Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Bài 14-GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.75 KB, 7 trang )

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
SINH VIÊN SOẠN BÀI: NGUYỄN THỊ TỐ LOAN
LỚP : GDCT – 4B
NĂM HỌC: 2009 – 2010
BÀI 14.
CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là lòng yêu nước, và biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
- Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Về thái độ:
- Yêu quý, bảo vệ quê hương đất nước.
- Tự hào về truyền thống quê hương.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước giàu
đẹp.
3. Về kỹ năng
Biết tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, phù hợp với
kỹ năng của bản thân.
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Lòng yêu nước: Khái niệm, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
- Trách nhiệm học tập và rèn luyện của thanh niên, học sinh để chuẩn bị tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình giảng giải, trực quan, nêu vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Tổ chức cho học sinh trình bày các bài hát, bài thơ, cho học sinh nghe băng, xem
hình về tình yêu quê hương đất nước.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN


- SGK GDCD 10
- SGV GDCD 10
- Sách thiết kế bài giảng lớp 10
- Sưu tầm các bài thơ, đoạn văn , tranh ảnh, đoạn phim phù hợp với nội dung bài
giảng.
- Sử dụng máy chiếu, bảng , phấn….
Tố Loan-4B Trang 1
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (2 phút)
2. Giới thiệu bài mới (5 phút)
GV: Cho học sinh chơi trò chơi “Hiểu ý đồng đội”.
Một HS A sẽ được mời ngẫu nhiên lên đứng quay mặt xuống lớp
Các cụm từ lần lượt hiện ra, các bạn dưới lớp sẽ xung phong gợi ý cho HS A đoán
từ hiện ra trên màn hình.
Yêu cầu: dùng lời nói diễn đạt sao cho không có từ nào trùng với các từ gợi ý.
Nếu vi phạm từ đó sẽ được bỏ qua.
Kết thúc trò chơi GV sẽ đặt câu hỏi: Những cụm từ trên đề cập đến nội dung gì?
Hs trả lời
GV:nhận xét và đặt vấn đề giới thiệu bài:
Mỗi người ngay từ khi sinh ra đều có một Tổ quốc của riêng mình, hai tiếng Tổ quốc
rất đổi yêu thương và trìu mến, lắng sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta.Việt Nam là Tổ quốc
của cô và các em . Vậy là một người công dân Việt Nam chúng ta cần phải làm gì để thể
hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.?
Đó là nội dung mà cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
BÀI 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
3. Dạy bài mới (30 phút)
Tiết 1
Tố Loan-4B Trang 2
Tố Loan-4B Trang 3
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

Hoạt động 1:
GV sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS
tìm hiểu :
Lòng yêu nước.
a.Lòng yêu nước là gì ?
GV yêu cầu một HS đọc đoạn thơ:
“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc ! Nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”.
(Chế Lan Viên)
GV hỏi:
Các em hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối
Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ?
-HS trả lời
- GV nhận xét
- GV: Theo em, lòng yêu nước là gì?
- HS trả lời. Cả lớp cùng trao đổi, bổ sung ý
kiến.
- GV: Nhận xét, bổ sung
- GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài.
- GV đặt câu hỏi: theo các em lòng yêu nước
bắt nguồn từ đâu?
HS trả lời
GV nhận xét, giảng giải cho HS
GV chuyển ý: Trong quá trình dựng nước và
giữ nước với biết bao khó khăn và thử thách,
nhưng dân tộc ta đã vượt qua và xây xựng đất
nước ta giàu đẹp như ngày nay. Có được thành
quả này chính là nhờ lòng yêu nước nồng nàn

của nhân dân ta từ xưa đến nay. Có thể nói yêu
nước đã trở thành một truyền thống quý báu của
dân tộc ta. Để hiểu biết hơn về truyền thống đó
chúng ta sang phần b.
Hoạt động 2:
b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam.
GV hỏi:
Qua lịch sử hàng nghìn năm, các em biết Việt
Nam thường xuyên là đối tượng tiến công của
nhiều đội quân xâm lược. Vì sao?
- HS trả lời
GV hỏi tiếp
Bằng cách nào, dân tộc ta đã đánh thắng giặc
ngoại xâm, cả những đội quân hùng mạnh nhất
thời đại
- HS trả lời
- GV: nhận xét, kết luận và cho học sinh ghi
bài.
1. Lòng yêu nước.
a. Lòng yêu nước là gì?
Lòng yêu nước là tinh thần yêu
quê hương đất nước và tinh thần
đem hết khả năng của mình phục
vụ lợi ích của Tổ quốc.
b. Truyền thống yêu nước của
dân tộc Việt Nam.
- Yêu nước là truyền thống dân
tộc cao quý và thiêng liêng nhất.
- Là cội nguồn của các giá trị

truyền thống khác.
- Lòng yêu nước được hình thành
và hun đúc trong cuộc đấu tranh
4. Luyện tập củng cố (6 phút)
Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức:
Câu 1: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm…nhất và gần gũi nhất đối với con
người
a. Thương yêu
b. Bình dị
c. Sâu sắc
d. Chân thật
Câu 2: Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh…giúp đất nước ta tồn tại và phát triển
a. Toàn dân
b. Nội sinh
c. Tổng hợp
d. Dân tộc
Câu3: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là … của ta
a. Lịch sử
b. Phẩm chất đạo đức
c. Một truyền thống quý báu
d. Giá trị truyền tống
Câu 4. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?
a) Góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là yêu nước.
b) Những người xa quê hương, Tổ quốc, đóng góp tiền của để phát triển kinh tế là
yêu nước.
c) Học sinh tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình là yêu nước.
d) Tất cả các quan điểm trên.
5. Dặn dò (2 phút)
Làm bài tập(SGK)
Chuẩn bị truớc phần “Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Tiết 2
1 . Kiểm tra bài cũ. (5 phút).
GV:Nêu câu hỏi: Lòng yêu nước là gì? Tại sao nói lòng yêu nước ở mổi con người
chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố và thử thách?
HS: Trả lời cá nhân.
HS: Cả lớp bổ sung ý kiến.
GV: Nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài mới. (3 phút )
Đất nước hòa bình thống nhất như hiện nay là nhờ sư hy sinh anh dũng, kiên
cường, quyết lòng giành độc lập của các bậc cha anh, của bao thế hệ thanh niên vì nước
quê mình. Vì thế mỗi chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng với công lao to lớn ấy? Đó
là một câu hỏi lớn mà mỗi chúng ta phải tự tìm cho mình câu trả lời, thể hiện trách
nhiệm của chúng ta đối với đất nước, đối với quê hương-nơi chôn rau cắt rốn của mình.
3.Dạy bài mới (30 phút)
Tố Loan-4B Trang 4
Bài 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Tiết 2
Tố Loan-4B Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×