Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ KIM YẾN

PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thành Dương

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh và các thầy, cô giáo đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình học tập và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, đặc biệt là sự
hướng dẫn nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Lê Thành Dương đã giúp tơi vượt
qua khó khăn để hồn thành Luận văn.
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả

Phạm Thị Kim Yến



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật Hình sự
TNHS: Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1: Thống kê xét xử hình sự sơ thẩm về tội giết người do người
chưa thành niên thực hiện ở Vĩnh Long trong giai đoạn từ 2008 - 2012.
Biểu đồ 1: Cơ cấu tội phạm giết người do người chưa thành niên thực
hiện với tội giết người ở Vĩnh Long trong giai đoạn 2008 - 2012.
Biểu đồ 2: Tỉ lệ gia tăng tội phạm giết người do người chưa thành niên
thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2012.
Biểu đồ 3: Cơ cấu tội phạm giết người do người chưa thành niên thực
hiện trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người ở Vĩnh Long
trong giai đoạn 2008 - 2012.
Biểu đồ 4: Tỉ lệ về động cơ và mục đích phạm tội giết người.
Biểu đồ 5: Tỉ lệ về trình độ học vấn của các bị cáo là người chưa thành
niên phạm tội giết người.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA
TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN ............... 5
1.1 Khái niệm về tội giết người ..................................................................... 5
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển tội giết người trong Luật Hình
sự Việt Nam ...................................................................................................... 5

1.1.2 Định nghĩa và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng về tội giết người
theo quy định của pháp luật Hình sự hiện hành .............................................. 8
1.1.3 Một số vấn đề về tội giết người do người chưa thành niên thực
hiện .................................................................................................................. 13
1.2 Hoạt động phòng ngừa tội giết người do người chưa thành niên thực
hiện.................................................................................................................. 22
1.2.1 Khái niệm hoạt động phòng ngừa tội giết người do người chưa
thành niên thực hiện ........................................................................................ 22
1.2.2 Nội dung của hoạt động phòng ngừa tội giết người do người chưa
thành niên thực hiện ........................................................................................ 24
1.2.3 Biện pháp phòng ngừa tội giết người do người chưa thành niên
thực hiện .......................................................................................................... 27
1.2.4 Chủ thể của hoạt động phòng ngừa tội giết người do người chưa
thành niên thực hiện ........................................................................................ 31
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
GIẾT NGƯỜI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG .................................................................... 34
2.1 Thực trạng về tội giết người do người chưa thành niên thực hiện trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long ................................................................................. 34
2.1.1 Diễn biến của tội phạm giết người do người chưa thành niên thực
hiện từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ....................... 35


2.1.2 Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm giết người do người
chưa thành niên thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long ................................................ 37
2.1.3 Nhân thân của người phạm tội của tội giết người do người chưa
thành niên thực hiện trên ở Vĩnh Long ........................................................... 44
2.1.4 Nguyên nhân và điều kiện phạm tội giết người do người chưa
thành niên thực hiện tại Vĩnh Long ................................................................. 47
2.2 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa

thành niên thực hiện tại Vĩnh Long ............................................................ 51
2.2.1 Thực trạng về vai trò của các chủ thể trong hoạt động phòng ngừa
tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện tại Vĩnh Long ....... 52
2.2.2 Nhận xét, đánh giá kết quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm
giết người do người chưa thành niên thực hiện tại Vĩnh Long ....................... 55
Chương 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG
NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ................................ 63
3.1 Yêu cầu của Đảng và Nhà nước nói chung và chính quyền Vĩnh Long
trong hoạt động phịng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành
niên thực hiện ................................................................................................ 63
3.2 Dự báo tình hình tội phạm giết người do người chưa thành niên thực
hiện trong thời gian tới ................................................................................. 65
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm giết người do
người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ............... 68
3.3.1 Những giải pháp phòng ngừa xã hội ............................................. 68
3.3.2 Giải pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tội phạm giết người do
người chưa thành niên thực hiện .................................................................... 74
3.3.3 Giải pháp nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ
pháp luật .......................................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh thiếu niên là trụ cột nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là
lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những

nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh thiếu niên
được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và
nguồn lực con người.
Đặc biệt, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thanh thiếu niên luôn là đối tượng
được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Cùng với sự phát triển xã hội
trong những năm qua công tác chăm lo phát triển thanh thiếu niên được đẩy
mạnh và có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và
pháp luật cạnh tranh nên có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng ăn chơi hư
hỏng trong thanh thiếu niên. Cùng với tình trạng đó đã dẫn đến tình hình tội
phạm diễn ra ngày càng phức tạp trong đó điều đáng quan tâm hàng đầu là tội
phạm giết người đặc biệt người thực hiện hành vi phạm tội này là thanh thiếu
niên đang là điều đáng báo động trong giai đoạn hiện nay.
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng Sơng Cửu Long
với địa hình đất đai màu mỡ, khí hậu ơn hịa, tỉnh có mức thu nhập trung bình
trong khu vực đồng bằng. Nhìn chung, các điều kiện kinh tế, xã hội của Vĩnh
Long cũng theo xu hướng phát triển chung của cả nước. Và cùng với tình
hình chung của cả nước thì tình hình tội phạm giết người do người chưa thành
niên thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long trong những năm gần đây diễn biến theo
chiều hướng phức tạp, số án giết người do người phạm tội ở lứa tuổi chưa
thành niên ngày càng gia tăng.
Trước tình hình diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp, để giữ gìn trật tự
an tồn xã hội cũng như bảo đảm sự an tồn về tính mạng, sức khoẻ cho nhân
dân, chính quyền và các ban ngành Đồn thể tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp, kế
hoạch nhằm trấn áp tội phạm này.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn ra với những thủ đoạn ngày càng
tinh vi, xảo quyệt với tính nguy hiểm ngày càng cao cụ thể như nhiều thanh
thiếu niên, học sinh đã tham gia vào các băng, ổ nhóm tội phạm phạm tội có



2

sử dụng bạo lực với tính chất cơn đồ, hung hãng gây ra hậu quả hết sức
nghiêm trọng như chết người, gây thương tích nặng. Mặt khác, nhận thức của
người dân về loại tội phạm này còn nhiều yếu kém trong đó nguyên nhân sâu
sa và cơ bản là do hoạt động phịng ngừa loại tội phạm này khơng được hiệu
quả. Vì thế, tìm ra giải pháp chiến lược để phòng ngừa tội phạm giết người
trên phạm vi cả nước cũng như ở địa bàn tỉnh là vô cùng cần thiết.
Do vậy, người viết quyết định chọn đề tài: Phòng ngừa tội phạm giết
người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long làm
Luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong thời gian qua đã có một số cơng
trình khoa học được cơng bố như cơng trình:
Tội giết người và đấu tranh phịng, chống tội phạm giết người ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay do Đỗ Đức Hồng Hà thực hiện. Đây là cơng
trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học Luật hình sự Việt Nam về tội giết
người ở bậc tiến sỹ một cách tồn diện và có hệ thống các vấn đề liên quan
đến tội giết người dưới góc độ hình sự và tội phạm học.
Bên cạnh đó, cịn có một số cơng trình nghiên cứu khoa học khác như:
Tội giết người theo Điều 93 BLHS và thực tiễn xét xử tại thành phố Hồ
Chí Minh do Trần Thị Hồng Việt thực hiện.
Đấu tranh phòng chống tội giết người theo Điều 93 BLHS tại thành phố
Hồ Chí Minh do Nguyễn Hồng Tuấn thực hiện.
Đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Bình Dương do
Trần Thị Cẩm Tú thực hiện.
Đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc do
Nguyễn Lộc thực hiện.
Ngồi ra, cịn nhiều bài viết bình luận về tội phạm giết người rất sắc bén
và mang tính lý luận cao. Có thể thấy, các cơng trình khoa học trên đã nghiên

cứu một cách tổng quát về tội giết người trên từng địa bàn và mang tính chiến
lược chung nhưng chưa có cơ sở áp dụng thực hiện đối với các giai đoạn điều
tra, truy tố và xét xử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Thiết nghĩ, cần có những


3

cơng trình lồng ghép giữa lý luận và thực tiễn để tạo cơ sở áp dụng cho công
tác xét xử đối với tỉnh.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu
Phân tích nhằm làm rõ những vấn đề mang tính lý luận và pháp lý về tội
giết người, thực trạng tình hình tội phạm giết người do người chưa thành niên
thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2012, trên cơ sở đó đưa ra
các giải pháp kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phịng ngừa loại tội
phạm này.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài, người viết chủ yếu tập trung
nghiên cứu tình hình tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện
trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long dưới
góc độ tội phạm học. Qua đó, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, dự
báo về tình hình tội phạm, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa loại
tội phạm này trong thời gian tới.
5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản
của Đảng và Nhà nước về hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cịn dựa trên nền tảng của phương
pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin kết
hợp với các phương pháp lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh. Từ thực tiễn
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án giết người do người chưa thành niên thực
hiện tại Vĩnh Long.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị của việc nghiên cứu:
Đề tài không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lý luận và những quy
định của pháp luật tội giết người và người chưa thành niên mà còn là bức
tranh tổng thể về tình hình diễn biến loại tội phạm này đồng thời làm sáng tỏ
những nguyên nhân và điều kiện phát sinh, tồn tại của tội phạm giết người do
người chưa thành niên thực hiện.
Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu về xây
dựng lý luận cũng như thực tiễn hoạt động phòng ngừa loại tội phạm này.


4

7. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được sắp xếp thành ba chương:
Chƣơng 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI
PHẠM GIẾT NGƢỜI DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
Chƣơng 3. DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƢỜI DO NGƢỜI CHƢA
THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG


5

Chƣơng 1
NHẬN THỨC CHUNG

VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƢỜI
DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
1.1 Khái niệm về tội giết ngƣời
Hành vi giết người từ xưa đến nay đều bị coi là hành vi dã man và tàn ác
vì nó xâm phạm đến quyền thiêng liêng nhất của con người đó là quyền sống.
Nếu quyền sống của con người bị xâm phạm thì những quyền khác cũng khó
thực hiện trên thực tế. Chính vì thế, từ cổ chí kim mục tiêu bảo vệ quyền sống
của con người luôn được quan tâm hàng đầu dưới mọi quốc gia, mọi chế độ
và mọi thời kỳ.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển tội giết người trong Luật Hình
sự Việt Nam
1.1.1.1 Tội giết người theo quy định của pháp luật hình sự từ ngày thành
lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến trước ngày thống nhất đất
nước (1945 - 1975)
Năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời để kịp thời bảo
vệ các quan hệ xã hội mới, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, khơng có văn bản nào quy định về tội giết người mà chỉ được
điểm đến trong các văn bản quy định một nhóm tội phạm cần được trấn áp để
bảo vệ chính quyền, cơng sản và một số đối tượng đặc biệt nhằm thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phản đế, phản phong. Chẳng hạn, Điều 6 Sắc lệnh số
151/SL ngày 12 tháng 4 năm 1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định:
“Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: Câu kết với đế quốc, ngụy
quyền giết nông dân, cán bộ và nhân viên thì sẽ bị phạt tù từ mười năm đến
chung thân hoặc xử tử hình.”
Trong giai đoạn này, tội giết người được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như ám sát, giết, cố ý giết người. Chẳng hạn, theo Điều 1 Sắc lệnh
số 27/SL ngày 28 tháng 02 năm 1946 trừng trị về các tội bắt cóc, tống tiền và
ám sát quy định “Những người phạm tội ám sát sẽ bị phạt từ hai năm đến
mười năm tù và có thể bị xử tử” hay “cố ý giết người phạt tù từ năm năm đến



6

hai mươi năm” được quy định tại điểm 3 Thông tư số 442/TTg ngày 19 tháng
01 năm 1955 tổng kết án lệ về một số tội phạm thông thường.
Về đường lối xử lý đối với tội phạm giết người thể hiện rõ nguyên tắc
nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, người hoạt động đắc lực gây hậu quả
nghiêm trọng, khoan hồng đối với những người bị cưỡng bức, lừa gạt. Tại
Điều 4 Mục 2 Sắc lệnh số 133/SL ngày 20 tháng 01 năm 1953 trừng trị những
tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước quy định:
“Kẻ nào giết cán bộ và nhân dân, sẽ tùy tội nặng nhẹ mà xử phạt như sau: Bọn
chủ mưu, tổ chức, chỉ huy sẽ bị xử tử hình; Những kẻ phạm các tội trên mà tội
trạng tương đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ mười năm trở xuống”.
Nhìn chung, đường lối xử lý người phạm tội có một số đặc điểm mới
đáng chú ý với khung hình phạt tội giết người được mở rộng với nhiều loại và
mức hình phạt có tính chất nghiêm khắc khác nhau. Chẳng hạn, tại điểm 3
Thông tư số 442/TTg ngày 19 tháng 01 năm 1955 tổng kết án lệ về một số tội
phạm thông thường quy định “Cố ý giết người: phạt tù từ năm năm đến hai
mươi năm, nếu có trường hợp nhẹ thì có thể hạ xuống đến mức một năm, giết
người có dự mưu có thể đến tử hình”. Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung cũng
được quy định và áp dụng đối với người phạm tội giết người nhằm hỗ trợ cho
hình phạt chính và mở thêm khả năng pháp lý cho Tịa án có thể lựa chọn
hình phạt phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, để thực hiện đường lối
của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, từ năm 1955 đến năm 1976, Chính
phủ và Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đường
lối xử lý tội giết người như: Chỉ thị số 1025/TATC ngày 15 tháng 6 năm 1960
của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xử lý tội giết người vì mê tín, Bản
chun đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm theo

Công văn số 452/HS2 ngày 10 tháng 8 năm 1970 của Tòa án nhân dân tối cao
về thực tiễn xét xử tội phạm giết người, Sắc luật số 03/SL ngày 15 tháng 3
năm 1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời và Thông tư số
03/SL-BTP-TT ngày 15 tháng 4 năm 1976 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi
hành Sắc luật số 03 nói trên quy định các tội phạm và hình phạt trong đó có
tội giết người với nội dung: “Phạm tội cố ý giết người thì bị phạt tù từ mười


7

lăm năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Trường hợp có tình tiết giảm
nhẹ thì mức hình phạt có thể thấp hơn”1.
Có thể nói, trong giai đoạn này những quy định về tội giết người đã được
bổ sung nhiều tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ: giết người vì động cơ đê hèn
hoặc có tính chất cơn đồ, giết phụ nữ mà biết là có mang, giết người trong
tình trạng bị nạn nhân ngược đãi hoặc áp bức tàn tệ. Đây cũng là lần đầu tiên
quy định một cách rõ ràng về đường lối xử lý người phạm tội giết người, khi
nào thì có thể áp dụng án treo, khi nào thì có thể áp dụng hình phạt tử hình.
Mặc dù cịn tồn tại một số hạn chế nhưng nhìn chung pháp luật hình sự nói
chung và quy định về tội giết người nói riêng trong giai đoạn này cũng đã có
những bước tiến đáng kể thực sự là cơng cụ hữu hiệu trong cơng tác phịng
ngừa tội phạm.
1.1.1.2 Tội giết người theo quy định của pháp luật hình sự từ ngày đất
nước thống nhất đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực
Từ năm 1976 đến trước khi có BLHS năm 1985, Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn áp dụng một số văn bản thời kỳ trước để trừng trị
tội giết người. Chẳng hạn, Thông tư số 442/TTg ngày 19 tháng 01 năm 1955
của Thủ tướng Chính phủ, Sắc luật số 03/SL ngày 15 tháng 3 năm 1976 của
Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời và Thơng tư số 03/SL-BTP-TT ngày
15 tháng 4 năm 1976 của Bộ Tư pháp. Theo đó, phạm tội cố ý giết người thì

bị phạt tù từ mười lăm năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Trường hợp
có tình tiết giảm nhẹ thì mức hình phạt có thể thấp hơn. Xét thấy cách quy
định như trên vừa không rõ ràng lại khơng cụ thể. Do đó, việc ban hành Bộ
luật hình sự là một tất yếu khách quan.
Để đáp ứng yêu cầu này, ngày 27 tháng 6 năm 1986, Quốc hội của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLHS đầu tiên với 12
chương và 280 điều. Riêng tội giết người được quy định tại Điều 101 với các
loại cấu thành tội phạm khác nhau: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và
cấu thành giảm nhẹ. Đặc biệt, trong Bộ luật này một số tình tiết định khung
1

Đỗ Đức Hồng Hà (2008), Tội giết người và đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.16.


8

tăng nặng được quy định hệ thống và đầy đủ hơn cả thậm chí có một số tình
tiết lần đầu tiên được quy định trong BLHS. Đó là, giết người bằng cách lợi
dụng nghề nghiệp, vì lý do cơng vụ của nạn nhân, tái phạm nguy hiểm. Ngoài
ra, Điều 101 cịn quy định một số tình tiết định khung giảm nhẹ như trong
tình trạng bị kích động mạnh và người mẹ giết con mới đẻ do ảnh hưởng nặng
nề của tư tưởng lạc hậu”.
Bên cạnh đó, đây cũng là lần đầu tiên các hình phạt bổ sung đối với tội
giết người được quy định người phạm tội giết người có thể bị cấm đảm nhiệm
những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từ hai năm đến hai
mươi năm; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm (Điều
118 của BLHS năm 1985). Mặc dù tội giết người được xây dựng với các loại
cấu thành khác nhau với một hệ thống tương đối đầy đủ các tình tiết định
khung tăng nặng và giảm nhẹ nhưng BLHS năm 1985 vẫn còn một số hạn

chế. Thứ nhất, khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 101 là quá rộng từ
năm năm đến hai mươi năm tù. Thứ hai, trong cùng một trường hợp lại quy
định đến mười tám trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội khác nhau quá xa. Chẳng hạn, khoản 1 người phạm tội giết người
có thể bị phạt tới tử hình thì khoản 4 người phạm tội có thể phạt tối đa hai
năm tù hoặc thậm chí có thể bị cải tạo khơng giam giữ nhưng về tội danh họ
đều bị kết án về tội giết người.
Do đó, ngày 21 tháng 12 năm 1999 BLHS năm 1999 được Quốc hội
thông qua đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam
tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cơng tác phịng ngừa tội phạm nói chung và
tội giết người nói riêng. Đến năm 2009, BLHS được sửa đổi, bổ sung để phù
hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, Điều 93 quy định về tội giết người vẫn
được giữ nguyên và tại điều luật này chỉ quy định hành vi giết người chứ
không như thế nào gọi là giết người.
1.1.2 Định nghĩa và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết người
theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành
1.1.2.1 Định nghĩa tội giết người
Hiện nay, các nước trên thế giới có hai xu hướng là định nghĩa tội phạm
giết người ngay trong BLHS như Thái Lan, Trung Quốc hoặc không định


9

nghĩa tội giết người như Việt Nam, Nhật Bản nhưng dù theo xu hướng nào thì
mỗi nước lại có một cách định nghĩa khác nhau.
Tại Điều 106, BLHS Liên bang Nga năm 1996, tội giết người được định
nghĩa “là cố ý làm chết người khác”2. Trong BLHS của Liên Bang California
(Hoa Kỳ) năm 1998, tại Điều 187, tội giết người được định nghĩa “là hành vi
cố ý giết người khác hoặc giết bào thai một cách hiểm độc và bất hợp pháp”.
Riêng trong khoa học pháp lý Việt Nam cũng có nhiều cách định nghĩa

khác nhau về tội giết người như “tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái
pháp luật tính mạng người khác”3, hay “giết người là hành vi trái pháp luật
của người có năng lực TNHS cố ý tước bỏ quyền sống của người khác”4 hoặc
“tội giết người là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp
luật”5. Dựa cơ sở khoa học pháp lý quy định tại Điều 8 của BLHS năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách
cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của (con người) và các định nghĩa khác
nhau về tội giết người, có thể định nghĩa tội phạm giết người như sau: Tội giết
người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật
do người có năng lực TNHS thực hiện trong độ tuổi phải chịu TNHS do
BLHS quy định (tức là từ đủ 14 tuổi trở lên).
Đối với tội giết người được quy định tại Điều 93 BLHS năm 1999 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009) chỉ quy định giết người mà không quy định cố ý giết
người, vì từ “giết” đã bao hàm cả sự cố ý. Do đó, nếu có trường hợp nào tước
đoạt tính mạng của người khác khơng phải do cố ý thì khơng phải là giết
người. Do điều luật không miêu tả các dấu hiệu của tội giết người nhưng về lý
luận và thực tiễn xét xử chúng ta có thể xác định các dấu hiệu của tội giết
người như sau.

2

Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý (1999), Tư pháp hình sự so sánh, Hà Nội, tr.78.

3

Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập 1 (1945 - 1974), Hà Nội, tr.327.

4


Phùng Thế Vắc - Trần Văn Luyện (Chủ biên) (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, NXB Cơng
an nhân dân, tr.51.
5

Bùi Anh Tuấn - Hồ Thị Nệ (2001), Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người, NXB Chính trị quốc gia, tr.7.


10

1.1.2.2 Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết người theo quy định
Bộ luật Hình sự hiện hành
a. Mặt khách thể của tội giết người
Tội giết người xâm phạm đến quyền sống của con người thông qua sự
tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động là con
người đang sống. Việc xác định đúng đối tượng của tội giết người có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không
phải hay chưa phải là con người thì khơng xâm hại đến quyền sống của con
người nên không phạm tội giết người.
Ở Việt Nam, hiện nay cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề
này. Quan điểm thứ nhất cho rằng sự sống của con người được hình thành kể
từ khi người mẹ đang đẻ tức là thai nhi được nhìn thấy từ bên ngồi qua cửa
mình của người mẹ. Quan điểm thứ hai cho rằng sự sống của con người chỉ
được bắt đầu khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ và
tồn tại độc lập trong thế giới khách quan bên ngoài. Riêng người viết lại đồng
tình với quan điểm thứ nhất, bởi vì thời điểm bắt đầu sinh là thời điểm đứa trẻ
được tách ra khỏi cơ thể người mẹ trở thành một thực thể tự nhiên độc lập.
Cịn bào thai thì chưa được coi là con người cho nên đối với những hành vi
tác động lên bào thai thực chất là tác động lên một phần cơ thể của người mẹ.
Chẳng hạn, y tá H trong ca trực đang đỡ đẻ cho một phụ sản khó sinh. H nhận

ra phụ sản này là người “cướp” chồng mình. Để trả thù, H đã dùng dụng cụ y
tế cố tình kẹp mạnh đầu đứa trẻ làm cho đứa trẻ chết6. Nếu theo quan điểm
thứ nhất, thời điểm bắt đầu sự sống của con người được bắt đầu khi người mẹ
đang đẻ, vào thời điểm thai nhi được nhìn thấy từ bên ngồi cửa mình của
người mẹ thì H đã phạm tội giết người. Nhưng nếu theo quan điểm thứ hai thì
H khơng phạm tội giết người.
Như vậy, con người đang sống là đối tượng tác động của tội giết người,
quyền sống của con người là khách thể của tội giết người nói chung.

6

Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm (Tập 1), NXB TP. Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 20.


11

b. Mặt khách quan của tội giết người
Mặt khách quan của tội giết người là những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại
bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành vi khách quan của tội giết người,
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi khách quan với hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi khách quan là dấu hiệu cơ bản trong tội phạm nói chung và tội
giết người nói riêng trong mặt khách quan của tội phạm vì đây là nguyên nhân
gây thiệt hại cho quyền sống của con người. Ngoài ra, những dấu hiệu khác
thuộc mặt khách quan như hậu quả của tội phạm, công cụ, phương tiện phạm
tội chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan.
Về hành vi khách quan của tội giết người có thể được thơng qua hành
động hoặc khơng hành động. Hành động phạm tội giết người là hình thức của
hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác

động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm tức là quyền
sống của con người, qua việc chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm. Trường
hợp này thường được biểu hiện như: đâm, chém, đấm đá, đốt, bóp cổ. Cịn
khơng hành động phạm tội giết người là hình thức của hành vi khách quan
làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động tội phạm, gây
thiệt hại cho khách thể của tội phạm tức là quyền sống của con người, qua
việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ
điều kiện để làm. Trường hợp khơng hành động ít gặp nhưng vẫn có thể xảy
ra. Ví dụ một y tá cố tình khơng cho người bệnh uống thuốc theo chỉ định của
bác sĩ để người bệnh chết mặc dù người y tá này phải có nghĩa vụ cho người
bệnh uống thuốc7.
Cịn hậu quả của tội giết người chính là thiệt hại do hành vi của tội phạm
giết người gây ra cho quan hệ nhân thân cho quyền sống của con người. Thiệt
hại này được thể hiện dưới dạng về thể chất đó là hậu quả chết người. Tuy
nhiên, đây là trường hợp không phải do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều
nguyên nhân cùng gây ra, do đó cần phân biệt nguyên nhân nào là nguyên
nhân thứ yếu và nguyên nhân chủ yếu. Ví dụ: nhiều người cùng đánh một
7

Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm (Tập 1), NXB TP. Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 23.


12

người, người bị đánh chết là do đòn tập thể nhưng trong đó có hành vi của
một người là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết cho nạn nhân thứ yếu
nhưng dù là thứ yếu hay chủ yếu thì tất cả những người có hành vi đều phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người tùy mức độ khác nhau.
c. Mặt chủ quan của tội giết người

Nếu mặt khách quan của tội giết người là những biểu hiện bên ngồi thế
giới khách quan thì mặt chủ quan của tội giết người là những diễn biến tâm lý
bên trong của người phạm tội giết người bao gồm lỗi, động cơ và mục đích
phạm tội. Trong các dấu hiệu này thì lỗi là dấu hiệu duy nhất bắt buộc phải có
trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm giết người.
Lỗi của người phạm tội giết người là thái độ tâm lý của họ đối với hành
vi gây cái chết cho người khác một cách trái pháp luật và đối với hậu quả làm
chết người do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp
hoặc cố ý gián tiếp. Lỗi của người phạm tội giết người chỉ đặt ra đối với
những trường hợp trong đó chủ thể có khả năng xử sự khơng gây ra cái chết
cho người khác nhưng chủ thể đã không lựa chọn khả năng này.
Theo quy định tại Điều 9 và Điều 93 BLHS thì lỗi cố ý trực tiếp giết
người là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội có thể hoặc tất yếu làm cho nạn nhân chết và mong
muốn nạn nhân chết.
Bên cạnh đó, lỗi cố ý gián tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người
phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội có thể làm
cho nạn nhân chết tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để cho hậu quả
xảy ra8.
Bên cạnh dấu hiệu bắt buộc là lỗi, trong mặt chủ quan của tội giết người
còn có dấu hiệu khơng bắt buộc bao gồm động cơ và mục đích.
Tuy nhiên, ở một số cấu thành tội phạm mà mặt khách quan cũng đòi hỏi
dấu hiệu hành vi gây ra cái chết cho người khác nhưng dấu hiệu động cơ hoặc
mục đích phạm tội lại được quy định là dấu hiệu bắt buộc thì việc xác định
8

Nguyễn Ngọc Hịa (Chủ biên) (1997), Luật Hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Công an nhân dân, tr. 107 - 116.



13

đúng động cơ, mục đích phạm tội sẽ giúp ta định hướng đúng tội danh, xác
định đúng khung hình phạt và phân biệt được tội phạm giết người với một số
tội phạm khác cũng có hành vi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân.
d. Mặt chủ thể của tội giết người
Chủ thể của tội phạm nói chung và chủ thể của tội giết người nói riêng là
con người có đủ điều kiện có lỗi để thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Người có đủ điều kiện để có lỗi trở thành chủ thể của tội phạm phải là người
có năng lực TNHS sự tức là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành
vi và năng lực điều khiển hành vi. Tuy nhiên, để có được năng lực này con
người phải đạt độ tuổi nhất định. Do vậy, độ tuổi cũng là điều kiện của chủ
thể tội phạm. Xuất phát từ mối quan hệ độ tuổi và năng lực TNHS, Luật Hình
sự Việt Nam không trực tiếp quy định người như thế nào là có năng lực
TNHS mà chỉ quy định tuổi chịu TNHS và tình trạng khơng có năng lực
TNHS. Có thể nói, với quy định này, Luật Hình sự Việt Nam đã mặc nhiên
thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu TNHS và khơng trong tình trạng
khơng có năng lực TNHS.
Năng lực TNHS là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá
trình phát triển của cá thể về mặt tự nhiên và xã hội và năng lực trách nhiệm
này chỉ được hình thành khi con người đã đạt được độ tuổi nhất định và tiếp
tục phát triển hoàn thiện trong một thời gian nhất định tiếp theo. Theo quy
định tại khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 8 và Điều 93 BLHS thì chủ thể tội
phạm giết người là những người từ đủ 14 tuổi trở lên. Quy định này dựa trên
cơ sở nghiên cứu tâm sinh lý con người Việt Nam và chính sách Hình sự đối
với người chưa thành niên phạm tội.
1.1.3 Một số vấn đề về tội giết người do người chưa thành niên thực hiện
1.1.3.1 Khái niệm về người chưa thành niên phạm tội
a. Khái niệm người chưa thành niên
Thuật ngữ người chưa thành niên được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành

khoa học khác nhau như: tâm lý học, xã hội học, giáo dục và luật học. Đối với
mỗi ngành khoa học có thể có cách hiểu riêng về thuật ngữ này.


14

Trong pháp luật Hình sự hiện hành, thuật ngữ người chưa thành niên
được thể hiện trong pháp luật lao động, dân sự, hình sự. Tại Điều 119 Bộ luật
Lao động quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới
18 tuổi”. Điều 18 Bộ luật Dân sự có quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là
người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”.
Đồng thời, BLHS cũng xác định người chưa thành niên là người dưới 18
tuổi. Từ các quy định trên có thể kết luận rằng người chưa thành niên trong
pháp luật Việt Nam là người chưa đủ 18 tuổi.
Còn theo Từ điển tiếng Việt thì vị thành niên là người chưa đến tuổi
được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ9. Vì
vậy, có thể nói thuật ngữ “vị thành niên” hồn tồn đồng nghĩa với thuật ngữ
“người chưa thành niên”.
b. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Riêng, đối với người chưa thành niên phạm tội là người thực hiện hành
vi bị coi là tội phạm và được quy định trong BLHS, có đủ điều kiện phải chịu
TNHS và có thể bị xử lý theo pháp luật Hình sự.
Độ tuổi chịu TNHS được quy định đối với người chưa thành niên phạm
tội ở các quốc gia khơng giống nhau vì tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết
phải kể đến các yếu tố như học vấn, điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử và văn
hóa của mỗi dân tộc. Giới hạn cao nhất về độ tuổi của người chưa thành niên
phải chịu TNHS là từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Ví dụ, Bồ Đào Nha, Achentina
và Cu Ba quy định độ tuổi phải chịu TNHS là 16 tuổi, ở Anh là từ đủ 10 tuổi,
ở Pháp là từ đủ 13 tuổi. Có những nước như Ấn Độ, Pakistan lại quy định tuổi
chịu TNHS là 16 tuổi ở nữ tức là sớm hơn hai năm so với nam10. Xét thấy,

khoảng cách về độ tuổi chịu TNHS giữa các nước là rất lớn, sự khác biệt
trong pháp luật của các quốc gia cũng phản ánh một sự thiếu đồng thuận trong
cộng đồng quốc tế về độ tuổi chiụ TNHS. Đa số các nước coi cá nhân là
người chưa thành niên nếu độ tuổi của họ từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
9

Hoàng Phê (Chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 1075.

10

Đặng Thanh Nga - Trương Quang Vinh (2011), Người chưa thành niên phạm tội - đặc điểm tâm lý và
chính sách xử lý, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 23.


15

Ở Việt Nam, pháp luật Hình sự quy định người chưa thành niên chỉ bao
gồm những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, TNHS của người
chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có điểm khác biệt
so với độ tuổi còn lại. Theo Điều 12 BLHS quy định “Người từ đủ 16 tuổi trở
lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa
đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc
biệt nghiêm trọng”. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì đủ 14
tuổi là giới hạn thấp nhất của độ tuổi phải chịu TNHS. Do đó, người chưa
thành niên chưa đủ 14 tuổi trong mọi trường hợp đều không bị coi là người
phạm tội và không phải chịu TNHS kể cả trường hợp đã thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội ở mức độ rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng không phải chịu TNHS trong
trường hợp thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc
phạm tội rất nghiêm trọng do vơ ý.

Từ những phân tích trên, người viết đồng ý với quan điểm cho rằng
người chưa thành niên phạm tội chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi trở
lên nhưng chưa đủ 18 tuổi để thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
qui định trong BLHS là tội phạm.
c. Những quy định của pháp luật về tội giết người do người chưa thành
niên thực hiện
Tội giết người xâm phạm đến quyền sống của con người đó là quyền tự
nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất. Mỗi khi hành vi giết người xảy ra đều
gây đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân, phá vỡ tế bào xã hội gây mất
trật tự trị an ở địa phương và tạo tâm lý hoang mang lo sợ trong quần chúng
nhân dân. Vì vậy, đường lối xử lý của Nhà nước ta đối với tội giết người rất
nghiêm khắc.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS thì đây chính là cấu thành cơ
bản của tội giết người, người nào giết người không thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS tức là khơng có tình tiết định
khung tăng nặng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Cịn quy định
tại khoản 1 Điều 93 BLHS chính là cấu thành tội phạm tăng nặng của tội
phạm giết người.


16

Hai mươi trường hợp phạm tội giết người trên theo quy định người phạm
tội phải bị truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 93 BLHS có khung hình phạt từ
12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Việc xử phạt ở mức độ
nào là tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của từng trường hợp
đồng thời phải cân nhắc, đánh giá nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng
nặng và giảm nhẹ TNHS được quy định tại các Điều 46 và 48 của BLHS.
Và đối với người chưa thành niên phạm tội giết người ngoài việc áp
dụng những quy định của Điều 93 thì BLHS cịn quy định hẳn một chương

riêng để xử lý người chưa thành niên phạm tội cụ thể là chương X bao gồm
10 điều luật.
Và tại Điều 12 BLHS năm 1999 sự có quy định “Người từ đủ 16 tuổi trở
lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở
lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, có thể nói rằng người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới
18 tuổi phải chịu TNHS về tội giết người. Việc xử lý người chưa thành niên
phạm tội giết người chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội chứ khơng nhằm mục
đích trừng phạt, do đó trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi
phạm tội giết người của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Việc truy cứu TNHS người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình
phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ
vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và u
cầu của việc phịng ngừa tội phạm.
Đặc biệt, khơng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa
thành niên phạm tội.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội
được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên
phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa
thành niên phạm tội.


17

1.1.3.2 Chính sách Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Việc phòng ngừa phạm tội ở người chưa thành niên là một bộ phận chính

yếu của phịng ngừa tội phạm nói chung trong xã hội. Đây là một việc làm có
ý nghĩa chiến lược khơng chỉ ở mỗi quốc gia mà cịn có ý nghĩa trên phạm vi
tồn cầu. Ai cũng biết, trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi quốc gia
phát triển như thế nào đều phụ thuộc vào rất nhiều thế hệ này.
Vì vậy ngay từ ban đầu bằng các chính sách của mình, các quốc gia đều
chú ý đến việc giáo dục trẻ em để trẻ em được phát triển một cách tồn diện
về thể lực, trí lực và nhân cách.
a. Qui định Công ước Quốc tế đối với người chưa thành niên phạm tội
Pháp luật nói chung và pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội
nói riêng khi xây dựng phải được căn cứ vào những quy định chuẩn mực nhất
định của pháp luật quốc tế. Vì thế, hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng
ngừa tội phạm người chưa thành niên (hướng dẫn Riyadh) đã được thông qua
năm 1990 để nhằm đưa ra một phương pháp toàn diện và tích cực cho phịng
ngừa tội phạm người chưa thành niên liên quan đến các khía cạnh cuộc sống
của trẻ. Hướng dẫn này đã giải thích trong phạm vi khn khổ các văn kiện và
tiêu chuẩn khác có liên quan đến các quyền và phúc lợi của tất cả thanh thiếu
niên đã được Liên hiệp quốc ban hành.
Đối với quy tắc Bắc Kinh được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
vào ngày 29 tháng 11 năm 1985 tại Bắc Kinh, văn kiện này gồm 30 quy tắc
quy định những quy tắc tối thiểu và phổ biến trong việc áp dụng pháp luật với
người chưa thành niên. Theo đó, người chưa thành niên là những người từ 7
tuổi đến 18 tuổi hoặc có thể hơn và giới hạn độ tuổi đối một người nào đó
phải chịu TNHS do hành vi phạm pháp của mình gây ra phải được căn cứ vào
độ trưởng thành về trí tuệ, tinh thần, tình cảm của người chưa thành niên. Tùy
điều kiện mỗi quốc gia mà quy định tuổi chịu TNHS khác nhau nhưng nhìn
chung giới hạn đó hiện nay là từ 7 tuổi đến 18 tuổi.
Song song đó, Cơng ước quốc tế quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên
hiệp quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, là một văn kiện quyền con
người mang đậm tính nhân văn và được nhiều nước phê chuẩn nhất trên thế



18

giới11. Trong phạm vi Công ước này, trẻ em được hiểu là bất kỳ người nào
dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn. Đồng thời, tại Điều 40 Công ước quốc tế về
quyền trẻ em năm 1989 dành riêng điều luật quy định pháp luật dành riêng
với vị thành niên.
Mọi trẻ em bị tình nghi hay bị cáo buộc là đó vi phạm luật Hình sự được
có ít nhất những điều bảo đảm sau đây: Được coi là vô tội cho tới khi bị
chứng minh rằng đó phạm tội theo pháp luật. Được thơng báo nhanh chóng và
trực tiếp về lời buộc tội và nếu thích hợp, được thơng báo qua cha mẹ hay
người giám hộ hợp pháp của mình, được trợ giúp về mặt pháp lý hoặc những
trợ giúp thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày lời bào chữa của mình. Được
một nhà chức trách hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền, độc lập và vô tư
xem xét vụ việc một cách khẩn trương tại một phiên Tịa Cơng bằng theo
pháp luật có sự trợ giúp về mặt pháp lý hay trợ giúp thích hợp khác trừ
trường hợp khơng nên làm như vậy vì lợi ích tốt nhất của trẻ em đặc biệt xét
đến độ tuổi và tình trạng của trẻ em của cha mẹ hay những người giám hộ hợp
pháp. Không bị ép buộc phải đưa ra lời khai hoặc nhận tội được thẩm vấn
hoặc yêu cầu thẩm vấn những người làm chứng chống lại mình được tham gia
và thẩm vấn những người làm chứng cho mình theo những điều kiện bình
đẳng. Nếu bị coi là đó vi phạm luật Hình sự, thì có quyền u cầu một nhà
chức trách hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền cao hơn, độc lập và vô tư
xem xét lại quyết định và những biện pháp thi hành theo quyết định đó theo
pháp luật. Được trợ giúp phiên dịch miễn phí nếu trẻ em khơng hiểu hay
khơng nói được ngơn ngữ sử dụng trong quá trình tố tụng. Mọi điều riêng tư
của trẻ em phải được hồn tồn tơn trọng trong mọi giai đoạn tố tụng.
Các quốc gia thành viên phải tìm cách thúc đẩy việc thiết lập những đạo
luật, thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng cho những trẻ em bị tình

nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đó vi phạm luật hình sự và cụ thể là: Xác
định độ tuổi tối thiểu mà dưới độ tuổi đó trẻ em sẽ được coi là khơng có khả
năng vi phạm luật hình sự. Bất kỳ khi nào thấy thích hợp và cần thiết cần đề
ra các biện pháp xử lý những trẻ em vi phạm pháp luật hình sự mà khơng phải
11

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế quyền trẻ
em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.


19

sử dụng đến thủ tục tư pháp, miễn là các quyền con người và những bảo vệ
pháp lý được tôn trọng đầy đủ.
Đưa ra nhiều biện pháp khác nhau như ra lệnh chăm sóc, hướng dẫn và
giám sát, tư vấn, thử thách, chăm ni, các chương trình giáo dục và dạy nghề
và những biện pháp thay thế khác cho việc quản lý tại cơ sở nhằm bảo đảm
cho trẻ em được đối xử phù hợp với phúc lợi của trẻ và tương xứng với hoàn
cảnh cũng như hành vi phạm tội.
Xuất phát từ cơ sở lý luận của chính sách Hình sự được ghi nhận trong
Cơng ước về quyền trẻ em năm 1989 “Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và
trí tuệ cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt
pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”.
Bởi vì trẻ em thuộc nhóm xã hội dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ.
Do đó, các quốc gia thành viên của Cơng ước cần bảo đảm rằng: Khơng có trẻ
em nào phải chịu sự tra tấn, đối xử, trừng phạt, độc ác, vô nhân đạo hay làm
mất phẩm giá.
Đặc biệt, khơng được kết án tử hình đối với bất kỳ tội ác nào do người
chưa thành niên gây ra. Hướng dẫn này không những phù hợp với các quy
định của pháp luật các nước mà còn phù hợp với văn kiện được Liên hiệp

quốc công bố “không ai được tuyên án tử hình đối với người phạm tội dưới
18 tuổi và với phụ nữ có thai” (khoản 5 Điều 6 Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị).
Đồng thời, khơng áp dụng những hình phạt nhục hình đối với người
chưa thành niên. Quy tắc này đã được công nhận trong Điều 37 Công ước
quốc tế về quyền trẻ em cũng như Điều 7 Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị “khơng một người nào có thể bị tra tấn, đối xử hoặc bị áp dụng
hình phạt một cách tàn nhẫn, vơ nhân đạo hoặc nhục hình”.
b. Chính sách Hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên chủ yếu đang độ tuổi trẻ em, cũng có những
người mới chuyển từ độ tuổi trẻ em sang người lớn. Bên cạnh những tư tưởng
chỉ đạo, quan điểm nguyên tắc xử lý TNHS với người phạm tội chưa thành
niên, theo xu hướng chung hiện nay thì nội dung của chính sách Hình sự liên


×