Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THIDỰ ÁN PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHU VỰC TIỂU VÙNGSÔNG MÊ KÔNG GIAI ĐOẠN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.59 KB, 66 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN
PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHU VỰC TIỂU VÙNG
SÔNG MÊ KÔNG GIAI ĐOẠN 2

Giai đoạn 2006 – 2009, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phối hợp với Tổ
chức Y tế Thế giới hỗ trợ Việt Nam triển khai Dự án Phòng chống bệnh truyền
nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, nằm trong Dự án tổng thể bao gồm 3
nước Lào, Căm-pu-chia, Việt Nam với tổng kinh phí là 38,78 triệu USD. Mục tiêu
chung của dự án nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm phổ
biến, khống chế không để dịch lớn xảy ra, giảm gánh nặng bệnh tật cho nhân dân
trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, cụ thể: (i) tăng cường năng lực hệ thống
giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia; (ii) nâng cao cơng tác phịng, chống bệnh
truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ và (iii) tăng cường hợp tác khu vực
trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Tại Việt Nam, Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng
sông Mê Kông đã triển khai đúng tiến độ, đạt mục tiêu và hiệu quả, cụ thể: (i) tăng
cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia qua việc hoàn
thiện cơ chế, xây dựng Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng
dẫn Luật để thực hiện; đầu tư phương tiện (xe máy), trang thiết bị chống dịch, trang
thiết bị phòng xét nghiệm, cho 14 tỉnh, thành phố, 60 quận, huyện dự án; đầu tư
phương tiện (ô tô), trang thiết bị chống dịch cho 12 trung tâm kiểm dịch y tế quốc
tế, 5 đơn vị kiểm dịch thuộc trung tâm y tế dự phòng; nâng cao năng lực giám sát,
đáp ứng chống dịch, kỹ năng phịng xét nghiệm, kỹ năng truyền thơng cho cán bộ y
tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện qua các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn, chuyến
thăm quan, học tập kinh ngiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Triển
khai mơ hình cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh nhằm phát hiện sớm các trường hợp
bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời. (ii)
nâng cao khả năng phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy
cơ cụ thể: Hỗ trợ tiêm vắc xin và các hoạt động truyền thơng phịng chống bệnh
Viêm não Nhật Bản cho đối tượng có nguy cơ tại 5 tỉnh, thành phố trọng điểm;




triển khai thực hiện việc lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại 5 tỉnh, thành phố; triển
khai hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng cho 14 xã của 7 tỉnh,
thành phố trọng điểm; tổ chức hoạt động phòng chống chủ động bệnh giun truyền
qua đất tại 14 tỉnh, thành phố dự án. (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong cơng tác
phịng chống bệnh truyền nhiễm qua việc trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo,
diễn đàn khu vực về chun mơn kỹ thuật phịng chống bệnh truyền nhiễm, bước
đầu có những hợp tác cụ thể trong việc khống chế sự lan truyền bệnh tật qua biên
giới.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của các bệnh dịch mới đe dọa tới sự phát
triển kinh tế trong khu vực địi hỏi phải có sự phối hợp tốt hơn giữa các nước trong
khu vực đặc biệt là những vùng biên giới giữa các nước. Dự án Phòng chống bệnh
truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 2 (CDC2) được xây dựng
kế thừa kết quả của CDC1 cũng như đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong những
năm tới của chính phủ Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Dự án sẽ được
thực hiện tại 3 nước Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, gồm các tỉnh phân theo 3
nhóm hành lang kinh tế có chung đường biên giới, nhằm hỗ trợ cơng tác phịng
chống bệnh dịch tại từng nước trong khu vực, tiến tới khống chế sự lây lan bệnh
truyền nhiễm qua biên giới.


PHẦN I. BÁO CÁO TĨM TẮT VỀ DỰ ÁN
A. THƠNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2.
3.

4.


5.

6.
7.

Dự án Phịng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu
vùng sơng Mê Kông - giai đoạn 2
Tên nhà tài trợ:
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế (Việt Nam)
a) Địa chỉ liên lạc: 138 A Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
b) Số điện thoại/Fax: (84-4) 6.273.2273
Đơn vị đề xuất dự án: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
a) Địa chỉ liên lạc: 135/1 Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
b) Số điện thoại/Fax: (84-4) 3.843.0040/(84-4) 3.736.7379
Chủ dự án: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
a) Địa chỉ liên lạc: 135/1 Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
b) Số điện thoại/Fax: (84-4) 3.843.0040/(84-4) 3.736.7379
Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 5 năm 2011-2015
Địa điểm thực hiện dự án:
Thực hiện tại 20 tỉnh (Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Đắk Lắk, Đắk Nơng, An Giang,
Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Phước,
Long An)
Các Viện: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh,
Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký
sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Cục Y tế dự phòng


8. Tổng vốn dự kiến của dự án: 30 triệu USD
Dự án có tính chất hành chính sự nghiệp. Tổng vốn dự kiến của dự án là 30
triệu Đô la Mỹ.
Trong đó:


 Vốn ODA dự kiến: 27 triệu USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Đề cương chi tiết dự án)
 Vốn đối ứng dự kiến: 3 triệu USD (trong đó, vốn ngân sách trung ương cấp
phát là 1,17 triệu USD, vốn từ nguồn ngân sách địa phương là 1,83 triệu USD).
Vốn đối ứng được bố trí trong chi sự nghiệp hàng năm cho các đơn vị thụ hưởng
dự án theo phân cấp ngân sách hiện hành. Địa phương có trách nhiệm bố trí vốn
đối ứng cho các đơn vị thực hiện dự án tại tỉnh. Bộ Y tế có trách nhiệm bố trí
vốn đối ứng cho Ban Quản lý dự án trung ương và các Viện theo tiến độ giải
ngân của dự án.
9. Hình thức cung cấp ODA
a) ODA khơng hồn lại



b) ODA vay ưu đãi



c) ODA vay hỗn hợp



B. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh truyền nhiễm
vùng nhiệt đới ít được quan tâm. Hỗ trợ cơng tác kiểm sốt bệnh truyền nhiễm
trong nước và phối hợp với các nước trong khu vực phòng chống dịch bệnh. Nâng
cao sức khỏe cho người dân khu vực tiểu vùng sơng Mê Kơng, góp phần thực hiện
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) 4, 5, 6.
2. Các thành phần của dự án
Dự án có 3 thành phần tương ứng với các mục tiêu Dự án cần đạt được, gồm
(i) Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực (ii) Tăng cường
cơng tác phịng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực biên giới và hành lanh kinh tế,
và (iii) Lồng ghép quản lý dự án.
Hoạt động của thành phần (i) sẽ được tập trung thực hiện trên phạm vi 20
tỉnh, thành phố dự án và hỗ trợ kịp thời cho công tác chống dịch khẩn cấp tại tất cả
các tỉnh, thành phố trong cả nước.


Với thành phần (ii), Dự án xác định 3 khu vực thực hiện dự án, gồm (a) khu
vực các tỉnh phía Bắc của Lào và Việt Nam giáp ranh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc,
(b) khu vực các tỉnh miền Trung của Lào và phía Đơng Bắc Căm-pu-chia, và (c)
khu vực các tỉnh miền Nam Việt Nam và Căm-pu-chia cùng với 1 tỉnh của Thái
Lan. Hai nước Trung Quốc và Thái Lan đều ủng hộ việc thực hiện thí điểm các hoạt
động qua biên giới của Dự án. Tại mỗi khu vực, dự án lựa chọn những vấn đề ưu
tiên để tập trung giải quyết, nhằm giảm thiểu tác hại của một số bệnh truyền nhiễm
cụ thể (sốt xuất huyết, Tả, bệnh giun truyền qua đất), nâng cao nhận thức của người
dân, tiến tới thay đổi hành vi.
Các Viện gồm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí
Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký
sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung ương, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn sẽ hỗ trợ hoạt động
dự án về mặt kỹ thuật.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) sẽ hỗ trợ quản lý và lập kế hoạch hoạt động.

2.1.

Thành phần 1: Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm
khu vực

Tiểu thành phần 1: Tăng cường hợp tác khu vực cho công tác phịng chớng
bệnh truyền nhiễm
Tiếp theo giai đoạn 1, Dự án sẽ đẩy mạnh hoạt động hợp tác khu vực trong
phòng chống bệnh truyền nhiễm, để (i) tăng cường năng lực hợp tác khu vực của
Bộ Y tế về phòng chống bệnh truyền nhiễm, tập trung củng cố đầu mối cho hoạt
động hợp tác khu vực về phòng chống bệnh truyền nhiễm tại cơ quan Bộ và tham
gia Ban chỉ đạo khu vực , (ii) phối hợp thực hiện các chiến lược khu vực và (iii)
duy trì cơng tác quản lý thông tin, gồm:
- Hoạt động chia sẻ kiến thức qua mạng điện tử, diễn đàn y tế của khu vực, các diễn
đàn kỹ thuật.
- Hỗ trợ đầu mối khu vực và cơ chế xác nhận thơng tin phịng chống bệnh truyền
nhiễm của tiều vùng sông Mê Kông để tổng hợp và phổ biến thơng tin phịng chống
bệnh truyền nhiễm cho khu vực tiểu vùng sông Mê Kông; và


- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị phòng chống bệnh truyền nhiễm của khu vực
tiểu vùng sông Mê Kông thực hiện điều tra, đánh giá liên quan đến chính sách và
triển khai tiêu chuẩn hóa cơ sở.
Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng
Tiếp theo giai đoạn 1, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống
giám sát và đáp ứng thông qua việc (i) củng cố hoạt động hợp tác khu vực về
giám sát - đáp ứng; (ii) củng cố và mở rộng năng lực giám sát - đáp ứng tuyến
tỉnh, huyện; (iii) nâng cấp và cải thiện chất lượng dịch vụ xét nghiệm; (iv) thí
điểm hoạt động hợp tác xuyên biên giới, và (v) cải thiện công tác báo cáo và đáp
ứng dịch. Trong khuôn khổ cho phép, Dự án sẽ hợp tác và có thể hỗ trợ Chương

trình Giám sát bệnh lưu vực sơng Mê Kông (MBDS) và các đối tác khác về hoạt
động qua biên giới.
Tiểu thành phần 3: Tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các
bệnh nhiệt đới ít được quan tâm.
Dự án giai đoạn 2 tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các
bệnh nhiệt đới ít được quan tâm thơng qua việc (i) thực hiện các đánh giá phối
hợp về sự lây truyền và yếu tố chính gây bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt
đới ít được quan tâm; và (ii) các biện pháp phịng chống dịch bệnh có hiệu quả,
bao gồm hoạt động đào tạo, tập huấn, cung cấp trang thiết bị và vật tư y tế nhằm
giảm thiểu tác hại của sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm ít được quan
tâm như bệnh Tả và các bệnh lây qua đường tiêu hóa, Bệnh do giun truyền qua
đất.
2.2. Thành phần 2: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực
biên giới và hành lang kinh tế
Tiểu thành phần 1: Cải thiện cơng tác phịng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào
cộng đồng
Dự án giai đoạn 2 tập trung Cải thiện cơng tác phịng chống
bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng: (i) củng cố kỹ năng cho nhân viên y tế
thôn bản, (ii) tiến hành đánh giá và lập kế hoạch có sự tham gia, (iii) tăng cường
truyền thơng thay đổi hành vi, (iv) đẩy mạnh phát triển mơ hình “Làng văn hóa


khỏe” tại các vùng dân cư nghèo, các xã vùng sâu vùng xa thuộc các huyện biên
giới của các tỉnh dự án
Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm cơng tác phịng chớng
bệnh truyền nhiễm
Dự án giai đoạn 2 tập trung nâng cao năng lực cán bộ làm cơng tác phịng
chống bệnh truyền nhiễm: hỗ trợ thiết lập hệ thống đào tạo tuyến tỉnh, gồm (i)
tại mỗi tỉnh, thành lập một nhóm đào tạo, (ii) cải thiện công tác quản lý nguồn
nhân lực, (iii) tăng cường năng lực đào tạo tuyến tỉnh, (iv) nâng cao năng lực

thực hiện của cán bộ, và (v) đồng đều hóa năng lực cho các cán bộ dịch tễ học
thực địa và cán bộ y tế người dân tộc thiểu số.

2.3. Thành phần 3: Lồng ghép quản lý dự án
Trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện của giai đoạn 1, Dự án sẽ hỗ trợ việc quản
lý lồng ghép dự án, thơng qua (i) quản lý dự án có năng lực và hiệu quả, quản lý có
trách nhiệm, cơng tác lập kế hoạch và theo dõi hoạt động dựa trên kết quả đầu ra,
(ii) cải thiện công tác mua sắm, quản lý tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, và (iii) duy trì
cơng tác quản lý thơng tin phịng chống bệnh truyền nhiễm, trong đó lưu ý lồng
ghép và duy trì hoạt động dự án ngay trong kế hoạch hoạt động hàng năm của các
tỉnh..

C. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
5 năm - từ 2011 đến 2015. Dự án dự kiến hoàn thành vào ngày 31 tháng 12
năm 2015
Dự án sẽ tập trung triển khai đấu thầu mua sắm phương tiện, trang thiết bị
trong năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba của dự án.
Các năm sau triển khai vận hành, phát huy hiệu quả đầu tư,thực hiện mục
tiêu của dự án.

D. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN


Dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA ưu đãi của ngân hàng ADB kết hợp cùng
vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam từ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương,
ngân sách địa phương.
Ngân sách dự án 30 triệu USD$ bao gồm 27 triệu USD$ vốn vay từ quỹ phát
triển châu Á (ADF) của ADB. Vốn vay ưu đãi thời hạn 32 năm với thời gian ân hạn
8 năm lãi suất 1% trong thời gian ân hạn và 1.5% cho những năm tiếp theo.
Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 3 triệu USD bao gồm 1,17 triệu

USD là vốn Trung ương và 1,83 triệu USD vốn địa phương.
Dự án vốn vay tuân theo các điều khoản trong tài liệu “Sổ tay Hướng dẫn
Thực hiện Dự án vốn vay” năm 2010 của ADB (tài liệu liên tục được bổ sung sửa
đổi) và những điều kiện cụ thể do Bộ Y tế Việt Nam và ADB đồng thuận.

Nguồn tài chính dự án
Đơn vị : nghìn USD
Nguồn

Ngân sách

Tỷ lệ

Vốn vay ưu đãi từ quỹ phát triển châu Á dành
cho quốc gia dựa trên kết quả thực hiện

9.000

30%

Vốn vay ưu đãi từ quỹ phát triển châu Á dành
cho tiểu vùng sơng Mê kơng

18.000

60%

Vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam

3.000


10%

30.000

100%

Tổng ngân sách


PHẦN II. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của quá trình tồn cầu hố, việc
hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước trên thế giới và trong khu
vực được tăng cường, đặc biệt ở các nước có chung đường biên giới, làm nảy sinh
nhiều vấn đề cần có sự quan tâm chung. Việc hội nhập kinh tế khu vực mang lại
nhiều lợi ích, như đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, cơ hội việc làm, cũng như việc
sử dụng chung các cơ sở y tế, tuy nhiên việc người dân qua lại khu vực đường biên
là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và
các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch
mới xuất hiện và tái xuất hiện trở lại như Hội chứng Suy hô hấp cấp (SARS), cúm
gia cầm ở người A(H5N1), đại dịch cúm A(H1N1), sốt xuất huyết và các bệnh
truyền nhiễm gây dịch lây truyền từ động vật đang dần trở thành mối quan tâm ưu
tiên cho sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ mắc, tử vong cao, tập trung trong thời gian
ngắn, nguy cơ bùng phát thành dịch lớn, đại dịch ảnh hưởng đến khu vực và toàn
Thế giới . Tác động về kinh tế của chúng được thấy rõ qua tình trạng đình trệ trong
thương mại và du lịch, gây mất ổn định về xã hội trong khu vực hoặc toàn cầu.
Những yếu tố này giải thích tại sao bệnh cúm A(H5N1) và A(H1N1), HIV/AIDS và
SARS nằm trong nhóm các vấn đề ưu tiên nhất đối với hệ thống y tế toàn cầu và
các cơ quan y tế quốc tế.

Bên cạnh đó, Sốt xuất huyết là bệnh do véc tơ truyền phổ biến nhất ở khu
vực tiểu vùng sông Mê Kông. Trong giai đoạn từ 2000 - 2007 trên toàn cầu, số mắc
sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue đã tăng 4 lần so với giai đoạn 1980 - 1989.
500.000 trường hợp SXHD phải nhập viện mỗi năm trong đó 90% trường hợp dưới
15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5%. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 1999 –
2007, số mắc trung bình hàng năm là 54.911 trường hợp/năm, tử vong trung bình
hàng năm là 69 trường hợp/năm. Tỷ lệ mắc/100.000 dân giai đoạn 1999 – 2007 là
65,3/100.000 dân, tỷ lệ tử vong/mắc là 0,13%. Năm 2007 là năm có số mắc, tử
vong cao nhất trong giai đoạn 1999 – 2007 với 104.465 trường hợp mắc, 88 trường
hợp tử vong. Cũng như xu hướng diễn biến bệnh sốt xuất huyết trên Thế giới, tại


Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng trong
những năm gần đây, nguy cơ bùng phát thành dịch là rất lớn. Trong giai đoạn trước,
đỉnh dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện sớm vào các tháng 5 – 6 trong năm với
số lượng ca mắc trong những tháng cao điểm dưới 10.000 trường hợp. Trong những
năm gần đây, dịch thường xuất hiện muộn vào thời điểm từ tháng 9 – 10 và thường
kéo dài sang đầu năm sau, số ca mắc trong những tháng đỉnh dịch lên tới trên
10.000 trường hợp. Trước đây, bệnh thường tập trung ở khu vực đô thị, tuy nhiên
với tốc độ đơ thị hóa cao, bệnh có xu hướng lan rộngvùng cận đô thị và nông thôn.
Muỗi gây bệnh có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng cách bám đậu trên
các phương tiện giao thông như máy bay, ô tô, tầu hỏa,... phương thức lây truyền
bệnh như vậy làm cho những nỗ lực kiểm soát véc tơ gây bệnh của các quốc gia
giảm hiệu quả.
Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch do véc tơ truyền như Viêm não Nhật
Bản, trong những năm gần đây cũng đang trở thành mối đe doạ tại nhiều địa
phương của 3 nước Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam.
Các bệnh do ký sinh trùng (giun chỉ bạch huyết, sán, bệnh giun sán, sán lá và
sán dây do thức ăn) thuộc nhóm bệnh giun sán cũng gây nên nguy cơ dịch bệnh
truyền qua biên giới. Vấn đề này ít được quan tâm đầy đủ vì nhiều bệnh trong

nhóm này khơng được đưa vào danh mục dịch bệnh cần báo cáo, hơn nữa lại
thường là dịch bệnh địa phương tại một số khu vực nhất định. Tuy nhiên những khu
vực này lại thường nằm trong vùng biên giới của 3 nước. Các bệnh do ký sinh
trùng thường là bệnh địa phương ở hầu hết các vùng biên giới của các nước trong
khu vực tiểu vùng sơng Mê Kơng, liên quan đến tình trạng nghèo đói và điều kiện
vệ sinh mơi trường khơng đảm bảo. Giun móc cịn gây ra bệnh thiếu máu, có thể đe
doạ tính mạng của hàng nghìn phụ nữ sống tại các vùng biên giới, trong khi đó
hàng nghìn trẻ em ở các khu vực này lại bị ảnh hưởng do các bệnh ký sinh đường
ruột làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng, giảm sút năng lực học tập. Cùng với
sự hội nhập kinh tế trong khu vực tiểu vùng sơng Mê Kơng dẫn đến tình trạng di
dân ngày càng gia tăng, gây nên nguy cơ lây nhiễm các bệnh ký sinh cho nhóm dân
cư mới thơng qua tiếp xúc giữa người dân. Việc điều trị có hiệu quả các bệnh này
nhằm giúp tăng cường nhân lực và năng suất lao động.


Các nước khu vực tiểu vùng sông Mê Kông phối hợp với ADB và các đối
tác khác, đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc kiểm soát nhiều bệnh truyền
nhiễm. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ các nước bắt tay vào loại trừ các bệnh giun
sán thông qua các chương trình loại trừ tác nhân truyền bệnh, cơng tác quản lý
thuốc và vệ sinh mơi trường từ một phía biên giới, thì phía bên kia lại khơng có
những biện pháp phối hợp, do đó các bệnh ký sinh và véc tơ truyền bệnh nhanh
chóng phát triển trở lại và gây lây nhiễm cho người dân. Dự án Phòng chống bệnh
truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (CDC) sẽ được thực hiện tại 3 nước
Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, gồm các tỉnh phân theo 3 nhóm có chung đường
biên giới, nhằm hỗ trợ cơng tác phịng chống lây lan bệnh truyền nhiễm qua biên
giới.
Dự án sẽ tập trung vào hoạt động hợp tác qua biên giới trong phòng chống
bệnh truyền nhiễm, đồng thời lưu ý đến các vấn đề trong cơng tác phịng chống
bệnh truyền nhiễm liên quan đến giao thông và sự di biến động của người dân qua
lại biên giới cũng như những tác động của hoạt động này đối với dân cư vùng biên

giới đang gia tăng nhanh chóng do sự phát triển của các hành lang kinh tế khu vực
tiểu vùng sông Mê Kông và mạng lưới đường giao thông.
2. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA DỰ ÁN
2.1. Tăng cường hợp tác khu vực tiểu vùng sơng Mê Kơng trong phịng chống bệnh
truyền nhiễm.
2.2. Tăng cường năng lực giám sát, đáp ứng chống dịch quốc gia. Đẩy mạnh thực
hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) và Chiến lược phòng chống bệnh mới nổi khu vực
Châu Á Thái Bình Dương (APSED).
2.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm cơng tác phịng chống bệnh truyền nhiễm,
đặc biệt tuyến huyện, xã.
2.4. Cải thiện khả năng lồng ghép trong lập kế hoạch phòng chống bệnh truyền
nhiễm.
2.5. Hỗ trợ kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới nổi và các bệnh nhiệt đới ít được
quan tâm.


2.6. Nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người dân khu
vực ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế nhưng chịu gánh nặng bệnh tật và có nguy
cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lớn.
3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
3.1. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết/100.000 dân trung bình giai đoạn 2010 – 2014
giảm 15% so với giai đoạn 2005 – 2009 tại các tỉnh triển khai dự án;
3.2. Ít nhất 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 90% trẻ trước tuổi đến trường Trên
địa bàn triển khai dự án được tẩy giun;
3.3. Tỷ lệ người dân trong tỉnh triển khai dự án áp dụng đúng việc dự phịng và
chăm sóc các bệnh truyền nhiễm tăng 20% so với điều tra ban đầu;
3.4. Tỷ lệ các vụ dịch bệnh truyền nhiễm trong các tỉnh triển khai dự án được báo
cáo và can thiệp trong vòng 24 giờ tăng 30%;
3.5. Tỉnh dự án đáp ứng yêu cầu của IHR/APSED tăng từ 30% lên 60%;
3.6. Ít nhất 70% cán bộ làm cơng tác phịng chống bệnh truyền nhiễm tại các huyện

triển khai dự án (bao gồm ít nhất 60% nhân viên nữ) đạt yêu cầu công việc.
4. KẾT QUẢ ĐẨU RA CỦA DỰ ÁN
4.1. Giảm tỷ lệ mắc, chết do bệnh truyền nhiễm.
4.2. Giám sát phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, có hiệu quả với các dịch bệnh truyền
nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới nổi và quay trở lại.
4.3. Hợp tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm đạt hiệu quả giữa các quốc gia trong
khu vực và giữa các khu vực biên giới.
5. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN TỈNH DỰ ÁN
5.1. ¦u tiên lựa chọn các tỉnh có số mắc, chết và có nguy cơ
mắc cao các bệnh truyền nhiễm gây dịch lu hành tại địa
phơng.
5.2. Đại diện cho các vùng, miền trong cả nớc (theo khu vực, theo
vùng địa lý)
5.3. Cha có hoặc ít đầu t hỗ trợ từ các dự ¸n trong níc vµ qc tÕ


5.4. Có lu lợng hành khách, hàng hóa, phơng tiện qua lại cửa khẩu
5.5.
5.6.
5.7.
5.8.

số lợng lớn
Có nhiều xà nghèo.
Các hoạt động dự án không bị trùng lặp với các dự án khác
Các tỉnh, thành phố đà tham dự trong giai đoạn 1
Cam kết của chính quyền địa phơng thực hiện dự án và

đầu t cho công tác y tế dự phòng.
(Phụ lục 6: Tiêu chí lựa chọn tỉnh Dự án)

6. SỰ PHÙ HỢP VÀ CÁC ĐÓNG GÓP VÀO CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA, QUY
HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG HOẶC ĐỊA PHƯƠNG,
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
Đẩy mạnh kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Kông đang là ưu tiên hàng đầu
của ADB và các nhà tài trợ quan tâm trong những năm qua. Bên cạnh đó việc triển
khai dự án sẽ góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) 4, 5
và 6 thông qua việc giảm bớt sự lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm đồng thời thực
hiện các chiến lược và định hướng gần đây của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói
chung và ngành Y tế nói riêng. Định hướng lớn về Y tế dự phòng đã được xác định
rõ trong nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về “Cơng tác
bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Luật Phòng
chống bệnh truyền nhiễm (2007) và Luật Phòng chống bệnh HIV/AIDS (2005)
đang từng bước đi vào cuộc sống. Năm 2008, Quốc hội đã ra Nghị quyết số
18/2008/QH12 nêu rõ “Tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế, bảo
đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của Ngân
sách Nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phịng”. Tiếp theo,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế dự
phòng tuyến huyện”. Cụ thể:
+ Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2006 về việc phê
duyệt Chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
2020 với mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
phát hiện sớm, khống chế kịp thời các dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ
lệ mắc và tử vong do bệnh tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi
thọ, chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi. Một trong những giải


pháp được đề cập tới là đẩy mạnh các hoạt động giám sát để phát hiện dịch mới
phát sinh, tổ chức dập dịch kịp thời, ứng dụng công nghệ thông tin để củng cố hệ
thống báo cáo, giám sát.
+ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 phê duyệt

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020 trong đó nêu rõ đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả
năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và
tử vong do bệnh, tật gây ra.
Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện có kết quả trên quy mơ rộng.
Trong giai đoạn 2001-2005 đã có 10 chương trình y tế mục tiêu quốc gia nằm trong
Chương trình phịng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/ADIS
(Theo quy định số 71/TTg của Chính phủ) được triển khai và vẫn được tiếp tục cho
tới nay. Đó là chương trình: Phịng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống
bệnh phong, phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, phòng chống các dối loạn
do thiếu iốt, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống
HIV/AIDS, phòng chống sốt xuất huyết, bảo vệ an toàn sức khỏe tâm thần cộng
đồng.
Độ bao phủ của Chương trình phịng chống suy dinh dưỡng là 100% số xã
phường của cả nước đã giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Độ bao phủ của
chương trình phòng chống sốt rét là 90-91% số xã phường, Chương trình phịng
chống lao 100% xã phường, Chương trình phịng chống bệnh phong 99,6% số xã
phường, Chương trình phịng chống sốt xuất huyết 91%. Độ bao phủ muối iốt của
Chương trình phịng chống bướu cổ đạt 93,2%. Chương trình vệ sinh an toàn thực
phẩm (VSATTP) bao phủ 100% số tỉnh, 86% số huyện, 55% số xã trong cả nước
(2006). Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng bao phủ 64 tỉnh, thành phố,
nhưng chí có 99,4% số xã phường của cả nước được bao phủ. Tỷ lệ tiêm chủng các
loại vắc xin của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đạt tỷ lệ rất cao, trên
95% chung cho cả nước, cao hơn cho khu vực miền Bắc và miền Nam (gần 100%),
thấp hơn ở khu miền Trung và Tây Nguyên.
Năm 2008, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi của cả nước được tiêm chủng đầy đủ của
Chương trình TCMR là 93,9%, trong đó có tiêm vắc xin BCG 95,7%, uống vắc xin


bại liệt 95,6%, tiêm văc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván 95,5%, tiêm vắc xin sởi

95,6%. Độ bao phủ của Chương trình TCMR giữa các vùng khơng có sự khác biệt
đáng kể: Vùng Bắc Trung bộ 94,8%, vùng Duyên hải Nam Trung bộ 95%, vùng
Tây Nguyên 95,6% vùng Đồng bằng sông Cửu Long 94,4%, vùng Đông Nam bộ
91,1%.
Hiệu quả của các chương trình y tế mục tiêu quốc gia những năm qua là đã
giảm tỷ lệ mắc và chết của các bệnh có vắc xin phịng ngừa và các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm, phát hiện sớm được nhiều trường hợp mắc bệnh trong công đồng
được kịp thời điều trị và quản lý. Trong những năm tới, việc tiếp tục triển khai các
chương trình y tế mục tiêu quốc gia mới là hết sức cần thiết, đặc biệt là phịng
chống các bệnh khơng lây nhiễm và chấn thương, tai nạn.
Việc củng cố y tế cơ sở được thể chế hóa thành chuẩn quốc gia về y tế xã. Việc
tiếp cận của người dân, đặc biệt là dân nghèo, đối với các dịch vụ y tế dễ dàng và
thuận tiện hơn. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở ngày càng
thu hút đông đảo cán bộ y tế không chỉ trong khối YTDP mà cả khối điều trị. Sự
phối hợp liên ngành trong phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình y tế
mục tiêu đã có những tiến bộ. Cơng bằng và hiệu quả là tư tưởng xuyên suốt trong
việc cung cấp các dịch vụ y tế, đặc biết là các dịch vụ y tế dự phòng. Mục tiêu “Sức
khoẻ cho con người” trong chăm sóc sức khỏe ban đầu đang được chuyển thành
“Mọi người vì sức khỏe”.
Cơng tác truyền thơng, giáo dục sức khỏe được đẩy mạnh ở tất cả các địa
phương và các tuyến thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Phát
thanh, truyền hình, báo chí), các câu lạc bộ sức khỏe, các phương pháp truyền
thông trực tiếp, các chương trình y tế, dịch vụ tư vấn sức khỏe, trang web của tổ
chức tư nhân, Nhà nước,... Hệ thống truyền thông - giáo dục sức khỏe của ngành y
tế cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả (Kênh VTV2, các Trung
tâm truyền thơng - giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế và các tỉnh/thành phố). Nhờ vậy,
các thông tin về bảo vệ chăm sóc sức khỏe đến với người dân được dễ dàng, nhanh
chóng, chính xác góp phần làm thay đổi theo hướng tích cực các nhận thức, thái độ
và hành vi của mọi người về giữ gìn sức khỏe và phịng chống bệnh tật.



Công tác kiểm dịch y tế biên giới được triển khai hầu hết các cửa khẩu biên
giới, sân bay quốc tế, cảng biển. Công tác kiểm dich y tế khách xuất nhập cảnh
được tăng cường góp phần ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm lây lan từ ngoài
vào, đảm bảo an ninh sức khoẻ quốc gia. Năm 2009, kiểm dịch biên giới đã kiểm
soát được 100% du khách xuất nhập cảnh (4,25 triệu người), kiểm tra 6.210 lượt
tàu thuỷ, 7.215 lượt tàu bay, 209.104 lượt ôtô, 2.450 lượt tàu hoả nhập cảnh (tăng
10% so với năm 2008)
Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, năm 2009 cơng tác y tế dự
phịng, phịng chống dịch bệnh đạt được 48/50 chỉ tiêu đề ra. Hai chỉ tiêu chưa đạt
là xây dựng bản pháp quy và hạn chế tỷ lệ mắc sốt xuất huyết.
Các nhà tài trợ thuộc nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế (WHO, WB,
ADB, NGOs…) tiếp tục đầu tư nhiều vào lĩnh vực y tế dự phòng…. Phòng chống
đại dịch cúm A(H1N1), cúm gia cầm A(H5N1), cung cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia Y tế dự phịng, Y tế cơng cộng…
Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết, khí
hậu đã xảy ra. Y tế dự phịng đã kịp thời ứng phó với những ảnh hưởng của bão, lũ
quét, lụt lội, hạn hán… nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân, hạn chế ô nhiễm môi
trường sống. Nhờ vậy, ốm đau, tai nạn được khống chế, dịch bệnh không xảy ra,
cuộc sống người dân sớm được ổn định sau mỗi lần thiên tai, thảm hoạ.
Về y tế công cộng và y tế dự phòng, Việt Nam đã xây dựng được một mạng
lưới quốc gia về y tế công cộng và y tế dự phòng khá mạnh, từ trung ương tới thơn,
bản và có sự tham gia phối hợp của nhiều Bộ, Ngành. Điều này góp phần đáng kể
vào những thành tựu của cơng tác phịng chống bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
Qua nhiều năm, nước ta xây dựng được một mạng lưới quốc gia về y tế dự
phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu từ trung ương đến địa phương, có khả năng thực
hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất đặt ra từ thực tế đất nước
trong lĩnh vực y tế dự phòng. Mạng lưới y tế dự phòng ở tuyến trung ương và tuyến
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện có 11 viện nghiên cứu đầu ngành, 63

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố, 23 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội,
28 Trung tâm phòng chống sốt rét, 11 Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế. Ở tuyến cơ


sở, mạng lưới Y tế dự phịng có 679 Trung tâm Y tế tuyến huyện, quận, hơn 11.000
Trạm Y tế xã, phường. Hơn 100.000 cộng tác viên và nhân viên y tế thơn bản hoạt
động y tế dự phịng tại cộng đồng.
Mạng lưới y tế dự phịng cịn có sự tham gia phối hợp của các đơn vị Y tế dự
phịng qn y và các lực lượng vũ trang đóng rải rác trên tất cả các địa bàn trong cả
nước.
Với một đội ngũ cán bộ y tế dự phịng đơng đảo và sự tham gia tích cực của
cộng đồng, mạng lưới Y tế dự phòng ngày càng phát huy vai trị to lớn của mình
trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới.
Nói tóm lại, những nỗ lực của ngành y tế, đặc biệt là y tế dự phòng trong
nhiều năm qua đã góp phần đáng kể làm giảm gánh nặng bệnh tật, nhưng vẫn cịn
nhiều vấn đề khiến cho tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dich diễn biến phức
tạp, khó lường. Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe có liên quan đến mơi trường,
nước sạch, nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm và lối sống thay đổi vẫn còn
phổ biến trong xã hội. Nhiều bệnh truyền nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng phát trở
lại như lao, sốt xuất huyết, sốt rét, tả, lỵ, thương hàn, viêm não vi rút… Xuất hiện
những bệnh dịch mới khó xác định, khó điều trị, có nguy cơ bùng phát thành đại
dịch nguy hiểm như SARS, cúm A(H1N1), HIV/AIDS. Các bệnh Tả, cúm
A(H5N1) ln tiềm ẩn và có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Các bệnh lây
từ nước ngồi như bị điên, ebola, sốt vàng có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và
gây dịch.
Còn nhiều hạn chế trong việc vệ sinh cung cấp nước sạch đảm bảo đủ số
lượng và về chất lượng, đặc biệt là việc xử lý vệ sinh phân, nước thải, rác thải ở các
vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. Hậu quả là tỷ lệ mắc giun sán còn ở mức rất
cao, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trẻ em còn rất phổ biến.

Ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nước ngày một gia tăng do giao thông vận
tải, công nghiệp và do đô thị hoá. Rác thải sinh hoạt, rác thải độc hại (trong đó có
cả rác thải y tế) chưa được xử lý tốt. Tác hại của ơ nhiễm khơng khí với sức khoẻ
người dân chưa được giám sát, đánh giá thường xuyên nhằm cấp bằng chứng để
hành động giảm các nguy cơ đang đe doạ sức khoẻ người dân.


Bão lụt, lũ quét, triều cường, hạn hán, lở đất, cháy rừng… là thiên tai thảm
họa vừa thường xuyên xảy ra vừa bất ngờ làm đảo lộn sinh hoạt của người dân, gây
thương tích và tạo cơ hội để dịch bệnh phát sinh. Những tác động của biến đổi khí
hậu đối với sức khoẻ nhân dân ngày càng rõ ràng sâu sắc đặc biệt vùng biển, hải
đảo.
Hiểu biết của số đông cán bộ và nhân dân về bảo vệ và nâng cao sức khỏe,
phòng bệnh, phòng dịch, xây dựng lối sống lành mạnh còn chưa ở mức cao, chưa
chuyển thành hành động thực tế. Các chiến dịch truyền thông theo từng chuyên đề
sức khỏe chưa thực sự tác động sâu rộng tới đối tượng đích. Khả năng tiếp cận
thơng tin truyền thơng giáo dục sức khỏe của người dân cịn hạn chế, phương thức
truyền thông – giáo dục sức khỏe ở một số địa phương còn chưa phù hợp và linh
hoạt.
Cơng tác xây dựng chính sách, pháp luật và chỉ đạo thực thi chính sách chưa
đạt hiệu quả mong muốn. Một số chính sách, pháp luật liên quan đến Y tế dự phịng
cần được cụ thể hố và bổ sung hồn thiện đề đảm bảo thực thi có hiệu quả, như
các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; xây dựng
và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách pháp luật liên quan đến cơng
tác bảo đảm vệ sinh, an tồn thực phẩm, về sức khoẻ mơi trường, phịng chống tác
hại của thuốc lá,… Cơ chế giám sát, hỗ trợ thực thi các chính sách đã ban hành và
các chương trình mục tiêu tại cộng đồng. Chính sách và biện pháp củng cố tổ chức
Y tế dự phòng các cấp nâng cao năng lực và đổi mới chế độ đãi ngộ cán bộ làm
việc trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
Lãnh đạo ở nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm vận dụng các chính

sách đã ban hành vào thực tế, khơng đưa ra các giải pháp cụ thể thực hiện, cung cấp
không đủ kinh phí cho sự phát triển Y tế dự phịng địa phương. Năng lực các Trung
tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố còn hạn chế về nguồn lực, nhân lực, lập kế
hoạch, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ giám sát tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật.
Nhân viên y tế các trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn chưa phát huy đầy đủ công
tác Y tế dự phịng ở tuyến cộng đồng. Cơng tác hỗ trợ, giám sát trong quá trình
triển khai chưa được như mong muốn. Chất lượng thông tin, báo cáo các số liệu
chưa đầy đủ, chính xác.


Hệ thống tổ chức y tế dự phòng và cơ chế phối hợp liên ngành, liên Vụ, Cục
chưa phát huy hết tiềm năng. Năng lực các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh
thành phố còn hạn chế về nguồn lực, nhân lực, hệ thống thông tin, lập kế hoạch,
trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật, hỗ trợ giám sát tuyến dưới, về chuyên môn,
kỹ thuật, hỗ trợ giám sát tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật. Y tế dự phịng tuyến
huyện, xã, thơn chưa được kiện tồn ngang tầm nhiệm vụ. Mối quan hệ giữa hệ
thống Y tế dự phòng với các ban ngành, tổ chức xã hội ở địa phương chưa chặt chẽ
và có nền nếp. Chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác Y tế dự phòng chưa
thỏa đáng đã làm nản lòng một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế lâu năm làm Y tế dự
phịng và khơng thu hút được đơng đảo sinh viên, cán bộ y tế trẻ đi chuyên sâu về
ngành này.
Cơ sở hạ tầng của hệ thống Y tế dự phòng đã từng bước được nâng cấp, trang
thiết bị được đổi mới nhưng còn chưa đạt yêu cầu. Tuyến tỉnh có 80% Trung tâm Y
tế dự phịng cần được nâng cấp, sửa chữa và xây mới. Tuyến huyện hầu hết chưa có
cơ sở làm việc độc lập và hầu như chưa có trang thiết bị. Phần ngân sách đầu tư cho
Y tế dự phịng trung bình mới đạt 17% tổng ngân sách toàn ngành y tế trong khi
Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội quy định tỷ lệ này ít nhất phải là 30%.
Mối quan hệ giữa hệ thống Y tế dự phòng với các ban ngành, tổ chức xã hội
ở địa phương chưa chặt chẽ và đi vào nề nếp, ảnh hưởng tới chất lượng hiệu quả
chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trước những hạn chế, yếu kém nêu trên, cần xác định các vấn đề ưu tiên phải
giải quyết trong thời gian tới bao gồm:
- Nâng cao hiểu biết và hành vi của nhân dân về bảo vệ và nâng cao sức
khỏe: Nếu không thay đổi được nhận thức và hành vi về phòng bệnh, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe của các tầng lớp nhân dân, thì khơng thể đạt được các mục tiêu
của Y tế dự phịng. Vì vậy, tất cả các hoạt động trong lĩnh vực Y tế dự phòng đều
phải hướng vào việc nâng cao nhận thức và hành vi của nhân dân về bảo vệ và
nâng cao sức khỏe.
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe liên quan đến môi trường,
lối sống chưa được kiểm sốt: Do q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại


hóa và hội nhập quốc tế, nhiều yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe nhân dân, như ô
nhiễm môi trường, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn lao động, tai nạn giao
thông, sự lây lan dịch bệnh do mở rộng giao lưu quốc tế, biến đổi khí hậu, thay đổi
lối sống (hút thuốc lá, uống rượu - bia, chế độ ăn, tình dục an tồn, thói quen tập
thể dục) đang xuất hiện và gia tăng. Các vấn đề này cần được giải quyết thông qua
các can thiệp ở cấp độ cộng đồng. Việc ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của
những yếu tố nguy cơ đó cần được coi là một ưu tiên hàng đầu của y tế công cộng
trong dài hạn, cũng như trong những năm trước mắt. Các can thiệp thay đổi hành vi
và tạo điều kiện cho người dân lựa chọn phù hợp để nâng cao sức khỏe, phòng
bệnh rất cần thiết.
- Tăng cường cơng tác xây dựng chính sách, pháp luật và chỉ đạo thực thi
chính sách, pháp luật đạt hiệu quả: Đổi mới quản lý - điều hành, trước hết là hoàn
thiện các chính sách, pháp luật và các biện pháp thực thi chính sách, là điều kiện
quyết định để phát huy các nguồn lực của xã hội, bảo đảm thực hiện có hiệu quả
những yêu cầu và nhiệm vụ phức tạp của Y tế dự phòng trong bối cảnh gia tăng các
yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe.
- Phát huy tiềm năng của hệ thống Y tế dự phòng, phối hợp liên ngành trong
cơng tác phịng bệnh, nâng cao sức khỏe: Thực trạng về tổ chức, nhân lực và cơ chế

hoạt động của hệ thống Y tế dự phòng chưa tương xứng với yêu cầu của các nhiệm
vụ rất đa dạng và phức tạp của công tác Y tế dự phịng trong tình hình mới. Vì vậy,
cần phải coi đây là một vấn đề ưu tiên, là điều kiện tiên quyết để phát triển Y tế dự
phòng trong những năm tới.
Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông
giai đoạn 1 (CDC1) do ADB và WHO tài trợ đã được triển khai từ năm 2006 –
tháng 6/2010 với tổng kinh phí là 20 triệu USD, tại 15 tỉnh, thành phố (dân số
26.857.000 người), tuy nhiên dự án chỉ triển khai tại 4 huyện của mỗi tỉnh, thành
phố (60 huyện), bao gồm 1.056 xã (dân số 6.890.000 người). Qua 4 năm thực hiện,
dự án đã đạt được một số kết quả sau:
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Phòng,
chống bệnh truyền nhiễm (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngàt 21 tháng 11 năm 2007); các


Nghị định và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Tổ chức 1.233 lớp tập huấn cho 30.514 lượt cán bộ y tế từ tuyến Trung
ương (1.575 lượt người); tuyến tỉnh, huyện (5.759 lượt người); tuyến xã, y tế thôn
bản và cộng tác viên y tế (23.919 lượt người).
- Cung cấp trang thiết bị gồm 24 danh mục máy móc thiết bị hỗ trợ cơng tác
chẩn đốn, xác minh bệnh dịch và vật tư đáp ứng xử lý ổ dịch với tổng kinh phí là
5.510.000 USD.
- Xây dựng và triển khai các mơ hình phịng chống bệnh truyền nhiễm, các
mơ hình này đã được các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur tổng kết, đánh giá, kiến nghị
các giải pháp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như trong xây
dựng chính sách, kế hoạch phịng chống bệnh truyền nhiễm.
Cụ thể:
1. Mơ hình Phịng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng: triển khai ở 28
xã thuộc 14 huyện của 07 tỉnh dự án khu vực phía Nam đã mang lại hiệu quả rõ rệt:

Năm 2006, số mắc sốt xuất huyết tại 28 xã được ghi nhận 22.002 trường hợp, tới
năm 2008 số mắc chỉ còn 13.635 trường hợp, giảm 38,1%. Các xã triển khai dự án
có số mắc sốt xuất huyết giảm mạnh thuộc các tỉnh như Đồng Tháp giảm 74,3%;
An Giang giảm 76,1%; Kiên Giang giảm 37%
2. Mơ hình Phịng chống chủ động viêm não Nhật Bản: Triển khai tại 04 tỉnh
của miền Bắc với một số nội dung chính: Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cấp
huyện, xã về giám sát, chẩn đoán bệnh Viêm não Nhật Bản; Tổ chức xây dựng
mạng lưới và hệ thống chỉ đạo tại các tuyến; Tổ chức các đợt truyền thơng phịng
chống bệnh viêm não Nhật Bản; Tổ chức các chiến dịch vệ sinh mơi trường phịng
chống véc tơ truyền bệnh; Tổ chức chiến dịch tiêm phòng vắc xin VNNB cho các
đối tượng ngoài diện tiêm chủng mở rộng; Tổ chức giám sát bệnh viêm não Nhật
Bản.
Đánh giá của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy sự nhận thức của
người dân tại khu vực triển khai dự án được cải thiện rõ rệt, 91,9% người dân có
hiểu biết về bệnh viêm não Nhật Bản; 89,6% người dân biết cách lây truyền của


bệnh viêm não Nhật Bản; 85,1% người dân nhận biết được dấu hiện ban đầu của
bệnh viêm não Nhật Bản.
3. Mơ hình phịng chống bệnh giun truyền qua đất: Được triển khai nhằm
chuẩn bị cơ sở lý thuyết để tiến hành phòng chống các bệnh giun truyền qua đất
phù hợp với trẻ em lứa tuổi 24-60 tháng; Tập huấn chuyên mơn kỹ thuật về phịng
chống bệnh giun sán cho cán bộ làm cơng tác phịng chống các bệnh ký sinh trùng
tại các tuyến; Thiết kế tài liệu truyền thơng phịng chống bệnh giun truyền qua đất
cấp phát cho các tỉnh dự án; Mua và phân phối thuốc tẩy giun đến các tuyến cơ sở;
Tổ chức chiến dịch tẩy giun cho trẻ.
Đánh giá hiệu quả của mơ hình do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung ương thực hiện cho thấy mơ hình đã góp phần làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm
giun truyền qua đất sau khi thực hiện dự án. Kết quả sau một năm tẩy giun cho thấy
tỷ lệ nhiễm giun giảm đáng kể tại các tỉnh Thanh Hóa từ 76,4% xuống 26,1%; Tại

Hà Tĩnh từ 44,5% xuống 20,9% và Nghệ An từ 77,9% xuống 34,6%. Sau 2 năm tỷ
lệ nhiễm giun tiếp tục giảm xuống còn 13,9%, 7,4% và 26% tại các tỉnh nêu trên.
Tỷ lệ giảm chung là 76% so với chỉ tiêu là 50%. Sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng
của trẻ được cải thiện sau 4 năm thực hiện chương trình, thông qua tỷ lệ nhiễm giun
giảm. Cha mẹ trẻ không mất ngày cơng lao động do việc nghỉ vì con ốm giảm. Từ
đó kinh tế gia đình và xã hội được cải thiện.
Việc thực hiện mơ hình cũng đã góp phần làm thay đổi nhận thức, nâng cao
hiểu biết của cha mẹ trẻ, giáo viên về tác hại của bệnh giun truyền qua đất và cách
phòng chống. Cụ thể việc vệ sinh cá nhân cho trẻ đã có cải thiện trên 60% so với
trước khi thực hiện mơ hình, 98% cha mẹ trẻ hiểu và biết cách phòng chống bệnh
giun sán. Tuy nhiên tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ ăn các đồ ăn
sống như rau sống, thịt chưa nấu chín kỹ cịn cao ở một số địa phương. Trên 97%
cha mẹ được phỏng vấn đều trả lời sẵn sàng cho con em tham gia tẩy giun theo
chương trình.
Các hình thức truyền thơng (truyền thơng trực tiếp, họp dân, phát loa truyền
thanh, phát tranh tuyên truyền) áp dụng tại cộng đồng các tỉnh dự án được người
dân đánh giá là có hiệu quả. Các hình thức này có thể được áp dụng phối hợp hoặc
đơn lẻ tùy theo đặc thù của từng địa phương.


Tại các tỉnh dự án chương trình được triển khai với sự tham gia nhiệt tình
của các đơn vị phối hợp và có sự chuẩn bị tốt (với 91,6%). Đa số các cha mẹ và
người nuôi trẻ khi được phỏng vấn đều trả lời đồng ý cho con em tham gia uống
thuốc tẩy giun (96,6%) và thấy sự cần thiết hữu ích của việc tẩy giun định kỳ cho
trẻ 24-60 tháng tuổi (99,6%). Chương trình được sự ủng hộ của cộng đồng tại các
tỉnh dự án cao, có đến 69% mong muốn chương trình được duy trì trong giai đoạn
tới.
4. Chương trình IMCI (Hoạt động lồng ghép và chăm sóc tr bnh): Triển
khai tại tất cả các xà của 20 huyện thuộc 5 tỉnh dự án là Nghệ An,
Quảng Trị, Cần Thơ, Đắk Lắk và Hà Nội. Gồm các nội dung: Cải

thiện kỹ nng cán bộ y tế (CBYT); Cung cấp một số thuốc thiết
yếu về chăm sóc sức khỏe trẻ em (CSSKTE) cho các cơ sở y tế; Cải
thiện thực hành tại gia đình và cộng đồng.
Đánh giá hiệu quả tác động của chơng trình cho thấy hot
ng IMCI được triển khai tại cộng đồng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của y tế
thơn bản (YTTB) và có khả năng ứng dụng cao. Cụ thể: Khóa huấn luyện làm tăng
kiến thức xử trí trẻ bệnh của nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) từ 5.2 – 6/10 điểm
trước huấn luyện lên 8.8/10 điểm sau huấn luyện; Chương trình đào tạo phù hợp
với trình độ của NVYTTB đặc biệt đối với các đối tượng đã được đào tạo 3 tháng;
cán bộ YTTB đều cho rằng đào tạo IMCI hữu ích, giúp họ cải thiện kỹ năng trong
hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cộng đồng; NVYTTB cảm thấy tự tin khi
thực hiện các nhiệm vụ được giao nhất là kỹ năng thăm hộ gia đình, phát hiện, xử
trí và chăm sóc một số bệnh thơng thường ở trẻ em; Tỷ lệ NVYTTB đã ứng dụng
các kỹ năng được học trong công việc cao (78%). Nhiều nhất là phát hiện và xử trí
trẻ bị ho (85,7%-94,4%). Sau tập huấn họ đã áp dụng các kỹ năng vào công việc tại
thơn, thăm hộ gia đình, tham vấn cho bà mẹ, khuyên đưa trẻ đi khám bệnh


Các hoạt động IMCI cho mạng lưới YTTB có khả năng duy trì sau khi dự án
kết thúc, cụ thể: 100% các ý kiến cho rằng có thể duy trì các kỹ năng đã được học
và 89,1% các ý kiến cho rằng có thể duy trì các hoạt động theo hướng dẫn của
chương trình như: thăm hộ gia đình, phát hiện và đưa ra hướng xử trí, theo dõi và
tham vấn theo y lệnh của cán bộ y tế. Khả năng ứng dụng kỹ năng xử trí trẻ bệnh
tại các Trạm y tế xã đã được cải thiện. Cán bộ y tế tuyến cơ sở đều đạt được các kỹ
năng cần thiết để xử trí trẻ bệnh một cách tồn diện và có khả năng ứng dụng trong
cơng tác khám chữa bệnh cho trẻ em. Chương trình có tính bền vững cao vì sau khi
kết thúc dự án, các tỉnh tiếp tục duy trì triển khai hoạt động này thơng qua các hoạt
động chỉ đạo, giám sát lồng ghép vào các hoạt động thường quy tại từng tuyến.
Việc triển khai hoạt động IMCI giúp các tỉnh có đủ điều kiện và khả năng để thực
hiện “Kế hoạch quốc gia vì sự sống còn của trẻ em” theo quyết định số 2565/QĐBYT ngày 17/7/2009 của Bộ Y tế.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của giai đoạn 1, Dự án CDC2
tập trung vào nhóm dân cư nghèo vùng sâu vùng xa, phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu
số và người dân sống ở vùng biên giới. Đây là các nhóm dân cư chịu nhiều gánh
nặng bệnh tật, với các bệnh truyền nhiễm phổ biến như sốt rét, tiêu chảy, sốt
thương hàn, nhiễm trùng hô hấp cấp, sởi, lao và các bệnh ký sinh. Nếu không được
điều trị đầy đủ, các bệnh này có thể gây tỷ lệ tử vong cao, biến chứng và suy dinh
dưỡng, và tác động đối với khả năng học tập cũng như tác động lâu dài đến cuộc
sống của người dân.
Bên cạnh đó các cán bộ y tế ở các tuyến từ trung ương đến địa phương đặc
biệt là tuyến huyện cũng là những người được hưởng lợi từ dự án.
7. QUAN HỆ VỚI CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN KHÁC
Nhằm thực hiện tốt Chiến lược quốc gia Y tế dự phòng và qui hoach tổng thể
phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020, trong những
năm gần đây, Cục Y tế dự phòng đã và đang triển khai các dự án từ các nguồn vốn
khác nhau. Các dự án này đã và đang phối kết hợp bổ sung cho nhau.
+ Từ nguồn vốn vay của ADB: Dự án Hỗ trợ Hệ thống Y tế dự phòng
(PHSSP); Dự án Chăm sóc Sức khoẻ khu vực Duyên hải Nam Trung bộ; Dự án
Chăm sóc Sức khoẻ khu vực Tây Nguyên; Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm


khu vực tiểu vùng sông Mê Kông – giai đoạn 1 (CDC1).
+ Dự án nâng cao năng lực hệ thống y tế Đồng bằng sông Cửu Long sử
dụng vốn vay của WB.
+ Dự án Phòng chống Bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông
(CDC1) 2006 – 2009, tổng kinh phí là 38,78 triệu đơ-la Mỹ. Mục tiêu của Dự án là:
(i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng dịch bệnh quốc gia, (ii) nâng
cao cơng tác phịng chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ, và
(iii) tăng cường hợp tác khu vực trong phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Dự án CDC2 nhằm tiếp tục duy trì những thành tựu đạt được của dự án
CDC1 và phát triển thêm 7 tỉnh có biên giới với Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia:

tiếp tục hỗ trợ các tỉnh dự án góp phần đạt chuẩn y tế dự phòng về trang thiết bị,
nguồn nhân lực cho các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các huyện dự án.


×