Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cổ điển và hiện đại trong Chiều Tối pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.36 KB, 5 trang )

Cổ điển và hiện đại trong Chiều Tối


Những năm 40 của thế kỉ này, trên thi đàn văn học lãng mạn vang lên những
vần thơ nặng trĩu buổi chiều của Huy Cận
Những năm 40 của thế kỉ này, trên thi đàn văn học lãng mạn vang lên những
vần thơ nặng trĩu buổi chiều của Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc - Chim
nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa…”. Những câu thơ của chàng thanh niên trí thức tiểu
tư sản đã mang theo tâm trạng bất lực của cả một lớp người đang ngột ngạt giữa xã
hội đen tối Việt Nam dưới ách ngoại bang. Cũng trong một buổi chiều giữa nơi đất
khách Trung Hoa, một người tù “tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích” đã
để cảm xúc trải ra cùng không gian bao la, làm nên những vần thơ tuyệt tác, vừa cổ
kính, vừa rất trữ tình thư thái:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
(Chiều tối - bản dịch)
Giờ đây, khi soi mình trong ánh hồng bếp lửa năm xưa ấy, ta chợt khám phá ra
vóc dáng của một con người: Bác Hồ kính yêu!
Buổi chiều đã đi vào bao áng thơ cổ kim. Khung cảnh chiều về tối thường gợi
nên chất thơ đặc sắc, nỗi buồn lắng đọng, suy tư về nhân sinh. Nhưng hoàn cảnh của
Bác khi viết bài thơ khá đặc biệt, từ thân phận người tù đã vượt qua ám ảnh của cảnh
đi đày. Cảm xúc trên đường đi của Bác đã lộ rõ cốt cách của thi nhân - chíên sĩ Hồ
Chí Minh. Giả sử có một học giả nào đó làm một phép so sánh giữa bài thơ này của
Bác với những bài thơ lừng danh của Lí - Đỗ, của Thôi Hiệu, e cũng khó phân biệt rõ,
bởi bài thơ đã thấm đẫm phong vị Đường thi! Nhưng đọc thật kỹ, chúng ta vẫn nhận
ra phong cách rất riêng - phong cách Hồ Chí Minh, rắn rỏi mà uyển chuyển, hiện thực
mà trữ tình, cổ điển mà hiện đại.
Hiện thực của bài thơ cũng được mở ra theo lối cấu tứ Cảnh - Tình quen thuộc
của thơ Đường. Thiên nhiên làm nền cho tâm trạng:


Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không)
Thiên nhiên mở ra vẫn là những nét quen thuộc của thi ca cổ điển: cánh chim -
chòm mây - bầu trời, với nhịp điệu thời gian như lắng trầm xuống cùng với ám ảnh
của buổi chiều. Ngày xưa Lý Bạch từng mô tả không gian “Chúng điểu cao phi tận -
Cô vân độc khứ nhàn”, và chúng ta có thể nhận ra nét quen thuộc ấy trong những câu
thơ này của Hồ Chí Minh. Tất cả như lắng đọng lại trong một thiên nhiên u trầm. Cảm
nhận không gian cũng giống như các nhà thơ xưa, tạo ra sự đối lập giữa cánh chim,
chòm mây với bầu trời rộng lớn! Dường như không gian được tạo ra từ sự đối lập như
vậy cũng đã gợi sẵn một nỗi buồn trong cảnh. Cánh chim mỏi, chòm mây côi như
mang theo nỗi niềm của người tù nơi đất khách quê người!Nhưng ngay trong cách
nhìn cảnh, ta cũng nhận ra thái độ ung dung của con người. Hướng về bầu trời, cánh
chim và chòm mây, Bác đã thật sự hoà hồn mình vào cảnh vật. Thần thái của hai câu
thơ nằm ngay trong hai chữ “mạn mạn” vừa mang nét quen thuộc của thơ Đường, vừa
bộc lộ cái ung dung trong xúc cảm của con người. Buổi chiều ấy dường như mọi hoạt
động cũng lắng xuống, đám mây lơ lửng, lững lờ, man mác giữa không gian tạo thành
độ sâu của khung cảnh. Rất tiếc bản dịch thơ đã không thể lột tả được khoảnh khắc rất
thi sĩ của Bác trong điệp từ “mạn mạn” này! Khi hướng lòng lên với bầu trời, Bác
cũng đã xóa nhoà ranh giới giữa người tù và một khách tự do. Tinh thần “tự do lãm
thưởng vô nhân cấm” (Tẩu lộ) chính là ở điểm này.
Ngỡ như cảnh vật ấy sẽ gợi lên những nỗi buồn nhân sinh, ám ảnh thân phận
thế nhưng bài thơ đã đem đến cho ta một cảm nhận hoàn toàn khác với các nhà thơ
xưa:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Như một điều thường thấy trong thơ Bác, hình ảnh ở hai câu thơ này chính là
sự thể hiện mối quan tâm của Bác đến cuộc sống xung quanh! Trong những trường
hợp như thế này, bản dịch thường tỏ ra bất lực. Bác rất mạnh dạn trong sử dụng từ địa

phương Quảng Đông “bao túc” (ngô). Không những thế, hai câu còn thể hiện sự quan
sát của Bác với hành động của con người trong không gian chiều tối. Điểm son trữ
tình của bài thơ chính là chỗ này! Con người không phải chịu sự chi phối của cảnh vật
như thơ cổ, mà con người đem lại sức sống cho khung cảnh chiều tối. Đặc biệt, đó là
sự gắn kết “thiếu nữ” - “sơn thôn” đã cho ta thấy cảm xúc, hồn thơ của Bác. Người
luôn luôn phát hiện mối quan hệ hoà hợp giữa người và cảnh vật. Không phải ngẫu
nhiên có sự kết hợp này. Xóm núi như đẹp hơn, ấm áp hơn nhờ sự xuất hiện của thiếu
nữ. Và thiếu nữ xuất hiện không hề đơn độc lẻ loi mà gắn với cộng đồng “sơn thôn”
của mình. Đó là cách nhìn đặc biệt thường gặp trong thơ Bác:
Chùa xa chuông giục người nhanh bước
Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay
(Hoàng hôn)
Hay:
Làng xóm ven sông đông đúc thế
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh
(Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung)
Chính vì tấm lòng Bác luôn hướng về con người, yêu mến con người nên ở đâu
có sự xuất hiện của con người, một dấu hiện của cuộc sống là Người tìm thấy niềm
vui. Dẫu rằng trong bài thơ chỉ là công việc xay ngô bình thường, nhưng Người đã
lặng lẽ quan sát từ lúc “ma bao túc” (xay ngô) cho đến khi “bao túc ma hoàn” (ngô
xay xong). Rõ ràng, người thiếu nữ ấy hiện ra trong công việc hết sức bình thường,
nhưng ta nhận ra trong cái nhìn của Bác một thái độ trân trọng đặc biệt, nhờ đó vẻ đẹp
của sức sống con người, của cuộc đời càng lộ rõ hơn.
Cũng từ tình cảm hướng về cuộc sống, bài thơ đã có một từ kết làm bừng sáng
cả bài thơ. Cái độc đáo của tứ thơ cũng chính là điểm này: nói về chiều tối bằng sự
xuất hiện của ánh sáng, không nói về thời gian mà người đọc lại cảm nhận rõ một
khoảng thời gian từ chiều về tối! Bài thơ không khép lại bằng cảm giác về bóng đêm
mà lại chan hoà ánh sáng, ánh sáng tạo nên từ cuộc sống đời thường giản dị. Ánh sáng
nổi bật trong đêm tối, như là biểu tượng của sự sống. Ánh sáng ấy gắn với màu ưa
thích của Bác - màu hồng. Ánh hồng của bếp lửa, ánh hồng trên gương mặt người hay

màu hồng của tấm lòng lạc quan yêu đời của Bác? Màu hồng không chỉ mang ý nghĩa
tượng trưng đặc biệt trong riêng bài thơ này mà trong nhiều bài thơ khác cũng thể hiện
một ý nghĩa tương tự. Đó là màu sắc của lòng tự tin, ung dung và lạc quan hướng về
tương lai.
Nói về cảnh chiều tối, Bác đã quên đi thân phận người tù, vượt lên hoàn cảnh.
Ta lại gặp chủ thể trữ tình đằm thắm được bộc lộ kín đáo qua bài thơ. Bài thơ thể hiện
một nét độc đáo trong phong cách thơ Hồ Chí Minh, “từ tư tưởng đến hình tượng thơ
luôn luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai” (Nguyễn Đăng
Mạnh). Ngọn lửa của con người làm điểm hội tụ, là trung tâm toả ấm nóng và niềm
vui ra không gian rộng lớn. Đến thơ Bác, tư cách chủ thể của con người được phản
ánh rõ nét và giàu sức sống, vừa cổ điển vừa lãng mạn.
Ta nhận ra trong nỗi buồn, niềm vui của Bác phẩm chất của một vĩ nhân: rất
bình thường, giản dị nhưng mỗi câu thơ toả sức ấm của một ý chí mãnh liệt và sáng
bừng lên hồng bao thế hệ, sự hài hoà giữa tình cảm và tinh thần thép đã làm nên
những vần thơ sâu sắc thâm trầm.

×