Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại khai trường của công ty cổ phần than núi béo và đề xuất các giải pháp hạn chế ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 72 trang )

Bộ Giáo dục và đào tạo
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
--------------------------------------

LẠI NGỌC NAM

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG
KHƠNG KHÍ TẠI KHAI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM
Chuyên ngành: Quản lý môi trường

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật
Quản lý Môi trường

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lại Ngọc Nam, học viên cao học khóa 2010 B, chun ngành: Quản
lý mơi trường (kỹ thuật) khóa học năm 2010-2012. Qua thời gian học tập và nghiên
cứu Tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí tại khai
trường của Công ty cổ phần than Núi Béo và đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm”
dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Mạnh Thảo. Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, các tư liệu, tài liệu được sử dụng có nguồn
dẫn rõ ràng.
Tác giả Luận văn

Lại Ngọc Nam



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG .....3
1.1. Tổng quan về hoạt động khai thác than ...........................................................3
1.2. Giới thiệu về thành phố Hạ Long ....................................................................8
1.2.1.Điều kiện tự nhiên ........................................................................................8
1.2.2. Phát triển kinh tế-xã hội ............................................................................11
1.3. Khai thác than lộ thiên tại thành phố Hạ Long ............................................13
1.3.1. Thực trạng khai thác than trên địa bàn thành phố Hạ Long ..................13
1.3.2. Mơi trường khơng khí thành phố Hạ Long. .............................................15
1.4. Khai thác than lộ thiên tại mỏ than Núi Béo ....................................................18
1.4.1. Giới thiệu Công ty cổ phần than Núi Béo ................................................18
1.4.2. Hiện trạng khai thác mỏ than Núi Béo ....................................................19
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ MỎ THAN
NÚI BÉO ............................................................................................................................. 28
2.1. Hiện trạng mơi trường khơng khí...................................................................28
2.1.1. Đối với bụi ..................................................................................................28
2.1.2. Đối với các chất ơ nhiễm dạng khí ...........................................................29
2.1.3. Đối với tiếng ồn ..........................................................................................29
2.2. Đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí tại mỏ than Núi Béo ...............31
2.2.1. Mơi trường khơng khí khu vực phát sinh chất ơ nhiễm ..........................32
2.2.1.1. Đối với bụi ...........................................................................................33
2.2.1.2. Đối với các chất ô nhiễm dạng khí ......................................................35
2.2.1.3. Đối với tiếng ồn ...................................................................................36



2.2.2 Mơi trường khơng khí khu vực chịu tác động..........................................37
2.2.2.1. Đối với bụi ...........................................................................................38
2.2.2.2. Đối với các chất ô nhiễm dạng khí ......................................................39
2.2.2.3. Đối với tiếng ồn ...................................................................................40
2.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện tại mỏ than Núi Béo .........42
2.3. Những bất cập trong công tác BVMT ............................................................43
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM KHƠNG KHÍ ....... 45
3.1. Giải pháp kỹ thuật để hạn chế bụi..................................................................45
3.1.1. giải pháp lắp đặt hệ thống phun sương quanh khu nghiền sàng................45
3.1.2. Giảm thiểu bụi bằng cách trồng cây xanh................................................51
3.1.3. Giảm thiểu bụi khi nổ mìn.........................................................................55
3.2. Giải pháp về mặt thể chế .................................................................................56
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 60
PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................................62


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CP

: Cổ phần

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

HĐND

: Hội đồng nhân dân


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

KTLT

: Khai thác lộ thiên

Sự cố MT

: Sự cố môi trường

QĐ-BNN

: Quyết định - Bộ Nông nghiệp

BVMT

: Bảo vệ môi trường

QLMT

: Quản lý môi trường

QĐ-UBND


: Quyết định - Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác than ........8
Bảng 1.2: Nồng độ bụi tại các khu vực chịu tác động từ các hoạt động vận chuyển
và khai thác than năm 2012.......................................................................................16
Bảng 1.3: Nồng độ chất ơ nhiễm dạng khí các khu vực chịu tác động từ các hoạt
động vận chuyển và khai thác than năm 2012 ..........................................................17
Bảng 1.4: Độ ồn tại các khu vực chịu tác động từ các hoạt động vận chuyển và khai
thác than năm 2012 ...................................................................................................17
Bảng 1.5: Các thông số hệ thống khai thác đang áp dụng ........................................22
Bảng 1.6: Số lượng thiết bị khai thác hiện có của mỏ ..............................................22
Bảng 2.1: Các chất ô nhiễm phát sinh từ khai thác than lộ thiên tác động đến môi
trường khơng khí .....................................................................................31
Bảng 2.2: Mạng điểm quan trắc, nghiên cứu ............................................................32
Bảng 2.3: Nồng độ bụi tại khai trường mỏ than Núi Béo qua các năm ....................33
Bảng 2.4: Nồng độ các chất khí tại mỏ Núi Béo qua các năm .................................35
Bảng 2.5: Độ ồn tại khai trường mỏ than Núi Béo qua các năm ..............................36
Bảng 2.6: Mạng điểm quan trắc, nghiên cứu ............................................................38
Bảng 2.7: Nồng độ bụi tại khu vực chịu tác động qua các năm................................38
Bảng 2.8: Nồng độ các chất khí tại các khu vực chịu tác động ................................40
Bảng 2.9: Độ ồn tại khu vực chịu tác động qua các năm ..........................................41
Hình 3.1: Hệ thống phun sương quanh khu sàng tuyển. ...........................................45
Bảng 3.1: Kết quả quan trắc trước và sau khi lắp đặt hệ thống phun sương bao
quanh khu nghiền sàng ............................................................................46
Bảng 3.3: Chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi đầu băng sàng ........50
Bảng 3.4: Chi phí trồng 1ha Keo ..............................................................................53
Bảng 3.5: Chi phí trồng 1ha cỏ Ventiver ..................................................................54



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các hoạt động cơng nghệ khai thác than lộ thiên............................................ 5
Hình 1.2: Quy trình cơng nghệ khai thác lộ thiên kèm theo dịng thải ....................... 7
Hình 1.3: Bản đồ thành phố Hạ Long .........................................................................9
Hình 1.4: Tồn cảnh mỏ than Núi Béo .....................................................................19
Hình 1.5: Sơ đồ sàng sơ tuyển chế biến than nguyên khai .......................................25
Hình 1.6: Sơ đồ công nghệ sàng tuyển chế biến than sạch tại mỏ ............................ 25
Hình 1.7: Sơ đồ cơng nghệ tuyển tận thu than sạch tại mỏ.......................................26
Hình 2.1: Biểu đồ so sánh nồng độ bụi trung bình qua các năm ..............................34
Hình 2.2: Diễn biến độ ồn qua các năm từ nguồn phát sinh .....................................37
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh nồng độ bụi qua các năm ................................................39
Hình 2.4: Biểu đồ diễn biến độ ồn qua các năm. ......................................................41
Hình 3.1: Hệ thống phun sương quanh khu sàng tuyển. ...........................................45
Hình 3.2: Chống bụi bằng nước khi nổ mìn .................................................................55
Hình 3.3: Chống bụi bằng bằng bua nước khi nổ mìn ..............................................56


DANH MỤC PHỤ LỤC

Hình 2.5: Máy cày xới CAT – D10R .......................................................................62
Hình 2.6: Xe tưới đường tuyến đường vận chuyển đổ thải ......................................62
Hình 2.7: Hệ thống phun sương dập bụi đầu sàng ....................................................63
Hình 2.8: Hệ thống sàng huyền phù cơng trường chế biến than ............................... 63
Hình 2.9: Cơng ty đang thi công tuyến đường vận chuyển than .............................. 64


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngành công nghiệp khai thác khống sản nói chung, trong đó ngành khai thác
than nói riêng hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng chục ngàn tỷ
đồng, tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau,
đảm bảo việc làm cho hàng trăm nghìn cơng nhân. Tuy nhiên bên cạnh những mặt
tích cực đã đạt được ngành khai thác than cũng đang phải đối mặt với nhiều thách
thức về bảo vệ môi trường.
Tại Quảng Ninh, ngành công nghiệp khai thác than là một trong những ngành
công nghiệp hàng đầu của tỉnh đóng góp vào nguồn ngân sách của tỉnh cũng như
cho đất nước mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Tạo nhiều việc làm cho người dân trên
địa bàn tỉnh, đảm bảo thu nhập ổn định đời sống góp phần phát triển kinh tế của hộ
gia đình, Đất nước. Bên cạnh đó bảo vệ mơi trường là vấn đề cần được quan tâm
đúng mức làm sao vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường.
Cùng với các Công ty khác trong Tập đồn than khống sản Việt Nam, Cơng
ty CP than Núi Béo là một trong những đơn vị khai thác than lộ thiên trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh, Công ty CP than Núi Béo đã khai thác đạt sản lượng trên 5 triệu
tấn/năm (năm 2009) và vẫn không ngừng phát triển nâng cao năng suất, đáp ứng
được nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. Hoạt động khai thác than
của Công ty đã tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng ngàn
người lao động, mang lại lợi ích thiết thực về mặt kinh tế xã hội, đóng góp vào ngân
sách cho Nhà nước và góp phần cho sự phát triển chung của vùng và là một trong
những yếu tố làm nên thành cơng của Tập đồn Than Khống sản Việt Nam ngày
hơm nay. Bên cạnh những đóng góp tích cực khơng thể phủ nhận, hoạt động khai
thác than của Công ty đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường khơng khí,
hệ sinh thái, nguồn nước ngầm...
Từ thực tế trên, để đánh giá được thực trạng và mức độ ô nhiễm mơi trường
khơng khí tại mỏ than Núi Béo và hạn chế, giảm thiểu những tác động xấu đến môi

1



trường khơng khí tại đây, tơi đã chọn đề tài cho Luận văn của mình: “Đánh giá
hiện trạng mơi trường khơng khí tại khai trường của Cơng ty cổ phần than Núi
Béo và đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm”.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
- Đánh giá được hiện trạng, chất lượng mơi trường khơng khí tại khai trường
khai thác than lộ thiên mỏ than Núi Béo.
- Tìm hiểu cơng tác quản lý và bảo vệ mơi trường trong hoạt động khai thác và
sản xuất than tại mỏ than Núi Béo.
- Đưa ra các giải pháp quản lý và phòng ngừa để hạn chế thấp nhất những tác
động xấu đến chất lượng mơi trường khơng khí tại khai trường khai thác than lộ
thiên mỏ than Núi Béo trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Mơi trường khơng khí tại khai trường
khai thác than lộ thiên mỏ than Núi Béo.

2


Chương 1
KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG
1.1. Tổng quan về hoạt động khai thác than
Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là
antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp- khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng Ninh có 7
mỏ than hầm lị sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm;
chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của Tập đồn Than Khống sản Việt
Nam (Vinacomin). Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với cơng suất trên 2
triệu tấn than nguyên khai/năm là: Mỏ Hà Tu, Núi Béo, Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao
Sơn, cung cấp đến 40% sản lượng cho Tập đoàn [19].
Các hoạt động khai thác khống sản có 12 tác động chính gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường bao gồm: Khai thác chưa thực sự hiệu quả các nguồn khoáng sản tự
nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái mơi trường; tích tụ chất thải rắn; ảnh

hưởng đến sử dụng nước, gây ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng chảy axit; ơ
nhiễm khơng khí; ơ nhiễm đất; ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và
chấn động; tiềm ẩn sự cố môi trường; tác động đến các ngành công nghiệp khác; tác
động đến kinh tế xã hội; ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao động.
Tại vùng than Quảng Ninh có thể thấy rõ đất đá thải đang làm biến dạng địa hình,
địa vật, vùng đất du lịch nổi tiếng. Điều đáng nói là các bãi thải tích tụ thành núi ở vùng
mỏ Mạo Khê, ng Bí và Cẩm Phả... đang là các điểm ơ nhiễm đến mức báo động,
nhưng đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể [17].
Khai thác than lộ thiên tuy không phải là tác nhân chủ yếu trong việc làm suy
giảm môi trường sinh thái, nhưng những hoạt động của khai thác lộ thiên cũng có
ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến sự thu hẹp diện tích đất đai canh tác và thảm
thực vật, làm biến động các dòng chảy đầu nguồn cũng như chất lượng của nguồn
nước ngầm và nước mặt, gây ồn và bụi, gây chấn động nền móng cơng trình, phá vỡ
cảnh quan thiên nhiên, tác động xấu vào tính đa dạng sinh học của mơi trường tự
nhiên... Q trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của mình, con người làm thay

3


đổi môi trường xung quanh. Hoạt động của các mỏ lộ thiên khai thác than, quặng,
phi quặng và vật liệu xây dựng như tiến hành xây dựng mỏ, tổ chức khai thác, tiến
hành đổ thải... đã phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm nặng nề đối với
môi trường và ngày càng trở lên vấn đề cấp bách, mang tính chất xã hội và chính trị
của cộng đồng .
Sự đào bới bề mặt đất đai của các mỏ lộ thiên đã phá vỡ cảnh quan và địa mạo
nguyên thủy của khu vực, gây những xáo trộn về dòng chảy và chế độ thủy văn đầu
nguồn, tổn hại đến rừng phịng hộ thay đổi địa hình khu vực...
Khai trường, bãi thải, các cơng trình phụ trợ (mặt bằng công nghiệp, kho tàng
và nhà xưởng, đường giao thông...) của mỏ lộ thiên chiếm dụng một diện tích khá
lớn làm thu hẹp thảm thực vật, diện tích cây trồng. Điều này khơng chỉ gây ảnh

hưởng làm thay đổi vi khí hậu tồn vùng mà cịn làm ảnh hưởng xấu đến tính đa
dạng sinh học của mơi trường (một số thực vật bị biến mất, một số động vật bị tiêu
diệt hoặc phải di cư do bị tước mất điều kiện sinh sống).
Đặc điểm của KTLT là khối lượng đất đá thải rất lớn, gấp hàng chục lần khối
lượng khoáng sản thu hồi (hệ số bóc của than hiện là 10-15m3/tấn). Khối lượng đất
đá thải này đã gây hậu quả làm bồi lấp sơng suối, sa mạc hóa đất đai canh tác vùng
hạ lưu, phá hủy các cơng trình đường sá, cầu cống lân cận (điển hình là các bãi thải
Đơng Nam Đèo Nai, Tây Nam Cọc Sáu – Quảng Ninh)..
Hoạt động của các khâu sản xuất trên mỏ lộ thiên như khoan nổ mìn, xúc
bóc, vận tải, đổ thải... đều gây bụi, ồn và phát thải các khí độc hại hay khí nhà
kính vào mơi trường khơng khí, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao
động và cộng đồng dân cư vùng lân cận và tác động (dù là rất nhỏ) cũng góp phần
gây lên sự biến đổi khí hậu tồn cầu. Về góc độ bảo vệ mơi trường không thể
tránh khỏi những tác động xấu nhất định đến mơi trường. Trong q trình hoạt
động phát sinh các chất thải: Đất đá thải, chất thải nguy hại; nước thải mỏ, nước
thải lẫn dầu mỡ; tiếng ồn, rung, bụi, khí thải ... đây là những tác nhân chủ yếu gây
tác động xấu đến môi trường .

4


Mỏ than

Trong quá trình
khai thác tạo
thành moong
nước

Làm tơi đất đá:
Khoan, nổ mìn, cày xới


Bốc xúc, vận
chuyển, đổ thải

Bụi, khí
độc hại,
ồn

ồn, bụi,
khí độc
hại

Sơ tuyển

Bãi thải

Đất đá
trơi lấp

Bụi, khí
độc hại

Bốc xúc, vận
chuyển than
ngun khai

đất đá

Bụi cuốn
theo gió


Bụi, khí thải từ
các phương tiện...

Tiếng ồn,
bụi, nước
thải

Sàng tuyển, chế biến
nhà máy tuyển

Vận chuyển, tiêu
thụ than sạch

ồn, bụi, khí
độc hại

Hình 1.1: Các hoạt động cơng nghệ khai thác than lộ thiên
Các hoạt động chính trong quá trình khai thác lộ thiên có thể gây ơ nhiễm là:
- Khoan lỗ mìn: gây ồn phát thải bụi vào khơng khí.
- Nổ chất nổ: gây bụi, phát thải khí độc, gây chấn động mặt đất, tạo các sóng
va đập khơng khí, gây tiếng động lớn.
- Xúc bốc: gây ồn, phát thải bụi vào khơng khí, mưa nắng, tạo điều kiện để

5


các phản ứng ơ xi hóa xảy ra nhanh chóng, dẫn đến sự phát thải các chất độc hại vào
nước, đất và khơng khí. Khâu xúc bốc trực tiếp tạo ra khoảng trống khai thác, gây
mất ổn định các bờ dốc, xâm phạm tới diện tích thảm thực vật và phần nào tạo tiền

đề cho xói lở, bồi lấp làm thay đổi địa mạo khu vực ...
- Vận tải: gây ồn, phát thải các chất khí độc hại (từ nhiên liệu) và bụi vào
khơng khí.
- Thải đát đá: gây ồn, phát thải bụi vào khơng khí, đất đá thải trơi lấp lịng
sơng suối, làm biến đổi chế độ thủy văn, làm hoang hóa đất đai canh tác...
- Khâu đổ thải là khâu có ảnh hưởng mạnh nhất đối với tác hại có tính địa cơ.
Hơn một tỷ m3 đất đá thải từ các mỏ lộ thiên lớn đã làm chèn lấp hàng chục héc ta
diện tích đất đai trồng trọt rừng cây [6].

6


- Bụi

Khoan

- Tiếng ồn
- Bụi

- Tiếng ồn
- Khí độc
- Sạt lở

Nổ mìn

- Bụi

Bốc xúc

- Bụi


- Tiếng ồn
- Khí độc

- Bụi

- Tiếng

Vận tải
than

- Tiếng ồn

Vận tải
đất đá

Sàng tuyển
than sơ bộ
tại mỏ than

Đổ thải
đất đá

- Bụi

- Tiếng ồn

- Độ axit cao

- Bụi


Bãi thải
- Tiếng ồn
- Khí độc

- Tiếng ồn

Thốt
nước mỏ

- Kim loại
ă
- Bụi

- Bụi

Vận chuyển
về nhà máy
sàng tuyển

- Sạt lở đất
- Ô nhiễm đất

Hình 1.2: Quy trình cơng nghệ khai thác lộ thiên kèm theo dịng thải

Theo sơ đồ quy trình cơng nghệ khai thác than lộ thiên trên (Hình 1.2) các
nguồn gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác than được thể hiện tại
(Bảng 1.1) có thể nói ở tất cả các công đoạn khai thác than lộ thiên đều gây ơ nhiễm
mơi trường nói chung, trong đó có mơi trường khơng khí tại mỏ than Núi Béo được
thể hiện chi tiết tại chương 2.


7


Bảng 1. 1: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác than

Khai thác

Khai thác

Chất thải phát

Ảnh hưởng tới

lộ thiên

hầm lị

sinh

mơi trường

1

Khoan

-

Bụi, tiếng ồn


Khơng khí

2

Nổ mìn

Nổ mìn

Bụi, tiếng ồn, sạt lở

Khơng khí, cảnh

đất

quan, tai nạn LĐ

STT

3

Bốc xúc đất đá

Đào lị

Bụi, khí thải

Khơng khí

4


Vận tải đất đá

Vận tải đất đá

Bụi, khí thải

Khơng khí
Cảnh quan, nước

5

Đổ thải đất đá

Đổ thải đất đá

Bụi, tiếng ồn

mặt, nước ngầm,
bồi lấp sông suối

6

Bốc xúc than

Bốc xúc than

Bụi, tiếng ồn

Khơng khí


7

Vận tải than

Vận tải than

Bụi, tiếng ồn

Khơng khí

8

Sàng sơ bộ

Sàng sơ bộ

Bụi, tiếng ồn

Khơng khí

9

Thốt nước

Nước thải

Nước mặt, nước
ngầm, đa dạng
sinh học


Bụi, tiếng ồn

Khơng khí

moong
10

Thốt nước
hầm lị

Vận tải về nhà

Vận tải về nhà

máy tuyển

máy tuyển

1.2. Giới thiệu về thành phố Hạ Long

1.2.1.Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý: Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của
Tỉnh Quảng Ninh, với diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy
qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh
Hạ Long 2 lần được UNESCO cơng nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.

8


- Phía Bắc-Tây Bắc giáp huyện Hồnh Bồ.

- Phía Đơng-Đơng Bắc giáp Thành phố Cẩm Phả.
- Phía Tây-Tây Nam giáp huyện n Hưng.
- Phía Nam thơng ra biển, giáp vịnh Hạ Long và Thành phố Hạ Long.
Địa giới thành phố Hạ Long ở tọa độ từ 20055” đến 21005” vĩ độ Bắc và từ
106050” đến 107030” kinh độ Đơng [18].

Hình 1.3: Bản đồ thành phố Hạ Long

+ Địa hình:Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một
trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả
đồi núi, thung lũng và vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 03 vùng rõ rệt:
- Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đơng bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm
70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài
từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía
biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
- Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5m.
Vùng hải đảo là tồn bộ vùng vịnh, với hơn 1969 hịn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo
đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài
khoảng 2 km [18].

9


+ Khí hậu: Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2
mùa rõ rệt, mùa đơng từ tháng 11 ÷ tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 ÷ tháng 10.
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,70C, dao động khơng lớn, từ 16,70C
đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,90C, nóng nhất đến 380C. Về
mùa đơng, nhiệt độ trung bình thấp là 13,70C rét nhất là 50C.
- Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố khơng đều theo 2 mùa.
Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm.

Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đơng là mùa khơ,
ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả
năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.
- Độ ẩm khơng khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới
90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
- Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2
loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đơng Bắc về mùa đơng và gió Tây
Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2,8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây
Nam, tốc độ 45m/s.
- Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn,
sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão
mạnh cấp 11, 12 nhưng khơng nhiều.
+ Về thủy văn: Các con sơng chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các
sơng Diễn Vọng, Vũ Oai, Trới đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long.
Cả sông và suối ở Thành phố đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước khơng nhiều. Vì
địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh
+ Về Tài nguyên thiên nhiên: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm
chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò
được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành
phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại
Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu
là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên
liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ

10


lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngồi ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu
xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên,
theo đánh giá trữ lượng hiện cịn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên

cạnh đó, cịn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà
Phong, Hà Khánh, khu vực sông Trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ
lượng là không đáng kể [18].
1.2.2. Phát triển kinh tế-xã hội
Trong những năm qua, có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của
thành phố Hạ Long là rất lớn. Q trình đơ thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ. Từ một
thành phố với nền công nghiệp khai thác than là chủ đạo, nay đã chuyển dịch phát
triển cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ, để hướng tới là một thành phố du lịch
xanh, sạch đẹp, đạt chuẩn đô thị loại I vào năm 2013. Một số nét chính về tình hình
kinh tế-xã hội của thành phố trong năm 2012.
- Về sản xuất cơng nghiệp – thủ cơng nghiệp: Tình hình sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp năm 2012 khá ổn định; giá trị ước đạt 13.450 tỷ đồng, tăng
9% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất cơng nghiệp địa phương đạt 1.065 tỷ
đồng bằng 97% kế hoạch năm, tăng 10% so với cùng kỳ; các ngành cơng nghiệp
đóng tầu, khai thác than, điện, sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng trên địa bàn
tăng trưởng không cao do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Các ngành sản xuất
dầu thực vật và ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác cơ bản ổn định, phát
triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của các đơn vị và nhân dân, phục vụ tốt
cho phát triển kinh tế xã hội.
- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 45,6 tỷ
đồng đạt 106% kế hoạch năm tăng 4% so với cùng kỳ; diện tích gieo trồng đạt
1.617 ha; sản lượng rau xanh đạt 11.766 tấn, bằng 112% kế hoạch. Giá trị sản xuất
thuỷ sản đạt 52,071 tỷ đồng đạt 96% kế hoạch năm, tổng sản lượng thuỷ sản đạt
2.614 tấn đạt 103% so với cùng kỳ.

11


- Về Du lịch: Khách du lịch đến Hạ Long ước đạt 4.232.098 lượt khách,
trong đó khách quốc tế đạt 2.345.500 lượt, doanh thu đạt 2.412 tỷ đồng, tăng 5% so

với cùng kỳ.
- Về tình hình thu, chi ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt
15,087 tỷ đồng, tổng chi ngân sách ước đạt 1.040 tỷ đồng bằng 98% kế hoạch.
- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản và giải phóng mặt bằng:
Năm 2012 đã triển khai đầu tư mới 47 cơng trình, chuyển tiếp 82 cơng trình
với giá trị giải ngân xây dựng cơ bản đạt: Vốn ngân sách tỉnh là 84,68 tỷ đồng đạt
108% kế hoạch; ngân sách Thành phố 337 tỷ đồng đạt 76% kế hoạch. Giải ngân vốn
xây dựng cơ bản nguồn phường tự cân đối 8,2 tỷ đồng. Tập trung thực hiện giải
phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phục vụ các dự án đặc biệt tập trung thực hiện
hiệu quả cơng tác giải phóng mặt bằng dự án mở rổng, cải tạo nâng cấp quốc lộ 18A
theo chỉ đạo của Chính phủ và của Tỉnh.
Năm 2012 với sự nỗ lực, sáng tạo và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của các
cấp, các ngành, cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân, cùng với những định hướng
đúng, những ưu tiên trong chính sách, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt trên cơ sở thực
hiện nghiêm Nghị quyết số 11/NĐ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập
trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Kinh tế - xã hội
của thành phố tiếp tục có chuyển biến tích cực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố
duy trì ở mức cao; các ngành công nghiệp – nông nghiệp- xây dựng và dịch vụ vẫn duy
trì mức tăng trưởng ổn định; thu ngân sách nhà nước đạt 1.799 tỷ đồng, bằng 100% so
với cùng kỳ năm 2011 đã đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ lớn theo các chủ trương,
Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố như: phát triển hạ tầng giao thông, chỉnh
trang phát triển đô thị, thực hiện các mục tiêu về văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục... an sinh
xã hội được đặc biệt quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; chính trị, xã hội ổn định, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững; cơng tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được chú trọng và có sự tiến bộ; cơng tác
đối ngoại đã đạt được những kết quả tích cực [16].

12



1.3. Khai thác than lộ thiên tại thành phố Hạ Long
1.3.1. Thực trạng khai thác than trên địa bàn thành phố Hạ Long
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hạ Long (cịn gọi là vùng Hịn Gai) có 4
Cơng ty thuộc Tập đồn Than Khống sản Việt Nam (VINACOMIN) đang hoạt
động khai thác than:
- Công ty cổ phần Than Hà Tu (khai thác lộ thiên)
- Công ty cổ phần Than Núi Béo (khai thác lộ thiên)
- Công ty cổ phần Than Hà Lầm (khai thác lộ thiên và hầm lò)
- Cơng ty Than Hịn Gai (khai thác lộ thiên và hầm lị)
Để xây dựng ngành cơng nghiệp khai thác than phát triển bền vững, hạn chế
sự phát thải các chất ơ nhiễm vào mơi trường, Tập đồn Than Khống sản Việt Nam
đã xây dựng chiến lược phát triển ngành trong đó có thành phố Hạ Long (vùng than
Hịn Gai) cụ thể:
Định hướng khai thác than: Khai thác than với sản lượng lớn, hiện đại, an
toàn, hiệu quả; khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên than; khai thác than thân
thiện với môi trường; Quy hoạch khai thác than phải hài hòa với quy hoạch phát
triển hạ tầng và kinh tế xã hội trong khu vực cũng như cả nước; đa dạng hóa hợp tác
quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển cao của ngành than; đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng q trình cơ giới hóa và hiện đại hóa ngành than.
Quy hoạch các bãi đổ thải: Hiện nay các mỏ lộ thiên chủ yếu đều sử dụng hệ
thống bãi thải ngồi với cơng nghệ đổ thải sử dụng ô tô-xe gạt, khối lượng đổ thải
lớn nhất tập trung tại cụm mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai. Việc đổ bãi thải ngồi có
nhược điểm cơ bản là chiếm dụng diện tích đất mặt lớn, gây trượt lở bãi thải và bồi
lấp hệ thống sông suối, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị như
các bãi thải Chính Bắc, bãi thải Nam Lộ Phong - Hà Tu, v.v… Công tác đổ thải đất
đá hiện nay là một vấn đề cấp thiết mà Tập đồn Than Khống sản Việt Nam đang
quan tâm giải quyết, đặc biệt quy hoạch đổ thải cụm mỏ vùng Hạ Long giai đoạn
2010 ÷ 2015.


13


Toàn bộ khối lượng đất đá đổ thải của các mỏ than lộ thiên, vùng than Hòn
Gai chiếm tỷ trọng 10,92% và vùng Nội Địa chiếm tỷ trọng ≈8,0%. Định hướng quy
hoạch đổ thải cho các mỏ lộ thiên giai đoạn 2010-2025 là tập trung khai thác một số
khu vực, mỏ lộ thiên như mỏ 917 (Cơng ty than Hịn Gai), vỉa 14 Núi Béo… để tạo
diện tích đổ tại bãi thải trong cho các mỏ lộ thiên để giảm cung độ vận tải, giảm
diện tích chiếm đất bãi thải, tạo điều kiện cho việc hoàn nguyên mỏ. Các giải pháp
đổ thải cho các mỏ lộ thiên giai đoạn 2010-2030 cụ thể như sau:
- Mỏ Hà Tu: Tổng khối lượng đất đá thải còn lại 120,172 triệu m3 được đổ
thải vào các bãi thải như sau: Bãi thải trong Đông vỉa Trụ (14,8 triệu m3), bãi thải
trong vỉa 7+8 (8 triệu m3), bãi thải ngoài vỉa 7+8 (40,9m3), bãi thải trong Tây vỉa
Trụ (8 triệu m3), trong vỉa 16 (1,1 triệu m3), bãi thải trong vỉa 14 cánh Đông mỏ Núi
Béo (27,372), bãi thải chính Bắc (20 triệu m3).
- Mỏ Núi Béo: Tổng khối lượng đất đá thải còn lại 111,505 triệu m3; Trong
đó đất đá thải cơng trường vỉa 14 cánh Đông là 9,69 triệu m3, đổ vào bãi thải chính
Bắc 5 triệu m3, đổ vào bãi thải trong vỉa 14 cánh Đông 4,96 triệu m3.
+ Đất đá thải của công trường vỉa 14 cánh Tây là 16,33 triệu m3 được đổ vào
các bãi thải như sau: bãi thải chính Bắc 9,7 triệu m3, bãi thải trong vỉa 14 cánh Tây
6,63 triệu m3.
+ Đất đá thải của công trường vỉa 11, 13 là 60,485 triệu m3 được đổ vào các
bãi thải như sau: bãi thải chính Bắc 17,8 triệu m3, bãi trong công trường vỉa 14 cánh
Đông 25,6 triệu m3, bãi thải trong công trường vỉa 14 cánh Tây 17,085 triệu m3.
- Công trường lộ thiên mỏ Hà Lầm: Tổng khối lượng đất đá thải là 50 triệu
m3 được đổ thải tại các bãi thải chính Bắc 20 triệu m3, bãi thải trong vỉa 14 cánh
Tây mỏ Núi Béo 10 triệu m3 và bãi thải trong vỉa 11 là 10 triệu m3, bãi thải trong
vỉa 10 Hà Tu 10 triệu m3.
- Mỏ 917(Cơng ty Than Hịn Gai): Tổng khối lượng đất đá thải là 47,52
triệu m3, trong đó được đổ thải tại bãi thải chính Bắc 20,7 triệu m3, bãi thải trong

vỉa 10 Hà Tu 12,2 triệu m3, đổ vào bãi thải trong vỉa 13 là 14,72 triệu m3.
- Công trường lộ thiên (CTLT) mỏ Hà Ráng (Công ty Than Hòn Gai): Tổng
khối lượng đất đá thải của CTLT mỏ Hà Ráng là 21 triệu m3, trong đó đổ vào bãi

14


thải trong vỉa 12 là 3,5 triệu m3, bãi thải trong vỉa 13 là 7,0 triệu m3, bãi thải trong
vỉa 14 là 5,5 triệu m3 và bãi thải trong vỉa 15 là 5,0 triệu m3.
Quy hoạch công tác sàng tuyển, chế biến than: Di chuyển nhà máy sàng
tuyển than Nam Cầu Trắng thời điểm năm 2015 và đầu tư xây dựng mới Nhà máy
tuyển Hịn Gai cơng suất 12 triệu tấn/năm tại phường Hà Khánh.
Giải pháp bố trí tổng mặt bằng vùng Hòn Gai được xác định như sau:
+ Các mỏ chủ yếu nằm ở khu vực đồi núi phía Bắc thành phố, ít ảnh hưởng
trực tiếp đến quy hoạch phát triển thành phố.
+ Các mặt bằng hiện có cơ bản giữ nguyên như hiện nay chỉ cải tạo và mở
rộng để phục vụ sản xuất than. Các mặt bằng xây dựng mới như mỏ Bình Minh,
Suối Lại được xây dựng theo hướng tập trung và hiện đại hoá để cải thiện điều kiện
làm việc và sinh hoạt của CBCNV.
+ Xây dựng mới mặt bằng nhà máy tuyển Hòn Gai công suất 12 triệu
tấn/năm tại khu vực phường Hà Khánh phía Bắc vùng than Hịn Gai (sau 2015 dừng
sàng tuyển than tại nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng) để sàng tuyển cho các mỏ vùng
than Hịn Gai.
+ Thay đổi hình thức và hướng vận tải than của các mỏ trong khu vực.
+ Quy hoạch khu đô thị ngành than (diện tích 63,50 ha) trong khu đơ thị Hà
Khánh của Thành phố Hạ Long (đã được quy hoạch và đang triển khai xây dựng) để
giải quyết chỗ ở cho khoảng trên 3000 hộ dân là công nhân ngành than. Khu đô thị
Hà Khánh nằm dọc sơng Diễn Vọng, phía Bắc Tỉnh lộ 337 [1].
1.3.2. Mơi trường khơng khí thành phố Hạ Long
Ngành cơng nghiệp khai thác than góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng

kinh tế của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Hiện tại,
các tuyến đường vận chuyển than đã được quy hoạch và vận chuyển trên địa bàn
các phường Hà Lầm, Hà Tu, Hà Khánh. Các hoạt động sản xuất than tuy nằm ở
ngoại vi Thành phố nhưng vẫn có ít nhiều ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí.
Thành phố Hạ Long là vùng có tiềm năng du lịch đặc biệt, nên rất nhạy cảm với các
yếu tố môi trường, các nguồn phát thải chất ơ nhiễm trong đó có bụi, các chất ô

15


nhiễm dạng khí và tiếng ồn tác động trực tiếp đến mơi trường khơng khí. Hoạt động
vận chuyển than từ các mỏ, khu sàng tuyển ra cảng để xuất, bán than qua khu vực
dân cư đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mơi trường khơng khí.
Các bãi thải dạng đống cao là nguồn phát tán bụi vào môi trường khơng khí
xung quanh, hệ lụy là làm suy giảm chất lượng khơng khí của Thành phố. Qua kết
quả quan trắc tại 18 điểm trong đó có 5 điểm (khu dân cư phường Hà Khánh, khu
dân cư phường Hà Lầm, khu dân cư khu 1 phường Hà Trung, khu dân cư xung
quanh cảng xuất than và nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng và khu dân cư tổ 49
khu 4 Cao xanh) là những điểm chịu tác động ô nhiễm mơi trường khơng khí từ
hoạt động vận chuyển than được thể hiện tại bảng 1.2.

Bảng 1.2: Nồng độ bụi tại các khu vực chịu tác động
từ các hoạt động vận chuyển và khai thác than năm 2012
KH

Vị trí quan trắc

Bụi (TSP)
µg/m3


KK8

Khu dân cư khu 2 phường Hà Khánh

376

KK9

Khu dân cư khu 5 phường Hà Lầm

345

KK10 Khu dân cư khu 1 phường Hà Trung
KK13

Khu dân cư xung quanh cảng xuất than và nhà máy tuyển than
Nam Cầu Trắng phường Hồng Hà

KK18 Khu dân cư khu 4 phường Cao Xanh
QCVN 05:2009/BTNMT

320
392
358
300

[Nguồn: 11]
Qua kết quả quan trắc cho thấy nồng độ bụi lơ lửng tại các vị trí quan trắc
trên địa bàn thành phố Hạ Long đều vượt giới hạn cho phép lần lượt là từ: 1,06 ÷
1,3 lần theo quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT. Điều này chứng tỏ rằng các hoạt

động vận chuyển than qua các khu dân cư cho thấy môi trường khơng khí tại các
khu vực này đã bị ơ nhiễm.

16


Đối với các chất ơ nhiễm dạng khí và tiếng ồn: Qua kết quả quan trắc năm
2012 thể hiện dưới bảng 1.3 và 1.4 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm dạng khí:
SO 2 ; CO; NO X và độ ồn đo được tại các vị trí quan trắc đều có giá trị thấp hơn giới
hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT.

Bảng 1.3: Nồng độ chất ô nhiễm dạng khí các khu vực chịu tác động
từ các hoạt động vận chuyển và khai thác than năm 2012
KH

Vị trí quan trắc

SO2
(µg/m3)

CO
(µg/m3)

NOx
(µg/m3)

KK8

Khu dân cư khu 2 P. Hà Khánh


10,24

3,164

8,82

KK9

Khu dân cư khu 5 P. Hà Lầm

19,34

3,628

16,26

KK10

Khu dân cư khu 1 P. Hà Trung

24,94

5,228

20,28

KK13

Khu dân cư xung quanh cảng xuất
than và nhà máy tuyển than Nam Cầu

Trắng P. Hồng Hà

32,6

5,334

26,06

KK18

Khu dân cư khu 4 P. Cao Xanh

23,48

4,155

16,74

350

30000

200

QCVN 05:2009/BTNMT
[Nguồn: 11]

Bảng 1.4: Độ ồn tại các khu vực chịu tác động từ các hoạt động
vận chuyển và khai thác than năm 2012


KK8

Khu dân cư khu 2 phường Hà Khánh

Độ ồn TB
(dBA)
65

KK9

Khu dân cư khu 5 phường Hà Lầm

59

KK10

Khu dân cư khu 1 phường Hà Trung

69

KH

KK13
KK18

Vị trí quan trắc

Khu dân cư xung quanh cảng xuất than và nhà máy
tuyển than Nam Cầu Trắng phường Hồng Hà
Khu dân cư khu 4 phường Cao Xanh

QCVN 26:2010/BTNMT
[Nguồn:11]

17

64
68
70


×