i
MỞ ĐẦU
Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội là chi
nhánh cấp 2 trực thuộc ngân hàng Công thương Chương Dương mới chuyển
lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam từ năm 2003.
Chi nhánh có trụ sở tại quận Long Biên, nơi kinh tế còn kém phát triển, thiếu
cán bộ, cơ sở vật chất cho hoạt động ngân hàng chưa đảm bảo, trình độ cán bộ
chưa đồng đều, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều đã ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh doanh của chi nhánh..
Bên cạnh đó, hoạt động của chi nhánh còn chịu những thách thức lớn từ
việc cần khẳng định vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự nghiệp đỏi
mới và phát triển kinh tế đất nước, những thách thức từ việc cạnh trạnh ngày
càng gay gắt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, và q trình hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội là một yêu cầu búc xúc, đề tài:
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu
công nghiệp Bắc Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vần đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi
nhánh Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội
ii
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh
tế, hoạt động của ngân hàng rất đa dạng, các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại bao gồm
Hoạt động cung cấp tín dụng
Hoạt động đầu tư
Hoạt động dịch vụ
1.2. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh trong hoạt động
ngân hàng. Song hiệu quả quả kinh doanh trong hoạt động ngân hàng thương
mại là việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên cơ sở hoàn thành mọi
chỉ tiêu kế hoạch đã để ra của ngân hàng, tạo sự phát triển vững chắc cho hoạt
động ngân hàng và cũng đồng thời đáp ứng được chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Một só chỉ tiêu được xem xét để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một
ngân hàng thương mại là:
- Chỉ tiêu lãi suất:
+ Lãi suất thực tế bình quân đầu vào của nguồn vốn
+ Lãi suất đầu vào bình quân cho nguồn vốn được sử dụng cho vay và đầu
tư
+ Lãi suất cho vay bình quân
+ Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân
- Chỉ tiêu thu nhập, lợi nhuận
iii
+ Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của tài sản
+ Chỉ tiêu cơ cấu thu nhập hoạt động
+ Chỉ tiêu thu nhập trên lao động
+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên lao động
+ Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản
+ Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
+ Chỉ tiêu thu nhập trên cổ phiếu
+ Chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng lợi nhuận
- Chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro: tỷ lệ nợ quá hạn/nợ gia hạn
- Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay trên mỗi lao động
+ Huy động vốn bình quân trên mỗi lao động
+ Dư nợ cho vay bình quân trên mỗi lao động
- Chỉ tiêu tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản
Đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng hạch toán phụ
thuộc
- Chỉ tiêu về lãi suất
- Chỉ tiêu về thu nhập, lợi nhuận bao gồm: Chỉ tiêu cơ cấu thu nhập hoạt
động, chỉ tiêu thu nhập bình quân lao động, chỉ tiêu lợi nhuận bình quân lao
động, và chỉ tiêu mức tăng trưởng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay trên mỗi lao
động
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng
mại
Hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Một số nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại được xem xét gồm:
iv
- Các yếu tố về mơi trường chính trị, xã hội, kinh tế: Mơi trường chính trị,
xã hội, kinh tế ảnh hưởng tới mọi chủ thể trong nền kinh tế trong đó có hoạt
động của ngân hàng thương mại.
- Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay. Phản ánh chi phí vốn và thu
nhập từ hoạt động cho vay. Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động
vốn quyết định đến hiệu quả hoạt động cho vay, ảnh hưởng rất quan trọng đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Phí dịch vụ: là một khoản thu đóng một vai trị ngày càng quan trọng
trong tổng thu nhập, ảnh hưởng ngày càng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại
- Chất lượng hoạt động tín dụng: hoạt động tín dụng ln chửa đựng
những rủi ro. Chất lượng hoạt tín dụng phản ánh mức độ rui ro trong hoạt động
của ngân hàng. Chất lượng hoạt động tín dụng càng tốt thì rủi ro càng thấp hiệu
quả hoạt động của ngân hàng càng cao, và ngược lại.
- Chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên: nguồn nhân lực là yếu tố
luôn đóng một vai trị quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế. Trong hoạt động
ngân hàng, chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên lại càng được đề cao,
có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại.
- Chính sách kinh doanh và hoạt động quản trị của ngân hàng: phản ánh
chiến lược của ngân hàng, xác định khách hàng, mục tiêu trong từng thời kỳ
nhất định.
- Công nghệ và trang thiết bị cho hoạt động ngân hàng: Hoạt động ngân
hàng là hoạt động dịch vụ yêu cầu có cơng nghệ và trang thiết bị ngày càng
hiên đại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và cũng đáp ứng được yêu
cầu của nghiệp vụ quản trị ngân hàng.
v
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC
HÀ NỘI.
2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Công thƣơng khu công nghiệp Bắc
Hà Nội
Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội có tiền thân là phịng
giao dịch Đức Giang trực thuộc Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực
Chương Dương. Năm 1992, phòng giao dịch Đức Giang được thành lập, Được
sự chấp thuận của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Cơng thương Việt Nam,
tháng 4/2000 phịng giao dịch Đức Giang được nâng cấp thành chi nhánh cấp II
trực thuộc chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương với tên
gọi là Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Sài Đồng. Đến
tháng 4/2003, Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Sài Đồng
đã được tách và nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc ngân hàng Công
thương Việt Nam và được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Công thương khu
công nghiệp Bắc Hà Nội
2.2. Thực trạng hoạt đông kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Công
thƣơng khu công nghiệp Bắc Hà Nội/
Hoat động cung cấp tín dụng
Hoạt động cho vay của chi nhánh trong các năm phân tích từ năm 20042006 có sự tăng trưởng khá. Năm 2005, dư nợ cho vay tăng 30,64% so vơi năm
2004, và tỷ lệ tăng này của năm 2006 là 16,74%.
a. Thực trạng hoạt động cho vay theo thời hạn:
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ qua các năm giảm dần từ năm
2004 đến năm 2006, tương ứng với mức 54,64%, 36,13%, và 33,62. Việc tập
trung tới khoảng hơn 65% dư nợ cho vay vào cho vay trung dài hạn tại thời
điểm cuối năm 2006 của chi nhánh phản ánh: dư nợ này ổn định trong một thời
vi
gian tương đối dài, đảm bảo sự ổn định trong thu nhập của chi nhánh; phần dư
nợ này có mức rủi ro cao khi xảy ra những sự kiện không tốt khi chính sách
quản lý của nhà nước thay đổi bất lợi.
b. Thực trạng dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay
Tỷ lệ cho vay doanh nghệp nhà nước năm 2004,2005, và năm 2006 lần
lượt là 88,36%, 72,07%, và 67,07%.
Sự chuyển hướng này là tốt song chất lượng của sự chuyển dịch này còn
chưa cao do một số doanh nghiệp Nhà nước vay vốn được cổ phần hoá nên
được phân vào cho vay các đơn vị ngoài quốc doanh.
c. Thực trạng dư nợ cho vay phân theo loại tiền.
Dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam luôn chiếm một tỷ lệ lớn hơn và có
xu hướng giản dần trong những năm qua thể hiện ở mức 61,19% năm 2004,
51,96% năm 2005, và 51,69% năm 2006.
Sự thay đổi này là chưa tốt trong điều kiện lượng vốn huy động là đồng
Việt Nam tăng nhiều, trong khi đó lượng vốn ngoại tệ huy động qua các năm
tăng không đáng kể và chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng dưới 10% tổng nguồn vốn
huy động.
Hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp
Bắc Hà Nội trong những năm qua chủ yếu tập trung vào các chứng khốn của
Chính phủ, và số lượng đầu tư cịn rất khiêm tốn, khoảng 2 tỷ đồng.
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ là hoạt động mới được
triển khai tại chi nhánh từ tháng 4/2003. Mặc dù là nghiệp vụ mới mẻ, lực
lượng cán bộ còn thiếu, song với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo chi nhánh,
sự quyết tâm của lãnh đạo và cán bộ phịng nghiệp vụ, hoạt động thanh tốn
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ đã đi dần vào ổn định. Tuy nhiên, thu nhập từ
vii
kinh doanh ngoại tệ và phí dịch vụ thanh tốn quốc tế còn rất nhỏ trong tổng
thu nhập,
2.3. Đánh giá hiệu hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Công
thƣơng khu công nghiệp Bắc Hà Nội
Hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh kinh tế xã hội
Hoạt động của chi nhánh ngân hàng Công thương khu công nghiệp Bắc
Hà Nội đá góp phần vào những thay đổi về mặt kinh tế xã hội trên địa bàn quận
Long Biên nói riêng và kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.
Hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh kinh tế tại chi nhánh ngân hàng
Công thương khu công nghiệp Bắc Hà Nội
Trên cơ sở phân tích đánh giá thu nhập, chi phí, và lợi nhuận của chi nhánh qua
các năm. Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Công thương khu
công nghiệp Bắc Hà Nội được xem xét đánh giá
a. Chỉ tiêu lãi suất
Lãi suất huy động và lãi suất cho vay có xu hướng tăng qua các năm
nghiên cứu song sự tăng trưởng của lãi suất cho vay lớn hơn. Do vậy, chênh
lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động có xu hướng gia tăng. Điều này phản
ánh sự hiệu quả trong hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, phản ánh
hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
b. Chỉ thu nhâp, lợi nhuận
Trong cơ cấu thu nhập, thu hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ lệ gần
như tuyệt đối phản ánh sự độc canh về tín dụng của chi nhánh, với mức rủi ro
cao.
Thu nhập và lợi nhuận tăng mạnh đồng thời thu nhập và lợi nhuận bình
quân trên lao động tăng mạnh qua các năm phản ánh sự hiệu quả kinh doanh
trong hoạt động của chi nhánh.
c. Chỉ tiêu hoạt động huy động vốn và cho vay trên mỗi lao động
viii
Trong điều kiện lao động của chi nhánh cịn ít, tăng chậm qua các năm,
huy động vốn và cho vay của chi nhánh lại tăng mạnh làm cho năng suất trên
mỗi lao động của chi nhánh phản ánh qua huy động vốn và cho vay bình quân
trên mỗi lao động tăng mạnh, phản ánh sự hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
d. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua ln đươc kiểm
sốt thơng qua việc khơng để phát sinh nợ quá hạn, khống chế và giảm dần nợ
gia hạn.
Kết luận chung: Hoạt động của chi nhánh ngân hàng Công thương khu
cơng nghiệp Bắc Hà Nội nhìn chung là hiệu quả. Điều này được thể hiện thông
qua hầu hết các chỉ tiêu đánh giá với mức tăng trưởng của năm sau cao hơn
năm trước và cao hơn mức trung bình của hệ thống. Tuy nhiên, hoạt động của
chi nhánh còn cịn bị ảnh hưởng do cơ cấu huy đơng vốn, cơ cấu cho vay, cơ
cấu thu nhập hoạt động chưa hợp lý.
2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng làm tăng và làm giảm hiệu quả kinh doanh
Những nhân tố ảnh hưởng làm tăng hiệu quả kinh doanh
Trong những năm qua, kết quả hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng,
hiệu quả kinh doanh đảm bảo tốt là do các nhân tố:
- Chi nhánh đã huy động vốn nội tệ có chi phí thấp
- Hoạt động cho vay và đầu tư của chi nhánh tăng trưởng, an toàn, và hiệu
quả
- Đội ngũ cán bộ và lãnh đạo của chi nhánh có chun mơn, trình độ
- Các yếu tố phụ trợ cho hoạt động kinh doanh đảm bảo
Những nhân tố ảnh làm giảm hiệu quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua được đánh giá
nhìn chung là có hiệu quả. Song, còn một số nhân tố ảnh hưởng làm giảm hiệu
quả kinh doanh nếu chi nhánh xem xét và khắc phục được, hiệu quả kinh doanh
ix
của chi nhánh sẽ hiệu quả và ổn định hơn. Những nhân tố ảnh hưởng làm giảm
hiệu quả kinh doanh được xem xét gồm
- Cơ cấu huiy động vốn chưa hợp lý
- Cơ cấu hoạt động cho vay chưa hợp lý
- Đội ngũ cán bộ cịn ít, kinh nghiệm chưa nhiều
- Thu phí dịch vụ cịn thấp
- Thanh tốn quốc tế và kinh doanh ngoại tệ hiệu quả còn thấp
- Các yếu tố khác
x
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG KHU
CÔNG NGHIỆP BẮC HÀ NỘI
3.1 Các giải pháp ngân nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh
ngân hàng công thƣơng khu công nghiệp Bắc Hà Nội.
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn
a. Duy trì và phát triển các hình thức huy động vốn truyền thống
Các hình thức huy động vốn hiện tại chi nhánh đang sử dụng đã và vẫn đang
phát huy tốt. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh nên xem xét tiếp tục duy trì
các hình thức huy động vốn này trên cơ sở ngày càng nâng cao chất lượng huy
động như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng mức độ tiện dụng, các
tiện ích kèm theo các hình thức huy động vốn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho
khách hàng trong việc gửi và rút vốn
b. Phát triển các hình thức huy động vốn mới
Bênh cạnh các nghiệp vụ huy động vốn truyền thống, chi nhánh nên xem
xét để có thêm nhiều hình thức huy động vốn mới, nâng cao hiệu quả huy động
vốn. như: Hình thức tiết kiệm linh hoạt, Hình thức gửi tiền nhiều lần rút một
lần hay tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm một nơi rút nhiều nơi, tăng cường công tác
phát hành thẻ rút tiền tự động ATM,…
c. Nâng cao tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn và nguồn vốn ngoại tệ
Nguồn vốn huy động không kỳ hạn là nguồn vốn mang lại hiệu quả cao
nhất trong các nguồn vốn huy động của ngân hàng bởi lãi suất nguồn huy động
này rất thấp so với lãi suất nguồn huy động khác. Do vậy trong thời gian tới, để
nâng cao hiệu quả kinh doanh, chi nhánh nên xem xét có những chính sách để
phát triển nguồn vốn huy động không kỳ hạn và nâng cao tỷ trọng nguồn vốn
ngoại tệ
d. Phát triển mạng lưới huy động vốn
xi
Trong thời gian tới chi nhánh nên xem xét để mở rộng mạng lưới huy
động vốn thông qua việc thành lập thêm các điểm giao dịch, phòng giao dịch
tại những địa điểm đơng dân cư, có tiềm năng huy động vốn tập trung ở những
nơi trung tâm buôn bán, nơi đông dân cư nhằm huy động thêm nguồn vốn nhàn
rỗi và thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thu phí
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng
a. Thiết lập một chính sách tín dụng hợp lý
Chi nhánh nên xem xét và thiết lập chính sách tín dụng trên cơ sở: đảm bảo tính
tự chủ và tự chịu trách nhiệm. đảm bảo việc kinh doanh tín dụng theo nguyên
tắc thương mại và thị trường, thực hiện chọn lọc khách hàng, đảm bảo lãi suất
cho vay linh hoạt, tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của ngân
hàng Công thương Việt Nam. đảm bảo tính chính xác và minh bạch
b. Xác định lãi suất cho vay hợp lý
Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh tín
dụng của ngân hàng thương mại. Do đó, lãi suất cho vay phải được Giám đốc
ngân hàng và các phòng ban nghiệp vụ tín dụng trực tiếp cho vay nghiên cứu
và tính tốn cụ thể đảm bảo bù đủ chi phí và tạo một khoản sinh lời cần thiết để
hoạt động của ngân hàng có lãi và tăng trưởng. Tất cả các khoản vay phải được
định giá ở mức có thể bù đủ tất cả các chi phí liên quan. Ngân hàng, khi cho
vay.
c. Chọn lọc và phát triển khách hàng truyền thống
Các khách hàng truyền thống của chi nhánh hiện nay là các công ty lớn,
các tổng công ty lớn, chiếm dư nợ rất lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Các khách
hàng này hầu hết có tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín trong quan hệ giao
dịch với ngân hàng. Chính vì vậy, trong thời gian tới việc duy trì và phát triển
các khách hàng này một cách chọn lọc giúp ổn định, tăng trưởng dư nợ tín dụng
xii
nhanh, an toán, giúp nâng cao thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi
nhánh.
d. Phát triển các sản phẩm tín dụng mới
Để mở rộng hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả, các ngân hàng, bên
cạnh việc phải xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn, phải khơng
ngừng đa dạng hố các hình thức cấp tín dụng cho phù hợp với nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng. Để hoạt động tín dụng và đầu tư nói riêng và hoạt động
kinh doanh mở rộng và có hiệu quả, một yêu cầu đặt ra là chi nhánh xem xêt để
đa dạng hố hình thức cho vay và đầu tư. Hình thức tín dụng mới được xem
xét là cho vay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
e. Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng cho vay các đơn vị
kinh tế ngoài quốc doanh
Lãi suất cho vay đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh thường cao
hơn mức lãi suất áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh đó các
đơn vị kinh tế ngồi quốc doanh thường có tài sản bảo đảm tiền vay, nên hiệu
quả cho vay trên mỗi đồng vốn cao hơn cho vay đối với doanh nghiệp nhà
nước. Chi nhánh nên xem xét: tạo các điều kiện vay vốn hấp dẫn và giải quyết
hồ sơ vay vốn nhanh chóng, song khơng nới lỏng hạ thấp các điều kiện cho
vay; Mở rộng tiếp thi khách hàng thuộc các làng nghề truyền thống trên địa
bàn; Định giá tài sản bảo đảm tiền vay nên xem xét để sát với giá trị thực tế
f. Tăng cường công tác đánh giá và phân loại khách hàng
Đánh giá và phân loại khách hàng là một trong những công việc quan
trọng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư và cho vay. Viêc đánh giá và
phân loại khách hàng, nên được thực hiện một cách cụ thề có hệ thống theo thời
hạn định kỳ là quý, năm, là cơ sở để ngân hàng có cái nhìn một cách rõ hơn về
khách hàng. Thông qua hoạt động này, ngân hàng sẽ thực hiện việc sang lọc
xiii
khách hàng có tình hình tài chính tốt, quan hệ có uy tín để tích cực chăm sóc
mở rộng mối quan hệ và ngược lại
g. Tăng cường công tác thu hồi nợ gia hạn, nợ đã xử lý rủi ro
Trong những năm qua, công tác thu hồi nợ gia hạn, nợ đã xử lý rủi ro đã
được chi nhánh thực hiện tốt. Chính vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh để
công tác thu hồi nợ gia hạn, giảm dư nợ gia hạn về cả số tuyệt đối và số tương
đối, công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng đạt hiệu quả cao, chi nhánh
nên xem xét
h. Áp dụng đúng quy định, quy trình kiểm tra kiểm sốt
Kiểm tra kiểm sốt món vay là điều kiện giảm rủi ro có thể xảy ra. Kiểm
tra kiểm sốt phải được thực hiện ở tất cả các khâu từ giai đoạn trước khi giải
ngân, trong khi giải ngân, và sau khí giải ngân. Định kỳ phải thực hiện kiểm tra
khách hàng vay vốn, tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định.
Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ
Một đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn giỏi là điều kiện để nâng cao
hiệu quả trong mọi hoạt động của ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, trong
thời gian tới, để nâng cao hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh của chi
nhánh, công tác cán bộ cần được xem xét thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại
và thực hiện kiểm tra nghiệp vụ định kỳ hàng năm.
Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thu phí
Phí dịch vụ là một bộ phận của thu nhập ngân hàng. Đây là khoản thu
nhập lớn đối với hoạt động của các ngân hàng phát triển trên thế giới. Trong
thời gian tới, để nâng cao thu phí dịch vụ và tỷ lệ thu phí dịch vụ trong tổng thu
nhập, chi nhánh nên xem xét việc mở rộng việc thanh tốn khơng dùng tiền
mặt, thực hiện tận thu các khoản phí dịch vụ
Nâng cao cơ sở vật chất và cơng tác quảng cáo
xiv
Để đảm bảo hoạt động của chi nhánh ngày càng hiệu quả, Chi nhánh nên
xem xét: khởi công xây dựng trụ sở làm việc mới; Tiếp tục bố trí sắp xếp lại hệ
thống các phòng, quy định chức năng nhiệm các phịng, bố trí cán bộ hợp lý
đảm bảo nâng cao năng suất và hiệu quả công việc; Thực hiện tiết kiệm là một
trong các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh; Thực hiện các chương
trình quảng cáo.
3.2.Kiến nghị
Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Tiếp tục hồn thiện và nâng cấp hệ thống thanh tốn
- Tiếp tục hồn thiện các văn bản chính sách liên quan đến hoạt động huy động
vốn, hoạt động cho vay và đầu tư, hoạt động dịch vụ
- Giao thêm chỉ tiêu tuyển dụng lao động hàng năm cho chi nhánh
- Tăng cường cơng tác quảng cáo về hình ảnh
- Thực hiện cổ phần hoá ngân hàng,
- Giao thêm quyền cho chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh
doanh ngoại tệ
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cao vị thế của ngân hàng Nhà nước, đảm bảo ngân hàng Nhà nước là
ngân hàng trung ương thực sự, độc lập tự chủ trong xây dựng và điều hành
chính sách tiền tệ.
- Hồn thiện hệ thống văn bản chính sách.
- Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá ngân hàng
- Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng thuộc
ngân hàng nhà nước
Kiến nghị với Nhà nước
- Đảm bảo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mơ
- Tạo lập và hồn thiện môi trường pháp lý
xv
KẾT LUẬN
Đổi mới và cơ cấu lại tổ chức, cơ chế hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta đang chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện. Đề tài
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Công thương khu
công nghiệp Bắc Hà Nội” đã nêu ra và đánh giá được thực trạng hoạt động
kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, và đánh giá hiệu quả kinh doanh tại chi
nhánh ngân hàng Công thương khu cơng nghiệp Bắc Hà Nội. Trên cơ sở đó
cộng với những lý luận mang tính khoa học, đề tài đã đưa ra một số giải pháp
và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh..
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu bị giới hạn là
một chi nhánh ngân hàng hạch toán trực thuộc nên nhiều chỉ tiêu về hiệu quả
kinh doanh ngân hàng chưa thể xem xét đánh giá được. Bên cạnh đó, đây là
một đề tài rộng, có tính phức tạp nên những đánh giá, phân tích, những giải
pháp, kiến nghị khơng tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Tác giả luận văn
mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo, các
bạn đọc để luận văn có điều kiện hồn thiện thêm.