Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xác định thời hạn hợp lý thực thi khuyến nghị và phá quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của wto bằng trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ HẢI ĐĂNG

XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HỢP LÝ THỰC THI
KHUYẾN NGHỊ VÀ PHÁN QUYẾT CỦA CƠ QUAN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
BẰNG TRỌNG TÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ HẢI ĐĂNG

XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HỢP LÝ THỰC THI
KHUYẾN NGHỊ VÀ PHÁN QUYẾT CỦA CƠ QUAN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
BẰNG TRỌNG TÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN THỊ THÙY DƢƠNG


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi.
Những số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và được ghi nguồn phù hợp
với quy định. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là của tác giả và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Bùi Thị Hải Đăng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
ACWL

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Advisory Centre on WTO Law Trung tâm Tư vấn Luật WTO

ADA

Anti – Dumping Agreement

DSB


Dispute Settlement Body

DSU

Understanding on Rules and
Procedures Governing the
Settlement of Disputes

Hiệp định chống bán phá giá
Cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO
Thỏa thuận về các Quy tắc và
Thủ tục giải quyết tranh chấp

EC

European Communities

Cộng đồng Châu Âu

ECJ

European Court of Justice

Tòa công bằng Liên minh
Châu Âu

EU


European Union

Liên minh Châu Âu

GATT

The General Agreement on
Tariffs and Trade

Hiệp định chung về thuế
quan và mậu dịch

SA

Safeguards Agreement

Hiệp định về biện pháp tự vệ

SCM

Agreement on Subsidies and
Countervailing Measures

Hiệp định về trợ cấp và các
biện pháp đối kháng

SPS

Agreement on Sanitary and
Phytosanitary Measures


USTR

Office of The United States
Trade Representative

Đại diện thương mại Hoa Kỳ

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

Hiệp định về việc áp dụng
các biện pháp kiểm dịch
động thực vật


DANH MỤC CÁC VỤ KIỆN TẠI WTO ĐƢỢC VIẾT TẮT


vụ kiện
DS8

DS18

Tên viết tắt

Tên tiếng anh


Tên tiếng việt

Nhật Bản – Đồ

Japan – Taxes on

uống có cồn

Alcoholic Beverages

Nhật Bản – Các loại
thuế đối với đồ uống

Australia – Cá hồi

có cồn

Australia – Measures

Australia – Các biện

Affecting Importation of

pháp liên quan tới hoạt

Salmon

động nhập khẩu cá hồi


EC – Hormones

EC – Measures
Concerning Meat and
Meat Products
(Hormones)

EC – Chuối

EC – Regime for the
Importation, Sale and
Distribution of Bananas

EC – Cơ chế nhập
khẩu, kinh doanh và
phân phối chuối

Brazil – Máy bay

Brazil – Export
Financing Programme
for Aircraft

Brazil – Chương trình
tài chính hỗ trợ xuất
khẩu máy bay

DS54

Indonesia – Ơ tơ


Indonesia – Certain
Measures Affecting the
Automobile Industry

DS76

Nhật Bản – Hàng
nông sản

Japan – Measures
Affecting Agricultural
Products

Nhật Bản – Các biện
pháp liên quan tới
hàng nông sản

DS84

Hàn Quốc – Đồ
uống có cồn

Korea – Taxes on
Alcoholic Beverages

Hàn Quốc – Thuế đối
với đồ uống có cồn

DS26

DS48

DS27

DS46

EC – Các biện pháp
liên quan tới thịt và
các sản phẩm thịt

Indonesia – Một số
biện pháp liên quan tới
ngành công nghiệp ô



DS110

Chile – Đồ uống có
cồn

Chile – Taxes on
Alcoholic Beverages

Chile – Thuế đối với
đồ uống có cồn

DS114

Canada – Bằng

sáng chế dược
phẩm

Canada – Patent
Protection of
Pharmaceutical Products

Canada – Bảo hộ bằng
sáng chế đối với dược
phẩm

Australia – Subsidies

Australia – Trợ cấp

Provided to Producers

cho các nhà sản xuất

and Exporters of
Automotive Leather

và xuất khẩu da thuộc
dùng trong ô tô

Argentina – Measures
Affecting the Export of
Bovine Hides and the
Import of Finished


Argentina – Các biện
pháp liên quan tới sản
phẩm thuộc da xuất
khẩu và nhập khẩu da

Leather

thành phẩm

Hoa Kỳ – Điều
110(5) Luật bản

United States – Section
110(5) of US Copyright

Hoa Kỳ – Điều 110(5)
Luật bản quyền của

quyền

Act

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ – Luật
1916

United States – Anti–
Dumping Act of 1916


Hoa Kỳ – Luật Chống
bán phá giá năm 1916

Hoa Kỳ – Thép

United States – Anti–
Dumping Measures on

Hoa Kỳ – Biện pháp
chống bán phá giá đối
với các sản phẩm thép

Australia – Da
DS126

thuộc dùng trong
ôtô II

DS155

DS160

DS162

DS184

DS202

Argentina – Da và
da thành phẩm


cuộn cán nóng

Hoa Kỳ – Đường
ống

Certain Hot-Rolled Steel
Products from Japan
United States –
Definitive Safeguard
Measures on Imports of
Circular Welded Carbon
Quality Line Pipe from
Korea

cuộn cán nóng nhập
khẩu từ Nhật Bản
Hoa Kỳ – Biện pháp
tự vệ chính thức đối
với ống cuộn carbon
nhập khẩu từ Hàn
Quốc


DS207

Chile – Hệ thống
dải giá

Chile – Price Band

System and Safeguard
Measures Relating to
Certain Agricultural
Products

Hoa Kỳ – Luật thuế
DS217

DS221

DS246

DS264

DS267

DS268

bù trừ (Tu chính án
Byrd)

Hoa Kỳ – Điều 129
(c)(1) URAA

EC – Ưu đãi thuế
quan

Hoa Kỳ – Gỗ xẻ
mềm V


Hoa Kỳ – Vải bông
vùng cao

Hoa Kỳ – Rà soát
cuối kỳ ống dẫn dầu

United States –

Chile – Hệ thống dải
giá và biện pháp tự vệ
liên quan tới hàng
nông sản
Hoa Kỳ – Luật năm
2000 liên quan đến

Continued Dumping and
Subsidy Offset Act of
2000

thuế bù trừ đối với
việc tiếp tục bán giá

United States – Section
129(c)(1) of the Uruguay

Hoa Kỳ – Điều 129
(c)(1) Luật về các
Hiệp định của Vòng

Round Agreements Act

European Communities –
Conditions for the
Granting of Tariff
Preferences to
Developing Countries

và duy trì trợ cấp

đàm phán Uruguay
EC – Các điều kiện
hưởng ưu đãi thuế
quan đối với các nước
đang phát triển

United States – Final
Dumping Determination
on Softwood Lumber

Hoa Kỳ – Quyết định
phá giá cuối cùng đối
với gỗ xẻ mềm nhập

from Canada

khẩu từ Canada

Hoa Kỳ – Trợ cấp đối
United States – Subsidies
với sản phẩm vải bông
on Upland Cotton

vùng cao
United States – Sunset
Reviews of Anti –
Dumping Measures on
Oil Country Tubular

Hoa Kỳ – Rà soát cuối
kỳ biện pháp chống
bán phá giá đối với
ống dẫn dầu nhập

Goods from Argentina

khẩu từ Argentina


DS283

DS285

DS286

EC – Trợ cấp xuất

EC – Export Subsidies

khẩu đường

on Sugar


Hoa Kỳ – Cờ bạc

EC – Thịt gà

Dominican – Nhập
DS302

DS322

DS366

DS386

DS404

khẩu và buôn bán
thuốc lá

EC – Trợ cấp xuất
khẩu đối với sản phẩm
đường

United States – Measures
Affecting the Cross –

Hoa Kỳ – Các biện
pháp ảnh hưởng tới

Border Supply of


dịch vụ cung cấp sàn

Gambling and Betting

đánh bạc xuyên biên

Services

giới

EC – Customs

EC – Phân loại hải
quan đối với sản phẩm

Classification of Frozen
Boneless Chicken Cuts
Dominican Republic –
Measures Affecting the

gà rút xương đông
lạnh
Dominican – Các biện
pháp ảnh hưởng tới

Importation and Internal
Sale of Cigarettes

hoạt động nhập khẩu
và buôn bán quốc tế

sản phẩm thuốc lá

United States – Measures
Relating to Zeroing and
Sunset Reviews

Hoa Kỳ – Các biện
pháp liên quan tới
“Quy về 0” và rà sốt
hồng hơn

Colombia – Indicative

Colombia – Giá chỉ

nhập cảnh

Prices and Restrictions
on Ports of Entry

định và hạn chế cảng
nhập cảnh

Hoa Kỳ – COOL

United States – Certain
Country of Origin
Labelling Requirements

Hoa Kỳ – Yêu cầu ghi

nhãn quốc gia xuất xứ

United States – Antidumping Measures on
Certain Shrimp from

Hoa Kỳ – Biện pháp
chống bán phá giá đối
với tôm nước ấm từ

Viet Nam

Việt Nam

Hoa Kỳ – Quy về 0

Colombia – Cảng

Hoa Kỳ – Tôm
(Việt Nam)


China – Countervailing
and Anti-Dumping

DS414

Trung Quốc –
GOES

Trung Quốc – Thuế


chống bán phá giá và
Duties on Grain Oriented
thuế đối kháng đối với
Flat-rolled Electrical
một số sản phẩm thép
Steel from the United
của Hoa Kỳ
States


MỤC LỤC
Phần mở đầu ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. Khái quát về thời hạn hợp lý thực thi khuyến nghị và phán quyết
và hƣớng hoàn thiện pháp luật WTO ................................................................. 9
1.1 Khái quát về thời hạn hợp lý theo quy định của DSU ............................ 9
1.1.1 Quá trình hình thành quy định về thời hạn hợp lý .................................. 9
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thời hạn hợp lý ............................. 13
1.1.3 Điều kiện áp dụng thời hạn hợp lý........................................................ 21
1.2 Hướng hoàn thiện pháp luật WTO ....................................................... 26
1.2.1 Một số bất cập khi áp dụng thời hạn hợp lý ......................................... 26
1.2.2 Đề xuất hướng hoàn thiện quy định của DSU để thời hạn hợp lý được
áp dụng hiệu quả .................................................................................. 31
Chƣơng 2. Xác định thời hạn hợp lý bằng trọng tài và kinh nghiệm cho Việt
Nam khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ............................ 39
2.1 Cơ sở và thẩm quyền xác định thời hạn hợp lý của trọng tài ............... 39
2.1.1 Thẩm quyền của trọng tài trong việc xác định thời hạn hợp lý ........... 39
2.1.2 Giới hạn 15 tháng................................................................................. 45
2.1.3 Yếu tố liên quan giúp xác định thời hạn hợp lý qua một số vụ kiện tại
WTO ................................................................................................... 48

2.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO ................................................................................................. 64
2.2.1 Thách thức đối với Việt Nam trong giai đoạn thực thi khuyến nghị và
phán quyết ........................................................................................... 64
2.2.2 Đề xuất kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... 67
Kết luận ................................................................................................................ 75
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thỏa thuận về Quy tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) trong khuôn
khổ WTO được ghi nhận tại Phụ lục 2 của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại
thế giới (Hiệp định Marrakesh) là một trong những thành công lớn nhất của vòng
đàm phán Uruguay. DSU ghi nhận cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng cho tất cả
thành viên của WTO theo các hiệp định có liên quan. Trong hơn 20 năm, từ năm
1995 đến cuối tháng 6/2015, đã có 496 vụ kiện1 giữa các thành viên được đệ trình
lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Đây được xem là sự thành công
so với 300 vụ kiện trong 47 năm theo cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT
19472.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, khi khuyến nghị và phán quyết của
Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm được DSB thơng qua thì thành viên thua
kiện phải tuân thủ và thông báo cho DSB dự định liên quan đến việc thực hiện
khuyến nghị và phán quyết. Nếu thành viên thua kiện không thể thực thi khuyến
nghị và phán quyết của DSB ngay lập tức thì thành viên thua kiện có “thời hạn hợp
lý” để thực thi do chính thành viên đó đề xuất và được DSB đồng ý hoặc các thành
viên trong vụ kiện thỏa thuận hoặc thông qua trọng tài. Thời hạn hợp lý đóng vai trị

quan trọng tạo điều kiện cho thành viên thua kiện có đủ thời gian cần thiết để thực
thi và là mốc thời gian quan trọng để phát sinh các thủ tục khác trong giai đoạn thực
thi khuyến nghị và phán quyết của DSB.
Việc xác định thời hạn hợp lý thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB
bằng trọng tài là quy định mới được ghi nhận trong DSU so với cơ chế giải quyết
tranh chấp của GATT 1947. Trong khn khổ của WTO, đã có hơn 30 phán quyết
trọng tài được ban hành nhằm xác định thời hạn hợp lý theo quy định tại Điều
21.3(c) DSU3. Ngoài ra, trong vòng đàm phán Doha, các quốc gia đang phát triển
đã tích cực đề xuất một số nội dung sửa đổi quy định của DSU về thời hạn hợp lý.
Điều này cho thấy, thời hạn hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích của quốc
1

(truy cập ngày 27/6/2015).
Director – General Roberto Azevêdo‟s Speech on 26/9/2014.
(truy cập ngày 14/01/2015).
3
(truy cập ngày 14/01/2015).
2


2

gia đang phát triển trong giai đoạn thực thi. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến vai trò
của thời hạn hợp lý, điều kiện áp dụng thời hạn hợp lý, căn cứ để xác định thời hạn
hợp lý thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB, ảnh hưởng của thời hạn hợp lý
do trọng tài xác định đến giai đoạn thực thi trong quá trình giải quyết tranh chấp tại
WTO cần được nghiên cứu một cách chi tiết.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã
tham gia tích cực vào các vụ kiện tại WTO không chỉ với tư cách bên thứ ba mà còn
với tư cách là bên khởi kiện trong một số vụ kiện chống bán phá giá. Trong trường

hợp Việt Nam là bên thắng kiện và yêu cầu thành viên thua kiện thực thi phán quyết
nhanh nhất có thể thì Việt Nam cần tìm hiểu một cách tổng quan về việc xác định
thời hạn hợp lý nhằm sử dụng một cách hiệu quả trong giai đoạn thực thi của cơ chế
giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO. Ngược lại, trong trường hợp Việt Nam
tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nhưng bị thua kiện và phải tuân thủ
khuyến nghị và phán quyết thì cần cân nhắc sử dụng thủ tục trọng tài nhằm xác định
thời hạn hợp lý. Việc lập luận như thế nào để trọng tài quyết định thời hạn hợp lý có
lợi nhất cho Việt Nam với tư cách là quốc gia đang phát triển là điều Việt Nam cần
phải nghiên cứu và rút kinh nghiệm.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài
“Xác định thời hạn hợp lý thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO bằng trọng tài” để làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên bình diện quốc tế, các cơng trình nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO nói chung khá đồ sộ. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu có đề
cập việc xác định thời hạn hợp lý thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB bằng
trọng tài khơng nhiều. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau đây:
- William J. Davey (2004), “Reforming WTO Dispute Settlement”, Illinois
Public Law and Legal Theory Reasearch Papers Series, (04-01). Tác phẩm
không nghiên cứu cụ thể vai trò hay cơ sở xác định thời hạn hợp lý mà đề
cập đến việc cần thay đổi một số quy định chủ yếu trong DSU, trong đó có
quy định về thời hạn hợp lý khơng được quá 15 tháng tùy trường hợp cụ thể.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thực tế các trọng tài thường quyết định thời
hạn hợp lý từ 6 – 12 tháng và DSU nên được sửa đổi theo hướng giới hạn


3

thời hạn hợp lý càng ngắn càng tốt, tăng cường giám sát và thực thi quy định
về bồi thường và trả đũa để thành viên thua kiện tích cực thực thi khuyến

nghị và phán quyết trong thời hạn hợp lý.
- World Trade Organizaton (2004), A Handbook on the WTO Dispute
Settlement System, Cambridge University Press. Tác phẩm là một cẩm nang
giới thiệu các quy định của DSU, trong đó có nội dung khái quát về thời hạn
hợp lý tại Điều 21.3(c) DSU như: Điều kiện áp dụng thời hạn hợp lý, giới
hạn thẩm quyền của trọng tài khi xác định thời hạn hợp lý và các thủ tục để
DSB giám sát thực hiện khuyến nghị và phán quyết trong thời hạn hợp lý.
Do tính chất khái quát các quy định trong DSU nên tác phẩm không thể đào
sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh cần được làm rõ trong việc xác định thời hạn
hợp lý, cũng như những sửa đổi cần thiết xung quanh quy định này trong
DSU.
- Werner Zdouc (2005), “The reasonable period of time for compliance with
rulings and recommendations adopted by the WTO Dispute Settlement
Body”, Key Issues in WTO Dispute Settlement: The first ten years,
Cambridge University Press. Tác phẩm là một sự tổng kết sơ lược nhất về
việc áp dụng thời hạn hợp lý theo Điều 21.3 DSU trong mười năm đầu WTO
được thành lập. Cùng với đó, tác giả nêu lên một số thay đổi cần có trong
tương lai để sửa đổi quy định của DSU nhằm áp dụng một cách có hiệu quả
thời hạn hợp lý trong giai đoạn thực thi.
- David William Jacyk (2007), Arbitration in WTO Disputes: The Forgotten
Alternative, Master Thesis, The Univesity of British Columbia, Vancouver.
Tác phẩm nghiên cứu q trình đàm phán tại vịng đàm phán Uruguay về
việc thiết lập các loại tố tụng trọng tài được quy định trong DSU, trong đó có
hình thức trọng tài xác định thời hạn hợp lý theo Điều 21.3(c) DSU. Ngoài
ra, tác giả đưa ra một số đề xuất về việc phải quy định rõ thủ tục làm việc và
ra quyết định về thời hạn hợp lý của trọng tài cho phù hợp với yêu cầu thực
tiễn.
- Alberto Alvarez Jimenez (2007), “A Reasonable Period of Time for
Dispute Settlement Implementation: An Operative Interpretation for
Developing Country Complainants”, World Trade Review, Vol.6, (03),



4

Cambridge University Press. Tác phẩm nghiên cứu những quyết định của
trọng tài theo Điều 21.3(c) DSU trong các vụ kiện mà quốc gia đang phát
triển là bên khởi kiện. Từ đó tác giả phân tích và đánh giá cách thức trọng tài
đã áp dụng và cân nhắc lợi ích của quốc gia đang phát triển để xác định thời
hạn hợp lý. Như vậy, tác phẩm chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp về việc xác
định thời hạn hợp lý trong trường hợp một bên tranh chấp là quốc gia đang
phát triển mà khơng phân tích tổng quan các vấn đề khác về thời hạn hợp lý.
- Shin-yi Peng (2008), “How much time is reasonable – The Arbitral
decisions under Article 21.3(c) of the DSU”, Berkeley Journal of
International Law, Vol.26, (1). Tác phẩm nghiên cứu thẩm quyền của trọng
tài xác định thời hạn hợp lý để thực thi khuyến nghị và phán quyết. Đặc biệt,
tác phẩm đã tổng kết những yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc xác
định thời hạn hợp lý dài hơn hay ngắn hơn giới hạn 15 tháng trong trường
hợp cụ thể thông qua các quyết định trọng tài theo thủ tục ở Điều 21.3(c)
DSU. Tuy nhiên, tác phẩm chưa nghiên cứu đến vai trò của việc “tuân thủ
ngay lập lức” và quyền lợi của quốc gia đang phát triển ảnh hưởng đến việc
xác định thời hạn hợp lý và tác động của các yếu tố này đến giai đoạn thực
thi.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên tập trung vào quy định của
DSU về các giai đoạn giải quyết tranh chấp của WTO và đề cập thời hạn hợp lý như
một phần trong giai đoạn thực thi. Tuy nhiên, số lượng cơng trình nghiên cứu về
thời hạn hợp lý không nhiều và chưa phản ánh hết tầm quan trọng của thời hạn hợp
lý trong DSU.
Ở Việt Nam, việc xác định thời hạn hợp lý thực thi khuyến nghị và phán
quyết của DSB bằng trọng tài đã được đề cập trong một số các cơng trình nghiên
cứu đã được xuất bản sau đây:

- Raj Bhala (2001), Luật thương mại quốc tế – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Tư pháp. Tác phẩm nghiên cứu ở phạm vi rộng và đặc biệt phân
tích sự khác nhau giữa quy định của GATT 1947 và DSU ở giai đoạn thực
thi. Mặc dù GATT 1947 có quy định về thời hạn hợp lý nhưng chưa bao giờ
được xem xét hay giải thích rõ ràng về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn trong giải
quyết tranh chấp. Cơng trình khẳng định DSU quy định thời hạn hợp lý là
một tiến bộ của WTO và liệt kê thẩm quyền xác định thời hạn hợp lý. Thế


5

nhưng, cơng trình chỉ dừng lại ở mức sơ lược về thời hạn hợp lý như một
trong những bước nhỏ của quá trình thực thi khuyến nghị và phán quyết của
DSB mà khơng phân tích chi tiết việc xác định thời hạn hợp lý được thực
hiện như thế nào.
- Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế
– Phần I, NXB Hồng Đức. Giáo trình đề cập đến quy định về thời hạn hợp lý
thực thi khuyến nghị và phán quyết theo Điều 21.3 DSU. Trong đó, nội dung
của giáo trình phân tích khái qt thẩm quyền của trọng tài trong việc xác
định thời hạn hợp lý và nhấn mạnh thời hạn hợp lý không quá 15 tháng trừ
trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, giáo trình này chưa đi sâu vào phân tích các
vụ kiện tại WTO cũng như tổng kết các yếu tố liên quan giúp xác định thời
hạn hợp lý.
- Trần Việt Dũng, Trần Thị Thùy Dương (2013, chủ biên), Tìm hiểu Luật
WTO qua một số vụ kiện về Chống bán phá giá, NXB Hồng Đức. Tác phẩm
phân tích một số vụ kiện về chống bán phá giá và thời hạn hợp lý trong q
trình thực thi. Tuy nhiên, cơng trình khơng phân tích tổng quan về thời hạn
hợp lý mà chỉ đề cập đến tác động của thời hạn hợp lý đến một số vụ kiện cụ
thể.
- Trần Thị Thùy Dương (2014, chủ biên), Tìm hiểu Luật WTO qua một số vụ

kiện về Trợ cấp, NXB Hồng Đức. Tác phẩm nghiên cứu vai trò của thời hạn
hợp lý trong giai đoạn thực thi của một vụ kiện cụ thể về trợ cấp. Trong đó,
tác phẩm đã phân tích một trong những cơ sở thực tiễn để xác định thời hạn
hợp lý là biện pháp thực thi. Ngồi ra, cơng trình cịn đề cập tác động của
thời hạn hợp lý đến lợi ích của quốc gia đang phát triển trong quá trình thực
thi khuyến nghị và phán quyết của DSB.
Những cơng trình nghiên cứu trên là tài liệu quý báu giúp tác giả thực hiện
đề tài. Tuy nhiên, các cơng trình kể trên khơng nghiên cứu toàn diện về thời hạn
hợp lý, yếu tố liên quan để xác định thời hạn hợp lý thực thi khuyến nghị và phán
quyết của DSB mà chỉ đề cập sơ lược thời hạn hợp lý kéo dài bao lâu trong các vụ
kiện tại WTO.
Điểm mới của đề tài là nghiên cứu một cách toàn điện và chi tiết những vấn
đề pháp lý về thời hạn hợp lý, cơ cở xác định thời hạn hợp lý bằng trọng tài theo
quy định của DSU cũng như thông qua một số vụ kiện tại WTO và những giải pháp
hoàn thiện quy định của DSU để thời hạn hợp lý được áp dụng hiệu quả. Dựa trên


6

kết quả nghiên cứu về thời hạn hợp lý do trọng tài xác định, tác giả phân tích những
khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong giai đoạn thực thi có liên quan đến việc áp
dụng thời hạn hợp lý. Qua đó, tác giả đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam
trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO. Điều này có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã tích cực tham gia
vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và phải đối mặt với các vấn đề thủ tục
mang tính kỹ thuật phức tạp trong giai đoạn thực thi khuyến nghị và phán quyết của
DSB.
3. Mục đích nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài với mục đích tìm hiểu một cách khái qt quy định

về thời hạn hợp lý, cơ sở để trọng tài xác định thời hạn hợp lý qua các vụ kiện cụ
thể tại WTO. Dựa trên các vấn đề pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp về thời
hạn hợp lý, tác giả nghiên cứu những hướng hoàn thiện quy định của DSU về thời
hạn hợp lý. Từ đó, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm để đưa ra ý kiến đề xuất
cho Việt Nam khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp của WTO.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là thời
hạn hợp lý do trọng tài xác định để thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB
theo quy định của WTO, mà cụ thể là quy định của DSU. Dựa trên cơ sở pháp lý và
thực tiễn qua một số vụ kiện tại WTO, tác giả khái quát những yếu tố ảnh hưởng
đến việc xác định thời hạn hợp lý và những nội dung cần sửa đổi trong DSU liên
quan đến thời hạn hợp lý. Từ việc nghiên cứu về thời hạn hợp lý do trọng tài xác
định, chúng ta có thể rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh
chấp tại WTO.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về thời hạn hợp lý thực thi khuyến
nghị và phán quyết do trọng tài xác định theo quy định của DSU và các hiệp định
thương mại có liên quan trong khn khổ WTO.
Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề pháp lý về thời hạn hợp
lý thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB và thông qua một số vụ kiện cụ thể
trong khuôn khổ WTO từ ngày 01.01.1995 đến nay.


7

Phạm vi về nội dung: Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào thời hạn
hợp lý do trọng tài xác định, mà không nghiên cứu thời hạn hợp lý do các bên tự
thỏa thuận. Ngoài ra, đề tài không nghiên cứu thủ tục trọng tài trong việc xác định
mức độ triệt tiêu hay gây phương hại theo Điều 22.6 DSU và khơng phân tích cơ
chế trọng tài như biện pháp thay thế việc giải quyết tranh chấp bằng Ban hội thẩm

và Cơ quan phúc thẩm theo Điều 25 DSU.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, so sánh, tổng
hợp, phân tích để giải quyết những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến thời
hạn hợp lý thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB do trọng tài xác định.
Trong đó, phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm làm rõ quá trình phát triển và
thay đổi quy định về thời hạn hợp lý từ GATT 1947 đến WTO qua các vòng đàm
phán. Tác giả chú trọng sử dụng phương pháp so sánh và phân tích pháp luật để
nghiên cứu những nội dung cơ bản về thời hạn hợp lý, từ đó phân tích những quy
định cần được thay đổi trong DSU.
Đặc biệt, phương pháp phân tích vụ việc được tác giả sử dụng xuyên suốt
quá trình nghiên cứu những vụ kiện tại WTO. Phương pháp phân tích vụ việc được
sử dụng để đánh giá những quyết định của trọng tài, góp phần làm rõ thực tiễn xác
định thời hạn hợp lý theo thủ tục ở Điều 21.3(c) DSU. Bên cạnh đó, tác giả cũng
vận dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những quan điểm cá nhân trong quá trình
nghiên cứu đề tài, đồng thời đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá
trình giải quyết tranh chấp tại WTO.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở pháp lý về thời hạn hợp lý và cơ sở
thực tiễn xác định thời hạn hợp lý thực thi bằng trọng tài thông qua các vụ kiện tại
WTO. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những điểm hạn chế trong quy định của DSU về
thời hạn hợp lý và những nội dung cần được sửa đổi trong tương lai để việc áp dụng
thời hạn hợp lý phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, luận văn góp phần hồn thiện những nghiên cứu về lợi ích của
quốc gia đang phát triển cũng như của Việt Nam trong giai đoạn thực thi khuyến
nghị và phán quyết của DSB có liên quan đến việc xác định thời hạn hợp lý. Kết
quả nghiên cứu đóng góp một vài kiến nghị để các cơ quan có thẩm quyền của Việt


8


Nam tham khảo khi Việt Nam tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tại
WTO. Ngồi ra, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên và
những ai quan tâm, nghiên cứu vấn đề về thời hạn hợp lý trong giai đoạn thực thi
của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong tương lai.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được chia làm 2 chương:
- Chương 1: Khái quát về thời hạn hợp lý thực thi khuyến nghị và phán quyết
và hướng hoàn thiện pháp luật WTO;
- Chương 2: Xác định thời hạn hợp lý bằng trọng tài và kinh nghiệm cho
Việt Nam khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.


9

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THỜI HẠN HỢP LÝ THỰC THI
KHUYẾN NGHỊ VÀ PHÁN QUYẾT VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT WTO
1.1 Khái quát về thời hạn hợp lý theo quy định của DSU
1.1.1 Quá trình hình thành quy định về thời hạn hợp lý
Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của GATT 1947 cho thấy
cơ chế đồng thuận thông qua báo cáo là một trong những hạn chế lớn nhất của cơ
chế này, khiến cho báo cáo của Ban hội thẩm không thể thông qua trong rất nhiều
vụ kiện4. Tuy nhiên, khi báo cáo đã được thông qua, GATT cũng khơng có quy định
cụ thể về thời hạn cho bên thua kiện loại bỏ hay sửa đổi biện pháp không phù hợp
với GATT. Mặc dù Điều XXIII.2 GATT quy định các bên ký kết phải giải quyết
thỏa đáng vấn đề thực thi trong “thời hạn hợp lý”, nhưng “thời gian hợp lý” chưa
bao giờ được định nghĩa chính xác hay được xác định một cách rõ ràng trong khn
khổ của GATT 19475.

Tình trạng báo cáo khơng được thơng qua hay thông qua không được thực
thi diễn ra thường xuyên trong giai đoạn từ năm 1985 – 1989 trong lúc vòng đàm
phán Uruguay đang diễn ra (1986 – 1994)6. Với những khó khăn và bất cập trong
vấn đề thực thi báo cáo trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947, các bên
thắng kiện đe dọa trả đũa đơn phương theo pháp luật quốc gia, mà điển hình nhất là
Hoa Kỳ. Với lý do đang chịu những thiệt hại ngày càng nghiêm trọng trong những
năm 1980 từ các vụ kiện, Hoa Kỳ đe dọa sẽ trả đũa đơn phương nếu bên thua kiện
không thi hành phán quyết của Ban hội thẩm trong thời hạn nhất định trong các vụ
kiện với Hoa Kỳ7. Thậm chí vào ngày 07/9/1985, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald
Reagan đã chỉ đạo cho Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR)8 áp dụng các
biện pháp trả đũa đơn phương theo Điều 301 Luật Thương mại 1974 đối với EC do
EC ngăn chặn việc thông qua báo cáo bất lợi trong vụ kiện EC – Trái cây đóng
4

Ngơ Q Việt (2007), Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại (TBT), Văn phịng Thơng báo và Hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tr. 6.
5
Raj Bhala (2001), Luật thương mại quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, tr. 200.
6
(truy cập ngày 27/10/2014).
7
T. N. Srinivasan (2005), “The Dispute Settlement Mechanism of the WTO: A Brief History and An
Evaluation from Economic, Contractarian, and Legal Perspectives”, Stanford Law and Economics Olin
Working Paper , (320), p. 8.
8
Radio Address of the President to the Nation on 07/9/1985,
(truy cập ngày 17/12/2014).


10


hộp9. Tuy nhiên, hai bên đã thỏa thuận giải quyết vụ kiện này khi EC cam kết rút lại
các trợ cấp đối với trái cây đóng hộp theo lộ trình10. Các nhà đàm phán Uruguay lo
ngại rằng hành động đơn phương của Hoa Kỳ có thể khiến cho các nền kinh tế lớn
khác hành động tương tự nếu không tăng cường hiệu quả và sửa đổi những quy định
của GATT về việc giải quyết tranh chấp11.
Đứng trước những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT
1947, đến giai đoạn giữa vòng đàm phán Uruguay, các bên ký kết đã sẵn sàng thực
hiện một số kết quả sơ bộ, trong đó có Quyết định ngày 12/4/1989 (BISD 36S/6-67)
về việc cải thiện phần nào thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT12. Quyết định
ngày 12/4/1989 được áp dụng trên cơ sở thử nghiệm trước khi kết thúc Vòng đàm
phán Uruguay. Mục I.2 Quyết định ngày 12/4/1989 quy định “Các bên ký kết phải
thông báo cho Hội đồng về ý định thực hiện các khuyến nghị và phán quyết. Nếu
không thể thực thi ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết, các bên ký kết liên
quan phải có thời hạn hợp lý để thực thi”13. Như vậy, Quyết định ngày 12/4/1989
chính thức ghi nhận bên thua kiện sẽ có thời hạn hợp lý để thực thi khuyến nghị và
phán quyết khi việc tuân thủ ngay lập tức là không thể thực hiện được. Dù ngôn ngữ
của Quyết định ngày 12/4/1989 không xác định rõ thẩm quyền quyết định thời hạn
hợp lý thuộc về ai và thời hạn này sẽ kéo dài bao lâu để bên thua kiện thực thi
khuyến nghị và phán quyết, nhưng một phần nội dung này về sau vẫn được ghi
nhận trong DSU14.
Dựa theo đề nghị của Canada trong bản đệ trình ngày 28/6/1990 15, Ban thư
ký GATT đề nghị hai hình thức trọng tài riêng biệt được áp dụng như những công
9

Vụ kiện diễn ra vào cuối năm 1981 khi USTR bắt đầu điều tra việc EC trợ cấp cho các thành viên của EC
sản xuất đào, lê và nho khơ đóng hộp. USTR đã yêu cầu vụ việc được giải quyết theo cơ chế giải quyết
tranh chấp của GATT 1947. Theo báo cáo của Ban hội thẩm, EC vi phạm Điều XVI GATT 1947 về việc
duy trì trợ cấp và điều này đã làm suy giảm các lợi ích của Hoa Kỳ trong hoạt động xuất khẩu trái cây đóng
hộp vào thị trường EC. Tuy nhiên, Hội đồng GATT đã trì hỗn việc thơng qua báo cáo của Ban hội thẩm.

10
Judith H. Bello and Alan F. Holmer (1986), “Section 301 of the Trade Act of 1974: Requirements,
Procedures, and Development”, Northwesters Journal of International Law & Business, (7), p. 659.
11
T. N. Srinivasan, tlđd số 7, p. 9.
12
(truy cập ngày
07/01/2015).
13
(truy cập ngày
15/01/2015)
14
Bùi Anh Thủy (2008), Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO, Luận án Tiến sĩ Luật
học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, tr. 34.
15
Dispute Settlement – Communication from Canada, MTN.GNG/NG13/W/41 on 28/6/1990.


11

cụ hỗ trợ để giám sát việc thực thi của bên thua kiện. Trước tiên là hình thức trọng
tài xác định “thời hạn hợp lý” khi bên thua kiện yêu cầu rằng cần có một khoảng
thời gian đủ để thực thi khuyến nghị và phán quyết. Thứ hai, hình thức trọng tài xác
định mức độ trả đũa tương đương trong vụ kiện phải thực hiện tạm hoãn thi hành
các nhượng bộ16. Đến bản dự thảo về việc giải quyết tranh chấp ngày 21/9/1990,
hình thức trọng tài đầu tiên và thời hạn hợp lý được ghi nhận như sau:
“Bên ký kết liên quan phải thông báo cho Hội đồng về những dự định thực
thi các khuyến nghị và phán quyết. Các bên sẽ có thời hạn hợp lý để tuân thủ các
khuyến nghị và phán quyết. Thời hạn hợp lý phải là:
(a) Khoảng thời gian được các bên tranh chấp thỏa thuận trong vịng 30/90

ngày sau khi thơng qua các khuyến nghị và phán quyết; hoặc nếu không
thỏa thuận được như vậy, thì là
(b) Khoảng thời gian được quyết định bởi trọng tài trong vịng 60/120 ngày
sau khi thơng qua các khuyến nghị và phán quyết.
(Tuy nhiên, theo tiểu mục (a) và (b) ở trên, thời hạn hợp lý sẽ không quá 12
tháng sau khi thông qua các khuyến nghị và phán quyết)”17.
Trong chương trình nghị sự tại vịng đàm phán Uruguay vào tháng 12/1991,
quy định về thời hạn hợp lý trong bản dự thảo nêu trên đã được sửa đổi một số nội
dung và được ghi nhận chính thức trong DSU như một phần trong cam kết trọn gói
tại Marrakesh vào tháng 4/199418.
Kết thúc vòng đàm phán Uruguay, DSU được quy định tại Phụ lục 2 Hiệp
định Marrakesh. Trong đó, Điều 21.3 DSU quy định về việc thành viên thua kiện
nếu không thể tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết của DSB thì
thành viên này sẽ có thời hạn hợp lý để thực thi và thời hạn hợp lý phải là:
“(a) khoảng thời gian do thành viên liên quan đề xuất, với điều kiện là thời
hạn đó được DSB thơng qua; hoặc, nếu khơng được thơng qua như vậy, thì là

16

David William Jacyk (2007), Arbitration in WTO Disputes: The Forgotten Alternative, Master Thesis, The
Univesity of British Columbia, Vancouver, p. 87.
17
Draft Text on Dispute Settlement, MTN.GHG/NG13/W/45 on 21/9/1990, p. 4.
18
Michael Young (1995), “Dispute Resolution in the Uruguay Round: Lawyers Triumph over Diplomats”,
The International Lawyer, Vol. 29, (2), p. 401.


12


(b)

khoảng thời gian được các bên tranh chấp thỏa thuận trong vịng 45

ngày sau ngày thơng qua các khuyến nghị và phán quyết; hoặc, nếu không đạt được
thỏa thuận như vậy giữa các bên, thì là
(c)
khoảng thời gian được xác định thơng qua quyết định trọng tài có giá
trị ràng buộc trong vịng 90 ngày sau ngày thơng qua các khuyến nghị và phán
quyết. Trong tố tụng trọng tài như vậy thì một hướng dẫn đối với trọng tài viên là
thời hạn hợp lý để thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của Ban hội thẩm hay
Cơ quan Phúc thẩm, không được vượt quá 15 tháng kể từ ngày thông qua báo cáo
của Ban hội thẩm hoặc của Cơ quan Phúc thẩm. Tuy nhiên, thời hạn này có thể dài
hoặc ngắn hơn, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể”.
Như vậy, so với bản dự thảo về việc giải quyết tranh chấp trong vòng đàm
phán Uruguay, DSU quy định thêm thẩm quyền xác định thời hạn hợp lý trước hết
thuộc về DSB dựa trên đề xuất của thành viên thực thi, sau đó đến các bên tranh
chấp thỏa thuận và cuối cùng là trọng tài. Ngoài ra, thời hạn hợp lý được mở rộng
lên đến 15 tháng thay vì 12 tháng như bản dự thảo và thời hạn này cịn có thể tăng
lên hay giảm xuống tùy vào trường hợp cụ thể. Mặc dù vậy, quy định về thời hạn
hợp lý trong DSU vẫn chưa thật sự rõ ràng và gây khó khăn trong q trình áp dụng
Điều 21.3(c) DSU trên thực tế. Bởi lẽ quy định này đã không đưa ra khái niệm thời
hạn hợp lý và yếu tố nào được xem là trường hợp cụ thể để kéo dài hay rút ngắn
thời hạn hợp lý so với giới hạn 15 tháng.
Các cuộc đàm phán diễn ra từ năm 1997 đến năm 1999 để rà soát và làm rõ
nghĩa một số quy định của DSU đã không đạt được kết quả khả quan. Năm 2001,
một số cuộc đàm phán nhằm cải thiện quy định của DSU vẫn tiếp tục diễn ra, đặc
biệt là yêu cầu thay đổi Điều 21 và 22 DSU, nhưng cuối cùng cũng khơng có bước
tiến đáng kể nào19. Các quốc gia đang phát triển cho rằng những quy định về việc
thực thi khuyến nghị và phán quyết trong DSU vẫn chưa mang lại hiệu quả và chưa

bảo vệ được lợi ích của quốc gia đang phát triển như được kỳ vọng từ khi WTO ra
đời20. Do đó, trong vịng đàm phán Doha, các thành viên WTO vẫn hi vọng vào việc
sửa đổi quy định của DSU. Đã có một số đề xuất thay đổi Điều 21.3 DSU với nội
19

Peter Gallagher (2006), Guide to Dispute Settlement, Kluwer Law International, London – The Hague –
Boston, pp. 51 – 56.
20
Hansel T. Pham (2004), “Developing countries and the WTO: The need for more mediation in the DSU”,
Harvard Negotiation Law Review, (9), p. 334.


13

dung ghi nhận rõ hơn cơ sở và cách thức xác định thời hạn hợp lý bằng trọng tài
nhằm đảm bảo thành viên tuân thủ đầy đủ khuyến nghị và phán quyết của DSB một
cách nhanh nhất21.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thời hạn hợp lý
1.1.2.1 Khái niệm thời hạn hợp lý
“Thời hạn hợp lý” (reasonable period of time, reasonable time) theo cách
giải thích của Black‟s Law Dictionary mang nghĩa là “khoảng thời gian cần thiết để
những điều thỏa thuận được hoàn thành dựa trên những hoàn cảnh chủ quan”22.
Theo đó, thời hạn hợp lý chỉ được áp dụng khi cần thiết và không tồn tại một cách
bất biến mà phải tùy vào hoàn cảnh nhất định. Trong khuôn khổ của WTO, “thời
hạn hợp lý” là cụm từ được sử dụng trong hơn 50 điều khoản khác nhau của các
hiệp định, chủ yếu là quy định tại Điều 21.3 DSU, Điều 6.8 Hiệp định ADA và
Điều 5.7 Hiệp định SPS23. Tuy nhiên, khơng có điều khoản nào trong các hiệp định
của WTO đưa ra khái niệm thời hạn hợp lý. Điều 21.3 DSU chỉ quy định cách thức
xác định thời hạn hợp lý lần lượt bởi: (1) DSB đồng ý thời hạn hợp lý theo đề nghị
của thành viên thực thi, (2) các bên trong tranh chấp thỏa thuận, (3) trọng tài. Do

đó, “thời hạn hợp lý” được hiểu như thế nào phải dựa trên thực tiễn giải quyết tranh
chấp, mà cụ thể là thông qua các quyết định của trọng tài khi xác định thời hạn hợp
lý theo thủ tục ở Điều 21.3(c) DSU24.
Vụ kiện Nhật Bản – Các loại thuế đối với đồ uống có cồn (Nhật Bản – Đồ
uống có cồn) là lần đầu tiên thủ tục trọng tài theo Điều 21.3(c) DSU được áp dụng.
Tuy nhiên, ở lần đầu tiên này trọng tài đã không đưa ra khái niệm thế nào là “thời
hạn hợp lý” mà chỉ đơn giản xác định “thời hạn hợp lý theo nghĩa của Điều 21.3(c)
DSU dành cho Nhật Bản tuân thủ khuyến nghị và phán quyết của DSB là 15
tháng”25. Đến vụ kiện EC – Các biện pháp liên quan tới thịt và các sản phẩm thịt
(EC – Hormones), trọng tài cho rằng “thời hạn hợp lý” được quyết định theo Điều
21

Eric White (2008), “Reforming the dispute settlement system through practice”, Agreeing and
Implementing the Doha Round of the WTO, Cambridge Press, pp. 276 – 281.
22
Bryan Garner (2001, editor), Black‟s Law Dictionary, West Group, St.Paul, Minnesota, pp. 584 – 585.
23
Graham Cook (2013), “Reasonableness in WTO Law”, Latin American Journal of International Trade
Law, Vol.1, (2), p.721.
24
Bruce Wilson (2005), “The WTO dispute settlement system and its operation a brief overview of the first
ten years”, Key Issues in WTO Dispute Settlement: The first ten years, Cambridge University Press, p. 18.
25
WT/DS8/15, đoạn 27.


14

21.3(c) DSU là “thời hạn ngắn nhất trong hệ thống pháp luật của thành viên thực
thi”26. Một số trọng tài về sau cũng ủng hộ quyết định này và mặc định thời hạn hợp

lý là một khoảng thời gian tương ứng với thời hạn ngắn nhất trong hệ thống pháp
luật của thành viên thua kiện, đủ để thành viên này rút lại hay sửa đổi biện pháp
không phù hợp với các hiệp định có liên quan của WTO27.
Trong vụ kiện Nhật Bản – Các biện pháp liên quan tới hàng nông sản (Nhật
Bản – Hàng nông sản) đề cập đến “thời hạn hợp lý” trong Điều 5.7 Hiệp định SPS
khi chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, thành viên có thể tạm thời áp dụng các
biện pháp vệ sinh động thực vật trên cơ sở thông tin chuyên môn sẵn có nhưng
thành viên sẽ phải thu thập thơng tin bổ sung cần thiết để có sự đánh giá rủi ro
khách quan hơn và rà soát các biện pháp vệ sinh động thực vật một cách tương ứng
trong thời hạn hợp lý, Cơ quan phúc thẩm cho rằng “những gì tạo nên một thời hạn
hợp lý phải được thiết lập trên cơ sở từng trường hợp cụ thể và dựa vào hoàn cảnh
cụ thể trong từng vụ kiện”28. Như vậy, trong vụ kiện này, Cơ quan phúc thẩm đã
không đưa ra khái kiệm hay tiêu chí xác định thời hạn hợp lý, nhưng chỉ ra một điều
quan trọng là thời hạn hợp lý phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể trong từng vụ kiện.
Đặc biệt, trong vụ kiện Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá đối với các
sản phẩm thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Nhật Bản (Hoa Kỳ –Thép cuộn cán
nóng), Cơ quan phúc thẩm khi phân tích ngơn ngữ ở Điều 6.8 Hiệp định ADA đã
đưa ra lập luận khá chặt chẽ như sau:
Cụm từ“hợp lý” ngụ ý mức độ linh hoạt có liên quan đến việc xem xét
tất cả các tình tiết trong một vụ kiện cụ thể. Những gì là hợp lý trong
hồn cảnh này có thể được chứng minh ít hợp lý hơn trong hoàn cảnh
khác. Điều này cho thấy rằng những gì tạo nên thời hạn hợp lý, theo
Điều 6.8 và Phụ lục II Hiệp định ADA, cần được xác định trên cơ sở
từng trường hợp cụ thể, trong ánh sáng của những hoàn cảnh cụ thể của
từng lần điều tra. Tóm lại,“thời hạn hợp lý”phải được giải thích một
cách nhất quán với khái niệm về tính linh hoạt và cân bằng vốn có trong

26

WT/DS26/15, đoạn 26.

WT/DS75/16, đoạn 42; WT/DS139/14, đoạn 41; WT/DS160/12, đoạn 31; WT/DS170/10, đoạn 47.
28
WT/DS76/AB/R, đoạn 93.
27


15

khái niệm“hợp lý”và theo cách cho phép cân nhắc quyết định trong
từng trường hợp cụ thể 29.
Ủng hộ quan điểm trên của Cơ quan phúc thẩm, trọng tài theo thủ tục ở Điều
21.3(c) DSU trong chính vụ kiện này đã viện dẫn quan điểm trên và cho rằng “mặc
dù quyết định trên của Cơ quan phúc thẩm áp dụng theo Hiệp định ADA, không
phải DSU, nhưng về bản chất “hợp lý” là trùng khớp, theo quan điểm của tôi, khái
niệm hợp lý này thích hợp cho các trọng tài áp dụng để xác định những gì tạo
nên“thời hạn hợp lý” theo DSU”30.
Ngoài ra, trong vụ EC – Phân loại hải quan đối với sản phẩm gà rút xương
đông lạnh (EC – Thịt gà) trọng tài cũng cho rằng tính hợp lý phải hài hòa giữa hai
yếu tố: (1) Nhu cầu và nghĩa vụ thực thi nhanh nhất có thể và (2) tuân thủ theo thủ
tục thông thường cần thiết để thực thi khuyến nghị và phán quyết trong hệ thống
pháp luật quốc gia31. Điều này đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên trong tranh
chấp khi bên khởi kiện mong muốn được thực thi nhanh chóng nhằm đạt được “mục
tiêu số một của cơ chế giải quyết tranh chấp là bảo đảm việc rút lại những biện
pháp có liên quan nếu những biện pháp này bị quyết định là không phù hợp với
những quy định trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào”32, nhưng vẫn phải đảm bảo
thành viên thua kiện có đủ thời gian cần thiết để thực thi khuyến nghị và phán quyết
phù hợp với các thủ tục luật định của thành viên thua kiện.
Từ các quyết định trên của trọng tài cho thấy tồn tại hai quan điểm khác nhau
về khái niệm thời hạn hợp lý trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO. Một
bên cho rằng “thời hạn hợp lý là thời hạn ngắn nhất trong hệ thống pháp luật quốc

gia”; ngược lại, quan điểm kia cho rằng thời hạn hợp lý phải là thời hạn mang tính
linh hoạt và cân bằng dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng vụ kiện. Tuy nhiên, trọng
tài Claus-Dieter Ehlermann trong vụ Hoa Kỳ – Các biện pháp ảnh hưởng tới dịch
vụ cung cấp sàn đánh bạc xuyên biên giới (Hoa Kỳ – Cờ bạc) nhấn mạnh rằng:
“Thời hạn hợp lý theo Điều 21.3(c) DSU là „thời hạn ngắn nhất trong hệ
thống pháp luật của thành viên để thực thi khuyến nghị và phán quyết
của DSB‟ là cụm từ thuận tiện được các trọng tài trước đó dùng để mơ
29

WT/DS184/AB/R, đoạn 84 – 85.
WT/DS184/13, đoạn 25.
31
WT/DS286/15, đoạn 49.
32
Điều 3.7 DSU.
30


×