Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TIM HIEU VE XAY DUNG TRUONG HOC THAN THIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.69 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Pho tô HẢO HẢO, 60 TRẦN VĂN ƠN, TX THỦ DẦU MỘT- </b>


<b> BÌNH DƯƠNG.</b>



<b>IN ẢNH MÀU-PHO TƠ COPY – LÀM LUẬN VĂN –SÁNG KIẾN KINH</b>


<b>NGHIỆM….0985948090</b>



<b>TÌM HIỂU VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN </b>


<b>HỌC SINH TÍCH CỰC</b>



( friendly schools students positive)



<b> </b>



<b> Phạm Quang Hùng</b>


<b> I- Xuất phát điểm:</b>


Đã bước vào thời điểm của năm học mới 2008-2009, chủ trương của ngành giáo dục năm nay là
đổi mới tài chính, xây dựng mơ hình trường học thân thiện ( friendly schools students positive) theo
hướng phân cấp cho các cơ sở đào tạo. Đây là tín hiệu vui cho các trường học nhưng cũng đem lại
khơng ít lo lắng khi mà sự phân cấp này đòi hỏi kèm theo là trách nhiệm và năng lực cao hơn.


Vì vậy, khi đến thăm và nói chuyện tại trường THCS Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Tây), GS Nguyễn
Thiện Nhân, UVTƯ Đảng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đã phát động cuộc vận động
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”


( friendly schools students positive) trong toàn ngành giáo dục.


Phó Thủ tướng cho rằng: “Dạy học phải thân thiện với mọi loại trình độ học sinh, dạy sát đối tượng,
phát hiện, bồi dưỡng được học sinh giỏi và ân cần dìu dắt học sinh học lực yếu kém, không để em nào
bị đối xử bất công, bị bỏ rơi ra ngoài trách nhiệm của nhà trường để rồi tự ty, chán học dẫn đến bỏ


học”.


Đây là mơ hình trường học kiểu mới do UNICEF đưa ra và đã được áp dụng thành công ở nhiều
nước. Ở Việt Nam giáo dục phổ thông hiện nay còn cần rất nhiều yếu tố quan trọng để tạo ra một
"trường học thân thân thiện"


Bộ giáo dục đào tạo đã có chỉ thị 40/CT-BGD&ĐT của bộ trưởng bộ GD&ĐT về việc “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng năm học 2008 - 2009 và giai
đoạn 2008 - 2013. Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế đã có cơng văn số 1516/Kh-SGD ĐT ngày 18 / 8 /
2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
các trường phổ thơng năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013. Tiếp theo, phịng GD ĐT TP
Huế có cơng văn số 533/PGD&ĐT triển khai KH “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thơng năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013.


Vậy ta hiểu nội dung của cuộc phát động này như thế nào ?


<b> II- Trường học thân thiện nghĩa là thế nào ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2. Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, nhất là
tiểu học, THCS là các cấp phổ cập, đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện
bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên.


3. Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục tồn diện và hiệu quả giáo dục
khơng ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong
đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương
tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cơ giáo trong q trình dạy học phải thân thiện với
mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời.


4. Trường học thân thiện là trường học có mơi trường sống lành mạnh, an tồn, tránh được
những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh.



5. Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu
con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v…


6. Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành
vi ứng xử tơn trọng bình đẳng nam nữ.


7. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn
luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn.


8. Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha
mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đồn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa
phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường.


<b> III- Mục đích của trường học thân thiện</b>


1. Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo
nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an tồn, bình đẳng, tạo hứng thú
cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh,
nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với
các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ.


2. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học
của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của
chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập
thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui.


3. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong
mơi trường phát triển tồn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức
dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện


kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm
hiểu, khám phá, sáng tạo.Trong cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực, vai trị người hiệu trưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng.Bộ GD-ĐT đã có kế hoạch tổ
chức đề án bồi dưỡng 30.000 hiệu trưởng phổ thơng theo hình thức liên kết Việt Nam –
Singapore. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, Trường Cán
bộ Quản lý giáo dục… đang khẩn trương hoàn thiện chương trình, tài liệu trình lãnh đạo bộ ký
quyết định ban hành chương trình chính thức để triển khai bồi dưỡng cho 30.000 hiệu trưởng
phổ thông.


4. Thực hiện kế hoạch này, chúng ta từng bước xây dựng đội ngũ hiệu trưởng phổ thơng có
phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển
mới. Với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các thế hệ học
sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong môi trường
trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>1- Xây dựng môi trường học tập thân thiện</b></i>


Trong các trường phổ thơng hiện nay hai hoạt động chính đó là dạy và học. Hai hoạt động này
thực hiện chủ yếu trong lớp học nhưng môi trường học tập này thật đơn điệu và kém hấp dẫn.
Trang bị trong một lớp học phổ biến hiện nay ngoài bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bục
giảng, bảng đen, giá để mũ nón cuối lớp và bốn bức tường thường được kẻ những câu khẩu hiệu
bao nhiêu năm rồi đã quá quen thuộc. Học sinh phải ngồi trong lớp học từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ
một ngày trong hàng năm trời thì tránh sao khỏi nhàm chán. Học sinh cần được khuyến khích tự
tạo ra mơi trường học tập trong lớp theo sở thích của các em. Hãy để các em trang trí lớp học
bằng tranh ảnh hay các vật trang trí khác để lớp học thật gần gũi và ấm cúng như là góc họp tập ở
nhà của các em để tạo thêm hứng thú học tập cho các em. Hãy để các em tự nêu ra khẩu hiệu học
tập và rèn luyện cho chính các em.


Việc trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại phục vụ cho việc dạy và học là cần thiết vì nó hỗ
trợ cho hoạt động dạy và học nhưng nó khơng là yếu tố quyết định giúp tạo ra một môi trường


học tập thân thiện.


Kiến trúc của toàn bộ trường học cũng cần được thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học
sinh. Cảnh quan và môi trường trong trường cũng cần được quan tâm khi thiết kế để tạo một môi
trường thân thiện và an toàn cho học sinh khi ra chơi và các hoạt động ngoài trời.


Các cơ sở phục vụ cho học tập như thư viện, phịng thí nghiệm, phịng căng-tin, nhà tập thể dục
và chơi thể thao, các loại hình câu lạc bộ theo sở thích cũng cần được đầu tư trang bị hiện đại, đầy
đủ và phù hợp để học sinh có thể thường xuyên đến vui chơi, học tập ngồi giờ.


Một trường học thân thiện khơng chỉ cần có hệ thống nhà vệ sinh hợp vệ sinh mà còn cần hệ
thống các nhà tắm và phòng để đồ dùng cá nhân và nơi thay quần áo an tồn, kín đáo và tiện lợi
cho học sinh. Khi học mơn thể dục và chơi thể thao ngồi giờ học sinh rất cần nơi để thay trang
phục và đồ dùng riêng. Sau khi chơi thể thao hay các hoạt động vận động nhiều em bị lấm bẩn và
ra mồ hôi nhiều nhưng các em vẫn phải mặc nguyên quần áo bẩn về nhà để tắm giặt thì thật khó
chịu và mất vệ sinh. Do đó, các em cần được tắm và thay quần áo sạch trước khi về nhà.


<i><b>2- Xây dựng phương pháp giảng dạy thân thiện</b></i>


Phương pháp giảng dạy phổ biến ở phổ thông hiện nay vẫn theo đường hướng “Lấy người dạy là
trung tâm” (Teacher -centered) với quan niệm người thầy là người truyền đạt kiến thức và học trò
là người tiếp thu kiến thức. Kiến thức từ sách giáo khoa được người thầy “độc quyền” truyền đạt
cho học trò. Kiến thức của trò phụ thuộc vào kiến thức của thầy và học trị ln là người lĩnh hội
tri thức thụ động. Phương pháp giảng dạy này đã dẫn đến lối dạy “Thầy đọc-trò chép” và lối học
“thuộc lịng những gì thầy đọc cho chép”. Đây là phương pháp giảng dạy mang lại sự nhàm chán
cho người học vì nó đã tạo nên thói quen thụ động, trông chờ và sức ỳ của học sinh trong tiếp thu
kiến thức và sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính năng động,


sáng tạo trong cuộc sống sau này của các em.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

quen suy nghĩ một cách chủ động, độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghĩ của mình với
người khác.


<i><b>3- Phương pháp kiểm tra đánh giá thân thiện</b></i>


Với việc đánh giá kết quả học tập học sinh theo các mức Khá, Giỏi, Trung Bình, Yếu, Kém thơng
qua tổng kết nhiều loại bài kiểm tra như bài kiểm tra 15 phút, một tiết, hai tiết, bài kiểm tra học kỳ
và cuối năm hiện hành ở các trường phổ thông hiên nay đã tạo nên quá nhiều sức ép đối với người
học. Đối với những học sinh thơng minh và có trí nhớ tốt thì chịu ít sức ép hơn. Những học sinh
này thường được thầy cô bạn bè đánh giá cao. Những học sinh học kém hơn thường chiếm số
đông sẽ mặc cảm, xấu hổ với kết quả kém và có thái độ ganh đua và thậm chí là ganh ghét với
học sinh có điểm kiểm tra cao hơn. Điều này đã làm xấu đi mối quan hệ giữa nhiều học sinh trong
lớp.


Để có phương pháp kiểm tra thân thiện hơn mà vẫn đánh giá đúng học lực và khuyến khích
học sinh tự vươn lên trong học tập chúng ta cần phân biệt hai loại hình kiểm tra:


 <i><b>Kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hay 2 tiết trong một</b></i>
học kỳ chỉ nên mang tính chất đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Kết quả các bài kiểm tra đó là điều
kiện để học sinh thi học kỳ và cuối năm. Điểm số và những nhận xét chi tiết, cụ thể về sự tiến bộ
học sinh, những phần kiến thức còn yếu và cách thức khắc phục cần thông báo riêng tới từng học
sinh thông qua thư riêng hay qua thư điện tử cho phụ huynh và học sinh biết để tránh sự mặc cảm
và xấu hổ cho học sinh với các học sinh khác. Chỉ một mình học sinh đó biết mình nắm được cái
gì, cịn thiếu cái gì để có hướng phấn đấu và tự ganh đua với … chính mình để kết quả cuối năm
tốt hơn.


 <i><b>Loại hình kiểm tra thứ hai là kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nó được thực hiện cuối kỳ và </b></i>
cuối năm để đánh giá kết quả học tập sau quá trình học tập sau một học kỳ, một năm hay cả khố
học. Kết quả cần được thơng báo riêng cho học sinh và ghi vào học bạ học sinh và chỉ nên cơng
khai khi học sinh đó tốt nghiệp, kết thúc khố học.



Để khuyến khích học sinh tham gia tích cực các hoạt động nhóm trong và ngồi lớp học, cần có
phần chấm điểm cho hoạt động nhóm của từng học sinh. Điểm môn học nên chiếm 70 % và điểm
hoạt động nhóm nên chiếm 30 % tổng điểm tổng kết cuối kỳ của mơn học đó. Điểm này nên để
mỗi học sinh cho điểm các thành viên khác trong nhóm và gửi kín cho giáo viên để tính điểm trung
bình chung.


<i><b>4- Các mối quan hệ thân thiện</b></i>


Mối quan hệ đầu tiên cần phải thân thiện đó là quan hệ thầy trị. Phương pháp dạy theo đường
hướng “Lấy người dạy là trung tâm” (Teacher-centered) hiện nay đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan
hệ thầy trị.


Nhiều thầy cơ vẫn duy trì quan niệm rằng thầy là “người trên” và học trò là “người dưới”.


Quan niệm này đã dẫn đến sự xa cách trong quan hệ thầy trị. Học trị rất ít khi dám tranh luận với
thầy cơ vì sợ thầy cơ phật ý. Các thầy thường ít khi dám thừa nhận mình sai hay nhầm lẫn vì sợ
học sinh đánh giá. Do đó, họ thường có thái độ áp đặt và chủ quan với học trị. Các thầy cơ hiện
nay rất khó có thể trở thành người bạn tin cậy để học sinh có thể chia sẻ mọi vấn đề vì giữa họ và
học sinh ln có khoảng cách về tuổi tác và tri thức như vậy.


<i>Việc thay đổi phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” giúp </i>
các thầy cơ có được mối quan hệ thân thiện với học sinh vì học sinh được xem là nhân vật trung
tâm của quá trình giáo dục. Các em được tơn trọng và được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân mình. Mối
quan hệ thầy trò sẽ gần gũi hơn, thoải mái hơn. Người thầy cần học cách lắng nghe ý kiến của học
sinh và biết chấp nhận những ý kiến “đối lập” và cũng có thể hồn thiện kiến thức thêm nhờ tranh
luận với học trị. Người thầy có thể lấy ý kiến đánh giá của học trị thơng qua các phiếu điều tra
khơng ghi tên để khơng ngừng tự hồn thiện mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

động theo nhóm ngồi lớp học khi cùng làm một bài tập sưu tầm hay nghiên cứu nhỏ ngoài lớp


học. Mối quan hệ giữa học trị sẽ thân thiện hơn, gắn bó hơn do các em tham gia các hoạt động
không chỉ vui chơi giải trí mà cịn học tập với nhau, chia sẻ cơng việc và tri thức cùng với nhau.
Ngồi hai mối quan hệ chính ở trên cịn các mối quan hệ giữa học trò với các nhân viên phục vụ
trong trường cũng cần phải thân thiện. Họ cần phải biết cách tơn trọng học trị và chất lượng phục
vụ cần được thường xuyên đánh giá thông qua các phiếu điều tra định kỳ phát cho học trò.


<b> V- Nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của PGD&ĐT thành phố</b>


<i><b>Huế ( Trích nguyên văn KH số 533/PGD & ĐT ngày 15 / 9 / 2008 - triển khai KH “Xây dựng trường</b></i>


<i>học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 - 2009 và giai đoạn</i>
<i>2008 - 2013 )</i>


<i><b>1. Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, an toàn</b></i>


- Bảo đảm trường an toàn sạch sẽ,cổng tường rào, sân vườn có cây xanh thống mát và ngày


càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng theo quy định, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.


- Tổ chức để h/s trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây, bồn hoa cây cảnh thường xuyên.


- Có đủ nhà vệ sinh cho h/s và giáo viên, thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.


- H/s tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan mơi trường, giữ vệ sinh công cộng ,lớp học và cá


nhân.


<i><b>2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, </b></i>
<i><b>giúp các em tự tin trong học tập.</b></i>



- Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích


cực chủ động sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.


- H/s được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô thực hiện các giải pháp để việc


dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.


<i><b>3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng


làm việc, học tập và sinh hoạt theo nhóm.


- Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phịng chống tai nạn giao thơng, đuối


nước và các tai nạn thương tích khác.


- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hồ bình thân thiện, phịng ngừa bạo lực và


các tệ nạn xã hội.


<i><b>4. Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh</b></i>


- Tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ


động tự giác của h/s.


- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa



tuổi của học sinh.


<i><b>5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá cách </b></i>
<i><b>mạng ở địa phương</b></i>


- Mỗi trường nhận chăm sóc một di tích lịch sử văn hố hoặc di tích cách mạng ở địa phương,


góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, tuyên truyền giới thiệu các cơng trình di tích
của địa phương với bạn bè.


- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>VI - Kết luận</b>


Để có một “Ngơi trường thân thiện” thực sự nếu như chỉ chú trọng đưa vào các hoạt động vui
chơi các trị chơi dân gian, tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử hay các hoạt động ngoại khố khác
thì khơng đủ. Vì đó cũng chỉ là những hoạt động bổ trợ cho nhiệm vụ chính là học tập của các em.


<i><b>Điều các em cần là môi trường học tập thân thiện, phương pháp học tập và phương pháp </b></i>
<i><b>giảng dạy thân thiện, các mối quan hệ thân thiện và những sự phục vụ thân thiện của nhà </b></i>
<i><b>trường. Có như vậy các em mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến trường như nhà của mình. Mỗi</b></i>


khi xa trường một ngày các em chỉ mong chóng trở lại trường. Học sinh sẽ gắn bó với trường học
và mỗi ngày đến trường mới thực sự là một ngày vui của các em.


<i><b> </b></i>

<i><b>Phạm Quang Hùng</b></i>


<b> Tư liệu tham khảo</b>



1. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực TR.V.HÀ - PH.ĐIỀN - V.HÙNG (T.Trẻ)
2. Bộ GD-ĐT phát động xây dựng “Trường học thân thiện”. Nguyễn Hùng ( Dân Trí )


3. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ( Báo Sinh viên Việt nam)


4. Từ “Hai không” đến “trường học thân thiện, HS tích cực” 24H.COM.VN (Theo Tiền phong)
5. Kế hoạch Phòng GD & ĐT TP Huế ( số 533 / 19 / 9 / 2008 )


</div>

<!--links-->

×