Chương 2: THU THẬP DỮ LIỆU
(Collecting data)
Đặt vấn đề:- Nghiệp vụ TK trong thực hành có thể chia thành 3 giai đoạn (3 bước
nghiệp vụ) là thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Song tổng hợp và
phân tích dữ liệu trong thực tế cũng khó có thể phân biệt rạch ròi. Mặt
khác, nội dung chủ yếu của 2 bước nghiệp vụ này chính là các
phương pháp trình bày và suy diễn dữ liệu sẽ nghiên cứu ở các
chương sau.
- Từ đó, bắt đầu tiếp cận với các phương pháp TK, chương 2 nghiên
cứu nội dung thu thập dữ liệu.
- Dữ liệu cần thu thập có thể là dữ liệu sơ cấp hoặc thứ cấp, song nội
dung phong phú của hoạt động này là thu thập dữ liệu sơ cấp.
Mục đích nghiên cứu:
- Hình dung khái quát về bước thu thập dữ liệu thống kê.
- Chú trọng nghiên cứu hình thức thu thập thông tin theo phương án
điều tra.
Tài liệu tham khảo cho SV:
- Thuật ngữ TK thông dụng- www.gso.gov.vn
- Các phương án điều tra TK nhà nước -www.gso.gov.vn
- Hệ thống Bảng câu hỏi trong thực tế điều tra nghiên cứu thị trường
của các doanh nghiệp, điều tra xã hội học,…
- Các giáo trình thống kê ứng dụng, Exel, SPSS.
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU THẬP DỮ LIỆU (TTDL).
1.1. Phân loại:
1.1.1. Căn cứ vào tính chất thường xuyên, liên tục của việc TTDL:
▼Điều tra thường xuyên: TTDL thường xuyên theo sự phát sinh, phát triển của
hiện tượng. TD: ghi chép hàng ngày ở các đơn vị.
▼Điều tra không thường xuyên: bao gồm:
* Điều tra định kỳ: TTDL không thường xuyên nhưng có định kỳ. TD: tổng ĐT dân
số (10 năm), kiểm kê kho định kỳ (hàng tháng , quí, cuối năm),…..…
* Điều tra không định kỳ. TD: ĐT nghiên cứu thị trường, ĐT tai nạn lao động,…
1.1.2. Căn cứ vào phạm vi của đối tượng điều tra :
▼Điều tra toàn bộ: TTDL trên toàn bộ đối tượng của tổng thể nghiên cứu. TD:
tổng điều tra dân số, ghi chép hàng ngày ở các đơn vị, kiểm kê định kỳ hàng tồn
kho định kỳ,….
▼Điều tra không toàn bộ: TTDL trên một bộ phận của tổng thể cần nghiên cứu.
Cần phân biệt 2 trường hợp:
* Suy rộng được kết quả (ĐT chọn mẫu). TD: kiểm tra chất lượng đồ hộp xuất
xưởng, ĐT nghiên cứu thị trường, ĐT năng suất lúa, ĐT mức sống dân cư,…
* Không suy rộng được kết quả (ĐT chuyên đề, ĐT trọng điểm). TD: ĐT các vùng
chuyên canh, các hiện tượng chuyên biệt,…
1.2. Các hình thức tổ chức TTDL.
1.2.1.Báo cáo thống kê (statistical report): hình thức thu thập thông tin theo chế độ
báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Báo cáo thống kê cũng là hình thức thu thập thông tin thống kê thường xuyên trong
nội bộ của các đơn vị.
Nội dung chủ yếu để xây dựng hệ thống báo cáo thống kê bao gồm:
- Hướng dẫn ghi chép ban đầu.
- Xây dựng hệ thống biểu mẫu báo cáo: danh mục, nội dung biểu; bản giải thích,…
- Qui định về thiết kế và ban hành biểu mẫu báo cáo.
- Qui định về chế độ báo cáo.
1.2.2.Điều tra thống kê (statistical survey): hình thức thu thập thông tin theo
phương án điều tra.
Như vậy, nghiên cứu về Điều tra thống kê chủ yếu là nghiên cứu Phương án điều tra
đồng thời là Sai số trong điều tra thống kê. (mục 1.4)
1.3. Phương pháp TTDL.
▼Nhóm phương pháp trực tiếp:
- Ghi chép ban đầu.
- Kiểm kê trực tiếp. TD: kiểm kê hàng hóa tồn kho,….
- Phỏng vấn: gặp trực tiếp, qua điện thoại, qua e-mail.
▼Nhóm phương pháp gián tiếp:
- Qua chứng từ, sổ sách có sẵn.
- Qua internet, các kênh thông tin gián tiếp khác.
- Tự ghi báo: phát phiếu điều tra; gửi bảng câu hỏi trên báo, tạp chí;…
Theo cách tiếp cận khác, có thể phân biệt các phương pháp TTDL gồm:
- Phỏng vấn.
- Quan sát: trực diện, giấu mặt,..
- Phân tích dữ liệu có sẵn.
- Thực nghiệm.
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ.
2.1. Phương án điều tra (statistical survey design): văn bản được xây dựng trong
giai đoạn chuẩn bị điều tra, qui định rõ những nội dung cần giải quyết hoặc cần
hiểu thống nhất trong, trước và sau khi tiến hành điều tra.
Nội dung cơ bản gồm:
2.1.1. Mục đích, yêu cầu điều tra.
- Cần xác định mục đích chính.
- Mục đích phải được xác định rõ ràng và số lượng mục đích không nhiều.
- Là cơ sở để xác định các nội dung khác trong cuộc điều tra: đối tượng điều tra, nội
dung điều tra,…
Thí dụ: Mục đích điều tra của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của VN
(TĐT) là:
● Phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình phát triển dân số và
nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương;
● Đáp ứng nhu cầu thông tin đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội thời kỳ 2001-2010, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ
2010-2020 và giám sát thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của liên hợp quốc
mà chính phủ Việt nam đã cam kết;
● Cung cấp số liệu cơ bản về dân số và nhà ở của các đơn vị hành chính nhỏ nhất,
bổ sung nguồn số liệu cho các cuộc điều tra thường xuyên, cung cấp dàn mẫu và cơ
sở dữ liệu dân số và nhà ở cho các mục đích nghiên cứu khác trong 10 năm sau
Tổng điều tra.
2.1.2. Đối tượng, đơn vị điều tra.
*Đối tượng điều tra: tổng thể được thu thập thông tin trong cuộc điều tra.
- Điều tra thống kê có thể là điều tra toàn bộ (tổng điều tra dân số), song đa phần là
điều tra không toàn bộ (điều tra chọn mẫu) nên từ đối tượng điều tra được xác định,
người ta chọn ra tổng thể mẫu để trực tiếp tiến hành thu thập thông tin.
- Căn cứ để xác định đối tượng điều tra là mục đích điều tra.
Thí dụ: Đối tượng điều tra của Tổng điều tra là:
● Tất cả người VN thường xuyên cư trú trên lãnh thổ nước CHXHCNVN có đến
thời điểm điều tra, người VN được cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh ra
nước ngoài trong thời hạn qui định;
● Các trường hợp chết (của hộ) đã xảy ra từ ngày 01 tết Mậu Tý (ngày 7/2/2008
theo Dương Lịch) đến ngày 31/3/2009.
● Nhà ở của hộ dân cư.
*Đơn vị điều tra : nơi phát sinh tài liệu ban đầu mà điều tra viên cần đến và thu
thập thông tin.
Thí dụ: Đơn vị điều tra trong TĐT là hộ. Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc
một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với hộ có từ 2 người trở lên, các thành
viên trong hộ có thể có hay không có quĩ thu chi chung; có hoặc không mối quan hệ
ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hay kết hợp cả hai.
2.1.3. Nội dung điều tra.
Nội dung điều tra là các đặc điểm của đối tượng điều tra (tiêu chí) cần thu thập
thông tin trong cuộc điều tra.
- Nội dung điều tra thường được thiết kế thành hệ thống câu hỏi trong Phiếu thu
thập thông tin, có thể kèm Bản giải thích cách trả lời câu hỏi, cách ghi phiếu.
- Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, có tính kiểm tra lẫn nhau và phù hợp với
bước tổng hợp bằng các phầm mềm chuyên dùng (SPSS).
- Nội dung điều tra phải nhằm đạt được mục đích điều tra đồng thời hệ thống câu
hỏi phải sâu sắc theo đặc thù của đối tượng điều tra. Điều này đòi hỏi người thiết
kế Bảng câu hỏi phải am tường đối tượng điều tra và nắm vững mục đích điều tra.
Thí dụ: Nội dung điều tra trong TĐT trên phiếu điều tra toàn bộ gồm: các thông tin
cá nhân (tên, giới tính,…), quan hệ với chủ hộ, tình hình đi học hiện nay, trình độ
học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ,…
.
2.1.4. Thời điểm điều tra (thời kỳ điều tra), thời gian thu thập thông tin.
- Có những hiện tượng cần qui định cụ thể đến thời điểm (giờ) điều tra như tổng
điều tra dân số hoặc ngày kê khai hiện tượng như điều tra chăn nuôi, có hiện tượng
cần qui định thời kỳ ( tuần, tháng, quí,…) điều tra.
- Qui định thời điểm, thời kỳ điều tra là nhằm tránh kê khai trùng lắp hay bỏ sót đối
tượng điều tra trong thu thập tài liệu.
- Cần chú ý chọn thời điểm điều tra vào lúc hiện tượng ổn định nhất và thuận tiện
cho việc thu thập thông tin.
* Thời điểm điều tra: mốc thời gian kê khai thống nhất thông tin của đối tượng
điều tra.
TD: + Thời điểm điều tra của TĐT là 0 giờ ngày 1/4/2009.
+ Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn bắt đầu từ 7 giờ sáng 1/4/2009 đến
ngày 20/4/2009.
* Thời kỳ điều tra: khoảng thời gian ( tuần, tháng, quí,…) kê khai thông tin của đối
tượng điều tra được tích lũy trong cả thời kỳ đó.
TD: Thời kỳ điều tra để tính GDP thường kỳ là 1 năm,…
Như vậy, khi qui định thời điểm điều tra thì không qui định thời kỳ điều tra và
ngược lại.
* Thời gian thu thập thông tin: khoảng thời gian qui định dành cho việc thu thập
thông tin.
2.1.5. Phương pháp điều tra.