Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài giảng Giáo án Văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.61 KB, 11 trang )

TUẦN 18
Làm văn: BẢN TIN
Ngày soạn:
TIẾT 70 - 71
LUYỆN TẬP BẢN TIN
- 01 - 2008
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
- Có một số hiểu biết khái quát về bản tin: khái niệm, phân loại, yêu cầu và cấu trúc bản tin.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để phân tích, nhận diện bản tin.
- Biết viết một bản tin đơn giản, đúng qui cách.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
- Thiết kế bài học - Báo mới trong ngày.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
C1. Ổn định lớp.
C2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài tập về từ Hán Việt.
C3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
- Yêu cầu HS chuẩn bị và nghiên cứu các bản tin
trong những số báo mới ra hôm nay.
- Tóm tắt các thông tin chính trong bài học.
- Chỉ ra các loại bản tin có trong số báo của em.
- Đọc một tin và phân tích các biểu hiện của yêu
cầu chung đối với một bản tin.
- GV khắc sâu cho HS thấy biểu hiện mới mẻ, gây
chú ý, hấp dẫn của tin tức.
- Cấu trúc một bản tin phải có những yếu tố nào?
- GV chọn các tình huống viết bản tin có trong
SGK trang 259 và định hướng cho HS:


1. Khái niệm:
- Bản tin là thể loại cơ bản của văn bản báo chí,
nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới
xảy ra được công chúng quan tâm.
- Chức năng: thông báo nhanh, ngắn gọn → đáp
ứng nhu cầu nắm bắt, trao đổi thông tin.
2. Phân loại và yêu cầu đối với bản tin:
a) Phân loại.
b) Yêu cầu đối với bản tin chữ:
-Tin vắn: không có đầu đề, dài dưới 100 chữ.
- Tin thường: có đầu đề,dài từ 100 đến 300chữ.
- Tin tường thuật.
- Tin tổng hợp.
* Yêu cầu chung:
- Mới mẻ. giàu tính thời sự.
- Chân thực, chính xác.
- Ngắn gọn, cô đọng, gây chú ý.
3. Cấu trúc một bản tin:
- Đầu đề.
- Nội dung: thời gian, địa điểm, diễn biến và kết
quả của các sự kiện, hiện tượng.
4. Luyện tập:
Ví dụ: Nhiều hoạt động quyên góp giúp đỡ trẻ
em nghèo học giỏi cần được phản ánh, biểu
dương.
1
- Tin về sự kiện đã xảy ra, tin về sự kiện sắp xảy
ra.
- Các loại tin, độ dài của tin.
- Nội dung cần nêu.

- Đặt nhan đề (nếu cần).
C4. Củng cố và dặn dò.
- Chuẩn bị sách Ngữ văn tập 2.
* RÚT KINH NGHIỆM.
TUẦN 18
Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 4
Ngày soạn:
TIẾT 72

- 01 - 2008
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
- Hiểu các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng mà đề văn ở Bài viết số 4 đặt ra.
- Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm của bài viết về các phương diện: lập ý và lập dàn ý,
kĩ năng diễn đạt, cách trình bày,...
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học (giá trị tác phẩm); khắc phục và hạn
chế được những sai sót trong bài viết của mình.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
- Thiết kế bài học.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
C1. Ổn định lớp.
C2. Hoạt động.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
- Giáo viên nêu mục đích và yêu cầu của tiết trả
bài.
- Nêu lại đề, tập trung phân tích và tìm hiểu đề.
+ Chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức:
Vấn đề nổi bật, phạm vi tư liệu, phương thức biểu
đạt chính và các phương thức biểu đạt khác.

+ HS thảo luận, xây dựng dàn ý cho bài viết.
+ GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và
nêu yêu cầu cần đạt.
I. Câu 1:
- Nêu ngắn gọn diễn biến truyện dẫn đến
những chi tiết miêu tả nước mắt của nhân vật:
+ Chí Phèo: "hắn thấy mắt hình như ươn ướt",
"Hắn ôm mặt khóc rưng rức".
+ Hộ: "nước mắt hắn bật ra như nước một quả
chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc...Ôi
chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể
không ra tiếng khóc"
- Nước mắt là biểu hiện ý thức về bi kịch tinh
thần đau đớn của các nhân vật:
+ Với Chí Phèo, giọt nước mắt chứng tỏ hắn là
con người chứ đâu phải là thú vật. Chí cảm nhận
2
- GV nhận xét và đánh giá bài viết của HS.
+ HS tự nhận xét bài viết của mình qua việc đối
chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu: đáp ứng
được những yêu cầu nào, còn thiếu những gì, cần
bổ sung như thế nào?
+ GV nêu ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần
khắc phục: hệ thống ý, diễn đạt, bố cục, trình bày,
ngữ pháp, chính tả,...
- HS chữa lỗi của bài viết, GV nhắc nhở.
thấm thía tình cảnh hiện tại đầy đau khổ, tuyệt
vọng.
+ Hộ khóc vì ân hận, day dứt. Anh muốn sống
cho xứng đáng là con người của tình thương,

trách nhiệm nhưng chính anh lại giẫm đạp lên
nguyên tắc sống cao đẹp ấy. Nước mắt đã giữ anh
không rơi xuống vực sâu của ích kỉ, hèn nhát,...
- Những chi tiết truyện chân thực và xúc động.
Đó chính là tấm lòng của Nam Cao đối với nhân
vật. Ông đã dùng đôi mắt của tình thương để hiểu
được bản chất tốt đẹp của con người.
II. Câu 2.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm với đóng góp
xuất sắc cho nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại.
- Phân tích chương truyện để làm rõ các
biểu hiện sau:
+ Vũ Trọng Phụng đã phát hiện ra mâu
thuẫn trào phúng cơ bản: nhan đề Hạnh phúc
của một tang gia - Mâu thuẫn giữa hạnh phúc
và bất hạnh, giữa trang nghiêm, thành kính và
bát nháo, nhố nhăng, đặc biệt là mâu thuẫn
giữa THỰC và GIẢ.
+ Từ mâu thuẫn cơ bản đó, nhà văn như
một nhà quay phim phóng sự đã khéo chọn
chân dung nhân vật, cảnh động để cụ thể hoá
niềm vui, niềm hạnh phúc riêng - chung
không thể nào che đậy nổi đằng sau những trò
diễn giả tạo, bịp bợm. Học sinh chọn phân
tích 2 - 3 nhân vật.
+ Ngôn ngữ trào phúng: thần tình, sắc sảo,
lộ rõ thái độ mỉa mai của người kể chuyện:
nghệ thuật dùng điệp từ, biện pháp liệt kê, lối
nói mỉa,...

- Chương truyện đem đến những chuỗi cười
vừa giòn giã, vừa vỗ mặt bọn người thượng
lưu tư sản Việt Nam trong xã hội thực dân
nửa phong kiến. Đó là một nhân loại vô nghĩa
lí, chó đểu, vì hám danh, hám lợi mà đã đào
huyệt chôn những tình cảm thiêng liêng nhất.
C3. Dặn dò:
- Chuẩn bị SGK, SBT tập2.
- Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương.
3
TUẦN 20
Đọc văn: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Ngày soạn:
TIẾT 73
(Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu)
01 - 01 - 2009
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
- Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ: có hoài bão lớn, có tinh
thần hành động, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình và bao trùm lên tất cả
là lòng yêu nước cháy bỏng.
- Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng của
bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Phan Bội Châu.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
- Thiết kế bài học.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
C1. Ổn định lớp.
C2. Kiểm tra bài cũ.
C3. Dạy bài mới.

Phan Bội Châu là nhà cách mạng kiệt xuất của 25 năm đầu thế kỉ XX. Ông là linh hồn của Duy Tân
hội, phong trào Đông du. Ông viết bài thơ này trước buổi bí mật lên đường sang Nhật Bản tổ chức và chỉ
đạo phong trào Đông du. Bài thơ biểu lộ hoài bão, chí khí của người trai trong thời đại mới.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
GV yêu cầu HS tóm tắt
+ Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Phan Bội
Châu.
+ Sự nghiệp văn học của PBC.
+Quan niệm văn chương của PBC → khơi dòng
cho loại văn chương trữ tình chính trị.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
+ Hoàn cảnh lịch sử: phong trào Cần Vương thất
bại, tình hình chính trị đất nước vô cùng đen tối.
Đầu thế kỉ XX Tân thư được truyền bá.
+ Hoàn cảnh cụ thể.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả Phan Bội Châu.
- Phan Bội Châu là lãnh tụ của phong trào yêu
nước và cách mạng đầu TK XX. Sự nghiệp
cứu nước của ông không thành nhưng tấm
lòng yêu nước thiết tha, nồng cháy của ông thì
còn mãi với muôn đời. Lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc từng suy tôn ông là “bậc anh hùng, vị
thiên sứ đươc 25 triệu đồng bào tôn kính”.
- PBC sinh ra giữa cuộc đời không hề nghĩ
mình sẽ là một nhà văn nhưng thực tế trên
bước đường vận động CM cũng như trong
hoàn cảnh bị kẻ thù giam lỏng, sẵn có tài văn
chương của ông đã làm văn và trở thành một
nhà văn lớn của dân tộc.

- Văn thơ PBC là một thành tựu rực rỡ nhất
của loại văn chương tuyên truyền cổ động
CM. Ở đây lí tưởng dân tộc cao cả, tình cảm
thương dân thương nước thiết tha sôi sục đã
là nguồn cội cảm hứng sáng tạo và trở thành
phong cách nghệ thuật có sức lay động lớn
tâm hồn người đọc.
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
4
- Cảm nhận của em về âm hưởng của bài thơ như
thế nào? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật góp phần
thể hiện giọng điệu bài thơ.
- Hai câu đề nói lên quan niệm quen thuộc nào của
văn học trung đại?
- Quan niệm của PBC về chí làm trai có gì mới mẻ,
táo bạo so với tiền nhân?
- Giải thích từ hi kì, càn khôn trong văn bản có
hàm nghĩa gì?
- Em hiểu khoảng trăm năm là gì? Cái tôi xuất hiện
như thế nào? Có ý nghĩa gì trong thời đại?
- Sự chuyển đổi giọng thơ từ câu 3 sang câu 4 có
gì đặc biệt? Tại sao đây là cách nói khẳng định
cương quyết, tỏ rõ khát vọng?
- Trách nhiệm trong thời đại này là gì?
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu thơ 5?
Liên hệ với tâm trạng của Nguyễn Đình Chiểu ở
thế kỉ XIX khi nói nỗi vinh nhục ở đời?
- Có phải tác giả hoàn toàn phủ nhận thánh hiền?
Vậy điều tác giả muốn nói trong câu thơ 6 là gì?
- So sánh, nhận xét câu thơ cuối trong bản dịch

nghĩa và bản dịch thơ.
- Hình ảnh và tư thế của nhân vật trữ tình đẹp lãng
mạn. Hãy làm rõ điều đó.
- Những điều táo bạo, mới mẻ trong bài thơ là gì?
Em có đồng ý rằng bài thơ có vẻ đẹp của hùng tâm
tráng chí?
Sáng tác trong buổi chia tay các đồng chí
để lên đường ra nước ngoài năm 1905, mở ra
phong trào Đông Du.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
Chú ý bài thơ thể hiện rõ tư thế, quyết tâm
hăm hở và những ý nghĩ lớn lao, mới mẻ của
nhà lãnh đạo Phan Bội Châu.
2. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật
của bài thơ.
a) Hai câu đề:
- Bài thơ mở ra từ chí làm trai vốn là một lí
tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến,
không ít ngưỡi đã làm nên công tích lớn có lợi
cho xã hội, cho nhân dân (Thuật hoài – Phạm
Ngũ Lão, Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ).
- Phan Bội Châu cũng nghĩ đến chí làm trai
trong sự nghiệp cứu nước với một cảm hứng,
một ý tưởng thật lớn lao, mãnh liệt : đã làm
trai phải làm nên chuyện lạ, là phải xoay trời
chuyển đất chứ không để trời đất tự chuyển
xoay => cảm hứng và ý tưởng táo bạo, mang
tầm vóc vũ trụ.
b) Hai câu thực :

- Trong khoảng trăm năm cần có tớ : khẳng
định vị trí cá nhân trong thời đại : tự tin, có ý
thức trách nhiệm lớn lao.
- Sau này…… => ý thức lưu danh thiên cổ
bằng sự cứu nước là vô cùng cao cả.
- Hai câu thơ có giọng khẳng định, nói kiểu
nghi vấn nhưng thực chất cũng khẳng định =>
tự hỏi mình, hỏi mọi người, hỏi thời đại. Hỏi
đấy nhưng cũng giục giã đấy.
c)Hai câu luận :
- Tiếp tục triển khai đề với nỗi đau về nhục
mất nước. Quan niệm vinh - nhục gắn với ý
thức về tổ quốc. Nước mất, sống mà không ra
tay cứu nước là nhục.
- Nhưng muốn có con đường cứu nước thì
phải từ bỏ sách vở thánh hiền bởi "sách vở
của thánh hiền chẳng ích gì". Với một người
xuất thân từ cửa Khổng sân Trình như PBC, ý
tưởng này rất táo bạo, mới mẻ, có ý nghĩa tiên
phong đối với thời đại.
d) Hai câu kết :
- Bài thơ kết lại trong một tư thế hăm hở ra đi
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×