Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tìm hiểu tác động của các hoạt động ngoại khóa đối với công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 85 trang )

[Type here]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2018

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHỐ ĐỐI VỚI CƠNG TÁC GIÁO DỤC HỒ
NHẬP CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Huỳnh Văn Chẩn
Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Nhi (chủ nhiệm)
Trần Thị Hồng Phúc
Trương Thị Oanh Kiều
Nguyễn Thị Thu Thoại

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
***

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHỐ ĐỐI VỚI CƠNG TÁC GIÁO DỤC HỒ


NHẬP CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
(Điển cứu: Cơ sở Bán trú của Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi
Thị Nghè. Địa chỉ: 153 Xơ Viết Nghệ Tỉnh, phường 17, quận Bình Thạnh,
thành phố Hồ Chí Minh)

Người thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Yến Nhi

1556150054

Thành viên: Trần Thị Hồng Phúc

1556150060

Trương Thị Oanh Kiều

1556150036

Nguyễn Thị Thu Thoại

1556150077

Người hướng dẫn: PGS. TS Huỳnh Văn Chẩn.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2018


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ....................................................................................... 6
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 7

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 9
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 12
3.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 13
3.1.1. Mục tiêu tổng quát: ......................................................................................... 13
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 13
3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................ 13
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 14
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 14
4.2. Khách thể nghiên cứu......................................................................................... 14
4.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 14
4.3.1. Phạm vi không gian ......................................................................................... 14
4.3.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................ 14
4.3.3. Phạm vi nội dung ............................................................................................ 15
5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 15
5.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................... 15
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 15
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 15
7. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu ................................................. 16
7.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 16
7.2. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 16
7.3. Kỹ thuật nghiên cứu ........................................................................................... 17
7.3.1. Kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................................. 17
7.3.2. Kỹ thuật xử lý thông tin ................................................................................... 17
8. Dự kiến kết quả cần đạt ......................................................................................... 18
9. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 18

1



PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT ............. 17
1.1. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng .................................................................. 19
1.1.1. Thuyết nhu cầu của Maslow............................................................................ 19
1.1.2. Lý thuyết hành vi và phân tích hành vi ứng dụng ........................................... 20
1.1.3. Thuyết hệ thống ............................................................................................... 22
1.2. Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 23
1.2.1. Hoạt động ngoại khóa ..................................................................................... 23
1.2.2. Giáo dục hịa nhập .......................................................................................... 24
1.2.3. Khái niệm khuyết tật ....................................................................................... 24
1.2.4. Khái niệm trẻ em ............................................................................................. 25
1.2.5. TKT trí tuệ ....................................................................................................... 25
1.2.6. Một số khái niệm liên quan khác .................................................................... 27
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu............................................................................. 27
1.3.1. Giới thiệu......................................................................................................... 27
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ....................................................................................... 29
1.3.3. Số lượng trẻ và nhân viên tại trung tâm. ........................................................ 29
1.3.4. Những dịch vụ hỗ trợ thân chủ tại trung tâm ................................................. 29
1.3.5. Những hoạt động ngoại khoá tiêu biểu ........................................................... 30
1.3.6. Chính sách nhập học và học phí của trung tâm.............................................. 31
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHỐ ĐẾN CƠNG TÁC
GIÁO DỤC HỒ NHẬP CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .................. 30
2.1.Thực trạng việc tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá của trẻ ở trung
tâm ............................................................................................................................. 33
2.1.1. Thực trạng công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trung tâm ........... 33
2.1.2. Thực trạng tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trung tâm của trẻ ........... 35
2.2. Đánh giá tác động của hoạt động ngoại khoá đối với sự phát triển của trẻ
CPTTT....................................................................................................................... 41
2.2.1. Tác động về nhận thức: ................................................................................... 41
2.2.2. Tác động về hành vi ........................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Tác động về ngôn ngữ và giao tiếp ................................................................. 48
2.2.4. Tác động về vận động thể chất........................ Error! Bookmark not defined.
2


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ................................................................................................................. 54
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 54
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 82

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Các biểu đồ
Biểu đồ 1: Mức độ tham gia các hoạt động ngoại khoá của trẻ
Biểu đồ 2: Đánh giá mức độ nhắc đến các hoạt động ngoại khóa của trẻ khi ở nhà.
Biểu đồ 3: Đánh giá mức độ hài lòng về số lượng của các hoat động ngoại khóa tại
trung tâm.
Biểu đồ 4: Đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng của các hoạt động ngoại khóa
tại trung tâm.
Biểu đồ 5: Đánh giá của giáo viên và phụ huynh về sự cần thiết của các hoạt động
ngoại khóa trong cơng tác giáo dục hòa nhập cho trẻ CPTTT.
2. Các bảng số liệu
Bảng 1. Đánh giá mức độ thay đổi dành cho phụ huynh và giáo viên đối với sự thay
đổi tích cực của trẻ về mặt nhận thức.
Bảng 2. Đánh giá mức độ thay đổi dành cho phụ huynh và giáo viên đối với sự thay
đổi tích cực của trẻ về mặt hành vi.
Bảng 3. Đánh giá mức độ thay đổi dành cho phụ huynh và giáo viên đối với sự thay

đổi tích cực của trẻ về ngôn ngữ và giao tiếp.
Bảng 4. Đánh giá mức độ thay đổi dành cho phụ huynh và giáo viên đối với sự thay
đổi tích cực của trẻ về vận động thể chất.

4


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CPTTT

Chậm phát triển trí tuệ

PVS

Phỏng vấn sâu

TKT

Trẻ khuyết tật

5


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Hiện nay, bên cạnh việc học tập, trang bị những kiến thức ở trường lớp thì
tham gia các hoạt động ngoại khố đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển toàn
diện của trẻ em. Các hoạt động ngoại khoá thú vị và lành mạnh như thể thao, văn
nghệ, sinh hoạt ngồi trời,…có tác động mạnh mẽ đến cả về thể chất và tinh thần
của trẻ. Đối với trẻ em bình thường đã là thế thì đối với trẻ có hồn cảnh đặc biệt

hay thiệt thịi như trẻ CPTTT thì hoạt động ngoại khố có tác động như thế nào?
Đây là những điều mà những người làm về cơng tác xã hội cũng như chăm sóc trẻ
CPTTT đặc biệt quan tâm. Chính vì thế, nhóm chúng tơi chọn đề tài “Đánh giá tác
động của các hoạt động ngoại khố đối với cơng tác giáo dục hồ nhập cho trẻ chậm
phát triển trí tuệ” với mong muốn tìm hiểu được thực trạng việc tổ chức, tham gia
các hoạt động ngoại khoá của trẻ CPTTT ở một địa bàn cụ thể. Từ đó tiến hành
đánh giá những tác động của các hoạt động ngoại khố đối với cơng tác giáo dục
hoà nhập cho trẻ CPTTT giúp khai thác thêm những thông tin, tạo lập những tư liệu
về những yếu tố tác động đến trẻ CPTTT để hỗ trợ việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Nhóm chúng tơi thực hiện nghiên cứu tại khu bán trú Trung tâm bảo trợ trẻ tàn
tật và mồ côi Thị Nghè từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 5 năm 2017. Để thu thập
được các thơng tin, nhóm đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và
phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tiến hành quan sát 3 lớp trẻ tham gia
hoạt động ngoại khoá trong thời gian 3 tháng, điều tra bằng bảng hỏi khảo sát đối
với phụ huynh và nhân viên cơ sở (35 mẫu), tiến hành phỏng vấn sâu quản lý cơ sở,
nhân viên cơ sở và phụ huynh (6 mẫu). Sau đó, nhóm chúng tơi tiến hành tổng hợp
và phân tích dữ liệu để đưa ra các kết quả nghiên cứu. Những thông tin thu thập
được đã cho thấy Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật và mồ cơi Thị Nghè có hoạt động
ngoại khố rất đa dạng và trẻ CPTTT rất yêu thích tham gia các hoạt động đó. Các
hoạt động ngoại khố đã tác động rất lớn đối với sự thay đổi nhận thức, hành vi,
giao tiếp và vận động thể chất của trẻ CPTTT. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp
chúng tơi có thể đưa ra những kiến nghị đối với cơ sở, gia đình và tồn xã hội góp
phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá dành cho trẻ CPTTT,
giúp trẻ có mơi trường tốt để phát triển và hoà nhập vào cuộc sống.

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo con số của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, tính đến
tháng 6-2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số.
Trong các loại khuyết tật, chiếm tỷ trọng cao nhất là khuyết tật vận động và khuyết
tật liên quan đến thần kinh và trí tuệ.
Luật người khuyết tật Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, trên cơ sở kế
thừa Pháp lệnh người tàn tật và các văn bản hiện hành có liên quan, tiếp thu có chọn
lọc các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đây là một thành tựu lớn đối với việc
tạo mơi trường pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người
khuyết tật trên cơ sở tiếp cận và đảm bảo quyền của người khuyết tật, quy định rõ
trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc xoá bỏ rào cản và đảm bảo
các điều kiện để người khuyết tật hoà nhập xã hội như những người bình thường
khác. Trong Cơng ước Liên hiệp quốc năm 1989 về quyền trẻ em được Chính phủ
Việt Nam thơng qua ngày 28-2-1990 nêu rõ “…KT có quyền được chăm sóc đặc
biệt; được giáo dục và đào tạo để tự giúp bản thân; để sống một cuộc sống đầy đủ,
phù hợp đạo đức; để đạt tới mức tối đa của sự tự chủ và hoà nhập xã hội”.1
Từ những điều trên, có thể thấy xã hội hiện đại rất quan tâm đến việc đảm bảo
cuộc sống, quyền và lợi ích hợp pháp, sự hịa nhập vào xã hội của người khuyết tật,
nói trung và trẻ CPTTT nói riêng. Với mong muốn giúp cho cuộc sống của trẻ có
khuyết tật sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, tương lai các em sẽ có cuộc sống như người
bình thường. Từ thực trạng đó đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần có những
nghiên cứu về trẻ CPTTT để trẻ có cơ hội hịa nhập vào cuộc sống tốt hơn.
Mặt khác, theo các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý tham gia các hoạt động
ngoại khoá như thể dục thể thao, cắm trại, chơi các trò chơi vận động, văn nghệ,...
giúp trẻ giải toả căng thẳng học tập, gia tăng sức khoẻ, kết giao và mở rộng các mối
quan hệ, dễ hồ nhập và thích nghi với cuộc sống, tăng khả năng sáng tạo. Nhiều
nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ cảm
1

Liên Hiệp Quốc, (1989), Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, điều 23.

7


thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ khi khám phá thế giới. Hoạt động ngoại khóa giúp
tăng khả năng sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ quan sát được nhiều hoạt động hơn trong
cuộc sống. Chính điều này giúp trẻ thơng minh hơn.Ngược lại, trong q trình phát
triển của trẻ nếu thiếu không gian vui chơi trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt. Thiếu các hoạt
động thể chất trẻ sẽ khó lịng phát triển ngơn ngữ, cảm xúc, dễ trầm uất và khó thích
nghi với cuộc sống. Điều đó đã cho thấy tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt
động ngoại khố đối với sự phát triển tồn diện của trẻ. Nhưng đó là với trẻ em bình
thường, cịn đối với KT, đặc biệt là trẻ CPTTT thì hoạt động ngoại khố có tác đơng
như thế nào?
Trẻ CPTTT là những trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập và tiếp
nhận tri thức xã hội. Đây là những trẻ cần một chương trình giáo dục đặc biệt để tạo
cơ hội và điều kiện hoà nhập vào cuộc sống. Trẻ CPTTT khơng chỉ thiệt thịi về mặt
thể chất mà về cả tinh thần, vui chơi giải trí trẻ cũng vấp phải những cản trở và khó
khăn nhất định. Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu, một yếu tố quan trọng giúp ích
cho q trình phát triển của trẻ, thơng qua các hoạt động ngoại khố các em được
phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, kỹ năng cũng như tư duy. Đối với trẻ CPTTT,
các hoạt động vui chơi, ngoại khố có tác dụng vơ cùng quan trọng trong việc phát
triển cảm xúc, phục hồi chức năng và phát triển nhận thức.
Trong quá trình sinh viên tìm hiểu và thực tập thực tế tại một số cơ sở dành
cho trẻ khuyết tật, điển hình là Cơ sở Bán trú của Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ
côi Thị Nghè. Sinh viên đã nhận thấy được tầm quan trọng của các hoạt động ngoại
khóa đối với sự thay đổi tích cực của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, các hoạt
động này chưa thật sự được mọi người quan tâm và áp dụng rộng rãi. Chính vì vậy,
với tâm huyết của sinh viên ngành Cơng tác xã hội nhóm sinh viên chọn “Tìm hiểu
tác động của các hoạt động ngoại khóa đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ” (Điển cứu
tại cơ sở bán trú Trung tâm bảo trợ tàn tật và mồ côi Thị Nghè)” làm đề tài nghiên
cứu với mong muốn làm rõ hơn về tác động tích cực của các hoạt ngoại khóa đối

với trẻ CPTTT. Từ đó làm cơ sở cho các hoạt động ngoại khóa được áp dụng rộng
rãi hơn cũng như làm nền tảng, tài liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Nếu đề tài
nghiên cứu này được phổ biến đến gia đình của các trẻ CPTTT thì ba mẹ của các trẻ
cũng có thể dễ dàng hỗ trợ trẻ chứ khơng cần người có kĩ năng chun mơn. Khi gia
8


đình là người hỗ trợ thì hiệu quả mang lại có thể cao hơn so với việc đưa trẻ đến các
trung tâm, cơ sở. Đây cũng là một tính mới góp phần mang lại tính khả thi cao trong
q trình áp dụng đề tài vào thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trẻ CPTTT chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tổng số TKT Việt Nam. Vấn đề giáo
dục trị liệu và hoà nhập xã hội cho trẻ CPTTT ngày càng nhận được nhiều sự quan
tâm của xã hội. Làm cách nào để trẻ CPTTT phát triển và hoà nhập vào cuộc sống
xã hội, có một cuộc sống bình thường vẫn là một vấn đề nan giải và còn cần tiếp tục
nghiên cứu sâu thêm. Và trong thời gian qua đã có khơng ít sách, cơng trình nghiên
cứu, báo cáo khoa học bàn về các vấn đề của trẻ CPTTT cụ thể như:
Cuốn “Phục hồi chức năng trẻ CPTTT” là một trong 20 cuốn hướng dẫn thực
hành về phục hồi chức năng các dạng tật thường gặp. Ban biên soạn bộ tài liệu Phục
hổi chức năng dựa vào cộng đồng dựa trên quyết định số 1149/QĐ – BYT ngày 01
tháng 4 năm 2008 do TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y Tế làm chủ biên.
Nội dung cuốn sách bao gồm những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, triệu
chứng, cách phát hiện, các biện pháp chăm sóc trẻ CPTTT. Ngồi ra, tài liệu cũng
cung cấp một số thơng tin cơ bản về những nơi có thể cung cấp dịch vụ cần thiết mà
gia đình trẻ có thể tham khảo. Những nội dung chính của cuốn sách bao gồm: Sự
phát triển thần kinh – vận động bình thường ở trẻ; Phục hồi chức năng cho trẻ
CPTTT; Một số bệnh liên quan đến CPTTT; Chậm nói do chậm phát triển ngơn ngữ
ở trẻ CPTTT. Có thể nói thành cơng của cuốn sách là ở mỗi phần tác giả đều đưa
đến những kiến thức tổng quát và đầy đủ về các vấn đềxoay quanh trẻ CPTTT sẽ
gặp phải trong quá trình phát triển, đồng thời đề ra các tiến trình hỗ trợ can thiệp

cho riêng cho trẻ thiểu năng trí tuệ. Đây là một cuốn sách trang bị kiến thức cũng
như kỹ năng chăm sóc hỗ trợ thật sự cần thiết cho gia đình, các cán bộ y tế hay nhân
viên chăm sóc trẻ CPTTT. Tuy nhiên, cuốn sách chủ yếu đề cập đến phục hồi chức
năng dựa trên các liệu trình điều trị y học, mà chưa thực sự đề cao việc phục hồi
chức năng cho trẻ thiểu năng trí tuệ thơng qua các hoạt động vui chơi, giải trí hay
ngoại khoá. Việc phục hồi chức năng cho trẻ phụ thuộc khá nhiều vào các dụng cụ y
tế, các tiến trình y học và sự hỗ trợ rất lớn từ ngoại lực từ bên ngoài.
9


Trong cuốn “Giáo dục học TKT” (2009) tác giả Nguyễn Xuân Hải đã bàn đến
những vấn đề chung về giáo dục TKT; Lý luận giáo dục TKT; Lý luận dạy học
TKT; Quản lý giáo dục TKT. Cuốn sách trang bị những kiến thức kỹ năng về việc
tổ chức giáo dục và giảng dạy cho TKT, giáo viên, các cán bộ quản giáo dục hay
gia đình của trẻ. Ngồi ra, cuốn sách còn cung cấp các cơ sở lý luận và thực tế để
phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, hạn chế ở cuốn sách này
là chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá cơng tác giáo dục hịa nhập
cho TKT nói chung và trẻ thiểu năng trí tuệ nói riêng, đồng thời cuốn sách chưa nêu
được những đặc trưng riêng của trẻ mắc các loại khuyết tật khác nhau trong việc
giáo dục hoà nhập. Chưa đề cập đến các việc sử dụng các cơng cụ trị chơi, giải trí
và ngoại khố để phục vụ cho cơng tác giáo dục hồ nhập cho TKT đặc biệt trẻ
CPTTT.
Cuốn sách “Đương đầu với mất mát thể chất và khuyết tật” (năm 2013) của tác
giả Rick ritter đã hướng dẫn luyện tập cũng như giúp nâng cao nhận thức của chính
bản thân mỗi người về mất mát thể chất cũng như khuyết tật, đồng thời thúc đẩy đối
thoại, trao đổi trong cộng đồng lớn hơn. Quyển sách không chỉ là một tài liệu hỗ trợ
cho việc giảng dạy về người khuyết tật mà cịn có thể được tiếp cận bởi tất cả những
ai có khuyết tật, giúp nâng cao nhận thức của chính bản thân họ để đương đầu với
mất mát vệ thể chất và khuyết tật. Cuốn sách mang lại những kiến thức cơ bản và
tiến trình hỗ trợ cơ bản nhất dành cho các cán bộ chăm sóc hay chính người mất

mát thể chất, khuyết tật, giúp người chịu mất mát nhận ra và thay đổi những niềm
tin lệch lạc, những mặt cảm đối với sự mất mát và khuyết tật của bản thân; tìm ra
những nguồn lực hỗ trợ và tự lập kế hoạch chăm sóc bản thân. Cuốn sách giúp khai
thác các nội lực từ chính cá nhân đang chịu mất mát và khuyết tật từ đó giúp họ tự
đứng lên và tự hỗ trợ chính bản thân mình. Tuy nhiên, cuốn sách quá chú trọng việc
giúp cá nhân tự giúp mà chưa đề cao các ngoại lực hỗ trợ như các hoạt động vui
chơi, ngoại khoá; đồng thời, quyển sách chưa thật sự đi sâu vào từng loại mất mát
thể chất và các dạng khuyết tật nhất định dẫn đến tiến trình cịn q khái qt chưa
đi sâu vào cụ thể dành riêng cho từng đối tượng khác nhau.
Cuốn sách “Đại cương về giáo dục trẻ CPTTT” của TS Huỳnh Thị Thu Hằng
(năm 2010). Nội dung của cuốn sách bao gồm các vấn đề như: Những vấn đề chung
10


về trẻ CPTTT; Giao tiếp với trẻ CPTTT; Quản lý hành vi của trẻ CPTTT; Thực
trạng giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách đã chỉ rõ những vấn đề
chung và đặc điểm tâm lý của trẻ CPTTT cũng như phương pháp giáo dục đặc biệt,
cách thức giao tiếp, quản lý hành vi đối với trẻ CPTTT. Tuy nhiên cuốn sách vẫn
chưa đề cập đến vai trò và tác động của các hoạt động ngoại khoá đến việc phục hồi
và cải thiện một số chức năng cho trẻ thiểu năng trí tuệ trong cơng tác giáo dục hòa
nhập.
Bài viết “Thực trạng trẻ CPTTT ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của tác
giả Đỗ Hạnh Nga và Cao Thị Xuân Mỹ được đăng trên Tập chí khoa học Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 23 năm 2010. Bài viết xử lý các thông tin, số
liệu thu thập được từ kết quả khảo sát phụ huynh trẻ CPTTT tại một số cơ sở gióa
dục TKT trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy những khó khăn
trong việc giáo dục trẻ CPTTT hiện nay cũng như trong tương lai như: việc giao
tiếp của trẻ ln gặp khó khăn; nỗi lo lắng khi người lao động chính trong gia đình
ốm đau, tai nạn; khơng ai chăm sóc; băn khoăn về nghề nghiệp khi bố mẹ khơng
cịn. Bài viết đã đưa ra các được các khó khăn của việc chăm sóc trẻ CPTTT ở các

trung tâm bảo trợ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như những khó khăn của bản
thân trẻ và gia đình của các em.
Bài viết “Giáo dục đặc biệt tại Việt Nam: Một số vấn đề còn tồn tại và giải
pháp” của tác giả Ths Hoàng Thị Nga, Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, đăng ngày 3-10-2016, trên Chuyên mục giáo dục đặc biệt
của Trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt. Bài viết này sẽ tập trung phân tích một
số những thách thức nổi bật của công tác giáo dục TKT, đồng thời đưa ra một số
biện pháp giáo dục trong thời gian tới.Bài viết bao gồm các nội dung: Những thách
thức cần giải quyết của giáo dục TKT Việt Nam, như: Chưa có số liệu chính xác về
số lượng người khuyết tật và TKT trong độ tuổi; Luật người khuyết tật năm 2010
vẫn cịn vài điểm chưa hợp lí; Việc thực thi Luật người khuyết tật còn chậm, thiếu
đồng bộ và cịn nhiều bất cập; Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân
lực cho giáo dục TKT còn nhiều bất cập. Một số đề xuất nhằm tháo gỡ thực trạng
hiện tại. Phần này, tác giả nêu lên những giải pháp như: Cung cấp số liệu chính xác
về người khuyết tật nói chung và TKT trong độ tuổi nói riêng, bổ sung, điều chỉnh
11


Luật người khuyết tật; Tăng cường các biện pháp nhằm thúc đẩy giáo dục hoà nhập
cho TKT.
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Công tác chăm sóc,
phục hồi và hỗ trợ trẻ hịa nhập cộng đồng tại trường mẫu giáo Sương Mai, Thành
phố Hồ Chí Minh” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tùng. Báo cáo tổng kết đề tài
với những nội dung liên quan đến cơng tác chăm sóc, phục hồi và hỗ trợ trẻ hịa
nhập cộng đồng, những đánh giá về mơ hình chăm sóc, phục hồi và hỗ trợ trẻ hịa
nhập cộng đồng của trường mầm non Sương Mai qua việc khảo sát chất lượng, hiệu
quả của mơ hình áp dụng tại trường đã khắc họa rõ nét công tác này và đưa ra được
những nhận xét, kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hỗ trợ trẻ tự kỷ
tại trường. Cũng như đã có những cố gắng đưa ra mơ hình chăm sóc, ni dạy, phục
hồi trẻ tự kỷ hiệu quả.

Khóa luận “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập TKT” tại trường
Tiểu học Hải Vân, thành phố Đà Nẵng cũng đề cập đến thực trạng và các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập TKT tại trường tiểu học Hải Vân. Tuy
đề tài trên chưa nêu lên được cụ thể và hoàn chỉnh các biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục hòa nhập cho TKT cũng như từng đối tượng TKT cụ thể. Nhưng
đây cũng là một tài liệu tham khảo khá hữu ích đối với đề tài liên quan đến công tác
giáo dục hòa nhập của sinh viên.
Trên đây là một số tài liệu, chương trình liên quan đến vấn đề giáo dục hồ
nhập cho trẻ CPTTT mà nhóm đề tài thực hiện. Phần lớn tài liệu nhằm giúp người
đọc hiểu sâu hơn về trẻ thiểu năng trí tuệ cơng tác giáo dục hoà nhập cho trẻ này
cũng như phương pháp tổ chức giáo dục, giảng dạy và phục hồi chức năng cho trẻ
CPTTT. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu việc áp dụng các hoạt
động vui chơi ngoại khố vào cơng tác giáo dục hồ nhập cho trẻ thiểu năng trí tuệ.
Vì thế, nghiên cứu về các tác động của các hoạt động ngoại khố đến cơng tác giáo
dục hồ nhập cho trẻ thiểu năng trí tuệ là một những điểm mới của đề tài mà nhóm
nghiên cứu muốn hướng tới. Nhóm nghiên cứu trên cơ sở tham khảo, so sánh, vận
dụng vào đề tài nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
12


3.1. Mục tiêu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của các hoạt động ngoại
khóa trong cơng các giáo dục hịa nhập dành cho trẻ CPTTT. Từ đó làm cơ sở đưa
ra những khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa dành cho trẻ chậm phát triển.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá của trẻ
CPTTT ở trung tâm.

Xác định những thuận lợi và khó khăn của trẻ CPTTT khi tham gia các hoạt
động ngoại khố.
Tìm hiểu nhu cầu tham gia hoạt động của từng đối tượng trẻ trong các giai
đoạn phát triển khác nhau như thế nào.
Đánh giá sự tác động của các hoạt động ngoại khoá trong việc thay đổi nhận
thức, kỹ năng và phục hồi chức năng cho trẻ CPTTT.
Đưa ra những khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt động
ngoại khoá dành cho trẻ CPTTT.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ:
Làm rõ một số khái niệm liên quan: trẻ CPTTT, giáo dục hồ nhập, hoạt động
ngoại khố.
Tìm hiểu được thực trạng việc tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá
của trẻ CPTTT ở cơ sở bán trú Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè.
Xác định được những thuận lợi và khó khăn của trẻ CPTTT khi tham gia các
hoạt động ngoại khoá.

13


Hồn thành kháo sát và thu thập thơng tin, ý kiến đánh giá của những người
chăm sóc trẻ về những thay đổi, chuyển biến của trẻ khi tham gia các hoạt động
ngoại khố. Từ đó đánh giá được tác động của các hoạt động ngoại khố đến cơng
tác giáo dục hoà nhập cho trẻ CPTTT.
Đưa ra được các khuyến nghị giúp nâng cao chất lượng việc tổ chức và tham
gia các hoạt động ngoại khoá cho trẻ CPTTT.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của các hoạt động ngoại khố đến cơng tác giáo dục hoà nhập cho
trẻ CPTTT.

4.2. Khách thể nghiên cứu
 Trẻ CPTTT.
 Giáo viên của các lớp.
 Quản lý cơ sở bán trú.
 Phụ huynh của trẻ CPTTT.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian
Cơ sở bán trú của Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè (153 Xơ Viết
Nghệ Tĩnh, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh)
4.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu tác động của các hoạt động ngoại khố đến cơng
tác giáo dục hồ nhập cho trẻ CPTTT” được tiến hành nghiên cứu từ tháng 2/2017
đến tháng 5/2017.

14


4.3.3. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại
khoá cho trẻ CPTTT; Tác động của các hoạt động đó đối với cơng tác giáo dục hồ
nhập cho trẻ CPTTT.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa lý luận
Với đề tài, nhóm nghiên cứu đã vận dụng những lý thuyết đã học và phương
pháp nghiên cứu khoa học vào nghiên cứu một khơng gian cụ thể với nhóm đối
tượng nhất định. Từ đó, nhóm nghiên cứu chỉ ra những hoạt động ngoại khóa và
những tác động mà nó mang lại trong công tác giáo dục cho trẻ CPTTT. Đề tài
nghiên cứu là cơ sở lý luận quan trọng trong việc nghiên cứu về trẻ CPTTT. Ngoài
ra đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về cơng tác giáo
dục hồ nhập cho trẻ CPTTT.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, đề tài giúp hiểu rõ hơn về những tác động của hoạt động
ngoại khóa, ý nghĩa mà nó mang lại, đối với việc giáo dục cho trẻ CPTTT. Bên
cạnh đó, đề tài đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức và tham gia các
hoạt động khoá cho trẻ CPTTT. Từ đó, tạo ra mơi trường giáo dục năng động cho
việc phục hồi chức năng và học hoà nhập của trẻ CPTTT. Kết quả nghiên cứu của
đề tài là cơ sở để các gia đình và các trung tâm ni dạy, giáo dục trẻ CPTTT tăng
cường tổ chức và phát triển các mơ hình hoạt động ngoại khố cho trẻ.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá của trẻ CPTTT ở cơ
sở như thế nào? (tần suất, loại hình hoạt động, hình thức).
Ưu điểm, hạn chế của các hoạt động ngoại khoá cũng như những thuận lợi và
khó khăn của trẻ khi tham gia hoạt động ngoại khố là gì?
Hiệu quả của những hoạt động ngoại khố đối với cơng tác giáo dục hoà nhập
cho trẻ CPTTT là như thế nào?
15


Những giải pháp nào hỗ trợ cho phụ huynh và nhân viên cơ sở trong việc dạy
hoà nhập cho trẻ CPTTT?
7. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định
tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm thăm dị, thu thập
thơng tin, dữ liệu chi tiết về những tác động của các hoạt động ngoại khố đối với
trẻ CPTTT thơng qua việc quan sát hoạt động hằng ngày của trẻ. Đồng thời, thực
hiện PVS đối với các nhân viên, giáo viên phụ trách lớp và phụ huynh của trẻ.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: đây là phương pháp tìm cách chia nhỏ
các hiện tượng trong xã hội và thể hiện chúng dưới dạng các biến số được đo lường.

Sử dụng phương pháp này thông qua kỹ thuật thu thập thông tin, khảo sát bằng
bảng hỏi để thống kê những đánh giá của phụ huynh và giáo viên về hiệu quả của
các hoạt động ngoại khố đến trẻ CPTTT. Từ đó, có cái nhìn khách quan nhất về tác
động của các hoạt động ngoại khoá tác động đến trẻ.
7.2. Phương pháp chọn mẫu
Điều tra bằng bảng hỏi (35 mẫu): Đối với nhân viên cơ sở chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn giản, lấy danh sách, tiến hành bốc thăm để chọn và phát bảng khảo sát
cho 10 nhân viên trên tổng số 31 nhân viên; Đối với phụ huynh của trẻ, tiến hành
chọn mẫu thuận tiện để chọn ra 25 phụ huynh trên tổng số 100 phụ huynh có con
em tham gia hoạt động ngoại khoá ở trung tâm để phát bảng khảo sát.
Quan sát: tiến hành chọn mẫu phán đoán, chọn ra 3 lớp trong số 10 lớp ở cơ
sở bán trú để tiến hành quan sát tham dự. Đây là những lớp có tham gia các hoạt
động ngoại khố. Quan sát trong suốt 3 tháng từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017.
PVS (6 mẫu): tiến hành chọn mẫu thuận tiện – thu thập thơng tin từ những
nhân viên và phụ huynh sẵn lịng trả lời phỏng vấn, không phụ thuộc vào danh sách

16


nhân viên và phụ huynh. Sẽ tiến hành PVS với 1 quản lý cơ sở, 3 giáo viên và 2 phụ
huynh để thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
7.3. Kỹ thuật nghiên cứu
7.3.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp người nghiên cứu tiến hành
nghiên cứu các tài liệu sẵn có để thu thập những thơng tin về: cơ sở lý thuyết liên
quan đến chủ đề nghiên cứu; thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề
nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm; chủ
trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu; số liệu thống kê.2
Phương pháp PVS: Thực hiện PVS với người phụ trách chính của cơ sở bán
trú, giáo viên, phụ huynh thông qua hình thức phỏng vấn bán cấu trúc dựa trên bảng

gồm các câu hỏi và chủ đề cần được thực hiện theo một thứ tự nhất định đã chuẩn bị
sẵn. Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn người phỏng vấn sẽ điều khiển, dẫn dắt
cuộc phỏng vấn để có được những thơng tin sâu rộng hơn. Trong q trình phỏng
vấn sẽ có sự ghi chép, lắng nghe và phân tích những thông tin phỏng vấn, biểu cảm
của người được phỏng vấn.
Phương pháp quan sát: trong quá trình tiếp xúc với trẻ CPTTT tại trung tâm
khi thực tập sẽ tiến hành quan sát những hành vi, cảm xúc và sự thay đổi của trẻ khi
được tham gia các hoạt động ngoại khoá. Tiến hành chọn 3 lớp, mỗi lớp khoảng 25
trẻ để quan sát, tần suất là 3 buổi/tuần. Những thông tin quan sát được sẽ được ghi
chép lại và phân tích.
Khảo sát bằng bảng hỏi: nghiên cứu sử dụng kỹ thuật khảo sát bằng bảng hỏi
với số lượng mẫu khoảng 35 người là quản lý cơ sở, giáo viên và phụ huynh của trẻ.
7.3.2. Kỹ thuật xử lý thông tin
Đối với thông tin tư liệu: Tiến hành tập hợp danh mục tài liệu từ nhiều nguồn
khác nhau (Ví dụ: thư viện, internet..), chọn tài liệu có nguồn đáng tin cây, phân
Vũ Cao Đàm, (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo

2

dục Việt Nam, Hà Nội, tr 77.
17


loại và lọc thông tin cần thiết từ các tài liệu thu thập được, tổ chức và tổng hợp lại
thông tin.
Đối với thông tin định lượng: tổng hợp các số liệu từ bảng hỏi và xử lý thông
tin thông qua phần mềm SPSS.
Đối với thơng tin định tính: tổng hợp và phân loại thông tin từ các bảng ghi
chép quan sát, PVS, tiến hành gỡ băng phỏng vấn.
8. Dự kiến kết quả cần đạt

Tìm hiểu thực trạng và đánh giá được tác động của các hoạt động ngoại khoá
đối với cơng tác giáo dục hồ nhập cho trẻ CPTTT ở cơ sở bán trú Trung tâm bảo
trợ trẻ tàn tật mồ cơi Thị Nghè. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp tăng cường và nâng
cao chất lượng hoạt động ngoại khoá cho trẻ CPTTT giúp trẻ được trị liệu tốt hơn,
nâng cao cơ hội hoà nhập vào cuộc sống.
Đưa ra các giải pháp tăng cường sự tham gia và nâng cao chất lượng tổ chức
hoạt động ngoại khoá cho trẻ CPTTT như:
 Phát triển mơ hình giáo dục của cơ sở thơng qua tăng cường các hoạt
động ngoại khố.
 Đổi mới hình thức và nội dung của các hoạt động ngoại khoá.
 Lồng ghép các kỹ năng sống và bài học giáo dục trị liệu cho trẻ.
 Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho trẻ và phụ huynh cùng
tham gia.
9. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và mục lục, nội dung chính của đề tài “Tìm hiểu tác động của các hoạt động
ngoại khố đến cơng tác giáo dục hồ nhập cho trẻ CPTTT (Điển cứu: cơ sở bán trú
của Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè địa chỉ số 153 Xơ Viết Nghệ
Tĩnh, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh)” được kết cấu thành 2
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
18


Chương 2: Kết quả nghiên cứu.
Thực trạng việc tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá của trẻ CPTTT.
Tác động của các hoạt động ngoại khố đến cơng tác giáo dục hoà nhập cho
trẻ CPTTT.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT
1.1. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng
1.1.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow đã xây dựng học thuyết nhu cầu vào những năm 50 của thế kỷ XX. Lý
thuyết nhu cầu của Maslow giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần
được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có
ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Lý thuyết của ông giúp cho ta về hiểu thêm những nhu cầu của con người bằng
cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu
khác nhau của con người, căn cứ theo tính địi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước
sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người từ
thấp đến cao. Từ nhu cầu sinh lý, vật chất đến nhu cầu an sinh; nhu cầu được thừa
nhận, yêu thương; nhu cầu tự trọng, được tôn trọng và cuối cùng là nhu cầu phát
triển. Nếu một trong những nhu cầu cấp thấp không được đáp ứng thì sự phát triển
sẽ có sự lệch lạc. Đặc điểm của các bậc nhu cầu như sau:
 Nhu cầu sinh lý, vật chất: Đây là nhu cầu cơ bản nhất trong hệ thống các thứ
bậc nhu cầu, nó liên quan trực tiếp đến sự sinh tồn của mỗi con người. Nhu cầu này
bao gồm nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại,…Những nhu cầu này đối với mỗi người đếu
không thể thiếu. Đối với các trẻ bị thiểu năng trí tuệ thì càng khơng thể thiếu vì cơ

19


bản trẻ đã khơng thể tự chăm sóc bản thân, các trẻ phải phụ thuộc rất nhiều vào gia
đình, các trung tâm.
 Nhu cầu an sinh, an toàn: Nhu cầu này đảm bảo cho con người có một mơi
trường khơng nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh ở trẻ. Các
mặt an toàn bao gồm: an tồn lao động, an tồn mơi trường, an tồn tâm lý, an toàn
ở và đi lại, an toàn sức khỏe,… Nhu cầu này nếu khơng được đảm bảo thì con người

sẽ không thể thực hiện các nhu cầu khác. Hơn hết, các trẻ bị thiểu năng trí tuệ thì
càng cần phải đáp ứng nhu cầu này vì các trẻ không thể tự bảo vệ bản thân.
 Nhu cầu được thừa nhận, yêu thương: Ở mức nhu cầu này hoạt động giao
tiếp được coi trọng. Sự tổn thương về mặt tâm lý trong mơi trường gia đình, nhà
trường và xã hội sẽ làm cho trẻ không thể phát triển lên bậc cao hơn. Nhu cầu này
rất phong phú và phức tạp bao gồm: sự yêu thương, gần gũi, thân cận, khích lệ,…
 Nhu cầu được tơn trọng và tự trọng: Nhu cầu này bao gồm lòng tự trọng và
được ngừi khác tôn trọng. Cá nhân cảm nhận, tự đánh giá về bản thân thông qua
những trải nghiệm và thành quả cá nhân. Những hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trẻ
cảm nhận được thành quả của bản thân và hỗ trợ nhiều về mặt tâm lý cho trẻ.
 Nhu cầu phát triển: Đây là nhu cầu cao nhất của một con người. Nhu cầu này
có thể được thực hiện thơng qua các hoạt động giáo dục, vui chơi, trải nghiệm, đào
tạo kĩ năng,…Thơng qua nhu cầu này mỗi người có thể phát huy điểm mạnh của
bản thân. Ở trẻ thiểu năng trí tuệ cũng vậy, nó rất cần thiết trong việc hồi phục và
tăng cường khả năng hòa nhập.
Việc vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong nghiên cứu là việc rất cần
thiết và phù hợp đối với nhu cầu của trẻ thiểu năng trí tuệ. TKT nói chung và trẻ
thiểu năng trí tuệ nói riêng là những đối tượng cần được đáp ứng những nhu cầu
này nhất để các trẻ có thể phát triển tốt hơn và dễ dàng hịa nhập với xã hội hơn với
đầy đủ các cơ hội. Đồng thời thuyết còn giúp ta đánh giá được mức độ cần thiết của
các loại nhu cầu để ta có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết nhất cho đối tượng.
1.1.2. Lý thuyết hành vi và phân tích hành vi ứng dụng
Lý thuyết hành vi được Ivan Petrovich Pavlov-Nga-khởi xướng và các lý luận
của ông đã làm tiền đề cho các cơng trình nghiên cứu về hành vi sau này. Tiếp nối
Pavlov là các nhà nghiên cứu về tâm lý và hành vi như: J.B. Watson, B.F. Skinner,
20


Bandura,… đã phát triển và đưa ra nhiều phương pháp ứng dụng trong trị liệu hành
vi. Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa hành vi tin tưởng rằng:

 Nhận thức và hành vi của con người sẽ thay đổi theo điều kiện môi trường và
bị ảnh hưởng của các cá thể khác trong môi trường sống.
 Trong khi trị liệu hành vi, cần phải nhìn nhận và chấp nhận rằng con người
đơi khi có những hành vi gây khó chịu cho người khác.
 Hành vi mong muốn có thể mất đi do bị tác động quá nhiều. Trong nhiều
trường hợp hành vi con người có thể thay đổi theo kiểu phản xạ có điều kiện.
Từ những nhận định trên cho thấy hành vi của các trẻ thiểu năng trí tuệ cũng
có thể thay đổi được qua các kiểu phản xa, qua các hoạt động ngoại khóa hằng ngày.
Dựa vào các nhận định đó người chăm sóc cho các trẻ có thể thay đổi, tổ chức các
hoạt động ngoại khóa hằng ngày cho trẻ để trẻ có thể tăng cường các hoạt động cơ
bản cho bản thân, dễ dàng hòa nhập với xã hội.
Lấy nền tảng từ lý thuyết hành vi của Pavlov, Skinner đã cho ra cơng trình
nghiên cứu về điều kiện hóa có tác động. Hành vi mang tính tự phát nhưng có được
qua học tập, qua trải nghiệm và làm nhiều lần để thõa mãn nhu cầu của bản thân
được Skinner gọi là điều kiện hố có tác động. Sự duy trì hay chấm dứt hành vi của
một người phụ thuộc vào kết quả cuẩ hành vi đó mang tính tích cực hay tiêu cực.
Tính tích cực có tác dụng làm tăng và phát sinh thêm hành vi mới và ngược lại.
Điều này cần được các giáo viên hay các bậc cha mẹ chú ý đến để cải thiện hành vi
cho trẻ. Thông qua các hoạt động vui chơi cùng với những lời khen có thể giúp trẻ
tăng cường các hành vi mà người giáo dục hướng tới.
Trên thực tế, để có được các hành vi mong muốn ngay lập tức là rất khó và các
hành vi có được thông qua việc cưỡng ép sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài, và
việc từ bỏ hành vi là điều dễ dàng hơn. Vì vậy, để có thể giúp trẻ có thể có được
hành vi mong muốn thì cần phải thông qua các hoạt động vui chơi để cho trẻ có thể
vừa học vừa chơi. Từ đó, trẻ có thể dễ dàng tiếp thu hơn và thực hiện nó một cách
tự nhiên. Và cũng vì hành vi của trẻ các hoạt động vui chơi trong giáo dục là điều
rất cần thiết. Đối với trẻ thiểu năng trí tuệ càng cần thiết hơn vì nhận thức của trẻ rất
kém, một việc cần phải được thực hiện nhiều lần trẻ mới có thể ghi nhớ được.
21



Lý thuyết hành vi và phương pháp phân tích hành vi ứng dụng có hiệu quả rất
cao trong việc giải quyết các vấn đề cho TKT nói chung và trẻ thiểu năng trí tuệ nói
riêng. Nó chỉ ra được hành vi của con người có thể phát triển và thay đổi từ đâu và
cũng như vai trò của các hoạt động vui chơi, thái độ của người giáo dục như thế nào
để đối tượng đạt được những hành vi tích cực. Áp dụng lý thuyết này ta có thể hiểu
hơn về vai trò cũng như tác động của các hoạt động vui chơi đối với việc hình thành
các hành động, hành vi cho trẻ thiểu năng trí tuệ.
1.1.3. Thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do
nhà sinh học Ludvig Von Bertalanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống bao quát mọi
lĩnh vực (tin học, sinh học, kinh tế học, xã hội học). Một hệ thống được định nghĩa
là tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau và mỗi biến động trong
một yếu tố nào đó điều tác động lên các yếu tố khác và cũng tác động lên tồn bộ hệ
thống. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là bộ phận của một
đại hệ thống.
Mỗi cá nhân được coi là một hệ thống vi mơ. Hệ thống vi mơ có ba tiểu hệ
thống: hệ thống tâm lý, hệ thống sinh học và hệ thống hành vi. Các tiểu hệ thống
của con người chịu sự tác động của cả hệ thống gia đình, hệ thống xã hội. Đối với
các trẻ thiểu năng trí tuệ thì cả ba tiểu hệ thống trong hệ thống vi mơ đều khơng
hồn chỉnh vì khơng hệ thống nào khơng bị tổn thương. Vì vậy mà chức năng của
các tiểu hệ thống đều bị hạn chế.
Hệ thống bao gồm hệ thống vi mô, trung mô và vĩ mô. Mỗi hệ thống đều có
vai trị riêng và tác động qua lại lẫn nhau. Xoay quanh trẻ thiểu năng trí tuệ cũng có
các hệ thống khác ngồi hệ thống vi mơ như: gia đình, bạn bè, các tổ chức, trường
học, bệnh viện, các hoạt động vui chơi, giải trí,… Chúng ta có thể dựa vào mức độ
ảnh hưởng mà tác động lên đối tượng nhằm thay đổi và cải thiện những yếu tố xung
quanh đối tượng một cách phù hợp và hiệu quả.
Áp dụng thuyết hệ thống này trong quá trình nghiên cứu có thể giúp cho người
nghiên cứu có được cái nhìn tổng quát hơn qua sơ đồ hệ thống. Từ đó nhận diện rõ

vấn đề và có tác động thích hợp lên các hệ thống để tạo ra thay đổi tích cực.
22


1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Hoạt động ngoại khóa
 Khái niệm
Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngồi chương trình học chính
khóa. Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể thao giải trí - xã hội ngồi giờ học. Thơng qua các hoạt động ngoại khố, trẻ được rèn
luyện và trau dồi các kỹ năng, giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy,trí tuệ, giao
tiếp xã hội và rèn luyện thể chất, thơng qua các động ngoại khố trẻ vừa chơi vừa
học từ thế giới xung quanh mà không phải chỉ thu nạp kiến thức từ trường lớp.
Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể, dạng
nhóm năng khiếu, dạng thường kì hay đột xuất trong những dịp kỉ niêm hay lễ hội.
Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức theo những hình thức: Câu lạc bộ mơn
học, đội nhóm, diễn đàn, trị chơi, hội thi. Hoạt động ngoại khóa có thể do tổ bộ
mơn, giáo viên chủ nhiệm, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hay học sinh
của một lớp, một khối lớp hay toàn trường thực hiện.
 Lợi ích của hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa có tác dụng giảm stress, giúp nâng cao hứng thú trong
học tập chính khóa. Nội dung của hoạt động ngoại khóa rất phong phú và đa dạng
thể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghê, thể dục thể thao, tham quan, lao đơng,
trị chơi, nghiên cứu khoa học . Nhờ đó các kiến thức tiếp thu được trên lớp có cơ
hội được củng cô, khắc sâu, áp dụng mở rộng trên thực tế. Hoạt động ngoại khóa
góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ
sở những hoạt động thực tế. Hoạt động ngoại khóa làm cho q trình dạy bộ môn
thêm phong phú đa dạng, làm cho việc học tập của trẻ thêm hứng thú sinh động, tạo
cho các em lịng hăng say, u thích việc học, u cuộc sống, đó là điều kiện tiền đề
để phát triển năng lực của các em. Trong khi tiến hành hoạt động ngoại khóa, các
em tự mình nghiên cứu, tự tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân

nhắc kĩ càng, chính vì thế hoạt động ngoại khóa góp phần đắc lực trong việc phát
triển trí lực, khả năng sáng tạo và tinh thần tập thể của học sinh. Hoạt động ngoại
23


×