Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

DỰ ÁN PHONG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM, CÚM Ở NGƯỜI VÀ DỰ PHÒNG ĐẠI DỊCH Ở VIỆT NAM (VAHIP) GIAI ĐOẠN 2011-2014 BÁO CÁO HOÀN THÀNH DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 58 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NƠNG NGHIỆP
DỰ ÁN PHỊNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM, CÚM Ở NGƯỜI
VÀ DỰ PHÒNG ĐẠI DỊCH Ở VIỆT NAM (VAHIP)
GIAI ĐOẠN 2011-2014

BÁO CÁO
HOÀN THÀNH DỰ ÁN

Hà Nội, tháng 6/2014


Mẫu VI-GSĐG 4
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
NƠNG NGHIỆP
------Số:
/BCGSĐG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............, ngày.........tháng.........năm.........

BÁO CÁO KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
MỤC LỤC
1. Thơng tin chung ..............................................................................................................
1.1 Thơng tin cơ bản về chương trình, dự án……………………………………………
1.2 Mơ tả chương trình, dự án……………………………………………………………


1.2.1 Mục tiêu và phạm vi.................................................................................................
1.2.2 Tổ chức thực hiện ....................................................................................................
2. Kết quả thực hiện chương trình, dự án..........................................................................
2.1 Thực hiện mục tiêu......................................................................................................
2.2 Các hợp phần và đầu ra................................................................................................
2.3 Kết quả thực hiện về tài chính.....................................................................................
2.4 Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện..............................................................
3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội.................................................................................
3.1 Phân tích so với mục tiêu và thiết kế chương trình, dự án...........................................
3.2 Tác động đối với ngành và vùng..................................................................................
3.3 Tính bền vững..............................................................................................................
4. Những bài học kinh nghiệm...........................................................................................
5. Phụ đính.........................................................................................................................


1. Thông tin chung
1.1 Thông tin cơ bản về chương trình, dự án
- Tên chương trình, dự án (tiếng Việt): Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự
phòng đại dịch ở Việt Nam, giai đoạn tài trợ bổ sung 2011-2014.
- Tên chương trình, dự án (tiếng Anh): Viet Nam Avian and Human Influenza Control and
Preparedness Project - AF (VAHIP-AF).
- Mã chương trình, dự án: P101608 và P123783
- Địa điểm thực hiện chương trình, dự án:
+ Cục Y tế dự phòng;
+ Cục quản lý khám, chữa bệnh;
+ Trung tâm TTGDSKTW;
+ Cục Thú y;
+ Viện Thú y;
+ 11 tỉnh/ thành gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên
Huế, Bình Định, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp.

- Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ: Ngân hàng Thế giới (IDA và AHIF), Chính phủ Việt Nam.
- Cơ quan chủ quản: Bộ Y Tế (MOH) và Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD).
- Chủ dự án: Cục Y tế dự phòng và Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp.
- Thời gian thực hiện: 03 năm (7/2011 – 6/2014).
- Ngày phê duyệt văn kiện chương trình, dự án: Quyết định số 1251/QĐ-BYT ngày 26/4/2011.
- Ngày ký kết hiệp định: 12/4/2007.
- Ngày phê duyệt bổ sung vốn 17/3/2011.
- Nguồn vốn:
+ Tổng ODA: 23.000.000 USD, trong đó:
- IDA: 10.000.000 USD
- AHI: 13.000.000 USD.
+ Đối ứng: 2.000.000 USD.
1.2 Mơ tả chương trình, dự án
1.2.1 Mục tiêu và phạm vi chương trình, dự án
+ Mục tiêu phát triển của dự án (PDO) là:
Tăng cường hiệu quả các dịch vụ công nhằm giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho gia cầm và
con người do dịch cúm gia cầm tại 11 tỉnh bằng cách khống chế dịch bệnh tại gốc trong các đàn
gia cầm, phát hiện sớm và ứng phó với các ca lây nhiễm ở người và chuẩn bị các phương án y tế
trong trường hợp xảy ra đại dịch trong tương lai.
Mục tiêu phát triển của dự án nhất quán với và hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch trung và
dài hạn của Việt Nam trong phòng chống cúm gia cầm, cúm ở người như được bao hàm trong Kế
hoạch Hành động Quốc gia và cũng hoàn tồn nhất qn với Chương trình Tồn cầu về Khống
chế cúm Gia cầm, Dự phịng và Ứng phó Đại dịch cúm ở Người (GPAI).
+ Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả các biện pháp của Chính phủ nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm cúm trên


gia cầm và trên người tại các tỉnh thực hiện dự án bằng cách khống chế dịch triệt để trong các
đàn gia cầm; phát hiện sớm và ứng phó với các ca bệnh ở người; chuẩn bị sẵn sàng về y tế trong
trường hợp đại dịch xảy ra.

+ Mục tiêu ngắn hạn
 Nâng cao năng lực của ngành Nông nghiệp về phát hiện và sẵn sàng ứng phó với cúm gia
cầm:
- Duy trì và nâng cao năng lực các phịng thí nghiệm trung ương và vùng về quản lý
chất lượng phịng thí nghiệm.
- Duy trì và tăng cường cảnh báo nhanh dịch bệnh.
- Tăng cường hoạt động quản lý và vận hành chợ Hà Vỹ và khu tiêu hủy gia cầm nhập
lậu Lạng Sơn.
- Tăng cường giám sát chủ động cúm gia cầm tại 11 tỉnh Dự án.
- Tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp ổ dịch cúm gia cầm.
 Nâng cao năng lực của hệ thống y tế về phát hiện sớm và sẵn sàng ứng phó với các bệnh
truyền nhiễm có khả năng gây dịch, đặc biệt là đại dịch cúm có độc lực cao ở người với sự phối
hợp liên ngành tại các tỉnh triển khai dự án. Cụ thể là:
- Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm,
đặc biệt là cúm có độc lực cao ở người, cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh khống chế đại
dịch hiệu quả.
- Nâng cao năng lực điều trị và sẵn sàng ứng phó với đại dịch cúm và các bệnh truyền
nhiễm gây dịch ở người tại các bệnh viện.
- Duy trì và nâng cao hiệu quả của cơng tác truyền thông thay đổi hành vi và truyền
thông nguy cơ của cộng đồng trong phòng chống cúm và các bệnh truyền nhiễm gây
dịch.
- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống Y tế dự phòng tuyến huyện, sẵn sàng ứng
phó với đại dịch cúm ở người và các bệnh truyền nhiễm mới nổi.
- Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong cơng tác phịng chống dịch và sẵn sàng ứng
phó với đại dịch cúm và các bệnh truyền nhiễm mới nổi.


1.2.2 Tổ chức thực hiện
Mơ hình và cách thức tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án:
Các hợp phần dự án

DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM, CÚM Ở NGƯỜI
VÀ DỰ PHÒNG ĐẠI DỊCH Ở VIÊT NAM (VAHIP) GIAI ĐOẠN 2011-2014

Hợp phần A

Hợp phần B

Hợp phần C

Khống chế và Thanh tốn
cúm gia cầm có độc lực cao
(HPAI) trong ngành Nơng
nghiệp
(4,3 triệu USD)

Dự phịng cúm và sẵn sàng
ứng phó đại dịch cúm trong
ngành Y tế
(16,28 triệu USD)

Gắn kết và Phối hợp thực hiện
OPI, Giám sát và Đánh giá
(M&E) các Kết quả, và Quản lý
Dự án
(4,40 triệu USD)

A1
Tăng cường các dịch vụ Thú y
(1,15 triệu USD)


B1
Nâng cao năng lực hệ thống giám sát
bệnh truyền nhiễm
(5,06 triệu USD)

C1
Gắn kết và Phối hợp thực hiện OPI
(80 nghìn USD)

B2
Tăng cường năng lực điều trị và sẵn
sàng ứng phó đại dịch cúm của các
bệnh viện
(2,10 triệu USD)

C2
Giám sát và Đánh giá (M&E)
(0,55 triệu USD)

A3
Giám sát dịch bệnh và điều tra dịch
tễ
(0,71 triệu USD)

B3
Tăng cường truyền thông thay đổi
hành vi và truyền thông nguy cơ
(1,93 triệu USD)

C3

Điều phối và Quản lý Dự án
(3,77 triệu USD)

A5
Dự phòng chống dịch khẩn cấp
(0,8 triệu USD)

B4
Nâng cao năng lực YTDP địa phương
7,18 triệu USD)

A2
Tăng cường khống chế dịch bện;
(1,65 triệu USD)


Hợp phần A: Khống chế và Thanh toán cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI) trong ngành Nơng
nghiệp
Khống chế và Thanh tốn cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI) trong ngành Nông nghiệp
(4,3 triệu USD)
A1
Tăng cường Dịch vụ
Thú y
(1,15 triệu) USD)

A1a
A1b
A1c

A2

Tăng cường Khống chế
dịch bệnh
(1,65 triệu USD)

A2a
A2b
A2e

Tăng cường quản lý và vận hành hoạt động chợ gia cầm Hà Vĩ
Nâng cấp an tồn sinh học chợ và lị mổ
Tăng cường quản lý và vận hành khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu
Lạng Sơn

A3
Giám sát Dịch bệnh và
Điều tra dịch tễ
(0,71 triệu USD)

A3a
A3b
A3e
A3f

Giám sát lưu hành vi rút tại các chợ Hà Vĩ,
Giám sát lưu hành vi rút tại các chợ và lò mổ
Giám sát lưu hành vi rút gia cầm nhập lậu
Điều tra triệt để các ca dương tính cúm gia cầm

A5
Khống chế dịch Khẩn

cấp
(0,8 triệu USD)

A5a

Tăng cường báo cáo sớm các ổ dịch thơng qua chương trình truyền
thông qua trường tiểu học
Thực hành xử lý nhanh các tình huống chống dịch trên mơ hình giả
(desk simulation)
Tập huấn về quản lý ổ dịch, xử lý môi trường và phương pháp sử
dụng thuốc sát trùng

A5b
A5c

Quản lý chất lượng phòng thí nghiệm
Xét nghiệm vi rút cúm gia cầm trong điều kiện an toàn sinh học
Cảnh báo và báo cáo sớm dịch bệnh dựa vào cộng đồng

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN (lưu trong văn kiện tài trợ bổ sung vốn dự án)
(i)

Thư thông báo của Ngân hàng Thế giới ngày 25/02/2011 về việc tăng kinh phí tài trợ bổ
sung lên 23 triệu đô la Mỹ (13 triệu đô la Mỹ vốn viện trợ khơng hồn lại và 10 triệu đô la
Mỹ vốn vay ưu đãi) và kéo dài thời gian thực hiện dự án VAHIP đến tháng 6/2014.

(ii)

Công văn số 410/TTg-QHQT ngày 17/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt bổ sung vốn cho dự án VAHIP do Ngân hàng Thế giới tài trợ.


(iii)

Quyết định số 756/QĐ-BNN-HTQT ngày 18/4/2011 của Bộ NN&PTNT về việc phê
duyệt nội dung sử dụng nguồn vốn bổ sung cho dự án “Phòng chống cúm gia cầm, cúm ở
người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam” (VAHIP), giai đoạn 2011-2014.


2. Kết quả thực hiện dự án - Hợp phần Nơng nghiệp
2.1 Đánh giá việc hồn thành mục tiêu
2.1.1 Tính liên quan tới các mục tiêu, thiết kế với ưu tiên hiện nay của Chính phủ
2.1.1.1 Mục tiêu phát triển và thiết kế dự án đã và vẫn đang phù hợp với ưu tiên của Chính
phủ.
- Dự án VAHIP được thiết kế nhất quán với Chương trình Hoạt động Tổng thế Quốc gia về
Phòng chống cúm Gia cầm, cúm ở Người (OPI) 1 giai đoạn 2006- 2010, hay còn gọi là Sách
xanh. Giai đoạn bổ sung vốn (VAHIP_AF) được thiết kế đồng thời với Chương trình Quốc gia về
Phịng chống cúm Gia cầm, Dự phòng đại dịch ở Người và các bệnh Lây nhiễm Mới nổi
(AIPED)2 giai đoạn 2011-2015. Cả hai chương trình OPI và AIPED đều nhấn mạnh tới nhu cầu
ứng phó khẩn cấp cúm gia cầm H5N1 và thực hiện các biện pháp dài hạn nhằm ngăn chặn và
phòng ngừa sự xuất hiện của dịch bệnh.
- Cả OPI và AIPED đều xây dựng danh mục các hoạt động cần sự hỗ trợ của quốc tế cũng như
nhu cầu về ngân sách. Khi thiết kế nội dung kỹ thuật, chủ trương là không bao hàm các hoạt
động đang được các dự án khác thực hiện trong tỉnh dự án. Nếu trong quá trình thực hiện, phát
hiện thấy hoạt động nào đang được dự án khác thực hiện, thì cần điều chỉnh lại thiết kế dự án.
Điều này liên quan đến trường hợp mua sắm buồng cấy an toàn sinh học cấp II là hoạt động
được thiết kế cho tiểu phần A1 nhưng sau đó được mua sắm bởi Tổ chức Thú y Thế giới(OIE).
- Dự án VAHIP và giai đoạn bổ sung vốn áp dụng phương thức tiếp cận tổng thể trong phòng
chống cúm gia cầm tại mỗi tỉnh dự án và hỗ trợ các cơ quan thú y vùng và trung ương. VAHIP
tiếp tục củng cố bệ phóng đã được hình thành trong giai đoạn khắc phục khẩn cấp cúm gia cầm
(AIERP) với việc thiết lập các biện pháp phịng chống dịch bệnh dài hạn. Lợi ích của các hoạt

động này đã được người hưởng lợi công nhận và một số đã, đang và tiếp tục được nhân rộng sau
khi dự án kết thúc.
2.1.1.2 Thiết kế dự án VAHIP là đầy đủ và phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
- Thiết kế dự án là đầy đủ và phù hợp với thời lượng của dự án (VAHIP và VAHIP-AF). Trên
nhiều phương diện, tại thời điểm xây dựng VAHIP, cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) khơng cịn
1

OPI có đoạn: “Sách xanh xác định và xây dựng đề cương các hoạt động của chính phủ nhằm hoàn thành các mục
tiêu và đầu ra như được bao hàm trong Kế hoạch Hoạt động Tổng thể Quốc gia về Phịng chống cúm Gia cầm và Dự
phịng, Ứng phó với Đại dịch ở Người (Sách đỏ). Mục tiêu chung của OPI là:


Xây dựng các hoạt động cho MARD, MOH và các cơ quan liên quan nhằm thiết lập kế hoạch tăng cường
phương thức tiếp cận tổng hợp trong phòng chống cúm Gia cầm và Dự phòng Đại dịch cho giai đoạn 5 năm
(2006-2010);



Xây dựng khung huy động nguồn lực trong khn khổ chiến lược của chính phủ và được các đối tác quốc
tế thông qua; và



Xây dựng khung điều phối và phối hợp giữa chính phủ Việt Nam và đối tác quốc tế về phòng chống cúm
gia cầm”
Mục tiêu của AIPED là:

2




Khống chế các bệnh lây nhiễm tại gốc và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn sự xuất hiện/tái
xuất hiện của dịch bệnh;



Phát hiện và ứng phó nhanh các ca bệnh mới nổi gây tác động nghiêm trọng tới ngành thú y và y tế;


là vấn đề khẩn cấp ở Việt Nam (xem Biểu đồ 1) khi vi-rút H5N1 được phát hiện lần đầu vào năm
2003 và 2004, nhưng VAHIP lại được thiết kế năm 2006-07 sau nhiều nỗ lực khống chế dịch
bệnh. Như được mô tả tại Biểu đồ 1, số ổ dịch đã giảm mạnh so với giai đoạn 2003-2004. Các
biện pháp đã được thực hiện trong đó có tiêu hủy số lượng lớn gia cầm trong năm 2004 và thực
hiện chương trình tiêm phịng trên diện rộng của chính phủ năm 2005 - vào thời điểm Việt Nam
là quốc gia có số lượng ca lây nhiễm cao nhất ở người. Phương thức tiếp cận của Việt Nam khác
với các quốc gia khác - nơi ổ dịch xảy ra muộn hơn và cơng tác phịng chống được tài trợ bởi
GPAI.

Biểu đồ 1: Ổ dịch cúm gia cầm ở Việt Nam
- Khi thiết kế dự án, các bên đều nhận thấy cúm gia cầm H5N1 khơng thể được thanh tốn ở Việt
Nam trong thời gian thực hiện VAHIP. Bên cạnh đó, OPI và AIPED cho rằng VAHIP chỉ đóng
góp phần nhỏ nguồn đầu tư cho cơng tác phịng chống. Vì thế, mục tiêu là đầu tư vào các lĩnh
vực có thể giúp tăng cường phòng chống dài hạn, nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp khi dịch
bệnh bùng phát.

2.1.2 Mức độ hồn thành các mục tiêu:
Mục tiêu phát triển của dự án:
“Tăng cường hiệu quả các dịch vụ công nhằm giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho gia cầm và con
người do dịch cúm gia cầm tại 11 tỉnh bằng cách khống chế dịch bệnh tại gốc trong các đàn gia
cầm, phát hiện sớm và ứng phó với các ca lây nhiễm ở người và chuẩn bị các phương án y tế

trong trường hợp xảy ra đại dịch.”
Hợp phần Nông nghiệp đã hoàn thành mục tiêu này trong tất cả các tỉnh dự án.
Đóng góp lợi ích của dự án VAHIP vào trong cơng tác phịng chống loại dịch bệnh như cúm
gia cầm là rất đa dạng không chỉ bởi một số nhóm người tham gia phịng chống dịch mà do cả
bản chất của dịch bệnh nữa. Các thay đổi về ca nhiễm cũng chịu sự chi phối bởi một số yếu tố có


thể hoặc không liên quan đến hoạt động dự án. Một số chủng vi-rút mới về cúm A (H5N1) đã
xâm nhập vào Việt Nam và có khả năng chống lại sự miễn dịch tạo ra bởi vắc-xin. Điều này dẫn
đến sự gia tăng số ca bệnh, tăng số lượng vi-rút khu trú trong vịt (thủy cầm) đã được tiêm phòng
do các loại vắc-xin khơng cịn phát huy được tác dụng. Vì vậy, cho dù thực hiện đủ các biện pháp
phịng chống, các thay đổi về bản chất vi-rút cũng có thể dẫn đến sự gia tăng ca bệnh.
Những gì VAHIP làm được là khi ổ dịch xuất hiện, chúng được báo cáo, điều tra, chẩn đốn
và khống chế nhanh chóng tại các tỉnh dự án nhằm giảm thiểu, ngăn chặn sự lây lan. Các biện
pháp tại trại chăn nuôi, chợ và lò mổ đã giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm của vi-rút
cúm tới gia cầm và con người.
Dự án khơng chỉ nâng cao hiệu quả phịng chống bệnh cúm mà cả các bệnh khác, tăng
cường một bước năng lực các phịng thí nghiệm trung ương/vùng, các trạm thú y huyện, các cơ
quan thực hiện trung ương và địa phương để khi dịch bệnh xảy ra, các hệ thống có đủ năng lực
quản lý và phịng chống.
Việc lượng hóa kết quả dự án là một thách thức nhất là khi nguồn đầu tư khơng chỉ giới hạn
cho phịng chống cúm gia cầm. Vì thế, các chỉ số cũng cần đo lường hiệu quả dự án nhằm phản
ánh các lợi ích mà dự án trực tiếp mang lại.
Các chỉ số đã được xây dựng ngay tại giai đoạn đầu của dự án nhằm trình diễn các cải thiện
đạt được trong phòng chống cúm gia cầm (nhằm đo lường các kết quả). Tuy nhiên, đối với loại
dịch bệnh không thể lường trước như cúm gia cầm, không phải tất cả các chỉ số tại giai đoạn đầu
dự án có thể được hoàn thành, đặc biệt khi phải đo lường mức độ lây nhiễm vốn chịu sự chi phối
bởi cả các yếu tố ngồi dự án. Ví dụ, số mẫu dương tính ở chợ là thuộc chỉ số khống chế lây
nhiễm chung từ trại chăn nuôi tới chợ. Các chợ được nâng cấp vì vậy vi-rút khơng tồn tại nhưng
lại xuất hiện những chủng vi-rút mới trong thời gian thực hiện dự án đồng nghĩa với việc không

thể ngăn chặn gia cầm bị bệnh được nhập vào chợ. Vì lý do này, vi-rút vẫn được phát hiện tại
chợ cho dù các biện pháp vệ sinh đã được tăng cường.
Các chỉ số cần được thiết kế phù hợp để có thể đo lường được kết quả dự án. Tuy nhiên, khi
số lượng các chỉ số có hạn, và đo lường chỉ đơn thuần về lượng, một số kết quả đã không thể
được đo lường bằng các chỉ số. Trong phần trình bày tại cuộc họp về đánh giá, giám sát tháng
12/2009, dự án VAHIP cần đạt được các kết quả sau đây mà không nhất thiết phải được phản ánh
qua chỉ số:


Chất lượng phịng thí nghiệm được cải thiện nhằm cung cấp kết quả xét nghiệm kịp
thời, đủ độ tin cậy;

Mục tiêu này đã hoàn thành và hai chỉ số đã được sử dụng để trình diễn (số phịng thí nghiệm
được cơng nhận chất lượng và thời gian trả lời kết quả) và đưa ra các đo lường, tuy chưa đầy đủ
nhưng hợp lý về mức độ cải thiện chất lượng.


Hoạt động chợ và lò mổ được tăng cường giúp giảm thiểu tình trạng lây nhiễm;

Mục tiêu này đã hồn thành. Thơng tin đã được trình bày nhằm phản ánh mức độ cải thiện (các
biện pháp an toàn sinh họcđược áp dụng) nhưng không đề cập đến hiệu quả nâng cấp, quản lý
chợ và nhận thức của người buôn bán gia cầm được nâng lên;


Chất lượng báo cáo dịch bệnh của cán bộ thú y cơ sở (CAHW) được nâng cao;


Mục tiêu này đã hồn thành nhưng thơng tin của chỉ số chỉ phản ánh một phần mức độ cải thiện
báo cáo và một số lợi ích từ cuộc họp thú yhàng tháng, kể cả phòng chống các bệnh khác trên gia
cầm.



Năng lực ứng phó dịch bệnh được tăng cường;

Mục tiêu này đã hồn thành, tuy nhiên chỉ số khơng nêu thơng tin về chất lượng ứng phó nhất là
trong 7 năm qua hoạt động ứng phó đã có nhiều cải thiện so với trước dự án (chỉ số chỉ căn cứ
vào thời điểm hoàn thành hoạt động nên chỉ đo lường một phần chất lượng);


Chất lượng cơ sở số liệu được cải thiện phục vụ cho công tác xây dựng chính sách
phịng chống dịch bệnh;

Mục tiêu này đã được hồn thành thể hiện qua chương trình giám sát, báo cáo dịch bệnh và báo
cáo phịng thí nghiệm được tăng cường. Tuy nhiên, sử dụng chỉ số để lượng hóa các hoạt động
là rất khó;


Nhận thức của cộng đồng về cúm gia cầm và chất lượng báo cáo được tăng cường;

Các cải thiện về chất lượng báo cáo đang được đo lường, tuy nhiên chưa có đo lường về mức độ
nâng cao nhận thức cộng đồng.


Điều kiện an toàn sinh học trong các cơ sở chăn nuôi qui mô nhỏ được cải thiện;
năng lực tái cấu trúc ngành chăn nuôi gia cầm được nâng cao;

Các cải thiện về điều kiện an toàn sinh học được bao hàm vào một chỉ số riêng theo thiết kế ban
đầu của dự án (số trại an toàn sạch bệnh) và đã được hoàn thành.
Mục tiêu của VAHIP là ngăn chặn các con đường lây nhiễm và trợ giúp cơ quan thực hiện
và người dân phịng chống dịch bệnh trong đó mỗi tiểu hợp phần là một phần của cơng tác ứng

phó. Các tiểu hợp phần đã tăng cường đáng kể năng lực ứng phó dịch bệnh của chính quyền các
địa phương và ngành Thú y. cụ thể:
2.1.2.1 Tăng số ca nghi ngờ cúm gia cầm được báo cáo và điều tra đầy đủ tại mỗi tỉnh dự án:
- Năng lực của cán bộ thú y cơ sở (CAHW), cán bộ thú y huyện trong phát hiện, báo cáo và điều
tra ổ dịch cúm gia cầm được tăng cường. Khơng có dự án VAHIP, cán bộ thú y cơ sở (CAHW) sẽ
không tham gia vào hệ thống báo cáo dịch bệnh trong các tỉnh dự án; công tác báo cáo sẽ rất hạn
chế và phân tán.
2.1.2.2 Rút ngắn thời gian báo cáo ổ dịch mới và thời gian trả lời kết quả xét nghiệm từ
phòng thí nghiệm cho các xã chịu ảnh hưởng dịch bệnh:
- Năng lực của hệ thống thú y trong thu thập, vận chuyển và xét nghiệm mẫu đã được cải thiện.
Không có dự án VAHIP, hầu hết các chương trình giám sát trọng điểm tại các tỉnh dự án sẽ
không thể được thực hiện, để lại sự thiếu hụt về nhận thức trước thực trạng lưu hành vi-rút cúm
trong các tỉnh dự án.
2.1.2.3 Số phịng thí nghiệm đạt chuẩn ISO17025 về xét nghiệm:
- Sự cải thiện hiệu quả xét nghiệm cúm gia cầm của phịng thí nghiệm đã được xác nhận bởi cơ
quan chứng nhận chất lượng độc lập. Điều này làm tăng độ tin cậy vào kết quả xét nghiệm được
báo cáo. Khơng có dự án VAHIP, tất cả tám phịng thí nghiệm trung ương/vùng sẽ khơng được
cơng nhận chất lượng về xét nghiệm cúm gia cầm, các khóa đào tạo cần thiết nhằm thu được kết
quả và duy trì công nhận chất lượng sẽ không được thực hiện, các thiết bị phục vụ xét nghiệm sẽ
không được cung cấp và các thay đổi hành vi sẽ không được tạo ra. Các thành quả thu được có


thể áp dụng cho các loại bệnh khác ngoài cúm gia cầm.
2.1.2.4 Tỷ lệ người buôn bán gia cầm áp dụng các biện pháp an toàn sinh học tại chợ Hà Vỹ
tăng lên:
- Cơ sở hạ tầng chợ Hà Vỹ đã được nâng cấp, hành vi hộ kinh doanh buôn bán đã được cải thiện
giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm. Mục tiêu của chỉ số này là hồn tồn có thể đạt
được tuy cịn một số tồn tại về thay đổi hành vi. Nếu khơng có dự án VAHIP, kế hoạch xây
dựng/di dời chợ Hà Vỹ có thể thay thế bằng việc duy trì phần lớn các tập tục truyền thống, ít chú
trọng vào các nội dung quan trọng về sức khỏe cộng đồng.

2.1.2.5 Tỷ lệ các chợ, lò mổ được nâng cấp áp dụng các biện pháp theo hướng dẫn của dự án
tăng lên:
- Các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng của các chợ đã được hồn thành và một số mơ hình hay
có thể được nhân rộng và áp dụng trong tương lai. Các thay đổi hành vi được thể hiện đồng thời
với hoạt động nâng cấp trong khi một số tập tục truyền thống vẫn cần được tiếp tục cải thiện.
Nếu khơng có dự án, các biện pháp sẽ khơng được giới thiệu và áp dụng tại các chợ và lò mổ.
Nguy cơ lây truyền vi-rút cúm gia cầm tại chợ và lò mổ cũng như lây truyền trở lại các trại chăn
nuôi sẽ tiếp tục và các thay đổi hành vi tại các cơ sở này cũng sẽ không diễn ra.
2.1.2.6 Tỷ lệ mẫu dương tính với H5N1 tại các chợ và lò mổ:
- Mục tiêu dự kiến cho chỉ số này sẽ khơng thể được hồn thành đối với tất cả các chợ ngoại trừ
chợ Hà Vỹ do các khó khăn trong giảm thiểu mức độ lây nhiễm trong thủy cầm tại một số vùng
miền trong cả nước cho dù đã huy động nhiều nỗ lực nhằm cải thiện qui mơ và chất lượng tiêm
phịng.
2.1.2.7 Số ngày các ổ dịch nghi ngờ được khống chế hồn tồn (thơng qua kiểm dịch, tiêu
huỷ):
- Năng lực và hiệu quả ứng phó ổ dịch đã được nâng cao, kể cả thời gian và chất lượng ứng phó.
2.2 Các hợp phần và đầu ra
2.2.1 Hợp phần A: Khống chế và Thanh toán cúm Gia cầm độc lực cao (HPAI) trong ngành
Nơng nghiệp
Nhìn chung, khơng có thay đổi về nội dung các hợp phần dự án, các mục tiêu phát triển
của dự án cũng như thiết kế, tỉnh dự án và bố trí thực hiện. Tuy nhiên, khi xây dựng các hoạt
động để xin bổ sung vốn, nguyên lý “Một Sức khỏe” sẽ được áp dụng một cách tổng hợp và gắn
kết trong công tác phòng chống dịch đang được các địa phương thực hiện.
Theo ý kiến của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính, để tránh chồng chéo một số hoạt
động đã được nhà nước và một số dự án khác đầu tư, trong giai đoạn bổ sung thêm vốn dự án
VAHIP 2011-2014, dự án sẽ chủ yếu tập trung duy trì, củng cố và phát triển 4 trong số 5 tiểu
hợp phần trong dự án giai đoạn 2007-2011. Tiểu hợp phần A4 “chuẩn bị cơ cấu lại ngành chăn
nuôi” và hoạt động A2c “Chứng minh tình trạng sạch bệnh” sẽ khơng tiếp tục thực hiện trong
giai đoạn 2011-2014.
Do đó, trọng tâm của giai đoạn này là khống chế và phịng ngừa dịch bệnh thơng qua việc

vận hành và quản lý có hiệu quả chợ gia cầm Hà Vĩ và lò thiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn;


mở rộng nâng cấp an toàn sinh học một số chợ và lò mổ thuộc các tỉnh dự án. Đồng thời tiếp tục
hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm tại các phịng thí nghiệm chẩn
đốn thú y cấp vùng và quốc gia. Cơng tác giám sát chủ động, phát hiện sớm và ứng phó dịch
khẩn cấp sẽ tiếp tục được tăng cường thông qua đào tạo, truyền thông và giám sát cúm gia cầm.
2.2.1.1 Tiểu hợp phần A1: Tăng cường dịch vụ thú y
Hoạt động A1a - Quản lý chất lượng phịng thí nghiệm:
Tiếp tục duy trì các hoạt động quản lý chất lượng phịng thí nghiệm vùng và quốc gia phù hợp
với tiêu chuẩn ISO 17025 và tiến tới đăng ký công nhận chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm cho
các phịng thí nghiệm đã được đầu tư trong giai đoạn 2007-2011. Dự án sẽ tuyển 01 chuyên gia
tư vấn trong nước chuyên sâu về hoạt động quản lý chất lượng phịng thí nghiệm và hoạt động
xét nghiệm chẩn đoán cúm gia cầm để quản lý và hỗ trợ các hoạt động liên quan đến phịng thí
nghiệm..
Các hoạt động cụ thể bao gồm:
- Tổ chức các cuộc hội thảo về quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm nhằm đánh giá
tiến độ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của các phịng thí nghiệm và tiến trình thực hiện
việc đăng ký công nhận chất lượng. Thành phần hội thảo sẽ bao gồm lãnh đạo các phịng thí
nghiệm, cán bộ quản lý chất lượng, cán bộ làm chẩn đoán xét nghiệm của 9 phịng thí nghiệm.
Đại diện của tổ chức FAO, Cục Thú y, Văn phịng Cơng nhận chất lượng Việt Nam, chuyên gia
quốc tế về quản lý chất lượng và dự án VAHIP (khoảng 30 đại biểu). Ngoài ra, Hội thảo cịn có
sự tham gia của cán bộ phịng thí nghiệm của Cơ quan thú y vùng V (mới được thành lập) và một
số phịng thí nghiệm của tỉnh được ủy quyền xét nghiệm (Đồng tháp, Tiền giang, Long an, Bình
Định, Tây Ninh và thừa thiên Huế) để làm quen với hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm, tiến
tới thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trong tương lai.
- Tập huấn về thủ tục đánh giá công nhận chất lượng phịng thí nghiện (do BOA tổ chức).
Nhằm trang bị kiến thức cho các cán bộ làm việc trong các phịng thí nghiệm thú y về chính sách
và thủ tục cơng nhận phịng thí nghiệm và kỹ năng quản lý chất lượng phịng thí nghiệm theo
tiêu chuẩn ISO 17025 của Hệ thống cơng nhận phịng thí nghiệm Việt nam (VILAS). Thành phần

khóa học sẽ là các cán bộ phụ trách phịng thí nghiệm, cán bộ quản lý chất lượng và cán bộ quản
lý kỹ thuật.
- Hiệu chuẩn thiết bị: Để phục vụ cho chương trình quản lý chất lượng phịng thí nghiệm và
đăng ký cơng nhận chất lượng, dự án sẽ hỗ trợ chuyên gia tư vấn để hiệu chuẩn thiết bị. Dự kiến
mỗi phịng thí nghiệm sẽ có các dụng cụ, thiết bị sau cần hiệu chuẩn: Cân phân tích (2 cái); Nhiệt
kế 2 cái; Buồng cấy ATSH cấp 2 (4 cái); Bộ lọc HEPA (2 cái); máy RT-PCR (2 cái); Nồi hấp khử
trùng (3 cái); Pipette các loại (4 bộ). Dự kiến kinh phí: 6000 USD cho 01 phịng thí nghiệm.
- Hỗ trợ phí đăng ký cơng nhận chất lượng Hiện nay các phịng thí nghiệm chưa tìm được
nguồn kinh phí cho việc đăng ký, duy trì và cơng nhận chất lượng cho phịng thí nghiệm sinh học
theo tiêu chuẩn ISO 17025. Dự án đã hỗ trợ lệ phí đăng ký cơng nhận chất lượng bao gồm cả chi
phí đi lại, lưu trú cho 2 chuyên gia đánh gia của BOA đến đánh giá tại phịng thí nghiệm trong
năm thứ nhất. Kinh phí đăng ký dự kiến: 2000 USD cho 1 phịng thí nghiệm (chi phí cho chun


gia đến đánh giá lại vào năm thứ 2 và 3 có thể giảm đi). Hình thức hợp đồng trực tiếp với Cơ
quan công nhận chất lượng.
- Thử nghiệm thành thạo: Thử nghiệm thành thạo (PT) là một trong những yêu cầu quan trọng
để kiểm tra tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Hàng năm mỗi phịng thí nghiệm sẽ tiến hành
thử nghiệm thành thạo (PT) cho các xét nghiệm PCR phát hiện type A, H5 và xét nghiệm huyết
thanh học HI. Kết quả xét nghiệm sẽ được đánh giá, so sánh trong hệ thống các phịng thí
nghiệm và phịng thí nghiệm tham chiếu.
- Đào tạo nhân viên phịng thí nghiệm của Trung tâm Chẩn đốn thú y trung ương và Cơ quan
thú y vùng VI về thử nghiệm thành thạo; Để thực hiện kiểm soát chất lượng nội bộ xét nghiệm
cúm gia cầm cho phương pháp PCR và HI, các phịng thí nghiệm cần có đối chứng tham chiếu
chung. Dự án sẽ cung cấp một khóa đào tạo chuyên sâu về Thử nghiệm thành thạo để chuyển
giao kỹ thuật cho hai phịng thí nghiệm trên.
- Hợp đồng nhân viên phịng thí nghiệm trung ương và vùng / nhân viên quản lý số liệu phòng
Dịch tễ (Cục Thú y): Hỗ trợ nguồn lực xét nghiệm cúm gia cầm cho các phịng thí nghiệm. Số
nhân viên hợp đồng của dự án VAHIP sẽ được đào tạo, lựa chọn và bổ sung vào đội ngũ cán bộ
kỹ thuật của các phòng thí nghiệm sau khi dự án kết thúc.

Hoạt động A1b - Xét nghiệm vi rút cúm gia cầm trong điều kiện an tồn sinh học:
- Đào tạo nhân viên phịng thí nghiệm về chun mơn và an tồn sinh học trong phịng thí
nghiệm (SOP): Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cũng như thực hành cho các cán bộ làm
việc trong các phòng xét nghiệm cúm gia cầm về chẩn đốn xét nghiệm cúm gia cầm, qui trình
làm việc với các tác nhân có nguy cơ lây nhiễm cao cho con người và môi trường. Dự án sẽ tổ
chức 3 khóa tập huấn (3-5 ngày) tại Hà Nội, Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh. Học viên là các cán
bộ làm việc trong các phòng xét nghiệm cúm gia cầm của TW, vùng và một số các phịng thí
nghiệm của tỉnh được các cơ quan thú y vùng ủy quyền xét nghiệm cúm gia cầm (Long An, tiền
Giang, Đồng tháp, Bình Định, Tây Ninh, Thừa thiên Huế) và Cơ quan thú y vùng V.
Hoạt động A1c -Tăng cường cảnh báo sớm dịch bệnh dựa vào cộng đồng
- Đào tạo kỹ năng điều tra ca bệnh/ ổ dịch và viết báo cáo (Phịng Dịch tễ, Cục Thú y). Mục
mục đích trang bị cho cán bộ thú y kiến thức về dịch tễ học, kỹ năng điều tra phát hiện sớm một
ổ dịch, theo dõi phân tích tình hình dịch tễ học của bệnh, chẩn đoán và đưa ra biện pháp khống
chế dịch bệnh. Thành phần là cán bộ dịch tễ của các cơ quan thú y vùng và chi cục thú y các tỉnh
dự án.
- Duy trì các cuộc họp hàng tháng giữa thú y huyện và thú y xã kết hợp đào tạo thú y về giảm
thiểu nguy cơ lây nhiễm, khống chế và ứng phó với dịch bệnh. Các cuộc họp có sự tham gia của
y tế sẽ giúp trao đổi và cập nhật thông tin giữa hai ngành một cách thường xuyên hơn.
- Hợp đồng thú y xã giám sát các ca bệnh được báo cáo: dự án sẽ hỗ trợ các trạm thú y huyện
hợp đồng với thú y xã giám sát các ca bệnh nhằm hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh.
2.2.1.2 Tiểu hợp phần A2: Tăng cường Khống chế dịch bệnh
- Tiếp tục hỗ trợ vận hành chợ gia cầm sống Hà Vĩ ở Hà Nội và khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu
ở Lạng Sơn nhằm đảm bảo công tác quản lý và vận hành thuần thục các thiết bị; Đồng thời tiếp


tục nâng cấp một số chợ và lò mổ gia cầm tại một số tỉnh dự án nhằm tăng cường các biện pháp
an tồn sinh học trong bn bán và giết mổ gia cầm.
Hoạt động A2a: Tăng cường quản lý và vận hành hoạt động chợ gia cầm Hà Vĩ
Nhằm tăng cường hoạt động chợ Hà Vĩ, giúp công tác quản lý và vận hành chợ trong các
năm đầu theo đúng mục tiêu của dự án, dự án tiếp tục hỗ trợ một số vật tư trang thiết bị, nhân

viên hợp đồng, tập huấn cho người kinh doanh, vận chuyển gia cầm và tổng kết đánh giá mơ
hình hoạt động của chợ hàng năm. Các hạng mục hỗ trợ này sẽ giúp chợ vận hành thuận lợi mà
không tăng chi phí thuê quầy hàng của các hộ kinh doanh nhằm thu hút các hộ kinh doanh vào
buôn bán trong chợ. Các hạng mục được hỗ trợ như sau:
- Cung cấp bảo hộ lao động và vật tư tiêu hao chợ Hà Vỹ: các vật tư tiêu hao bao gồm các
dụng cụ bảo hộ lao động sẽ được hỗ trợ để giúp Ban quản lý chợ quản lý, vận hành chợ theo
đúng mục tiêu của dự án. Trên cơ sở vật tư hỗ trợ của Dự án, tỉnh sẽ có dữ liệu cần thiết để làm
cơ sở lập kế hoạch kinh phí hoạt động hàng năm và hạch tốn chi phí hoạt động của chợ sau này.
- Cung cấp thuốc sát trùng: Trong thời gian đầu hoạt động chợ sẽ được cung cấp đầy đủ chất
sát trùng để đảm bảo công tác vệ sinh khử trùng các phương tiện và dụng cụ được thực hiện
đúng với yêu cầu đề ra. Yêu cầu chất sát trùng cho chợ Hà Vỹ phải là loại ít ăn mịn kim loại vì
một số dụng cụ và phương tiện vận chuyển làm bằng kim loại.
- Hợp đồng kiểm dịch viên: Lực lượng kiểm dịch viên hoạt động tại chợ là nhân tố quyết định
để đưa chợ vào hoạt động nề nếp đúng quy tắc an toàn sinh học. Để đảm bảo đủ quân số kiểm
soát các hoạt động của chợ khi chợ Hà Vỹ mới đi vào hoạt động, Dự án sẽ hỗ trợ 5 cán bộ hợp
đồng kiểm dịch trong thời gian 3 năm.
- Hợp đồng nhân viên vệ sinh chợ : Khi chợ mới hoạt động, để công tác vệ sinh đi vào nề nếp,
đảm bảo đúng các quy trình vệ sinh khử trùng như thu gom rác thải, phân gia cầm hàng ngày,
quét dọn vệ sinh các khu vực trước khi khử trùng v.v… Dự án sẽ hỗ trợ chợ hợp đồng với các
nhân viên vệ sinh chợ đến năm 2014.
- Tập huấn ban quản lý chợ, người kinh doanh buôn bán: Nhằm trang bị kiến thức về các biện
pháp an toàn sinh học trong buôn bán, vận chuyển, giết mổ và lưu thông phân phối gia cầm cho
các hộ buôn bán vận chuyển gia cầm, người chăn nuôi cung cấp gia cầm đến chợ và nhân viên
làm việc tại chợ Hà Vỹ, dự án sẽ cung cấp các lớp tập huấn luân phiên với số học viên 30-35
người/lớp do cán bộ Chi cục Thú y Hà Nội thực hiện.
- Tuyên truyền nhân rợng mơ hình chợ và nâng cao nhận thức cợng đồng nhằm thay đổi nhận
thức và hành vi của người kinh doanh và vận chuyển gia cầm. Các hình ảnh hoạt động chợ Hà Vĩ
và quy trình quản lý vận hành chợ theo hướng an toàn sinh học sẽ được tuyên truyền rộng rãi
trong các tỉnh dự án và khách thăm quan trong và ngoài nước; đồng thời các biện pháp an tồn
sinh học trong bn bán, vận chuyển gia cầm sẽ được tuyên truyền thông qua các phương tiện

truyền thơng và các tài liệu như tờ rơi, áp phích, bảng tin…
- Hợi thảo đánh giá mơ hình hoạt đợng chợ Hà Vỹ : Chợ Hà Vỹ là mơ hình đầu tiên ở Việt
Nam về buôn bán gia cầm an tồn sinh học trên chợ quy mơ lớn. Sử dụng chợ Hà Vỹ như một
mơ hình trình diễn về cách tăng cường quản lý chợ và giảm nguy cơ lan truyền bệnh trong chiến
lược phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam. Để nhân rộng mơ hình này trong chiến lược


phòng chống cúm gia cầm ở Việt nam, Dự án hỗ trợ tổng kết hoạt động của mơ hình nhằm rút ra
các bài học có thể áp dụng cho các chợ gia cầm sống khác trên toàn quốc.
- Thực hiện kế hoạch quản lý môi trương tại chợ Hà Vĩ: để đảm bảo hoạt động của chợ Hà vĩ
không ảnh hưởng đến con người và mơi trường sống, ngồi việc cung cấp thuốc sát trùng, quần
áo bảo hộ, hợp đồng nhân viêc vệ sinh tiêu độc khu vực buôn bán gia cầm,như đã nêu ở trên, dự
án sẽ hỗ trợ hợp đồng cán bộ làm công tác môi trường để kiểm tra định kỳ các mẫu nước, khơng
khí và đất theo quy định nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường trong quá trình hoạt động chợ..
Hoạt động A2b: Tăng cường an tồn sinh học các chợ và lị mổ
Ngồi các chợ, lò mổ đã được nâng cấp trong giai đoạn 2007-2011, dự án tiếp tục hỗ trợ
nâng cấp và trang bị các phương tiện vệ sinh, sát trùng cho một số chợ và lò mổ khác trong các
tỉnh dự án. Cơng trình nâng cấp chủ yếu tập trung sửa chữa khu vực buôn bán, giết mổ; khu vực
vệ sinh, khử trùng các phương tiện vận chuyển gia cầm. Đồng thời hỗ trợ hoạt động của các chợ,
lò mổ được nâng cấp nhằm đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng quy định về an tồn
sinh học. Cơng tác quản lý và giám sát kế hoạch quản lý môi trường sẽ được thực hiện lồng ghép
trong các hoạt động dự án.
Ngoài ra, nhằm giúp người kinh doanh và nhân viên quản lý chợ thực hiện các biện pháp an
toàn sinh học trong kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia cầm, dự án sẽ hỗ trợ các tỉnh tổ chức
các lớp tập huấn về quy trình vệ sinh, sát trùng các phương tiện vận chuyển, buôn bán và giết mổ
gia cầm đảm bảo an toàn sinh học.
Đồng thời, để học tập kinh nghiệm quản lý chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh gia cầm, Dự án
đã hỗ trợ các tỉnh tổ chức thăm quan học tập trong nước cho các cán bộ quản lý thú y, chăn nuôi
của các tỉnh dự án.

Hoạt động A2e: Tăng cường quản lý và vận hành khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn
Lạng sơn là tỉnh biên giới có số lượng gia cầm nhập lậu cao. Số gia cầm này sẽ được các cơ
quan chức năng bắt giữ và tiêu hủy toàn bộ sử dụng qui trình giết huỷ nhân đạo. Để đưa cơng
trình khu tiêu hủy gia cầm vào hoạt động, ngồi các thiết bị vật tư như lò tiêu hủy, thiết bị vật tư
và văn phòng cho khu tiêu hủy, dự án tiếp tục hỗ trợ trong giai đoạn đầu nhằm tăng cường hoạt
động khu vực tiêu hủy gia cầm Lạng Sơn
Các hoạt động bao gồm:
- Cung cấp thuốc sát trùng và đồ dùng bảo hộ cá nhân (PPE); nguyên liệu và vật tư tiêu hao
cho giết hủy nhân đạo để việc tiêu hủy gia cầm đảm bảo an toàn sinh học.
- Tổ chức các lớp tập huấn kiểm dịch viên và cơng nhân về qui trình giết hủy nhân đạo;, vận
hành lò tiêu hủy và kỹ thuật tiêu hủy gia cầm. Thành phần là cán bộ Thú y cấp huyện, kiểm dịch
viên ở các chốt kiểm dịch;
- Tổ chức các hội thảo nhằm đánh giá hoạt động mơ hình khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu để rút
kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý và giết hủy gia cầm.
- Hợp đồng nhân viên quản lý và vận hành thiết bị hoạt động khu tiêu hủy nhằm hỗ trợ nguồn
lực để quản lý và vận hành các phương tiện và thiết bị khu tiêu hủy gia cầm.


- Thực hiện kế hoạch quản lý môi trương tại khu tiêu hủy Lạng Sơn: nhằm phát hiện và có
biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ gây ô nhiễm mơi trường trong q trình hoạt động khu tiêu hủy
gia cầm nhập lậu, ngoài việc cung cấp thuốc sát trùng, quần áo bảo hộ, hợp đồng nhân viêc vệ
sinh tiêu độc khu vực tiêu hủy gia cầm như đã nêu ở trên, dự án sẽ hỗ trợ hợp đồng cán bộ làm
công tác môi trường để kiểm tra định kỳ các mẫu nước, khơng khí và đất theo quy định.
2.2.1.3 Tiểu hợp phần A3: Giám sát dịch bệnh và điều tra dịch tễ
Chương trình giám sát cúm gia cầm giai đoạn 2007-2011 đã đem lại hiệu quả tích cực cho
ngành chăn nuôi thú y tại các tỉnh dự án. Các ca bệnh được phát hiện, điều tra kịp thời và báo
cáo sớm đã giúp các Chi cục Thú y xây dựng kế hoạch và chủ động trong cơng tác phịng chống
dịch cúm gia cầm. Việc phát hiện ra virus cúm gia cầm tại các chợ, lò mổ, các đàn vịt chạy
đồng… đã cho thấy có sự lưu hành virus tại các đàn gia cầm nuôi tại địa phương. Đây là hoạt
động quan trọng giúp các cơ quan chun mơn có biện pháp chỉ đạo kịp thời đối với những địa

phương có nguy cơ bùng phát dịch. Các hoạt động bao gồm:
- Điều tra triệt để tất cả các ca bệnh dương tính với cúm gia cầm nhằm tìm ra nguồn gốc phát
sinh bệnh và khả năng lây lan dịch bệnh ra các khu vực khác do việc buôn bán vận chuyển gia
cầm trong khu vực có dịch, qua đó chính quyền địa phương có các biện pháp can thiệp kịp
thời.
- Giám sát lưu hành vi rút tại chợ Hà Vĩ và các chợ , lò mổ gia cầm khác nhằm đánh giá mức
độ lưu hành vi rút trong gia cầm được buôn bán, vận chuyển và giết mổ. Xét nghiệm hàng
tháng giúp theo dõi được mức độ nhiễm bệnh trong suốt thời gian và cũng sẽ đưa ra dấu hiệu
của sự cải tiến do thay đổi thói quen bn bán tại chợ như tăng cường vệ sinh hoặc nghỉ bán
một thời gian nếu phát hiện thấy mức độ lây nhiễm cao; Quy mơ lấy mẫu bao gồm các chợ, lị
mổ và nông trại được nâng cấp tại các tỉnh dự án. Mỗi tháng lấy mẫu 01 lần, mỗi lần lấy tại
một lị mổ/chợ, mỗi hộ bn bán gia cầm sẽ lấy 5 mẫu swabs đơn gộp thành một mẫu xét
nghiệm, lấy khoảng 10 hộ/chợ , hoặc 10 lơ/lị mổ). Nếu số hộ/lô <10 hoặc tổng số con vịt/ngan
tại lần lấy mẫu đó < 60 con thì lấy mẫu ở tất cả các hộ/lô, riêng chợ Hà vĩ, mỗi tháng lấy 60
mẫu gộp (mẫu xét nghiệm).
- Giám sát các lô gia cầm nhập lậu tại biên giới Lạng Sơn: chương trình giám sát cúm A/H5N1
ở gia cầm nhập lậu tỉnh Lạng Sơn được xây dựng dựa trên số lượng gia cầm bắt giữ ở các
chốt kiểm dịch nhằm xác định mức độ lây nhiễm vi rút qua đường biên giới Việt – Trung.
- Tổ chức hội thảo tổng kết chương trình giám sát cúm gia cầm nhằm đánh giá hoạt động giám
sát cúm gia cầm và có các biện pháp cải thiện nhằm nâng cao chất lượng công tác giam sát tại
các cấp. Hội thảo tổng kết giám sát cúm gia cầm là một cơ hội để các tỉnh dự án được chia sẻ
các kết quả hoạt động giám sát của tỉnh mình, báo cáo tình hình dịch tễ tại địa phương và là
cơ hội đề xuất những nhu cầu thiết thực nhất cho cơng tác phịng chống dịch tại địa phương.
2.2.1.4 Tiểu hợp phần A5: Dự phòng chống dịch khẩn cấp
Hoạt động A5a: Truyền thông về cúm gia cầm qua trường tiểu học:
Việc thay đổi nhận thức từ các em học sinh tiểu học đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến
phụ huynh, giúp việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao trong giai đoạn 2007-2011. Để phát huy hiệu
quả hoạt động này, trong giai đoạn mở rộng dự án, hoạt động này tiếp tục mở rộng ra các huyện



khác trong tỉnh dự án (khoảng 10 trường/tỉnh/năm). Trên cơ sở các mơ hình này, các tỉnh sẽ mở
rộng quy mô tuyên truyền các bệnh khác sau khi dự án kết thúc.
Hoạt động A5b: Thực hành xử lý nhanh các tình huống chống dịch trên mơ hình giả (desk
simulation).
Dự án đã có những thành cơng nhất định trong giai đoạn 2007-2011, sau khi các đội chống
dịch đã nhuần nhuyễn với kiến thức chuyên môn và đã được thực hành dựa trên các kịch bản,
trong giai đoạn mở rộng, ngành thú y tập trung chủ yếu vào việc thực hành xử lý nhanh các tình
huống chống dịch (desk simulation). Các lớp thực hành xử lý nhanh các tình huống bất ngờ được
tổ chức tại các tỉnh dự án. Việc này đòi hỏi tính chun mơn cao trong cơng tác quản lý và chỉ
đạo hoạt động, nhưng cũng là cơ hội để nâng trình độ của cán bộ thú y - những người trực tiếp
tham gia chống dịch sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch xảy ra bất ngờ.
Hoạt động xử lý các tình huống chống dịch được thực hiện nhằm đảm bảo rằng các cơ quan
thú y (gồm cả thú y cơ sở, cán bộ thú y vùng, tỉnh và huyện) có phản ứng nhanh nhằm khống chế
các ổ dịch ngay sau khi được người dân thông báo. Các tình huống được đưa ra nhưng khơng
q chi tiết trước khi hoạt động bắt đầu. Nội dung tập trung vào 4 tình huống: Thơng tin và báo
cáo ổ dịch; Khoanh vùng và thu thập mẫu, gửi và nhận kết quả; Xử lý các hộ lây nhiễm xung
quanh; Tổ chức truy nguyên nguồn gốc. Nhiệm vụ của những người tham gia là phải phản ứng
thật nhanh với các tình huống cụ thể mà ban tổ chức đưa ra ngay tại hiện trường và khơng có sự
chuẩn bị trước. Khuyến khích hình thức thi giữa các đội để tăng cơ hội quyết tâm và học hỏi lẫn
nhau.
Hoạt động A5c: Tập huấn về quản lý ổ dịch, xử lý môi trường và phương pháp sử dụng
thuốc sát trùng được tổ chức tại các tỉnh dự án nhằm cung cấp cho thú y các cấp ở địa phương
kiến thức về sử dụng thuốc sát trùng có hiệu quả, bảo vệ mơi trường và sức khỏe con người khi
thực hiện các biện pháp khống chế ổ dịch.
Ngoài ra, các chuyến thăm quan học tập trong nước về kinh nghiệm quản lý và phòng chống
dịch bệnh sẽ được tổ chức cho thú y các cấp trong thời gian dự án.
2.2.2 Hợp phần C: Điều phối, giám sát, đánh giá và quản lý dự án (Huynh kiểm tra và bổ
sung hoàn chỉnh)
2.2.2.1 Hoạt động C1: Hỗ trợ chương trình Phối hợp hành động quốc gia phịng chống cúm
gia cầm OPI, hướng tới “Một sức khỏe".

- Hỗ trợ tăng cường cơ cấu tổ chức và xây dựng cơ chế tăng cường lồng ghép và thực hiện các
hoạt động cộng đồng trong khu vực thông qua các hội thảo thường niên với các đối tác trong
nước và quốc tế để thực hiện các hoạt động của Chương trình hành động quốc gia phòng
chống cúm gia cầm và cúm ở người (OPI) và các hội thảo kỹ thuật theo nhóm chủ đề của OPI
các hội thảo và họp thảo luận nhóm theo các chủ đề với các đối tác trong nước và quốc tế.
- Hỗ trợ rà soát, đánh giá Chương trình phối hợp hành động quốc gia phịng chống dịch cúm gia
cầm, phòng ngừa đại dịch và “Một sức khỏe ” giai đoạn 2011-2015. Một hội thảo phổ biến kết
quả đánh giá giữa kỳ Kế hoạch quốc gia giai đoạn 2011-2015 sẽ được triển khai.
2.2.2.2 Hoạt động C2: Các hoạt động giám sát và đánh giá
Bao gồm các hoạt động cho Ban QLDA Nông nghiệp và 11 tỉnh dự án, cụ thể như sau:


Đối với Ban QLDA Nông nghiệp:
- Hợp đồng với 01 tư vấn giám sát đánh giá và báo cáo hoàn thành dự án
- Tổ chức 04 hội thảo, hội nghị triển khai kế hoạch và tổng kết dự án cho các đơn vị nông
nghiệp tỉnh, huyện tham gia dự án.
Đối với Ban QLDA 11 tỉnh dự án:
- Tổ chức các hoạt động giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của dự án hàng năm thuộc
Hợp phần nông nghiệp và y tế tại địa phương
2.2.2.3 Hoạt động C3: Điều phối và quản lý dự án
Hoạt động quản lý bao gồm:
- Thuê nhân sự thực hiện dự án (tư vấn kỹ thuật trong nước và quốc tế, cán bộ quản lý, cán bộ
hành chính, lái xe, văn thư,…);
- Thuê văn phòng làm việc với các trang thiết bị cần thiết (phần lớn sử dụng các trang thiết bị,
máy móc đã được trang bị trong giai đoạn 2007-2010).
- Chi phí quản lý quản lý và hành chính (thuê cán bộ hợp đồng, văn phịng phẩm, điện nước,
chi phí đi lại giám sát triển khai...).
Bảng 1: Kết quả thực hiện mục tiêu
Mục tiêu
1. Tăng cường

quản lý chất
lượng phịng
thí nghiệm

Kết quả đầu ra
-

-

-

01 tư vấn phịng thí nghiệm được tuyển để hỗ trợ các PTN;
8 phịng thí nghiệm được hỗ trợ phí đăng ký cơng nhận chất lượng;
08 phịng thí nghiệm trung ương và vùng được cấp chứng chỉ ISO 17025;
18 Cân phân tích; 18 Nhiệt kế; 36 Buồng cấy ATSH cấp 2; 18 Bộ lọc
HEPA; 18 Máy RT-PCR; 27 Nồi hấp khử trùng; 36 Pipette các loại được
hiệu chuẩn mỗi năm;
5 Hội thảo về quản lý chất lượng phịng thí nghiệm với 30 đại biểu/hội
thảo;
5 lớp tập huấn về thủ tục đánh giá cơng nhận chất lượng phịng thí
nghiệm (30 người/lớp);
8 khóa đào tạo về chun mơn và an tồn sinh học trong phịng thí
nghiệm (SOP) (30 người/khóa);
10 cán bộ Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương và 3 cán bộ Cơ quan
thú y vùng 6 được đào tạo về thử nghiệm thành thạo (PT);
13 nhân viên phịng thí nghiệm thuộc Trung tâm chẩn đoán thú y Trung
ương và cơ quan thú y vùng I, III, IV và VII; và 02 nhân viện Phòng dịch
tễ được hợp đồng hỗ trợ xét nghiệm và phân tích số liệu dịch tễ vào năm
2011; 10 nhân viên được hợp đồng vào năm 2012 và 5 nhân viên được
hợp đồng vào năm 2013;

2916 mẫu xét nghiệm được kiểm tra độ chính xác của kết quả xét nghiệm
PCR , HI.

2. Tăng cường - 2.968 thú y xã và 144 trạm thú y huyện của 11 tỉnh dự án tham gia cuộc


Mục tiêu

Kết quả đầu ra

cảnh báo sớm
họp hàng tháng (5184 huyện/tháng);
và báo cáo - 374 tháng người hợp đồng giám sát các ca bệnh được báo cáo;
dịch bệnh dựa - 4 khóa đào tạo kỹ năng điều tra ca bệnh/ ổ dịch và viết báo cáo (30 người
vào cộng đồng
/khóa).
3. Tăng cường
hoạt
động
quản lý và vận
hành chợ Hà
Vỹ

Chợ Hà Vĩ được cung cấp đủ nhân lực và vật tư để vận hành các phương
tiện và thiết bị:
- 2.5 lô Bảo hộ lao động và vật tư tiêu hao chợ Hà Vỹ;
- 3 lô thuốc sát trùng chợ Hà Vỹ;
- 6 cán bộ thú y được hợp đồng làm công tác kiểm dịch tại chợ Hà Vĩ
trong thời gian 3 năm (216 tháng người);
- 5 nhân viên vệ sinh chợ được hợp đồng làm việc tại chợ Hà Vĩ trong

thời gian 3 năm (180 tháng người);
- Các tài liệu truyền thông được sản xuất, tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng và cấp phát cho các người kinh doanh...;
- 8 khóa tập huấn người kinh doanh bn bán (30 người/lớp);
- 01 Hội thảo đánh giá mơ hình hoạt động chợ Hà Vỹ;
- Xét nghiệm đánh giá ảnh hưởng môi trường được thực hiện hàng năm.

4. Tăng cường - Có 38 chợ và lò mổ gia cầm ở 08 tỉnh được nâng cấp và hỗ trợ các
an toàn sinh
phương tiện vệ sinh tiêu độc vào năm 2012-2014;
học các chợ và - 132 lớp tập huấn cho người quản lý, kinh doanh, giết mổ gia cầm tại 11
lò mổ
tỉnh dự án.
5. Tăng cường
quản lý và vận
hành khu tiêu
hủy gia cầm
nhập lậu Lạng
Sơn

Khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn có đủ nhân lực và vật tư vận hành
các phương tiện và thiết bị:
- 3 lô thuốc sát trùng và bảo hộ cá nhân (PPE) và vật tư tiêu hao cho khu
tiêu hủy gia cầm;
- 3.5 lô nguyên liệu và vật tư tiêu hao cho giết hủy nhân đạo;
- 5 khóa tập huấn kiểm dịch viên, qui trình giết hủy nhân đạo và vận hành
lò tiêu hủy (30 người/lớp);
- 4 hội thảo giới thiệu mơ hình khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu;
- 5 Hợp đồng nhân viên quản lý và vận hành thiết bị hoạt động khu tiêu
hủy trong thời gian 3 năm (180 tháng người);

- Xét nghiệm đánh giá ảnh hưởng môi trường được thực hiện 02lần/ năm.

6. Tăng cường
giám sát chủ
động và điều
tra dịch tễ
bệnh cúm gia
cầm tại 11 tỉnh
Dự án

- 100% ca dương tính tại 11 tỉnh dự án được điều tra dịch tễ triệt để;
- 100 chợ, cơ sở giết mổ gia cầm và nông hộ chăn nuôi gia cầm sau khi
được nâng cấp tại 11 tỉnh dự án sẽ được lấy mẫu giám sát cúm gia cầm
hàng tháng;
- Chợ Hà Vỹ được giám sát lưu hành vi rút cúm hàng tháng;
- Số lô gia cầm nhập lậu được giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm;
- 4 cuộc hội thảo tổng kết chương trình giám sát được tổ chức.


Mục tiêu

Kết quả đầu ra

7. Tăng cường
năng lực ứng
phó khẩn cấp
ổ dịch cúm gia
cầm

- 22 chương trình truyền thơng với sự tham gia của 97 ngàn lượt học sinh

tiểu học, phụ huynh và giáo viên các trường tiểu học tham gia các hoạt
động truyền thơng phịng chống cúm gia cầm;
- 33 khóa thực hành các tình huống chống dịch với sự tham gia của 900
lượt thú y huyện và xã tại 11 tỉnh dự án
- 33 khóa tập huấn về quản lý, xử lý mơi trường có dịch và phương pháp sử
dụng thuốc sát trùng cho hơn 900 lượt thú y huyện xã tại 11 tỉnh dự án;
- 22 chuyến thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước về quản lý
và phòng chống dịch bệnh.

8. Dự án được
thực hiện đúng
tiến độ, kế
hoạch dự án
được giám sát

- Báo cáo giám sát và đánh giá hàng năm và 01 báo cáo hoàn thành dự án
vào năm 2014 (01 tư vấn giám sát đánh giá dự án);
- Hội nghị hàng năm về xây dựng kế hoạch, sơ kết, tổng kết dự án;
- Cán bộ dự án tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế;
- 15 lượt cán bộ dự án hàng năm được tập huấn về các kỹ năng liên quan

và điều chỉnh
quản lý, xây dựng, đánh giá, giám sát dự án và tin học;
bổ sung phù - 01 báo cáo đánh giá tác động dự án vào năm 2014.
hợp với thực
tế
Hợp phần C. Điều phối, giám sát, đánh giá và quản lý hoạt động tại 11 tỉnh dự án
1. C1 - Phối - 03 hội thảo thường niên với các đối tác trong nước và quốc tế để thực
hợp thực hiện
hiện các hoạt động của Chương trình hành động quốc gia phòng chống

OPI (do PAHI
cúm gia cầm và cúm ở người (OPI).
thực hiện)
- 08 hội thảo kỹ thuật theo nhóm chủ đề của OPI
- 01 hội thảo phổ biến kết quả đánh giá giữa kỳ Kế hoạch quốc gia giai
đoạn 2011-2015.
2. C2 - Giám Đối với Ban QLDA Nông nghiệp:
sát và Đánh - 01 tư vấn giám sát đánh giá và báo cáo hoàn thành dự án
giá (GSĐG)
- 04 hội thảo, hội nghị triển khai kế hoạch và tổng kết dự án
3. C3 - Quản Hoạt động quản lý bao gồm:
lý Dự án (tại - Thuê nhân sự thực hiện dự án (tư vấn kỹ thuật trong nước và quốc tế, cán
trung ương và
bộ quản lý, cán bộ hợp đồng hành chính, lái xe, văn thư,…);
11 tỉnh):
- Th văn phịng làm việc với các trang thiết bị cần thiết (phần lớn sử
dụng các trang thiết bị, máy móc đã được trang bị trong giai đoạn 20072010);
- Chi phí quản lý hành chính (văn phịng phẩm, điện nước, chi phí đi lại...).
Bảng 2: Tổng hợp Kết quả GS&ĐG các chỉ số Mục tiêu (2011 –
31/5/2014)


Chỉ số

Đơn
vị
tính

Đ/tra
Tiến


độ
bản
2010
(2007)

2011

2012
1/1Cả
30/9 năm
(BC (BC
số 1) số 2)

2013
1/1- 1/130/4 31/12
(BC (BC
số 3) số 4)

2014
1/131/5
(BC
số 5)

Tần
suất

1. Tăng số lượng báo cáo và điều tra đầy đủ các ổ dịch nghi ngờ cúm gia cầm hàng năm tại
các tỉnh dự án. (1. Increase number of annual suspected HPAI cases in poultry reported and fully
investigated per project province)

Chỉ số cam kết


dịch

450

500

550

275

Hàng
năm

A. Số ổ dịch nghi
ngờ CGC được

79
244
180
100 140
26
72
39
báo cáo và điều dịch
tra đầy đủ
B. Tổng số ổ dịch


nghi ngờ CGC dịch
146
439
263
108 150
29
75
40
được báo cáo
Tỷ lệ A/B
%
54% 55% 68% 92% 93% 90% 96% 97,5%
- Tổng số ổ dịch nghi ngờ CGC được báo cáo giảm dần, 5 tháng đầu 2014 chỉ có 40 ổ-đã được
khống chế kịp thời ở diện hẹp, trong đó số ổ được điều tra đầy đủ là 39 ổ. T uy không đạt chỉ số
cam kết nhưng đây là một diễn biến tích cực, nhờ tác động của Dự án mà: (i) Dịch CGC trong thực
tế đã giảm do được khống chế ngày càng triệt để tại gốc và (ii) trình độ của người dân được nâng
cao, đã loại trừ các dịch bệnh không phải CGC, chỉ báo cáo các ổ dịch nghi ngờ CGC.
- Tỷ lệ ổ dịch được điều tra đầy đủ trên tổng ổ được báo cáo (A/B) đã tăng lên: từ 55% (năm
2010), đến 5 tháng đầu 2014 đạt tới 97,5%, tăng 1,5% so với năm 2013, tăng 4,5% so với 2012,
tăng 29,5% so với 2011 và tăng 42,5% so với 2010. Đây là sự tiến bộ lớn của ngành Thú y các
tỉnh, nhờ sự hỗ trợ của Dự án trong giai đoạn AF (2011-2014).
(Xem thuyết minh chi tiết dưới bảng 1).
Chỉ số

Đơn
vị
tính

Đ/tra
Tiến


độ
bản
2010
(2007)

2011

2012
1/1Cả
30/9 năm
(BC (BC
số 1) số 2)

2013
1/1- 1/130/4 31/12
(BC (BC
số 3) số 4)

2014
1/131/5
(BC
số 5)

Tần
suất

2. Đối với cả hai lĩnh vực thú y và y tế, rút ngắn thời gian báo cáo các ổ dịch mới và kết quả
xét nghiệm của phịng thí nghiệm được thơng báo tới xã có dịch. (2. For both veterinary and
health sector, reduced reporting time of new outbreaks and return of laboratory confirmation to the

affected commune).
Chỉ số cam kết
Thực hiện

Ngày

10

4

4

8,7

2,9

2,6

4
2,66

4
2,54

2,34

4
2,7

Hàng

năm

2,4

- Trong 5 tháng đầu năm 2014, thời gian báo cáo các ổ dịch mới và kết quả xét nghiệm được thông
báo tới xã có dịch (bằng ĐT) trung bình là 2,4 ngày, thấp hơn năm 2013 (2,7 ngày) và thấp hơn chỉ
số cam kết (4 ngày). Trong đó, thời gian từ khi PTN nhận được mẫu đến khi trả lời kết quả cho cơ
quan Thú y tỉnh chỉ có 0,5 ngày (Thanh Hóa, Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp), 1 ngày (3 tỉnh),
ở Lạng Sơn là 2 ngày. (Số liệu chi tiết tại Phụ lục 2B).
- Kết quả trên là do: Dự án đã giúp tăng cường năng lực của ngành Thú y, các phịng thí nghiệm


2012
Chỉ số
Đơn Đ/tra Tiến 2011

độ
thú y và sự hợp tác tíchvị
cực của người chăn ni với thú y.
bản 2010
tính

2013

2014
Tần
suất

Bảng 3: Tổng hợp Kết quả GS&ĐG các chỉ số Kết quả (2011 – 31/5/2014)
Chỉ số


Đơn
vị
tính

ĐT
Tiến
cơ bản độ
(2007) 2010

2011

2012
1/1Cả
30/9 năm
(BC
(BC
số 1) số 2)

2013
1/11/130/4 31/12
(BC
(BC
số 3) số 4)

2014
1/131/5
(BC
số 5)


Tần
suất

Kết quả A1: Các dịch vụ thú y về chẩn đoán và giám sát dịch bệnh được tăng cường.
(A1. Veterinary services on disease diagnostic and surveillance strengthened).
A1.1. Số lượng các phịng thí nghiệm làm việc theo tiêu chuẩn ISO 17025 về xét nghiệm cúm
gia cầm. (A1.1. Number of laboratories working at ISO 17025 standards for AI testing).
Chỉ số cam kết

PTN 0

Thực hiện

PTN

0

1
0

3
1

1

3
4

1


1
3

Nửa
năm

Lũy kế đến 31/12/2013 cả 8 phịng thí nghiệm đã được cấp chứng nhận ISO 17025 về xét
nghiệm CGC, hoàn thành trước 1 năm so với thời hạn cam kết (2014).
Kết quả A2: Tăng cường khống chế dịch bệnh và hành động trên cơ sở dữ liệu giám sát. (A2.
Disease control enhanced and action based on surveillance data).
A2.1. Tỷ lệ các hộ kinh doanh gia cầm áp dụng thực hành an toàn sinh học tốt tại chợ Hà Vĩ
(%). (A2.1. Percentage of poultry traders applying good biosecurity practices at Ha Vi market).
Chỉ số cam kết
100
60
80
90
% 25
100
Nửa
Thực hiện
%
60
67
43
70
100 năm
70
- Theo báo cáo của PPMU Hà Nội đến ngày 31/5/2014, 100% các hộ kinh doanh GC (162/162 ki
ốt) tại chợ Hà Vĩ đã thực hiện được cả 3 biện pháp ATSH, tăng 30% so với năm 2013.

- Ngày 02/6/2014, Tư vấn GS&ĐG và cán bộ PCU đã cùng đại diện lãnh đạo Chi cục Thú y Hà
Nội, PPMU Hà Nội, Trạm Thú y huyện Thường Tín, UBND xã Lê Lợi, Ban QL chợ Hà Vĩ và chốt
kiểm dịch liên ngành số 05 tại chợ, phối hợp chia nhóm điều tra cụ thể tình hình thực hiện ATSH
của các hộ kinh doanh GC tại 4 dãy ki ốt và toàn chợ. Kết quả điều tra 100 hộ/125 hộ hiện có mặt
như sau: Cả 4 dãy ki ốt (mỗi dãy 25/25 hộ) đã thực hiện được đủ 3 biện pháp ATSH, đạt 100%.
- Chợ Hà Vĩ có những chuyển biến rất tích cực về ATSH: Chốt kiểm dịch duy trì liên tục 24/24 giờ
việc kiểm sốt giấy tờ, chủng loại, số lượng GC, tình trạng GC và phun thuốc sát trùng tất cả các xe
vận chuyển GC trước khi vào chợ (2 máy phun thuốc cao áp mới được tăng cường). Toàn bộ xe ra
vào chợ bắt buộc phải lăn bánh qua các hố nước thuốc sát trùng tại cổng. Tất cả GC nhập lậu đều
không được vào chợ. Hầu hết GC đã được bán đúng dãy quy định. Tình trạng bán GC tự do ở cuối
chợ đã cơ bản được chấm dứt. Công tác tổng vệ sinh hàng tháng được duy trì vào ngày 16 Âm lịch.
- Các hạng mục xây lắp bổ sung đã hoàn thành và đưa vào hoạt động như: XD mới 2 khu rửa xe
của chợ, xây thêm 1 tháp nước mới (cao hơn tháp cũ 5m), lắp đặt 4 dãy ống nước cứu hỏa ở mặt
bán hàng của 4 dãy ki ốt, đổ bê tơng tồn bộ các khoảng đất trống cịn lại trong chợ, nâng cấp 2 nhà
vệ sinh, trồng lại các cây xanh trong chợ đúng vị trí... Ngày 28/5/2014 UBND xã Lê Lợi đã ra
thông báo quy định các xe vận chuyển GC trước khi ra khỏi chợ đều phải rửa sạch tại khu rửa xe,


Chỉ số

Đơn
vị
tính

ĐT
Tiến
cơ bản độ
(2007) 2010

2011


2012
1/1Cả
30/9 năm
(BC
(BC
số 1) số 2)

2013
1/11/130/4 31/12
(BC
(BC
số 3) số 4)

2014
1/131/5
(BC
số 5)

Tần
suất

theo đơn giá rửa xe tạm thời.
- Ban QL chợ và chốt kiểm dịch phối hợp chặt chẽ ngày và đêm (kể cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ,
Tết) trong việc quản lý/điều hành hoạt động của chợ, phát huy có hiệu quả các đầu tư của Dự án.
A2.2. Tỷ lệ các chợ và lò mổ gia cầm đã được nâng cấp áp dụng các biện pháp an toàn sinh
học theo hướng dẫn của Dự án. (A2.2. Percentage of upgraded markets and slaughterhouses
applying practice according to project guidelines).
Chỉ số cam kết
60

42
75
90
% 11
100 Nửa
Thực hiện
%
91,8 85,2 85,2 85,5
93
100 năm
Số chợ và lò mổ GC đã thực hiện các biện 56/6 52/6 52/6 52/62 69/74 76/7
pháp ATSH trên tổng số chợ/lò mổ GC được
1
1
1
6
Dự án hỗ trợ/nâng cấp.
Tổng số chợ/lò mổ GC được Dự án VAHIP hỗ trợ/nâng cấp (2007-2013) là 76, gồm 42 chợ và 34 lò
mổ (năm 2013 có 2 lị mổ tạm thời ngừng hoạt động). Đến 31/5/2014, tồn bộ 76/76 chợ và lị mổ
GC đã thực hiện các biện pháp ATSH, đạt tỷ lệ 100%. (Chi tiết tại Phụ lục 5).
Kết quả A3: Các hoạt động giám sát cho thấy tình trạng dịch bệnh đã được cải thiện trong
chuỗi tiếp thị gia cầm từ nơi chế biến tới trang trại. (A3. Surveillance activities show improved
disease status along the poultry marketing chain from processor to farm).
A3.1. Tỷ lệ các mẫu dương tính với vi rút H5N1 tại các chợ và lò mổ gia cầm. (A3.1.
Percentage of positive samples for H5N1 virus at markets and slaughterhouses).
Chỉ số cam kết
3,3
<2
<2
%

<2
<2
Nửa
Thực hiện
2,04 2,43
7,1
4,4
7,66 năm
%
- Trong 5 tháng đầu năm 2014, bình qn tỷ lệ mẫu dương tính với H5N1 tại các chợ/lò mổ GC của
11 tỉnh là 7,66% (171/2.232 mẫu bao gồm cả chợ Hà Vĩ), cao hơn chỉ số cam kết (2%) và cao hơn
năm 2013 (4,4%). Tỷ lệ cao ở các tỉnh: Bình Định (30,5%), Tiền Giang (28,3%), Đồng Tháp
(11,7%), Long An (8,3%), Tây Ninh (6,1%), TT. Huế (5%)...
- Chỉ số này nhằm giám sát mức độ lưu hành vi rút CGC tại các chợ/lò mổ, để cho thấy tình trạng
dịch bệnh trong chuỗi tiếp thị GC từ nơi chế biến tới trang trại. Việc nâng cấp điều kiện vệ sinh tại
các chợ/lò mổ nhằm hạn chế/cắt đứt chuỗi lây nhiễm dịch bệnh từ chợ/lò mổ về trang trại và ngược
lại. Tuy nhiên, GC tại các chợ/lò mổ khơng chỉ đến từ địa phương mà cịn có thể từ các tỉnh khác.
Do đó, tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 tại chợ/lị mổ khơng phản ảnh được đầy đủ tình trạng dịch CGC
trong tồn tỉnh, mà chỉ giúp cảnh báo sớm nguy cơ dịch CGC từ các chợ/lị mổ.
Kết quả A5. Chuẩn bị sẵn sàng và có hiệu quả ngăn chặn khẩn cấp các ổ dịch bùng phát. (A5.
Emergency outbreak containment ready and effective).
A5.1. Số ngày các ổ dịch nghi ngờ cúm gia cầm được ngăn chặn hoàn toàn (cách ly và tiêu
hủy). (A5.1. Number of days that suspect outbreaks completely contained (quarantine and culling).
Chỉ số cam kết
Ngày
4
4
3
2
2

2
Nửa
năm
Thực hiện
Ngày
1,43 1,37 1,37 1,05
1,1
0,8
Trong 5 tháng đầu năm 2014, bình quân 11 tỉnh chỉ số này là 0,8 ngày, rút ngắn thấp hơn chỉ số cam
kết (2 ngày), thấp hơn năm 2013 (1,1 ngày). Ở nhiều tỉnh, việc cách ly và tiêu hủy các ổ dịch nghi
ngờ CGC được thực hiện ngay trong ngày, hoặc ngay sau khi kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm. Đó
là do đội ngũ thú y ngày càng thành thạo kỹ năng giám sát/điều tra dịch bệnh, được trang bị đầy đủ


Chỉ số

Đơn
vị
tính

ĐT
Tiến
cơ bản độ
(2007) 2010

2012
1/1Cả
30/9 năm
(BC
(BC

số 1) số 2)
dụng cụ và có sự hợp tác tích cực của người chăn nuôi.
2011

2013
1/11/130/4 31/12
(BC
(BC
số 3) số 4)

2014
1/131/5
(BC
số 5)

Tần
suất

2.3 Kết quả thực hiện về tài chính (đề nghị Ngọc và Mai xem xét bổ sung hoàn chỉnh)
So sánh giữa tổng mức vốn trong Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án và tổng vốn
giải ngân theo các nguồn vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng). Nêu những yếu tố tác
động đến công tác giải ngân, dẫn đến phải điều chỉnh vốn trong quá trình thực hiện chương trình,
dự án (Phụ đính GSĐG 4.2: Báo cáo kết thúc giải ngân chương trình, dự án).
2.3.1. Lập kế hoạch dự toán
Ban điều phối dự án thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ công tác xây dựng và đề xuất
kế hoạch hoạt động của các tiểu hợp phần được WB khơng phản đối và trình MARD phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt kế hoạch năm, Ban điều phối dự án đã thông báo kế hoạch hàng năm đến
các tỉnh để BQL dự án tỉnh xây dựng kế hoạch ngân sách cụ thể từng hoạt động trình Sở Tài
Chính và UBND tỉnh phê duyệt để sớm triển khai. Vì vậy cơng tác giải ngân của dự án đạt yêu
cầu cao trong hầu hết các hạng mục.

2.3.2. Cấp vốn:
Với phương châm đẩy mạnh phân cấp thực hiện các hoạt động dự án tới tỉnh, việc cấp vốn
từ PCU tới tỉnh đã được kịp thời, các hoạt động đã được triển khai tốt, đồng bộ, đảm bảo được
các mục tiêu đề ra.
2.3.3. Phần mềm kế tốn và cơng tác báo cáo
Phần mềm kế toán được số hoá nên đã tạo điều kiện cho việc nhập số liệu chi tiêu để có thể
phân tích tài chính và hồn thành các báo cáo cho PCU và các báo cáo theo quy định của Nhà tài
chợ và của Chính phủ.
2.3.4. Tình hình giải ngân
* Giải ngân hàng năm
ĐVT: triệu VNĐ
Năm

Kinh phí được
phân bổ

2012
2013
2014
Tổng

* Giải ngân theo nguồn vốn

Kinh phí
thực hiện

Tỷ lệ giải ngân
So với kế hoạch
phân bổ hàng năm


So với tổng số
vốn được duyệt


ĐVT: triệu VNĐ
Nguồn vốn

Kinh phí
phân bổ

Giải ngân

Tỷ lệ

Ghi chú

IDA

Vốn vay ưu đãi

AHI

Vốn
viện
trợ
khơng hồn lại

Vốn ODA

Vốn đối ứng

Tổng
2.4 Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện chương trình, dự án
2.4.1 Chính sách và mơi trường pháp lý:

- Các hướng dẫn của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA (Nghị định 131 38, Thông tư 01…) đã được dự án tuân thủ nghiêm túc. Bên cạnh đó, dự án cũng đã
tn thủ các chính sách của nhà tài trợ (thư NOL, phương pháp mua sắm, …).
- Dự án thiết kế ngay từ ban đầu đã bám sát vào thực tiễn và nhu cầu cấp thiết của các địa
phương; các họat động của dự án đều đáp ứng mong muốn của cộng đồng (như hỗ trợ
tăng cường năng lực hệ thống thú y từ tỉnh tới cơ sở, hỗ trợ nguồn vật lực phòng chống
dịch cho tỉnh: thiết bị chẩn đoán, xét nghiệm, PCD ở cơ sở), ..., chính vì vậy mà dự án
VAHIP được thực hiện có hiệu quả và có tính bền vững cao.
- Sự phối hợp chặt chẽ của 2 ngành Y tế và Nông nghiệp rất ăn ý, chặt chẽ, hiểu biết lẫn
nhau cùng hướng tới mục tiêu chung dự án.
- Nhìn dung, dự án đã có tác động tích cực về mặt thể chế. Các thay đổi đã được thể hiện
ở mọi cấp trong tỉnh dự án nhất là về nhận thức đối với cúm gia cầm. Việc phân cấp thực
hiện và quản lý dự án từ Trung ương tới địa phương đã nâng cao năng lực tổ chức triển
khai các hoạt động có hiệu quả. Ở cấp tỉnh, dự án nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của UBND tỉnh Sở NN & PTNT và phối hợp thực hiện giữa các ngành, chính quyền
các cấp từ tỉnh tới cơ sở. Hiện cán bộ thú y huyện đã có mối gắn bó chặt chẽ hơn với cán
bộ xã và cơng tác phối hợp giữa các đơn vị trong ngành thú y cũng được tăng cường.
2.4.2 Công tác tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án
2.4.2.1 Đánh giá việc đảm bảo điều kiện về tài chính, kỹ thuật, nhân lực cho dự án:

- NHTG đảm bảo cung cấp đủ vốn theo các đơn rút vốn của BĐPDATW và các BQLDA
tỉnh như đã cam kết trong Hiệp định. Chính phủ và các địa phương đã bố trí vốn đối ứng
cho các hoạt động của dự án
- Về cơ bản Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh đã cung cấp đủ nguồn nhân lực để thực
hiện dự án.
2.4.2.2 Tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án:



×