Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Gián án Gừng - Vị thuốc chữa nhiều bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.79 KB, 3 trang )

Gừng - Vị thuốc chữa nhiều bệnh
Gừng được dùng nhiều trong ăn uống, chữa bệnh và cho đến tận bây giờ không phải
chúng ta đã biết hết, giải thích được mọi công dụng quen thuộc và mới lạ của nó.
Một vài tác dụng của gừng:
- Trong gừng tươi có enzym protease phân hủy rất mạnh các protein thành các amino
acid làm cho thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, loại được các chuỗi peptid lạ nên chống được dị
ứng cho một số người không quen. Đây là một trong những lý do mà người ta dùng
gừng làm gia vị khi chế biến cá, ốc.
- Gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột, nhưng lại không gây nên sự co thắt quá
mức ở bộ máy tiêu hóa. Điều này giải thích được tác dụng làm dễ tiêu, chống tiêu chảy,
đầy hơi và chống ói mửa.
- Trên chuột thí nghiệm, gừng ức chế việc gây loét dạ dày, có thể do gừng ức chế sự
hình thành histamin.
- Những người có thai (dưới 20 tuần) bị nôn trầm trọng phải nhập viện được cho uống
mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 250mg gừng khô làm giảm được nôn rõ rệt. So sánh gừng với
metoclopramid thấy tác dụng chống nôn của gừng không thua kém (1.000mg bột gừng
khô có hiệu lực tương đương với 10mg metoclopramid) nhưng ưu điểm của gừng là
không gây tác dụng phụ như khi dùng metoclopramid.
- Trước khi lên tàu xe (khoảng 30 phút) nếu nhai một củ gừng bằng ngón tay cái với
muối sẽ bảo đảm không bị say tàu xe suốt cuộc hành trình. Mowrey và Clayson (1982)
đã làm thí nghiệm so sánh gừng và dramamin nhận thấy 940mg bột gừng khô có hiệu
lực chống say hơn 100mg dramamin trong khi gừng không gây ra cảm giác buồn ngủ,
khô miệng, táo bón và bí đái như dùng dramamin. Một nhóm các nhà nghiên cứu Anh
cho rằng tác dụng chống say tàu xe của gừng là do làm êm dịu dạ dày và họ cho một số
người bệnh uống trước gừng, thấy gừng làm giảm được đau dạ dày khi giải phẫu.
- Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho người bệnh uống 5g gừng tươi mỗi ngày, kéo dài
trong một tuần lễ thấy gừng ngăn chặn cơ thể sản xuất ra dramacin, một chất gây kết
dính tiểu cầu tạo thành cục máu đông làm nghẽn mạch, vì thế có hy vọng dùng gừng
chống nghẽn mạch như từng dùng aspirin mà chắc chắn là sẽ rẻ tiền và an toàn hơn.
- Trong thí nghiệm trên mèo đã bị gây mê, gừng có tác dụng kích thích trung tâm vận
mạch, đồng thời kích thích tim, làm cường tim. Vì thế khi bị lạnh dùng gừng làm ấm,


hưng phấn. Mặt khác gừng lại làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi. Vì thế khi bị sốt dùng
gừng hạ nhiệt.
- Trong bệnh đau nửa đầu dùng 500- 600mg gừng khô hòa với nước, uống lúc lên cơn
đau và lặp lại 4 giờ/lần trong 4 ngày liền thấy giảm rõ cơn đau sau 30 phút, không thấy
có phản ứng phụ. Sau đó thay bằng ăn gừng tươi hằng ngày thấy cơn đau nửa đầu xảy
ra thưa hơn, nhẹ hơn. Phát hiện này (được công bố trên tạp chí J.Ethnopharmacol,
1990) của một phụ nữ 42 tuổi từng bị cơn đau nửa đầu hành hạ và đã từng dùng nhiều
loại thuốc trước đó. Nay người ta dùng kinh nghiệm này để chữa bệnh đau nửa đầu cấp
tính (bằng cách dùng gừng tươi, hoặc gừng khô, hoặc chất trích ly từ gừng đã chuẩn
hóa).
- Trong gừng (theo F.Kluchi, Chem Pharm, 1992) có các chất chống ôxy hóa, ức chế
hình thành các chất gây viêm (prostaglandin, thronboplaxan, leucotrien). Gừng còn
được xem có tác dụng điều hòa miễn dịch, tăng lượng corticosteron tự nhiên trên động
vật thí nghiệm nhưng không gây tác dụng phụ làm teo tuyến thượng thận. Trong gừng
có nhiều tinh dầu trong đó có jamical có tính diệt nấm và mecin có tính diệt khuẩn. Vì
những lý do khá đa dạng này mà gừng được dùng làm thuốc chữa các chứng viêm
đường hô hấp trên (giã nát một ít gừng với muối ngậm hay vắt lấy nước nhỏ mũi), dùng
giảm đau kháng viêm (giã nát gừng tươi với một ít muối, bó vào chỗ đau khi bị ngã, giã
nát gừng tươi xoa bóp khi đau nhức).
- Trong một nghiên cứu (được công bố trên tạp chí Med. Hypotheis, 1989) các nhà
nghiên cứu đã cho 18 người bị viêm xương khớp, 10 người bị đau cơ dùng gừng từ 3
tháng đến 30 tháng (với liều từ 500-1.000mg gừng khô) thì 75% người viêm khớp và
100% người đau cơ đã được giảm đau và giảm sưng. Ở một thí nghiệm khác, 7 người bị
thấp khớp nặng không đáp ứng với nhiều loại thuốc khác nhưng khi dùng mỗi ngày 5g
gừng tươi hoặc 100-1.000mg gừng khô thì bệnh biến chuyển rõ rệt: giảm đau, cải thiện
độ hoạt động của khớp, giảm sưng, giảm cứng khớp vào buổi sáng.
- Gừng còn có tác dụng tráng dương, giúp tăng cường hoạt động cho người yếu sinh lý
do tuổi tác. Trong các thang thuốc dùng vào mục đích này các lương y thường cho thêm
vào vị gừng tươi và thắt ngón chân cái thì sẽ dẻo dai hơn khi giao hợp. Một số phụ nữ tế
nhị thường chiêu đãi các vị lang quân đi xa về bằng món ốc hương hấp lá gừng chấm

với nước mắm gừng để có được niềm vui trọn vẹn.
- Trên thị trường hiện có một số thuốc làm từ gừng như thuốc chống nôn (bd: nonon),
thuốc chống say tàu xe (bd: zinziber), thuốc trị ho (bd: tragutan, phối hợp gừng với
tràm). Tiếc rằng những sản phẩm trong nước làm từ gừng còn quá ít, trong khi phải
nhập ngoại một lượng lớn thuốc hóa dược có tác dụng không hơn gừng (như các thuốc
hóa dược chống nôn, chống say tàu xe đã có so sánh ở trên).
- Theo nhiều nghiên cứu thì gừng tươi có tác dụng tốt hơn (do các hoạt chất từ gừng
như tinh dầu, enzym, các chất chống nấm, diệt khuẩn... được bảo quản nguyên vẹn
hơn) trong khi đó việc chế ra được sản phẩm dùng cho một số đông từ gừng khô sẽ
thuận lợi hơn nhiều. Chuẩn hóa nguyên liệu như các nước đã làm là cách làm cho các
chế phẩm chế từ gừng được ổn định, từ đó nâng cao chất lượng dược phẩm.
- Gừng từ nhiều vùng khác nhau không hoàn toàn giống nhau (gừng nhà nhỏ, cay trong
khi gừng núi lớn, ít cay hơn). Y học cổ truyền phân biệt gừng khô (can khương) và gừng
tươi (sinh khương) với cách dùng có chỗ khác nhau. Bên cạnh việc nghiên cứu áp dụng
các công dụng đã được phát hiện thì việc nghiên cứu những vấn đề trên cũng là điều
nên làm
(Sưu tầm)

×