Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Chính sách đối ngoại của australia đối với khu vực châu á thái bình dương từ đầu thế kỷ xxi đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 164 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HỒ THỊ MỸ HẠNH

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA AUSTRALIA
ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60.31.50

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HỒ THỊ MỸ HẠNH

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA AUSTRALIA
ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60.31.50

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN NAM TIẾN



Thành phố Hồ Chí Minh, 2017


Lời cam đoan
Tên tôi là Hồ Thị Mỹ Hạnh, học viên cao học lớp Châu Á học, khóa 2013 2015, khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Với tinh thần trách nhiệm của một người làm côn tác nghiên cứu khoa học,
tôi xin cam đoan:
Luận văn Thạc sĩ ngành Châu Á học, đề tài “Chính sách đối ngoại của
Australia đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ đầu thế kỷ XXI đến nay” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần
Nam Tiến.
Những vấn đề trình bày trong luận văn là trung thực, và kết quả của sự tổng
hợp đúc kết từ nhiều nguồn tài liệu.
Nếu có bất kì điều gì trái với tinh thần trên, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017
Học viên

Hồ Thị Mỹ Hạnh


Lời cảm ơn
Xin trân trọng gửi đến Thầy Trần Nam Tiến sự biết ơn sâu sắc, vì những chỉ
dẫn nhiệt tình và có góp ý chính xác, tỉ mỉ để tơi có thể hồn thành luận văn sau thời
gian dài thực hiện. Mặc dù cơng việc có nhiều bận rộn, Thầy vẫn dành thời gian
quan tâm và theo sát, chỉnh sửa rất nhiều lần cho đề tài này. Đây thực sự là điều làm
tôi cảm thấy rất trân trọng và cảm kích.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người thân yêu luôn bên cạnh ủng hộ

động viên, không những thế, cịn hỗ trợ rất nhiều trong q trình tôi tiếp cận tài liệu.
Cám ơn Quý Thầy cô Khoa Đông Phương học đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa. Cám ơn anh Lục Minh Tuấn, thủ
thư thư viện khoa Quan hệ quốc tế, đã dành cho tôi thời gian quý báu để tư vấn tài
liệu cũng như giúp đỡ tôi rất nhiều.
Cám ơn các bạn bè lớp Châu Á học khóa 2013 – 2015, các bạn ln là nguồn
động viên cổ vũ lớn khơng chỉ về tinh thần, mà cịn đóng góp rất nhiều cho tơi trong
q trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến những ai đã giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong q
trình thực hiện đề tài này. Chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2017


Mục lục
Lời cam đoan...........................................................................................................................................3
Lời cảm ơn ..............................................................................................................................................4
Lời nói đầu ..............................................................................................................................................1
DẪN NHẬP ............................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................5
3. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu....................................................................................10
7. Bố cục đề tài..................................................................................................................................10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI AUSTRALIA ............................12
1.1 Quốc gia tầm trung Australia và đặc thù chính sách đối ngoại ...................................................12
1.1.1 Australia – quốc gia tầm trung .......................................................................................... 12
1.1.2 Những nhân tố bên trong tác động đến chính sách đối ngoại Australia ............................ 16
1.1.3 Q trình hình thành chính sách đối ngoại trong hệ thống chính trị ................................. 19

1.2 Nhân tố bên ngồi tác động đến chính sách: Bối cảnh quốc tế và khu vực đầu thế kỉ XXI ........23
1.2.1 Sự phát triển thần tốc của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ....................................... 23
1.2.2 Chiến tranh năng lượng và khủng bố, các vấn đề toàn cầu ............................................... 25
1.2.3 Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Vấn đề Biển Đông ........................................................... 25
1.3 Khái quát chính sách đối ngoại của Australia với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trước
thế kỷ XXI.........................................................................................................................................26
1.3.1 Khái quát về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ........................................................... 26
1.3.2 Mỹ ..................................................................................................................................... 27
1.3.3 Đông Nam Á...................................................................................................................... 29
1.3.4 Các cường quốc ở Đông Bắc Á ......................................................................................... 32
1.4 Nội dung chính sách đối ngoại Australia đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương những
năm đầu thế kỷ XXI ..........................................................................................................................37
1.4.1 Đặc thù chính sách/hành vi của các quốc gia tầm trung trên thế giới ............................... 37
1.4.2 Tôn chỉ của Australia khi thực hiện chính sách đối ngoại ................................................. 39
1.4.3 Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại Australia...................................................... 41
Tiểu kết .............................................................................................................................................43


CHƯƠNG 2. Q TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI AUSTRALIA ĐỐI VỚI
CÁC NƯỚC LỚN Ở KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ
KỶ XXI .................................................................................................................................................45
2.1 Đối với Mỹ ..................................................................................................................................45
2.1.1 Chính trị - quân sự................................................................................................................ 45
2.1.2 Kinh tế .................................................................................................................................. 51
2.1.3 Sự thay đổi trong thế kỉ mới................................................................................................. 52
2.1.4 Thách thức............................................................................................................................ 54
2.2 Đối với Nhật Bản ........................................................................................................................55
2.2.1 Chính trị - quân sự................................................................................................................ 55
2.2.2 Kinh tế - Giáo dục ................................................................................................................ 58
2.2.3 Thách thức............................................................................................................................ 61

2.3 Đối với Trung Quốc ....................................................................................................................63
2.3.1 Chính trị - quân sự................................................................................................................ 63
2.3.2 Kinh tế .................................................................................................................................. 65
2.3.3 Giáo dục ............................................................................................................................... 68
2.3.4 Thách thức............................................................................................................................ 72
Tiểu kết .............................................................................................................................................75
CHƯƠNG 3. Q TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI AUSTRALIA ĐỐI VỚI
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI......................................................77
3.1. Đối với ASEAN .........................................................................................................................77
3.1.1 Chính trị - quân sự................................................................................................................ 78
3.1.2 Kinh tế .................................................................................................................................. 79
3.1.3 Giáo dục ............................................................................................................................... 82
3.1.4 Lĩnh vực khác ....................................................................................................................... 84
3.2 Đối với Indonesia ........................................................................................................................85
3.2.1 Chính trị - quân sự................................................................................................................ 86
3.2.2 Kinh tế .................................................................................................................................. 88
3.2.3 Lĩnh vực khác ....................................................................................................................... 90
3.3 Đối với các nước khác.................................................................................................................91
3.3.1 Singapore ............................................................................................................................. 91
3.3.2 Malaysia ............................................................................................................................... 94
3.3.3 Brunei – Philippines – Thái Lan .......................................................................................... 96
3.3.4 Campuchia – Lào – Myanmar .............................................................................................. 98


3.3.5 Đông Timor ........................................................................................................................ 100
3.3.6 Việt Nam ............................................................................................................................ 102
3.4 Vấn đề biển Đông .....................................................................................................................106
Tiểu kết ...........................................................................................................................................109
Chương 4. KẾT QUẢ - TRIỂN VỌNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI AUSTRALIA VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ..........................................................................................110

4.1 Kết quả ......................................................................................................................................110
4.1.1 Thành tựu và thách thức ..................................................................................................... 110
4.1.2 Đặc trưng nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại............................................................. 116
4.2 Triển vọng .................................................................................................................................121
4.2.1 Tác động đến quốc tế ......................................................................................................... 121
4.2.2 Chính sách đối ngoại Australia hiện tại và tương lai ......................................................... 123
4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..........................................................................................127
4.3.1 Định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam ...................................................................... 127
4.3.2 Chính sách đối ngoại trong một khu vực nhiều điểm nóng................................................ 129
KẾT LUẬN .....................................................................................................................................135
PHỤ LỤC........................................................................................................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................148
Tài liệu Tiếng Việt ..........................................................................................................................148
Tài liệu Tiếng nước ngồi ...............................................................................................................149
Internet ............................................................................................................................................154

Danh mục hình ảnh
Hình 1. Vị trí Australia trên bản đồ thế giới ........................................................................ 12
Hình 2-1. Giao thương hai chiều giữa Australia với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản (20132015) .................................................................................................................................... 52
Hình 2-2. Thị trường xuất khẩu Australia giai đoạn 1990-91 và 2010-11 .......................... 59
Hình 2-3. Đối tác xuất khẩu của Australia (2013-2015) Đơn vị: Triệu đơ la Úc ................ 60
Hình 2-4. Xuất khẩu hàng hóa từ Australia đến Trung Quốc (2000-2015) ......................... 66
Hình 2-5. Đối tác chủ chốt về xuất khẩu hàng hóa của Australia (1985-2013-14) ............ 67
Hình 2-6. Xuất khẩu giáo dục của Australia từ 1997-2007 ................................................. 69


Hình 3-1. Sự phát triển của các 15 thị trường thương mại của Australia (2013-2014) ....... 80
Hình 3-2. Giao thương hàng hóa của Australia với ASEAN-10 (2010-1015) .................... 81
Hình 3-3. Top 10 thị trường xuất khẩu giáo dục của Australia năm 2007 .......................... 83
Hình 3-4. Giao thương hàng hóa Australia với Indonesia (2010-2015) .............................. 89

Hình 3-5.Giao thương hàng hóa của Australia với Việt Nam (2010-2015) .................... 1044
Hình 4-1. Thị trường xuất khẩu của Australia (giai đoạn 1990-1991 và 2010-2011) ...... 111


[1]

Lời nói đầu
Quan hệ quốc tế thế kỷ XXI được mở đầu bằng sự kiện chấn động “11-9”, bên
cạnh đó sự trỗi dậy của con rồng châu Á – Trung Quốc tạo nên sự đổi chiều cơ bản
trong quan hệ quốc tế. Khu vực năng động nhất trên thế giới bấy giờ đã dịch chuyển
sang phía Đơng với châu Á – Thái Bình Dương phát triển từng ngày. Với nhiều thách
thức trong thế kỷ mới, các quốc gia trong đó có Australia đang có những điều chỉnh
tích cực, phù hợp với bối cảnh, vị thế và lợi ích quốc gia, từ đó thực hiện chính sách
phát triển một cách hiệu quả.
Australia những năm gần đây đã tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu
vực trên nhiều bình diện: chính trị, an ninh, kinh tế, giáo dục, văn hóa. Chính vì vậy
mối quan hệ hai chiều giữa Australia và châu Á – Thái Bình Dương cũng có những
chuyển biến đáng kể, phù hợp xu thế thời đại. Điểm lại q trình triển khai chính sách
đối ngoại của Australia đối với châu Á – Thái Bình Dương thập niên đầu thế kỷ XXI
có thể đưa đến một hình dung tồn cảnh và đầy đủ các mối quan hệ tại khu vực này.
Ngồi ra, thơng qua phân tích chính sách đối ngoại, người viết hy vọng có thể phần
nào nêu lên những xu hướng trong chính sách của Australia với từng quốc gia cụ thể
trong tương lai. Đề tài nghiên cứu cũng đề cập đến quan hệ Australia đối với Việt
Nam, cung cấp những thông tin cần thiết trong mối quan hệ song phương, góp phần
đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, không chỉ với một
quốc gia là Australia mà còn trong điều chỉnh quan hệ với các nước khác.
Đề tài “Chính sách đối ngoại của Australia đối với khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương từ đầu thế kỷ XXI đến nay” mong muốn cung cấp những hiểu biết về
chính sách đối ngoại nói chung và chính sách đối ngoại của Australia nói riêng, đối
với khu vực châu Á – Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI, bên cạnh đó đem

đến những thông tin cần thiết trong hợp tác giữa Australia và các nước trên nhiều lĩnh
vực. Thông qua nội dung và thực hiện chính sách đối ngoại của Australia, người viết
cũng đưa ra những phân tích và đánh giá, cùng những dự báo cho quan hệ quốc tế
trong khu vực. Đề tài nghiên cứu cũng mong muốn mang đến những lý giải trong


[2]

quan hệ giữa các yếu tố nguồn lực quốc gia đối với việc tạo dựng ảnh hưởng trong
quan hệ quốc tế, việc một quốc gia tầm trung thể hiện vai trị và tìm kiếm vị thế của
mình trong bối cảnh phức tạp của thế giới ngày nay.
Quá trình thực hiện đề tài hẳn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Người viết mong
muốn nhận được nhiều đóng góp, chỉnh sửa của Q Thầy Cơ để đề tài có thể hồn
thiện, có thể là nguồn tư liệu hỗ trợ cho nghiên cứu và học tập dành cho những ai
quan tâm.


[3]

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI chứng kiến nhiều biến chuyển to lớn của thế giới, bắt đầu từ bất ổn
về an ninh, kinh tế - xã hội, gây tác động rất lớn đến quan hệ quốc tế. Tình trạng đơn
cực trong quan hệ quốc tế khơng cịn, thay vào đó là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia, cùng với sự trỗi dậy của nhiều quốc gia phương Đông, đáng chú ý là khu
vực Châu Á– Thái Bình Dương. Khu vực Châu Á– Thái Bình Dương hiện nay là khu
vực năng động bậc nhất thế giới, có vị trí địa chiến lược, là cửa ngõ an ninh – kinh tế
Đông – Tây. Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc làm dấy lên những lo ngại về một
cường quốc, thì các quốc gia tầm trung tại khu vực cũng đang có những nỗ lực nhất
định nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia và khẳng định mình trong quan hệ quốc tế.

Trong số đó, Australia nổi lên như một quốc gia “đặc biệt”. Nói đặc biệt vì
Australia là một quốc gia đa dân tộc, tuy nằm ở Châu Á về vị trí địa lí, nhưng lại chịu
tác động mạnh mẽ của phương Tây (đặc biệt là Anh và Mỹ) trên phương diện văn hóa,
an ninh – chính trị. Quyền lợi của Australia trong quá khứ, có thể gắn bó với phương
Tây sâu sắc. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh thế giới thập niên đầu thế kỷ XXI,
Australia khó có thể lờ đi các đối tác với các quốc gia trong khu vực. Vì sự gắn bó hết
sức chặt chẽ với Châu Á về mặt địa lý, văn hóa, cùng với sự suy giảm tương đối vai
trị của Anh và Mỹ, thêm vào đó là sự biến đổi tích cực của khu vực Châu Á– Thái
Bình Dương đã khiến cho yếu tố “gần gũi với Châu Á”, “thuộc về Châu Á” được các
nhà lãnh đạo Australia tích cực phát huy. Giới cầm quyền Australia với nỗ lực không
ngừng trong tìm kiếm một tiếng nói riêng, một màu sắc riêng, thể hiện một Australia
như một trung cường của thế giới, lại càng muốn “xích lại gần Châu Á hơn nữa”.
Cần phải nhấn mạnh rằng Australia của thế kỷ mới đang phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề, từ dân tộc - văn hóa đến vấn đề can thiệp quân sự, cho tới tổ chức
khủng bố “nhà nước Hồi giáo IS”, giải quyết những điểm nóng này khơng chỉ cần
những điều chỉnh trong chính sách đối nội, đó cịn là vạch ra hướng đi chiến lược


[4]

trong chính sách đối ngoại với các nước láng giềng. Với vị trí hiện tại là một trung
cường, Australia cần có những chiến lược cụ thể và xây dựng chính sách đối ngoại
nhằm thể hiện chính sách khu vực nhất quán, bền vững, đóng góp cho sự phát triển
quốc gia.
Richard N. Haass trong cuốn The Politics of Power đã chỉ rõ “Không thể xem
xét khái niệm sức mạnh quốc gia ở dạng tĩnh mà cần đặt trong một bối cảnh nhất định
(context). Điều quan trọng trong chính trị quốc tế khơng chỉ dừng lại ở việc một quốc
gia có bao nhiêu sức mạnh, mà cịn phải tính đến sức mạnh của các quốc gia khác và
cách họ sử dụng nó. Bản thân sức mạnh quốc gia không phải là mục đích cuối cùng,
mà chính khả năng chuyển hóa những sức mạnh ấy thành ảnh hưởng mới thật sự quan

trọng” [Richard N. Hass 2005: 60-65].” Chính sách đối ngoại chính là một minh
chứng cho khả năng chuyển hóa sức mạnh quốc gia thành ảnh hưởng ấy.
Nghiên cứu về “Chính sách đối ngoại của Australia đối với khu vực Châu Á–
Thái Bình Dương từ đầu thế kỷ XXI đến nay” sẽ cho thấy được bước đi chiến lược
của một quốc gia đang cố gắng thể hiện vị trí một cường quốc bậc trung trên bản đồ
thế giới. Những giải pháp cho vấn đề mà Australia đang phải đối mặt sẽ cho thấy một
cái nhìn rõ ràng hơn trong những khúc mắc về nguồn lực, bản sắc quốc gia cũng như
khả năng tạo ảnh hưởng của quốc gia đó. Khơng những thế, nghiên cứu cịn đưa tới
cái nhìn khách quan, góp phần dự báo được tình hình quan hệ quốc tế khu vực Châu
Á– Thái Bình Dương những năm sắp tới của thế kỷ XXI.
Việc đi sâu nghiên cứu đề tài này còn đóng góp nguồn tư liệu tham khảo cho các
bạn Đơng phương học nói chung và Châu Á học nói riêng, trong bối cảnh tư liệu về
chuyên ngành Úc học về quan hệ quốc tế còn hạn chế.
Là một cử nhân Quan hệ quốc tế, học viên ln mong muốn có cơ hội đi sâu hơn
nghiên cứu các lĩnh vực trong quan hệ quốc tế. Xuất phát từ niềm yêu thích cá nhân
đối với “Sức mạnh mềm”, mà chính sách đối ngoại là một phần trong chiến lược đó,
người viết mong muốn được đi sâu hơn nghiên cứu chính sách đối ngoại quốc gia, với
một quốc gia “đặc biệt” tại khu vực Châu Á– Thái Bình Dương, Australia. Ngồi ra,


[5]

việc tham gia những chuyên đề Châu Á học giúp tơi có những hiểu biết nhất định,
cũng là lợi thế rất lớn khi nghiên cứu về quốc gia này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ những vấn đề sau:
Australia nhìn nhận khu vực Châu Á– Thái Bình Dương như một khu vực địa
chiến lược, đóng vai trị đối tác trọng yếu của mình trong thế kỷ XXI.
Thể hiện chính sách đối ngoại Australia thông qua chiến lược kinh tế, an ninh –
chính trị, hợp tác văn hóa.

Mức độ thành công của Australia trong tạo dựng ảnh hưởng quốc gia thơng qua
chính sách đối ngoại, qua đó khẳng định họ đang đi đúng trên con đường tìm vị trí
“cường quốc tầm trung”.
3. Lịch sử nghiên cứu
Đã có những cơng trình bước đầu nghiên cứu về Australia và quan hệ quốc tế,
chính sách đối ngoại của Australia với những quốc gia trong khu vực, điển hình là:
• Ở nước ngồi
Australia và quan hệ quốc tế có thể kể đến cuốn Australia’s Foreign Relations in
the World of 1990s (2nd edition, Melbourne: Melbourne University Press, 1995) của
hai tác giả Gareth Evans và Bruce Grant, đã được dịch sang tiếng Việt với tựa “Quan
hệ quốc tế của Australia trong những năm 90” (Nxb Giáo dục, 1999). Cuốn sách thể
hiện quan hệ đối ngoại của Australia thập niên 90, bao quát tất cả các khu vực trên thế
giới và hầu hết những quốc gia và lãnh thổ trong khu vực ấy. Ngồi ra cơng trình này
cịn thể hiện tình hình tất cả các khu vực, quốc gia trên thế giới vào thập niên 90, từ
góc nhìn chính sách ngoại giao của Australia. Đây là tư liệu quý giá trong những
nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Australia được viết bởi hai học giả nổi tiếng,
đặc biệt Gareth Evans với tư cách Bộ trường ngoại giao Australia. Cho đến nay, đây
có thể nói là cơng trình đầy đủ và tiêu biểu nhất cho nghiên cứu về chính sách đối
ngoại của Australia những năm cuối thế kỷ XX.


[6]

Bên cạnh đó, một cơng trình nghiên cứu có sức nặng về hoạch định chính sách
đối ngoại của Australia phải kể đến, là Making Australian Foreign Policy (2nd edition,
Cambride University Press, 2007) của hai tác giả Allan Gyngell và Michael Wesley,
với kinh nghiệm hoạt động trong bộ máy ngoại giao Australia từ 1969 của Allan và
những nghiên cứu chuyên sâu của giáo sư Michael trong học viện an ninh quốc gia
Australia, cuốn sách thể hiện rõ ràng và sâu sắc những nhân tố quyết định đến hoạch
định chính sách đối ngoại, cùng với đó là quan điểm về giá trị và vị thế của Australia

trên thế giới. Có thể nói, đây là cơng trình có nhiều ảnh hưởng trong nghiên cứu chính
sách đối ngoại của Australia từ sau chiến tranh lạnh.
Australia trong quan hệ với Châu Á– Thái Bình Dương có thể kể đến cuốn
Australia

as

an

Asia

Pacific

regional

power



Friendship

in

flux?

(Abingdon: Routledge, 2007) của tác giả Brendan Taylor - một chuyên gia về an ninh
Đông Bắc Á, chính sách đối ngoại Mỹ, quản trị kinh tế và liên minh chính trị. Trong
cuốn sách này, Brenden Taylor xem xét sự thay đổi bản sắc và vai trò của Australia
trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, với sự quan tâm đặc biệt đối với sự điều
chỉnh, sắp xếp về an ninh và các mối quan hệ liên minh. Tác giả thảo luận về cách

thức Australia đối mặt với những thách thức an ninh mới, các vấn đề quan hệ quốc tế
Châu Á–Thái Bình Dương trong mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực, chẳng
hạn: Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.
Những quan điểm lý thuyết trong quan hệ quốc tế của Australia có thể kể đến
cuốn An Introduction to International Relations: Australian Perspectives (Cambridge:
Cambridge University Press, 2007) của các tác giả Richard Devetak, Anthony Burke,
Jim George. Đây là cơng trình nghiên cứu rất hữu ích nghiên cứu về lý thuyết, các
nhân tố và các vấn đề trong quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI, dưới góc
nhìn của các học giả Australia.
Một cơng trình khoa học đáng chú ý gần đây là Bản báo cáo “Australia:
Background and U.S. Relations” (Congressional Research Service) của hai chuyên
gia đối ngoại Châu Á là Bruce Vaughn và Thomas Lum, tháng 12 năm 2015. Bản báo


[7]

cáo đã khảo sát chi tiết mối quan hệ đối ngoại của Australia và các quốc gia cũng như
vùng lãnh thổ quan trọng, trong đó nhấn mạnh những đối tác chiến lược như Mỹ,
Nhật Bản và Trung Quốc. Trong đó điểm qua chính sách đối ngoại của Australia từ
trong lịch sử và đi sâu phân tích những định hướng đối ngoại quan trọng những năm
đầu thế kỉ XXI. Ưu điểm của bản báo cáo này chính là cập nhật nhanh chóng những
dấu mốc quan hệ quốc tế, cho thấy rõ chuyển biến trong chính sách của Australia.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu, rất nhiều bài phát biểu của các nhà
lãnh đạo Australia cũng cho thấy mức độ quan tâm của Australia đối với Châu Á –
Thái Bình Dương, điển hình có bài phát biểu của Ngoại trưởng Kevin Rudd tại
Washington tháng 3/2011 về thế kỷ Châu Á – Thái Bình Dương: Australian Foreign
Policy and the Asia Pacific Century. Giới cầm quyền Australia dường như thống nhất
quan điểm cho rằng Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực chiến lược đóng vai trị
cực kỳ quan trọng trong phát triển và nâng cao vị thế của Australia ngày nay.
• Ở Việt Nam

Hiện đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Australia,
chủ yếu trong mối quan hệ với Đơng Nam Á. Điển hình là cuốn sách Quan hệ của
Australia với Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (Nxb Giáo dục,
1999) của tác giả Đỗ Thị Hạnh. Đây có thể nói là xem là cơng trình tiên phong trong
nghiên cứu về chính sách đối ngoại Australia đối với Đơng Nam Á tại Việt Nam. Tác
giả cung cấp cái nhìn tồn diện về lịch sử mối quan hệ Australia với Đông Nam Á từ
sau 1945, phân tích khá rõ nét về chính sách đối ngoại của Australia đối với các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á qua các thời kỳ, cùng với đó đã đưa ra những cơ sở
dụ báo, tác động hướng đến phát triển mối quan hệ hai chiều này trong tương lai.
Tiếp theo có thể kể đến cuốn Chính sách của Australia đối với ASEAN (1991đến nay): thực trạng và triển vọng (Nxb Khoa học xã hội, 2004) của tác giả Vũ Tuyết
Loan. Trong sách này, tác giả phác họa quan hệ Australia đối với các quốc gia
ASEAN, với điển hình là các quốc gia: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore
và Việt Nam. Đây là một trong những cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về


[8]

toàn bộ mối quan hệ của Australia – ASEAN (với tư cách là một tổ chức) và
Australia với các nước thành viên của ASEAN, đồng thời đánh giá về mặt khoa học
và thực tiễn mối quan hệ hai chiều này, qua đó đưa ra những nhận định về triển vọng
quan hệ giữa Australia và ASEAN thời gian sắp tới.
Cuốn Nghiên cứu về Australia (Nxb Giáo dục, 1999) do Bùi Khánh Thế (chủ
biên), và Đường vào Australia (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999) của nhiều tác giả
là hai tập sách tập hợp các bài phân tích, nghiên cứu về Australia trên nhiều bình diện.
Đáng chú ý là các bài viết “Australia và chiến lược Châu Á– Thái Bình Dương trong
thập niên 90” tác giả Trần Tịnh Đức, “Australia nhìn về Đông Nam Á” của Nguyễn
Tấn Đắc, “Mục tiêu trở thành quốc gia Châu Á– Thái Bình Dương của Australia –
nhìn từ góc độ lịch sử và quan hệ Australia – Châu Á” tác giả Đỗ Thị Hạnh đều đề
cập đến chính sách đối ngoại của Australia đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Gần đây nhất, trong Hội thảo khoa học “Nước Úc – con đường hội nhập Châu Á”,

nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định sâu sắc về Australia trong quá trình
khẳng định vị thế trung cường tại Châu Á, trong đó bài nghiên cứu “Châu Á trong
chính sách đối ngoại của Australia – lịch sử và hiện tại” của tác giả Trần Nam Tiến đã
cung cấp cái nhìn đầy đủ về lựa chọn của Australia trên con đường trở thành “một
phần của Châu Á”, những thành tựu và hạn chế của quá trình triển khai chính sách
hướng Á của Australia qua các giai đoạn lịch sử.
Những cơng trình nghiên cứu trên đây chỉ là một phần trong nguồn tài liệu phân
tích khá chi tiết, đầy đủ quan hệ giữa Australia và Đông Nam Á, Châu Á– Thái Bình
Dương theo chiều tác động chủ yếu từ Australia trên nhiều phương diện như ngoại
giao, chính trị, an ninh – phòng thủ, kinh tế. Mặc dù vậy, hầu hết những cơng trình
này tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XX, những nghiên cứu
mối về chính sách đối ngoại Australia đối với Châu Á– Thái Bình Dương thập niên
đầu thế kỷ XXI một cách đầy đủ và hệ thống thì chưa có tài liệu tiếng Việt thực hiện.
Có chăng cũng là những bài nghiên cứu thể hiện quan điểm với lượng thơng tin cịn
hạn chế. Mỗi giai đoạn lịch sử với nhà lãnh đạo khác nhau đều có những dấu ấn và
điều chỉnh nhất định, tìm hiểu về chính sách đối ngoại Australia giai đoạn hiện nay


[9]

hẳn sẽ đóng góp một phần vào kho kiến thức về chính sách đối ngoại nói chung và
chính sách đối ngoại Australia nói riêng, đây là động lực khiến người viết thực hiện
đề tài này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Chính sách đối ngoại của Australia
Giới hạn không gian: Khu vực Châu Á– Thái Bình Dương. Cụ thể, người viết
lựa chọn các quốc gia và khu vực lần lượt là Mỹ, Đông Bắc Á (Nhật Bản và Trung
Quốc) và Đông Nam Á.
Giới hạn thời gian: vì phạm vi đề tài khơng cho phép, người viết chỉ nghiên cứu
những năm đầu của thế kỷ XXI, cụ thể từ 2001 đến nay, khi quan hệ quốc tế có nhiều

biến động, cũng như những triển khai, điều chỉnh của Australia được thể hiện rõ nét
hơn cả. Giới hạn bình diện: phân tích dưới góc nhìn Quan hệ quốc tế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
• Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu và phân tích chính sách đối ngoại mà
Australia đang thể hiện những năm đầu thế kỉ XXI, lấy trọng điểm là khu vực Châu
Á– Thái Bình Dương. Khơng dừng lại ở đó, đề tài đi sâu phân tích triển khai chính
sách đối ngoại Australia với các quốc gia cụ thể, qua đó sẽ đánh giá lại q trình hợp
tác và có những phân tích, dự báo cho mối quan hệ trong thời gian sắp tới. Đề tài
cũng đóng góp một góc nhìn của người viết trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế với
trường hợp của Australia – quốc gia đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn nữa
trong khu vực, có sự gắn bó sâu sắc hơn với Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói
riêng.
• Về mặt thực tiễn, đề tài đem đến cho người đọc những hiểu biết cơ bản về
chính sách đối ngoại, cùng với đó là sự kết hợp giữa lý thuyết chính sách này và thực
tiễn triển khai của Australia từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Đề tài cũng làm rõ mối quan
hệ giữa nguồn lực quốc gia và sức mạnh quốc gia trong thời đại mới, thời đại các
quốc gia có những lựa chọn quyết định cho chiến lược phát triển của mình.


[10]

Đề tài cũng cung cấp nguồn tư liệu cho những ai quan tâm và nghiên cứu đến
chính sách đối ngoại Australia trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
• Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này, người viết sử dụng phương pháp
lịch sử và logic, cùng các phương pháp so sánh, áp dụng các kiến thức kinh tế học, xã
hội học, logic học, các lý thuyết trong quan hệ quốc tế nhằm làm sáng tỏ nhiều khía
cạnh vấn đề. Đối với từng chương mục khác nhau, trong hồn cảnh cụ thể tơi áp dụng
những phương pháp đặc thù, ví dụ nghiên cứu chính sách đối ngoại Australia qua các
thời kỳ người viết sử dụng phương pháp phân kỳ lịch sử, với các chính sách quốc tế,

người viết nhấn mạnh đến các tình huống…
• Nguồn tư liệu: các cơng trình nghiên cứu về Australia và Quan hệ quốc tế, các
bài báo khoa học trên tạp chí trong và ngồi nước, các website nghiên cứu về
Australia.
7. Bố cục đề tài
Nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra, đề tài gồm 3 phần chính như sau:
Chương 1. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại Australia
Trong chương này người viết đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn: hệ thống
chính trị, q trình hoạch định chính sách đối ngoại Australia. Phần thứ hai của
chương phân tích các nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại Australia, phần ba
đưa ra bức tranh khái quát về chính sách đối ngoại Australia trước thế kỷ XXI.
Chương 2.Quá trình triển khai chính sách đối ngoại Australia đối với các cường
quốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Chương này đặt trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ XXI, thể hiện nội dung
chính sách đối ngoại Australia trên các lĩnh vực và đối tác, vấn đề cụ thể. Với tơn chỉ
“thích ứng với thời đại”, Australia đã có những điều chỉnh chính sách đối ngoại phù
hợp với sự trỗi dậy của Trung Quốc.Tuy nhiên, quan hệ chiến lược với những đồng
minh thân cận, đặc biệt là Mỹ, thì vẫn là ưu tiền hàng đầu.Người viết lựa chọn những


[11]

đối tác cụ thể là Mỹ, Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản) để làm nổi rõ thế chân
kiềng trong quan hệ quốc tế phức tạp tại khu vực. Những thay đổi trong chính sách
đối ngoại Australia phụ thuộc rất lớn vào cục diện quan hệ quốc tế khu vực và thế
giới, cũng như các nhiệm kỳ Thủ tướng của nước này.
Chương 3.Chính sách đối ngoại của Australia đối với Đông Nam Á
Đông Nam Á mà đại diện là ASEAN là tổ chức khu vực gần gũi và có nhiều
mối quan hệ trực tiếp nhất đến Australia, trong chương này tập trung phân tích chính
sách đối ngoại của Australia với các quốc gia và nhóm quốc gia cụ thể, ưu tiên số một

là Indonesia, láng giềng trung cường tại khu vực, tiếp dến là nhóm các nước phát triển
(Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Philippines) và đang phát triển (Campuchia,
Đông Timor, Lào, Myanmar, Việt Nam), cùng với đó là đề cập đến chính sách của
Australia với vấn đề nóng hiện nay là Biển Đông.
Chương 4. Kết quả - triển vọng của chính sách đối ngoại Australia và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương này đánh giá toàn bộ kết quả gồm thành tựu cũng như hạn chế trong
chính sách đối ngoại Australia với các quốc gia trong khu vực, làm nổi bật vai trò của
Australia sau khi thực hiện một loạt các chính sách đối ngoại, phân tích tác động của
những hoạt động đối ngoại này trong quan hệ quốc tế: đối với Australia nói riêng và
khu vực nói chung. Chương 4 cũng dự đốn xu hướng chính sách của Australia trong
thời gian tới, khi mơi trường quốc tế có nhiều thay đổi. Ngồi ra cịn có một phần liên
hệ thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, khơng những trong vấn đề cấp
thiết Biển Đơng, mà cịn là chiến lược trong chính sách đối ngoại trong bối cảnh khu
vực đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.


[12]

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI AUSTRALIA
1.1

Quốc gia tầm trung Australia và đặc thù chính sách đối ngoại
1.1.1 Australia – quốc gia tầm trung

Australia là quốc gia có diện tích đứng thứ sáu tồn cầu (7,741,220 km2)
[cia.gov; The World Factbook 2016], phần lãnh thổ chiếm đại đa số diện tích Châu
Đại Dương và đây cũng là quốc gia lớn nhất nằm ở Nam bán cầu. Các quốc gia láng
giềng của Australia là Papua New Guinea, Indonesia và East Timor ở phía Bắc,
Vanuatu và Solomon Islands phía Đơng Bắc và New Zealand phía Đơng Nam.

Australia là một quốc đảo, khơng có biên giới đất liền với các quốc gia khác. Hiện nay,
Australia nằm trong khu vực phát triển năng động bậc nhất thế giới là Châu Á – Thái
Bình Dương.

Hình 1. Vị trí Australia trên bản đồ thế giới1
Những cư dân đầu tiên xuất hiện tại đây khoảng 40.000 năm trước khi người
châu Âu có cuộc khai phá Australia đầu tiên vào thế kỷ XVII. Năm 1770, đại úy
James Cook chính thức tuyên bố chủ quyền phần phía đơng của vùng đất này cho
nước Anh, sau đó những gì thuộc Australia được coi thuộc chủ quyền của Vương
quốc Anh từ năm 1829. Trên cơ sở gắn kết lịch sử phát triển với Vương quốc Anh,
vùng đất này đã triển mạnh mẽ và thành lập Liên bang Australia vào năm 1901 trên cơ

1

/>

[13]

sở một cuộc trưng cầu dân ý và được sự đồng ý của Anh. Từ khi thành lập Liên bang
cho đến khi bùng nổ chiến tranh Châu Á – Thái Bình Dương (1941-1945) Australia
chịu sự ảnh hưởng khá lớn của Anh. Từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay,
Australia dần tìm một sự ảnh hưởng khác đáng tin cậy hơn từ Hoa Kỳ.
Trong những thập kỷ gần đây, Australia đã nắm bắt lợi thế quốc gia, từng bước
vươn lên mạnh mẽ và đóng góp tiếng nói quan trọng trong khu vực phát triển nhanh
nhất của nền kinh tế thế giới Châu Á – Thái Bình Dương. Với dân số khoảng
22,751,014 người, xếp thứ 56 trên toàn thế giới (Tính đến tháng 6/2015) [The World
Factbook 2016], những mối quan tâm dài hạn hiện nay của chính phủ là vấn đề dân số,
áp lực lên cơ sở hạ tầng, và các vấn đề môi trường và khủng bố. Australia hiện là lục
địa có người ở khơ cằn nhất trên trái đất, làm cho nó đặc biệt dễ bị tổn thương với
những thách thức của biến đổi khí hậu. Khơng những thế, quốc gia rộng lớn khơng có

đường biên giới đất liền này dường như cũng là một “châu lục cô đơn” trước những
thách thức trong quan hệ quốc tế. Xét về mặt địa lý, lãnh thổ, Australia là một quốc
gia “khá lớn”, cịn trong quan hệ quốc tế, vị trí của Australia hiện nay, đó là được xem
xét như một quốc gia “tầm trung” tại khu vực.
Trong quan hệ quốc tế, xưa nay các học giả nghiên cứu thường đưa ra khái
niệm rạch ròi “nước lớn” trong đối sánh với “nước nhỏ, yếu” dựa trên các nguồn lực
quốc gia. Các thành tố thường được sử dụng để làm tiêu chuẩn phân tầng quốc gia, đó
là: dân cư, lãnh thổ, quân sự, kinh tế, công nghệ và các yếu tố tinh thần của một quốc
gia [Hoàng Khắc Nam 2011:11]. Quốc gia nào càng sở hữu nhiều những yếu tố nguồn
lực trong đối sánh với các quốc gia khác, hẳn nhiên được coi là có quyền lực hơn.Tuy
nhiên, quan hệ thế giới ngày càng phức tạp, và khi q trình tồn cầu hóa ngày càng
phát triển mạnh mẽ, sự đa dạng của các quốc gia ngày càng tăng,các nguồn lực mà họ
có có thể sẽ lớn hơn một số quốc gia, nhưng vẫn chưa đủ tầm để so với các quốc gia
nổi bật lên hẳn, hơn nữa, hành vi và bản chất của họ trên trường quốc tế trở nên phức
tạp hơn, khơng thuộc cả hai nhóm nước trên. Đây chính là tiền đề cho việc hình thành
lý thuyết về “quốc gia tầm trung” (middle power), hay còn gọi là “trung cường”, được
các học giả, chính khách Australia và Canada xây dựng vào khoảng cuối thập niên
1980, đầu thập niên 1990. Sự phát triển nghiên cứu về các trung cường đưa ra hai cách


[14]

phân loại các quốc gia trong nhóm này.
Thứ nhất, đó là dựa trên các thước đo năng lực, sức mạnh quốc gia (sức mạnh
cứng và sức mạnh mềm), như chỉ số tổng sản phẩm quốc gia (GNP)/tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), lợi thế cạnh tranh về kinh tế, sức mạnh quân sự, diện tích lãnh thổ,
dân số tài nguyên thiên nhiên, sức hấp dẫn của văn hóa và mơ hình chính trị, vị trí địa
chính trị – địa kinh tế, uy tín/ảnh hưởng quốc tế (vị trí/ưu tiên trong chính sách đối
ngoại của các nước khác, đặc biệt là các nước lớn)…[Vũ Lê Thái Hoàng – Lê Linh
Lan 2014]. Hiện nay, các quốc gia có xu hướng kết hợp sức mạnh cứng và sức mạnh

mềm, hình thành nên sức mạnh thông minh (smart power – khái niệm do J.S. Nye đưa
ra).
Thứ hai, thay vì lấy “lượng và nguồn lực” quốc gia, các nhà nghiên cứu đi sâu
dựa trên kiểu hành vi/chính sách đặc thù của quốc gia, đặc biệt là ưu tiên sử dụng
phương thức ngoại giao đa phương trong chính sách đối ngoại. Điều này được thể
hiện qua các tổ chức hoặc cơ chế hợp tác vượt ngoài lãnh thổ quốc gia mà quốc gia đó
đang tham gia, mức độ tham gia của quốc gia trên những vấn đề quốc tế, khả năng
đóng góp cho các vấn đề tồn cầu, hay thậm chí là khả năng ảnh hưởng, tác động như
thế nào đến các nước lớn.
Cả hai cách phân loại đều có những tính tốn nhất định, tuy nhiên, theo cách
thứ nhất sẽ cho chúng ta hình dung ban đầu về một bức tranh toàn cảnh của một quốc
gia, nguồn lực mà quốc gia có, tiềm năng mà quốc gia có thể đạt đến. Cịn cách thứ
hai, sẽ cho thấy rõ hơn, đường đi nước bước, tính tốn của quốc gia về mặt chiến lược,
quốc gia sẽ có những động thái cụ thể nào với nguồn lực mình đang có. Từ đây có thể
nói, nếu coi năng lực, sức mạnh quốc gia là lớp vỏ, thì chính “hành vi và chính sách”
của quốc gia đó, chính là nội dung bên trong, tạo nên một chỉnh thể hồn chỉnh hình
thành nên quốc gia tầm trung. Các quốc gia ngày nay, đều có xu hướng, tích cực phát
huy sức mạnh thơng minh, điều chỉnh hành vi để có thể khắc phục những hạn chế về
“lớp vỏ” của họ, mà điều này, thường rất khó thay đổi. Có thể thấy, ngày nay, thuật
ngữ “quốc gia tầm trung” phổ biến dùng để mô ta những quốc gia mặc dù khơng có
địa vị nước lớn, nhưng họ lại có những ảnh hưởng quốc tế đáng kể. Họ phát huy thế
mạnh của mình ở tầm khu vực, các diễn đàn họ tham gia. Do vậy, các trung cường này


[15]

có xu hướng theo đuổi các giải pháp đa phương trong các vấn đề quốc tế, hướng đến
hợp tác đối thoại, trên một hình mẫu “cơng dân quốc tế”. Vì khơng đóng vai trị là
quốc gia áp đặt hay quyết định luật chơi hay cục diện trong quan hệ quốc tế, họ mong
muốn một khu vực cũng như môi trường tồn cầu mang tính ổn định lâu dài. Các quốc

gia tầm trung luôn muốn hướng đến trật tự thế giới khơng có nhiều xáo trộn, ảnh
hưởng tiêu cực về an ninh, chính trị.
Theo tiêu chí phân loại trên, có thể coi Australia là quốc gia được quốc tế thừa
nhận là một quốc gia tầm trung ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Về sức mạnh, Australia là quốc gia quần đảo lớn trong khu vực, nối liền Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, diện tích lớn thứ sáu trên toàn thế giới (7,741,220 km2),
dân số khoảng 23 triệu người, xếp thứ 56 trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng GDP tính đến 2015 là 1.241 tỉ USD, xếp thứ 19 tồn thế giới. GDP bình qn
đầu người năm 2015 đạt 65.400 USD [The World Factbook 2016], xếp thứ 14 tồn thế
giới. Australia đóng vai trị chủ động, tích cực trong các tổ chức kinh tế lớn như Tổ
chức Thương mại thế giới, APEC, Nhóm G20 và nhiều diễn đàn khác. Ngồi ra, duy
trì mối quan hệ bang giao hữu hảo với các quốc gia trong khu vực cũng như những
cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc khiến ảnh hưởng của Australia
trong khu vực và tồn cầu khơng hề nhỏ.
Q trình bang giao của Australia cũng thể hiện rõ hành vi/chính sách của một
trung cường, ưu tiên đẩy mạnh ngoại giao mang tính chiến lược, dài hạn, tăng cường
ngoại giao đa phương trên nền tảng tư tưởng độc lập, tự chủ và tự cường quốc gia, tự
cường khu vực, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại. Trong một cuộc
phỏng vấn Bộ trưởng ngoại giao Alexander Downer, quan điểm trung cường được ông
nhấn mạnh, Australia là một quốc gia “không kích động”, “chúng ta là một trung
cường với khả năng gây ảnh hưởng tới những sự kiện. Chúng ta phải tạo nên lối đi
riêng trong khi các quốc gia khác thì khơng.” [Alexander Downer 1999]. Một trong
những thể hiện rõ nhất cho đường lối đối ngoại đặc biệt này là kế hoạch “Hướng về
châu Á”. Minh chứng cho quyết tâm này, phía Australia dưới thời Thủ tướng Paul
Keating có rất nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương. Thành cơng của APEC được nhìn nhận như một tiến triển đáng kể nhằm


[16]


phục vụ lợi ích của các bên tham gia, đưa nền thịnh vượng an ninh khu vực lên một
tầm cao mới. Đối thoại, hợp tác được đẩy mạnh giữa Australia và các quốc gia trong
khu vực. Đặc biệt, riêng với khu vực láng giềng lân cận ASEAN, Australia còn tham
gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn ASEAN – Australia, Chương trình
Kinh tế ASEAN – Australia (AAECP)…
Đến thời kỳ cầm quyền của Thủ tưởng John Howard, thì Australia cho dù có
uyển chuyển điều chỉnh từ “Hướng về châu Á” sang “Trở về với phương Tây”, họ vẫn
giữ thái độ hợp tác tích cực, đóng vai trị người hịa giải, kêu gọi hợp tác đa phương
với các quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề toàn cầu. Như cựu Thủ tướng John
Howard từng nói “Lợi ích quốc gia của Australia khơng bao giờ có được nếu ngoảnh
mặt đi trước hiện thực của quốc tế hoặc tách mình ra khỏi khu vực” [Vũ Tuyết Loan
2004: 294].
1.1.2 Những nhân tố bên trong tác động đến chính sách đối ngoại
Australia
Theo định nghĩa, Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) là những chiến lược có
lợi cho quốc gia (self-interest strategies) được lựa chọn bởi quốc gia nhằm “bảo vệ”
quyền lợi quốc gia và đạt được những thành tựu trong quan hệ quốc tế đó. 1 Trên
chuyên trang từ điển Cambridge cũng thể hiện rất rõ rằng, chính sách đối ngoại của
một chính phủ nhằm “đối phó” với những quốc gia khác, chẳng hạn vấn đề liên quan
đến Thương mại hoặc Phòng thủ. 2 Nhà hoạch định chính sách Allan Gyngell của
Australia cho rằng, chính sách đối ngoại, chính là phần mở rộng chính sách liên quan
đến thế giới bên ngoài [Allan Gyngell, Michael Wesley 2007: 8]. Hay như khái niệm
của giáo sư Đại học Yale, ơng John Lewis Gaddis thì, chính sách đối ngoại chính là
việc là sáng tạo “một môi trường quốc tế dẫn truyền đến lợi ích quốc gia” [John Lewis
Gaddis 2002]. Qua đó, có thể thấy, chính sách đối ngoại của quốc gia là tất cả những
chiến lược, những gì quốc gia có thể làm, với mục tiêu tối thượng là bảo vệ lợi ích
quốc gia. Để thực hiện định luật Bảo tồn lợi ích của quốc gia khi tham gia cuộc chơi
quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia đều dựa vào tiềm lực, đặc điểm của mình, từ đó hoạch
định những chính sách đối ngoại thích hợp. Australia cũng khơng nằm ngồi số đó.
1

2

truy cập 15/05/2016
truy cập 15/05/2016


[17]

Những nhân tố quan trọng quyết định đến chính sách đối ngoại của họ được thể hiện
trong phân tích dưới đây.
Nhiều nhà nghiên cứu trước đây đều nhất trí những nền tảng căn bản của chính
sách đối ngoại của Australia bao gồm (1) Tính chất TBCN của hệ thống kinh tế, chính
trị, xã hội Australia (2) Đặc thù địa lý – dân cư dẫn đến yếu tố tiên quyết là giữ An
ninh – phòng thủ của một quốc gia lẻ loi, đơn độc [Đỗ Thị Hạnh 1999: 24] [Vũ Tuyết
Loan 2004: 18]. Những luận giải này được đưa ra có căn cứ khoa học và rất hợp lý.
Tuy vậy, người viết xin phép được đưa ra một cách nhìn mới, dựa trên hiểu biết của
người viết, xin thay đổi vị trí nền tảng chính sách đối ngoại này của Australia. Có
nghĩa là, khi nói điều gì quy định chính sách đối ngoại của Australia từ trước đến nay,
người viết cho rằng, yếu tố cần đề cập trước tiên là Vấn đề địa chính trị của Australia.
Sau đó, mới đến tính chất nhà nước đó. Bởi vì, chính yếu tố chính trị này, dẫn đến khả
năng phòng thủ kém của Australia, ngoài ra, đây là cơ hội để thực dân phương Tây
tiếp cận và gây ảnh hưởng lớn đối với Australia. Phân tích dưới đây sẽ làm rõ hai yếu
tố quy định chính sách đối ngoại Australia.
Đây là một quốc gia KHÁ ĐƠN ĐỘC
Như đã đề cập ở trên, Australia như “con cừu béo bở mà cô đơn” tại lục địa của
mình, mỏng manh và ln tồn tại khả năng bị tổn thương, như Werner Levery đã nhận
xét “Trong tất cả các cuộc thảo luận của Australia về quan hệ đối ngoại, thường xuyên
có một mối quan hệ ngấm ngầm…Nỗi lo ngại đó là chủ đề xuyên suốt trong lập luận
của Australia về chính sách đối ngoại và người Australia khơng bao giờ thiếu một kẻ
xâm lăng tiềm ẩn” [Thông tấn xã Việt Nam, TLTKĐB 2002: 4]. Kẻ xâm lăng tiềm ẩn

mà ơng đề cập, phải chăng đó là sự lẻ loi, cô độc tại châu lục. Người Australia thường
diễn đạt về mình bằng cụm từ “tình thế lưỡng phân về bản sắc” (dilemma of identity),
đây là tình trạng dẫn đến cảm giác lẻ loi, cô độc, đầy lo sợ của họ giữa một cộng đồng
khác biệt quá căn bản, điều này dẫn đến tình trạng Australia có mối quan hệ đầy khó
khăn, bất trắc, va chạm và xung đột giữa Australia với các nước châu Á [Đỗ Thị Hạnh
1999 (1): 220]. Do đó, họ, một quốc đảo lớn với lãnh thổ thuộc Châu Á – Thái Bình
Dương, nhưng lại chịu ảnh hưởng văn hóa, chính trị từ phương Tây vì cho rằng mình
khơng thể dung hịa tại châu Á. Từ đó lại dẫn đến tình trạng tiếp nối sự lẻ loi, cô độc


×