Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghị luận về bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VĂN MẪU LỚP 12 </b>



<b>ĐỀ BÀI: </b><i><b>PHÂN TÍCH BÀI THƠ CHIỀU TỐI (MỘ) TRONG TẬP NHẬT KÍ TRONG TÙ ĐỂ LÀM </b></i>
<i><b>RÕ SỰ HÀI HÒA, ĐỘC ĐÁO GIỮA BÚT PHÁP CỔ ĐIỂN VÀ BÚT PHÁP HIỆN ĐẠI CỦA THƠ </b></i>


<i><b>HỒ CHÍ MINH. </b></i>


<b>A. SƠ ĐỒ TĨM TẮT GỢI Ý </b>


<b>B. DÀN BÀI CHI TIẾT </b>
<b>a. Mở bài: </b>


- Giới thiệu tác giả, tác phẩm


+ Tác giả Hồ Chí Minh:


 Bậc anh hùng cứu quốc của dân tộc Việt Nam.


 Là nhà văn hoá lớn, nhà thơ lớn. Người đã để lại một di sản văn học phong phú, đa
dạng, trong đó có tập thơ Nhật kí trong tù với nhiều bài thơ rất đặc sắc cả về nội
dung lẫn nghệ thuật.


+ Tác phẩm: Bài thơ là một trong số 134 bài thơ trong tập Nhật kí trong tù, thể hiện
sâu sắc phong cách thơ của Hồ Chí Minh: Đó là sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và
tinh thần hiện đại.


<b>b. Thân bài: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Đề tài: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con người lúc
chiều tối. Đây là đề tài quen thuộc của thơ ca cổ.



+ Hình ảnh thơ: tác phẩm sử dụng những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ với ý
nghĩa tượng trưng tạo nên tính chất hàm súc cho bài thơ.


 Hình ảnh cánh chim: biểu tượng cho khơng gian lẫn thời gian, là tín hiệu cho buổi
hồng hơn.


 Hình ảnh chịm mây: biểu tượng cho khơng gian cao rộng của bầu trời.


=> Hình ảnh đơn giản mà vẽ nên được không gian rừng núi lúc chiều tối âm u, vắng lặng,
chứa đựng trong đó bao nỗi niềm của người tù trên đất khách quê người: nỗi cô đơn, niềm
khao khát một mái nhà, một tổ ấm. Đó là nghệ thuật lấy cảnh để nói tình.


+ Thể thơ tứ tuyệt, lời ít ý nhiều, để lại nhiều dư ba.


+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: chỉ bằng vài nét chấm phá mà ghi lại linh hồn của tạo
vật và gợi được nỗi niềm của nhà thơ.


- Tinh thần hiện đại:


+ Hình ảnh thơ: cánh chim, chịm mây, người con gái xay ngơ là những hình ảnh của
hiện thực.


 Cánh chim mỏi: chữ “mỏi” thể hiện sự cảm nhận rất sâu cái bên trong của sự vật.
Đó là cánh chim bay theo cái nhịp điệu bất tận của cuộc sống: sáng: bay đi kiếm ăn,
tối: bay về tìm chốn ngủ. Đó là cánh chim của tự do, của ước mơ sum họp. Đấy
cüng là niềm khao khát của người tù.


 Chịm mây cơ đơn trơi chậm chạp giữa bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang
bị giải đi trên đường xa vạn dặm chưa biết đâu là điểm dừng. Thế nhưng phong
thái của người tù vẫn rất ung dung, tự tại, phong thái của một chiến sĩ cách mạng


kiên cường, luôn làm chủ hồn cảnh.


 Hình ảnh người con gái xóm núi xay ngơ tối là hình ảnh của con người lao động,
hiện lên sinh động, khỏe khoắn, tích cực, là trung tâm của bức tranh “Chiều tối”.
 Cùng với nhịp quay của cối xay ngô và sự rực hồng của bếp lửa, hình ảnh này đã


xua tan đi bóng tối, giá rét, mang đến cho người tù niềm vui của sự sống, của hơi
ấm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.


+ Sự vận động của tứ thơ: đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui. Từ đó
thể hiện được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Bác.


+ Tâm hồn tư duy:


 Yêu cảnh vật, yêu cuộc sống “nâng niu tất cả, chỉ quên mình”. (Tố Hữu).


 Đồng cảm, chia sẻ với muôn loài, đặc biệt là nỗi vất vả của những con người lao
động. Đó cüng là tình cảm quốc tế vô sản trong sáng mà Bác đã giành cho nhân
dân Trung Hoa.


 Giọng thơ khoẻ khoắn biểu hiện một tâm hồn lạc quan, giàu nghị lực.
=> Đó là một tâm hồn nghệ sĩ mà rất chiến sĩ.


<b>c. Kết bài: </b>


- Bài thơ thông qua bức tranh tả cảnh đã làm tốt lên hình tượng nhân vật trữ tình:


hình ảnh người tù Hồ Chí Minh với lòng yêu thương rộng lớn, luôn nâng niu, trân


trọng mọi sự sống trên đời; ý chí bất khuất, kiên cường, tâm hồn lạc quan luôn hướng
về tương lai, ánh sáng.


- Nội dung ấy được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật vừa đậm đà màu sắc cổ


điển, vừa phơi phới tinh thần hiện đại, tạo nên vẻ đẹp đặc sắc cho bài thơ.


- Bài học cho bản thân.


<b>C. BÀI VĂN MẪU </b>


Đề bài: <i>Phân tích bài thơ Chiều tối (mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hài hịa, độc </i>
<i>đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.</i>


<b>Gợi ý làm bài: </b>


Chiều tối là bài thơ được viết trong thời điểm gần kết thúc của một chuyến chuyển
lao. Bài thơ là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối nơi núi rừng- cảnh đẹp bởi nó ánh lên sự
sống ấm áp của con người. Qua đó, bộc lộ một tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của
thiên nhiên, một tấm lòng nhân hậu đối với con người, một phong thái ung dung luôn hướng
về sự sống, ánh sáng và tương lai. Hay nói đúng hơn đây là một thực thể của sự kết hợp hài
hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tuyệt tác. Thơ chiều cổ điển thường man mác một nỗi buồn đìu hiu, hoang vắng trong sự tàn
tạ của thời gian, hoặc trĩu nặng nỗi buồn tha hương lữ thứ. Ơû đây bằng vài nét chấm phá
của bút pháp ước lệ tượng trưng tác giả đã dựng nên bức phông lớn làm nền cho cảnh chiều.


<i>Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, </i>
<i> Cô vân mạn mạn độ thiên không; </i>
<i> (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ </i>


<i> Chịm mây trơi nhẹ giữa tầng khơng) </i>


“Cánh chim” và “chịm mây” là hai hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong thơ
chiều xưa và nay. Cho nên, đó chỉ là hai hình ảnh của khơng gian mà đã mang theo ý nghĩa
của thời gian. Cánh chim ở đây được lấy từ thế giới nghệ thuật cổ phương Đông. Trong thế
giới thẩm mỹ ấy, hình ảnh cánh chim bay về rừng đã ít nhiều có ý nghĩa biểu tượng ước lệ
diễn tả cảnh chiều: “Phi yến thu lâm”; “Quyện điểu quy lâm” là những nhóm từ thường thấy
trong thơ chữ Hán. Trong “Truyện Kiều”, khi miêu tả cảnh chiều, Nguyễn Du đã điểm vào
bức tranh hình ảnh cánh chim bay về rừng: “Chim hơm thoi thót về rừng”. Trong thơ Bà
Huyện Thanh Quan cüng thế: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” và Huy Cận lại cảm thấy
bóng chiều như đang sà xuống từ cánh chim đang nghiêng dần về cuối chân trời: “Chim
nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Hình như trong cảm nhận của các thi nhân xưa thì khi
miêu tả cảnh chiều mà khơng có hình ảnh cánh chim thì bóng chiều chưa rõ.


Cánh chim trong thơ xưa thường chỉ là một chi tiết nghệ thuật thuần tuý để gợi tả
cảnh chiều thế thôi và thường gợi nên cảm giác về sự xa xăm, phiêu bạt, chia lìa:


<i> “Chúng điểu cao phi tận” </i>
<i> (Lí Bạch) </i>
<i> “Thiên sơn điểu phi tuyệt” </i>


<i> (Liễu Tông Nguyên) </i>


Chúng ta đều nhận thấy cánh chim trong thơ của Lí Bạch và Liễu Tông Nguyên đều
“Phi tuyệt”, “Phi tận”. Tất cả đều khơng có điểm dừng mà ở vào trạng thái bay vào chốn xa
xăm, vô tận, gợi lên một ý niệm siêu hình nào đó. Cịn cánh chim trong bài thơ “Chiều tối”
của Bác lại có phương hướng, điểm dừng, mục đích bay rõ ràng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Như vậy Bác đã đưa cánh chim từ thế giới siêu hình trở về với thế giới hiện thực. Ta
nhận thấy trong cách nhìn của Bác là một cách nhìn đầy yêu thương, trìu mến trước biểu


hiện nhỏ nhoi của sự sống. Nhìn cánh chim đang bay, Bác cảm nhận được sự mệt mỏi của
đôi cánh sau một ngày đường hoạt động. Trong chiều sâu tâm hồn của Bác chính là lịng u
thương sự sống, cảm quan của Bác chính là cảm quan nhân đạo.


Câu thơ thứ hai cüng mang đậm nét Đường thi. Nó rất gần với câu thơ: “Cô vân độc
khứ nhàn” của Lí Bạch. Hình ảnh chịm mây cơ độc trơi giữa bầu trời đã trở thành một mô
tuýp quen thuộc trong thơ xưa, nó thường gợi lên cái cơ độc thanh cao, sự phiêu diêu, thốt
tục và nỗi khắc khoải của con người trước cõi hư khơng. Cịn trong bài “Chiều tối” của Bác,
hình ảnh chịm mây cô độc trôi nhè nhẹ qua bầu trời chỉ là một nét vẽ tạo nên cái không
gian cao rộng của cảnh trời chiều nơi miền rừng núi. Bầu trời hôm ấy phải thật cao, thật
trong xanh ta mới thấy được hình ảnh chịm mây cơ độc ấy gợi nên hình ảnh cơ độc nơi đất
khách, quê người của Bác. Mỗi một chi tiết của cảnh chiều đều nhuốm màu tâm trạng. Cánh
chim mỏi tìm về tổ ấm, cịn người tù thì mệt mỏi sau một ngày đường mà vẫn chưa có được
chỗ dừng chân. Chịm mây lẻ loi trơi lững lờ trên tầng khơng, cịn người tù thì cơ đơn giữa
một buổi chiều nơi đất khách. Hai câu thơ đạt đến mức vi diệu của lối tả cảnh ngụ tình. Ơû
đó ta bắt gặp một tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên và sự sống. Từ đó ta thấy được
một nghị lực phi thường và đó cüng chính là chất thép trong thơ của Bác.


Nếu như ở hai câu thơ đầu bằng bút pháp cổ điển Bác đã dựng nên bức phông lớn
làm nền cho bức tranh, thì trong hai câu thơ sau, Bác tập trung làm nổi bật hình tượng trung
tâm của bức tranh. Từ bút pháp cổ điển Bác chuyển hẳn sang bút pháp hiện đại.


<i> Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, </i>
<i> Bao túc ma hồn, lô dĩ hồng </i>
<i> (Cơ em xóm núi xay ngô tối, </i>
<i> Xay hết lò than đã rực hồng) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hoạ” là đủ. Cịn người thiếu nữ trong thơ Bác thì gắn liền với cơng việc lao động bình dị, đời
thường, khỏe khoắn đầy sức sống. Phải chăng chính cái sức sống ấy của người thiếụ nữ đã
làm nên vẻ đẹp lung linh cho bức tranh.



Trong thơ xưa, những bức tranh vẻ cảnh chiều đều có bóng dáng con người nhưng
sao lẻ loi, cô độc và hiu hắt quá. Con người ở đây mang nặng một nỗi niềm hồi cổ, một nỗi
sầu muộn:


<i> “Lom khom dưới núi tều vài chú, </i>
<i> Lác đác bên sông chợ mấy nhà” </i>


<i> (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) </i>
hay:


<i>“Gác mái ngư ông về viễn phố, </i>
<i>Gõ sừng mục tử lại cô thôn”</i>


<i> (Chiều Hôm Nhớ Nhà - Bà Huyện Thanh Quan) </i>


Còn con người trong thơ Bác, lại là con người lao động đầy sức sống. Chính hai từ
“thiếu nữ” đã làm bừng lên sức sống của bức tranh. Cô gái miệt mài xay ngơ và hình như cơ
khơng chú ý đến những gì xung quanh mình. Cối xay vẫn cứ quay và quay tít “ma bao túc”
rồi “bao túc ma” và khi ngô đã xay xong “bao túc ma hồn” thì cơ mới nhìn thấy “lị than đã
rực hồng”. Hình ảnh “lị than đã rực hồng” hiện lên trong đêm tối càng làm nổi bật hình ảnh
người thiếu nữ. Tồn bộ cảnh thiên nhiên đang chìm trong màu xám nhạt chuyển sang màu
tối. Cüng vì thế hình ảnh lị than rực hồng có sức lơi cuốn đặc biệt. Bài thơ kết thúc bằng chữ
“hồng”, có thể nói đó chính là chỗ đẹp nhất của bài thơ. Đó chính là ánh lửa hồng của cuộc
sống đầm ấm, hạnh phúc gia đình, ánh lửa hồng của sự sống, của niềm lạc quan. Chữ “hồng”
đặt ở cuối bài thơ soi rõ vẻ đẹp của người thiếu nữ, toả ánh sáng và hơi ấm xua đi cái buồn
vắng của bức tranh chiều tối nơi rừng núi.


Hai câu thơ đã cho ta thấy được cái nhìn ấm áp đầy yêu thương, trân trọng của Bác
đối với con người lao động. Buổi “Chiều tối” nơi miền rừng núi quạnh hiu, hoang vắng, lẽ ra


rất đỗi buồn bã, thê lương trước mắt người tù bị xiềng xích, bị giải đi với biết bao nỗi gian
lao vất vả, nhưng trái lại đó là tiếng reo vui. Chữ “hồng” ở cuối bài đã làm nên tiếng reo vui
ấy, tạo cho bài thơ âm hưởng nồng ấm, dạt dào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b>sinh động, nhiều <b>tiện ích thơng minh</b>,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>
<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹnăng sư phạm</b>đến từcác trường Đại học và các


trường chuyên danh tiếng.

<b>I.</b>

<b>Luy</b>

<b>ệ</b>

<b>n Thi Online</b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b>Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây


dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, NgữVăn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chuyên Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên
khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II.</b>

<b>Khoá H</b>

<b>ọ</b>

<b>c Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Tốn Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ởtrường và đạt điểm tốt


ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Tốn:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn Đạ<b>i Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành cho



học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i>cùng đơi HLV đạt


thành tích cao HSG Quốc Gia.

<b>III.</b>

<b>Kênh h</b>

<b>ọ</b>

<b>c t</b>

<b>ậ</b>

<b>p mi</b>

<b>ễ</b>

<b>n phí</b>



- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các


môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn


phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, NgữVăn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>V</b></i>

<i><b>ữ</b></i>

<i><b>ng vàng n</b></i>

<i><b>ề</b></i>

<i><b>n t</b></i>

<i><b>ảng, Khai sáng tương lai</b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×