Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SỔ TAYHƯỚNG DẪN TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNHCHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ CẢI THIỆN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.16 KB, 22 trang )

55664

Dự án "Tăng cường năng lực thể chế
kiểm sốt ơ nhiễm nước ở Việt Nam"

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ CẢI THIỆN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Hà Nội, tháng 10 năm 2008

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Yêu cầu pháp lý đối với “Hoạt động Bảo vệ môi trường ở
doanh nghiệp”
.2. Các khoản chi phí và lập kế hoạch ngân sách cho hoạt
động bảo vệ môi trường ở doanh nghiệp
1.3. Lợi ích của hoạt động BVMT ở doanh nghiệp
PHẦN II. THÔNG TIN HƯỚNG DẪN
TIẾP CẬN VỚI CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỒNG NAI
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BÀ RỊA VŨNG TÀU


QUỸ XOAY VỊNG
QUỸ HỖ TRỢ GIẢM THIỂU Ơ NHIỄM CƠNG NGHIỆP –
TIỂU THỦ CƠNG NGHIỆP Tp. Hồ Chí Minh
QUỸ TÁI CHẾ CHẤT THẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUỸ MƠI TRƯỜNG TỒN CẦU
TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - NGÂN HÀNG THẾ
GIỚI
QUỸ MƠI TRƯỜNG Sida
QUỸ TÍN DỤNG XANH (Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh)
Dự án cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”

3


LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và có nhiều
triển vọng sẽ tiếp tục giữ được mức tăng trưởng vừa qua. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế
mạnh mẽ là sự gia tăng nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp được thành lập và hoạt
động. Ước tính, mỗi năm, số doanh nghiệp tăng lên khoảng 1,2-1,4 lần. Nếu tính đến
31/12/2000, cả nước mới có khoảng 42.288 doanh nghiệp đang hoạt động thì đến cùng
thời điểm này của năm 2006, số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước đã tăng lên
đến 131.318 gấp 3,1 lần. Khoảng trên 90% tổng số doanh nghiệp cả nước hoạt động trong
các ngành nghề có nguy cơ và tiềm năng gây ơ nhiễm mơi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi ban hành năm 2005 thay thế cho Luật ban hành
năm 1993, là bước ngoặt mới trong các nỗ lực kiểm sốt ơ nhiễm và bảo vệ môi trường.
Cùng với việc ban hành Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, hàng loạt các văn bản quy
phạm pháp luật dưới luật và hệ thống tiêu chuẩn mơi trường được ban hành ngay sau đó
đã thể hiện rõ hơn tính ‘nghiêm ngặt’ và địi hỏi các doanh nghiệp phải đạt được những

yêu cầu pháp lý về môi trường ở mức độ cao hơn hẳn so với trước đây.
Bên cạnh đó, mức độ gia tăng về hội nhập kinh tế thế giới và ý thức bảo vệ môi
trường của một bộ phận người tiêu dùng cũng phần nào đòi hỏi các doanh nghiệp phải
ý thức hơn nữa trong các hành vi về mơi trường của mình.
Tuy nhiên, làm thế nào để có được nguồn vốn phù hợp để đầu tư cho các hoạt
động bảo vệ môi trường, vẫn là bài tốn khó đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Chính vì vậy, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực thể chế cho kiểm sốt ơ
nhiễm nước ở Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với
các cơ quan tư vấn, nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành xây dựng cuốn “Sổ tay hướng dẫn
tiếp cận các nguồn tài chính cho các doanh nghiệp để cải thiện và bảo vệ môi trường”.
Cuốn sổ tay được xây dựng và phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp trong nước
nhằm giới thiệu và cung cấp thơng tin về các cơ chế tài chính phù hợp mà các doanh nghiệp
có thể tiếp cận và tìm kiếm các nguồn vốn vay, tài trợ cho hoạt động bảo vệ mơi trường ở
doanh nghiệp mình. Cuốn sổ tay hướng dẫn được cấu trúc thành hai phần sau đây:

Phần 1 – Giới thiệu chung;

Phần 2 – Thông tin hướng dẫn tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư cho
bảo vệ môi trường.
Hy vọng rằng, Cuốn sổ tay này sẽ được bổ sung và hoàn thiện hơn nữa trên cơ sở
các ý kiến đóng góp quý báu của những người sử dụng.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn “Sổ tay hướng dẫn tiếp cận các nguồn tài chính cho
các doanh nghiệp để cải thiện và bảo vệ môi trường” và hy vọng nó sẽ trở thành người
bạn đồng hành khơng thể thiếu trên con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Ban biên tập

4



PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Yêu cầu pháp lý đối với “Hoạt động Bảo vệ môi trường ở doanh nghiệp”:
Điều 3, Mục 3, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội thơng qua ngày
29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 quy định rõ: “Hoạt động bảo vệ
môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa,
hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ
nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
Theo đó, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ được quy định cụ thể trong Điều 35, Chương V của Luật này như sau:
 Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
 Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và
tuân thủ tiêu chuẩn môi trường;
 Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với mơi trường từ các hoạt động của mình;
 Khắc phục ơ nhiễm mơi trường do hoạt động của mình gây ra;
 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động
trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình;
 Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
 Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
Để hồn thành được các trách nhiệm bảo vệ mơi trường như nêu trên, các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường được
quy định trong Điều 37, Chương V của Luật Bảo vệ mơi trường như sau:
 Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
 Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải
tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung;
 Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện
phân loại chất thải rắn tại nguồn;
 Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra mơi
trường; bảo đảm khơng để rị rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra mơi trường;

 Hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường
xung quanh và người lao động;
 Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phịng ngừa và ứng phó sự
cố mơi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hố chất, chất phóng xạ,
chất dễ gây cháy, nổ.
Theo các quy định chi tiết về trách nhiệm và đáp ứng các yêu cầu đối với bảo vệ
môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các văn bản quy phạm
pháp luật dưới Luật, ở cấp doanh nghiệp, cần phải thực hiện các nội dung hoạt động
bảo vệ môi trường như mô tả trong sơ đồ sau đây.

5


Q trình sản xuất
của doanh nghiệp

Đầu vào
(Máy móc thiết .bị, cơng
nghệ, lao động, tài
ngun)

Doanh nghiệp
(qui trình sản xuất)

Đầu ra
(sản phẩm, dịch
vụ &
chất thải)

Các dạng đầu tư cho hoạt

động BVMT

Đầu tư từ đầu nguồn
(phịng ngừa ơ nhiễm)

Đầu tư trong q
trình sản xuất
(giảm thải ô nhiễm)

Đầu tư cuối nguồn
(xử lý ô nhiễm)

Các hoạt động
đầu tư cụ thể

- Đầu tư sử dụng công nghệ
sạch, công nghệ thân môi
trường;
- Đầu tư để tạo ra công nghệ sạch,
công nghệ thân môi trường.
- Đầu tư cho dự án sản xuất sạch
hơn;
- Đầu tư cho những thiết bị giảm
tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm
thải ô nhiễm, tái sử dụng v.v…
- Đầu tư vào các cơng trình xử lý ô
nhiễm trước khi thải ra môi
trường;
- Đầu tư trang bị thiết bị thu gom,
chuyên dụng vận chuyển chất thải.


1.2. Các khoản chi phí và lập kế hoạch ngân sách cho hoạt động bảo
vệ môi trường ở doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, để triển khai các hoạt động bảo vệ mơi trường
tốt, doanh nghiệp đó cần phải đầu tư và chi phí cho tồn bộ quy trình quản lý
mơi trường có liên quan đến doanh nghiệp mình như mơ tả ở sơ đồ trên. Như
vậy, về cơ bản, khi lập kế hoạch ngân sách hoặc báo cáo tài chính ở cấp doanh
nghiệp, đối với các khoản chi tiêu về bảo vệ mơi trường có thể được trình bày
một cách tổng quát trong một bảng cân đối sau đây.
HẠNG MỤC

CHI PHÍ (Đồng/năm)
Vận
Đầu tư
Tổng
hành

Các khoản Phịng ngừa ơ nhiễm
chi phí để
giải quyết ơ
nhiễm
tại
doanh
Bảo vệ mơi trường
nghiệp
chung

Chi tiết hạng mục chi
Phịng ngừa ô nhiễm không khí,
nước, đất, bụi, tiếng ồn, mùi, rung

chấn, lở đất, trượt đất và các sự cố
liên quan khác
Phòng ngừa nóng lên tồn cầu và các
biện pháp tiết kiệm năng lượng, bảo
vệ tầng ô-zôn

6


HẠNG MỤC

CHI PHÍ (Đồng/năm)
Vận
Đầu tư
Tổng
hành

Tái chế tài nguyên

Chi tiết hạng mục chi
Phòng ngừa và tái chế, xử lý hợp lý
các loại chất thải; giảm thiểu phát
thải, thất thoát tài nguyên (ví dụ sử
dụng nước mưa và tái sử dụng nước
thải, rác thải)

Tổng phụ
Các khoản chi phí đầu/cuối

Mua hóa chất, các chất phục vụ phân

tích, đo kiểm về mơi trường
Các chi phí khơng liên quan đến mua
hóa chất, đầu tư cơng nghệ hay sản
xuất sản phẩm
Chi cho các hạng mục R&D liên
quan đến việc cải thiện mức độ đáp
ứng về môi trường của dây chuyền
sản xuất, kinh doanh.
Phát triển và ứng dụng các phương
pháp đóng gói và phân phối sản
phẩm thân thiện với mơi trường.

Chi phí quản lý
Các khoản Phát triển cơng nghệ
chi
cho
nghiên cứu
& triển khai
(R&D)
Phát triển hệ thống đóng
gói/phân phối sản phẩm
Tổng phụ
Các chi phí xã hội khác

Chi hỗ trợ cho các phong trào môi
trường của cộng đồng xung quanh
Chi cho điều tra, khảo sát và khắc
phục các tình trạng ô nhiễm đã
xảy ra


Các chi phí phục hồi do gây ô nhiễm
TỔNG

Lưu ý rằng, các khoản chi cho môi trường có bao gồm cả chi phí nhân cơng,
lao động và chi phí đầu tư vốn ban đầu. Đối với các hạng mục hoạt động khơng thể
bóc tách được chi phí nhân công, lao động và vốn đầu tư ban đầu chỉ tính riêng cho
hoạt động bảo vệ mơi trường thì có thể ước tính tỷ lệ chi phí cho mơi trường của
hạng mục hoạt động đó. Đối với các khoản chi R&D về mơi trường, chỉ bóc tách
phần chi cho các hoạt động để cải thiện công nghệ nhằm đáp ứng các u cầu về
bảo vệ mơi trường.

1.3. Lợi ích của hoạt động BVMT ở doanh nghiệp
Việc đầu tư và chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ giúp doanh nghiệp
thu được lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội và vị trí thương mại. Thơng thường,
đầu tư cho các sáng kiến cải tiến nhằm đáp ứng các yêu cầu về môi trường và chi
cho bảo vệ môi trường luôn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào cho
sản xuất thơng qua việc giảm tiêu hao năng lượng, tài nguyên, nhân lực. Mặt khác,

7


các kết quả về bảo vệ môi trường cũng giúp doanh nghiệp cải thiện vị trí cạnh
tranh trên thị trường một cách đáng kể, đặc biệt là trong xu thế ngày càng có
nhiều nước thúc đẩy và triển khai các chương trình quốc gia về mua sắm và tiêu
dùng xanh như hiện nay.

PHẦN II.
THÔNG TIN HƯỚNG DẪN TIẾP CẬN VỚI CÁC NGUỒN
VỐN ĐẦU TƯ CHO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Phần này cung cấp thơng tin về các cơ chế tài chính khác nhau (gồm các quỹ,

ngân hàng, chương trình và tổ chức tài chính) có các nguồn tài chính mà các doanh
nghiệp có thể tiếp cận để xin cấp tài trợ hoặc xin vay vốn dành cho hoạt động bảo vệ
môi trường và kiểm sốt ơ nhiễm ở doanh nghiệp mình.
Để tiện theo dõi và tra cứu, với mỗi loại hình cơ chế tài chính được giới thiệu
trong cuốn sổ tay này, chúng tơi sẽ cố gắng trình bày thơng tin một cách cô đọng nhất
và cung cấp những thông tin cơ bản nhất như sau:
- Tên cơ chế tài chính (quỹ/ngân hàng/tổ chức/chương trình);
- Nguồn tài chính do cơ chế tài chính huy động được;
- Thời gian hoạt động và có hiệu lực của cơ chế tài chính;
- Các hoạt động thuộc diện được tài trợ bởi cơ chế tài chính;
- Các đối tượng hưởng lợi tiềm năng của cơ chế tài chính;
- Cơ sở pháp lý của cơ chế tài chính;
- Thơng tin liên hệ (địa chỉ, người liên hệ, điện thoại, email, website);
Để tham khảo thêm thông tin chi tiết về quy trình và thủ tục xin tài trợ, vay
vốn từ các cơ chế tài chính xin truy cập trang web: (Quỹ Bảo
vệ Môi trường Việt Nam) hoặc (Quỹ Bảo vệ Mơi
trường tồn cầu)

8


QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Tên
Tên
giao
Tiếng Anh

dịch


Tên viết tắt

Vietnam Environment Protection Fund
VEPF
 Vốn điều lệ là 500 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp.
 Vốn hoạt động sẽ được bổ sung hàng năm từ các nguồn: Phí BVMT đối với

Nguồn tài chính

Thời gian

nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khống sản và các loại phí BVMT
khác theo quy định của pháp luật; Các khoản bồi thường thiệt hại về môi
trường thu vào ngân sách nhà nước; Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực BVMT; Lệ phí bán Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs); Các
khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước,...
 Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2003.
 Vốn điều lệ được cấp đủ trong 2 năm (3/3/2008-3/3/2010).
 Xử lý chất thải.
 Phịng ngừa, khắc phục sự cố mơi trường, hậu quả do sự cố, thảm hoạ môi

Các hoạt động trường gây ra.
 Nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiện môi trường.
được ưu tiên
 Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
 Giáo dục, truyền thông môi trường và phát triển bền vững.
Các đối tượng
Đối tượng được hỗ trợ tài chính từ Quỹ là các tổ chức, cá nhân có các chương trình,
hưởng lợi tiềm

dự án hoặc phương án để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.
năng
 Cho vay với lãi suất ưu đãi:
 Lãi suất ưu đãi (5,4%/năm).
 Mức vay: Tối đa bằng 70% tổng vốn đầu tư của dự án.
 Thời hạn vay: 5 - 7 năm.
 Hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn cho các dự án môi trường vay
Cơ chế cấp vốn
vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật ;
 Tài trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoat động xử lý khắc phục ơ nhiễm
mơi trường, ứng phó, khắc phục hâu quả do sự cố, thảm họa môi trường gây ra ;
 Đồng tài trợ các dự án môi trường với các tổ chức tài chính trong và ngồi
nước, GEF, các quỹ mơi trường nước ngồi, quỹ mơi trường ngành, địa phương.,..
 Uỷ thác và nhận uỷ thác các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Cơ sở pháp lý

 Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng

9


Thơng tin liên hệ
Tên
Tên giao dịch
Tiếng Anh
Tên viết tắt

Nguồn
chính


tài

Thời gian

Các hoạt động
được ưu tiên

Các đối tượng
hưởng
lợi
tiềm năng
Cơ chế cấp
vốn

Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt
Nam.
 Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 3 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ Mơi trường Việt Nam
Tầng 5, Tồ nhà 141 Lê Duẩn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tel: 04 - 9436328/942 7443; Fax: 04 - 942 6329.
Email:
Website:

QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Hanoi Enviromental Protection Fund
HANOEPF
 Vốn điều lệ của Quỹ là 20 tỷ đồng do Ngân sách Thành phố cấp và được cấp đủ
trong vòng 3 năm kể từ ngày có Quyết định thành lập Quỹ.
 Vốn hoạt động từ các nguồn khác: Tiền đền bù thiệt hại về môi trường của các tổ
chức, cá nhân nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật; Tiền thu từ xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường; Trích tiền thu phí bảo vệ mơi trường
hàng năm; Trích kinh phí ngân sách Thành phố dành cho sự nghiệp bảo vệ mơi
trường hàng năm; Tiền đóng góp tự nguyện, viện trợ và tài trợ của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước; Vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi
nước dành cho BVMT.
 Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/04/2006.
 Phòng chống, khắc phục ơ nhiễm, suy thối và sự cố mơi trường;
 Xử lý chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học;
 Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải khu công nghiệp, khu đô thị, bệnh
viện, chăn nuôi và làng nghề;
 Xây dựng, thử nghiệm, phổ biến và nhân rộng các mơ hình bảo vệ mơi trường;
 Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thân thiện mơi trường, sản xuất
sạch hơn, các giải pháp phịng tránh, hạn chế và khắc phục sự cố môi trường;
 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường, phổ cập kiến thức bảo
vệ môi trường cho cộng đồng;
 Huy động sự tham gia của cộng đồng vào sự nghiệp bảo vệ môi trường;
 Khen thưởng trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
Các tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án và nhiệm vụ bảo vệ mơi trường
mang tính địa phương, liên ngành hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ
nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn thuộc các lĩnh vực phịng chống, khắc phục ơ nhiễm,
suy thối, sự cố mơi trường.
 Cho vay với lãi suất ưu đãi:
 Lãi suất ưu đãi: lãi suất cho vay không được thấp hơn 1/3 lãi suất của các tổ chức
tín dụng tại thời điểm vay.
 Hạn mức cho vay: không vượt quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
 Thời hạn cho vay: không quá 3 năm kể cả 1 năm ân hạn.
 Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư về lĩnh vực
BVMT đã vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác. Mức hỗ trợ lãi suất do Hội đồng quản
lý Quỹ quyết định, nhưng không quá mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.
 Tài trợ và đồng tài trợ: Mức tài trợ khơng hồn lại khơng vượt q 50% chi phí


10


Cơ sở pháp lý
Thông tin liên
hệ

đầu tư cho các nội dung BVMT của đối tượng được tài trợ.
 Nhận uỷ thác, và uỷ thác.
 Đầu tư trái phiếu.
Quyết định số 50/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2006 của UBND thành phố
Hà Nội về thành lập Qũy Bảo vệ môi trường Hà Nội.
Đường Trung Yên 3 - Phường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Tel: 04- 7833029; Fax: 04 - 7832761.
Email: Website:

QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỒNG NAI

Tên
Tên giao
Tiếng Anh
Tên viết tắt

dịch

Dong Nai Environment Protection Fund

DEPF
 Vốn điều lệ 10 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước của Tỉnh cấp đủ trong thời

hạn 04 năm kể từ ngày có Quyết định thành lập Quỹ.
 Vốn huy động từ các nguồn khác gồm: Tiền được trích lại từ các khoản thu phí
bảo vệ mơi trường theo quy định; Tiền đền bù thiệt hại về môi trường (khoản thu vào
Nguồn tài chính
ngân sách Nhà nước); Trích 10% kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt
động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hàng năm; Tiền đóng góp tự nguyện,
viện trợ và tài trợ cho Quỹ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; Các
khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
 Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2004.
Thời gian
 Xử lý chất thải.
 Phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường.
Các hoạt động
 Bảo tồn đa dạng sinh học.
được ưu tiên
 Nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiện môi trường.
 Giáo dục, truyền thông môi trường và nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
Tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ mơi
Các đối tượng
trường vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường tỉnh Đồng Nai; các
hưởng lợi tiềm
lĩnh vực phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, nâng cao
năng
nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
Cơ chế cấp vốn
 Cho vay với lãi suất ưu đãi.
 Mức vốn cho vay của Quỹ không vượt quá 70% tổng chi phí của chương trình,
dự án đầu tư bảo vệ môi trường.
 Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng nguồn vốn của Quỹ, điều
kiện cụ thể của chương trình, dự án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay,

nhưng không quá 05 năm. Trường hợp đặc biệt do Hội đồng quản lý quyết định
nhưng không quá 07 năm.
 Lãi suất cho vay của Quỹ là lãi suất ưu đãi với lãi suất tối đa không vượt quá
50% mức lãi suất cho vay thông thường bình qn của các tổ chức tín dụng. Hội
đồng quản lý quyết định mức lãi suất cho vay cụ thể trong từng thời kỳ cho từng
nhóm đối tượng.
 Hỗ trợ lãi suất vay.

11


 Tài trợ và đồng tài trợ.
 Ủy thác, quản lý cho vay.
Cơ sở pháp lý
Thông tin liên hệ

Tên
Tên giao dịch
Tiếng Anh

Quyết định số 2135/2004/QĐ.UBT ngày 4 tháng 6 năm 2004 của Chủ tịch UBND
tỉnh Đồng Nai về thành lập Qũy Bảo vệ Môi trường Đồng Nai.
Đường Đồng Khởi, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện thoại: 061 - 894237; Fax: 061 - 827364.
Website: />
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BÀ RỊA VŨNG TÀU
Ba Ria – Vung Tau Environment Protection Fund
 Vốn điều lệ là 5 tỷ đồng do ngân sách Tỉnh cấp.
 Vốn bổ sung từ các nguồn khác gồm: Tiền đền bù thiệt hại về môi trường (khoản


Nguồn tài chính

Thời gian
Các hoạt động
được ưu tiên
Các đối tượng
hưởng lợi tiềm
năng
Cơ chế cấp vốn

thu vào ngân sách Nhà nước) của các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây tổn hại đến
môi trường theo quy định tại Điều 7 và Điều 53 của Luật Bảo vệ môi trường; Tiền thu
phí BVMT đối với nước thải được giữ lại cho địa phương theo Mục b, Khoản 2, Điều
8 của Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 về phí BVMT đối
với nước thải; Phí xử phạt vi phạm hành chính về mơi trường; Lệ phí cấp giấy phép
mơi trường; Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện cho Quỹ của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước; Vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong nước và
ngoài nước để cho vay hoặc cấp vốn theo hợp đồng uỷ thác; Vốn thu hồi nợ gốc các
khoản cho vay; Các khoản thu liên quan đến môi trường khác.
 Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2004.
Các chương trình, dự án, hoạt động nhằm phịng chống, khắc phục ơ nhiễm, suy
thối và sự cố mơi trường, ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các chương trình xử lý
chất thải và sản xuất sạch;
Đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn để thực hiện công tác BVMT, ưu tiên
cho các doanh nghiệp phải xử lý triệt để các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
 Cho vay với lãi suất ưu đãi.
 Mức vốn cho vay của Quỹ không vượt q 70% tổng chi phí của chương
trình, dự án đầu tư bảo vệ môi trường.
 Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng nguồn vốn của Quỹ,

điều kiện cụ thể của chương trình, dự án vay vốn và khả năng trả nợ của người
vay, nhưng không quá 05 năm. Trường hợp đặc biệt do Ban chỉ đạo Quỹ quyết
định nhưng không quá 07 năm.
 Lãi suất cho vay của Quỹ là lãi suất ưu đãi với lãi suất tối đa không vượt quá
50% mức lãi suất cho vay thương mại do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời
điểm cho vay. Ban chỉ đạo Quỹ quyết định mức lãi suất cho vay cụ thể trong từng
thời kỳ cho từng nhóm đối tượng.

12


Cơ sở pháp lý

Thông tin liên hệ

 Hỗ trợ lãi suất vay.
 Tài trợ hoặc đồng tài trợ.
Quyết định số 1285/2004/QĐ-UBND ngày 29 tháng 03 năm 2004 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu.
Số 70A Phạm Hồng Thái, P.7, TP.Vũng Tàu.
Tel: 064 - 573493, 573494; Fax: 064 - 573493
Email:

Tên

QUỸ XOAY VÒNG

Tên giao dịch
Tiếng Anh


Revolving Fund

Tên viết tắt

RF
 Nguồn vốn vay ADB bằng tiền đồng Việt Nam tương đương 2,5 triệu

Nguồn tài chính

USD thơng qua Hiệp định vay phụ giữa Bộ Tài chính và Quỹ Đầu tư phát
triển đơ thị Tp. Hồ Chí Minh, lãi suất bằng 2,5%, thời hạn vay 15 năm trong
đó có 6 năm ân hạn.
 Nguồn vốn đối ứng của Quỹ Đầu tư phát triển đơ thị Tp. Hồ Chí Minh tương

đương 15% tổng vốn vay của từng dự án vay vốn.
 Nguồn vốn tự có của đơn vị vay tương đương 15% tổng vốn vay của từng dự

án vay vốn.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2001.

Thời gian



Các hoạt động
được ưu tiên

Các dự án về giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, sản xuất sạch hơn của các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh.


Các đối tượng
hưởng lợi tiềm
năng

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể sử dụng nguồn vốn để áp
dụng phương pháp "giảm thiểu chất thải - sản xuất sạch hơn" nhằm mục đích
gia tăng hiệu quả sản xuất cùng lúc với việc loại trừ hay ít nhất cũng làm giảm
thiểu chất thải, khí thải phát sinh trong quy trình sản xuất kết hợp với xử lý
cuối đường ống.


Cơ chế cấp vốn

Cơ sở pháp lý

Cho vay với lãi suất ưu đãi:

 Mỗi dự án doanh nghiệp được vay: 70% tổng vốn đầu tư (nhưng tối đa không
quá 500.000 USD từ nguồn vốn ADB) và 15% tổng vốn đầu tư từ Quỹ Đầu tư
phát triển đô thị Tp. HCM).


Thời hạn vay từ 3 đến 7 năm, với 1 năm ân hạn trả vốn.



Lãi suất cho vay: 4%/năm.

 Hiệp định vay số 1072 VIE (SP) ký ngày 21/12/1999 giữa Chính phủ Việt


13


Nam với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
 Hiệp định vay phụ ký ngày 06/4/2000 giữa Bộ Tài chính và Quỹ Ðầu Tư phát

triển đô thị Tp. HCM (HIFU).
Thông tin liên
hệ

Số 33-39 Pasteur - Quận I, Tp. Hồ Chí Minh.
Tel: 08 - 8214244; Fax : 08 - 8214243.
Email:

Tên

QUỸ HỖ TRỢ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP – TIỂU
THỦ CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

Tên viết tắt

Quỹ Giảm thiểu ô nhiễm Tp. Hồ Chí Minh
 Vốn khi thành lập là 1 triệu USD từ nguồn đề bù các sự cố mơi trường của thành phố.

Nguồn

tài

chính


 Quỹ sẽ được bổ sung vốn từ ngân sách Nhà nước của Trung ương và Thành phố

dựa vào kết quả hoạt động và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
 Ngồi ra, Quỹ cũng được tiếp nhận các nguồn tài trợ khác với sự thoả thuận của

UBND Thành phố.
Thời gian



Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2000.

Quỹ Hỗ trợ Giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Mục tiêu

hoạt động trên ngun tắc vì lợi ích cộng đồng, với cơ chế xoay vòng, tự bù đắp chi phí
hoạt động, bảo tồn và phát triển vốn trên cơ sở đầu tư và hỗ trợ tài chính có hiệu quả.

Các

hoạt

Các dự án về giảm thiểu ơ nhiễm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Tp.

động được

Hồ Chí Minh theo các mục tiêu, định hướng của “Chương trình giảm thiểu ơ nhiễm

ưu tiên


cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh”.


Các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn để áp dụng “Phương pháp giảm thiểu

chất thải – sản xuất sạch hơn”.
Các

đối

tượng
hưởng

lợi

tiềm năng



Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện các dự án về giảm thiểu

ô nhiễm công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh theo các mục
tiêu, định hướng của “Chương trình giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp Tp. Hồ Chí Minh”.


Những doanh nghiệp thực hiện chương trình di dời theo chủ trương của thành

phố được hỗ trợ toàn bộ lãi suất vay ngân hàng để đầu tư những hạng mục xử lý ô

nhiễm cuối nguồn.
Cơ chế cấp

Cho vay với:

vốn



Lãi suất cho vay là 0%, chỉ tính phí quản lý vốn uỷ thác là 0,07%/tháng.



Thời gian sử dụng vốn vay: Thời hạn sử dụng vốn vay là 5 năm với 1 năm ân hạn

14


trả vốn vay.
Cơ sở pháp


Quyết định số 5289/QĐ-UB-KT của Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày
14 tháng 9 năm 1999 về thành lập Quỹ Hỗ trợ Giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

Thơng

tin


liên hệ

Số 33-39 Pasteur - Quận I Thành phố Hồ Chí Minh.
Tel: 08 - 8214244; Fax: 08 - 8214243.
Email:

Tên

QUỸ TÁI CHẾ CHẤT THẢI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Tên giao
dịch Tiếng
Anh

HCMC Waste Recycling Fund

Tên viết tắt

REFU

Nguồn
chính

tài

 Vốn điều lệ khi thành lập là 50 tỷ đồng từ Ngân sách thành phố.
 Hàng năm Quỹ được cấp bổ sung nguồn vốn từ ngân sách theo quy định của pháp luật.
 Vốn huy động từ các nguồn khác gồm: các nguồn thu trong lĩnh vực tái chế chất thải, các
nguồn thu từ dự án mua bán giảm phát thải (Cơ chế phát triển sạch - CDM), thu lãi tiền gửi ngân

hàng, thu lãi từ hoạt động cho vay, thu phí thẩm định dự án, tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước cho vay sau khi được UBND Thành phố chấp thuận bằng văn
bản, các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các
khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Thời gian

 Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2008

Mục tiêu

Quỹ Tái chế chất thải hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận với mục tiêu khuyến khích và thúc
đẩy các hoạt động giảm phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng và tái chế nhằm giảm lượng
chất thải vào môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Các
hoạt
động được
ưu tiên

Các chương trình, đề án, dự án thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, tái chế,
tái sử dụng chất thải để giảm lượng chất thải vào môi trường; nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường.

Các
đối
tượng
hưởng
lợi
tiềm năng


 Tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án liên quan đến hoạt động tái chế chất thải trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh hoặc tái chế chất thải của Thành phố tại các nơi khác;
 Tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án thử nghiệm, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học và công nghệ trong lĩnh vực tái chế chất thải trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh;
 Các chương trình, dự án khác có liên quan theo quyết định của Uỷ ban Nhân dân Thành phố.

Cơ chế cấp
vốn

 Hỗ trợ một phần hoặc tồn phần kinh phí thực hiện chương trình, dự án.
 Cho vay khơng lấy lãi.
 Cho vay với mức lãi suất ưu đãi.
Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh

15


doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 7 năm. Trường hợp đặc
biệt vay trên 7 năm do Uỷ ban Nhân dân thành phố quyết định.
Cơ sở pháp

Quyết định số 5488/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban Nhân dân Tp. Hồ Chí



Minh về thành lập Quỹ Tái chế chất thải Tp. Hồ Chí Minh.

Thơng
liên hệ


tin

Số 35-37 Bến Chương Dương, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08 - 9151980; Fax: 08 - 9151986.
Website: www.refu.org.vn

Tên
Tên giao
dịch Tiếng
Anh

QUỸ MƠI TRƯỜNG TỒN CẦU

Tên viết tắt

GEF

Nguồn
chính

tài

Thời gian
Mục tiêu

Các
hoạt
động được
ưu tiên


Các
đối
tượng
hưởng lợi
tiềm năng
Cơ chế cấp
vốn

Global Environment Facility

GEF - Việt Nam hoạt động trên cơ sở các nguồn kinh phí sau:
 Nguồn kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
 Nguồn từ GEF toàn cầu được quản lý theo quy định của GEF toàn cầu và các quy định hiện
hành về quản lý tài chính của Nhà nước.
Thành lập năm 1991
Là một cơ chế tài chính nhằm trợ giúp mơi trường toàn cầu bằng các hoạt động hợp tác, làm hài hồ
mối quan hệ giữa mơi trường và phát triển bền vững.
Các dự án do GEF tài trợ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường, cụ thể là:
 Đa dạng sinh học;
 Biến đổi khí hậu;
 Suy giảm tầng ô zôn;
 Nguồn nước quốc tế;
 Suy thoái đất.
Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có thể hình thành các ý tưởng dự án GEF và tham khảo ý kiến của
các bên chuyên môn liên quan như Văn phòng GEF- Việt Nam, các Văn phòng đại diện UNDP và
WB tại Việt Nam. Các ý tưởng phù hợp với các tiêu chí của GEF sẽ được khuyến khích để đăng ký
phát triển dự án GEF. Cơ quan có nhu cầu phát triển các dự án GEF đều có thể đăng ký phát triển
dự án với GEF- Việt Nam.
GEF- Việt Nam tổ chức xét duyệt các đề xuất dự án GEF và lập danh mục các dự án ưu tiên để vận

động vào quí 1 và quí 3 hàng năm. Văn phịng GEF- Việt Nam chủ trì lấy ý kiến bằng văn bản của
các thành viên Ban điều hành GEF- Việt Nam, Ban tư vấn Khoa học Kỹ thuật của GEF- Việt Nam
về nội dung của Đề xuất dự án.
Đối với các dự án có trên 50 % ý kiến thống nhất của các thành viên Ban điều hành sẽ được đưa
vào Danh mục dự án ưu tiên vận động. GEF- Việt Nam gửi danh mục các dự án ưu tiên vận động
GEF tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp danh mục và trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Danh mục các dự án ưu tiên vận động GEF sau khi đựơc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
được Chủ tịch GEF- Việt Nam thông báo cho các cơ quan thực hiện GEF, cơ quan có đề xuất dự án
GEF và được cơng bố rộng rãi làm cơ sở định hướng cho việc thu hút sự tài trợ của GEF cho các
Đề xuất dự án.
Các điều kiện cơ bản để một Đề xuất dự án được GEF- Việt Nam thông qua:
a/ Hồ sơ dự án hợp lệ;
b/ Dự án phải thuộc lĩnh vực được GEF tài trợ;

16


Cơ sở pháp

Thông
liên hệ

tin

c/ Dự án phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình của quốc gia và ngành;
d/ Cơ quan thực thi dự án được đề xuất có năng lực triển khai dự án;
e/ Dự án có khả năng huy động được sự tham gia của các bên có liên quan.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 07/TTg ngày 03 tháng 01 năm1997 về thành lập Quỹ Mơi
trường Tồn cầu.
Phịng 401 Viện Chiến lược, Chính sách Tài ngun và Mơi trường

Đường Hồng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đơ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website:

Tên

TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Tên giao dịch Tiếng International Finance Corporation/v\World Bank Group
Anh
Tên viết tắt

IFC

Thời gian

Thành lập năm 1991

Mục tiêu

IFC là tổ chức năng động, liên tục được điều chỉnh về tổ chức và mơ hình hoạt
động nhằm theo kịp nhu cầu của khách hành, đặc biệt là trong xu thế hội nhập
như hiện nay.

Các hoạt động được IFC cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tư nhân ở các
ưu tiên

nước đang phát triển dưới nhiều hình thức và loại hình khác nhau.

Các đối tượng hưởng Để được tham gia các dịch vụ hỗ trợ tài chính của IFC, cần phải có đủ các điều
lợi tiềm năng


kiện sau đây :
 Là doanh nghiệp thuộc nước đang phát triển, là thành viên của IFC
 Là doanh nghiệp tư nhân
 Có cơng nghệ tốt
 Có khả năng đem lại lợi nhuận
 Có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cho nước sở tại
 Thân thiện mơi trường và đem lại lợi ích xã hội tốt

Thông tin liên hệ

IFC Headquarters
International Finance Corporation
2121, Pennsylvania Avenue, NW
Washington, DC 20433 USA
IFC in Hanoi, Vietnam
Tầng 7, Tòa nhà số 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội

17


Tel: (84-4) 3824-7892 Fax: (84-4)3 824-7898
Quy trình, thủ tục

IFC khơng có quy định về hồ sơ xin đăng ký tài trợ, cấp vốn. Tuy nhiên, việc
xét duyệt các dự án xin vốn từ IFC tuân theo những quy trình nghiêm ngặt và
được chuẩn hóa. Để biết thêm thơng tin về các quy trình xem xét, đánh giá và
cấp vốn của tổ chức tài chính này, xin tham khảo thơng tin tại trang website sau
đây />
18



QUỸ MÔI TRƯỜNG Sida

Tên
Tên

giao

dịch

Tiếng Anh

Sida Environment Fund

Tên viết tắt

SEF

Nguồn tài chính

Do Đại sứ quán Thụy Điển cấp.

Thời gian

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/1997.
Quỹ Môi trường Sida được thành lập nhằm thúc đẩy các sáng kiến cộng đồng trong

Mục tiêu


bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, cũng như tăng
cường sự tham gia của các tổ chức/nhóm cộng đồng vào q trình phát triển.
 Nâng cao năng lực và hỗ trợ xây dựng thể chế cho các tổ chức phi chính phủ và

các tổ chức địa phương;
 Các sáng kiến địa phương và các dự án thử nghiệm ở quy mô nhỏ;

Các

hoạt

động  Các chiến dịch, chương trình truyền thơng đại chúng để nâng cao nhận thức về

được ưu tiên

môi trường;
 Xây dựng mạng lưới và trao đổi kinh nghiệm;
 Phổ biến thông tin thơng qua các hình thức ấn phẩm, phát hành tài liệu, sách

tham khảo, bản tin trên phạm vi toàn quốc.
Các
hưởng

đối
lợi

tượng
tiềm

năng


 Các tổ chức/nhóm cộng đồng;
 Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội dân sự khác.

Số 186 - Tổ 47, phố Xã Đàn (Đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa)
Phường Phương Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội
Thông tin liên hệ

ĐT: 04 - 7262134

Fax: 04-7262135

Email:
Website: />
19


Tên
Tên giao
Tiếng Anh
Tên viết tắt

QUỸ TÍN DỤNG XANH (Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh)
dịch

Green Credit Trusted Fund

GCTF
SECO cấp nguồn vốn hoạt động ban đầu cho Quỹ là 5 triệu USD, trong đó 3 triệu USD
Nguồn tài chính

để tài trợ một phần cho chi phí đầu tư của các doanh nghiệp và 2 triệu USD để bảo lãnh
vốn vay cho các doanh nghiệp với các Ngân hàng (tối đa 50% của tổng vốn vay).
 Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2007.
Thời gian
 Các dự án phải đầu tư loại thiết bị hoặc công nghệ mới và hiện đại (công
nghệ sản xuất sạch hơn) liên quan đến phát thải không khí, nước hoặc năng lượng.
Chất thải rắn cũng có thể được xem xét trong một vài trường hợp sau khi có sự tư
vấn đánh giá thẩm định của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam - VNCPC.
Các hoạt động  Phương thức sản xuất bền vững, thông qua đầu tư mới, thiết bị mới, dây
được ưu tiên
chuyền sản xuất mới hoặc thay thế, mức tín dụng từ 10.000 USD tới 1 triệu USD.
Đối với các dự án đa dạng hóa mức tín dụng tối đa là 1,5 triệu USD. Các doanh
nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản về trách nhiệm xã hội và tiêu chuẩn mơi
trường; giảm khí phát thải nhà kính. Quỹ Tín dụng xanh khơng hỗ trợ cho các sản
phẩm hoặc dịch vụ về môi trường.
Các đối tượng Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành sản xuất công
hưởng lợi tiềm nghiệp (Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
năng
23/1/2007 về việc Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam).
 Khuyến khích các Ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào dự án
mà mang lại lợi ích về mơi trường.
 Doanh nghiệp sẽ được tài trợ một phần chi phí đầu tư sau khi lắp đặt và vận
hành thành công công nghệ sản xuất sạch hơn và giảm đáng kể tác động đến môi
trường. Quỹ Tín dụng xanh sẽ chuyển khoản tài trợ đến ngân hàng để trừ vào vốn
vay ban đầu của doanh nghiệp. Mức tài trợ khơng hồn lại dựa trên mức độ cải
thiện môi trường như sau:
 Cải thiện môi trường được trên 30%  được tài trợ 15% tổng vốn vay.
Cơ chế cấp vốn
 Cải thiện môi trường được trên 50%  được tài trợ 25% tổng vốn vay.
 Không có khoảng giữa và số tiền được tài trợ tối đa là 200.000 USD.

 Bảo lãnh cho các doanh nghiệp để vay vốn từ các Ngân hàng: Quỹ Tín dụng
xanh sẽ thông qua các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam: Techcombank, ACB
và VIB để cấp vốn vay tới doanh nghiệp.
 Khoản vay tín dụng nằm trong khoảng 10.000 USD đến 1 triệu USD;
 Thời gian trả nợ vay Quỹ thông thường tối đa là 5 năm;
 Lãi suất vay phụ thuộc vào chính sách của từng Ngân hàng (theo thị trường).
Hồ sơ được ký kết ngày 17 tháng 7 năm 2007 giữa Ban Thư ký Nhà nước về các
vấn đề kinh tế của Chính phủ Thuỵ Sỹ - SECO và các đối tác Việt Nam là Trung
Cơ sở pháp lý
tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Ngân hàng Kỹ thương - Techcombank,
Ngân hàng Quốc tế - VIB và Ngân hàng Cổ phần thương mại Á Châu.
Thông tin liên hệ
- SECO Hanoi, Tầng 16, toà nhà Melia, 42 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
- VNCPC, tầng 4, nhà C10, Đại học Bách Khoa - Hà Nội.
Tel: 04 - 8684849; Fax: 04 - 8681618.
Email: Website:

20


/>
DỰ ÁN DOANH NGHIẸP VỪA VÀ NHỎ

Tên
Nguồn

tài

chính


Thời gian

Quỹ ABS (Arthur B. Schultz Foundation) của Na Uy.


Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004.



Dự án được triển khai theo các biên bản ghi nhớ giữa Giám đốc Trung tâm Nghiên

cứu Kinh tế phát triển (CEDS) và Quỹ QBS theo từng giai đoạn. Các giai đoạn dự án đã
triển khai: 2004-2005, 2005-2007, 2006-2008, 2008-2010.
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn không lãi suất để nhập công nghệ hiện đại,

Mục tiêu

tạo sản phẩm phục vụ người nghèo.

Các

hoạt

động

được

ưu tiên
Các




Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam (quy mô vừa và nhỏ) đầu tư máy móc cơng nghệ

hiện đại để phát triển sản xuất kinh doanh.


Hỗ trợ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ miễn phí cho những người nghèo ở Việt

Nam.
đối

tượng
hưởng

lợi

tiềm năng

Các đối tượng tham gia dự án là những doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu vay vốn để
đầu tư máy móc cơng nghệ hiện đại để phát triển sản xuất kinh doanh. Những đối tượng
được xét vay vốn phải là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Căn cứ vào tính khả thi và hiệu quả của phương án vay, CEDS sẽ tư vấn cho Quỹ

ABS lựa chọn các phương án thích hợp để cho vay. Nếu phương án được phê chuẩn, Quỹ
ABS sẽ cho vay khơng tính lãi (mức vay khoảng 10.000 USD) và khoản vay này phải
Cơ chế cấp được hoàn lại cho ABS trong 2 năm.
vốn




Thay bằng việc phải trả lãi và vốn vay, các doanh nghiệp được vay vốn phải cung

cấp các "sản phẩm và dịch vụ miễn phí" cho người nghèo. Khái niệm “Người nghèo” và
“Sản phẩm, dịch vụ miễn phí” sẽ được quy định rõ đối với các đối tượng đã được chọn
tham gia dự án.
Cơ sở pháp


Văn bản ký kết hợp tác ngày 2 tháng 2 năm 2004 giữa Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Kinh tế phát triển (CEDS) thuộc Đại học Kinh tế (ĐHKT)/ Đại học Quốc gia Hà Nội với
ông Arthur B. Schultz, đại diện của Quỹ ABS.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế phát triển (CEDS) - Trường Đại học Kinh tế, Đại học

Thông
liên hệ

tin

Quốc gia Hà Nội
Nhà G2, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 04 - 7547123; Fax: 04 - 7546124.
Website:

21


Tên


Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”

Tên giao dịch
Tiếng Anh

(Vietnam: Promoting Energy Conservation in Small and Medium Scale
Enterprises)

Tên viết tắt
Nguồn tài chính
Thời gian
Các hoạt động
được ưu tiên

Các đối tượng
hưởng lợi tiềm
năng

Cơ chế cấp vốn

Thông tin liên hệ

PECSME
Quỹ Môi trường tồn cầu (GEF) tài trợ và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
(UNDP) quản lý.
Thực hiện trong giai đoạn 2006-2010.
Dự án nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thơng qua việc xố bỏ các rào
cản trong q trình chuyển giao, ứng dụng cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý, vận

hành và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp trong 5
ngành công nghiệp: gạch, gốm-sứ, giấy & bột giấy, dệt và chế biến thực phẩm ở
Việt Nam.
 Đối tượng được bảo lãnh vốn vay: là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 5
ngành công nghiệp: gạch, gốm-sứ, giấy & bột giấy, dệt và chế biến thực phẩm
trong các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng,
Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ và một số địa phương khác.
a/ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN) cần có:
 Giấy phép đăng ký kinh doanh;
 Vốn đăng ký kinh doanh không quá 30 tỷ đồng, hoặc hàng năm sử dụng bình
qn khơng q 500 lao động.
b/ Các tổ chức dịch vụ tiết kiệm năng lượng bao gồm các tổ chức hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp và Luật Khoa học và Cơng nghệ, có:
 Đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ TKNL hoặc chuyển giao công nghệ;
 Đã và đang tham gia cung cấp dịch vụ TK&HQNL cho các doanh nghiệp.
 Hỗ trợ một phần kinh phí cho thực hiện dịch vụ tư vấn về kiểm toán năng
lượng, đề xuất các giải pháp tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (TK&HQNL) cho
các doanh nghiệp và báo cáo theo dõi và xác nhận về mức tiết kiệm năng lượng
(TKNL) và giảm phát thải khí nhà kính;
 Bảo lãnh vay vốn đầu tư cho các giải pháp TK&HQNL tại các doanh nghiệp
nếu các tổ chức dịch vụ TKNL này là các chủ đầu tư của các dự án đó.
 Chỉ bảo lãnh cho khoản vay, không bảo lãnh cho lãi vay.
 Chỉ bảo lãnh 75% giá trị khoản vay. Mức bảo lãnh cho mỗi dự án dao động từ 80
triệu đồng đến 2 tỷ đồng.
Số 65B Tô Hiến Thành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tel: 04 - 9746597, 8215514, 9783574; Fax: 04 - 9783573.
Email:
Website:

22




×