sau đó là Tiền Giang (2008), nâng tổng số tỉnh, thành phố
thuộc VKTTĐPN lên 8 địa phương. Tuy nhiên, KVTG vẫn được coi là hạt nhân phát
triển, là tứ giác động lực của cả Vùng và cũng là vùng đất phát triển năng động nhất
hiện nay. Theo số liệu tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương, tính đến
năm 2012, 4 địa phương trong khu vực có diện tích tự nhiên là 12.686,7 km2, chiếm
3,83% diện tích cả nước; dân số là 13.132,1 ngàn người, chiếm 14,8% dân số cả nước
nhưng đóng góp tới 40% GDP cả nước (giá 2010), trong đó gần 20% do công nghiệp


-2-

mang lại. Nhờ có những điều kiện thuận lợi, CNKV đã sớm hình thành và phát triển,

ngày càng đóng góp quan trọng vào sự phát triển của VKTTĐPN và cả nước.
GTSXCN của khu vực ngày một tăng, tốc độ tăng trưởng trung bình 15%/năm, năm
2012 GTSXCN của khu vực chiếm tới 44,8% GTSXCN của cả nước và chiếm 91,5%
GTSXCN của VKTTĐPN.
Bốn địa phương: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, BRVT được coi là đầu
tàu, là tứ giác kinh tế động lực dẫn dắt kinh tế cũng như công nghiệp của VKTTĐPN
và cả nước phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của CNKV này vẫn chưa được quan
tâm nghiên cứu đúng mức nhằm: tìm ra những giải pháp phát triển cơng nghiệp một
cách hợp lý, bền vững; đảm bảo cho mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với môi
trường và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác; tạo ra sự phối hợp, liên kết vùng chặt
chẽ… để đưa khu vực không chỉ dẫn đầu về công nghiệp mà phải thực sự trở thành
động lực thúc đẩy, lôi kéo công nghiệp cả nước phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu
sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó, nghiên cứu
sự phát triển cơng nghiệp của KVTG sẽ cung cấp những luận cứ khoa học, cơ sở thực
tiễn để Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách phát triển cơng nghiệp, liên kết
vùng một cách hợp lý, từ đó có thể nhân rộng kinh nghiệm ra cả nước. Các Đảng bộ
địa phương khác cũng có thêm tư liệu tham khảo để giải quyết các vấn đề thực tiễn
phát triển công nghiệp của địa phương mình.
Từ những lý do trên, Nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Sự phát triển
công nghiệp trong vùng tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng
Nai – Bà Rịa Vũng Tàu (1998 – 2012)” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam cận đại và hiện đại.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Chỉ ra được những nhân tố tác động đến sự phát triển của CNKV; Phục dựng
bức tranh phát triển sinh động của công nghiệp ở KVTG trong 15 năm (1998 – 2012);
Tìm ra những đặc điểm, vai trị của CNKV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong
khu vực cũng như VKTTĐPN và cả nước; Chỉ ra những hạn chế trong q trình phát
triển cơng nghiệp của khu vực, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển CNKV
theo hướng bền vững.



-3-

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Tổng quan địa bàn nghiên cứu để tìm ra những cơ sở cho việc liên kết, những
lợi thế trong phát triển công nghiệp của khu vực; Hệ thống lại cơ sở lý luận, các khái
niệm cơ bản về phát triển công nghiệp, phát triển cơng nghiệp theo hướng bền vững;
Phân tích những chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng bộ các địa phương trong
khu vực để làm rõ quá trình vận dụng, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền các địa
phương trong thực tiễn lãnh đạo phát triển công nghiệp; Tổng hợp, phân tích số liệu,
tài liệu cụ thể nhằm phục dựng bức tranh phát triển sinh động của công nghiệp 4 địa
phương trong khơng gian chung của KVTG; Tìm ra được những đặc điểm, đánh giá
vai trị của cơng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực cũng như vai
trò của CNKV đối với VKTTĐPN và cả nước.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận án là “Sự phát triển ngành công nghiệp ở 4
địa phương là TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai – BRVT từ 1998 đến 2012. Cụ
thể nghiên cứu những vấn đề như:
+ Những yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp của 4 địa phương trên
như bối cảnh lịch sử, chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp;
+ Những vấn đề của sự phát triển công nghiệp như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
lực, vốn đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp…
+ Vai trị, ảnh hưởng của cơng nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
khu vực cũng như những đặc điểm cơ bản của quá trình phát triển CNKV.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành
chính hiện tại của các địa phương: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, BRVT, là 4 địa
phương đầu tiên tham gia tạo lập VKTTĐPN, đồng thời cũng được coi là hạt nhân

của Vùng.
Về thời gian, luận án nghiên cứu giai đoạn từ 1998 đến 2012. Chọn năm 1998
làm mốc thời gian mở đầu vì đây là thời điểm Thủ tướng Chính phủ phủ ban hành
Quyết định 44/1998/QĐ-TTg chính thức thành lập VKTTĐPN, khi đó Vùng bao gồm
4 địa phương TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai – BRVT. Năm 2003, VKTTĐPN


-4-

được mở rộng từ 4 địa phương lên 7 địa phương nhưng 4 địa phương này vẫn giữ vai
trò hạt nhân động lực của VKTTĐPN, do đó chúng tơi cũng lấy mốc năm 2003 để
phân kỳ lịch sử phát triển công nghiệp của KVTG thành 2 giai đoạn nhỏ. Chúng tôi
chọn mốc 2012 là điểm kết thúc giai đoạn nghiên cứu của mình bởi tính đến đây,
cơng nghiệp KVTG đã trải qua 15 năm phát triển, một khoảng thời gian vừa đủ, khơng
q dài, khơng q ngắn, bên cạnh đó để có những đánh giá chính xác, khách quan
trong nghiên cứu lịch sử thì cũng nên có một khoảng lùi nhất định. Để có cái nhìn
tổng thể và đánh giá một cách khách quan sự phát triển vượt bậc của công nghiệp
trong KVTG trong giai đoạn này, luận án mở rộng thêm thời gian nghiên cứu về trước
năm 1998 để làm cơ sở so sánh.
Về lĩnh vực nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu lĩnh vực kinh tế công
nghiệp (không bao gồm TTCN) ở KVTG trong giai đoạn 1998 – 2012 với 3 nội dung
cơ bản đã được trình bày trong phần 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
4.1. Cơ sở lý luận để chúng tôi nghiên cứu đề tài này là các lý thuyết về phát
triển công nghiệp trên thế giới cũng như trong nước; những quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực kinh tế công nghiệp từ sau Đại hội
Đảng lần thứ VIII (6/1996); kế thừa có chọn lọc những quan điểm của các tác giả đi
trước nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế công nghiệp đã được công bố.
4.2. Cơ sở thực tiễn để hình thành luận án chính là những biến động của tình
hình kinh tế thế giới, trong nước, thực tiễn phát triển sinh động của công nghiệp ở

KVTG từ 1998 đến 2012 qua các số liệu thống kê, báo cáo về kinh tế - xã hội.
5. HƯỚNG TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN
TƯ LIỆU
5.1. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để có cái nhìn tồn diện, thực hiện được những mục tiêu đặt ra của luận án,
chúng tôi đã tiếp cận đề tài theo những hướng sau: (1) Tiếp cận dưới góc độ lịch sử,
cụ thể là lịch sử phát triển ngành công nghiệp trên một địa bàn nhất định, nghĩa là
tiếp cận quá trình phát sinh, phát triển của CNKV trong bối cảnh giai đoạn 1998 –
2012; (2) Tiếp cận theo hướng tiếp cận hệ thống – cấu trúc, nghĩa là coi công nghiệp
là một hệ thống được cấu trúc bởi nhiều thành tố, nhằm xem xét sự phát triển của


-5-

công nghiệp ở nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động, trong những
hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật phát triển của CNKV;
(3) Tiếp cận vùng và liên vùng, tức đặt sự phát triển công nghiệp trong không gian
của một vùng chứ không phải từng địa phương đơn lẻ, nhằm tìm ra những quy luật
chung, qua đó tạo những cơ sở khoa học để đề xuất những giải pháp phát triển; (4)
Là một đề tài về lịch sử kinh tế nên chúng tơi cũng tiếp cận ở góc độ liên ngành lịch
sử - kinh tế…
Từ các hướng tiếp cận trên, dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng tôi sử dụng
hai phương pháp nền tảng, xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của luận án là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng trong
luận án nhằm mục đích làm rõ q trình hình thành và phát triển của ngành công
nghiệp trong khu vực theo một trình tự thời gian liên tục từ 1998 đến 2012. Thông
qua phương pháp này, luận án phục dựng lại bức tranh tồn cảnh q trình phát triển
cơng nghiệp của khu vực một cách chân thực, khoa học, phản ánh đúng lịch sử và
quy luật phát triển của CNKV. Phương pháp logic được sử dụng để xem xét làm rõ

các mối liên hệ bên trong cũng như mối liên hệ bên ngồi của q trình phát triển
CNKV. Nghĩa là nghiên cứu nhằm làm rõ mối liên hệ của các yếu tố, các nội dung
phát triển của CNKV cũng như mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với phát
triển các ngành kinh tế khác, với các vấn đề môi trường, an sinh xã hội…Qua đó giúp
cho tác giả rút ra bản chất, khuynh hướng, quy luật phát triển công nghiệp cũng như
các kết luận về q trình phát triển cơng nghiệp của khu vực. Đây là 2 phương pháp
chủ đạo được sử dụng song song trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi cũng sử dụng
các phương pháp trong nghiên cứu lịch sử như: phân tích, so sánh, điền dã…để thấy
được sự vận động, tính đặc thù của vấn đề nghiên cứu.
Các phương pháp của khoa học kinh tế như: phương pháp tổng hợp, thống
kê kinh tế; phương pháp phân tích, so sánh kinh tế; phương pháp tính tốc độ tăng
trưởng, hệ số sử dụng vốn, tính năng suất lao động… Phương pháp nghiên cứu địa
lý kinh tế cũng được chúng tôi sử dụng trong luận án này để làm rõ các nội dung liên
quan, đồng thời hỗ trợ cho các phương pháp chính, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể,
tồn diện về vấn đề nghiên cứu.


-6-

5.2. Nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài
Để hoàn thành luận án, chúng tôi đã khai thác và sử dụng nhiều nguồn tài
liệu khác nhau, bao gồm: các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ các
địa phương trong khu vực; các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo tình hình
phát triển các KCN, báo cáo của các sở, ngành liên quan của 4 địa phương trong khu
vực; Niên giám thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê của các địa phương trong
khu vực, Niên giám thống kê trước 1975 của Viện thống kê Sài Gòn; các đề tài nghiên
cứu khoa học, luận văn luận, luận án, sách nghiên cứu về khu vực hoặc các địa
phương của khu vực… đã được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo; các bài báo
đăng trên các tạp chí khoa học chun ngành có liên quan đến nội dung của đề tài.
Các nguồn tư liệu này được tác giả khai thác từ: Trung tâm Lưu trữ Quốc

gia II, Cục lưu trữ, Cục thống kê của các địa phương, các thư viện trên địa bàn, Văn
phòng Ủy ban Nhân dân, các sở, ban, ngành của 4 địa phương trong khu vực.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thông qua việc tổng quan địa bàn nghiên cứu, luận án chỉ ra được cơ sở lịch
sử cho việc phát triển công nghiệp, liên kết vùng trong phát triển công nghiệp;
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu dưới góc độ lịch sử về sự phát triển
của công nghiệp trong khơng gian KVTG, do đó luận án cũng đã tổng hợp, hệ thống
hóa rất nhiều số liệu, tư liệu riêng lẻ thành số liệu chung, qua đó tái hiện lại bức tranh
phát triển công nghiệp sinh động của khu vực trong bối cảnh hình thành và phát triển
của VKTTĐPN (1998 – 2012).
Trên cơ sở phục dựng lại bức tranh sinh động về sự phát triển công nghiệp
của khu vực, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm trong q trình phát
triển CNKV, đánh giá vai trị của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương trong khu vực cũng như VKTTĐPN, đồng thời góp phần làm
sáng tỏ thêm các vấn đề về lịch sử kinh tế, lịch sử ngành công nghiệp, phát triển kinh
tế theo các vùng trọng điểm.
Luận án đã tổng hợp, hệ thống một khối lượng lớn tư liệu, tài liệu, số liệu
xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, do đó luận án cịn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho những nghiên cứu về lĩnh vực cơng nghiệp. Luận án cũng có thể dùng làm
tài liệu tham khảo giảng dạy, học tập các chuyên đề, học phần có liên quan.


-7-

Những kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phần làm sáng tỏ tính đúng
đắn trong đường lối phát triển công nghiệp cũng như chủ trương phát triển kinh tế
theo vùng của Đảng qua thực tế địa phương; sự linh hoạt, chủ động của Đảng bộ địa
phương mà cụ thể là Đảng bộ 4 địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, BRVT
trong việc vận dụng đường lối của Đảng; góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm
lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp, có giá trị tham khảo cho

các địa phương khác, nhất là các khu tam giác, tứ giác kinh tế khác ở nước ta trong
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp; góp thêm cơ
sở thực tiễn cho Đảng, Nhà nước, các địa phương trong khu vực hoạch định chính
sách phát triển cơng nghiệp, liên kết vùng.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngồi phần dẫn luận (7 mục), kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 4 chương, 11 tiết. Cụ thể như sau:
Chương 1. Khái lược địa bàn nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu và thực trạng
phát triển công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà
Rịa Vũng Tàu trước 1998;
Chương 2. Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành phố Hồ Chí
Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trong những năm đầu thành lập
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1998 – 2002);
Chương 3. Sự phát triển công nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành phố Hồ Chí
Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu trong bối cảnh mở rộng khơng
gian địa lý vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (2003 – 2012);
Chương 4. Đặc điểm, vai trò và những vấn đề đặt ra trong q trình phát triển
cơng nghiệp ở khu vực tứ giác: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai
– Bà Rịa Vũng Tàu (1998 – 2012).


-8-

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU, ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – BÌNH DƯƠNG – ĐỒNG NAI – BÀ RỊA
VŨNG TÀU TRƯỚC 1998
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LĨNH VỰC
NGHIÊN CỨU

1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng
Tàu là hạt nhân của VKTTĐPN, vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, nhất
là trong lĩnh vực cơng nghiệp. Vì vậy, khu vực đã giành được sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nên đã có khá
nhiều cơng trình, sách, báo, chuyên khảo, đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu về khu
vực cũng như từng địa phương trong khu vực. Tuy nhiên, để phục vụ cho luận án,
chúng tôi chỉ tập trung tổng quan những cơng trình đã cơng bố, có liên quan đến lĩnh
vực cơng nghiệp ở khu vực dưới những góc độ sau:
* Các nghiên cứu đề cập đến tiềm năng, nguồn lực phát triền trong đó
có phát triển công nghiệp của KVTG
Trong khuôn khổ đề tài đặc biệt cấp Nhà nước “Tổ chức lãnh thổ địa bàn
kinh tế trọng điểm phía Nam” do TS. Đặng Hữu Ngọc làm chủ nhiệm (TP.HCM,
3/1994), có hai chuyên đề nghiên cứu về các tiềm năng phát triển của địa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam: “Một số vấn đề về tài ngun mơi trường trên địa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam” do Nguyễn Sinh Huy làm chủ nhiệm, nghiệm thu tháng 3/1993
tại Trường Đại học Thủy lợi. Chuyên đề này đã dành toàn bộ nội dung tập trung khảo
cứu các vấn đề về: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng…). Thông qua những nội dung này, đề tài đã
làm nổi bật những lợi thế của Vùng trong phát triển kinh tế trong đó có cơng nghiệp
nhìn từ góc độ khoa học địa lý; “Đặc điểm khí tượng, thủy – hải văn địa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam” do Đặng Bình Dân làm chủ nhiệm, nghiệm thu tháng 4/1993.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khí tượng thủy văn như:
mưa, gió, khơng khí, nhiệt độ, độ ẩm, địa hình, địa mạo…Trong đó, vấn đề ô nhiễm
môi trường cũng được chuyên đề đi sâu phân tích. Chuyên đề cũng làm rõ mối quan


-9-


hệ, tác động giữa những điều kiện tự nhiên với phát triển kinh tế – xã hội, trong đó
có phát triển công nghiệp. Mặc dù không đề cập trực tiếp đến phát triển công nghiệp
nhưng đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo quý giá góp phần giúp Nghiên cứu sinh
hoàn thành nội dung “Khái lược về điều kiện tự nhiên của KVTG: TP.HCM - Bình
Dương - Đồng Nai – BRVT” và tìm ra các lợi thế trong phát triển công nghiệp của
khu vực.
Tháng 8/2003, Công ty cổ phần Thông tin Kinh tế đối ngoại đã cho ra mắt
các cuốn sách như: “Bình Dương – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, “Đồng Nai –
Thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, “Bà Rịa - Vũng Tàu – Thế và lực mới trong thế kỷ
XXI” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành. Nội dung chủ yếu của những cuốn
sách này chỉ dừng lại ở việc: phản ánh về quá trình phát triển kinh tế – xã hội của các
địa phương trong thời kỳ đổi mới; những tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế
nói chung, cơng nghiệp nói riêng; tổng kết, đúc rút những bài học thành công; những
vấn đề mới nảy sinh của các địa phương…
Sách “Một số vấn đề về tiềm năng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam: Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Văn Cường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2009. Với 176 trang nội dung, cuốn sách được chia làm 3 phần: Phần thứ nhất
tác giả tập trung khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, đánh giá vai trò,
tiềm năng và lợi thế của VKTTĐPN so với cả nước và thị trường quốc tế, vai trị của
ngành cơng nghiệp và KCN, KCX, khái quát 8 lợi thế chung của Vùng, chỉ ra tiềm
năng và lợi thế của Vùng đối với từng ngành, từng lĩnh vực (công nghiệp, nông
nghiệp, du lịch, dịch vụ, thủy sản), đồng thời chỉ ra lợi thế so sánh của từng địa
phương trong Vùng; Phần thứ 2, tác giả tập trung vào phân tích thực trạng phát triển
kinh tế - xã hội của Vùng trên cơ sở đó đánh giá những thành công và nguyên nhân,
chỉ ra 5 vấn đề bức xúc cần phải giải quyết như: quy hoạch, phát triển kinh tế, cơ sở
hạ tầng, lao động việc làm, ô nhiễm môi trường; Phần thứ 3, tác giả tập trung phân
tích và đề xuất các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của VKTTĐPN trong đó
dành 6 trang phân tích định hướng phát triển cơng nghiệp của Vùng trên các ngành,
các lĩnh vực chủ yếu như dầu khí, hóa chất, điện lực, cơng nghiệp nhẹ, KCN…
Tập tổng luận “Tiềm năng và triển vọng của các vùng kinh tế trọng điểm”

do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư biên soạn (1995) cũng đã dành toàn bộ phần 3 nói về những tiềm năng như: đất
đai, khí hậu, thị trường, giao thơng, nhân lực, vốn đầu tư… của VKTTĐPN cũng như


- 10 -

triển vọng phát triển. Tổng luận cũng đã đề cập vấn đề kết cấu hạ tầng nhằm tạo sự
liên kết trong phát triển cũng như phương hướng phát triển công nghiệp - một lĩnh
vực được coi là mũi nhọn phát triển của Vùng. Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình đề cập
đến tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong Vùng như: “Sông Bé – Tiềm năng
và phát triển” (1995); “Thủ Dầu Một – Bình Dương 300 năm hình thành và phát
triển”, “Biên Hịa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển” (1998) … Đây
khơng phải là các cơng trình chun khảo về vấn đề tiềm năng, nguồn lực nhưng cũng
góp thêm những tư liệu quý để Nghiên cứu sinh hồn thiện luận án của mình.
* Những cơng trình nghiên cứu lấy sự phát triển cơng nghiệp là đối
tượng nghiên cứu chính
Luận án của Lê Xuân Nam với đề tài “Đảng lãnh đạo hoạt động công thương
nghiệp ở các quận 5-6-10-11 TP.HCM (1975 – 1995)”, bảo vệ thành cơng tại Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998). Với 184 trang nội dung, luận án được
chia thành 3 chương 8 tiết. Trong đó luận án dành 41 trang phân tích q trình phát
triển cơng nghiệp ở các quận 5-6-10-11 trong 2 giai đoạn 1975 – 1985 và 1986 –
1995. Những phân tích này chủ yếu để làm rõ quá trình vận dụng đường lối, chủ
trương phát triển công nghiệp của Đảng bộ các quận 5-6-10-11 nhưng cũng làm nổi
bật bước phát triển của công nghiệp các quận này.
Luận văn “Sự phát triển của công nghiệp Bình Dương trong thời kỳ đổi mới
từ 1986 đến 2003” của Nguyễn Thị Nga bảo vệ năm 2005 tại Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Bên cạnh việc khái quát những
đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương (chương 1) luận văn đã dành
toàn bộ chương 2 với hơn 100 trang để phân tích q trình phát triển của cơng nghiệp

tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1986 – 2003. Trong đó, mục 2.2 với gần 80 trang,
luận văn tập trung phục dựng lại quá trình phát triển cơng nghiệp của tỉnh Bình Dương
theo 02 giai đoạn 1986 – 1996 và 1997 – 2003. Luận văn cũng dành 10 trang trong
chương này để đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, thời cơ cũng như
thách thức của ngành cơng nghiệp tỉnh Bình Dương trong những năm tiếp theo. Trên
cơ sở những kết quả nghiên cứu của chương 2, chương 3 của luận văn đã khái quát 6
đặc điểm trong q trình phát triển cơng nghiệp của tỉnh Bình Dương. Luận văn đã
cung cấp nhiều số liệu, rút ra được các đặc điểm trong quá trình phát triển của công
nghiệp một địa phương. Tuy nhiên, luận văn cũng chỉ dừng lại ở năm 2003 và trên
địa bàn của một địa phương.


- 11 -

Sách của Nguyễn Thái An & Nguyễn Văn Kích với nhan đề “100 năm phát
triển cơng nghiệp Sài Gòn – TP.HCM” do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM xuất bản
năm 2005. Cuốn sách được chia làm 2 phần 8 chương, là một cuốn sách khảo cứu về
lĩnh vực phát triển công nghiệp trong một thời gian dài. Phần 1: Cơng nghiệp Sài Gịn
trước năm 1975, gồm 3 chương, trong đó chương 1 giới thiệu về lịch sử hình thành,
tài nguyên, dân cư và công nghiệp của TP.HCM thời sơ khởi. Chương 2 và chương
3 các tác giả trình bày sự phát triển của cơng nghiệp Sài Gịn với 2 giai đoạn là Pháp
thuộc (1860 – 1954) và giai đoạn 1954 – 1975. Trong chương 2, các tác giả đã: Khái
qt được một số chính sách phát triển cơng nghiệp của chính quyền Pháp ở Đơng
Dương và Việt Nam; Trình bày các bước phát triển của cơng nghiệp Sài Gòn với 2
mốc quan trọng là 1860 – 1898 (đây được coi là giai đoạn hình thành nền đại cơng
nghiệp ở Sài Gòn) và 1898 – 1954 (giai đoạn mà kinh tế công nghiệp dần vươn lên
trở thành thế mạnh kinh tế của Sài Gòn với sự phân ngành sản xuất và cơ giới hóa
mạnh mẽ); Đánh giá vai trị của công nghiệp đối với sự phát triển của văn minh đô
thị. Chương 3, các tác giả đã khái quát lại bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 1954 –
1975 trong đó có đề cập đến việc hình thành một hệ thống pháp luật đối với công

nghiệp bên cạnh các chủ trương chính sách chung. Nội dung chính của chương này
là q trình phát triển của tồn ngành cơng nghiệp Sài Gịn và q trình phát triển của
một số lĩnh vực công nghiệp chủ yếu như: chế biến, xây dựng, sản xuất và phân phối
điện, nước. Phần cuối, các tác giả đã chỉ ra các yếu tố thúc đẩy và cản trở của sự phát
triển công nghiệp, vấn đề cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất, vấn đề sở hữu, hệ thống
pháp luật, KCN... Phần 2, với 5 chương, cuốn sách đã khái quát được tình hình 30
năm phát triển kinh tế TP.HCM từ 1975 đến 2005 (chương 1). Chương 2, các tác giả
khái quát quá trình 30 năm phát triển công nghiệp TP.HCM với 2 giai đoạn: 1976 –
1985, 1986 – 2005, phân tích một số vấn đề về chất lượng phát triển như: chuyển dịch
cơ cấu ngành, đầu tư, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng, định hướng phát triển công
nghiệp TP.HCM đến năm 2010. Các chương còn lại, tập trung vào khảo cứu các
KCN, KCX; TTCN; đội ngũ doanh nhân. Đây là một trong những công trình khảo
cứu cơng phu về sự phát triển cơng nghiệp ở Sài Gòn – TP.HCM, cuốn sách đã cung
cấp rất nhiều số liệu, những nhận định, đánh giá có giá trị tham khảo. Tuy nhiên, còn
một số vấn đề liên quan đến sự phát triển công nghiệp như: tác động của sự phát triển
công nghiệp đến kinh tế - xã hội; vấn đề ô nhiễm môi trường; thu hút đầu tư, đời sống
cơng nhân, các loại hình doanh nghiệp…chưa được đề cập. Mặt khác, cơng trình cũng


- 12 -

chỉ khảo cứu sự phát triển công nghiệp của một địa phương chứ khơng phải cơng
nghiệp của tồn bộ KVTG.
Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp phát triển ngành cơng nghiệp vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng bền vững” do Nguyễn Văn Quang làm chủ
nhiệm, nghiệm thu năm 2008. Đề tài được chia thành 3 chương, trong đó, chương 1
tập trung làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Chương 2, tập trung phân tích thực trạng phát triển công nghiệp ở VKTTĐPN từ năm
2000 đến 2006. Chương 3, đề tài đưa ra và phân tích các giải pháp, đề xuất cơ chế
phối hợp Vùng trong phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Đề tài đã đưa ra

được các số liệu chứng minh sự tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp của Vùng theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, đồng thời chỉ
ra những nhân tố dẫn đến tính thiếu bền vững trong phát triển công nghiệp của Vùng.
Do nghiên cứu dưới góc độ của kinh tế học nên đề tài chưa phục dựng được q trình
phát triển cơng nghiệp của Vùng. Mặt khác, mục tiêu của đề tài là tìm ra và chứng
minh cho tính thiếu bền vững trong việc phát triển công nghiệp của Vùng để từ đó đề
xuất những giải pháp đưa cơng nghiệp của VKTTĐPN phát triển bền vững nên nhiều
vấn đề liên quan đến phát triển cũng không được đề cập trong đề tài này.
Luận văn “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá” của Nguyễn Duy Hồng bảo vệ năm 2008
tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Với
126 trang, luận văn tập trung làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận về CCKT và chuyển
dịch CCKT, kinh nghiệm chuyển dịch CCKT trên thế giới (chương 1); khái quát về
kinh tế, nguồn lực phát triển công nghiệp và chuyển dịch CCKT tỉnh BRVT, phân
tích và đưa ra những nhận định về hiện trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh
BRVT theo hướng CNH, HĐH (chương 2); định hướng phát triển công nghiệp tỉnh
BRVT đến năm 2020 và một số giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp tỉnh BRVT theo hướng CNH, HĐH (chương 3).
Đề tài cấp Bộ “Phát triển công nghiệp TP.HCM đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế” của Nguyễn Minh Tuấn, nghiệm thu năm 2012 tại Trường Đại học
Kinh tế TP.HCM. Chương 1, đề tài tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển công nghiệp như: CNH, chiến lược phát triển công nghiệp, tác động của
hội nhập quốc tế đến phát triển công nghiệp và kinh nghiệm của một số quốc gia
trong ASEAN và rút ra bài học cho Việt Nam. Chương 2, đề tài phân tích thực trạng,


- 13 -

đánh giá những tích cực và hạn chế của công nghiệp TP.HCM trong những năm gần
đây. Do là đây là một đề tài được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học nên

phần thực trạng tác giả cũng chỉ khái quát chứ không làm rõ các giai đoạn phát triển
cũng như các vấn đề liên quan đến sự phát triển công nghiệp. Chương 3, đề tài tập
trung phân tích định hướng mục tiêu, đồng thời đưa ra 7 giải pháp, 2 kiến nghị nhằm
phát triển công nghiệp TP.HCM trong giai đoạn tiếp theo. Đề tài đã cung cấp được
cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển công nghiệp, đề xuất được những giải pháp
quan trọng cho phát triển cơng nghiệp.
* Những cơng trình có đề cập đến một số khía cạnh của cơng nghiệp
Luận án của Phạm Văn Sơn Khanh với đề tài “Hoàn thiện hoạt động các khu
công nghiệp tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010” bảo vệ năm 2006
tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Chương 1 luận án đi vào khái quát cơ sở lý
luận về KCN, trong đó làm rõ khái nhiệm về KCN, vai trị của KCN trong phát triển
kinh tế vùng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KCN ở Việt Nam cũng như các
bài học kinh nghiệm về các KCN ở một số nước châu Á, qua đó đề xuất cách thức
vận dụng các bài học này cho Việt Nam và VKTTĐPN. Chương 2, luận án tập trung
phân tích thực trạng, đánh giá thành tựu và tồn tại trong hoạt động của các KCN ở
VKTTĐPN, trong đó luận án chỉ ra 6 điểm tồn tại và 15 nguyên nhân dẫn đến những
tồn tại trên. Chương 3, luận án tập trung phân tích các cơ sở, quan điểm xây dựng
giải pháp hồn thiện hoạt động của các KCN tại VKTTĐPN đến năm 2010, qua đó
kiến nghị 4 nhóm giải pháp với các giải pháp cụ thể, luận án còn đề xuất những kiến
nghị để tổ chức thực hiện các giải pháp trên. Đây là luận án về kinh tế học với đối
tượng nghiên cứu là hoạt động của các KCN qua đó đề xuất các giải pháp hồn thiện
nó, thời gian nghiên cứu đến năm 2005 và trong toàn VKTTĐPN.
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học do Tạp chí Cộng sản, Tỉnh ủy & Ủy ban Nhân dân
tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức tại tỉnh Bình Dương năm 2006 với chủ đề “Thực
trạng đời sống công nhân ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vấn đề đặt ra, Hội
thảo đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý với 38 bài
tham luận trên nhiều lĩnh vực của đời sống công nhân như: chất lượng đội ngũ cơng
nhân; đời sống văn hóa tinh thần của cơng nhân; nhà ở cơng nhân; tình hình bãi cơng,
đình cơng và các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đời sống của đội
ngũ công nhân. Các bài tham luận của Hội thảo hoặc là chỉ tập trung nghiên cứu ở

từng địa phương, hoặc là cả VKTTĐPN mà chưa có nghiên cứu riêng nào về đời sống


×