Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu tiếp nhận văn học từ lý thuyết diễn ngôn của michel foucault và trường hợp tiếp nhận – tái sáng tạo truyện cổ trong truyện cổ viết lại và gót thị mầu, đầu châu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: VĂN HỌC

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2017

Tên cơng trình:

NGHIÊN CỨU TIẾP NHẬN VĂN HỌC
TỪ LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN CỦA MICHEL FOUCAULT
VÀ TRƯỜNG HỢP TIẾP NHẬN – TÁI SÁNG TẠO TRUYỆN CỔ
TRONG TRUYỆN CỔ VIẾT LẠI
VÀ GÓT THỊ MẦU, ĐẦU CHÂU LONG

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Đình Minh Khuê, Lớp Văn học khóa học 2014 – 2018

Người hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Phương
Bộ môn Lý luận và Phê bình văn học, Khoa Văn học


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả được nêu lên trong cơng trình đều là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ tài liệu, văn bản nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả cơng trình

Nguyễn Đình Minh Khuê




LỜI CẢM ƠN
Sau hơn bảy tháng nghiêm cẩn tìm hiểu và triển khai, chúng tơi đã hồn thành báo
cáo nghiên cứu khoa học sinh viên 2017 với đề tài “Nghiên cứu tiếp nhận văn học từ lý
thuyết diễn ngôn của Michel Foucault và trường hợp tiếp nhận – tái sáng tạo truyện cổ trong
Truyện cổ viết lại và Gót Thị Mầu, đầu Châu Long”. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài,
chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt thành của ThS. Lê Ngọc Phương về
cả kiến thức lẫn các kỹ năng nghiên cứu. Cô đã ủng hộ, động viên và luôn sẵn sàng chia sẻ
với chúng tôi những tài liệu, sách vở cũng như kinh nghiệm của mình. Chúng tơi xin gửi
lời tri ân sâu sắc đến cơ. Bên cạnh đó, người nghiên cứu xin gửi lời cảm tạ đến gia đình,
đặc biệt là bố mẹ vì đã cho con những lời khun, lời góp ý chân thành trong suốt q trình
thực hiện cơng trình nghiên cứu. Ngồi ra, chúng tơi cũng vơ cùng biết ơn nhà văn Trần
Chiến, nhà văn Lê Minh Hà và nhà phê bình Phạm Xn Ngun vì đã sẵn lịng hỗ trợ,
cung cấp cho người nghiên cứu nhiều thông tin lý thú và bổ ích phục vụ trực tiếp cho đề
tài. Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các thầy cô khoa Văn học và Ngôn ngữ – trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP.HCM, các bạn bè, anh chị em đã giúp đỡ, cung
cấp cho chúng tôi những tư liệu, kiến thức quý báu, hỗ trợ chúng tôi về cả vật chất lẫn tinh
thần, khuyến khích, khuyên bảo và nhận xét để đề tài của chúng tơi được hồn thiện hơn.
Có thể nói, hơn bảy tháng nghiên cứu vừa qua là cơ hội để chúng tôi dấn thân thể
hiện những quan niệm cá nhân về một vấn đề lý luận văn học khá mới mẻ cũng như tích
góp những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu mới, phục vụ cho định hướng nghề nghiệp sau
này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian, tư liệu cũng như
năng lực chủ quan của người nghiên cứu, đề tài chắc chắn cịn nhiều sai sót, nhiều thiếu
hụt. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, đóng góp từ phía
hội đồng khoa học, các thầy cơ, bạn bè để khắc phục và hồn thiện mình hơn trong những
lần nghiên cứu tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 4
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................................. 4
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi............................................................................... 5
3. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................ 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 7
6. Cấu trúc của đề tài.......................................................................................................... 8
Chương 1: DẪN NHẬP LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN CỦA MICHEL FOUCAULT 10
1.1. Diễn trình của các lý thuyết diễn ngơn ........................................................................ 10
1.1.1. Từ thời cổ đại đến thế kỷ XVI: diễn ngôn như là lời nói được tu sức ................ 10
1.1.2. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: diễn ngôn và những biến thiên ngữ nghĩa ...... 11
1.1.3. Từ thế kỷ XX đến nay: diễn ngôn như một khái niệm liên ngành...................... 12
1.2. M. Foucault – từ bác sĩ phẫu thuật đến triết gia về quyền lực/ tri thức ....................... 15
1.2.1. Cuộc chơi của những lựa chọn............................................................................ 15
1.2.2. Quyền lực/ tri thức như là phạm trù tư tưởng trung tâm .................................... 19
1.3. Lý thuyết của Michel Foucault về diễn ngôn trong phối cảnh quyền lực/ tri thức ..... 22
1.3.1. Diễn ngôn và các khái niệm liên quan ................................................................ 22
1.3.2. Những nguyên tắc tạo lập và loại trừ diễn ngôn ................................................. 27
1.3.2.1. Các nguyên tắc loại trừ bên ngoài............................................................ 28
1.3.2.2. Các nguyên tắc loại trừ bên trong ............................................................ 32
1.3.2.3. Các nguyên tắc kiểm sốt chủ thể diễn ngơn ........................................... 37
1.3.2.4. Các luận đề triết học tham gia gia cố cho quy trình kiểm sốt – hạn định
diễn ngơn ............................................................................................................... 38

TIỂU KẾT ......................................................................................................................... 40
Chương 2: DIỄN NGÔN TIẾP NHẬN – MỘT CÁCH SOI CHIẾU TIẾP NHẬN VĂN
HỌC TỪ LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN CỦA MICHEL FOUCAULT ......................... 41
2.1. Vấn đề tiếp nhận trong bức tranh toàn cảnh các lý thuyết văn học ............................. 41
2.2. Khái niệm diễn ngơn tiếp nhận và mơ hình của sự tiếp nhận văn học bán chủ động . 49
2.3. Diễn ngôn tiếp nhận – một sản phẩm của các kiến tạo quyền lực/ tri thức ................. 57
2.3.1. Quyền lực ngơn ngữ và sự kiến tạo tính “mở” cho tiếp nhận văn học ............... 57


2.3.2. Quyền lực ngồi ngơn ngữ và hệ thống các ngun lý tham gia kiểm sốt diễn
ngơn tiếp nhận ............................................................................................................... 60
2.3.2.1. Các ngun lý kiểm sốt tự thân diễn ngơn tiếp nhận ............................. 60
2.3.2.2. Các nguyên lý kiểm soát khách thể của diễn ngôn tiếp nhận .................. 75
2.3.2.3. Nguyên lý nghi lễ và sự kiểm soát chủ thể của diễn ngôn tiếp nhận ....... 75
2.4. Diễn ngôn tiếp nhận – quyền lực kiến tạo [nhận thức của con người về] thực tiễn văn
học....................................................................................................................................... 77
2.4.1. Hiệu lực kiến tạo đối với thực tiễn văn học của diễn ngôn tiếp nhận................. 77
2.4.1.1. Mỹ hóa thực tại văn học........................................................................... 78
2.4.1.2. Xú hóa thực tại văn học ........................................................................... 80
2.4.2. Quy trình kiến tạo thực tiễn văn học của diễn ngôn tiếp nhận ........................... 81
2.4.3. Hướng đến một nền đạo đức học diễn ngôn tiếp nhận ....................................... 83
TIỂU KẾT ......................................................................................................................... 85
Chương 3: TRUYỆN CỔ VIẾT LẠI VÀ GĨT THỊ MẦU, ĐẦU CHÂU LONG: NHỮNG
DIỄN NGƠN TIẾP NHẬN HUYỀN THOẠI THỜI HIỆN ĐẠI ................................. 86
3.1. “Truyện giả cổ” như một hình thức tiếp nhận văn học: trường hợp Truyện cổ viết lại
và Gót Thị Mầu, đầu Châu Long ........................................................................................ 86
3.1.1. Lê Đạt, Lê Minh Hà và Truyện cổ viết lại .......................................................... 89
3.1.2. Trần Chiến và Gót Thị Mầu, đầu Châu Long ..................................................... 89
3.2. Sự soát xét các diễn ngôn tiếp nhận trong Truyện cổ viết lại và Gót Thị Mầu, đầu Châu
Long – dấu vết và viễn tượng .............................................................................................. 91

3.2.1. Những dấu vết ..................................................................................................... 93
3.2.1.1. Truyện cổ viết lại và Gót Thị Mầu, đầu Châu Long hay sự đọc huyền thoại
dưới áp lực thông diễn của “siêu-ngơn-ngữ” ........................................................ 93
3.2.1.2. Viết như là q trình “tự kiểm duyệt” ..................................................... 97
3.2.1.3. Trên chặng đường biên tập – xuất bản và phổ biến diễn ngôn đến cộng
đồng tiếp nhận ..................................................................................................... 104
3.2.2. Những viễn tượng ............................................................................................. 109
3.3. Diễn ngôn tiếp nhận trong Truyện cổ viết lại và Gót Thị Mầu, đầu Châu Long: những
“cú đấm” vào nhận thức huyền thoại................................................................................ 111
3.3.1. Những khuynh hướng kiến tạo nhận thức huyền thoại chính yếu .................... 113
3.3.1.1. Tái lập các nhân vật huyền thoại............................................................ 113
3.3.1.2. Giải thiêng điểm nhìn trần thuật huyền thoại truyền thống ................... 116
3.3.2. Cơ chế kiến tạo nhận thức huyền thoại ............................................................. 117
TIỂU KẾT ....................................................................................................................... 121
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 122
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 124


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hình 1. Bức tranh Las Meninas của Diego Velázquez
Bức tranh trên đây – Las Meninas, họa phẩm nổi tiếng của nghệ thuật Tây Ban Nha
thế kỷ XVII từng được Thomas Lawrence vinh danh như một thứ “triết học của nghệ thuật”
[32] – tái hiện cảnh Diego Velázquez (tác giả của bức tranh) đang trong phịng làm việc
của mình ở cung điện Madrid (hình ảnh người họa sĩ cầm trên tay cây cọ vẽ ở bìa trái bức
tranh), vẽ chân dung cho một gia đình hồng tộc Tây Ban Nha dưới thời kỳ trị vì của vua

Filipe IV. Nhiều nhà phê bình nghệ thuật, trong đó có cả Michel Foucault, đã ngợi khen hết
lời về kỹ thuật phối cảnh, phối sáng, tạo dựng bố cục hay thậm chí là việc Diego khắc họa
vị trí và tư thế của mười hai nhân vật trong tranh. Song, riêng với bản thân người nghiên


2
cứu, bức tranh này lại gợi một niềm cảm hứng đặc biệt và độc đáo – một suy tưởng mới về
vị thế của người thưởng lãm nghệ thuật.
Nói điều đó là bởi, ngay từ năm 1656 – thời điểm ra đời của bức tranh này, một họa
sĩ cung đình Tây Ban Nha đã dám đặt người thưởng lãm (có thể đó chính là ơng, là những
vị quần thần ơng đang phác họa, là đức vua, hồng hậu của ơng, và là hàng loạt những thế
hệ say sưa thưởng ngoạn nghệ thuật như chúng ta) vào trong một niềm ám ảnh, nhưng cũng
là niềm hân hưởng tột cùng: ngắm nhìn và được ngắm nhìn. Vừa hân hoan chiêm ngưỡng
bức tranh, ta dường như lại có cảm giác rằng những đơi mắt từ trong một căn phòng xa xưa
nào từ tận thế kỷ XVII đang xuyên thấm qua cả những vệt sơn dầu để nhìn ngắm dung mạo
và nghĩ suy của ta. Đó là ánh nhìn thăm thẳm thần bí của người họa sĩ Diego ở phía trái bức
tranh, là cái liếc mắt ám ảnh của cô công chúa nhỏ đứng ở trung tâm bức vẽ, là ánh nhìn
trực diện, đầy tâm sự của gã người hầu và con chó ở góc dưới cùng bên phải, hay khuất lấp
hơn là đôi mắt nhìn ra từ bóng tối của một người đàn ơng mặc áo chồng đen và cái ngối
nhìn tạo chiều sâu hun hút cho khơng gian căn phịng của một cận thận được vẽ rất chuẩn
xác theo quy tắc phối cảnh cổ điển. Hơn nữa, cái khung tranh xuất hiện nửa vời ở phía trái
càng tơ đậm hơn vẻ kỳ bí của màn sương huyền hoặc tỏa ra từ bức vẽ: liệu chúng ta – những
người thưởng lãm tác phẩm – phải chăng cũng chính là đối tượng được tái hiện trên khung
tranh bí ẩn này? Như vậy, có thể nói, cùng lúc tự do [thậm chí tạo lập quyền lực] chiêm
ngắm và phát ngôn những diễn giải đối với nghệ thuật, người thưởng lãm cũng không ngừng
bị theo dõi, không ngừng bị ngắm nhìn, mà trường hợp Las Meninas là một cách cụ thể hóa
căn cước ấy của người thưởng lãm nghệ thuật thông qua hội họa.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, những suy tưởng từ bức tranh này đưa chúng tơi đến
với tham vọng thực hiện chuyến hành trình chinh phục một chân trời nghiên cứu mới: liệu
người đọc và sự đọc văn học có cùng mang bản chất ấy, bản chất lưỡng diện khi vừa được

hân hoan đọc, hân hoan thưởng thức, hân hoan kiến tạo những diễn giải, nhưng cũng vừa
chịu sự kiểm chế, trơng nhìn từ những định chế khe khắt, đôi lúc lộ mặt, đôi lúc ẩn mình
như những ánh mắt đầy sắc thái trong Las Meninas? Và như một cuộc hạnh ngộ, chúng tôi
đọc được những quan điểm và kiến giải của triết gia Pháp Michel Foucault về diễn ngôn
xét như một thực thể ngơn lời vừa có sức mạnh kiến tạo thế giới, vừa chịu sự kiềm tỏa, soát


3
xét của các hệ hình quyền lực/ tri thức. Từ đây, ý tưởng về một cuộc tương chiếu giữa lý
thuyết diễn ngôn M. Foucault và bản chất của tiếp nhận văn học nảy nở trong chúng tôi.
Thực ra, tiếp nhận văn học, khởi đi từ những thập niên giữa thế kỷ XX, đã luôn là
một vấn đề lý luận thu hút nhiều sự quan tâm từ phía các nhà phê bình, bởi đây vừa là một
chủ đề nghiên cứu mới mẻ so với các lý thuyết văn học trước đó chủ yếu chuyên chú vào
tác giả và văn bản, vừa là một con đường bí ẩn vào loại bậc nhất trên bản đồ các luận thuyết
văn chương khi có khả năng dẫn dắt các nhà nghiên cứu đến với những vùng đất lạ lẫm và
tân kỳ, khơi mở những điểm nhìn, những khuynh hướng độc sáng về người đọc, sự đọc nói
riêng và bản diện của văn học nói chung. Tuy nhiên, trước đây, phần lớn các nhà lý luận
trên thế giới và Việt Nam đều chỉ quan tâm nghiên cứu người đọc hoặc như một kẻ chịu sự
tác động thụ động từ phía văn bản và tác giả, hoặc như một kẻ mạnh đầy uy quyền trong
không gian văn học, chủ động đối với văn bản, thậm chí giết chết cả nhà văn mà lại hầu
như chưa từng soát xét lại, chưa từng phản tư về một khuôn diện mới, một khuôn diện khác
của tiếp nhận văn học: tiếp nhận khơng thể chỉ được nhìn nhận như một chỉnh thể độc lập
trong sự trừ xuất các yếu tố ngoại vi, mà còn phải được nghiên cứu trong sự chi phối, tác
động không ngừng của phối cảnh quyền lực/ tri thức, của phơng văn hóa dung chứa nó.
Chính vì vậy, việc tạo lập khái niệm diễn ngôn tiếp nhận như một cách soi chiếu căn cước
của tiếp nhận văn học trên cơ sở lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault – một triết thuyết khá
mới mẻ và phức tạp, hiện vẫn chưa được giới thiệu một cách có hệ thống trong không gian
nghiên cứu Việt Nam – là một hướng đi nhiều hứa hẹn.
Bên cạnh đó, những mẫu thử cho những tiền đề lý luận về diễn ngôn tiếp nhận của
chúng tơi là hai tác phẩm thuộc dịng văn học “giả cổ” đương đại Việt Nam – Truyện cổ

viết lại của Lê Đạt, Lê Minh Hà và Gót Thị Mầu, đầu Châu Long của Trần Chiến. Đây
không phải là những tác phẩm giả cổ tiêu biểu nhất hay duy nhất, song là những diễn ngôn
tiếp nhận huyền thoại được tạo sinh trong một không gian quyền lực/ tri thức vô cùng đặc
biệt – không gian đan xen, giằng xé, tranh đấu phức tạp giữa những thiết chế truyền thống
và hiện đại, hướng đến phản hồi một tra vấn đã tồn tại từ rất lâu: liệu huyền thoại có nên/
được phép giải thiêng? Có thể nói, những vấn đề đặt ra ở đây là vô cùng thú vị, hấp dẫn và
đầy tiềm năng nghiên cứu.


4
Chính từ những lý do này, trong khn khổ một nghiên cứu khoa học sinh viên,
chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tiếp nhận văn học từ lý thuyết diễn ngôn của Michel
Foucault và trường hợp tiếp nhận – tái sáng tạo truyện cổ trong Truyện cổ viết lại và Gót
Thị Mầu, đầu Châu Long” để đưa ra những quan niệm cá nhân về những vấn đề đã đề cập
trên đây. Thiết nghĩ, những vấn đề này sẽ khởi xuất cho những cách nhìn, những hướng
nghĩ mới về quá trình tiếp nhận văn học – một khía cạnh lý thuyết, cho đến ngày nay, vẫn
còn là nguồn cơn của rất nhiều làn sóng tranh cãi, bất đồng trong cộng đồng nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1.1. Về vấn đề tiếp nhận văn học
Ở Việt Nam, theo quan sát chủ quan của người nghiên cứu, tiếp nhận văn học hầu
như chưa từng được nghiên cứu chuyên sâu dưới tư cách một vấn đề lý thuyết mới; nói
cách khác, các nhà nghiên cứu – phê bình trong nước chủ yếu học tập và vận dụng tư tưởng
của các lý thuyết tiếp nhận hiện đại phương Tây vào thực hành khảo sát, lý giải các hiện
tượng văn học thế giới và Việt Nam như cơng trình Vấn đề tiếp nhận F. Dostoevsky tại Việt
Nam của Phạm Thị Phương, Vấn đề tiếp nhận thơ Nơm Hồ Xn Hương của Hồng Phong
Tuấn hay Một số vấn đề tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam dưới góc nhìn của lý thuyết
phức hệ của nhóm tác giả Nguyễn Duy Bình (chủ biên), Đinh Trí Dũng, Phùng Ngọc
Kiên,… Các sách vở, luận văn, luận án mà chúng tôi vừa kể ra trên đây hầu như đều được
tiến hành nghiên cứu các trường hợp cụ thể dựa trên các lý thuyết như mỹ học tiếp nhận, lý

thuyết phức hệ,… mà chưa từng thử đưa ra một nhận thức mới về quá trình tiếp nhận.
2.1.2. Về lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault
Ở Việt Nam, lý luận về diễn ngôn của M. Foucault đã manh nha xuất hiện từ những
năm đầu thế kỷ XXI trong một vài công trình nghiên cứu mang tính chất giới thuyết như
tiểu mục Michel Foucault: tri thức, quyền lực, trách nhiệm trích từ chương II thuộc chuyên
khảo Lý thuyết văn học hậu hiện đại của Phương Lựu, các bài viết Khái niệm diễn ngơn
trong nghiên cứu văn học hơm nay của Trần Đình Sử, Dẫn nhập lý thuyết diễn ngôn của
M. Foucault và nghiên cứu văn học của Trần Văn Toàn hay Bước đầu nhận diện diễn ngôn,


5
diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ của Trần Thiện Khanh,… Bên cạnh đó, căn cứ trên lý
thuyết này, một số bài báo, tạp chí lấy đối tượng nghiên cứu là diễn ngơn tính dục, diễn
ngơn nữ quyền,… trong các trường hợp tác phẩm cụ thể, tiêu biểu có Một cách hiểu về diễn
ngơn tính dục trong thơ Trần Dần của Đinh Minh Hằng, Diễn ngôn nữ quyền trong văn
học Việt Nam 1945 – 1975 nhìn từ trường hợp Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi của
Nguyễn Thị Vân Anh hay Diễn ngơn về giới tính và thi pháp nhân vật (Trường hợp của
Dũng trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh) của Trần Văn Toàn… Đáng chú ý hơn cả là các
bài nghiên cứu được công bố trong Hội thảo khoa học với chủ đề “Diễn ngôn – những vấn
đề lý thuyết và ứng dụng” do Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự định tổ
chức vào tháng 12/20091.
Nhìn chung, tuy việc giới thiệu quan điểm diễn ngơn của M. Foucault ở Việt Nam
là đã có, song hầu hết các nhà khoa học đều chỉ quan tâm đến khái niệm diễn ngôn như là
văn bản tác phẩm nghệ thuật được sáng tác bởi các nhà văn chuyên nghiệp mà hầu như
qn đi các hình thức diễn ngơn khác cùng tồn tại trong trường văn học, trong đó khơng
thể khơng nhắc tới diễn ngơn tiếp nhận. Nói cách khác, vấn đề tiếp nhận như một quy trình
tạo lập và loại trừ diễn ngôn, biểu hiện ở người đọc, nhà phê bình, hay thậm chí là ở nhà
văn – một người đọc đặc biệt và là người sáng tạo nối tiếp – vẫn chưa nhận được nhiều sự
quan tâm. Đề tài này hy vọng đóng góp vào khoảng trống đó để nhìn nhận văn học rõ hơn
ở cả phương diện sáng tạo lẫn tiếp nhận.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Vị trí của M. Foucault ở nước ngồi, nhất là các nước phương Tây, đã được khẳng
định rất sớm từ những thập niên 80 của thế kỷ trước. Người ta khơng chỉ đọc, thích thú mà
cịn đào sâu nghiên cứu những vấn đề triết học, tâm thần học, xã hội học được đặt ra trong
các cơng trình nổi tiếng của ông như Khảo cổ học tri thức, Bệnh điên và văn minh, Trật tự
của diễn ngôn, Sự ra đời của bệnh viện chuyên khoa hay Quy tắc và trừng phạt: Sự ra đời
của nhà tù,… Nổi bật trong số ấy có lý thuyết về diễn ngơn đã thu hút sự quan tâm từ phía
Vì nhiều lý do, hội thảo này cuối cùng không thể diễn ra như mong đợi. Tuy nhiên, rất may mắn, chúng
tôi đã được PGS.TS. Trần Văn Toàn – khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội cung cấp bản thảo
của một số tham luận.
1


6
nhiều nhà nghiên cứu trên khắp các lĩnh vực, mà minh chứng là sự ra đời của các cơng trình
nổi tiếng có thể kể đến như Foucault (Tạm dịch: Về Foucault) của Gilles Deleuze,
Discourse (Tạm dịch: Về diễn ngôn), Michel Foucault (Tạm dịch: Về Michel Foucault) của
Sara Mills, Foucault for beginners (Nhập môn Foucault) của Lydia Alix Fillingham, A
Foucault primer: Discourse, power and subject (Tạm dịch: Nhập môn Foucault: diễn ngôn,
quyền lực và chủ thể) của Alec McHoul và Wendy Grace,… Nhìn chung, các chun khảo
nêu trên đã có những đóng góp tích cực khơng chỉ trong việc giới thiệu lý thuyết diễn ngôn
đến nhiều bộ phận độc giả, mà cịn trong cơng tác hệ thống hóa và phân tích, triển khai
những ý tưởng của M. Foucault về vấn đề này. Thế nhưng, theo quan sát của chúng tôi,
hiện vẫn chưa có đề tài khoa học hay cơng trình, sách vở nào có sự quan tâm nhất định đến
mối liên hệ giữa diễn ngơn và bản chất của q trình tiếp nhận văn học, duy chỉ có một số
các bài báo (ví như Activating the Multitude (Audience Powers and Cultural Studies) (Tạm
dịch: Kích hoạt quần chúng (Những quyền lực của độc giả và nghiên cứu văn hóa)),…) của
Jack Bratich, Negri on Negri,… là ít nhiều chú ý đến mối tương cận độc đáo này, tuy chúng
chỉ dừng lại trên lĩnh vực học thuyết truyền thơng và triết học chính trị.
Như vậy, qua khảo sát sơ lược tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi, có

thể thấy, vấn đề tiếp nhận như một quy trình tạo lập và loại trừ diễn ngôn mà chúng tôi đặt
ra trong đề tài này là khá mới mẻ. Tuy sự thiếu hụt về tiền đề lý luận ấy đặt ra nhiều thách
thức cam go, song thiết nghĩ, đó chính là cơ hội để chúng tơi thể hiện được quan niệm, góc
nhìn cá nhân về diễn ngôn và một phần bản chất rất đặc biệt của quá trình tiếp nhận văn
học.
3. Mục tiêu của đề tài
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến các mục tiêu sau:
Thứ nhất, góp phần khái quát, hệ thống hóa quan niệm và lý luận của M. Foucault –
triết gia Pháp nổi danh của thế kỷ XX – về khái niệm diễn ngôn.
Thứ hai, bước đầu giới thuyết khái niệm diễn ngôn tiếp nhận trên căn cứ lý thuyết
diễn ngôn của M. Foucault, xem tiếp nhận văn học vừa như một loại hình diễn ngơn chịu


7
tác động của những hệ hình quyền lực/ tri thức, vừa như một quyền năng đầy uy lực kiến
tạo nhận thức về thực tại của con người.
Thứ ba, ứng dụng lý thuyết về tạo lập và loại trừ diễn ngôn của M. Foucault cũng
như những kiến giải về diễn ngôn tiếp nhận vào việc phân tích, lý giải một số sáng tác văn
xi mang cảm thức giải thiêng các hình mẫu lịch sử, huyền thoại của Lê Đạt, Lê Minh Hà,
Trần Chiến trong Truyện cổ viết lại và Gót Thị Mầu, đầu Châu Long.
Thứ tư, qua việc thực hiện đề tài này, chúng tơi mong muốn tích lũy cho bản thân
mình những kiến thức, hiểu biết mới về diễn ngơn, diễn ngôn tiếp nhận cũng như học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm, trau dồi những kỹ năng cần thiết trong quá trình nghiên cứu khoa
học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khoa học của chúng tôi hướng đến nghiên cứu hai đối tượng chính: một là q
trình tiếp nhận văn học hiểu như là hoạt động đọc, nhận định, phê bình, tái sáng tạo,… văn
học; hai là hai tập truyện giả cổ Truyện cổ viết lại của Lê Đạt, Lê Minh Hà và Gót Thị Mầu,
đầu Châu Long của Trần Chiến.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với tính chất của một đề tài thiên về lý luận văn học, chúng tôi sẽ khảo sát, phân
tích, lý giải các đối tượng nghiên cứu trên bình diện rộng lớn và phổ quát nhằm phát hiện,
truy xuất những vấn đề bản chất của chúng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh các thao tác thông dụng như tổng thuật,
so sánh – đối chiếu, thống kê, sơ đồ hóa,…, chúng tơi sử dụng các phương pháp chính yếu
sau đây nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác nghiên cứu: thứ nhất, chúng tôi vận dụng
phương pháp tương chiếu, đối sánh giữa lý thuyết diễn ngơn và tiếp nhận văn học, từ đó
phát hiện một khn diện khác của q trình tiếp nhận; thứ hai, vận dụng lý thuyết về diễn
ngôn tiếp nhận được tạo lập vào trong nghiên cứu hai tác phẩm “giả cổ”, chúng tơi cịn sử


8
dụng một số thao tác cơ bản của thi pháp học, tự sự học và phê bình huyền thoại nhằm có
cái nhìn chân thực và xác đáng hơn về các mẫu thử này.
6. Cấu trúc của đề tài
Bên cạnh các phần mục cơ bản như Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung
chính yếu của luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Dẫn nhập lý thuyết diễn ngôn của Michel Foucault
Trong chương đầu tiên, sau khi khái quát bức tranh tổng thể miêu tả diễn trình các
lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi tập trung tổng thuật, nghiên cứu, đánh giá cuộc đời, sự nghiệp,
tư tưởng chính yếu của Michel Foucault và quan niệm của triết gia này về khái niệm diễn
ngôn – hành vi sử dụng ngôn lời một mặt chịu sự chi phối gay gắt, khắt khe của quyền lực/
tri thức, một mặt lại là một trung tâm quyền lực vơ cùng ghê gớm, có khả năng kiến tạo
thực tại và nhận thức của con người về thực tại.
Chương 2: Diễn ngôn tiếp nhận – một cách soi chiếu tiếp nhận văn học từ lý thuyết
diễn ngôn của Michel Foucault
Trong chương hai, chúng tôi tạo lập thuật ngữ diễn ngơn tiếp nhận như một cách tái
nhìn nhận căn cước tiếp nhận văn học từ góc nhìn lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault: tiếp

nhận là một quy trình bán chủ động chứ khơng hồn tồn chủ động hay thụ động như nhiều
quan niệm trước đây, bởi diễn ngôn tiếp nhận vừa chủ động chi phối thực tại văn học, vừa
thụ động trước sự kiến tạo, kiểm sốt của các hệ hình quyền lực/ tri thức. Từ mấu chốt này,
chúng tôi tiến hành xây dựng một hệ thống lý thuyết lý giải các mô thức, phương tiện kiến
tạo diễn ngôn tiếp nhận của quyền lực/ tri thức cũng như cách thức các diễn ngôn tiếp nhận
này đã vận dụng nhằm kiểm soát, chi phối [nhận thức của con người về] thực tại văn học.
Chương 3: Truyện cổ viết lại và Gót Thị Mầu, đầu Châu Long: những diễn ngôn tiếp
nhận huyền thoại thời hậu hiện đại
Trên cơ sở hệ thống lý thuyết diễn ngôn tiếp nhận đã được xây dựng và kiến giải ở
chương 2, chúng tôi thử tiếp cận Truyện cổ viết lại của Lê Đạt, Lê Minh Hà và Gót Thị
Mầu, đầu Châu Long của Trần Chiến như những trường hợp diễn ngôn tiếp nhận đặc biệt


9
– những diễn ngôn được tạo lập trên tinh thần tiếp nhận và tái tạo truyện cổ, huyền thoại.
Trong không gian hậu hiện đại nhiều hỗn mang và thường biến, các hệ hình quyền lực/ tri
thức đã tác động, kiểm sốt rất gắt gao các diễn ngơn này thơng qua nhiều ngun lý đa
dạng, song chính những diễn ngơn tiếp nhận huyền thoại trong Truyện cổ viết lại và Gót
Thị Mầu, đầu Châu Long lại là những quyền lực lớn lao góp phần kiến tạo nhận thức huyền
thoại của cộng đồng tiếp nhận.


10

Chương 1
DẪN NHẬP LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN
CỦA MICHEL FOUCAULT

1.1. Diễn trình của các lý thuyết diễn ngơn
Diễn ngơn khơng chỉ là một sự kiện ngôn ngữ đơn thuần chủ yếu được quan tâm về

mặt nội tại tính và cấu trúc tính, mà cịn là một sự kiện xã hội nên cần được nghiên cứu
trong mối quan hệ với các sự kiện, các thiết chế khác, đặc biệt là với phối cảnh xã hội – văn
hóa trong đó nó được dung chứa và chi phối. Tuy nhiên, không phải đợi đến những thập kỷ
gần đây diễn ngôn mới được thức nhận một cách tương đối khách quan, đa chiều và toàn
diện như vậy, mà từ thời cổ, trung đại, nhiều công trình nghiên cứu đã chú ý phân tích,
nghiên cứu, đối chiếu sự thực hành diễn ngôn theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Nói
cách khác, thực hành diễn ngơn đã “chu du” qua một diễn trình dài hơn mấy nghìn năm,
được soi rọi, mổ xẻ bởi rất nhiều các lý thuyết nghiên cứu – ứng dụng, từ tu từ học, triết
học, ngơn ngữ học đến lý luận và phê bình văn học,…
1.1.1. Từ thời cổ đại đến thế kỷ XVI: diễn ngơn như là lời nói được tu sức
Thuật ngữ diễn ngôn thực ra đã xuất hiện rất sớm từ thời kỳ phồn thịnh của những
thành bang Hy Lạp – La Mã cổ đại dưới vỏ ngữ âm “discursus” (mà sau này trở thành từ
nguyên của “discours” trong tiếng Pháp, “discourse” trong tiếng Anh hay “diskurse” trong
tiếng Đức,…). “Discursus” có mặt trong khá nhiều văn bản diễn thuyết và đối thoại triết
học thời kỳ này, mà Gorgias của Plato – tác phẩm về cuộc đối thoại giữa hai triết gia
Socrates và Gorgias – là một ví dụ điển hình. Fee-Alexandra Haase, trong bài viết The
history of Discourse as Literary history (Tạm dịch: Lịch sử diễn ngôn như là lịch sử văn
chương), đã giới thiệu một đối thoại ngắn thuộc Gorgias; trong đó, hai nhân vật chính luận
bàn vơ cùng sơi nổi về nội hàm của khái niệm “discursus” [71; 3]. Ở đây, nhìn chung, tương
tự nhiều khái niệm mỹ học, văn học, triết học,… khác xuất hiện trong thời kỳ Hy Lạp – La
Mã cổ đại, “discursus” (tuy có nghĩa gốc là “sự lang thang, lêu lổng”) ít nhiều có liên quan


11
đến vấn đề tu từ và thường được dùng với ý nghĩa lời nói, thuật hùng biện, văn bản diễn
thuyết hay “những phương tiện thuyết phục về mặt xã hội và chính trị” [4; 146].
Thế nhưng, trong suốt nhiều thế kỷ sau đó (gần như là đến tận cuối thế kỷ XV),
người ta hầu như không hề chứng kiến một sự biến thiên về nghĩa nào của khái niệm này.
Thời gian này, diễn ngôn xuất hiện trong rất nhiều văn bản, văn cảnh khác nhau nhưng đều
được dùng với cùng ý nghĩa lời nói hay bài phát biểu, luận thuyết (với tư cách một thể loại

văn học) [71; 4]. Ở đây, để chứng minh cho nhận định trên của mình, Fee-Alexandra Haase
tiếp tục dẫn ra các ví dụ từ nhiều nguồn (văn học, triết học, thần học,…) như cách giải ngha
t discours ca Godefroy trong Dictionairre de lAncienne Langue Franỗais et de Tous
Ses Dialectes du IXe au XVe Siècle (Tạm dịch: Từ điển tiếng Pháp cổ và thổ ngữ từ thế kỷ
IX đến XV), cách dùng khái niệm discursus của nhà thần học người Đức Nicolaus Cusanus
trong các trước tác của mình, sự xuất hiện của từ “discourse” với ý nghĩa lời nói trong
Paradise Lost (Thiên đường đã mất) của John Milton hay việc Niccolo Machiavelli đặt tên
cho tác phẩm của mình là Discourses Upon The First Ten Books of Titus Livy (Tạm dịch:
Những bài luận về mười quyển sách đầu tiên của Titus Livy) [71; 4-5].
1.1.2. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: diễn ngôn và những biến thiên ngữ
nghĩa
Kể từ khoảng thế kỷ XVII trở đi, khái niệm diễn ngôn bắt đầu được quan chú nhiều
hơn và thường xuyên được mở rộng về biên độ nghĩa. Khi nghiên cứu các sách vở, cơng
trình vào thời đại của triết học duy lý ở châu Âu, Fee-Alexandra Haase phát hiện ra khá
nhiều trường hợp đặc biệt mà ở đó, thuật ngữ này được giới thuyết cho một cách hiểu, một
cách dùng mới. Đơn cử là cách sử dụng thuật ngữ “discourse” rất khác biệt của Thomas
Hobbes – nhà triết học chính trị nổi tiếng ở Anh đầu thế kỷ XVII. Trong quyển sách khảo
luận về chính quyền và đạo đức học nổi tiếng mang tên Leviathan, cụ thể là ở chương thứ
III mang tên Of the Consequences or Train of Imaginations (Tạm dịch: Về những hệ lụy
hay dòng tưởng tượng), triết gia xứ Malmesbury từng nhắc đến khái niệm mental discourse
như “dòng chảy liên tục từ suy tư này sang suy tư khác” và nhấn mạnh tính chất đối trọng
giúp “phân biệt với ‘discourse’ bằng lời” của thuật ngữ này [71; 6-7].


12
Đến thế kỷ XIX, như nhận định của Fee-Alexandra Haase, thuật ngữ diễn ngôn quay
về với xuất phát điểm tu từ học, mà một trong những đại diện đã hệ thống hóa nội hàm của
diễn ngơn theo định hướng này là Theodore W. Hunt – một vị giảng sư tại đại học Princeton
Hoa Kỳ vào những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Trong cơng trình The Principles
of Written Discourse (Tạm dịch: Những nguyên lý của diễn ngôn viết), ông nhấn mạnh sự

xuất hiện từ rất sớm của khái niệm diễn ngôn với tư cách một thuật ngữ tu từ và lý giải lý
do vì sao trong suốt một khoảng thời gian dài, nét nghĩa này của diễn ngơn lại giảm sút độ
phổ biến. Bên cạnh đó, Hunt còn chỉ ra những phẩm chất cơ bản của diễn ngôn như: bao
gồm cả thơ ca lẫn văn xuôi, diễn thuyết (nói) lẫn luận văn (viết); là sự dung hịa giữa nghệ
thuật và khoa học; là sự thể hiện của tư duy [71; 8].
1.1.3. Từ thế kỷ XX đến nay: diễn ngơn như một khái niệm liên ngành
Một cái nhìn tồn cảnh các quan niệm về diễn ngơn từ thời cổ đại cho đến thế kỷ
XIX trên đây đủ cho ta thấy được sự đa dạng, chồng chéo của các cách tiếp cận đối với khái
niệm này. Tuy nhiên, mức độ của sự nhập nhằng, phức tạp ấy còn tăng lên gấp nhiều lần
nếu tiến hành hệ thống hóa các cách hiểu, các lý thuyết về diễn ngôn được tạo sinh và vận
dụng trong khoảng hơn 100 năm trở lại đây, hay nói cách khác là trong thời kỳ hiện đại và
hậu hiện đại. Có lẽ cũng chính vì điều này mà trong phần Dẫn nhập cho quyển sách
Discourse (Tạm dịch: Diễn ngơn) của mình, Sara Mills – một nữ tác giả Mỹ đương đại có
nhiều cơng trình nghiên cứu về lý thuyết giải kiến tạo, về Michel Foucault và diễn ngôn –
đã viết: “Trong số các thuật ngữ văn hóa và văn học, diễn ngơn là khái niệm có biên độ
nghĩa rộng lớn nhất nhưng cũng ít khi được định nghĩa nhất trong các văn bản lý thuyết”
[75; 1]. Tuy vậy, trong những thập niên gần đây, nhiều học giả Việt Nam (như Trần Đình
Sử, Trần Văn Tồn, Nguyễn Thị Ngọc Minh,…) đã có những nỗ lực vượt bậc trong việc
thu thập, tổng hợp và trình bày lại một cách khá đầy đủ, toàn diện, chi tiết các quan niệm
về diễn ngôn, mà cụ thể là cho rằng, diễn ngơn có thể được tiếp cận theo ba xu hướng chủ
đạo: hướng tiếp cận ngôn ngữ học, hướng tiếp cận văn học (hay phong cách học, thi pháp
học) và hướng tiếp cận xã hội học – văn hóa học. Chính vì thế, trong phần này, chúng tơi
chỉ khái qt lại những nét chính yếu nhất như một cách dẫn nhập vào quan niệm của


13
Michel Foucault cũng như định vị quan niệm ấy trong lịch sử các lý thuyết về diễn ngôn
thời hiện đại – hậu hiện đại.
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh, câu chuyện ngôn ngữ học về diễn ngôn được
khơi nguồn từ “sự đối lập lời nói – ngơn ngữ trong quan điểm của Saussure” [38]. Thế

nhưng, ở đây, nội hàm của diễn ngôn không trùng khớp với khái niệm ngôn ngữ (langue) –
đối tượng chính yếu của ngơn ngữ học như trong quan niệm của Ferdinand de Saussure, mà
tương đương với thuật ngữ lời nói (parole), tức ngơn ngữ đã đi vào hành chức trong thực
tiễn giao tiếp. Cách định nghĩa diễn ngơn này nhận được nhiều sự đồng tình từ phía các nhà
ngữ học hiện đại như Gillian Brown và George Yule trong cơng trình Discourse Analysis
(1983) (Tạm dịch: Phân tích diễn ngơn) [75; 9], David Crystal trong The Cambridge
Encyclopedia of Language (1987) (Tạm dịch: Bách khoa thư Cambridge về ngôn ngữ)
[SMills; 3] hay Michael Stubbs trong Discourse Analysis: The Sociolinguistic Analysis of
Natural language (1983) (Tạm dịch: Phân tích diễn ngơn: Phân tích ngơn ngữ học xã hội
về ngơn ngữ tự nhiên) [75; 4],…
Không dừng lại ở đây, theo Sara Mills, diễn ngơn dưới góc nhìn ngơn ngữ học cịn
có thể được hiểu theo hai cách khác nữa. Thứ nhất, trong xu hướng nhấn mạnh độ dài và
tính liên tục của văn bản/ phát ngôn, diễn ngôn được định nghĩa là “một đoạn văn bản mở
rộng” [75; 9] như cách lý giải của Zeling Harris trong Discourse Analysis (1952) (Tạm dịch:
Phân tích diễn ngơn) [47], John Sinclair và Malcolm Coulthard trong Towards an Analysis
of Discourse: The English Used by Pupils and Teachers (1975) (Tạm dịch: Hướng đến một
sự phân tích diễn ngơn: tiếng Anh của học sinh và giáo viên) [75; 9] hay Ron Carter và Paul
Simpson trong Language, Discourse and Literature: An Introductory Reader in Discourse
Stylistics (1989) (Tạm dịch: Ngôn ngữ, diễn ngôn và văn chương: giới thuyết về phong
cách học diễn ngôn) [75; 9],… Thứ hai, diễn ngơn cịn có thể được xem như “ngữ cảnh cho
sự xuất hiện của những phát ngơn nhất định” và chính những ngữ cảnh này sẽ “xác quyết
sự cấu thành nội tại của những văn bản cụ thể được sản xuất ra” [75; 9].
Tuy có tính chất khá phức tạp, đan xen, chồng chéo lên nhau, nhưng chính các quan
niệm ngơn ngữ học vể diễn ngôn kể trên đã tạo nên nền tảng cơ bản cho sự thành hình của
một phương pháp ngữ học hiện đại mới mẻ được áp dụng rất thường xuyên trong nghiên


14
cứu ngôn ngữ giai đoạn gần đây – phương pháp phân tích diễn ngơn (discourse analysis).
Sự ra đời của phương pháp này là một phản ứng đối nghịch lại ngôn ngữ học truyền thống

từ thời Saussure với quan niệm chỉ tập trung quan tâm đến “các đơn vị cấu thành và kết cấu
của câu” mà quên đi “việc phân tích ngơn ngữ trong q trình hành chức” [75; 135], qn
đi việc “phân tích các cấu trúc biểu nghĩa trong tương tác với ngữ cảnh để hiểu thực chất
nội dung của diễn ngôn” [47].
Tiếp thu và bổ khuyết cho cách tiếp cận diễn ngôn của ngôn ngữ học thuần túy, thi
pháp học (hay nói chung là lĩnh vực nghiên cứu, lý luận phê bình văn học) khởi đi từ
Mikhail Bakhtine đã tiến hành nhìn nhận diễn ngơn từ một cái nhìn thiên về văn học và
nghệ thuật tiểu thuyết. Trong các cơng trình như Vấn đề các thể loại lời nói của M. Bakhtine
hay Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ của V.N. Voloshinov, các nhà thi pháp học phê
phán quyết liệt thói quen chỉ quan tâm đến cấu trúc bên trong hệ thống ngôn ngữ của các
nhà ngữ học mà địi hỏi phải hướng đến đối tượng “siêu ngơn ngữ” [47], phải nhấn mạnh
môi trường hành chức, hoạt động của ngơn ngữ và lời nói, phải xem ngơn ngữ là một chỉnh
thể mang tính động chứ khơng hề tĩnh tại và trừu tượng.
Chính từ tư duy ấy, các nhà thi pháp học hết sức quan tâm và xem diễn ngôn như là
khái niệm trung tâm, bởi diễn ngôn “là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, là ngôn
ngữ trong sử dụng, trong bối cảnh xã hội, của những giọng xã hội mâu thuẫn và đa tầng”,
“là lãnh thổ chung của người nói và người nghe, khu vực tiếp xúc giữa ta và người” [38].
Diễn ngôn tạo nên không gian của những cuộc giao tiếp, tranh biện giữa các quan niệm, tư
tưởng mà trong đó, mỗi phát ngơn là một đơn vị, một khâu, một mắt xích cấu thành. Chính
vì vậy, theo Bakhtine, diễn ngơn về bản chất mang tính chất đối thoại, lưỡng giọng, nhấn
mạnh vấn đề thể loại lời nói (tức các loại hình nhóm-phát-ngơn-có-hình-thức-ổn-định) và
q trình giao tiếp giữa các chủ thể phát ngơn. Có thể thấy, quan niệm kể trên của các nhà
thi pháp học mang đậm tính thực tiễn và liên ngành, đã làm cơ sở, nền tảng quan trọng cho
sự hình thành của các lý thuyết về diễn ngôn khác xuất hiện muộn hơn trong kỷ nguyên của
tinh thần hậu hiện đại.
Khuynh hướng phổ biến thứ ba trong việc tiếp cận khái niệm diễn ngôn gắn liền với
tên tuổi một trong những triết gia nổi tiếng nhất thế kỷ XX – Michel Foucault. Ở đây, diễn


15

ngơn khơng cịn đơn thuần là ngơn từ, lời nói trong ngữ cảnh, văn bản thường được phân
tích “ở cấp độ vi mơ” [24], tức được nhìn nhận dưới lăng kính những quy ước giao tiếp, sử
dụng ngơn từ hay cũng không mang hàm ý “kiểu tư duy”, “chiến dịch phát ngôn” [47] như
một phạm trù tu từ học, thi pháp học, mà là khái niệm được quan tâm xem xét từ góc nhìn
văn hóa, xã hội học và lịch sử tư tưởng. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi chủ
yếu vận dụng khuynh hướng tiếp cận này để thông hiểu nội hàm khái niệm diễn ngôn và sẽ
giới thuyết rõ hơn về vấn đề này trong các phần tiếp theo của đề tài.
1.2. M. Foucault – từ bác sĩ phẫu thuật đến triết gia về quyền lực/ tri thức
1.2.1. Cuộc chơi của những lựa chọn
Có thể xem cuộc đời và sự nghiệp triết luận của Michel Foucault là một cuộc chơi
miên viễn của các lựa chọn, mà lựa chọn nào cũng hoặc hết sức bất thường, hoặc vô cùng
cay đắng. Tuy nhiên, hẳn không thể phủ nhận rằng tất cả những định quyết trong đời
Foucault, bất kể đúng sai, đều là những ngẫu nhiên số mệnh đã dẫn lối ơng trên hành trình
nhiều chơng gai đến vị thế một thiên tài, một thiên tài của những đối lập tưởng chừng phi
lý, một thiên tài nghịch dị.
Ngày 15 tháng 10 năm 1926, tại thành phố Poitiers miền trung tây nước Pháp,
Foucault chào đời trong một gia đình giàu có, danh giá và quyền uy [73; 3] với tên trong
khai sinh là Paul-Michel Foucault. Thực ra, theo Didier Eribon, ban đầu, nếu khơng có sự
gợi ý và can thiệp của người mẹ, chữ “Michel” đã khơng được có mặt trong tên của Foucault,
bởi theo truyền thống gia đình, tên ông phải giống với tên của bố – Dr. Paul Foucault [64;
4-5]. Ngay từ điểm này, truyền thống gia đình Foucault đã bộc lộ tính chất định đặt và áp
chế sâu sắc đối với các thế hệ trên nhiều phương diện.
Sự áp chế ấy còn thể hiện rõ ràng hơn trong những sự kiện về sau có liên quan đến
việc lựa chọn sở thích, đam mê và định hướng nghề nghiệp, học thuật của M. Foucault.
Theo tư liệu của Didier Eribon và David Macey, bố của Foucault là một bác sĩ phẫu thuật
nổi tiếng ở thành phố Poitiers và có một phòng khám riêng thừa hưởng từ gia sản của người
bố vợ – Dr. Prosper Malapert, một bác sĩ, giảng sư môn phẫu thuật học tại khoa Y trường
Đại học Poitiers [64; 5] [73; 1-2]. Chính vì truyền thống y học dày dặn ấy của gia đình, M.



16
Foucault luôn bị bố và ông ngoại thúc buộc đi theo con đường trở thành một bác sĩ phẫu
thuật. Tuy vậy, trong Nhập môn Foucault, Lydia Alix Fillingham và Moshe Süsser nêu lên
một thông tin khá thú vị rằng: “Khi được 17 tuổi, bất chấp một cuộc choảng nhau dữ dội
với ơng bố, Paul-Michel quyết định rằng mình khơng thể trở thành một bác sĩ” [17; 19].
Thực ra, sự phản ứng này đã được thể hiện ngay từ việc trong hai năm theo học tại trường
Lycée Henri IV tại Poitiers, Foucault tỏ ra khơng thích thú mấy với tốn học, số học cũng
như nhiều môn khoa học tự nhiên, nhưng lại rất tỏa sáng trong các môn ngôn ngữ, cổ ngữ
và lịch sử [73; 8-9]. Những năm đầu thập niên 40, khuynh hướng học thuật này của Foucault
tiếp tục được khai triển và phát huy khi ông ghi danh dự học tại Collège Saint-Stanislaus
trong ba năm và chuyên chú nghiên cứu triết học, lịch sử và văn học [73; 10]. Đây cũng
chính là thời điểm Foucault đứng trước lựa chọn quan trọng đầu tiên, và cuối cùng đã can
đảm xác quyết con đường học thuật theo niềm đam mệ của chính mình, mặc những lời phản
đối, thậm chí là đe dọa từ gia đình và nhất là từ người bố có phần độc đốn.
Tuy nhiên, thời điểm ghi dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp triết học
của M. Foucault khơng thể khơng kể đến chính là khi ông quyết định rời Poitiers, đến Paris
để theo học tại Lycée Henri IV vào năm 1945 và được dìu dắt bởi Jean Hyppolite – một
triết gia lập thuyết trên cơ sở dung hợp lý thuyết hiện sinh và phép biện chứng. Đặc biệt,
Hyppolite cũng chính là người đã góp phần khai mở khuynh hướng nghiên cứu triết học
thông qua lịch sử của M. Foucault [74; 40-41] và được Foucault vô cùng kính trọng. Bằng
chứng là, trong bài diễn văn nhậm chức L’Ordre du discours (Tạm dịch: Trật tự của diễn
ngôn) tại Collège de France năm 1970, Foucault gần như dành trọn phần cuối cùng để nói
về những ảnh hưởng của Jean Hyppolite đến con đường triết học của mình và bày tỏ đến
ơng lịng biết ơn sâu sắc [68; 74-76].
Mùa thu năm 1946, Foucault trúng tuyển vào trường École Normale Supérieure –
“trường cao đẳng sư phạm đặc biệt trí tuệ và tinh tuyển nhất nước Pháp” [17; 20], xếp hạng
thứ tư trong trong giới học sinh toàn quốc. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với sự nghiệp và con đường học thuật của Foucault, bởi đây là cơ hội vô cùng quý giá để
ông được học hỏi, thụ giáo các giảng viên – các triết gia nổi tiếng đương thời như Georges
Canguilhem, Pierre-Maxime Schuhl, Louis Althusser,… và tập trung nghiên cứu triết học



17
một cách chuyên nghiệp. Trong suốt hơn ba năm theo học tại đây, Foucault đã đọc nhiều
cơng trình, sách vở của các tiền nhân như Hegel, K. Marx, I. Kant, E. Husserl, M. Heiddeger,
say mê triết học khoa học của G. Bachelard và hoàn thành xuất sắc luận văn thạc sĩ La
Constitution d'un transcendental dans La Phénoménologie de l'esprit de Hegel (Tạm dịch:
Sự cấu thành của một Triết học tiên nghiệm trong Hiện tượng học tinh thần của Hegel)
dưới sự dẫn dắt của người thầy Hyppolite [77; 126].
Tuy vậy, những năm tháng nghiên cứu tại École Normale Supérieure cũng là khoảng
thời gian vơ cùng khó khăn về mặt tâm lý đối với Foucault, bởi ông phải đứng trước một
lựa chọn, một sự giằng xé đau đớn khác: có thể chấp nhận mình là một người đồng tính hay
khơng. Ngay từ những ngày đầu tiên vào học và ở tại ký túc xá của ngôi trường này,
Foucault đã sống rất biệt lập, ít giao thiệp với người khác, ham thích bạo hành và nhiều lần
toan tự sát [64; 26] đến nỗi bố ông phải đưa ông đến gặp một chuyên gia tâm lý. Trong
những lần trị liệu này, Foucault đã thổ lộ xu hướng ham thích tình dục với đàn ơng của
mình [17; 22] và theo như lời Didier Eribon, các bác sĩ tâm lý đã kết luận rằng chứng trầm
cảm của Foucault xuất nguồn từ chính những giằng xé về giới tính của ơng, bởi trong
khoảng thời gian này, đồng tính là một cấm kỵ ở Pháp [64; 26]. Tuy nhiên, sau tất cả những
mặc cảm, thất vọng, sợ hãi, băn khoăn, Foucault đã lựa chọn để sống với cảm xúc thật của
chính ơng. Những năm tháng sinh viên, Foucault tham gia vào một nhóm đồng tính nam ở
Paris, thậm chí cịn thử qua nhiều loại chất kích thích [74; 55-56]. Sau này, khi đã trở thành
một nhà nghiên cứu, nhà triết học, một vị giảng sư tại nhiều trường đại học danh tiếng,
Foucault vẫn âm thầm quan hệ với nhiều người tình đồng tính của mình. Trong những năm
đầu thập niên 80, khi được các trường đại học ở Mỹ mời đến thuyết giảng, mà nhất là khi
ở lại California, Foucault đã dành nhiều đêm tham dự các hoạt động của nhiều hội nhóm
gay (người đồng tính nam), thậm chí là các sinh hoạt có phần lập dị có liên quan đến bạo
dâm, khổ dâm, và ông không may nhiễm phải virus HIV mà ở thời điểm ấy, kiến thức nhân
loại về căn bệnh thế kỷ vẫn cịn vơ cùng ít ỏi. Như một hệ quả tất yếu, năm 1983, sức khỏe
Foucault giảm sút hẳn vì AIDS, nhiều bệnh tật kéo dài nhưng ơng vẫn nằng nặc xem đó chỉ

là biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường [64; 324-325]. Theo nhiều tài liệu, ngày 9
tháng 6 năm 1984, có triệu chứng nhiễm trùng máu, Foucault được đưa vào bệnh viện


18
Salpêtrière – Paris và nằm điều trị ở đây cho đến khi mất vào ngày 25 tháng 6 năm 1984
[64; 327] [74; 21,24].
Hành trình hiện thực hóa ước mơ và khẳng định giới tính, như trình bày ở phần trên,
quả thật đã đặt M. Foucault vào những ngã ba khó định. Tuy nhiên, sự nghiệp học thuật của
ơng cịn chứng kiến một cuộc chọn lựa khác, cuộc chọn lựa phức tạp có liên quan đến con
đường triết học mà ơng theo đuổi. Thực ra, khơng nhiều triết gia có ý thức tự giác định
danh trường phái cho hệ tư tưởng của mình; đồng thời, các tên gọi này hẳn nhiên cũng chỉ
mang tính chất hậu nghiệm và được đặt ra để khu biệt, khoanh vùng các hệ tư tưởng chia
sẻ nhiều đặc trưng tương đồng. Chính vì vậy, cuộc lựa chọn mà chúng tôi muốn nhắc đến
ở đây là cuộc lựa chọn của các nhà nghiên cứu và phê bình triết học, tư tưởng trong việc
cân đối, soát xét xem M. Foucault nên được xếp vào nhóm các triết gia nào, mà cụ thể là
cấu trúc hay hậu cấu trúc. Trong nhiều sách vở, bài nghiên cứu như Contemporary
Perspectives on Rhetoric (Tạm dịch: Những góc nhìn đương đại về Tu từ học) của Sonja
K. Foss, Karen A. Foss và Robert Trapp, M. Foucault vẫn thường được xem là một thành
viên của “bộ tứ triết gia cấu trúc” (Structuralism’s “Gang of Four”) cùng với Claude LéviStrauss, Jacques Lacan và Roland Barthes [69; 355] bởi tính chất nhị ngun trong các cơng
trình khảo luận của ơng. Tuy nhiên, có một luồng ý kiến trái ngược (như quan điểm của
Christopher Horrocks, Zoran Jetvic trong Introducing Foucault: A Graphic Guide (Tạm
dịch: Dẫn nhập Foucault: một hướng dẫn kiểu sơ đồ)) cho rằng, khuynh hướng cấu trúc
luận ở Foucault không rõ rệt bằng hậu cấu trúc, bởi lý thuyết của triết gia này hầu như đặt
trọng tâm vào “lịch sử và các vấn đề hiện tượng học” [70; 90] – những yếu tố không nhận
được nhiều sự chú ý từ phía các nhà cấu trúc luận.
Tuy vậy, chúng tôi lại đồng ý hơn với quan điểm thứ ba có phần trung tính, rằng
khơng thể xếp Foucault trực tiếp vào khuynh hướng cấu trúc hay hậu cấu trúc. Về vấn đề
này, nhà nghiên cứu Phương Lựu lý giải:
“M. Foucault khơng hề nhận mình theo chủ nghĩa cấu trúc đã đành, nhưng nếu xếp

ông vào chủ nghĩa giải cấu trúc thì hình như có chỗ vướng, vì ông đã không ngừng
tranh luận với Jacques Derrida, tuy là học trị mình, nhưng là một kiện tướng của
chủ nghĩa giải cấu trúc”. [34; 110].


19
Tuy nhiên, trong quan điểm của chúng tôi, lý do quan trọng hơn cả ở đây chính là, triết luận
của M. Foucault đã tự khu biệt mình thành một hệ hình, một khuynh hướng tư tưởng khác
hẳn, dung hợp giữa cấu trúc và giải cấu trúc, tức vận dụng cả những phương pháp và đường
hướng tư duy của cả hai xu thế triết học này: vừa chú trọng khái quát hóa mối quan hệ giữa
quyền lực và tri thức (biểu hiện cấu trúc luận), vừa chủ trương phá vỡ cấu trúc các thiết chế
xã hội như nhà tù, bệnh viện, trường học (biểu hiện giải cấu trúc luận), v.v.
Qua những trình bày trên, dễ dàng nhận thấy rằng, cuộc đời và sự nghiệp triết luận
của M. Foucault là một cuộc chơi nhiều sóng gió, một cuộc cá cược nhiều tương tranh,
giằng xé giữa những áp lực bên ngồi và thơi thúc của bản thể bên trong để có thể sống
đúng với bản mệnh, tư chất của chính mình. Thế nhưng, khơng thể phủ nhận được rằng
chính những sóng gió, căng thẳng, những trải nghiệm cá nhân tích lũy được trong suốt
nhiều năm tháng phân vân, băn khoăn vì những lựa chọn này đã trở thành đối tượng nghiên
cứu và niềm cảm hứng triết học bất tận cho Foucault trên hành trình sáng tạo và khám phá
tri thức.
1.2.2. Quyền lực/ tri thức như là phạm trù tư tưởng trung tâm
Trong suốt hơn 30 năm nghiên cứu chuyên sâu triết học và các lĩnh vực có liên quan,
M. Foucault đã tích lũy được cho mình một bộ sưu tập các cơng trình khảo luận vơ cùng
dày dặn, có giá trị và đặc biệt là mang đậm tính chất liên ngành. Mối quan tâm của M.
Foucault trải dài từ lịch sử, triết học, xã hội học, chính trị học, phê bình văn hóa – văn học
đến sinh vật học, y học và một số lĩnh vực khoa học tự nhiên khác nữa. Chính vì vậy,
khuynh hướng và đối tượng nghiên cứu cụ thể của ông cũng không kém phần phong phú,
đa dạng, mà danh sách các cơng trình khảo luận chính yếu của ông sau đây là một minh
chứng thuyết phục cho nhận định ấy:
 Folie et déraison: Histoire de la folie à l'âge Classique (Tạm dịch: Chứng điên và

văn minh: Lịch sử chứng điên thời Trung cổ), 1961;
 Naissance de la clinique: Une archéologie du regard médical (Tạm dịch: Sự ra
đời của bệnh viện chuyên khoa: Khảo cổ học về các nhận thức y học), 1963;


20
 Les Mots et les Choses: Une archéologie des sciences humaines (Tạm dịch: Lời
và vật: Khảo cổ học về các khoa học nhân văn), 1966;
 L'Archéologie du savoir (Tạm dịch: Khảo cổ học tri thức), 1969;
 Qu'est-ce qu'un auteur? (Tạm dịch: Thế nào là tác giả), 1969;
 L’Ordre du discours (Tạm dịch: Trật tự của diễn ngôn), 1971;
 Surveiller et punir: Naissance de la prison (Tạm dịch: Kỷ luật và trừng phạt: Sự
ra đời của nhà tù), 1975;
 Histoire de la sexualité (Tạm dịch: Lịch sử tính dục), bộ gồm ba quyển:
- La volonté de savoir (Tạm dịch: Ý chí tri nhận), 1976;
- L’usage des plaisirs (Tạm dịch: Tận hưởng khoái lạc), 1984;
- Le souci de soi (Tạm dịch: Chăm sóc bản ngã), 1984; v.v.
Thế nhưng, qua q trình lược khảo, chúng tôi nhận thấy rằng, tuy lựa chọn những
mẫu nghiên cứu rất đa dạng và khác biệt, song hầu như các cơng trình kể trên đều xoay
quanh một vấn đề đóng vai trị trung tâm luận cho tồn bộ hệ thống tư tưởng của M.
Foucault: vấn đề quyền lực/ tri thức. Ở đây, phải xen dấu xuyệt (/) vào giữa hai khái niệm
quyền lực và tri thức là bởi, trong triết luận Foucault, tri thức là sức mạnh, là quyền lực, và
quyền lực bộc lộ quyền năng tối hậu của nó bằng việc tác động đến tri thức và các hệ hình
tri thức. Nói cách khác, giữa quyền lực và tri thức có mối quan hệ hỗ tương, biện chứng
qua lại với nhau, bao chứa nhau và tác động trực tiếp lẫn nhau, như chính M. Foucault từng
phát biểu trong Surveiller et punir: Naissance de la prison (Kỷ luật và trừng phạt: Sự ra đời
của nhà tù):
“Chúng ta phải thừa nhận rằng quyền lực tạo nên tri thức (nhưng khơng phải đơn
thuần khuyến khích nó [tức tri thức] vì nó phục vụ quyền lực hay tận dụng nó vì nó
hữu ích); rằng quyền lực và tri thức bao hàm một cách trực tiếp lẫn nhau; khơng có

quan hệ quyền lực nằm ngồi sự cấu lập có tính chất tương ứng của một trường tri


×