Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.69 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b> Tiết 39 BÀI 25 ( TT ) </b>
<b>II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN 2. NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC</b>
<b>KHÁNG CHIẾN ( 1882 – 1884 ) </b>
<b>I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT</b>
<b>Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được:</b>
- Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ
những ngày đầu tiên tại mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1859) và các tỉnh Nam Kì.
- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất 6 tỉnh Nam Kì
(khơng kiên quyết đánh giặc, khơng phát huy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của
nhân dân….)
- Âm mưu của thực dân Pháp sau khi chiếm được Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm Bắc
Kì, xâm lược tồn bộ đất nước Việt Nam.
- Biết được phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc
Kì trước cuộc tấn cơng của thực dân Pháp (lần một và hai), thái độ của triều đình Huế
trước việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
- Những điểm chính của của hai bản hiệp ước 1883 và 1884.
- Thông qua các sự kiện lịch sử từ sau Hiệp ước Giáp Tuất 1874 đến Hiệp ước
Pa-tơ-nốt 1884, hiểu thêm những cơ sở, dữ kiện để đi đến kết luận về quá trình nước ta từ một
quốc gia độc lập trở thành thuộc địa của Pháp.
- Đánh giá về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn đối với việc để mất nước ta vào
tay thực dân Pháp.
- Có thái độ đúng đắn khi xem xét sự kiện lịch sử, nhất là về công và tội của nhà
Nguyễn khi bàn về nguyên nhân mất nước.
- Bồi dưỡng lịng tự hào dân tộc trước những chiến cơng hiển hách của cha ông, tinh
thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân ta. Trân trọng lịch sử, tơn kính các vị
anh hùng dân tộc.
- Rèn luyện kĩ năng tường thuật, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử, sử dụng tranh
ảnh, lược đồ…
<b>II. KIẾN THỨC CƠ BẢN : HS ghi nội dung bài học. </b>
<b>2. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng</b>
<b>chiến trong những năm 1882-1884</b>
<b> a. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)</b>
* Âm mưu:
- Nắm bắt tình hình nước ta sau Hiệp ước Gíap Tuất 1874 rối loạn cực độ.
- Tư bản Pháp đang phát triển mạnh.Pháp tìm cớ gây sự ở Bắc Kì ( vu cáo triều đình
vi phạm Hiệp ước 1874…
* Diễn biến cuộc tấn cơng đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của thực dân Pháp.
Ngày 25/4/1882 Pháp nổ sung đánh thành Hà Nội. Thừa thắng chúng chiếm các tỉnh
đồng bằng Bắc Kì.
<b>b. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp</b>
- Tinh thần đánh Pháp của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì phối
hợp với quân triều đình chống Pháp ( gương hi sinh của Hoàng Diệu để bảo vệ thành
Hà Nội ) .
<b>c. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập sụp đổ (1884)</b>
- Pháp mở cuộc tấn công vào cửa biển Thuận An.
- Ngày 25/8/1883 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hắc-măng 1883 (Hiệp ước
Quý Mùi )
- Nhà Nguyễn tiếp tục nhượng bộ Pháp trước sức tấn công chiếm lấy các tỉnh cịn
sót lại ở phía bắc.
- Ngày 6/6/1884 triều đình Huế kí tiếp với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- Nội dung hai bản hiệp ước Hắc-măng 1883 và Pa-tơ-nốt 1884 đã kết thúc sự tồn tại
của nhà nước phong kiến Việt Nam thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
<b>III. LUYỆN TẬP</b>
- Tại sao đến năm 1873 Pháp mới triển khai đánh Bắc Kì?
- Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
- So sánh thái độ, hành động của nhân dân ta và triều đình Huế trước cuộc xâm lược
của Pháp từ 1858 đến 1884?
- Đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc để mất nước.
<b>IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC</b>
<b>1. Bài vừa học :</b>
<i><b> - Bám sát các câu hỏi phần Luyện tập để trả lời.</b></i>
- Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là q trình triều đình Huế đi từ đầu hàng
từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
- Tìm hiểu đơi nét về cuộc đời, sự nghiệp của một số nhân vật lịch sử: Nguyễn Tri
Phương, Hoàng Diệu, Trương Định.
<b>1. Bài sắp học : ? Nguyên nhân đưa đến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh</b>
thành Huế ( 7 – 1885 ) .