Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp việt nam và đối tác nước ngoài những vướng mắc và hướng giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.23 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

LÊ NỮ THU THÚY

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI THƢƠNG NHÂN
NƢỚC NGOÀI – NHỮNG VƢỚNG MẮC VÀ HƢỚNG GIẢI QUYẾT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHĨA: 2011 - 2015

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI ĐỐI TÁC
NƢỚC NGOÀI – NHỮNG VƢỚNG MẮC VÀ HƢỚNG GIẢI QUYẾT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Sinh viên thực hiện: Lê Nữ Thu Thúy
MSSV: 115 505 0235


Giảng viên hướng dẫn: Ts. Lê Thị Ánh Nguyệt

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CÁM ƠN
&
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ từ cô Lê Thị Ánh
Nguyệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô. Đồng thời, em xin gửi lời
cảm ơn đến quý thầy cô khoa Luật Quốc tế và tất cả các thầy cô trong trường đã
truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. Gửi lời cảm ơn
đến các bạn bè đã hướng dẫn, giúp đỡ chân tình và các tác giả đã có những đề tài
nghiên cứu để tác giả tham khảo trong khóa luận. Gửi lời cám ơn đến gia đình đã
ln bên cạnh động viên và khích lệ tác giả trong thời gian thực hiện khóa luận. Dù
đã cố gắng tốt nhất để hồn đề tài, song vì nhiều lý do khác nhau cùng với sự hiểu
biết hạn hẹp, cách tiếp cận và khả năng nghiên cứu hạn chế của một sinh viên nên
khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của thầy cơ, các anh chị và các bạn để đề tài thêm hoàn chỉnh.
Trân trọng!
TP.HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2015
Tác giả khóa luận

LÊ NỮ THU THÚY


MỤC LỤC
&
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA GIỮACÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI ĐỐI TÁC THƢƠNG NHÂN
NƢỚC NGỒI ................................................................................................ 6
1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác
thƣơng nhân nƣớc ngoài ..................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác thương nhân nước ngồi 6
1.1.2 Chủ thể thương nhân nước ngoài ..................................................................... 9
1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác thương nhân nước
ngoài ............................................................................................................... 12
1.2 Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh
nghiệp Việt Nam với đối tác thƣơng nhân nƣớc ngoài .................................. 15
1.2.1 Khái niệm tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác
thương nhân nước ngồi................................................................................. 15
1.2.2 Đặc điểm tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác
thương nhân nước ngồi................................................................................. 17
1.3 Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán
hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác thƣơng nhân nƣớc
ngoài ................................................................................................................. 19
1.3.1 Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và hòa giải ................................... 19
1.3.1.1 Thương lượng.............................................................................................. 19
1.3.1.2 Hòa giải ....................................................................................................... 20
1.3.1.3 Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 20
1.3.1.4 Chủ thể thương lượng, hòa giải................................................................... 21
1.3.1.5 Phương pháp thương lượng, hòa giải .......................................................... 22
1.3.2 Giải quyết tranh chấp bằng cơ quan tài phán ................................................. 22


1.3.2.1 Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án ............................................................. 22
1.3.2.2 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại ..................................... 24
Kết chương 1 ............................................................................................................. 28


CHƢƠNG 2. NHỮNG VƢỚNG MẮC TRONG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA GIỮA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI ĐỐI TÁC THƢƠNG NHÂN
NƢỚC NGOÀI VÀ HƢỚNG GIẢI QUYẾT ............................................. 30
2.1 Những vƣớng mắc của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác thƣơng nhân nƣớc ngoài ...... 30
2.1.1 Phương thức thương lượng, hòa giải.............................................................. 30
2.1.2 Phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan tài phán ............................ 31
2.1.2.1 Tòa án .......................................................................................................... 31
2.1.2.2 Trọng tài Thương mại ................................................................................. 33
2.2 Hƣớng giải quyết các vƣớng mắc của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác thƣơng
nhân nƣớc ngoài ............................................................................................ 38
2.2.1 Giải pháp hạn chế tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác
thương nhân nước ngồi................................................................................. 38
2.2.2 Hướng giải quyết các vướng mắc của phương thức thương lượng,
hòa giải ........................................................................................................... 42
2.2.3 Hướng giải quyết các vướng mắc của phương thức giải quyết tranh chấp bằng
cơ quan tài phán ............................................................................................. 44
2.2.3.1 Tòa án .......................................................................................................... 44
2.2.3.2 Trọng tài Thương mại ................................................................................. 46
Kết chương 2 ............................................................................................................. 48
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 51


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
&
Cụm từ viết tắt


Diễn giải

HĐMBHH

Hợp đồng mua bán hàng hóa

HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

HĐTMQT

Hợp đồng thương mại quốc tế

TTTM

Trọng tài Thương mại


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu
thế nổi bật của nền kinh tế thế giới. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay,
Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với
phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng
là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập
và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hố,
đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,

đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác
quốc tế và khu vực.
Với đường lối đổi mới do Đảng đề ra1, Việt Nam đã thu được những kết quả
bước đầu trong việc ổn định và phát triển kinh tế, quan hệ kinh tế - chính trị đối
ngoại được mở rộng, vị thế quốc gia được nâng cao. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia
nhập Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu
vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột
phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó,
năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến
năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC). Và gần đây nhất không thể không nhắc tới, vào ngày 11/01/2007
Việt Nam đã gia nhập và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO. Đây được xem là mức hội nhập cao nhất, rộng nhất, có ý nghĩa quan
trọng đối với việc thiết lập môi trường buôn bán và quan hệ hợp tác kinh tế của Việt
Nam với toàn bộ thế giới.

1

Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X). NXB. Chính trị quốc gia,
Hà Nội 2011.


Với sự hội nhập ấy, nền kinh tế đối ngoại của Việt Nam ln giữ vai trị quan
trọng và tích cực. Trong xu thế mở rộng thị trường ra quốc tế, các hoạt động thương
mại quốc tế, đặc biệt là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam đã ngày
càng phát triển mạnh mẽ hơn. Từ đó, việc kí kết, giao dịch hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa các doanh nghiệp nước ta với các đối tác thương nhân nước ngồi ngày
càng đa dạng. Lợi ích phát sinh từ những hợp đồng này không phải là nhỏ nhưng
tranh chấp xảy ra cũng khơng hề ít. Trong thực tiễn, việc ký kết và thực hiện hợp

đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt nam và các thương nhân nước
ngồi rất thường xảy ra tranh chấp. Vì thế, giải quyết tốt các tranh chấp đã trở thành
một công việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên, xung quanh việc giải quyết tranh chấp
lại gặp nhiều vướng mắc phát sinh. Các vướng mắc này bắt nguồn từ nguyên nhân
chủ quan là con người, hoặc nguyên nhân khách quan là chính sách kinh tế, hệ
thống pháp luật.
Vì cơ chế của nền kinh tế thị trường ở nước ta còn sơ khai, chủ yếu đang trong
giai đoạn hình thành nên hệ thống luật pháp quốc gia cũng chưa hồn chỉnh. Chúng
ta cịn thiếu nhiều luật lệ liên quan đến kinh tế đối ngoại hiện đại, những quy định
của pháp luật hiện hành cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Thực tế là nhiều
tranh chấp phát sinh từ hoạt động ngoại thương và cụ thể là tranh chấp từ các hợp
đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài
chưa được giải quyết một cách thỏa đáng và triệt để bởi chúng ta chưa có một hệ
thống pháp luật đầy đủ và hoàn thiện để điều chỉnh mối quan hệ này. Nhận thức
được bất cập đó và sự cần thiết phải tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các
chủ thể trong hoạt động mua bán ngoại thương, tác giả xin chọn vấn đề “Giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt
Nam với đối tác thương nhân nước ngoài – Những vướng mắc và hướng giải quyết”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Luật Quốc tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngồi là một vấn đề quan trọng của pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp


quốc tế. Do đó, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm sâu sắc từ các cơng trình
nghiên cứu, các sách chuyên khảo cũng như các bài viết trên báo chí, tạp chí chuyên
ngành Luật như: ThS. Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế - Nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp
giải quyết, NXB. Chính trị quốc gia; Hà Thị Thanh Bình – Phạm Hồi Huấn (2015),
Bàn về khắc phục sai sót trong tố tụng trọng tài nhằm tránh việc hủy phán quyết

trọng tài, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Trần Thanh Tâm – Phạm Thị Dung
(2015), Thỏa thuận trọng tài khơng thể thực hiện được, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật. Bên cạnh đó vấn đề này cũng được nhiều sinh viên của trường Đại học Luật
TP Hồ Chí Minh nghiên cứu với các đề tài như: Nguyễn Minh Nguyệt (1999), Giải
quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế, Luận văn cử nhân Luật – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Trần
Thị Phương Thảo (2006), Giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngồi tại
Việt Nam, Khóa luận cử nhân Luật – Trường Đại học TP. Hồ Chí Minh; Dương
Phạm Thanh Trúc (2004), Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, Luận văn cử nhân Luật –
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Các cơng trình nghiên cứu đó là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài của mình. Mặc dù vậy, cơng trình nghiên
cứu của tác giả có những khác biệt riêng và do đó cũng có những đóng góp nhất
định trong việc đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện những vướng mắc trong quy
định của pháp luật về vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán
hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngồi.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích cụ thể của việc nghiên cứu đề tài là:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài, những tranh
chấp phát sinh từ dạng hợp đồng này và các phương thức giải quyết tranh chấp;


Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp, những vướng mắc xung
quanh việc giải quyết tranh chấp và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định pháp luật liên quan.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Với mục đích đã được xác định ở trên, tiểu luận đã đặt ra các nhiệm vụ cần hoàn
thành như sau:

Một là phân tích các vấn đề lý luận chung về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa
các doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài, những tranh chấp phát
sinh từ dạng hợp đồng này và các phương thức giải quyết tranh chấp;
Hai là phân tích những vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp nêu trên và
đề ra hướng giải quyết vướng mắc, từ đó trình bày ý kiến tác giả để pháp luật được
hoàn thiện hơn .
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc giải
quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp
Việt Nam với thương nhân nước ngồi.
6. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt lý luận: khóa luận nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ở Việt Nam và ở một số
quốc gia khác. Đặc biệt chú trọng đến các hình thức giải quyết tranh chấp thông qua
pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Về mặt thực tiễn: phạm vi nghiên cứu ở Việt Nam là chủ yếu.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả cịn dựa trên chính sách
của Đảng, pháp luật trong nước và các Điều ước quốc tế cùng với việc sử dụng các
phương pháp: thu thập tài liệu, trao đổi, phân tích, so sánh, đánh giá để tiếp cận, đối
chiếu để làm sáng tỏ vấn đề. Phương pháp phân tích là phương pháp mà tác giả sử
dụng để nghiên cứu luận văn.


8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với khả năng hạn chế, đề tài của tác tác giả đã cung cấp những nghiên cứu, lý
luận cơ bản nhất định về các khía cạnh pháp lý cũng như thực tiễn liên quan đến
việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngồi. Trên cơ sở đó, đưa ra những ý kiến đóng góp với mong muốn

hồn thiện những vướng mắc trong những quy định của pháp luật về vấn đề này.
Trên tinh thần nghiên cứu một cách nghiêm túc về đề tài này, tác giả hy vọng đề
tài có thể dùng làm tài liệu học tập, nghiên cứu cũng như tài liệu tham khảo cho tất
cả những ai quan tâm đến vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nói
chung và hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi nói riêng.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận bao gồm hai chương:
Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán
hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt nam với đối tác thương nhân nước ngoài.
Chương 2: Những vướng mắc trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác thương nhân nước
ngoài và hướng giải quyết
Trân trọng giới thiệu khóa luận này.


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT
SINH TỪ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA GIỮA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM VỚI ĐỐI TÁC THƢƠNG NHÂN NƢỚC NGOÀI
1.4 Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác
thƣơng nhân nƣớc ngoài
Trong pháp luật Việt Nam, khơng tìm thấy một định nghĩa nào về hợp đồng mà
chỉ có định nghĩa về hợp đồng dân sự. “Hợp đồng dân sự là thỏa thuận các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, có thể hiểu
hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ từ đó phát sinh ra các hệ quả pháp lý mà cụ thể nhất là làm phát sinh ra
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Theo như định nghĩa trên thì để có
“các bên” trong một hợp đồng thì “hành vi pháp lý” đó sẽ khơng là hành vi pháp lý
đơn phương mà phải là hành vi pháp lý đồng thời của từ hai hoặc nhiều bên. Sự
khác nhau này cần đặc biệt lưu ý bởi hành vi pháp lý đơn phương khơng được xem

là hợp đồng mà chỉ có hành vi thỏa thuận giữa các bên mới tạo nên một hợp đồng2.
Hợp đồng hiện nay có một số loại khá phổ biến là hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp
đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ... Trong phạm vi bài viết,
tác giả sẽ chỉ đề cập đến hợp đồng mua bán hàng hóa, mà cụ thể là hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi.
1.4.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi.
Cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa với các đối tác nội địa, hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi là một quan hệ hợp đồng, trong đó người
bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua, cịn người mua có
nghĩa vụ phải trả cho người bán một số tiền ngang với trị giá hàng hóa. Tuy nhiên,
giữa hai loại hợp đồng này có một điểm khác biệt mang tính chất đặc trưng đó chính
là có yếu tố quốc tế (chủ thể nước ngồi). Chính yếu tố này đã làm cho hợp đồng
mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi trở nên phức tạp hơn. Vì vậy các
2

Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế - Nhận dạng tranh chấp,
biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết. NXB. Chính trị quốc gia, tr.09.


bên kí kết hợp đồng bên cạnh việc am hiểu luật pháp quốc gia phải am hiểu luật
pháp và tập quán thương mại quốc tế để tránh được những thất bại trên thương
trường và giúp cho việc giải quyết tranh chấp đạt hiệu quả tốt một cách tốt nhất.
Chế định về HĐMBHH với thương nhân nước ngoài đã từng được quy định rất
chi tiết trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 (hết hiệu lực) từ định nghĩa đến
điều kiện có hiệu lực cũng như đối tượng, chủ thể hợp đồng. Điều 80 Luật Thương
mại 1997 định nghĩa: “Hợp đồng mua bán hàng hố với thương nhân nước ngồi là
hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với
một bên là thương nhân nước ngoài.”. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành lại
khơng có quy định cụ thể về hợp đồng mua bàn hàng hóa với thương nhân nước
ngồi mà chúng ta phải hiểu tinh thần các văn bản và điều khoản pháp lý liên quan

để khái quát lên cách hiểu chung về loại hợp đồng này. Nhìn chung, cách định nghĩa
như trong Điều 80 Luật Thương mại 1997 đã thể hiện một cách khái quát nhất về
nội dung, đặc điểm và bản chất của HĐMBHH với thương nhân nước ngoài. Nhưng
nếu nhìn nhận ở mức độ rộng hơn, HĐMBHH với thương nhân nước ngồi cịn có
nhiều vấn đề cần đề cập và lưu tâm khác.
Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi cũng hình thành dựa
trên nền tảng gốc của một hợp đồng cùng với yếu tố quốc tế khi có đối tác là thương
nhân nước ngồi để trở thành HĐMBHH với thương nhân nước ngoài. Vậy, yếu tố
quốc tế ở đây chúng ta quan tâm ở đây chính là “đối tác thương nhân nước ngồi”
hay gọi cách khác là chủ thể nước ngoài trong HĐMBHH với thương nhân nước
ngoài. Hầu hết pháp luật các nước đều khơng có bất kì một định nghĩa chung về
HĐMBHH với thương nhân nước ngoài, cũng như mỗi ngành luật trong pháp luật
quốc gia cũng sẽ có những cách hiểu khác nhau về loại hợp đồng này. Chính điều
này đã làm hạn chế việc hội nhập giữa các nước về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh
vực thương mại quốc tế. Vì vậy, để thống nhất cách hiểu chung thì các quốc gia đã
kí với nhau những điều ước quốc tế trong từng lĩnh vực cụ thể để có cách hiểu
chung về HĐMBHH với thương nhân nước ngoài.


Một trong số đó, xuất hiện từ rất sớm có Công ước Lahaye 1964 của
UNIDROIT (Insitut International pour l`Unification des Droits Privé)3 về mua bán
quốc tế những động sản hữu hình. Khái niệm HĐMBHHQT đã quy định tại Điều 1:
“Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các
bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ
nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký
kết được thiết lập ở các nước khác nhau”. Đến Công ước Viên của Liên Hợp Quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ra đời và có hiệu lực năm 1980 (viết tắt theo
tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the International Sale of Goods)4
thì bản thân công ước này cũng đã xác định tên gọi cho hợp đồng này là: “Hợp đồng
mua bán quốc tế các hàng hoá” (Contracts For The International Sales Of Goods),

theo đó quy định rằng: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng được ký
kết giữa các bên có trụ sở thương mại khác nhau”5. Tuy nhiên, Bộ nguyên tắc Hợp
đồng thương mại quốc tế PICC (Principles of International Commercial Contracts)
ra đời năm 1994 của UNIDROIT đã không làm công việc định nghĩa như thế nào là
HĐTMQT hay HĐMBHHQT. Mặc dù khơng có định nghĩa cụ thể nhưng các
nguyên tắc, chế định trong PICC đã phản ánh được đối tượng, chủ thể, bản chất, đặc
điểm của HĐTMQT để từ đó chúng ta khái quát lên được định nghĩa về HĐTMQT.
Với PICC, chúng ta có thể thấy rõ hai đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng này là:
tính quốc tế và tính thương mại. Về tính quốc tế, theo quan niệm của UNIDROIT về
HĐTMQT thì tính “quốc tế” cần được giải thích theo nghĩa rộng nhất có thể, đó là
chỉ loại trừ những trường hợp khơng có bất kì một yếu tố quốc tế nào, nghĩa là khi
tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia. Vậy nên, chỉ
cần các bên kí kết hợp đồng ở bên nước ngồi, sửa phụ lục hợp đồng bên nước

3

Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư có trụ sở tại Rome (Ý). UNIDROIT là một trong các tổ chức
quốc tế liên chính phủ có chức năng nghiên cứu và thực hiện các hoạt động hiện đại hố, hài hồ hố pháp
luật tư, đặc biệt là luật thương mại giữa các quốc gia và các nhóm quốc gia.
4
Cơng ước Viên (CISG) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL). Công ước này thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban
của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ
chức quốc tế. CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Việt Nam chưa là thành viên của Công ước Viên.
5
Điều 1.1b của Công ước Viên 1980


ngồi hoặc có một chi tiết nào đó được xác lập, thực hiện bên nước ngồi… thì lập
tức ở đây yếu tố quốc tế xuất hiện trong hợp đồng. Về tính thương mại, việc giới

hạn phạm vi điều chỉnh của Bộ nguyên tắc đối với các hợp đồng thương mại không
nhằm đưa ra cách phân biệt truyền thống tồn tại trong một số hệ thống luật pháp, đó
là sự phân biệt giữa các bên hoặc giữa các giao dịch “dân sự” và “thương mại”.
Điều đó có nghĩa là việc áp dụng Bộ nguyên tắc UNIDROIT không phụ thuộc vào
việc các bên có tư cách thương nhân hay khơng hoặc giao dịch về bản chất có thật
sự mang tính thương mại hay khơng. Nói đúng hơn, ý tưởng này chỉ nhằm loại ra
khỏi phạm vi điều chỉnh của Bộ nguyên tắc UNIDROIT các giao dịch với người
tiêu dùng. Bộ nguyên tắc UNIDROIT không đưa ra định nghĩa rõ ràng, nhưng khái
niệm hợp đồng “thương mại” phải được hiểu theo một nghĩa rộng nhất, không chỉ
bao gồm các giao dịch thương mại nhằm cung cấp hay trao đổi hàng hoá hay dịch
vụ mà cịn bao gồm các hình thức giao dịch kinh tế khác như các hợp đồng về đầu
tư hoặc ủy thác, sở hữu trí tuệ, các hợp đồng cung cấp các dịch vụ chun mơn...
Như vậy, từ những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm HĐTMQT
mà PICC đề cập tới là: “HĐTMQT là hợp đồng được kí kết dựa trên sự thỏa thuận
giữa các bên chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
các bên trong các giao dịch thương mại và các hình thức giao dịch kinh tế, mà
trong đó có ít nhất một yếu tố liên quan với hơn một quốc gia”. HĐTMQT có rất
nhiều loại, chẳng hạn như HĐMBHH quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp
đồng chuyển giao cơng nghệ... Từ đó có thể thấy rằng, khái niệm về HĐTMQT mà
UNIDROIT đưa ra trong PICC thất sự có phạm vi mở rộng hơn rất nhiều so với
pháp luật của Việt Nam. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp
Việt Nam với đối tác là thương nhân nước ngoài cũng được xem là một trong những
dạng HĐMBHHQT bởi nó thỏa mãn các yếu tố như đã phân tích.
1.1.2 Chủ thể thương nhân nước ngồi
Phân tích theo định nghĩa, có thể thấy rằng HĐMBHH với thương nhân nước
ngoài chủ yếu được nhấn mạnh ở phần chủ thể tạo lập hợp đồng bởi vì phải có một
bên chủ thể là thương nhân nước ngồi mới có thể tạo ra loại hợp đồng này. Vì vậy,


để xác định được đúng đắn nhất một hợp đồng có phải là HĐMBHH với thương

nhân nước ngồi hay khơng chúng ta không thể không xét đến chủ thể thương nhân
nước ngoài này.
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Vậy, pháp luật việt Nam đã đồng ý với pháp luật quốc tế khi thừa nhận thương
nhân có hai dạng là thể nhân và pháp nhân. Bên cạnh đó, chủ thể là thương nhân
nước ngoài muốn ký kết tạo lập hợp đồng thì trước tiên phải có tư cách pháp lý và
tư cách pháp lý này hoàn toàn khác nhau nếu thương nhân đó là pháp nhân hay thể
nhân.
Đối với thể nhân, theo PICC, dấu hiệu để xác định yếu tố nước ngồi là khi hợp
đồng được kí kết có liên quan đến các bên mang quốc tịch khác nhau, đối với
người khơng quốc tịch và người có nhiều quốc tịch thì căn cứ vào nơi cư trú và các
bên tham gia vào quan hệ hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo
pháp luật Việt Nam, thể nhân là cá nhân nước ngoài, người Việt nam định cư ở
nước ngồi cịn nếu là người khơng quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch thì được xác
định theo Điều 760 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 và các bên trong quan hệ
dân sự phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2005 đã
đề cập đến cả khía cạnh quốc tịch lẫn nơi cư trú của chủ thể khi xác định yếu tố
nước ngoài của hợp đồng, điều này phù hợp với thực tiễn của Việt Nam khi hiện
nay có nhiều người Việt Nam đang làm ăn và cư trú ở nước ngoài. Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú,
làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài6. Tuy nhiên Luật lại không quy định rõ thời
hạn bao lâu thì được coi là làm ăn sinh sống lâu dài, điều này có thể dẫn đến sự
khơng thống nhất trong việc xác định. Còn tại quy định của Luật Thương mại 2005
thì những chủ thể được quy định tại Điều 758 Bộ luật Dân sự 2005 được gọi chung
là thương nhân nước ngoài, và tại khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại Việt Nam
6

Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008



năm 2005 quy định “thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập đăng
kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước
ngoài cơng nhận”. Từ đó có thể thấy Luật Thương mại 2005 không chia ra thể
nhân hay pháp nhân mà gọi chung đó là thương nhân nước ngồi.
Đối với pháp nhân, PICC đưa ra dấu hiệu mang yếu tố nước ngoài là khi hợp
đồng được kí kết giữa các pháp nhân có quốc tịch khác nhau, hoặc các bên có trụ
sở thương mại ở các quốc gia khác nhau, tuy nhiên vấn đề xác định quốc tịch cho
pháp nhân là rất khó và phức tạp vì trong q trình hoạt động pháp nhân có nhiều
trụ sở thương mại và hoạt động ở nhiều quốc gia, do đó, PICC đưa ra những
nguyên tắc xác định đâu là trụ sở được tính đến trong việc giải quyết các vấn đề
của hợp đồng. Trong trường hợp 1 bên có nhiều trụ sở kinh doanh, sẽ xác định trụ
sở được tính đến là trụ sở có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng và việc thực
hiện hợp đồng. Tuy không đề cập đến trường hợp nơi giao kết hợp đồng khác với
nơi thực hiện hợp đồng, nhưng trong trường hợp như vậy, nơi thực hiện hợp đồng
thường được tính đến hơn. Để xác định trụ sở nào có mối liên hệ chặt chẽ nhất với
hợp đồng cũng như với việc thực hiện hợp đồng, thì PICC cũng có chỉ ra rằng cần
xem xét các tình tiết đã biết hoặc được dự liệu bởi các bên tại bất kỳ thời điểm nào
trước hoặc vào lúc giao kết hợp đồng; những sự việc mà chỉ một trong các bên biết
hoặc các bên chỉ biết sau khi giao kết hợp đồng sẽ không được xét đến. Ngồi ra
tính quốc tế theo dấu hiệu chủ thể của hợp đồng có thể được xác định bằng nhiều
cách, những cách này được công nhận trên phạm vi luật quốc tế và luật quốc gia,
từ việc căn cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi thường trú của đối tác, theo đó chỉ cần
có 1 trong những yếu tố nhỏ nào để có thể xem xét là có yếu tố nước ngồi thì
PICC đều cho rằng có tính quốc tế
Theo pháp luật Việt Nam, vấn đề quy định quốc tịch của pháp nhân được ghi
nhận tại Điều 765 BLDS thông qua việc xác định năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân thì quy định một cách gián tiếp nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tùy
thuộc vào nơi thành lập, và theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm

2005, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì pháp nhân mang quốc tịch Việt


Nam khi được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Còn về vấn đề trụ sở và việc xác
định trụ sở thì pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng cụ thể làm cho việc
xác định rất phức tạp.
Do đó, việc quy định về dấu hiệu chủ thể của pháp luật Việt Nam và PICC có
sự khác biệt. Giữa thể nhân và pháp nhân thì PICC đã có sự xác định rõ ràng từng
trường hợp cụ thể, còn pháp luật Việt Nam thì chưa cụ thể hóa và còn nhiều quy
định về thời gian cư trú, hay xác định trụ sở của pháp nhân… là chưa được quy
định rõ. Tuy nhiên về cơ bản pháp luật Việt Nam cũng nêu ra những quy định chặt
chẽ về việc xác định tư cách của thương nhân thông qua việc xác định năng lực
hành vi dân sự của thể nhân hay năng lực hành vi dân sự của pháp nhân. Chính vì
pháp luật Việt Nam đặt nặng vấn đề về quốc tịch, trụ sở làm cho tính quốc tế theo
pháp luật Việt Nam có phạm vi hẹp hơn PICC.
1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Thứ nhất là đặc điểm về chủ thể hợp đồng. Tương tự như định nghĩa, chủ thể
của HĐMBHH với thương nhân nước ngồi khơng được quy định cụ thể. Tuy
nhiên, theo truyền thống trong lĩnh vực thương mại quốc tế thì chủ thể của
HĐMBHH với thương nhân nước ngồi được hiểu là các bên kí kết hợp đồng, có
thể là thể nhân cũng có thể là pháp nhân. Nếu là thể nhân thì họ phải khác quốc tịch,
cịn nếu là pháp nhân thì có trụ sở thương mại đặt ở các lãnh thổ quốc gia khác
nhau, quốc tịch khác nhau, hoặc theo quy định của pháp luật hợp đồng đó được điều
chỉnh như một HĐMBHH với thương nhân nước ngồi (ví dụ: Hợp đồng mua bán
hàng hố giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với doanh nghiệp trong nước
hoặc giữa doanh nghiệp trong khu chế xuất với doanh nghiệp ngồi khu chế xuất)...
(bởi ở đây tính quốc tế được hiểu theo nghĩa rộng nhất). Một điểm cần lưu ý, cho dù
Bộ Nguyên tắc được UNIDROIT soạn thảo cho các hợp đồng thương mại quốc tế
song các bên cũng có thể thoả thuận áp dụng Bộ Nguyên tắc này cho hợp đồng
trong nước (với điều kiện các thoả thuận này phải phù hợp với những quy phạm bắt

buộc của pháp luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng). Như vậy, ngồi các chủ thể có


yếu tố quốc tế thì các chủ thể tư trong quốc gia cũng có thể là chủ thể của hợp đồng
trong Bộ nguyên tắc này.
Hợp đồng là một bản cam kết và quy định quyền và nghĩa vụ của các bên và ở
đây cần nhấn mạnh rằng ý chí của các chủ thể chỉ phát sinh các quyền và nghĩa vụ
pháp lý khi người giao kết có đầy đủ năng lực hành vi để xác lập hợp đồng. Như
vậy, nếu là thể nhân thì người đó trước hết phải có đầy đủ năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, không bị hạn chế hay mất
năng lực pháp luật, năng lực hành vi tại thời điểm kí kết hợp đồng. Cịn nếu chủ thể
kí kết hợp đồng là pháp nhân thì trước hết pháp nhân đó phải có năng lực pháp luật
dân sự (được hình thành ngay khi pháp nhân được thành lập) để có thể tự mình
đứng ra tham gia với tư cách là một chủ thể trong thương mại quốc tế, cụ thể là
trong hợp đồng. Dù vậy, người kí kết hợp đồng không phải là pháp nhân mà là
người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân, vì thế
điều kiện người này cần có tương tự như điều kiện của chủ thể thể nhân trong
HĐMBHH với thương nhân nước ngoài.
Thứ hai là đặc điểm về đối tượng hợp đồng. Sự phát triển thương mại quốc tế đã
mở rộng các đối tượng của nó. Nếu như trong thời kì thương mại quốc tế mới hình
thành thì nó chỉ có một đối tượng duy nhất là hàng hóa hữu hình (hàng hóa có khối
lượng, chất lượng, thể tích và loại hàng hóa đặc biệt là tiền), thì vào cuối thế kỉ 19
đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế được mở rộng bao gồm cả hàng hóa vơ
hình. Trước hết là quyền tài sản, mà cụ thể là các quyền đặc biệt đối với kết quả của
hoạt động trí tuệ, đối với cơng việc và dịch vụ (ủy thác, gia công, đại lý) cũng như
các quyền có liên quan đến các loại giấy tờ có giá trị tài sản.
Mọi hợp đồng phải có đối tượng xác định, cụ thể là hình thể, khối lượng, chất
lượng, tính chất.... Bên cạnh đó, đối tượng của hợp đồng phải được xác định rõ rệt
và không bị cấm đưa vào các giao dịch dân sự – kinh tế. Chẳng hạn, đối tượng của
hợp đồng mua bán phải là những thứ không bị cấm. Nếu đối tượng của hợp đồng là

bất hợp pháp thì hợp đồng bị coi là vơ hiệu. Ví dụ trường hợp pháp nhân A thiết lập
một hợp đồng mua bán vũ khí với pháp nhân B, trong tường hợp này, nếu các pháp


nhân thực hiện hợp đồng ở một quốc gia nào đó cho phép việc tự do mua bán vũ khí
như Hoa Kì thì hợp đồng đó đương nhiên hợp pháp, cịn nếu hợp đồng đó thực hiện
ở Việt Nam thì bất hợp pháp vì Việt Nam khơng cho phép tự do bn bán vũ khí,
như vậy hợp đồng đó xem như vơ hiệu tại Việt Nam vì có đối tượng bất hợp pháp bị
cấm đưa vào trong các giao dịch.
Thứ ba là đặc điểm về ngôn ngữ của hợp đồng. Như đã nói ở trên, vì là
HĐMBHH với thương nhân nước ngồi nên có mối quan hệ ít nhất với hai quốc gia
khác nhau. Mà các quốc gia khác nhau sẽ kéo theo sự đa dạng về phong tục, tập
quán… cũng như ngơn ngữ. Trong một hợp đồng, ý chí của hai bên được lập ra phải
thông qua chữ viết tức là hình thức của ngơn ngữ. Như vậy, vấn đề đặt ra, ngôn ngữ
trong hợp đồng sẽ là của quốc gia nào. Ví dụ nếu hai bên thỏa thuận rằng mỗi bên
sẽ làm cho mình một bản hợp đồng riêng bằng tiếng của dân tộc mình và hai bản
hợp đồng đó có giá trị pháp lí ngang nhau thì khi có tranh chấp xảy ra việc giải
quyết tranh chấp chắc chắn sẽ gặp khó khăn vì ngơn ngữ của các quốc gia khác
nhau không bao giờ mang ý nghĩ hồn tồn giống nhau.
Từ đó, theo thơng lệ, các bên trong HĐMBHH với thương nhân nước ngoài thường
thống nhất cho bản hợp đồng một ngôn ngữ chung mà khi xảy ra tranh chấp sẽ hồn
tồn giải thích từ ngữ theo loại ngơn ngữ đó. Có thể thấy rằng, ngơn ngữ là một điều
khoản quan trọng và dễ dàng nhận ra trong các hợp đồng quốc tế trong khi các hợp
đồng trong nội bộ quốc gia rất ít khi sử dụng.
Trong thực tế, ngôn ngữ mà các HĐMBHH với thương nhân nước ngoài thường
được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.
Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.
Thứ tư là đặc điểm về đồng tiền thanh toán. Cũng giống như ngơn ngữ, đồng
tiền thanh tốn cũng là một điều khoản quan trọng và đặc biết chú ý trong
HĐMBHH với thương nhân nước ngoài. Để tránh tranh chấp, điều khoản này

thường được quy định cụ thể và rõ ràng như tên gọi đồng tiền, quốc gia xuất xứ…
Tiền tệ dùng để thanh tốn thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên.
Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai


bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là
ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà
Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai
bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử
dụng đồng euro làm đồng tiền chung.
Thứ năm là đặc điểm về cơ quan giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh
chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện HĐMBHH với thương nhân nước ngồi
có thể là Tồ án hoặc Trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế, Trọng tài quốc tế
là sự chọn lựa hàng đầu của các chủ thể tranh chấp bởi tính gọn gàng và nhanh
chóng hơn so với thủ tục lâu dài của Tòa án. Về điều khoản này, các bên có thể thỏa
thuận ngay trong hợp đồng hoặc lập thành một bản thỏa thuận riêng. Dù nằm chung
trong hợp đồng chính hay nằm riêng thì thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp
vẫn là một “hợp đồng nhỏ” riêng biệt và độc lập so với hợp đồng thương mại nhằm
mục đích lựa chọn ai sẽ là người giải quyết tranh chấp mà không liên quan gì đến
nơi dung thương mại. Và để có thể giải quyết tranh chấp một cách có lợi cho mình
thì địi hỏi các bên phải có sự lựa chọn chuẩn xác các Trọng tài viên. Và một lần
nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại Tịa án hoặc
Trọng tài nước ngồi.
1.2 Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác thƣơng
nhân nƣớc ngoài
1.2.1 Khái niệm tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác
thương nhân nước ngồi
Để có thể đưa ra định nghĩa tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bàn hàng hóa
với thương nhân nước ngồi là gì, trước hết chúng ta cần phải hiểu “tranh chấp” là
gì. Từ điển Luật học Black (Black’s Law Dictionary) do West Pub Co xuất bản năm

1999 đưa ra định nghĩa “Dispute: Aconflic or controversy, esp, one that has given
rise to a particular lawsuit”7 (tạm dịch: tranh chấp là sự mâu thuẫn, bất đồng mà có
thể làm phát sinh một vụ kiện cụ thể). Như vậy, tranh chấp này có thể được hiểu là
7

Black’s Law Dictionary – Bryan A. Garner, Second Pocket Edition, ST. Paul, Minn, 2001,tr.211


sự mâu thuẫn về các yêu cầu hay quyền; sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu hay đòi hỏi từ
một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược của bên kia. Theo Đại
từ điển tiếng Việt (chủ biên Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa Thơng tin) xuất bản năm
1999 thì tranh chấp được hiểu là: “bất đồng; làm hoặc thực hiện một vấn đề nào đó
trái ngược nhau…; giành giật, giằng co nhau cái khơng rõ thuốc bên nào”. Như
vậy, có thể hiểu tranh chấp trong HĐMBHH với thương nhân nước ngoài là những
tranh cãi, bất đồng giữa các bên về việc không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy
đủ một (hoặc nhiều) nghĩa vụ mà mình cam kết trong HĐMBHH với đối tác làm
ăn8.
Hoạt động thương mại được hiểu là bao gồm việc cung cấp hay trao đổi hàng hóa,
dịch vụ, các hợp đồng phân phối, chi nhánh hay đại diện thương mại, đại lý, cho
thuê, gia công sản phẩm, tư vấn, sở hữu cơng nghiệp, đầu tư, tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, khai thác, tơ nhượng hoặc các hình thức khác của hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh9. Theo khoản 1, Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì hoạt động
thương mại là: “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác”. Như vậy, hoạt động mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
cũng thuộc hoạt động thương mại theo pháp luật quy định, và tranh chấp trong
HĐMBHH với thương nhân nước ngoài cũng thuộc tranh chấp trong hoạt động
thương mại theo quy định của pháp luật.
Trong HĐTMQT nói chung và HĐMBHH với thương nhân nước ngồi nói
riêng, vì quyền lợi của các bên trong hợp đồng là đối lập nên ln phát sinh tranh

chấp, đó là hiện tượng tất yếu khách quan khó có thể tránh khỏi mặc dù các bên
không hề mong muốn xảy ra. Tranh chấp HĐMBHH với thương nhân nước ngồi
thường là về việc khơng thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ một hoặc nhiều
nghĩa vụ mà các bên cam kết trong hợp đồng10. Xét từ góc độ chủ thể tham gia
trong các hoạt động thương mại, có thể chia tranh chấp thương mại quốc tế nói
8

Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế - Nhận dạng tranh chấp,
biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết. NXB. Chính trị quốc gia, tr.18
9
Theo Điều 1 Luật mẫu UNCITRAL
10
Điều 238 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005


chung và tranh chấp HĐMBHH với thương nhân nước ngoài nói riêng thành: tranh
chấp thương mại giữa quốc gia và quốc gia; tranh chấp giữa quốc gia với các thể
nhân, pháp nhân (thương nhân); tranh chấp giữa các thương nhân có đăng kí kinh
doanh giữa các quốc gia khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập
đến tranh chấp mang tính chất “tư” giữa thương nhân với thương nhân mang quốc
tịch hoặc có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, mà cụ thể là giữa doanh
nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài11. Vậy, yêu cầu đặt ra là các bên cần phải
giải quyết tranh chấp đó một cách nhanh chóng và hiệu quả để giảm đến mức tối
thiểu mọi hậu quả không mong muốn. Để làm được điều đó “cần có bàn tay to lớn”
của Nhà Nước, phải có sự can thiệp ở mức độ nhất định dưới các hình thức khác
nhau, có thể là chính sách kinh tế, có thể là chính sách pháp luật… Tất cả cũng vì
hai mục tiêu nền tảng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp và
tạo môi trường pháp lý ổn định để phát triển kinh tế.
1.2.2 Đặc điểm tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác
thương nhân nước ngoài

Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHH với thương nhân nước ngoài là tranh chấp
phát sinh từ những quan hệ trong hoạt động thương mại quốc tế, vì vậy nó có những
đặc trưng khác biệt so với tranh chấp khác.
Thứ nhất, tranh chấp HĐMBHH với thương nhân nước ngoài thường là nguyên
nhân phát sinh thiệt hại về vật chất đối với các bên khi các bên có sự thoả thuận
thống nhất một cách giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên. Khác với các tranh chấp
khác, tranh chấp này thường có giá trị lớn được phát sinh trong việc đầu tư vốn, tài
sản nhằm thu lợi nhuận. Tranh chấp nảy sinh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế
của không những các đương sự mà còn ảnh hưởng đến các chủ thể kinh doanh khác.
Thứ hai, quan hệ mua bán và bất đồng giữa các bên là điều kiện cần và đủ để
tranh chấp phát sinh. Các bên tuy hợp tác, song vẫn cạnh tranh nhau để thu về được
lợi ích nhiều nhất. Chính vì thế sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn bất đồng

11

Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế - Nhận dạng tranh chấp,
biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết. NXB. Chính trị quốc gia, Tr.17


trong việc giải thích về quyền và nghĩa vụ, cũng như q trình thực hiện quyền và
nghĩa vụ đó của các bên.
Thứ ba, tranh chấp HĐMBHH với thương nhân nước ngoài là tranh chấp phát
sinh giữa chủ thể là doanh nghiệp mang quốc tịch Việt Nam, được Nhà nước thừa
nhận quyền doanh nghiệp có chức năng kinh doanh (các doanh nghiệp Nhà nước,
Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi, hộ kinh doanh cá thể ) với các thương nhân nước ngồi (như đã phân
tích ở phần Chủ thể thương nhân nước ngồi trong phần 1.1.2 ở trên). Vì vậy không
phải tranh chấp nào phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa cũng là tranh chấp
HĐMBHH với thương nhân nước ngoài.
Thứ tư, tranh chấp HĐMBHH với thương nhân nước ngồi có tính chất đa dạng,

phức tạp, từ tranh chấp này có thể dẫn đến tranh chấp khác. Đó là tính phức tạp và
đa dạng của các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể có lợi ích khác nhau trong nền
kinh tế thị trường. Mặt khác, mua bán trao đổi là hoạt động diễn ra thường xuyên,
liên tục, các chủ thể cùng một lúc có thể thiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế khiến
cho những mối quan hệ này tạo thành một chuỗi quan hệ có liên quan đến nhau
khiến cho nếu tranh chấp phát sinh ở quan hệ này sẽ rất có thể dẫn đến tranh chấp
trong mối quan hệ khác.
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngồi có một số dạng cụ thể sau:
-

Tranh chấp về chủ thể ký kết hợp đồng

-

Tranh chấp liên quan đến đề nghị và chấp nhận đề nghị và chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng

-

Tranh chấp về đối tượng hợp đồng

-

Tranh chấp về số lượng hàng hóa trong hợp đồng

-

Tranh chấp về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng


-

Tranh chấp về điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng

-

Tranh chấp trong điều khoản về giá cả của hợp đồng

-

Tranh chấp trong điều khoản về thanh toán


-

Tranh chấp trong điều khoản trọng tài

-

Tranh chấp trong điều khoản hiệu lực của hợp đồng

-

Tranh chấp trong điều khoản về ngôn ngữ của hợp đồng

-

Tranh chấp trong các điều khoản khác của hợp đồng12

1.3 Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán

hàng hóa với đối tác thƣơng nhân nƣớc ngoài
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại
ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất,
thương mại, dịch vụ, đầu tư… Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa
trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn
giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy,
khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân
nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý.
1.3.1 Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và hòa giải
1.3.1.1 Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên
tranh chấp cùng nhau bàn bạc, dàn xếp để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm
loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ ba.
Thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh
chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà
khơng cần có sự hiện diện của bên thứ ba; q trình thương lượng khơng chịu sự
ràng buộc của các nguyên tắc pháp lý; việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn
phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà khơng có bất kỳ cơ chế
pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình
thương lượng.
Quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp thương mại có thể được thực hiện
bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai. Việc
12

Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế - Nhận dạng tranh chấp,
biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết. NXB. Chính trị quốc gia, tr.19-140



×