Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018-2019VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM HỌC 2019-2020 CỦA NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.45 KB, 26 trang )

PHÒNG GD&ĐT TPVL
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
Số: 157/KH-NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phường 3, ngày 26 tháng 9 năm 2019

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2019 – 2020

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018-2019
VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM HỌC 2019-2020 CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch của năm học 2018-2019.
1.1. Những kết quả đạt được của năm học:
- Về cơng tác tư tưởng chính trị:
Tập thể CBGV-NV nhà trường chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, nhận thức tốt vai trị nhiệm vụ nghề nghiệp của mình trong tình
hình mới hiện nay. Quán triệt đầy đủ các văn bản , chỉ thị của đảng và nhà nước về lãnh vực
giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đởi mới căn
bản và toàn diện giáo dục đào tạo.
Quán triệt tốt Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bợ Chính trị khóa XII về “Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 100% CBGV-NV
đăng ký thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW. Thực hiện nghiêm túc phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng đơn vị văn hóa.
Ln rèn luyện tác phong mẫu mực để: “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo
đức, tự học và sáng tạo”. Học sinh có ý thức trong việc thực hiện phong trào xây dựng


“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Về công tác tổ chức:
Hệ thồng tổ chức nhà trường với đầy đủ các bộ phận, tổ chuyên môn được thành lập
theo qui định và hoạt động đồng bộ và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và hiệu quả.
Chủ đợng tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các ban
ngành đoàn thể, phụ huynh học sinh xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, đảm bảo an
ninh trật tự an toàn trường học.
- Về cơng tác chun mơn:
+ Về phía giáo viên:
Thực hiện đúng nợi dung chương trình qui định. Thực hiện khá tốt việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, phát huy khá tốt tính tích cực, chủ đợng, sáng tạo của HS. Vận
dụng có hiệu quả dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh. Thực hiện tốt việc đổi
mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vận dụng có hiệu quả ứng dụng cơng
Trang 1


nghệ thông tin trong giảng dạy. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn và đặc biệt
là tập huấn chuẩn bị cho chương trình sách giáo khoa mới.
- Thao giảng: 165 tiết (thực hiện bài giảng điện tử: 276 tiết). Dự giờ: 825 tiết
- Báo cáo được: 18 chuyên đề: cấp trường: 16 - cấp TP: 02.
- Sáng kiến kinh nghiệm: 51 GV.
- Thanh tra chuyên đề: 10 GV ( Tốt: 10)
- Kết quả Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: đạt 05/05 GV dự thi
- Trường học kết nối: 28 sản phẩm.
- Dạy học trải nghiệm: đạt 25/25 lớp đều có tiết học trải nghiệm (100%)
- Thực hiện kế hoạch bồi giỏi K.9: 840 tiết và nâng kém K 6.7.8: 748 tiết
+ Về phía học sinh:
Khối

Sĩ số


6
7
8
9
TC

325
275
268
258
1126

Khối Sĩ số
6
7
8
9
TC

325
275
268
258
1126

Tốt
TS
315
242

250
240
1047

%
96.9
88.0
93.3
93.0
93.0

Giỏi
TS
%
189
58.2
118
43.9
93
34.7
100
38.8
500
44.4

TS
6
26
16
14

62

Hạnh Kiểm
Khá
Trung bình
%
TS
%
1.9
2
0.6
9.5
6
2.2
6.0
2
0.7
5.4
4
1.6
5.5
14
1.2

Khá
TS
81
90
116
108

394

%
24.9
32.7
42.9
41.8
35.0

Học lực
Trung bình
TS
%
51
17.5
65
23.7
57
21.3
50
19.4
223
19.8

Yếu
TS
4
2
3
0

9

Yếu
TS
2
1
0
0
3

%
1.2
0.7
1.1
0
0.8

%
0.6
0.3
0
0
0.3

Kém
TS
0
0
0
0

0

%
0
0
0
0
0

- HS Giỏi cấp TP đạt : 22/59 HS - Tỉ lệ : 37.3%
- HS Giỏi cấp Tỉnh đạt : 15/21 HS - Tỉ lệ : 71.4%.
- Thi HS giỏi thực hành thí nghiệm (Lý-Hóa -Sinh):
TP: 08/18 HS - Tỉ lệ : 44.4%
Tỉnh: 00
- Thi Hùng biện Tiếng anh cấp TP: đạt 02 giải KK.
* Phong trào, ngoại khóa:
- Hợi thi “NCKHKT” đạt giải I cấp Tỉnh và giải IV cấp Tồn quốc.
- Hợi thi "Em yêu lịch sử VN" cấp TP: đạt giải KK
- Hội thi "Liên hoan trống kèn đội ta cấp TP” đạt giải xuất sắc và chỉ huy xuất sắc.

Trang 2


- Hội thi vẽ tranh thiếu nhi cấp TP: giải A.
- Hội thi STTTNNĐ cấp TP đạt: giải III.
- Hội thi sáng tạo KHKT cấp TP đạt: giải III.
- Hội thi tin học trẻ cấp TP đạt giải KK.
* Các hoạt đợng khác:
- Hợi thi tìm hiểu ứng dụng CNTT cấp tỉnh năm 2018 của GV đạt giải III.
- Bóng đá Giáo viên nam: giải I; Giải II: bóng đá giáo viên nữ; Giải I: bơi lội Nam

GV, Giải II bơi lợi Nam tiếp sức và đạt Giải II tồn đồn trong hợi thao chào mừng 20.11.
- Hợi thi văn nghệ mừng xuân 2019 cấp tỉnh: đạt giải II.
- Hội thi vẽ tranh mừng xuân 2019 cấp tỉnh: đạt giải KK.
1.2. Những hạn chế, tồn tại chính của năm học qua:
- Thiếu phịng bợ mơn, phịng chức năng, phịng bồi giỏi nâng kém phục vụ cho công
tác dạy và học.
- Một số phong trào hội thi đạt nhưng kết quả chưa cao như: HSG cấp TP, THTN…
- Có 02 hs ở lại lớp (tăng 0.2% so với năm học trước).
- Học sinh bỏ học: 09HS (0.8%)
- Học sinh bỏ học trong hè: 09 HS.
1.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó:
- Mợt số phong trào hợi thi đạt nhưng chưa có nhiều giải cao do cơ sở vật chất hạn chế
trong việc tập luyện, chưa được đầu tư nhiều ngay từ đầu, đơi khi giáo viên cịn thiếu kinh
nghiệm nhất là trong việc bồi dưỡng thực hành thí nghiệm.
- Kinh tế gia đình HS gặp nhiều khó khăn, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc
học của học sinh, học sinh học yếu chán học dẫn đến bỏ học. Mợt số bỏ địa bàn do hồn
cảnh khó khăn.
2. Thực trạng đầu năm học mới của nhà trường:
2.1. Tình hình học sinh đầu năm học 2019-2020.
Học sinh
Dân
K.
tộc
tật

Khối

Số
lớp


T. số

Nữ

Cận
nghèo

Khó
khăn

6

7

298

155

3

2

2

42.6

2

2


2

7

7

321

155

12

0

0

45.8

0

3

10

8

6

272


137

2

0

1

45.3

6

1

8

9

6

264

124

2

0

0


44.0

2

2

7

Tởng

26

1155

571

19

2

3

44.4

10

8

27


Lưu
ban

Trang 3

Hộ
Số TB
Nghèo
HS/lớp


2.2.Tình hình cán bộ-giáo viên-nhân viên:
TT QL/Tổ CM
1

BGH

2
3
4

Văn-GDCD
Sử-Địa
Anh vănMT
T.dục-Nhạc
Hóa-Sinh
Lý-Tin
Tốn
Tởng PT
Kế tốn

Văn Thư
Y tế
TB-TH
Bảo vệ
Phục vụ
Tổng

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nữ

Đảng
viên

Biên
chế

2
7
5

7

0
6
5
7

2
5
4
4

2
7
5
7

6
7
6
9
1

1
5
4
3
1

2

5
2
5
1

6
7
6
9
1

5
5
4
8

1
1
1
1
2
1
57

1
0
1

1


1
1
1
1

1

32

Ths

1

1
6
4
5

1

Khác

1
1
1
1
2
2
1
1

1
1
1

1
1
35

Hợp
đồng

Trình độ
ĐH CĐ TC

T.số

2
1
3

54

1
2

39

12

2


1
1
2

2.3. Tình hình cơ sở vật chất:
DT
trường

DT
sân
chơi

(m2)

(m2)

4.832

Số
phịng
học

P.
Thư
viện

P.
Thiết
bị


P.
Vi
tính

P.
khác

Nhà xe
(m2)
GV

18

1

1

2

10

1

2.4.Các tổ chức đồn thể; đảng bộ, chính quyền địa phương:
- Cơng đồn: 57 CĐV
- Chi bợ đợc lập: 32 đảng viên.
- Đồn thanh niên:19 GV-NV
-Tởng phụ trách: 01
-Tổ chuyên môn: 07 và 01 tổ văn phòng (08)

- Ban đại diện cha mẹ học sinh: 52 phụ huynh

2.5. Thuận lợi, khó khăn:
Trang 4

HS
1

Nhà VS
(m2)
(Khu)
HS
GV
1+3NVS
Phịng
làm việc

6


*Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất vừa được xây dựng mới khang trang, đảm bảo đủ phòng học và phòng
chức năng cho hs học 1 buổi và thuận lợi cho cơng tác bồi giỏi, nâng kém.
- Được Phịng GD và ĐT, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể quan tâm, chính quyền địa
phương ủng hợ, Hợi khuyến học phường và đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ HS và các
mạnh thường quân nhiệt tình hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần.
- Đợi ngũ giáo viên khá vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tạo được niềm tin đối với phụ huynh HS, chính quyền địa phương, ngành giáo dục
thành phố về chất lượng giảng dạy và nề nếp học tập.

*Khó khăn:
- Với cơ sở vừa được xây dựng mới nên cịn thiếu bóng mát cho học sinh vui chơi sinh
hoạt và học giờ thể dục.
- Còn nhiều học sinh tḥc gia đình nghèo, khó khăn.
- Mợ số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của học sinh, chưa phối hợp tốt với
nhà trường để giáo dục các em, để các em cịn hay nghỉ học khơng phép và bỏ học.
- Mợt vài giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn và nhất là công tác chủ
nhiệm lớp nên việc giáo dục học sinh chưa hiệu quả lắm.
PHẦN II

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019-2020

Căn cứ công văn số: 1522/HD-SGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Sở
GD&ĐT Vĩnh Long về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2019-2020.
Căn cứ công văn số: 625/HD-PGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Phòng
GD&ĐT TP. Vĩnh Long về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở
năm học 2019-2020.
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, trường THCS Nguyễn Trãi đề ra phương
hướng nhiệm vụ giáo dục năm học 2019-2020 như sau:
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của các cấp:
Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về đởi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phở thơng; Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019
của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hợi nghị Trung ương 8 khóa XI về đởi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Kết luận số 49-KL/TW ngày 10 tháng 5 năm 2019 của
Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bợ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây
dựng xã hội học tập; qn triệt phương châm hành đợng “bứt phá” của Chính phủ để hoàn
thành kế hoạch 5 năm 2016-2020; Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ

tướng Chính phủ về đẩy mạnh đởi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Trang 5


việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phở thông hiện hành theo định hướng phát
triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
2. Tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp theo hướng hợp lí và hiệu quả.
3. Nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí theo hướng phát huy quyền tự chủ của nhà
trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực
quản trị, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu và cá nhân thực hiện nhiệm vụ; thực
hiện tốt chức năng giám sát của xã hội và kiểm tra của cấp trên;
4. Tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phở thơng
(GDPT) hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình GDPT mới (sau
đây gọi là chương trình GDPT năm 2018); thực hiện tốt việc đởi mới phương pháp, hình
thức, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá; chú trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và
học.
5. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, đổi mới hoạt đợng giáo dục, rèn luyện phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bợ quản lí, giáo viên, nhân
viên và học sinh.
6. Tập trung phát triển đợi cán bợ quản lí và giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề
nghiệp, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất hướng tới đáp ứng
yêu cầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phở thơng mới;
7. Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh; tiếp tục thực hiện Đề án giáo dục
hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 20182025; nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, hoạt đợng của các đồn thể, Ban đại diện
cha mẹ học sinh trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường
chuẩn quốc gia

1.1. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Khai thác triệt để CSVC mới xây dựng để nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục và các
hoạt động phong trào khác. Tăng cường thực hiện xã hợi hóa giáo dục, vận đợng, huy đợng
các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan thêm theo hướng xanh - sạch - đẹp, an
toàn; xây dựng mơi trường sư phạm văn hóa, lành mạnh để thu hút học sinh đến trường; tổ
chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) để có kế hoạch
sửa chữa, bở sung kịp thời, hướng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tăng
cường bồi dưỡng, nâng cao trình đợ chun mơn, nghiệp vụ của viên chức làm công tác
quản lý TBDH, kiến nghị cấp lãnh đạo tuyển bở sung nhân viên TBDH nếu cịn thiếu; chỉ
đạo giáo viên tăng cường sử dụng TBDH để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học.
Khai thác triệt để CSVC mới xây dựng để nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục và các
hoạt động phong trào khác.
Trang 6


Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tở
chức các hoạt đợng trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, rèn luyện thể
chất, kĩ năng sống cho học sinh.
1.2. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia trong năm học 20192020. Mỗi học sinh mượn và đọc sách của thư viện trường ít nhất 2 quyến/học kỳ.
Tiến hành xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và Kiểm định chất lượng giáo dục theo
Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bợ GDĐT, trong đó cần tập
trung mọi nguồn lực, thực hiện các giải pháp kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, đầu tư cơ sở vật
chất, ổn định và nâng cao chất lượng dạy học…
2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
2.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 03 tháng 10 năm
2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018

(có hướng dẫn bổ sung tại Công văn 5131/BGDĐT-GDTrH, ngày 01 tháng 11 năm 2017),
Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bợ GDĐT, trong đó tập trung vào
các nợi dung:
- Tiếp tục rà sốt nợi dung sách giáo khoa, tinh giản những nội dung vượt quá mức
độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT hiện hành; điều chỉnh để tránh
trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin
mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu.
- Chỉ đạo các tở/nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch của tở, trong đó chú trọng nợi
dung dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên mơn, dạy học trải nghiệm; sắp xếp lại nội
dung dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao thơng,
rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Tăng cường các hoạt động dự
giờ, rút kinh nghiệm. Kế hoạch giáo dục các mơn học, hoạt đợng giáo dục của tở/nhóm
chun mơn phải được hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, báo cáo phòng GDĐT trước khi
thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện.
- Nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục trên cơ sở kế hoạch dạy học của
tở/ nhóm chuyên môn, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái đợ của từng cấp học trong
chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương
và khả năng học tập của học sinh, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ơn tập, thí nghiệm,
thực hành, tở chức hoạt đợng trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kì. Kế hoạch giáo dục của
đơn vị trình phịng GDĐT phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát
trong quá trình thực hiện.
- Thực hiện kế hoạch giáo dục theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19
tuần, học kỳ II: 18 tuần). Bên cạnh việc thực hiện theo khung phân phối chương trình Sở
GDĐT ban hành, căn cứ vào thực tiễn công tác, nhà trường có thể linh hoạt xây dựng phân
phối chương trình riêng, áp dụng cho đơn vị nhưng phải có ý kiến phê duyệt của Sở GDĐT.
2.2.Tổ chức dạy học môn tiếng Anh
Trang 7



Tiếp tục nâng cao năng lực giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất để tăng số học sinh và
số lớp tham gia học chương trình mới; tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh tham gia các lớp
đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đợi ngũ đáp ứng u cầu triển khai chương trình mới;
Thực hiện nghiêm kiểm tra đánh giá 4 kỹ năng theo Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH
của Bộ GDĐT.
Khuyến khích dạy học song ngữ tiếng Anh đối với mơn Tốn.
2.3. Triển khai Kế hoạch số 394/KH-SGDĐT ngày 22/3/2019 của Ngành thực hiện
Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ
thông giai đoạn 2018 – 2025” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trong đó tập trung thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp: Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng học sinh phở thơng;
Đởi mới nợi dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ
thông gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, các làng nghề tại địa phương; Khai thác và sử
dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong
giáo dục phổ thông; Huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định
hướng phân luồng học sinh phổ thông;
Tiếp tục đa dạng các phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Mời các trường
cao đẳng, trường nghề giới thiệu trao đổi giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong
tương lai,
2.4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy. Tiếp
tục thực hiện Kế hoạch số 868/KH-SGDĐT, ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Sở GDĐT về học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020; Cơng văn
số 38/SGDĐT-CTTT, ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Sở GDĐT về việc sử dụng tài liệu
“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong nhà trường. Đưa
vào giảng dạy bộ tài liệu này theo hướng tích hợp trong mơn Giáo dục cơng dân, các mơn
học có liên quan và trong các hoạt đợng giáo dục ngồi giờ lên lớp, các b̉i sinh hoạt lớp,
hoạt đợng Đồn, Đợi... Tiếp tục triển khai kế hoạch của Ngành thực hiện Đề án “Tăng
cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi

đồng giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”
Tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tợc, giáo
dục pháp luật, phòng chống tham nhũng; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên
giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường; không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; ứng phó với biến
đởi khí hậu, phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an tồn giao thơng và văn hóa giao
thơng;… theo hướng dẫn của Bợ GDĐT thơng qua nhiều hoạt đợng văn, thể, mĩ đa dạng, lồng
ghép, tích hợp linh hoạt vào hoạt đợng trên lớp, ngoại khóa, các câu lạc bợ, hoạt đợng đồn
thể… Chú ý cập nhật các nội dung học tập gắn với thời sự quê hương, đất nước, số liệu thống
kê mới đối với các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...
2.5. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hịa nhập cho học sinh khuyết tật; triển
khai mơ hình giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật dựa trên công nghệ thông tin và truyền
thông theo Dự án “Tăng cường tiếp cận và chất lượng giáo dục hịa nhập thơng qua cơng
nghệ thơng tin cho trẻ khuyết tật” của Bộ GDĐT.
2.6. Tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học để tạo môi trường học tập gần
gũi, thân thiện đối với học sinh. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Ngày khai giảng, Lễ tri ân,
Trang 8


Lễ chào cờ, hướng dẫn học sinh hát Quốc ca đúng nhạc và lời trên nền nhạc khơng có lời khi
chào cờ, thể hiện được nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc; hướng dẫn học sinh ôn luyện các bài
thể dục buổi sáng, giữa giờ, bài thể dục chống mệt mỏi… trong suốt năm học.
Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt đợng giáo dục ngồi giờ chính khóa chuyển mạnh
sang hướng hoạt động trải nghiệm; tăng cường, tổ chức và quản lý công tác giáo dục kĩ năng
sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bợ GDĐT ban
hành quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ
chính khóa; khuyến khích học sinh tham gia các câu lạc bợ sở thích. Tăng cường cơng tác
giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025
theo Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Khuyến khích tở chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt đợng góp phần phát triển
năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao;... trên cơ sở tự nguyện của

nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý và nội dung học
tập của học sinh trung học,
2.7. Chú trọng hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa
giờ và bài thể dục chống mệt mỏi theo quy định. Duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục
nói trên vận dụng vào tập luyện thường xuyên trong suốt năm học; tập luyện và thi đấu các
mơn thể thao trong chương trình Hợi khỏe Phù Đổng nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển
thể lực tồn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận đợng cơ bản và hình thành cho học sinh
thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên; tuyển chọn lực lượng vận động viên học
sinh tham gia Hội khỏe Phù Đởng các cấp.
2.8. Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học
a. Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ đợng, tích
cực, tự học của học sinh thơng qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học
để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp STEM.
b. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận
và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành
nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết
quả học tập của mình; giáo viên tởng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận
và vận dụng.
c. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn
số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bợ GDĐT, Bợ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
- Khuyến khích tở chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt đợng góp phần phát triển
năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; thí nghiệm - thực hành; ngày
hợi cơng nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ;... trên cơ sở tự nguyện của nhà
trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nợi dung học tập
của học sinh.
- Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên
cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông. Kết hợp tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập trên
lớp với hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngồi nhà trường. Tích cực triển khai có hiệu quả

cơng tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học và Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp
quốc gia năm học 2018-2019 theo hướng dẫn tại Công văn số 3521/BGDĐT-GDTrH ngày
17 tháng 8 năm 2018 của Bộ GDĐT.
Trang 9


Tăng cường tở chức các hoạt đợng dạy học thí nghiệm – thực hành cho học sinh.
2.9. Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá
- Thực hiện tốt quyền chủ động trong kiểm tra bắt đầu từ việc đảm bảo tính chặt chẽ,
nghiêm túc, đúng quy chế ở các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm
bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của
học sinh, công khai kết quả kiểm tra, đánh giá.
- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt
động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực
hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí
nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video...) về kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài
kiểm tra hiện hành.
- Kết hợp đánh giá trong q trình giáo dục và đánh giá tởng kết cuối kì, cuối năm
học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh
giá của cha mẹ học sinh và cợng đồng. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng
dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bợ của học sinh. Đối với học sinh có kết quả bài
kiểm tra định kì khơng phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học
tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên
nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại.
- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra định kì, cuối học kì, cuối năm học
theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự
luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến
thức, kĩ năng đã học; Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học
bằng ngơn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt đợng phân tích, giải thích, so

sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống,
vấn đề trong học tập; Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết thành cơng tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; Vận dụng cao: vận
dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, khơng giống với
những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước mợt tình
huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng
lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các
câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù
hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng,
vận dụng cao.
- Chủ động kết hợp mợt cách hợp lí hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa
kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng
kiến thức liên môn vào thực tiễn; đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng
cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính
kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hợi; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi mợt lựa chọn đúng; triển
khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết môn tiếng Anh. Tiếp tục nâng cao chất
lượng việc thi cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đối với môn tiếng Anh. Vận dụng định
dạng đề thi tiếng Anh đối với học sinh học theo chương trình thí điểm theo Cơng văn số
3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 7 năm 2016.
- Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập
kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường.
Trang 10


Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế
hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bợ (tại địa chỉ
) của sở, phịng GDĐT và các trường học. Cán bợ quản lí giáo
dục, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng
“Trường học kết nối” về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên mơn; đởi mới

phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.
- Huy đợng mọi nguồn lực để duy trì hoặc tiếp tục hoàn thiện về cơ sở vật chất, nâng
cao chất lượng dạy học, giáo dục, kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học… để đáp ứng yêu cầu của
công tác đánh giá ngoài, kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018
- Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hợi, Chính phủ và Bợ
GDĐT về đởi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phở thông; tham gia nghiên cứu,
thảo luận kỹ nội dung Chương trình GDPT mới.
- Nâng cao nhận thức cho BGH, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng
xã hợi về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phở thông mới.
- Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; trên cơ sở đó xây dựng kế
hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện Chương trình
GDPT, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
4. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
4.1. Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lí
- Bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo các chương trình bồi
dưỡng đáp ứng yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư số
14/2018/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, chuẩn nghề
nghiệp giáo viên theo các hướng dẫn của Bộ GDĐT. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng
giáo viên, cán bợ quản lý.
- Tiếp tục đởi mới sinh hoạt tở/nhóm chun mơn dựa trên nghiên cứu bài học. Chú
trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học.
4.2. Tăng cường quản lí đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục
- Chủ đợng rà sốt đợi ngũ, bố trí, sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân
đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên cho các môn học, nhất là các môn Tin học, Ngoại ngữ,
Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc, Công nghệ, Thể dục; Củng cố tở tư vấn; bố trí cán
bợ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý, Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát q trình

tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy.
- Tham gia bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu các hạng chức danh nghề nghiệp
giáo viên cấp THCS theo quy định.
5. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục
- Củng cố kết quả PCGD THCS và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng
3 năm 2016 Quy định về điều kiện đảm bảo và nợi dung, quy trình và thủ tục kiểm tra cơng
nhận đạt chuẩn phở cập giáo dục, xóa mù chữ, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS.

Trang 11


- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD các cấp, đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách
PCGD; thực hiện tốt việc quản lí và lưu trữ hồ sơ PCGD; đưa công tác PCGD-XMC vào kế
hoạch, nghị quyết, chương trình hàng năm; coi trọng cơng tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá
kết quả và báo cáo hằng năm về thực trạng tình hình PCGD. Sử dụng có hiệu quả hệ thống
thơng tin điện tử quản lí PCGD - XMC và kiểm tra tính xác thực của các số liệu trên hệ thống.
- Huy động các đối tượng diện PCGD THCS ra lớp; nắm chắc tình hình, nguyên
nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; vận động nhiều lực lượng tham
gia nhằm duy trì sĩ số học sinh; củng cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn
PCGD THCS.
- Phối hợp với các Trung tâm học tập cộng đồng triển khai các nhiệm vụ đổi mới
giáo dục phổ thông trong cợng đồng.
6. Đổi mới cơng tác quản lí giáo dục trung học
- Đởi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân
cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học,
kiểm tra, đánh giá và thi. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các
hoạt động giáo dục. Nhà trường nghiên cứu, quán triệt đầy đủ chức năng, nhiệm vụ cho
từng cấp quản lí, từng chức danh quản lí theo qui định tại các văn bản hiện hành. Tăng
cường nền nếp, kỷ cương trong các trường trung học.

- Tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo yêu
cầu tại Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Thực hiện tốt việc quản lí và
sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong giáo dục phổ thông theo Thông tư số 21/2014/TTBGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ GDĐT. Kiểm tra, rà sốt và quản lí hoạt đợng dạy thêm,
học thêm; việc thực hiện các khoản thu chi.
7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý
- Chú trọng ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học. Tiếp tục phát động giáo viên
tham gia xây dựng bài giảng e-learning và đóng góp vào kho bài giảng e-learning trực tuyến
tồn ngành; khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng e-learning, kho học liệu số của
ngành phục vụ nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học.
- Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong tở chức và quản lí các hoạt động
chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường
với cha mẹ học sinh và cộng đồng.
8. Đẩy mạnh công tác truyền thông
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thơng, qn triệt sâu sắc các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hợi và của Bộ GDĐT về đổi mới giáo dục trung
học; tuyên truyền những kết quả đạt được để xã hội hiểu và chia sẻ, đồng thuận với các chủ
trương đổi mới giáo dục trung học; xây dựng kế hoạch truyền thông, phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan báo chí địa phương, kịp thời, chủ động cung cấp thông tin để định hướng dư
luận, tạo niềm tin của xã hội.
- Động viên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chủ động viết và đưa tin, bài
về các hoạt động của ngành, tập trung vào các tin bài về việc chuẩn bị các điều kiện đổi mới
CT GDPT, nhất là các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học để khích
lệ các thầy cơ giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng
đồng.
- Đăng tải đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hợi, Chính phủ và Bợ GDĐT
về đởi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT trên cổng thông tin điện tử của đơn vị.
Trang 12


Nghiên cứu xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về đởi mới căn bản, tồn diện GDĐT trên

trang thơng tin điện tử của đơn vị để thông tin và tiếp nhận các ý kiến của GV, HS, CMHS
và người dân.
9. Công tác thi đua - khen thưởng
- Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm cơng khai, minh
bạch với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể gắn với hiệu quả công việc được giao; cần phấn đấu
hồn thành các chỉ tiêu cơng tác mợt cách thực chất; kiên quyết khắc phục bệnh thành tích;
cơng khai minh bạch kết quả thi đua; thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ và đúng thời hạn quy
định.
- Trong cơng tác thi đua, khen thưởng, ngồi những u cầu chung đối với cơng tác
quản lí giáo dục chú trọng đánh giá các mặt hoạt động sau đây:
- Kết quả việc thực hiện chương trình giáo dục phở thơng và kế hoạch dạy học, đặc
biệt là kết quả việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, việc
tuân thủ quy chế chuyên môn, thi cử, chú trọng đến hiệu quả đào tạo của nhà trường.
- Biện pháp và kết quả phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bợ quản lí giáo dục.
- Củng cố và duy trì kết quả phở cập giáo dục, báo cáo đầy đủ, đúng hạn.
- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Những mơ hình dạy học, giáo dục mới, sáng tạo, hiệu quả; những tấm gương nhà
giáo tiêu biểu, điển hình.
- Tham gia các hợi thi, c̣c thi mang tính nâng cao chất lượng dạy học theo quy định
của Sở GDĐT.
- Chấp hành quy định về thông tin, báo cáo.
PHẦN III

CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

I. ĐẢM BẢO VIỆC PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG HỌC SINH, XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠT CHẨUN QUỐC GIA
1. Duy trì số lượng học sinh đến cuối năm học:
Khối lớp


HS đầu năm

HS cuối năm

Giảm

Tỉ lệ giảm

Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
Toàn trường

298
321
272
264
1155

295
319
270
262
1146

3
2
2
2

9

1.0%
0.6%
0.7%
0.8%
0.8%

2. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 5 huy động vào lớp 6: 100%
3. Tỉ lệ học sinh cuối cấp tốt nghiệp: 100%
4. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 (NV1): 90%
5. Xây dựng thư viện đạt chuẩn: đạt thư viện chuẩn quốc gia.
Trang 13


6. Thực hiện chương trình Tiếng anh 10 năm: 100% Hs lớp 5 được học chương
trình Tiếng anh 10 năm (đủ điều kiện qui định) tiếp tục học chương trình này ờ lớp 6.
II. BẢO ĐẢM VIỆC THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC:
1. Chất lượng giáo dục học sinh:
1.1. Xếp loại hạnh kiểm học sinh cả năm:
Hạnh Kiểm
Khối

Sĩ số

6

298
321


7
8

272

9

264

TC

1155

Tốt
TS
278
305
253
244
108
0

Khá

%
93.3
%
95%
93.0
%

92.4
%
93.5
%

Trung bình

Yếu

TS
17

%
5.7%

TS
3

%
1.0%

TS
0

%
0

13
15


4.0%
5.5%

3
4

1.0%
1.5%

0
0

0
0

18

6.8%

2

0.8%

0

0

63

5.5%


12

1.0%

0

0

1.2. Xếp loại học lực học sinh cả năm:
Học lực
Khối

Sĩ số

6
7
8
9
TC

298
321
272
264
115
5

Giỏi
TS

14
9
16
1
10
7
96
51
3

Khá

%
50%
50.2
%
39.3
%
36.4
%
44.4
%

TS
10
0
10
3
98
10

2
40
3

%
33.6
%
32.0
%
36.0
%
38.6
%
34.9
%

Trung bình
TS
43
53
63
66
225

%
14.4
%
16.5
%
23.2

%
25.0
%
19.5
%

Yếu
TS
6
4
4
0
14

Kém

%
2.0
%
1.3
%
1.5
%
0

TS
0

%
0


0

0

0

0

0

0

1.2
%

0

0

1.3. Số học sinh giỏi cấp thành phố, tỉnh:
Cấp/Mơn

Ngữ văn

Tốn

Tiếng
Anh


Vật lý

Hóa học

Tổng

Thành phố

6/10

6/10

9/12

5/10

5/10

30/52

Trang 14


Tỉnh

(60%)

(60%)

(75%)


(50%)

(50%)

(57.7%)

5/6
(83.3%)

4/6
(66.6%)

6/9
(66.6%)

3/5
(60%)

3/5
(60%)

21/30
(70%)

1.4. Số học sinh đạt giải các phong trào khác:
TT

Nội dung tham gia


1

Thực hành - Thí nghiệm

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Hùng biện tiếng Anh
Hợi thi Sáng tạo TTNNĐ
Hội thi sáng tạo KHKT
Tin học trẻ
Nghi thức Đội
Chỉ huy Đội giỏi
Em yêu Lịch sử VN
Tuyên truyền Măng non
Vẽ thanh thiếu nhi
Văn nghệ thiếu nhi

TP
10/3 môn

Số giải

Tỉnh
3 (mỗi giải/
môn)

2
1
1
1
1
1
1
1
2
2

Khu vực

1
1

1
1

1.5. Các chỉ tiêu về công tác nâng kém:
Trên 70% HS yếu đạt chuẩn kiến thức.
1.6. Chỉ tiêu kết nạp đội viên, đoàn viên:
Số học sinh được kết nạp vào Đội: 1155 HS – Tỉ lệ 100%
Số học sinh được kết nạp vào Đoàn: 40 HS – Tỉ lệ : 3.7%
2. Chất lượng dạy học, nâng cao trình độ:
2.1. Số giáo viên được kết nạp vào Đảng:

Số giáo viên được kết nạp vào Đảng: 04 GV – Tỉ lệ 7.0%
2.2. Các chỉ tiêu về xây dựng nề nếp chuyên môn
- Họp hội đồng sư phạm: 1 lần/tháng
- Sinh hoạt tở chun mơn: ít nhất 2 lần/tháng
- 100% Giáo viên thực hiện đúng qui chế chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.
Tổ chức đánh giá tiết dạy theo CV 5555/BGDĐT.
- Mỗi GV :
+ Dạy thao giảng: 1 tiết / học kỳ
Trang 15


+ Thực hiện ít nhất 1 bài giảng có ứng dụng CNTT/ Học kỳ
+ Mỗi tở chun mơn có 1 lần sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học trong 1
học kỳ.
+ Khuyến khích dạy song ngữ tiếng Anh đối với mơn Tốn 01 tiết / năm.
+ Dạy học trải nghiệm: 1 trải nghiệm / lớp / năm học.
+ Tiếp tục tham gia dạy chương trình tiếng Anh 10 năm ở khối 6,7,8,9 ( mỗi khối
1 lớp).
+ Dự giờ 8 tiết/ học kỳ (16 tiết/năm)
+ Soạn mới giáo án theo chuẩn kiến thức kỹ năng và thiết kế theo hướng phát
triển năng lực của HS và theo chương trình giảm tải của Bợ GD-ĐT,chú ý lồng ghép,tích
hợp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS.
- Trường học kết nối: 100% GV tham gia trường học kết nối; Có 2SP/Tổ/HK.
- Dạy học theo chủ đề: 02 chủ đề/môn/HK.
- 100% giáo viên dổi mới kiểm tra đánh giá.
- BGH: dự ít nhất 1 tiết /GV/năm
- Tở trưởng, tở phó: dự ít nhất 4 tiết /GV/năm
- BGH kiểm tra giáo án: 1 lần / học kỳ.
- Tổ trưởng kiểm tra giáo án: 1 lần / tháng.
- Thực hiện chuyên đề: 1 Chuyên đề / tổ / HK

- Tham gia thiết kế bài giảng e-Learning (nếu có).
- ĐDDH: 1 Đồ dùng / Năm / 1 GV
- Kiểm tra chuyên đề GV: 10/48 GV (20.8%)
- Thi GV dạy giỏi: Cấp trường: 05 /48 GV ( 10.4%).
- Tham gia kỳ thi GVDG cấp TP theo hướng dẫn của PGD.
- Thực hành: Đảm bảo 100% các tiết thực hành theo bộ môn trên lớp.
- Xây dựng ngân hang đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh (chia theo 4
mức độ).
- Tiếp cận và khuyến khích dạy học STEM ở các bợ mơn.
- 100% GV không vi phạm qui định về dạy thêm học thêm,
2.3. Các chỉ tiêu về hoạt động ngoại khóa và các hoạt động khác về chuyên môn:
- Tổ chức tốt hoạt động đầu năm học theo hướng dẫn của SGD, PGD. 100% hs hát
Quốc ca đúng lời, đúng nhạc; 100% tập thể dục giữa giờ.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
- Ngoại khoá: ATGT; Tuần lễ dân số; Viết, Vẽ phòng chống ma tuý, AIDS. Tổ chức thi
đố em, viết vẽ các thông điệp về ATGT, ATTH, VSMT, Biến đởi khí hậu, chủ quyền biển
đảo,...
Trang 16


- Tở chức sinh hoạt chun đề: “Tìm hiểu danh nhân Nguyễn Trãi”.
- Tun truyền phở biến việc phịng chống bạo lực học đường.
- Tiếp tục chăm sóc di tích văn hóa Đình Tân Giai, tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng
của tỉnh nhà, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện.
- Tổ chức truyền đạt đầy đủ các nợi dung chương trình Lịch sử, Địa lý của địa phương
cho học sinh.
- Khuyến khích tở chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục-thể
thao; các hoạt động giao lưu,… trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, phụ huynh và học
sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nợi dung học tập của học sinh.

- Xây dựng tủ sách cho các khối lớp. Mỗi học sinh mượn và đọc sách của thư viện
trường học ít nhất 02 quyển/học kỳ.
- Tham gia các chuyên đề do Sở GD – PGD tổ chức.
- Tham gia các hoạt động phong trào Văn nghệ, TDTT của ngành.
- Thành lập CLB Tốn , Tiếng Anh, Âm nhạc, bóng đá, Mĩ thuật
- Tổ chức HKPĐ cấp trường để tạo nguồn dự HKPĐ cấp TP.
- Sử dụng sổ điểm điện tử, phần mềm quản lý chun mơn và thời khóa biểu Smas.
2.4. Các chỉ tiêu giáo viên tự học nâng cao trình độ chun mơn, trình độ chính trị
(Tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng chuyên môn,…):
- Quán triệt nghiêm túc chỉ thị 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lý
và nâng cao đạo đức nhà giáo. Tuyên truyền tập thể CBGV-NV luôn coi trong giữ gìn đạo
đức nhà giáo
- Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục pháp luật, giáo dục
phòng chống tham nhũng, tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, ứng phó
với biến đởi khí hậu; tở chức tham quan học tập thơng qua di sản lịch sử văn hóa... theo
hướng dẫn của Bợ GDĐT.
- Tăng cường việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Website của trường cập nhật thông tin thường xuyên và hoạt đợng có hiệu quả. Mỗi
tháng có ít nhất 03 bài viết đăng trang web.
- Xây dựng Nguồn học liệu mở về giáo dục (Open Education Resources)
- Thực hiện tốt cuộc vận động hai không với 4 nội dung của ngành.
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bợ Chính trị “Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
- Thực hiện tốt chuyên đề năm 2019 “ Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy
dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 06/CT-TU về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chánh trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Chấp hành nghiêm chỉnh về việc thực hiện ATGT-VSMT-ATTH
- Tham gia đầy đủ bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của ngành.

Trang 17


- Học tập nâng cao trình đợ (ĐH): 02 GV
- 100% GV Tiếng Anh đạt chuẩn Bậc 4 theo qui định.
3. Công tác phổ cập giáo dục: Giữ vững phổ cập THCS mức độ 3.
4. Công tác phân luồng học sinh sau THCS:
- Vào THPT: 75%.
- Vào GDTX, trường cao đẳng nghề và hướng khác: 25%.
5. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục:
Hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Hồn thành cơng tác thu thập minh chứng để tiến đến đăng
ký đánh giá ngoài vào năm học 2020-2021.
PHẦN IV

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Về tổ chức các hoạt động dạy học:
1.1. Thực hiện quy chế chuyên môn:
- Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm các mơn Văn - Tốn – AV.
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi vòng TP ( dự kiến từ 17/9/2019), vòng Tỉnh
(Nửa cuối tháng 12, tháng 1, tháng 2 và nửa đầu tháng 3). Giải thưởng Nguyễn Trãi Khối
6.7.8 (cuối năm).
- Tổ chức nâng kém HS khối 6,7,8, 9 từ tuần thứ 6.
- Tổ chức ôn tập luyện thi tuyển sinh vào lớp 10 sau kết thúc năm học.
- Đánh giá xếp loại học sinh THCS theo đúng qui định hướng dẫn của BGD.
- Tổ chức kiểm tra chuyên đề giáo viên, dự thi GVDG cấp trường.
- Các tổ chức chuyên môn thực hiện đầy đủ chuyên đề theo qui định có biên bản đánh
giá nhận xét cụ thể, thao giảng gắn với chuyên đề.
- Giáo viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề do Sở – PGD tổ chức, thực
hiện các bài giảng điện tử theo sự phân công của PGD và kế hoạch của trường. Giáo viên

viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu KHSP ứng dụng làm ĐDDH.
- Giáo viên thực hiện có hiệu quả việc đởi mới phương pháp dạy học trên cơ sở tổ chức
cho học sinh hoạt đợng tích cực và sáng tạo trong tiết học.
- Ban giám hiệu , tổ trưởng chuyên môn dự giờ rút kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
- Tiếp tục đởi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của
học sinh, cần kết hợp một cách hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan, dựa trên
chuẩn kiến thức kỹ năng, hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình. Giáo viên soạn
đề kiểm tra theo ma trận chia theo 4 cấp đợ. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét,
động viên sự cố gắng, tiến bộ của HS, hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau.

Trang 18


- Tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm; giáo viên tham gia bồi dưỡng
Tiếng Anh đạt trình độ chuẩn theo quy định.
- Thực hiện tốt việc dạy môn hướng nghiệp 9, định hướng học sinh việc phân luồng
sau THCS.
- Tiếp tục áp dụng việc học môn Tin học lớp 6.7.8.9
- Tổng phụ trách đội thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra trong ĐHLĐ, chú ý công tác thi
đua trong học sinh, lớp, trường, phải khách quan và cơng bằng, chính xác.Cuối học kỳ,cuối
năm chọn mợt lớp dẫn đầu về phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”
- BGH thành lập các Ban tư vấn chỉ đạo tốt các hoạt động của nhà trường, phối hợp
với thường trực Ban đại diện Cha mẹ HS và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức HS,
đảm bảo duy trì sĩ số, chống lưu ban bỏ học, có biện pháp giúp đỡ HS có hồn cảnh khó
khăn.
- Cán bợ phụ trách TBTH cần sắp xếp ngăn nắp, khoa học các ĐDDH, thiết bị dạy học
theo từng mơn, khối, ghi chép rõ ràng tình hình sử dụng của GV, thực hiện phần mềm quản
lí TBDH.

1.2. Đổi mới phương pháp dạy học:
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Coi trọng thực hành, thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho HS.
Nâng cao kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực của HS.
- BGH tăng cường cơng tác kiểm tra việc thực hiện của từng GV, tổ chuyên môn, dự
giờ, nhắc nhở, rút kinh nghiệm thúc đẩy việc thực hiện đổi mới PPGD.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu; giúp HS vận
dụng sáng tạo kiến thức đã học trong thực hành, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, khơng
nắm vững bản chất.
1.3. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá:
- Tiếp tục đởi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học
sinh, cần kết hợp một cách hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan, dựa trên chuẩn
kiến thức kỹ năng, hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình và đánh giá lẫn nhau.
Giáo viên soạn đề kiểm tra theo ma trận chia theo 4 cấp độ. Khi chấm bài kiểm tra phải có
phần nhận xét, đợng viên sự cố gắng, tiến bộ của HS, hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau.
1.4. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên:
- Chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng
cao vai trò và phát huy hiệu quả hoạt đợng của tở chun mơn; Khuyến khích giáo viên
tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học.
- Nhà trường tổ chức các hoạt đợng như:“Hội thi thí nghiệm - thực hành của học sinh”,
“Hội thi sáng tạo KHKT”… nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh khai thác tối đa tác dụng
của các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phịng học bợ mơn; chủ đợng tự làm thiết bị dạy,
ứng dụng CNTT trong giảng dạy…
- Tổ Tiếng Anh tổ chức hội thi Hùng biện Tiếng Anh cấp trường để tham dự kỳ thi cấp TP.
Trang 19


- Tất cả giáo viên đều tham gia học chương trình Bồi dưỡng thường xuyên.

- Tạo điều kiện cho giáo viên dạy Tiếng anh (01GV) tham dự lớp bồi dưỡng năng lực
Tiếng Anh do SGD tổ chức để đạt chuẩn bậc 4 theo qui định.
1.5. Dạy học tự chọn:
Dạy tự chọn môn Tin học ở tất cả các khối lớp.
1.6. Dạy học các nội dung tích hợp và dạy học theo chủ đề.
- Thực hiện tích hợp GD bảo vệ môi trường và GD tiết kiệm năng lượng:
- Dạy học tích hợp nợi dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục về đa dạng sinh học và
bảo tồn thiên nhiên, về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về bảo vệ môi trường
(GDBVMT) trong một số môn học theo hướng dẫn của Bộ GD.
- HĐGDNGLL: Thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng, với thời lượng 2
tiết/tháng và tích hợp nợi dung HĐGDNGLL sang mơn GDCD
- Giáo viên biết kết hợp theo chủ đề theo liên môn: khoa học xã hội (Sử-Địa); khoa học
tự nhiên (Lý- Hóa-Sinh)…
- Dạy học theo chủ đề thực hiện đầy đủ theo từng môn học, dạy 2 chủ đề / mơn. Với
mơ hình này, học sinh có nhiều cơ hợi làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác
thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ
nhiều nguồn kiến thức.
1.7. Thực hiện giáo dục hòa nhập, khuyết tật
Giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật: Vận dụng Quy chế đánh giá, xếp loại HS
theo hướng tạo điều kiện tối đa cho HS khuyết tật được tham gia học hịa nhập và có thể học
lên sau phở thông (học nghề, TCCN, CĐ, ĐH)
1.8. Đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng kém học sinh yếu kém
Bồi giỏi:
- Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG, tổ chuyên môn căn cứ kế hoạch nhà
trường xây dựng kế hoạch bổi dưỡng HSG cho tổ phù hợp.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi giỏi học sinh tham gia kỳ thi HSG, THTN, Tin học
trẻ cấp TP, cấp tỉnh. Khai thác tối đa CSVC hiện có để nâng cao chất lượng và số lượng
HSG các cấp.
- Chọn giáo viên tham gia bồi giỏi theo năng lực, nguyện vọng và lịng u nghề. Giáo
viên giảng dạy trên lớp có thể xây dựng nội dung vận dụng cao cho đối tượng là HS khá

giỏi.
- Tạo điều kiện về thời khoá biểu của giáo viên và học sinh tham gia bồi giỏi.
- Giáo viên dạy phải có giáo án và được duyệt trước khi lên lớp.
Nâng kém:
- Nhà trường xây dựng kế hoạch nâng kém, tổ chuyên môn căn cứ kế hoạch nhà trường
xây dựng kế hoạch nâng kém cho tổ phù hợp.
- Giáo viên bợ mơn Ngữ Văn, Tốn, AV ( khối 6,7,8,9), Hóa học và vật lý (khối 9) có
kế hoạch nâng kém cho đối tượng học sinh yếu kém của lớp mình phụ trách.
Trang 20


- Đợng viên giáo viên tham gia nâng kém vì chất lượng bợ mơn mình giảng dạy.
2. Hoạt động hướng nghiệp, hướng học:
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (lớp 9: 9 tiết/năm): Tích hợp mợt số nợi dung
GDHN sang nội dung HĐGDNGLL.
- Định hướng một số nghề phổ thông cho học sinh khối 9, phân luồng HS sau THCS.
- Tư vấn tốt cho công tác hướng nghiệp cho học sinh khối 9 (có trao đởi với PHHS)
3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục lồng ghép, HKPĐ.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khố, hoạt đợng giáo dục ngồi giờ lên lớp
theo nợi dung của phong trào” Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm đảm bảo
tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng hoạt
động xã hội của HS.
- Thực hiện nghiêm túc giáo dục An tồn giao thơng hàng tuần trong buổi sinh hoạt
dưới cờ, sinh hoạt lớp và mời báo cáo viên đến trao đổi trong những tháng trọng điểm.
- Giáo dục luật pháp, phòng chống ma tuý – AIDS, các tệ nạn xã hội: tham gia thi viết,
vẽ…
- Thực hiện tốt giáo dục lồng ghép về pháp luật, đạo đức thông qua bộ môn GDCD,
Sinh, Địa, hoạt động GDNGLL.
- Giáo dục dân số, kết hợp giảng dạy giới tính trong mơn Sinh học 8.9.
- Giáo viên được tun truyền về luật giáo dục, chấp hành luật pháp, GD về Quyền

công ước trẻ em của Liên Hiệp Quốc.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, chủ quyền về biển đảo.
- Giáo dục học sinh có ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, ký kết hợp đồng với căn
tin, qui định việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đẩy mạnh hoạt động và dạy học trải nghiệm. Đảm bào trong năm học có 100% các
lớp được kết hợp tham gia các hoạt động hoặc tiết học trải nghiệm.
- Tổ chức HKPĐ cấp trường ở đầy đủ các bộ môn thi đấu. Kết hợp với BĐDCMHS hỗ
trợ kinh phí tở chức và khen thưởng học sinh.
4. Cơng tác tổ chức quản lý:
4.1. Cơng tác chính trị, tư tưởng:
- Quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8
của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đởi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.
- Xây dựng, bồi dưỡng đợi ngũ sư phạm nhà trường vững về chính trị, giỏi về chun
mơn, đồn kết nợi bợ, thực hiện tốt và phát huy việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong đội ngũ giáo viên, hết lòng thực hiện
nhiệm vụ dạy học, tất cả vì học sinh thân yêu.
- Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 05/CT-TW về việc “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
- Thực hiện tốt chuyên đề năm 2019 ““ Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy
dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Trang 21


- Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 06/CT-TU về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chánh trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động hai không với 4 nội dung của ngành.
4.2. Công tác xây dựng đội ngũ:
- Thực hiện tinh thần dân chủ trong tồn thể CB-GV-NV, đảm bảo tính thống nhất và
đồn kết nội bộ tốt.
- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo

viên trung học. Tạo điều kiện thuận lợi để GV tham gia học tập trên chuẩn.
- CB-GV-NV có ý thức trong tự học, tự nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghề nghiệp
đế tiến bộ.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong lực lượng giáo viên, nhân viên.
Chú trọng công tác bồi dưỡng, quy hoạch CBQL.
4.3. Công tác tự kiểm tra đánh giá:
- Đảm bảo thơng tin chính xác, thông suốt, kịp thời trong nội bộ nhà trường, giữa nhà
trường với PHHS, Ban ngành đoàn thể địa phương và nhà trường, PGD và Sở GD-ĐT.
- Thường xuyên đánh giá chính xác hiện trạng dạy và học để kịp thời điều chỉnh và chỉ
đạo cho hiệu quả hơn.
- Thực hiện đầy đủ và cơng khai hố các loại kế hoạch: kế hoạch năm học, kế hoạch
học kỳ, tháng, tuần, kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch chuyên môn của nhà trường, kế
hoạch tổ bộ môn, kế hoạch giáo dục cá nhân, kế hoạch của GV chủ nhiệm, kế hoạch của các
đồn thể.
- Thường xun cập nhật sở danh bạ, sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, lưu
ban, bỏ học để phục vụ cho công tác PCGD hàng năm.
- Chú ý cập nhật hóa và đảm bảo tính chính xác của các loại sở: Sở điểm lớn, sổ học
bạ, sổ đầu bài, sổ báo dạy, sổ nhận trang thiết bị, sổ tài sản…
4.4. Công tác thi đua khen thưởng:
- Tổ chức cho giáo viên đăng ký phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua.
- Việc xét thi đua và đánh giá giáo viên vào cuối năm học được tiến hành công khai,
dân chủ theo các văn bản hướng dẫn.
- Tổ chức khen thưởng cho giáo viên dự thi giáo viên giỏi trường, kiểm tra toàn diện
đạt loại giỏi, Tổng phụ trách giỏi cấp TP, tỉnh, giáo viên đạt giải khi tham dự hội thi ĐDDH
cấp trường, giáo viên đạt danh hiệu “Viên phấn vàng”, cơng đồn viên xuất sắc, các phong
trào Văn nghệ, TDTT…
- Thực hiện thi đua cho học sinh qua tiết học tốt, thực hiện nội qui trường, đảm bảo
chuyên cần, tham gia các hoạt động của nhà trường đề ra... được tổng kết hàng tuần, tháng,
học kỳ và cả năm.
4.5. Công tác quản lý tài chính, tài sản:

- Quản lý, kiểm tra việc thu chi tài chính, đảm bảo tính cơng khai và đúng theo qui
định của nhà nước.
- Sử dụng có hiệu quả và tránh lãng phí việc sử dụng các nguồn kinh phí.
Trang 22


- Sinh hoạt kỹ với HS về việc sử dụng và bảo quản CSVC cũng như điện nước.
- Thực hiện Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 về công khai ngân sách.
- Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ năm 2019 và thông qua hội đồng sư phạm.
4.6. Công tác xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia.
Tham mưu vơi lãnh đạo PGD bổ sung biên chế thư viện để tiến hành xây dựng thư
viện chuẩn.
Bổ sung đầu sách đầy đủ theo qui định, kết hợp với thư viện tỉnh mượn sách để tăng
nguồn sách thêm phong phú cho học sinh đọc.
Khuyến khích học sinh đến thư viện đọc sách, tổ chức ngày hội đọc sách…
4.7. Công tác chỉ đạo kiểm định chất lượng:
Ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá nhà trường NH 2018-2019. Tiếp tục cập
nhật số liệu năm học 2017-2018 và số liệu năm học 2018-2019. Hoàn thành báo cáo tự đánh
giá vào cuối năm; tổ chức các bộ phận liên quan thu thập minh chứng, thống kê số liệu khoa
học, chính xác và đúng hạn.
4.8. Công tác phân luồng học sinh sau THCS
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho PHHS và HS.
Tổ chức hội thảo, trao đổi với cha mẹ học sinh về việc chọn trường cho con, về hướng
nghiệp phân luồng HS sau THCS.
GVCN nắm rõ đối tượng để tư vấn đúng nguyện vọng.
Kết hợp với các trường dạy nghề tư vấn hướng nghiệp cho HS vào giữa HKII.
4.9. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy thêm-học thêm
Tăng cường quản lý chặt chẽ dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT,
ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ GD&ĐT. Theo Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND, ngày
13 tháng 01 năm 2014 của UBND Tỉnh.

Tuyên truyền cho giáo viên thực hiện nghiêm túc việc dạy thêm đúng theo qui định. Tổ
chức cho giáo viên thực hiện cam kết không vi phạm việc dạy thêm học thêm. Tiến hành
kiểm tra xác minh nếu có dấu hiệu vi phạm hoặc bị phản ánh trong việc dạy thêm học thêm.
5. Cơng tác xã hội hóa giáo dục:
- Triển khai thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, ban hành kèm theo
Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 /11 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí hỗ trợ học sinh
vượt khó; khơng để HS vì q khó khăn mà bỏ học; hỗ trợ cho nhà trường về các hoạt đợng
nợi khố và ngoại khố, khen thưởng học sinh trong học tập, các hoạt động phong trào do
nhà trường và ngành GD tổ chức.
- Công khai quỹ hỗ trợ, hội phí trong các phiên họp của Ban đại diện. Thực hiện thu
chi theo nguyên tắc về tài chính hợp lý và đúng.
6. Cơng tác đồn thể:
Cơng đồn:
Trang 23


- Thực hiện theo dõi các chế đợ, chính sách, ngày giờ công của CB-GV-NV.
- Thực hiện phương châm: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”
- Thực hiện phương hướng nhiệm vụ năm học theo hợp đồng trách nhiệm cùng chính
quyền. Xây dựng cơng đồn vững mạnh.
- Chú ý sức khoẻ, điều kiện lao động của CB-GV-NV.
- Cùng nhà trường tở chức phong trào thi đua “Hai tốt”. Có kế hoạch cụ thể và thiết
thực vào các ngày lễ lớn.
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng trung thực, công bằng theo các văn bản
hướng dẫn.
- Giới thiệu cho Đảng cơng đồn viên ưu tú.
- Xây dựng CĐCS vững mạnh xuất sắc.
Đoàn thanh niên:

- Chi đoàn giáo viên trường tham gia tích cực các hoạt đợng ngoại khóa, hỗ trợ các
hoạt động của phong trào Đội.
- Thực hiện mợt cơng trình có ý nghĩa trong năm học.
- Tham gia tích cực c̣c vận đợng: “Gắn nhà trường với cộng đồng, giảm nguy cơ học
sinh bỏ học”. Tham gia quản lý nề nếp của HS.
- Tổ chức thu hút HS tham gia các hoạt đợng văn nghệ, trị chơi dân gian và các câu lạc
bộ năng khiếu TDTT, hội thi Tin học, đọc sách,....
Đội thiếu niên:
- Tiếp tục duy trì đởi mới về nợi dung, phương thức hoạt đợng Đội; tăng cường hướng
dẫn cho các em thực hiện tốt cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5
điều Bác Hồ dạy”, gắn với việc triển khai phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân
thiện – Học sinh tích cực”.
- Tở chức hoạt đợng "Tuần sinh hoạt tập thể" đầu năm học. Tổ chức đại hội liên đội.
- Tổ chức Đội viên tham gia đội sao đỏ hoạt đợng thường xun và có hiệu quả.
- Tở chức chun hiệu Đợi: Phát huy thành tích đợi viên rèn luyện thực hiện 4 chuyên
hiệu và phong trào đội viên.
- Giữ vững danh hiệu Liên đội vững mạnh xuất sắc.
- Tởng phụ trách có kế hoạch cho cả năm học. Đồn, Đợi cần cợng tác chặt chẽ với
nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
7. Phân công, phân nhiệm trong ban lãnh đạo:
- Hiệu trưởng:
+ Lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường; chỉ đạo giải quyết
các vấn đề quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiều lĩnh vực của nhà trường;
+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có
thẩm quyền;
Trang 24


+ Chỉ đạo xây dựng và thực hiện qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế làm việc trong nhà

trường. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
+ Thành lập các tở chun mơn, tở văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tở phó; đề xuất các thành viên của Hợi đồng trường trình cấp có
thẩm quyền quyết định;
+ Quản lý hoạt động chuyên môn chung của nhà trường (trực tiếp đối với tở: Tiếng
Anh – MT, Tở Tốn, Hóa-Sinh và tở VP). Ký duyệt kế hoạch tổ chuyên môn và các bộ phận.
+ Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra,
đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo
viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp
nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
+ Quản lý học sinh khối 6,9 và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức, ký
duyệt sổ đầu bài khối 6,9; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ
và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; Ký duyệt sổ goi tên ghi điểm.
+ Phụ trách công tác kiểm định chất lượng, công các PCGD. Kiểm kê tài sản định kỳ.
Kiểm tra hoạt đợng đồn đợi và y tế.
+ Thực hiện các chế đợ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học
sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác
xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
+ Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện
cơng khai đối với nhà trường;
- Phó Hiệu trưởng:
+ Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng
phân công;
+ Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
+ Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ
quyền;
+ Quản lý hoạt động chuyên môn chung của nhà trường (trực tiếp đối với tổ: Văn –
CD, tổ Sử -Địa, tổ Lý – Tin và tổ Thể dục-Nhạc)
+ Phụ trách phần mềm Smas, Kiểm tra bộ phận thiết bị, thư viện. Bảo quản, kiểm tra
sổ đăng bộ. Phụ trách hồ sơ khuyết tật của Hs.

+ Thực hiện kiểm tra định kỳ, thống kê số liệu kiểm tra định kỳ. Theo dõi sĩ số học
sinh, chuyển đi, chuyển đến.
+ Quản lý học sinh khối 7,8 và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; Ký
duyệt sổ đầu bài khối 7,8
+ Cùng Hiệu trưởng theo dõi các hoạt đợng ngoại khóa trong nhà trường.

PHẦN V:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trang 25


×