Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CACH NHIN MOI VE KHAI NIEM BOC LOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.41 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cần có cách nhìn mới</b>


<b>đối với khái niệm “Bóc</b>


<b>lột”</b>



<b>Nguyễn Sĩ Phương</b>


Thời báo kinh tế Sài Gịn
08:36' PM - Thứ năm, 02/03/2006


<i>Sự chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung sang</i>
<i>nền kinh tế thị trường buộc chúng ta phải có cách</i>
<i>nhìn đổi mới với khái niệm “bóc lột" - một khái niệm</i>
<i>có liên quan chặt chẽ cả về lý luận lẫn thực tiễn với</i>
<i>một số vấn đề kinh tế và xã hội rất cơ bản hiện nay</i>
<i>do thực tế đặt ra cần phải giải quyết.</i>


Trước hết cần phân định rõ khái niệm “bóc lột" trong
kinh tế chính trị học và khái niệm “bóc lột" thường
dùng trong đời sống hàng ngày.


Trong kinh tế chính trị học, “bóc lột" là một khái
niệm khoa học dựa trên luận điểm sau đây của Mác
khi nghiên cứu nền kinh tế thị trường: Nhà doanh
nghiệp bỏ tiền ra mua cơng xưởng, trang thiết bị máy
móc đồng thời thuê lao động để sản xuất hàng hóa.
Sau khi bán xong hàng hóa đó, nhà doanh nghiệp thu
lại được tiền vốn đã bỏ ra ban đầu đồng thời cịn có
thêm được một khoản tiền lãi. Số tiền bỏ ra ban đầu
đó được khái quát thành khái niệm khoa học gọi là
“tư bản", còn khoản tiền lãi được gọi là giá trị “thặng
dư". Mác chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư chính


là do lao động tạo ra nhưng không thuộc về người
lao động mà lại thuộc về chủ "tư bản" nên thực chất
đó là một sự bóc lột hiểu theo nghĩa: “bóc lột giá trị
thặng dư”


Như vậy, khái niệm "bóc lột giá trị thặng dư" gắn
liền với khái niệm “nền kinh tế thị trường". Bóc lột
giá trị thặng dư là bản chất không thể tách rời của
nền kinh tế thị trường. Chừng nào còn tồn tại nền
kinh tế thị trường thì chừng đó phải hiểu rằng bóc lột
giá trị thặng dư là tất yếu, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người. Quan điểm chấp nhận


Thông tin liên quan:


Năng suất lao động Việt Nam chỉ
bằng 1/10 Singapore


26/06/2010
Tiêu cực
14/07/2009
Bóc lột
25/11/2008


Giá trị lao động và giá trị tri thức
12/10/2007


Bản chất của nhận thức và vai trò
của nó trong việc sáng tạo khái
niệm, phạm trù



31/12/2006


Chảy máu chất xám: Một hình
thức giàu bóc lột nghèo?
14/10/2006


Những điều tốt đẹp của thế giới
này


09/09/2006


Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế
trong việc định hướng các giá trị
đạo đức hiện nay


10/06/2006


Đảng viên làm kinh tế
03/02/2006


Giá cả và giá trị!
24/12/2005


Tản mạn về tài sản vơ hình
02/12/2005


Kinh Tế thị trường và Xã hội
Công dân như một Hệ thống:
Trường hợp Việt Nam



22/11/2005


Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và
doanh nhân


21/10/2005


Chuyện cơ hàng xóm của tơi
10/10/2005


Bóc Lột ngồi kinh tế
19/09/2005


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

bóc lột giá trị thặng dư chính là tiền đề để giải quyết một số vấn đề thực tiễn rất cơ bản
sau đây:


1- Kinh tế thị trường chỉ đạt hiệu quả tối ưu, khi thị trường đó tiến tới lý tưởng. Một thị
trường được gọi là lý tưởng khi trong thị trường đó việc cạnh tranh được phát huy hoàn
toàn. Về mặt lý thuyết, cạnh tranh hồn tồn chỉ xảy ra khi có:


(a) “trăm người bán, vạn người mua", nghĩa là có một số vô cùng lớn các doanh nghiệp
tham gia,


(b) Không ai hơn ai trong việc làm chủ thị trường, nghĩa là khơng ai có thể và có quyền
quyết định được giá cả số lượng cơ cấu hàng hóa mua bán trên thị trường


(c) tất cả người mua và bán đều nắm được đầy đủ các thông tin về thị trường, nghĩa là
không ai được ưu tiên hơn ai trong quá trình mua bán.



Như vậy, muốn nền kinh tế nước ta tiến tới một thị trường lý tưởng, kinh doanh đạt được
nhiều hiệu quả kinh tế tối ưu thì điều kiện cần đầu tiên là: số lượng doanh nghiệp phải đạt
được nhiều đến mức tối đa. Điều này lý giải tại sao nước ta khi chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường, việc đầu tiên là phải phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp dân doanh. và tích
cực thu hút đầu tư nước ngồi. Nhưng doanh nghiệp dân doanh sẽ không thể phát triển
mạnh được, đầu tư nước ngồi cũng sẽ khơng thể thu hút nhiều được nếu họ không đạt
được mức tối thiểu về lãi. Nên mọi nỗ lực của Nhà nước trên lĩnh vực này, muốn có hiệu
quả, phải nhằm vào mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, nếu khơng chấp nhận
bóc lột giá trị thặng dư thì khơng thể giải quyết được cơ bản, lâu dài vấn đề phát triển
doanh nghiệp dân doanh và thu hút đầu tư nước ngoài.


2- Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra đường lối kinh tế với mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Trong nền kinh tế thị trường, khái niệm giàu khơng cịn nằm trong phạm vi tư liệu tiêu
dùng: “ăn, ở, đi lại mà mở rộng sang cả phạm vi tư liệu sản xuất": xí nghiệp, nhà máy, đất
đai, cổ phiếu, tiền gửi tiết kiệm… Thực tế cho thấy một cá nhân nhà triệu phú khơng thể
một ngày ăn hết một con bị, ngủ trong vài trăm khách sạn, họ cũng chỉ tiêu dùng cho cá
nhân giống như mọi người "bậc trung" khác mà thôi, chỉ khác người “bậc trung" là họ có
tài sản là tư liệu sản xuất giá trị bạc triệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trong nền kinh tế thị trường, lực lượng doanh nhân đóng vai trị xung kích, lực lượng này
thiếu và yếu thì khơng thể hy vọng về một nền kinh tế hiện đại. Vì vậy, chấp nhận bóc lột
giá trị thặng dư chính là mở đường về mặt tư tưởng để thu hút đáng viên là những người
vừa có phẩm chất chính trị vừa có năng lực nghề nghiệp vào lực lượng xung kích, khi
được điều lệ Đảng cho phép. Nếu đảng viên đóng vai trị nịng cốt trong lực lượng xung
kích, thì lục lượng này sẽ phát triển mạnh hơn và được Đảng lãnh đạo trực tiếp hơn, đi
đúng hướng hơn. Đề chủ động giải quyết vấn đề quan niệm Đảng viên với doanh nhân,
cần phải dự tính đến thực tế vào năm 2020 khi mà nước ta cơ bản trở thành một nước
cơng nghiệp. Lúc đó nước ta cũng sẽ giống như nhiều nước cơng nghiệp khác có hàng
triệu doanh nghiệp với con số hàng triệu doanh nhân. Đó là một lực lượng lớn mạnh và
cực kỳ quan trọng không thể không xem xét khi giải quyết vấn đề nói trên.



Bóc lột giá trị thặng dư chính là phần lãi của chủ doanh nghiệp. Nếu giá trị hàng hóa của
doanh nghiệp bán ra cố định khấu hao tài sản là cố định, thì tiền lãi sẽ càng cao, nếu tiền
lương trả cho công nhân càng thấp. Vì vậy, bóc lột giá trị thặng dư chính là nguồn gốc
sâu xa đẻ ra mâu thuẫn giữa người làm công và giới chủ. tồn tại trong bất kỳ một nền
kinh tế thị trường nào: người làm cơng thì muốn có lương cao, chủ doanh nghiệp thì
muốn có lãi lớn. Vậy, muốn phát triển nền kinh tế thị trường thì Nhà nước phải giải quyết
mâu thuẫn này về mặt kinh tế như thế nào? Câu trả lời là:


1/ Trước hết phải chấp nhận bóc lột giá trị thặng dư, đó là một khái niệm khoa học khơng
mang nghĩa xấu của đời thường. Từ đó mà coi trọng, xem lợi nhuận cũng giống như tiền
lương chỉ là một hình thức thu nhập của người dân, được xã hội cơng nhận, Nhà nước
bảo vệ, khuyến khích, phát triển. Thực ra doanh nhân không phái là một “phẩm tước" cha
truyền con nối, cố định cho một ai. Nhà triệu phú của hơm nay rất có thể ngày mai phá
sản, trở thành người làm cơng, thậm chí trở nên thất nghiệp và ngược lại từ người làm
công trớ thành triệu phú trong thời gian ngắn là chuyện luôn luôn xây ra trong mọi nền
kinh tế thị trường. Nếu quá trình thứ nhất chiếm ưu thế tuyệt đối thì xã hội sẽ lâm vào
khủng hoảng kinh tế. Nếu quá trình thứ hai mạnh hơn thì kinh tế sẽ phát triển. Vì vậy, nội
dung của luận điểm nói trên là điều kiện cần để phát triển mạnh mẽ đội ngũ doanh nhân,
điều kiện số một để phát triển nền kinh tế thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3/ Hỗ trợ và tạo điều kiện để doanh nghiệp bỏ ra ít vốn nhất nhưng giá trị bán ra đạt cao
nhất. Nếu điều này đạt được thì tiền lãi của doanh nghiệp và tiền lương của người lao
động đều được tăng lên, sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động - một yếu tố
quyết định hiệu quả kinh doanh, sẽ khăng khít hơn, vì cả hai cùng tìm thấy lợi ích kinh tế
trực tiếp của mình trong việc phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy mà ngân sách nhiều
nước, phần dành cho kinh tế đều tập trung phần lớn vào mục tiêu trên, thông qua các biện
pháp như: hỗ trợ khỏi sự doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng, các biện pháp chống phá sản…
Đồng thời giữa Nhà nước và giới doanh nhân có mối liên hệ rất chặt chẽ, qua đó mọi
đường lối, chủ trương. chính sách và biện pháp kinh tế của Nhà nước mới thực sự xuất


phát từ địi hỏi của tình hình kinh tế và phục vụ trở lại cho sự phát triển kinh tế.


4/ Phát triển doanh nghiệp dân doanh theo hướng xã hội hóa. Tách giá trị lao động của
chủ doanh nghiệp ra khỏi lãi, được tính thành tiền lương như mọi lao động khác. Tiền lãi
chỉ còn đơn thuần là tiền phải trả cho người có vốn đầu tư. Qua đó vừa thu hút được mọi
người lao động góp vốn đầu tư, vừa hòa đồng lao động của chủ doanh nghiệp vào lao
động nói chung tạo ra một sức mạnh đoàn kết thống nhất nhằm mục tiêu: mọi người dân
đều giàu, đất nước mạnh. Xã hội hoá cao độ doanh nghiệp dân doanh còn tạo điều kiện
cho mọi người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người
lao động và Nhà nước dễ điều tiết hơn, tăng khả năng cạnh tranh và thích ứng của doanh
nghiệp trong một thị trường thế giới ln có nguy cơ bất ổn. Có thể thấy ở nhiều nước, họ
rất coi trọng điều trên. Luật của họ quy đính đến ngay cả tỷ lệ người lao động được tham
gia bầu hội đồng quản trị, mặc dù đó là doanh nghiệp dân doanh, thậm chí có trường hợp
cịn quy định cả người phụ trách lao động của hội đồng quản trị phải do công nhân bầu cử
5/ Phân phối lại thu nhập quốc dân theo hướng: "Lấy của người giàu chia cho người
nghèo", thông qua việc đánh thuế lũy tiến theo thu nhập và nâng cao các phúc lợi xã hội
cho tất cả mọi người dân. Đây là vấn đề cốt lõi để đảm bảo cân bằng cho một xã hội dựa
trên nền kinh tế thị trường vốn chứa trong nó khoảng cách giàu nghèo q lớn. Vì vậy,
Nhà nước phải kiểm soát được thu nhập của doanh nghiệp và người dân. Thu nhập càng
cao, thuế suất phải càng lớn, và nhờ đó ngân sách nhà nước mới tăng được các khoản chi
cho phúc lợi xã hội. Có thể dẫn ra đây cách làm của Đức hiện nay để chọn lọc, tham
khảo: Thuế thu nhập (tiền lương hoặc lợi nhuận) áp dụng bắt đầu từ người có thu nhập
16.000 DM/năm với thuế suất bình qn 2,54% và người chịu thuế suất cao nhất là người
có thu nhập từ 240.000 DM/năm với thuế suất bình quân 42,68% - tức là gần một nửa,
nghĩa là muốn kinh doanh làm giàu để mình hưởng một thì cũng phải để xã hội hưởng
một. Tổng số thuế thu nhập mà nhà nước thu được chiếm khoảng gần 1/3 ngân sách hàng
năm. Nhưng cũng khoảng một phần ba ngân sách đó dành chi cho an sinh và phúc lợi xã
hội cho tất cả mọi người dân không phân biệt làm việc cho Nhà nước hay tư nhân.


</div>


<!--links-->

×