Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
----------

NGUYỄN DUY LUÂN

THỦ TỤC ĐẦU TƯ THÀNH LẬP TỔ CHỨC
KINH TẾ ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

THỦ TỤC ĐẦU TƢ THÀNH LẬP TỔ
CHỨC KINH TẾ ĐỂ THỰC HIỆN DỰ
ÁN ĐẦU TƢ CỦA NHÀ ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN DUY LUÂN
Khóa: 38 MSSV: 1353801011113
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. BÙI THỊ THANH THẢO



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Duy Luân, sinh viên lớp 37-TM38A2, Khoa Luật Thƣơng Mại,
Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan tồn bộ khóa luận “Thủ tục đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế để
thực hiện dự án đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi theo pháp luật Việt Nam” là cơng
trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Giảng viên – ThS.
Bùi Thị Thanh Thảo. Mọi tài liệu, trích dẫn nêu trong khóa luận là trung thực, chính
xác.
Tơi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

NĐTNN

Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

GCNĐKĐT

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ

UBND


Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................. 3
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Bố cục của khóa luận ................................................................................................ 4
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƢ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU
TƢ THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI. .... 5
1.1 Khái niệm nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ....................................................................... 5
1.2 Khái quát các hình thức đầu tƣ ............................................................................ 6
1.3 Các vấn đề pháp lý về điều kiện đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế của nhà
đầu tƣ nƣớc ngồi. ..................................................................................................... 9
1.3.1 Loại hình tổ chức kinh tế nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thành lập tại Việt
Nam. ....................................................................................................................... 9
1.3.2 Tỷ lệ sở hữu vốn ......................................................................................... 11
1.3.3 Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thành lập tổ chức kinh tế với
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. ......................................................................................... 14
1.2.4 Lĩnh vực và ngành nghề đăng ký kinh doanh ............................................. 14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 17
CHƢƠNG 2: THỦ TỤC THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA NHÀ ĐẦU
TƢ NƢỚC NGOÀI ...................................................................................................... 18
2.1 Pháp luật điều chỉnh việc thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài ........................................................................................................................ 18
2.2 Các bƣớc trình tự, thủ tục đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế. ............................. 21
2.2.1 Chuẩn bị hồ sơ. ........................................................................................... 22

2.2.2 Thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nƣớc. ...................................................... 28
2.2.3 Các nghĩa vụ thực hiện sau khi tổ chức kinh tế của nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài đƣợc thành lập. ........................................................................................... 36
2.3 Một số kiến nghị. ............................................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 39
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tƣ nƣớc ngồi có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia. Việt Nam chúng ta đƣợc xem là một trong những địa điểm hấp
dẫn thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (NĐTNN) trên thế giới. Điều này đã đƣợc
thể hiện qua sự gia tăng dịng vốn FDI qua các giai đoạn. Tính chung cả giai đoạn
2001 – 2010 cả nƣớc có 10468 dự án FDI đƣợc cấp phép đầu tƣ, với tổng số vốn
FDI đăng ký trong giai đoạn này đạt tới 168,8 tỷ USD (bao gồm cả vốn tăng thêm
của các dự án đã đƣợc cấp giấy phép từ các năm trƣớc), tăng hơn 3,8 lần so với giai
đoạn 1991 – 20001. Từ giai đoạn 2011 đến nay, dù có những khó khăn xuất phát từ
nội tại của nền kinh tế Việt Nam nhƣng nhìn chung vẫn đạt đƣợc kế hoạch thu hút
FDI đề ra, bình quân trên dƣới 20 tỷ USD/năm, vốn giải ngân cũng khá ổn định và
có tăng trƣởng tốt. Bên cạnh đó, hiện nay doanh nghiệp FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh,
thành phố trên cả nƣớc, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi
thế. Xếp theo quy mơ vốn, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 6.737 dự án còn
hiệu lực, vốn đăng ký hơn 44,82 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đăng ký cả nƣớc;
đứng thứ hai là Bà Rịa - Vũng Tàu với 342 dự án, vốn đăng ký 26,86 tỷ USD,
chiếm 9,2% tổng vốn đăng ký cả nƣớc; đứng thứ ba là Bình Dƣơng với 3.035 dự án,
vốn đăng ký 26,96 tỷ USD, chiếm 9,1%2. Nhƣ vậy, từ những số liệu trên chúng ta
có thể thấy đƣợc sự tín nhiệm của các NĐTNN đối với mơi trƣờng kinh doanh tại
Việt Nam.

Khi tiến hành đầu tƣ tại Việt Nam, NĐTNN có thể lựa chọn bất kỳ một hình
thức đầu tƣ nào đƣợc pháp luật thừa nhận, trong đó có hình thức đầu tƣ thành lập tổ
chức kinh tế. Có thể thấy về khía cạnh pháp lý, kể từ khi Luật số 67/2014/QH13
ngày 26 tháng 11 năm 2014 (sau đây gọi là Luật Đầu tƣ 2014) có hiệu lực cho đến
nay đã dần dần tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ thơng thống hơn cho các NĐTNN.
Điều này đƣợc thể hiện trƣớc hết là Luật Đầu tƣ 2014 đã mang lại nhiều điểm mới
tiến bộ khắc phục đƣợc những bất cập của Luật số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005 (sau đây gọi là Luật Đầu tƣ 2005) nhƣ: tách biệt thủ tục đăng ký đầu tƣ
và đăng ký doanh nghiệp, làm rõ khái niệm NĐTNN cũng nhƣ địa vị pháp lý của
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi,… Bên cạnh đó, Luật Đầu tƣ 2014 cịn đơn
giản hóa trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ
1

Nguyễn Quốc Luật, “Vài nét thực trạng 10 năm thu hút FDI ở Việt Nam”,
truy cập ngày 15/5/2017.
2
TS. Nguyễn Tấn Vinh, “Nhìn lại giá trị của FDI ở Việt Nam sau gần 30 năm”, truy cập ngày 15/5/2017.

1


(GCNĐKĐT) đối với NĐTNN. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng trong gần hai năm
qua, Luật Đầu tƣ 2014 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, tiêu biểu là trong thủ tục đầu
tƣ thành lập tổ chức kinh tế của NĐTNN. Theo đó, sự khơng tƣơng thích giữa Luật
Đầu tƣ 2014 và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác đã làm cho thủ tục đăng
ký đầu tƣ của NĐTNN trở nên phức tạp. Hơn nữa việc quy định không rõ ràng các
loại dự án cần xin chấp thuận chủ trƣơng đã dẫn đến việc áp dụng thủ tục này một
cách tràn lan gây khó khăn, lãng phí thời gian, cơng sức, tiền bạc cho NĐTNN.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn “Thủ tục đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế
để thực hiện dự án đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo pháp luật Việt Nam” làm

đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình nhằm giúp cho NĐTNN có một cái nhìn
khái qt về thủ tục thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án
đầu tƣ của NĐTNN đã đƣợc nhiều tác giả đề cập và phân tích trong các bài viết trên
các báo, tạp chí… ở nhiều góc độ và phƣơng diện khác nhau. Tuy nhiên, các bài
viết chỉ đề cập, phân tích thủ tục đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế của NĐTNN ở
một khía cạnh cụ thể nào đó, là một bộ phận của vấn đề khác hoặc vấn đề này trong
mối quan hệ vấn đề khác… Có thể kể đến một số bài viết nhƣ: “Thủ tục đầu tƣ –
càng sửa càng rối” của tác giả Phạm Thị Hải Yến và Nguyễn Thị Hồng Hiên đăng
trên Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 24 tháng 3 năm 2016; “Luật Đầu tƣ 2014-tiến
và lùi” của tác giả Trần Thanh Tùng đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 15
tháng 12 năm 2014; “Một số vấn đề pháp lý về thủ tục gia nhập thị trƣờng của nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam” của tác giả Từ Thanh Thảo đăng trên Tạp chí Nhà
nƣớc và pháp luật số 4/2012; “Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài tại Việt Nam” của tác giả Trần Văn Dung đăng trên Tạp chí Nghề luật
số 4/2012;…
Tìm hiểu các khóa luận, luận văn trong phạm vi trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, tác giả chƣa thấy có khóa luận, luận văn nào viết về đề tài thủ tục đầu tƣ
thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tƣ của NĐTNN theo quy định Luật
Đầu tƣ 2014. Tuy vậy, trong giai đoạn Luật Đầu tƣ 2005 có hiệu lực, vấn đề này đã
đƣợc đề cập đến trong một số luận văn, khóa luận. Có thể kể đến đó là luận văn
“Quyền thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam”, Luận văn
Thạc sỹ Luật học năm 2009 của tác giả Bùi Thị Thúy Triều. Luận văn đã tập trung
nghiên cứu sâu các quy định của pháp luật cũng nhƣ thực trạng về quyền thành lập
doanh nghiệp FDI, bao gồm: quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ và địa bàn thành lập
doanh nghiệp FDI, quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp, hình thức và tỷ lệ góp
2



vốn, quyền lựa chọn đối tác để thành lập doanh nghiệp FDI…Thứ hai, “Quyền góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi”, khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật
học năm 2012 của tác giả Trần Thị Mai Quỳnh. Khóa luận đã phân tích các quy
định của pháp luật về quyền góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN để chỉ ra những
hạn chế, bất cập còn tồn tại trong các quy định của pháp luật. Thứ ba, “Thủ tục
thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi”, khóa luận tốt nghiệp Cử nhân
Luật năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy. Theo tìm hiểu của tác giả, đây là
khóa luận có nội dung nghiên cứu gần nhất, liên quan nhất với đề tài “Thủ tục đầu
tƣ thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
theo pháp luật Việt Nam”. Tuy nhiên, có thể thấy phạm vi nghiên cứu khóa luận của
tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy là các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005, Luật
Đầu tƣ 2005, các văn bản quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành, Dự thảo Luật Doanh
nghiệp sửa đổi và Luật Đầu tƣ sửa đổi. Điều này lại khác với phạm vi nghiên cứu đề
tài của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh Luật Đầu tƣ 2014 đã có gần hai năm đƣợc áp dụng trên thực
tế, có thể thấy việc bên cạnh những điểm mới hết sức tiến bộ thì việc vận dụng các
quy định của luật đã gây khơng ít khó khăn cho phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc
cũng nhƣ các nhà đầu tƣ đặt biệt là đối với NĐTNN. Chính vì vậy, mục đích của tác
giả khi nghiên cứu đề tài này là: tìm hiểu, phân tích các quy định của pháp luật, từ
đó giúp cho NĐTNN có một cái nhìn rõ nét về thủ tục đầu tƣ thành lập tổ chức kinh
tế đồng thời đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định pháp
luật đầu tƣ Việt Nam.
Để thực hiện đƣợc mục đích đó, có ba nhiệm vụ chính đƣợc đặt ra trong q
trình nghiên cứu đề tài: thứ nhất, tập trung tìm hiểu các quy định của pháp luật đầu
tƣ hiện hành và văn bản pháp luật có liên quan; thứ hai, nghiên cứu thực tiễn áp
dụng của các quy định pháp luật để từ đó thấy đƣợc những hạn chế của nó; thứ ba,
đƣa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế đó.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập

tổ chức kinh tế tại Việt Nam của NĐTNN, đó là: khái niệm NĐTNN, khái quát về
các hình thức đầu tƣ; các điều kiện đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế của NĐTNN
nhƣ loại hình pháp lý, tỷ lệ sở hữu vốn, đối tác Việt Nam tham gia, lĩnh vực ngành
nghề đầu tƣ; pháp luật điều chỉnh; thủ tục mà NĐTNN cần thực hiện trƣớc khi đăng

3


ký với cơ quan nhà nƣớc (chuẩn bị hồ sơ); thủ tục đăng ký đầu tƣ; thủ tục đăng ký
doanh nghiệp; nghĩa vụ sau khi doanh nghiệp đƣợc thành lập.
Phạm vi nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập tổ chức kinh
tế để thực hiện dự án đầu tƣ tại Việt Nam của NĐTNN đƣợc quy định nhiều trong
các văn bản pháp luật khác nhau. Trong khóa luận của mình, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu các quy định của Luật Đầu tƣ 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, các văn
bản quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành cùng một số Luật chuyên ngành, điều
ƣớc quốc tế có liên quan.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phƣơng pháp luận: khóa luận đƣợc tác giả vận dụng chủ nghĩa duy vật
biện chứng của triết học Mác-Lênin.
Trên nền tảng của phƣơng pháp luận, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu: phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp diễn dịch, phƣơng pháp quy nạp để tiến hành
nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề của đề tài. Trong suốt q trình nghiên cứu và
trình bày khóa luận, tác giả không chỉ sử dụng các phƣơng pháp trên một cách riêng
lẻ mà còn kết hợp chúng một cách linh hoạt để hồn thành tốt khóa luận của mình.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi các phần: phần mở đầu (trình bày lý do chọn đề tài, tình hình nghiên
cứu đề tài, mục đích và nhiệm vụ của đề tài, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài) và phần kết luận (khẳng định nội
dung chính của khóa luận), phần nội dung của khóa luận đƣợc tác giả chia làm hai

chƣơng, mỗi chƣơng bao gồm nhiều mục nhằm giải quyết vấn đề một cách cụ thể.
Chƣơng 1: Khái quát các hình thức đầu tƣ và điều kiện đầu tƣ thành lập tổ chức
kinh tế của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Chƣơng 2: Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

4


Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƢ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU
TƢ THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI.
1.1 Khái niệm nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
Một trong những thay đổi khác biệt so với Luật Đầu tƣ 2005 là Luật Đầu tƣ
2014 đã xác định rõ khái niệm NĐTNN dựa trên tiêu chí quốc tịch. Theo đó, “nhà
đầu tƣ nƣớc ngồi là cá nhân có quốc tịch nƣớc ngồi, tổ chức thành lập theo pháp
luật nƣớc ngoài thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam”3. Đây là một
điểm mới hết sức tiến bộ đã khắc phục đƣợc những cách hiểu khác nhau về các khái
niệm “nhà đầu tƣ nƣớc ngoài” và “tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi” trong
thời gian Luật Đầu tƣ 2005 có hiệu lực. Có thể thấy, Luật Đầu tƣ 2014 đã phân biệt
ba chủ thể hoàn toàn độc lập nhau: NĐTNN (tổ chức, cá nhân có quốc tịch nƣớc
ngồi đầu tƣ tại Việt Nam); tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (tổ chức có
NĐTNN là thành viên, cổ đơng); nhà đầu tƣ trong nƣớc (cá nhân có quốc tịch Việt
Nam, tổ chức kinh tế khơng có NĐTNN là thành viên, cổ đơng)4. Nhƣ vậy, về mặt
thuật ngữ thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (khơng phụ thuộc vào tỷ lệ
sở hữu vốn nƣớc ngoài là bao nhiêu) hiện nay không đƣợc xem là NĐTNN và cũng
không phải là nhà đầu tƣ trong nƣớc. Tuy nhiên, khi xác định thủ tục đầu tƣ đối với
chủ thể này, Luật Đầu tƣ 2014 lại dựa vào tỷ lệ sở hữu vốn nƣớc ngồi. Theo đó,
đối với các tổ chức kinh tế có sở hữu 51% vốn của NĐTNN trở lên thì sẽ chịu sự
đối xử về mặt thủ tục nhƣ NĐTNN cịn tổ chức kinh tế có sở hữu dƣới 51% vốn của
NĐTNN sẽ chịu sự đối xử nhƣ nhà đầu tƣ trong nƣớc khi tiến hành các hoạt động
đầu tƣ tại Việt Nam5. Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi lẽ vốn đầu tƣ nƣớc nƣớc ngoài

và vốn đầu tƣ trong nƣớc không giống nhau, việc tiếp nhận đầu tƣ nƣớc ngồi tuy
mạng lại nhiều lợi ích song cũng chứa đựng nhiều rủi ro không chỉ về mặt kinh tế
mà cịn liên quan đến an ninh chính trị và cũng phải đảm bảo tính hấp dẫn, hiệu quả
của mơi trƣờng đầu tƣ nên chúng ta không thể áp dụng chung một thủ tục đầu tƣ đối
với những tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Mặc dù chủ thể đƣợc nghiên
cứu của đề tài là NĐTNN, tuy nhiên, do tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
chiếm từ 51% trở lên cũng đƣợc áp dụng thủ tục đầu tƣ nhƣ đối với NĐTNN nên
trong phạm vi khóa luận này, trong một số nội dung, các tổ chức kinh tế có vốn đầu
tƣ nƣớc ngồi chiếm từ 51% trở lên cũng đƣợc phân tích, đánh giá chung trong chủ
thể là NĐTNN.

3

Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tƣ 2014.
Xem thêm khoản 14, 15, 17 Điều 3 Luật Đầu tƣ 2014.
5
Khoản 1, khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tƣ 2014.
4

5


NĐTNN bao gồm hai loại: cá nhân và pháp nhân. Cần có sự phân biệt nhƣ
vậy, bởi vì sẽ có những lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi nhà đầu tƣ phải là pháp nhân
chứ khơng thể là cá nhân. Ví dụ: NĐTNN muốn thành lập một doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam thì NĐTNN đó phải là doanh nghiệp
đƣợc thành lập, hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá hợp pháp tại nƣớc sở tại6.
Ngồi ra, trƣờng hợp nhà đầu tƣ là cơng dân Việt Nam vừa có quốc tịch
nƣớc ngồi thì họ sẽ đƣợc quyền lựa chọn áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tƣ nhƣ
quy định đối với nhà đầu tƣ trong nƣớc hoặc NĐTNN7.

1.2 Khái quát các hình thức đầu tƣ
Điều trƣớc tiên mà bất kỳ nhà đầu tƣ nào cũng phải nghĩ đến khi thực hiện
hoạt động đầu tƣ đó là lựa chọn hình thức đầu tƣ phù hợp. Các hình thức đầu tƣ
dành cho NĐTNN có thể khơng giống nhau giữa các quốc gia khác nhau. Trong
phần này, tác giả sẽ trình bày khái quát về các hình thức đầu tƣ mà NĐTNN có thể
lựa chọn để đầu tƣ tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tƣ 2014.
Thứ nhất, hình thức đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức
kinh tế. Đối với hình thức đầu tƣ này, NĐTNN khơng tạo ra một tổ chức kinh tế
mới mà chỉ trở thành chủ sở hữu của một tổ chức kinh tế đã có, nhà đầu tƣ sẽ không
tham gia trực tiếp vào việc thực hiện dự án mà thông qua tổ chức kinh tế mà mình
đã góp vốn. Đó cũng chính là lý do làm cho thủ tục đầu tƣ đối với hình thức này
đơn giản hơn so với việc đầu tƣ để thành lập tổ chức kinh tế. Theo đó, khi đầu tƣ
theo hình thức này, nhà đầu tƣ sẽ khơng phải thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT, trừ
hai trƣờng hợp sau thì họ sẽ phải thực hiện việc đăng ký góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp:
(i) Nhà đầu tƣ nƣớc ngồi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức
kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với
nhà đầu tƣ nƣớc ngồi;
hoặc
(ii) việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tƣ nƣớc ngồi,
tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều
lệ trở lên của tổ chức kinh tế8.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù pháp luật đầu tƣ Việt Nam đã bỏ
đi thủ tục cấp GCNĐKĐT nhƣng lại áp dụng thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ
6

Khoản 1 Điều 21 Nghị định 89/2013/NĐ -CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 về Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
7
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 về Quy định chi tiết và hƣớng

dẫn thi hành một số điều Luật Đầu tƣ.
8
Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tƣ 2014.

6


phần, phần vốn góp đối với NĐTNN và tổ chức kinh tế tại khoản 1 Điều 23 Luật
Đầu tƣ 2014 (có sở hữu từ 51% vốn nƣớc ngồi). Vấn đề mấu chốt của việc xác
định thủ tục này là cần phải căn cứ vào chủ thể đầu tƣ, ngành nghề hoạt động của tổ
chức kinh tế nhận góp vốn và tỉ lệ sở hữu vốn nƣớc ngồi.
Thứ hai, hình thức đầu tƣ trên cơ sở hợp đồng mà không thành lập tổ chức
kinh tế. Đối với hình thức này, nhà đầu tƣ sẽ không thành lập tổ chức kinh tế, cũng
khơng tham gia góp vốn để trở thành chủ sở hữu của bất kỳ doanh nghiệp nào ở
Việt Nam mà chỉ đầu tƣ trên cơ sở hợp đồng. Theo đó, hình thức này đƣợc ký kết
dƣới hai loại: hợp đồng BCC và hợp đồng PPP. Hợp đồng BCC thì đây là hình thức
đầu tƣ mà trong đó các bên sẽ ký kết với nhau bằng một hợp đồng hợp tác kinh
doanh nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không
thành lập tổ chức kinh tế9. Trong quá trình kinh doanh, các bên sẽ thành lập ban
điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng. Đối với nƣớc tiếp nhận,
hình thức này có ƣu điểm giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị
trƣờng mới nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc an ninh quốc gia tuy nhiên hình thức này chỉ
thực hiện ở một số ít lĩnh vực dễ sinh lời. Đối với nƣớc đầu tƣ, ƣu điểm là tận dụng
đƣợc hệ thống phân phối có sẵn của nƣớc sở tại, đƣợc tham gia vào những lĩnh vực
hạn chế đầu tƣ, xâm nhập vào thị trƣờng truyền thống của nƣớc chủ nhà, khơng mất
thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trƣờng mới nhƣng lại có nhƣợc điểm là
không đƣợc trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với nƣớc tiếp nhận
đầu tƣ thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tƣ e ngại10. Về thủ tục, hình thức này
vẫn áp dụng thủ tục cấp GCNĐKĐT đối với NĐTNN và tổ chức kinh tế quy định
tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tƣ 2014. Cịn đối với việc lựa chọn hợp đồng PPP thì

đây lại là hình thức đầu tƣ đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền và nhà đầu tƣ, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận
hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Đây cũng là một hình thức đầu
tƣ đƣợc nhà nƣớc chú trọng phát triển vì đem lại lợi ích cơng cộng cũng nhƣ thu hút
đƣợc các nhà đầu tƣ tƣ nhân lớn của nƣớc ngồi. Có thể thấy lĩnh vực đầu tƣ của
hình thức này là khá hẹp so với các hình thức đầu tƣ khác, chủ yếu đƣợc áp dụng
cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ nhà máy điện, sân bay, cầu đƣờng…,
đƣợc hƣởng các ƣu đãi cao hơn so với các hình thức đầu tƣ khác và điểm đặc biệt là
khi hết thời hạn hoạt động phải chuyển giao cơng trình cơ sở hạ tầng đã đƣợc xây
dựng và khai thác cho nƣớc sở tại. Về phía nƣớc chủ nhà, hình thức này có ƣu điểm
là thu hút đƣợc vốn đầu tƣ vào những dự án đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, do đó giảm
9

Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tƣ 2014.
Huỳnh Châu Phúc (2010), Thủ tục đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam thực trạng và giải pháp, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.19-20.
10

7


đƣợc sức ép cho ngân sách nhà nƣớc, tuy nhiên lại có nhƣợc điểm là khó tiếp nhận
kinh nghiệm quản lý, khó kiểm sốt cơng trình và đơi lúc phải chịu rủi ro ngồi khả
năng kiểm sốt của nhà đầu tƣ. Đối với NĐTNN, hình thức này có ƣu điểm là hiệu
quả sử dụng vốn đƣợc đảm bảo, chủ động quản lý điều hành và tự chủ kinh doanh
lợi nhuận, đƣợc nhà nƣớc sở tại bảo đảm, tránh đƣợc những rủi ro bất thƣờng tuy
nhiên việc đàm phán và thực thi hợp đồng thƣờng gặp nhiều khó khăn tốn kém, tốn
thời gian và cơng sức11. Về thủ tục thì đây là một hình thức đầu tƣ đặc biệt có sự
tham gia vốn nhà nƣớc cho nên nó sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật đầu tƣ công,
mặc dù trong hình thức đầu tƣ này ln có sự hiện diện của một bên là NĐTNN

nhƣng không hẳn lúc nào cũng phải thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT mà phải xem
xét đến loại dự án mà các bên ký kết (dự án nhóm C khơng phải thực hiện thủ tục
này12).
Thứ ba, đầu tƣ theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế. Có thể thấy, hình
thức này có sự khác biệt hồn tồn so với hai loại hình thức đầu tƣ ở trên bởi lẽ có
sự hình thành của một tổ chức kinh tế và nhà đầu tƣ phải tự mình thực hiện, tổ chức,
quản lý hoạt động đầu tƣ. Để thực hiện đƣợc hoạt động đầu tƣ này, bên cạnh đầu tƣ
nhiều về vốn thì NĐTNN cịn phải chuẩn bị thật tốt nhiều yếu tố khác nhƣ: nhân
công, kỹ thuật cơng nghệ, phƣơng thức quản lý… Vì vậy, các nhà đầu tƣ thƣờng lựa
chọn hình thức đầu tƣ này đối với những lĩnh vực kinh doanh cần phát triển lâu dài.
Có thể thấy, thơng qua hình thức đầu tƣ này, nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có điều kiện
thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng quốc tế, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu,
thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên, đây cũng
là hình thức đầu tƣ ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia nƣớc sở tại nhƣ:
xuất hiện hành vi trốn thuế, chuyển giá, các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ phải chịu
nhiều sức ép từ những hành vi cạnh tranh nhƣ bán phá giá, độc chiếm thị trƣờng và
dễ bị thâu tóm từ phía bên nƣớc ngồi do tỷ lệ vốn góp thấp. Chính vì vậy, pháp
luật của mỗi quốc gia sẽ đặt ra nhiều điều kiện cũng nhƣ thủ tục sẽ phức tạp hơn
cho hình thức đầu tƣ này. Ở Việt Nam hiện nay, thủ tục đầu tƣ thành lập tổ chức
kinh tế của NĐTNN đang là một vấn đề khá phức tạp. Bên cạnh phải đáp ứng các
điều kiện về loại hình pháp lý, tỷ lệ sở hữu vốn, lĩnh vực ngành nghề, đối tác tham
gia… sẽ đƣợc trình bày ở phần tiếp theo thì NĐTNN cịn phải có dự án đầu tƣ và
thực hiện nhiều thủ tục nhƣ cấp GCNĐKĐT, chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ (nếu dự
án thuộc diện chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ) rồi sau đó mới tiến hành đăng ký thành
lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
11

Huỳnh Châu Phúc, tlđd (10), tr.21.
Khoản 3 Điều 39 Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về đầu tƣ theo hình thức đối tác
cơng tƣ.

12

8


1.3 Các vấn đề pháp lý về điều kiện đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế của nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài.
Đối với nhà đầu tƣ trong nƣớc khi thành lập tổ chức kinh tế thì điều kiện đầu
tƣ với họ đƣợc hiểu chính là các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (vốn pháp
định, chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…).
Khi nói đến điều kiện kinh doanh đối với NĐTNN thì phạm vi những điều kiện này
không chỉ bao gồm những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (điều kiện này căn
cứ vào ngành, nghề kinh doanh, vì vậy bất kì chủ thể nào đăng ký ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện thì cũng đều phải đáp ứng các điều kiện đó), mà NĐTNN còn
phải đáp ứng một số những điều kiện khác đƣợc nêu tại Điều 10 Nghị định
118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 về Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành Luật Đầu tƣ 2014 (sau đây gọi là Nghị định 118/2015/NĐ-CP). Những điều
kiện này bao gồm điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn của NĐTNN, hình thức đầu tƣ, điều
kiện về đối tác Việt Nam tham gia hoạt động đầu tƣ... Các điều kiện mà NĐTNN
phải đáp ứng, về nguyên tắc sẽ đƣợc xem xét chủ yếu ở việc có hay khơng cam kết
quốc tế liên quan đến vấn đề đó.
Lƣu ý rằng, Luật Đầu tƣ và các văn bản hƣớng dẫn của Luật Đầu tƣ chỉ quy định
chung về điều kiện đầu tƣ áp dụng đối với NĐTNN, còn các điều kiện cụ thể sẽ phụ
thuộc vào nội dung cam kết quốc tế hoặc các quy định của văn bản pháp luật
chuyên ngành cụ thể.
1.3.1 Loại hình tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngồi được thành lập tại Việt Nam.
Theo khoản 16 Điều 13 Luật Đầu tƣ 2014 thì “Tổ chức kinh tế là tổ chức
đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm doanh
nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu

tƣ kinh doanh” và khoản 1 Điều 22 quy định NĐTNN đƣợc thành lập tổ chức kinh
tế theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, về ngun tắc NĐTNN có quyền lựa chọn
một trong những hình thức tổ chức kinh tế đã đƣợc nêu ở trên. Tuy nhiên, căn cứ
vào các quy định khác có liên quan thì có thể thấy NĐTNN trên thực tế khơng đƣợc
hoàn toàn tự do lựa chọn thành lập các loại tổ chức kinh tế ở Việt Nam… Nghiên
cứu kỹ tất cả các văn bản pháp luật chúng ta dễ dàng thấy rằng quyền lựa chọn loại
hình pháp lý của NĐTNN có một số hạn chế.
Thứ nhất, về loại hình doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 bao gồm: doanh
nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
9


Trong các loại hình này, doanh nghiệp tƣ nhân từng là loại hình đƣợc “khéo léo”
loại trừ đối với NĐTNN. Cụ thể, khoản 1 Điều 7 Nghị định 108/2006/NĐ-CP
hƣớng dẫn Luật Đầu tƣ 2005 cho phép NĐTNN đƣợc đầu tƣ theo hình thức 100%
vốn để thành lập các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên
khoản 3 Điều này có quy định rằng: “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có
tƣ cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam”. Về mặt lí luận, doanh nghiệp tƣ nhân
là loại hình doanh nghiệp khơng đáp ứng đƣợc các điều kiện để là một tổ chức có tƣ
cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. Từ đây, chúng ta có thể thấy luật
khơng cấm NĐTNN thành lập doanh nghiệp tƣ nhân tại Việt Nam nhƣng cá nhân là
NĐTNN sẽ không thể thực hiện đƣợc quyền này trên thực tế bởi vì quy định tại
khoản 3 Điều 7 nêu ở trên có thể nói là đã gián tiếp loại bỏ loại hình này ra khỏi
danh sách các loại hình kinh doanh mà NĐTNN có thể lựa chọn.
Khác với Luật Đầu tƣ 2005 và văn bản hƣớng dẫn trƣớc đây, Luật Đầu tƣ
2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP khơng cịn quy định tƣơng tự về tƣ cách pháp
nhân của doanh nghiệp do NĐTNN sở hữu 100% vốn. Vì vậy, một lần nữa vấn đề
cần đƣợc đặt ra là NĐTNN là cá nhân có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp tƣ
nhân hay không. Theo tác giả, không nên cho phép cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài

thành lập doanh nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam. Bởi lẽ, theo pháp luật Việt Nam thì
doanh nghiệp tƣ nhân là loại hình doanh nghiệp khơng có quyền năng sở hữu, chủ
sở hữu khi đầu tƣ vào doanh nghiệp không phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp
vốn sang doanh nghiệp. Mọi tài sản thực hiện nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đều là
các tài sản riêng thuộc sở hữu của chính chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong khi đó tài
sản của NĐTNN lại chủ yếu ở nƣớc ngồi. Do đó, khi có vấn đề trách nhiệm xảy ra,
khả năng thu hồi tài sản của chủ đầu tƣ là gần nhƣ không thực hiện đƣợc. Bên cạnh
đó, xét ở khía cạnh thủ tục thành lập doanh nghiệp, căn cứ vào các Điều
20,21,22,23 của Luật Doanh nghiệp 2014 về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì chỉ có
duy nhất loại hình doanh nghiệp tƣ nhân là trong hồ sơ khơng có GCNĐKĐT, cịn
đối với cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì khi
NĐTNN muốn thành lập một trong ba hình thức này thì bắt buộc trong hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp phải có GCNĐKĐT. Mặt khác, Luật Đầu tƣ 2014 cũng có quy
định NĐTNN khi đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế phải có dự án đầu tƣ và thực hiện
thủ tục cấp GCNĐKĐT. Quy định này có thể đƣợc hiểu là Luật Doanh nghiệp đã
“mặc nhiên” xác định NĐTNN không thành lập doanh nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam.
Mặc dù vậy, để có cơ sở giải quyết trên thực tế, nhất là trong trƣờng hợp nhà đầu tƣ
cá nhân nƣớc ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tƣ nhân, thì cũng cần có quy định
cụ thể về vấn đề này trong Luật Đầu tƣ.
10


Thứ hai, đối với loại hình hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã hiện hành đã cho phép cá nhân nƣớc ngoài cƣ trú hợp pháp
tại Việt Nam đƣợc phép tham gia thành lập hợp tác xã13. Đây là một điểm mới bởi
vì theo Luật Hợp tác xã 2003 (Luật số 18/2003/QH11 ngày 26 tháng 3 năm 2003)
chỉ cho phép công dân Việt Nam, hộ gia đình, pháp nhân Việt Nam mới có quyền
trở thành thành viên của hợp tác xã.
Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng chỉ có NĐTNN là cá nhân mới có thể tham gia làm thành
viên hợp tác xã ở Việt Nam, NĐTNN là pháp nhân khơng có quyền này. Bên cạnh

đó, cũng khơng phải mọi NĐTNN là cá nhân đều có quyền này mà chỉ cá nhân
nƣớc ngoài đang cƣ trú hợp pháp tại Việt nam mới có quyền. Bởi lẽ hợp tác xã là
loại hình kinh doanh đặc trƣng của Việt Nam, đây là hình thức tổ chức kinh tế tập
thể, với mục đích chủ yếu là tƣơng trợ, phát triển kinh tế cộng đồng14. Đặc trƣng
này cho thấy hợp tác xã không phải là một chủ thể kinh doanh thuần túy có mục tiêu
lợi nhuận nhƣ các doanh nghiệp nên thực tế sẽ ít có khả năng thu hút đầu tƣ và chắc
chắn hiếm có nhà đầu tƣ nào bỏ công sức, tiền của thực hiện những thủ tục rƣờm rà
để đầu tƣ vào loại hình kinh doanh này.
Thứ ba, đối với hộ kinh doanh.
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tƣ 2014: “Tổ chức kinh tế là tổ chức đƣợc
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh
doanh”. Nhƣ đã biết hộ kinh doanh không đƣợc xem là một loại hình doanh nghiệp
hay hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhƣng liệu đây có đƣợc xem là “tổ chức khác
thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh doanh” khơng thì khơng có cơ sở để khẳng định.
Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1 Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9
năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định 78/2015/NĐ-CP) thì chỉ có hộ gia
đình, cơng dân Việt Nam từ đủ mƣời tám tuổi trở lên mới có quyền thành lập hộ
kinh doanh, nhƣ vậy NĐTNN cũng khơng đƣợc lựa chọn loại hình kinh tế này.
Tóm lại, từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng khác với nhà đầu
tƣ trong nƣớc, NĐTNN bị một số giới hạn nhất định trong việc lựa chọn hình thức
pháp lý của tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tƣ tại Việt Nam.
1.3.2 Tỷ lệ sở hữu vốn
Bên cạnh giới hạn về loại hình tổ chức kinh tế thì NĐTNN khi dự định tiến
hành đầu tƣ trong một lĩnh vực ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam thì cịn phải
13
14

Điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 (Luật số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012).
Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012.


11


xem xét đến lĩnh vực đó có chịu sự hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn không. Giới hạn này
không áp dụng đối với mọi trƣờng hợp mà chỉ áp dụng đối với một số lĩnh vực nhất
định đƣợc quy định cụ thể trong các điều ƣớc quốc tế… hoặc trong văn bản pháp
luật của Việt Nam (trong trƣờng hợp chƣa cam kết hoặc không đƣợc quy định trong
các cam kết quốc tế). Điều này đƣợc thể hiện trƣớc hết là ở các điều ƣớc quốc tế
tiêu biểu nhƣ Cam kết WTO về dịch vụ. Khi nghiên cứu văn bản này, chúng ta có
thể dễ dàng thấy đƣợc, hiện nay các rào cản về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN đã gần nhƣ
xóa bỏ, chỉ cịn một số lĩnh vực ngành nghề mà Việt Nam chúng ta vẫn còn giữ lại
nhƣ: dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp; sản xuất phim; phát
hành phim; chiếu phim; các dịch vụ vận tải đƣờng thủy nội địa, vận tải đƣờng bộ,
đƣờng sắt; kinh doanh trò chơi điện tử; giải trí (nhà hát, nhạc sóng, xiếc); mạng
riêng ảo; viễn thông15 và tỷ lệ sở hữu của NĐTNN sẽ khác nhau đối với từng lĩnh
vực đầu tƣ. Ngoài Cam kết WTO về dịch vụ, vấn đề này còn đƣợc quy định trong
một số điều ƣớc quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên tiêu biểu là AFAS (Hiệp
định khung ASEAN về dịch vụ). Có thể thấy, nếu NĐTNN thuộc khối ASEAN đầu
tƣ vào các lĩnh vực nêu trên thì có thể sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi cao hơn về tỷ lệ
sở hữu nƣớc ngoài đƣợc quy định trong Cam kết WTO về dịch vụ. Ví dụ: một nhà
đầu tƣ Thái Lan dự định tiến hành đầu tƣ vào dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đƣờng
thủy nội địa tại Việt Nam thì họ có thể thành lập một công ty liên doanh với mức
vốn sở hữu lên đến 51% vốn điều lệ trong khi đó giới hạn cho phép của Cam kết
WTO về dịch vụ chỉ là 49% vốn điều lệ16.
Có thể thấy, ngồi việc quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong
các điều ƣớc quốc tế thì pháp luật Việt Nam cũng đã thể hiện vấn đề này trong một
số lĩnh vực đặc thù nhƣ chứng khoán, ngân hàng,…
Thứ nhất, trong lĩnh vực chứng khoán, Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26
tháng 6 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20

tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật
Chứng khốn đã có những quy định khá mới về tỷ lệ sở hữu vốn của NĐTNN trên
thị trƣờng chứng khoán. Đặc biệt, khái niệm về “tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài” đƣợc nêu
trong Nghị định này bao gồm cả NĐTNN và tổ chức kinh tế có NĐTNN nắm giữ từ
51% vốn điều lệ trở lên17. Theo nhƣ nội dung Nghị định này thì tỷ lệ sở hữu vốn của
NĐTNN vào các cơng ty đại chúng (ví dụ là cơng ty X) ở Việt Nam đƣợc xác định
theo các bƣớc sau:

15

Xem thêm Biểu cam kết WTO về dịch vụ.
Xem thêm Biểu cam kết WTO về dịch vụ và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ.
17
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP.
16

12


Bƣớc 1: NĐTNN cần xác định xem trong phạm vi hoạt động kinh doanh của cơng
ty X có ngành, nghề nào mà điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy
định về tỷ lệ sở hữu nƣớc ngồi hay khơng. Nếu có thì tỷ lệ sở hữu nƣớc ngồi đƣợc
tn theo điều ƣớc quốc tế đó.
Bƣớc 2: Nếu câu trả lời ở bƣớc 1 là “khơng” thì NĐTNN cần xác định phạm vi hoạt
động kinh doanh của cơng ty X có ngành, nghề nào mà trong pháp luật đầu tƣ và
pháp luật có liên quan của Việt Nam có quy định về tỷ lệ sở hữu nƣớc ngồi hay
khơng. Nếu có thì tỷ lệ sở hữu sẽ tuân theo các văn bản pháp luật đó.
Bƣớc 3: Trong trƣờng hợp khơng tìm thấy văn bản pháp luật ở bƣớc 2 thì NĐTNN
phải xem xét đến những ngành nghề cịn lại của cơng ty X có ngành nghề nào rơi
vào danh mục ngành nghề có điều kiện áp dụng đối với NĐTNN khơng. Nếu có thì

tỷ lệ sở hữu nƣớc ngồi tối đa đối với ngành nghề có liên quan là 49% vốn có quyền
biểu quyết của cơng ty X. Nếu câu trả lời là “khơng” thì NĐTNN sẽ đƣợc phép nắm
giữ không hạn chế số vốn của công ty X, trừ trƣờng hợp điều lệ công ty X quy định
khác. Tuy nhiên, một điểm cần đáng lƣu ý là giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn trong trƣờng
hợp này chỉ đối với cổ phiếu có quyền biểu quyết của cơng ty cịn đối với cổ phiếu
khơng có quyền biểu quyết thì NĐTNN đƣợc đầu tƣ khơng hạn chế.
Một điểm đáng lƣu ý là khi công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề có quy
định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài đƣợc áp dụng đối với công ty đại chúng
sẽ không vƣợt quá mức thấp nhất về tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài trong các ngành nghề
mà cơng ty đó hoạt động, trừ trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế có quy định khác18. Nhƣ
vậy, chúng ta có thể thấy đƣợc quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu nƣớc ngồi trong
lĩnh vực chứng khốn hiện nay khá là hợp lý vừa kiểm soát đƣợc sự thâu tóm của
NĐTNN trong cơng ty đại chúng vừa tạo cho họ có mức vốn phù hợp để kinh
doanh tại Việt Nam.
Thứ hai, trong một số lĩnh vực khác.
Bên cạnh việc quy định tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài lĩnh vực trên, pháp luật còn
đặt ra hạn chế này ở một ngành nghề khác nhƣ: dịch vụ thẩm định giá (tối đa 30%),
kinh doanh vận tải hàng không (không vƣợt quá 30%)19…
Tóm lại, vấn đề về tỷ lệ sở hữu vốn của NĐTNN hiện nay đƣợc quy định rải
rác trong các điều ƣớc quốc tế nhƣ WTO, AFAS…và một số văn bản pháp luật
chuyên ngành khác. Đặc biệt, hiện nay Cổng thông tin quốc gia về đầu tƣ nƣớc
18

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP.
Khoản 1 Điều 21 và khoản 1 Điều 18 Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 về Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
Điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 Quy định về các ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng khơng dân dụng.
19


13


ngoài cũng đã tập hợp và ban hành ra “Danh mục điều kiện đầu tƣ đối với nhà đầu
tƣ nƣớc ngồi” trong đó có quy định rất rõ về tỷ lệ sở hữu vốn nƣớc ngoài trong các
ngành nghề mà NĐTNN có thể đầu tƣ tại Việt Nam20.
1.3.3 Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thành lập tổ chức kinh tế với nhà đầu tư
nước ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất
định thì NĐTNN chỉ có thể cùng hợp tác với một số đối tác tại Việt Nam khi tiến
hành thành lập tổ chức kinh tế. Vấn đề này đƣợc quy định rải rác trong các văn bản
pháp luật chuyên ngành. Có thể kể đến ở một vài lĩnh vực đặc thù nhƣ trong lĩnh
vực thẩm định giá; ngân hàng; dịch vụ nghe nhìn sản xuất phim, phát hành phim,
chiếu phim; các dịch vụ viễn thơng cơ bản… Nhìn chung, để đƣợc thành lập tổ chức
kinh tế hoạt động trong những ngành nghề này, NĐTNN sẽ phải hợp tác tham gia
với doanh nghiệp đã đƣợc cấp phép hoạt động ở những lĩnh vực tƣơng ứng tại Việt
Nam. Ví dụ, NĐTNN muốn thành lập một doanh nghiệp để thực hiện một dự án sản
xuất phim tại Việt Nam thì họ chỉ có thể liên doanh với doanh nghiệp đƣợc cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép cung cấp dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam21.
1.2.4 Lĩnh vực và ngành nghề đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, bất cứ nhà đầu tƣ nào (kể cả
trong hay nƣớc ngoài) khi thành lập doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn
ngành nghề kinh doanh mà pháp luật khơng cấm. Tuy nhiên, có những ngành nghề
kinh doanh vì tính chất đặc thù mà pháp luật chuyên ngành yêu cầu nhà đầu tƣ phải
tuân thủ một số điều kiện nhất định mới đƣợc đăng ký kinh doanh hoặc tiến hành
hoạt động. Vì vậy, pháp luật Việt Nam ta chia làm ba nhóm ngành nghề: ngành
nghề bị cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và ngành nghề kinh
doanh khơng thuộc hai nhóm trên.
Khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, bên cạnh việc xem xét danh mục
các ngành nghề đầu tƣ, kinh doanh quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ

và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, NĐTNN còn phải nghiên cứu đến các
điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên nếu thành lập doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực đầu tƣ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế.

20

Xem thêm tại />Khoản 1 Điều 1 Luật số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11.
21

14


Đối với những ngành nghề cấm đầu tƣ kinh doanh tại Điều 6 Luật Đầu tƣ 2014 và
tại Phụ lục 1,2,3 của Luật này thì bất cứ chủ thể nào cũng khơng có quyền thành lập
doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực đó. Bởi lẽ, đó là các ngành nghề lĩnh
vực nếu tiến hành hoạt động kinh doanh hay thực hiện một dự án đầu tƣ nào đó sẽ
gây phƣơng hại đến an ninh, quốc phòng, trật tự an tồn xã hội, truyền thống văn
hóa, lịch sử, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và sức khỏe của nhân dân,
hủy hoại tài nguyên, phá hoại môi trƣờng.
Đối với những ngành nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với
NĐTNN, để thuận tiện cho NĐTNN tra cứu, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã công bố
danh mục này lên Cổng thông tin quốc gia về đầu tƣ thơng qua việc rà sốt các quy
định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và
các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ƣớc quốc tế về đầu tƣ của Việt Nam. Theo đó,
NĐTNN buộc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đầu tƣ nếu muốn thực hiện dự án
đầu tƣ thuộc danh mục điều kiện đầu tƣ đối với NĐTNN. Trƣờng hợp dự án đầu tƣ
của NĐTNN thuộc lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam chƣa có quy định, chƣa có
trong các cam kết quốc tế của Việt Nam thì cơ quan đăng ký đầu tƣ sẽ lấy ý kiến
của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ quản lý chuyên ngành để xem xét, quyết định.

Danh mục này bao gồm 18 phân ngành đòi hỏi bất cứ một NĐTNN khi đầu tƣ đều
phải đáp ứng một số điều kiện nhất định22, bao gồm: bất động sản, dịch vụ thuê
hoặc cho thuê kèm hoặc không kèm ngƣời điều khiển, dịch vụ vận tải, dịch vụ
chuyên môn, dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan, dịch vụ giải trí văn hóa và thể
thao, dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ nghiên
cứu và phát triển, dịch vụ thông tin, dịch vụ y tế và xã hội, giáo dục đào tạo dạy
nghề và các dịch vụ liên quan, nông lâm ngƣ nghiệp, sản xuất kinh doanh hàng hóa,
thƣơng mại dịch vụ và các dịch vụ kinh doanh khác. Bên cạnh đó cũng có một số
điểm đáng lƣu ý cho NĐTNN có dự án đầu tƣ kinh doanh thuộc danh mục trên. Đây
đƣợc xem là những nguyên tắc áp dụng điều kiện đối với NĐTNN23:
+ Kinh doanh nhiều ngành, nghề có điều kiện áp dụng đối với NĐTNN: phải
đáp ứng toàn bộ các điều kiện đối với ngành, nghề đó;
+ Nhà đầu tƣ thuộc đối tƣợng của nhiều hiệp định thì đƣợc chọn áp dụng 1
trong các hiệp định đó;
+ Nhà đầu tƣ khơng thuộc Nƣớc WTO đƣợc áp dụng nhƣ với nƣớc WTO;
Nhà đầu tƣ là cơng dân nƣớc ngồi nhƣng đồng thời có quốc tịch Việt Nam đƣợc
quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tƣ và thủ tục đầu tƣ nhƣ quy định đối với nhà
đầu tƣ trong nƣớc hoặc NĐTNN;
22
23

Xem thêm tại />Khoản 2 Điều 10 Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

15


Đối với ngành, phân ngành không cam kết, chƣa cam kết, chƣa đƣợc quy
định: i) nếu pháp luật đã có quy định thì thực hiện theo pháp luật; ii) nếu đã cho
phép NĐTNN và đƣợc công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tƣ nƣớc ngồi
thì nhà đầu tƣ khác đƣợc phép thực hiện; iii) nếu chƣa có quy định, chƣa trong

Danh mục cơng bố thì hỏi Bộ quản lý ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

16


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Sau khi trình bày một cách chi tiết, cụ thể về những vấn đề trên; tác giả rút ra
một số kết luận sau:
Thứ nhất, NĐTNN khi muốn tiến hành đầu tƣ tại Việt Nam, họ có thể lựa
chọn một trong bốn hình thức đƣợc Luật Đầu tƣ 2014 thừa nhận nhƣ góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC);
mơ hình đối tác cơng tƣ (PPP) và thành lập tổ chức kinh tế. Tùy theo loại hình thức
đầu tƣ mà thủ tục áp dụng sẽ khác nhau.
Thứ hai, NĐTNN khi lựa chọn hình thức đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế để
thực hiện dự án đầu tƣ tại Việt Nam sẽ phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đầu
tƣ Việt Nam quy định: loại hình pháp lý, tỷ lệ sở hữu vốn, đối tác tham gia, lĩnh vực
ngành nghề đầu tƣ kinh doanh.
Những nội dung mà tác giả đã trình bày trong chƣơng một sẽ là cơ sở, nền
tảng cho những nghiên cứu, phân tích trong chƣơng hai.

17


CHƢƠNG 2: THỦ TỤC THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ CỦA NHÀ ĐẦU
TƢ NƢỚC NGOÀI
2.1 Pháp luật điều chỉnh việc thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài
Từ năm 1975, đất nƣớc Việt Nam hoàn toàn độc lập thống nhất, nƣớc ta dần
dần củng cố và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trƣớc những ảnh hƣởng nặng nề sau
chiến tranh lâu dài, kinh tế thì bị tàn phá, chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng trong

việc từng bƣớc xác lập quan hệ sản xuất mới, bƣớc đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục y tế, thiết lập và củng cố chính quyền
nhân dân trong cả nƣớc. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển,
sản xuất nhỏ lẻ và phổ biến mang tính chất tự cấp tự túc. Trình độ trang bị kỹ thuật
trong sản xuất cũng nhƣ kết cấu hạ tầng, văn hoá xã hội lạc hậu; năng suất lao động
xã hội rất thấp. Cơ cấu kinh tế vẫn mang đặc trƣng một nƣớc nông nghiệp lạc hậu,
mất cân đối nặng nề trên nhiều mặt. Với một thực trạng kinh tế xã hội nhƣ vậy, để
thực hiện đƣợc nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, trong Báo cáo chính
trị của Đại hội Đảng lần thứ 4 năm 1976 đã khẳng định: “việc đẩy mạnh quan hệ
phân chia và hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế và phát triển các quan hệ
kinh tế với các nước khác có một vai trị vơ cùng quan trọng”. Thực hiện chủ trƣơng
đúng đắn đó của Đảng, ngày 18/4/1977, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/CP
kèm theo Điều lệ đầu tƣ nƣớc ngoài (sau đây gọi tắt là Điều lệ đầu tƣ năm 1977),
một văn bản pháp quy riêng biệt nhằm khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt nam. Mặc dù, văn bản này chƣa quy định hồn chỉnh
và cụ thể quy trình, thủ tục đầu tƣ nhƣng đã tạo tiền đề cho việc xây dựng các văn
bản pháp luật sau này điều chỉnh hoạt động đầu tƣ nƣớc ngồi. Theo đó, bên nƣớc
ngồi có thể đầu tƣ vào Việt Nam theo ba hình thức sau: Hợp tác sản xuất chia sản
phẩm (tiền đề của hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh ngày nay), xí nghiệp
hoặc cơng ty hỗn hợp (tiền đề của hình thức hợp tác thành lập tổ chức kinh tế liên
doanh) và xí nghiệp tƣ doanh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (tiền đề của việc
thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài).
Trƣớc những thay đổi khách quan của công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế
xã hội trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.
Nghị quyết số 19 của Bộ Chính trị ngày 17/7/1984 và Nghị quyết Hội Nghị Ban
Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 7 (khoá V) ngày 20/12/1984 về việc bổ sung và
hoàn thiện Điều lệ đầu tƣ đã ban hành năm 1977 đã tiến tới xây dựng một bộ Luật
Đầu tƣ hoàn chỉnh. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 8 ngày 31/12/1987 Luật Đầu tƣ
18



nƣớc ngồi tại Việt Nam đã thơng qua (sau đây gọi là Luật Đầu tƣ nƣớc ngồi năm
1987). Có thể nói sự ra đời của Luật Đầu tƣ nƣớc ngồi tại Việt Nam năm 1987
xuất phát từ những yêu cầu khách quan của sự vận động xã hội, nó đã tạo ra đƣợc
một môi trƣờng pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt nam.
Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài 1987 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992) quy định
các hình thức đầu tƣ: hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, xí
nghiệp hoặc cơng ty liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cùng với việc quy
định tƣơng đối khá đầy đủ về một số nội dung nhƣ: đối tác tham gia hợp tác đầu tƣ,
vấn đề tài chính, biện pháp bảo đảm đầu tƣ, lĩnh vực đầu tƣ…
Có thể thấy, đầu tƣ nƣớc ngồi ngày càng thể hiện rõ vai trị quan trọng của
mình đối với việc phát triển kinh tế đất nƣớc. Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật đầu
tƣ nƣớc ngồi, Quốc hội khố 9 kỳ họp thứ 10 ngày 12/11/1996 đã thông qua Luật
Đầu tƣ nƣớc ngoài mới (sau đây gọi là Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài 1996). Luật Đầu tƣ
nƣớc ngoài 1996 đƣợc soạn thảo trên cơ sở gộp các Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm
1987, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài sửa đổi năm 1990, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài sửa đổi
năm 1992. Có thể thấy, Luật Đầu tƣ nƣớc ngồi năm 1996 đã tạo cơ sở pháp lý cao
hơn cho việc đơn giản hoá thủ tục đầu tƣ và tăng cƣờng pháp chế trong đầu tƣ. Các
quy định về cấp phép đầu tƣ và các loại giấy phép khác đều đƣợc rút ngắn thời gian.
Hơn nữa, NĐTNN có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với việc giải quyết chậm các
thủ tục, gây phiền hà của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức và công chức Nhà nƣớc.
Đồng thời, quy định về biện pháp chế tài đối với NĐTNN, doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân,
viên chức, cơ quan nhà nƣớc vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tƣ nƣớc
ngoài. Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1996 cịn làm rõ sự phân cơng phối hợp giữa
các Bộ, ngành, địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ nƣớc ngoài trên
cơ sở cơ chế “một cửa”, lấy cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ do luật định làm
đầu mối. Đến Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài sửa đổi bổ sung năm 2000 đã đƣa ra nhiều
quy định mới nhằm tháo gỡ những vƣớng mắc, khó khăn, giảm thiểu rủi ro cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Có thể nói, các quy định của Luật Đầu tƣ

nƣớc ngoài sửa đổi năm 2000 đã tạo điều kiện xích gần hơn giữa đầu tƣ trong nƣớc
và đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo thế chủ động trong tiến trình hội nhập và đảm bảo các
cam kết quốc tế, làm cho môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam hấp dẫn, thơng
thống hơn so với trƣớc đây và so với một số nƣớc trong khu vực.
Đến năm 2005, nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, tạo sự thống
nhất trong hệ thống pháp luật đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng
hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tƣ và có hiệu lực từ
19


ngày 1/7/2006, Luật này thay thế Luật Đầu tƣ nƣớc ngồi và Luật Khuyến khích
đầu tƣ trong nƣớc. Tiếp đó, Chính phủ lại ban hành thêm Nghị định 108/2006/NĐCP quy định chi tiết và hƣớng dẫn một số điều Luật Đầu tƣ. Khác cơ bản với Luật
Đầu tƣ nƣớc ngoài trƣớc đây, Luật Đầu tƣ năm 2005 đƣợc thiết kế theo hƣớng chỉ
quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tƣ, còn các nội dung liên quan
đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thì chuyển sang Luật Doanh
nghiệp điều chỉnh, các mức ƣu đãi về thuế chuyển sang quy định tại các văn bản
pháp luật về thuế và các nội dung mang tính chất đặc thù thì dẫn chiếu sang pháp
luật chuyên ngành điều chỉnh. So với các luật trƣớc đây, Luật Đầu tƣ 2005 quy định
rõ hơn về hình thức đầu tƣ: Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tƣ
trong nƣớc hoặc 100% vốn của NĐTNN; Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa
các nhà đầu tƣ trong nƣớc và NĐTNN; Đầu tƣ theo hình thức hợp đồng BCC, hợp
đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; Đầu tƣ phát triển kinh doanh; Mua cổ
phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ; và Đầu tƣ thực hiện việc sáp
nhập và mua lại doanh nghiệp. Đặc biệt, căn cứ vào Điều 20 Luật Doanh nghiệp
2005, Điều 50 Luật Đầu tƣ 2005, khoản 4 Điều 12 Nghị định 102/2010/NĐ-CP
ngày 01 tháng 10 năm 2010 về Hƣớng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật Doanh
nghiệp 2005 thì NĐTNN lần đầu đầu tƣ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và
doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của NĐTNN hoặc tham gia thành
lập doanh nghiệp mới thì phải có dự án đầu tƣ và thực hiện đăng ký đầu tƣ hoặc
thẩm tra để đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh.
Kế thừa và khắc phục những nhƣợc điểm của Luật Đầu tƣ 2005, Luật Đầu tƣ
2014 đã đƣợc ban hành và đang có hiệu lực ngày nay. Luật Đầu tƣ 2014 đã tách
bạch giữa nội dung đăng ký dự án đầu tƣ và đăng ký kinh doanh theo quy định của
Luật Doanh nghiệp, bãi bỏ quy định cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ
trong nƣớc, phân định rõ ràng khái niệm “nhà đầu tƣ nƣớc ngoài” và “tổ chức kinh
tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi”, thu hẹp phạm vi áp dụng cấp GCNĐKĐT đối với
NĐTNN và rút ngắn thời gian đáng kể đối với thủ tục này. Luật Đầu tƣ 2014 cũng
chỉ điều chỉnh các hoạt động liên quan đến đầu tƣ, còn về vấn đề thành lập, tổ chức
quản lý, hoạt động, hình thức pháp lý, tên, trụ sở chính… của doanh nghiệp thì do
Luật Doanh nghiệp điều chỉnh. Riêng đối với hình thức đầu tƣ thành lập tổ chức
kinh tế của NĐTNN bên cạnh việc tuân thủ các quy định về pháp luật đầu tƣ và
doanh nghiệp thì trong những lĩnh vực đặc thù đƣợc quy định ở luật chuyên ngành,
NĐTNN thành lập tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực đó phải đáp ứng đủ điều
kiện mà luật chuyên ngành đƣa ra (điều kiện về giấy phép, vốn pháp định, chứng
20


×