Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu sản xuất mẫu ngoại kiểm sử dụng trong chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm định nhóm máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THIỆN THỰC

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT MẪU NGOẠI KIỂM SỬ DỤNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG XÉT NGHIỆM ĐỊNH NHĨM MÁU
Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học
Mã số

: 60420201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2018


i
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BACH KHOA – ĐHQG TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HỮU TÂM
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. LƯƠNG THỊ MỸ NGÂN.
Chữ ký: ……………………………………………………………………………….
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. HOÀNG MỸ DUNG
Chữ ký: ……………………………………………………………………………….
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 7 năm 2018.
Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch:



PGS.TS NUYỄN ĐỨC LƯỢNG

2. Thư ký:

PGS.TS NGUYỄN THÚY HƯƠNG

3. Phản biện 1: TS. LƯƠNG THỊ MỸ NGÂN
4. Phản biện 2: TS. HOÀNG MỸ DUNG
5. Ủy viên:

TS. PHẠM THỊ HUYỀN

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Nguyễn Đức Lượng

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

ii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THIỆN THỰC

MSHV: 1570773

Ngày, tháng, năm sinh: 16/02/1968

Nơi sinh: BV Hùng Vương

Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học

Mã số: 60420201

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu sản xuất mẫu ngoại kiểm sử dụng trong chương trình ngoại kiểm
tra chất lượng xét nghiệm định nhóm máu.
II.NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
− Nhiệm vụ: nghiên cứu sản xuất mẫu hồng cầu và mẫu huyết thanh có độ
đồng nhất, độ ổn định phục vụ cơng tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm định
nhóm máu.
− Nội dung: Xác định số lượng mẫu sản xuất theo quy trình; xác định độ đồng
nhất, độ ổn định của các loại mẫu hồng cầu, mẫu huyết thanh; xác định
nhóm máu trong thời gian bảo quản; xây dựng quy trình sản xuất tổng quát
và triển khai chương trình ngoại kiểm tra định nhóm máu ở qui mơ pilot.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày 15/01/2018
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 17/6/2018
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. TRẦN HỮU TÂM
Tp. HCM, ngày 11 tháng 6 năm 2018

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. TRẦN HỮU TÂM

PGS.TS. NGUYỄN THÚY HƯƠNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC


iii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Trung
tâm Kiểm Chuẩn Xét nghiệm TP. HCM, đặc biệt là Thầy TS. Trần Hữu Tâm, Giám
đốc Trung tâm. Thầy đã quan tâm, chỉ dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm
để thực hiện nghiên cứu. Thầy đã tạo điều kiện cho tôi cùng tham gia thực hiện
nghiên cứu đề tài này tại phịng xét nghiệm của Trung tâm cùng với nhóm nghiên
cứu của Trung tâm. Đề tài có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng xét
nghiệm định nhóm máu tại các cơ sở y tế mà Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm
TP. HCM là đơn vị triển khai thực hiện chương trình ngoại kiểm định nhóm máu.
Đồng thời, Tơi cũng không quên cảm ơn đến tập thể khoa Sinh phẩm đã góp nhiều
cơng sức, giúp tơi thực hiện thí nghiệm để hồn thành đúng tiến độ nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn q thầy, cơ bộ mơn Cơng nghệ Sinh học, khoa Kỹ
thuật Hóa học, trường đại học Bách khoa TP. HCM nhất là PGS. TS. Nguyễn Thúy
Hương, cô luôn quan tâm, chia sẽ nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng trong học
tập và cuộc sống
Anh gửi lời cảm ơn vợ và các con đã tạo điều kiện, động viên anh cố gắng, nỗ
lực để hồn thành khóa học này.
Trân trọng


NGUYỄN THIỆN THỰC


iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tiếng Việt:
Nội dung và kết quả đề tài bao gồm các chuyên đề từ việc xác định độ đồng
nhất, độ ổn định của các loại mẫu hồng cầu, mẫu huyết thanh; xác định nhóm máu
trong thời gian bảo quản; xây dựng quy trình sản xuất tổng quát và triển khai
chương trình pilot ngoại kiểm tra định nhóm máu cho các phịng xét nghiệm của các
cở sở y tế.
Độ đồng nhất của mẫu hồng cầu được đánh giá qua chỉ số tiêu huyết của các
mẫu thử nghiệm. Kết quả hệ số biến thiên (CV) trung bình từ 0,04 - 0,09%. Độ ổn
định của mẫu hồng cầu được đánh giá qua chỉ số tiêu huyết trong thời gian bảo quản
30 ngày ở nhiệt độ 2 - 8oC. Kết quả nhóm máu O tỉ lệ tiêu huyết trung bình là
0,75%, nhóm máu A tỉ lệ tiêu huyết trung bình là 0,73%, nhóm máu B tỉ lệ tiêu
huyết trung bình là 0,66%, nhóm máu AB, tỉ lệ tiêu huyết trung bình là 0,77%.
Độ đồng nhất của mẫu huyết thanh được đánh giá qua nồng độ pha loãng của
phương pháp bán định lượng kháng thể. Kết quả nhóm máu O tất cả các ống kiểm
tra có độ pha lỗng là 128; nhóm máu A, các ống kiểm tra có độ pha loãng là 64128 với tỉ lệ tương ứng 25% và 75%. Nhóm máu B, các ống kiểm tra có độ pha
loãng là 64-128 với tỉ lệ tương ứng 60% và 40%. Độ ổn định của mẫu huyết thanh
được đánh giá qua nồng độ pha lỗng mà tại đó hiện tượng ngưng kết quan sát được
ở mức 1+ trong 30 bảo quản. Kết quả các ống kiểm tra có nồng độ thấp nhất gây
hiện tượng ngưng kết 1+ với nồng độ pha loãng là 16.
Trong thời gian bảo quản 30 ngày, mẫu hồng cầu và huyết thanh được kiểm
tra xác định nhóm máu tương ứng bằng kháng huyết thanh chuẩn và hồng cầu mẫu.
Kết quả tất cả các mẫu đều có kết quả trùng với kết quả đích ban đầu ở các phương
pháp kiểm tra (phương pháp lame kính, phương pháp ống nghiệm và phương pháp

cột ngưng kết).
Chúng tôi đã xây dựng được quy trình sản xuất chi tiết gồm 4 giai đoạn: giai
đoạn tách thành phần máu (hồng cầu, huyết tương, huyết thanh); giai đoạn tinh
sạch, đồng nhất mẫu; giai đoạn phân phối mẫu và giai đoạn đóng gói, gửi mẫu. Quy


v
trình đạt tiêu chuẩn để sản xuất mẫu phục vụ cho chương trình ngoại kiểm tra định
nhóm máu.
Từ kết quả nghiên cứu được, chúng tôi tiến hành triển khai 4 đợt chương trình
ngoại kiểm tra định nhóm máu ở quy mơ pilot cho 41 phịng xét nghiệm tham gia.
Kết quả thực hiện định nhóm máu hệ ABO tỉ lệ đạt: đợt 1 95% (độ xác thực
95,96%); đợt 2 90% (độ xác thực 99,09%); đợt 3 92,68% (độ xác thực 99,25%); đợt
4 100% (độ xác thực 96,92%). Kết quả thực hiện định nhóm máu hệ Rh (D) tỉ lệ
đạt: đợt 1 97,37%, đợt 2 92,31%; đợt 3 92,31%; đợt 4 100%.


vi
Tiếng Anh
The content and results consist of all seminars from the determination of
homogeneity and stability of red blood cells (RBCs) and serum samples;
Determination of blood types in storage time; The general design of production,
and execution of external pilot audit of blood type in hospital.
The homogeneity of RBCs samples is evaluated by the hemolysis index of
replicates. The coefficient of variation result was from 0,04 - 0,09%. The stability of
RBCs samples is evaluated by the hemolysis index in storage time of 30 days in 28oC. The average hemolysis rates of type O, A, B and AB blood were 0,75% ;
0,73%; 0,66% and 0,77%.
The homogeneity of serum samples is evaluated by the diluted concentration
and the semi quantitative method of antibody. The O type blood had the dilution of
128; A type blood with the dilution 64-128 therefore with 25% and 75%. The B

type blood with the dilution 64-128 therefore with 60% and 40%. The stability of
serum samples is evaluated by the dilution factors that the condensation was
observed at level 1+. All testing samples have lowest concentration that causing
condensation 1+ had 16 times dilution.
In 30 days of storage time, the blood types were determined from the RBCs
and serum samples by standard anti serum and standard RBCs. All the result was
similar initial testing.
We founded the detailed protocol for manufacture consists of 4 steps: isolation
of all components (RBCs, serum, plasma), samples purification, homogeneity,
delivery, package. The protocol was examined for external audit of blood type.
From the results, we execute 4 programs of external audit for 41 laboratories.
The results from 3 replicates were 95%, 90%, 92,68% and 100% with the reliability
were 95,96%, 99,09%, 92,68%, and 96,92%. The results of bloodtype determination
by Rh (D) was 97,37% , 92,31% , 92,31% and 100%.


vii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thiện Thực, học viên cao học chun ngành Cơng Nghệ
Sinh Học, Khoa Kỹ Thuật Hóa Học, Trường Đại Học Bách Khoa Tp. HCM. Tôi xin
cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu Trung Tâm Kiểm Chuẩn Xét Nghiệm do tơi
và nhóm nghiên cứu của Trung Tâm thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần
Hữu Tâm. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.

NGUYỄN THIỆN THỰC


viii
MỤC LỤC


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ.............................................................. II
TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC LỜI CẢM ƠN ...................... II
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... III
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ............................................................... IV
Tiếng Việt:................................................................................................................. iv
Tiếng Anh .................................................................................................................. vi

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ VII
MỤC LỤC ...................................................................................................VIII
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... XIV
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................17
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................19
3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................19
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn và tính mới của đề tài ...........................................19

CHƯƠNG 1.................................................................................................... 21
TỔNG QUAN ................................................................................................ 21
1.1. Hệ nhóm máu ABO ............................................................................................21
1.1.1. Lịch sử phát hiện .............................................................................................21
1.1.2. Đặc điểm hệ nhóm máu ABO .........................................................................22
1.2. Hệ thống nhóm máu Rhesus (RH) .....................................................................24
1.3. Các phương pháp xác định nhóm máu ...............................................................26
1.4. Đảm bảo an tồn truyền máu .............................................................................27
1.4.1. Các sai sót trong phòng xét nghiệm ................................................................28
1.4.2. Quy định trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm.............................................29
1.4.3. Nội kiểm tra định nhóm máu ..........................................................................31


ix

1.4.4. Chương trình ngoại kiểm tra nhóm máu .........................................................31

CHƯƠNG 2.................................................................................................... 33
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 33
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................33
2.2. Vật Liệu ..............................................................................................................33
2.2.1. Thiết bị ............................................................................................................33
2.2.2. Dụng cụ ...........................................................................................................33
2.2.3. Nguyên liệu .....................................................................................................34
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................35
2.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

................................................................................35

2.3.2. Thu nhận hồng cầu và huyết thanh từ máu toàn phần ....................................36
2.3.3. Xác định nhóm máu ABO và Rh ....................................................................36
2.3.4. Phương pháp bán định lượng kháng thể .........................................................40
2.3.5. Phương pháp kiểm tra độ tiêu huyết của hồng cầu .........................................41
2.3.6. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra .......................................................................42
2.3.7. Kiểm tra độ đồng nhất .....................................................................................42
2.3.8. Kiểm tra độ ổn định.........................................................................................43
2.3.9. Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ xác thực .................................................................44
2.3.10. Phương pháp thống kê...................................................................................44

CHƯƠNG 3.................................................................................................... 45
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................................................................... 45
3.1.

Số lượng mẫu sản xuất theo quy trình ............................................................45


3.1.1.

Yêu cầu đối với bộ mẫu cho một lần thực hiện ngoại kiểm tra định nhóm

máu

.....................................................................................................................45


x
3.1.2. Mẫu nhóm máu ABO-D (Rh) .........................................................................45
3.2.

Độ đồng nhất của mẫu hồng cầu sau khi phân phối mẫu ...............................46

3.3.

Độ đồng nhất của mẫu huyết thanh sau khi phân phối ...................................49

3.4.

Độ ổn định của mẫu hồng cầu sau thời gian bảo quản ...................................50

3.4.1. Độ ổn định của mẫu hồng cầu nhóm máu O sau thời gian bảo quản..............51
3.4.2. Độ ổn định của mẫu hồng cầu nhóm máu A sau thời gian bảo quản..............51
3.4.3. Độ ổn định của mẫu hồng cầu nhóm máu B sau thời gian bảo quản ..............52
3.4.4. Độ ổn định của mẫu hồng cầu nhóm máu AB sau thời gian bảo quản ...........53
3.4.5. Độ ổn định của mẫu huyết thanh sau thời gian bảo quản ...............................54
3.5.


Kết quả xác định nhóm máu qua thời gian bảo quản ......................................57

3.6.

Quy trình sản xuất mẫu ...................................................................................59

3.6.1.

Giai đoạn 1: Tách thành phần máu ..............................................................60

3.6.2.

Giai đoạn 2: Tinh sạch, đồng nhất mẫu .......................................................60

3.6.3.

Giai đoạn 3: Phân phối mẫu ........................................................................60

3.6.4. Giai đoạn 4: Đóng gói, gửi mẫu ......................................................................61
3.7.

Kết quả triển khai chương trình ngoại kiểm tra định nhóm máu trên qui mơ

pilot .........................................................................................................................61
3.7.1.

Kết quả định nhóm máu hệ ABO ................................................................62

3.7.2.


Định nhóm máu hệ Rh(D) ...........................................................................65

CHƯƠNG 4.................................................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 67
4.1.

Kết luận ...........................................................................................................67

4.1.1.

Số lượng mẫu sản xuất theo quy trình .........................................................67

4.1.2.

Độ đồng nhất và độ ổn định của mẫu ..........................................................67


xi
4.1.3. Kết quả nhóm máu ..........................................................................................67
4.1.3.

Quy trình sản xuất mẫu ................................................................................67

4.1.4.

Kết quả triển khai chương trình ngoại kiểm trên qui mô pilot ....................67

4.2.

Đề nghị ............................................................................................................68


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
TIẾNG VIỆT .............................................................................................................69
TIẾNG ANH .............................................................................................................69

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 72


xii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Tên đầy đủ tiếng Anh

Viết tắt

Dịch nghĩa tiếng Việt

1

Rh

Rhesus

Rh

2

Anti-A


Anti-A

Kháng A

3

Anti-B

Anti-B

Kháng B

4

Anti AB

Anti AB

Kháng AB

5

Anti-D

Anti-D

Kháng D

6


Antibody

Antibody

Kháng thể

7

Antigen

Antigen

Kháng nguyên

8

AABB

American Association of Blood

Hiệp hội ngân hàng máu

Banks

Mỹ
Hệ số biến thiên

9

CV


Coefficient of variation

10

CPDA-1

Citrate phosphate dextrose-adenine 1

11

HBsAg

Hepatitis B Virus surface antigen

Kháng nguyên bề mặt
Virus viêm gan B

12

HBV

Hepatitis B Virus

Virus viêm gan B

13

HCV


Hepatitis C Virus

Virus viêm gan C

14

HIV

Human immunodeficiency virus

Virus gây suy giảm miễn
dịch ở người

15

HTLV

Human T lymphotropic virus

Siêu virus tấn cơng tế bào
lympho T

16

IgG

Immunoglobulin G

IgG


17

IgM

Immunoglobulin M

IgM

18

KTBT

19

PBS

20

Phịng xét

Kháng thể bất thường
Phosphate buffered saline

Đệm muối photphat
Phòng xét nghiệm

nghiệm
21

SD


Standard deviation

Độ lệch chuẩn

22

RBC

Red blood cell

Tế bào hồng cầu

23

(+)

Positive

Dương tính


xiii
24

(-)

Negative

Âm tính



xiv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sự có mặt của kháng nguyên – kháng thể trong nhóm máu theo hệ thống
ABO ..........................................................................................................................23
Bảng 2. 1 Định nhóm máu ABO thường quy ...........................................................38
Bảng 3. 1 Số lượng mẫu nhóm máu ABO được sản xuất .........................................46
Bảng 3. 2 Tỉ lệ tiêu huyết của hồng cầu nhóm máu O sau khi sản xuất ..................47
Bảng 3. 3 Tỉ lệ tiêu huyết của hồng cầu nhóm máu B sau khi sản xuất ...................47
Bảng 3. 4 Tỉ lệ tiêu huyết của hồng cầu nhóm máu AB sau khi sản xuất ................48
Bảng 3. 5 Tỉ lệ tiêu huyết của hồng cầu nhóm máu A sau khi sản xuất ...................48
Bảng 3. 6 Giá trị thống kê độ đồng nhất của mẫu hồng cầu sau sản xuất ................49
Bảng 3. 7 Kiểm tra độ đồng nhất của mẫu huyết thanh sau khi phân phối bằng
phương pháp bán định lượng kháng thể ....................................................................50
Bảng 3. 8: Khảo sát độ ổn định của mẫu huyết thanh dựa vào nồng độ pha loãng của
phương pháp bán định lượng kháng thể ....................................................................55
Bảng 3. 9 Kết quả xác định nhóm máu qua thời gian bảo quản ...............................58
Bảng 3. 10 Các phương pháp được phòng xét nghiệm thực hiện .............................62
Bảng 3. 11 Kết quả ấn định nhóm máu hệ ABO tương ứng từng mẫu được phân
phối đến phòng xét nghiệm tham gia ........................................................................62
Bảng 3. 12 Kết quả ấn định nhóm máu hệ Rh (D) tương ứng từng mẫu được phân
phối đến phòng xét nghiệm tham gia ........................................................................65
Bảng 3.13 Kết quả thực hiện nội dung định nhóm máu hệ Rh (D)………………65


xv

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Yếu tố Rh ở mẹ và thai nhi .......................................................................26

Hình 1. 2 Sơ đồ đảm bảo chất lượng xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189 ..........28
Hình 1. 3 Mẫu nội kiểm tra định nhóm máu của các cơng ty thương mại ................31
Hình 2. 1 Kết quả định nhóm máu ABO bằng gel-card ............................................39
Hình 3. 1 Hình bộ mẫu ngoại kiểm Định nhóm máu ................................................45
Hình 3. 2 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ tiêu huyết của mẫu hồng cầu nhóm máu O qua thời
gian bảo quản ............................................................................................................51
Hình 3. 3 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ tiêu huyết của mẫu hồng cầu nhóm máu A qua thời
gian bảo quản ............................................................................................................52
Hình 3. 4 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ tiêu huyết của mẫu hồng cầu nhóm máu B qua thời
gian bảo quản ............................................................................................................53
Hình 3. 5 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ tiêu huyết của mẫu hồng cầu nhóm máu AB qua
thời gian bảo quản .....................................................................................................54
Hình 3. 6 Biểu đồ biểu diễn độ ổn định của mẫu huyết thanh nhóm máu O bằng
nồng độ pha lỗng của phương pháp bán định lượng kháng thể ..............................56
Hình 3. 7 Biểu đồ biểu diễn độ ổn định của mẫu huyết thanh nhóm máu A bằng
nồng độ pha loãng của phương pháp bán định lượng kháng thể ..............................56
Hình 3. 8 Biểu đồ biểu diễn độ ổn định của mẫu huyết thanh nhóm máu B bằng
nồng độ pha loãng của phương pháp bán định lượng kháng thể ..............................57
Hình 3. 9 Sơ đồ sản xuất mẫu ngoại kiểm Định nhóm máu .....................................59
Hình 3. 10 Biểu đồ biểu diễn kết quả định nhóm máu hệ ABO theo thang đánh giá ...63
Hình 3. 11 Biểu đồ biểu diễn kết quả định nhóm máu hệ ABO theo độ nhạy, độ đặc
hiệu, độ xác thực .......................................................................................................64
Bảng 3. 12 Kết quả thực hiện nội dung định nhóm máu hệ Rh (D) .........................65


xvi
Hình 3. 13 Biểu đồ biểu diễn kết quả nội dung định nhóm máu hệ Rh(D) qua các
đợt ..............................................................................................................................66



17
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi sử dụng máu trong điều trị, các bệnh viện phải tiến hành các xét nghiệm
xác định nhóm máu ABO và yếu tố RhD nhằm đảm bảo an toàn trong truyền máu.
Sử dụng máu và các chế phẩm từ máu rất quan trọng vì nếu có sai sót, khơng phù
hợp nhóm máu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, người ta đã phát
hiện được khoảng trên 20 hệ nhóm máu với trên 200 kháng nguyên khác nhau. Các
hệ nhóm máu đó là: Hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ Kidd, hệ Lutheran, hệ MNSs, hệ
Lewis, … Trong các hệ nhóm máu trên thì có hai hệ thống nhóm máu đóng vai trị
rất quan trọng trong thực hành truyền máu là hệ nhóm máu ABO và RhD. Xét
nghiệm xác định hệ nhóm máu ABO và RhD là tiêu chuẩn bắt buộc trong phòng xét
nghiệm đã được quy định tại Việt Nam.
Ngoại kiểm tra được sử dụng như là một phương pháp kiểm sốt và hướng các
phịng xét nghiệm nâng cao chất lượng. Trong lĩnh vực truyền máu huyết học, nó
cịn là cơng cụ để cho phịng xét nghiệm nâng cao kỹ thuật xét nghiệm để kết quả
tin cậy. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy sai lầm có thể diễn ra khi khơng hịa hợp
nhóm máu ABO và RhD khi truyền máu [19]. Do đó, chương trình ngoại kiểm tra
nhóm máu đã được thực hiện rất sớm ở Anh vào năm 1979 [19] và các nước lân cận
Việt Nam như Đài Loan, Thái Lan cũng đã thực hiện vào năm 1998 và 2002 [21],
[22]. Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm Tp.HCM được sự hỗ trợ của WHO đã
triển khai chương trình ngoại kiểm tra định nhóm máu với chu kỳ đầu tiên vào năm
2013. Để có thể triển khai tốt chương trình ngoại kiểm tra, ngồi việc tính tốn xử
lý thống kê thì khơng thể thiếu bộ mẫu sử dụng trong ngoại kiểm. Bộ mẫu ngoại
kiểm đòi hỏi đảm bảo tính đồng nhất và tính ổn định trong suốt thời gian triển khai
chương trình.
Tại Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 27/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y
học giai đoạn giai đoạn 2016-2025, trong đó xác định mục tiêu là nâng cao chất
lượng xét nghiệm y học để đảm bảo kết quả chính xác kịp thời, chuẩn hóa, làm cơ

sở liên thơng, cơng nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế thực hiện xét


18
nghiệm. Ngồi ra, tại thơng báo số 99/TB-VPCP của Văn phịng Chính phủ ngày
26/3/2015, Thủ tướng kết luận một trong những nhiệm vụ trọng tâm sắp tới của
ngành y tế là nâng cao chất lượng xét nghiệm, tiến đến liên thông kết quả. Muốn đạt
được điều này, cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
Vấn đề đảm bảo và kiểm tra chất lượng xét nghiệm y khoa là một trong những vấn
đề cần phải thực hiện, được Bộ Y tế, Sở Y tế quy định thành những yêu cầu bắt
buộc đối với các phòng xét nghiệm, trong những vấn đề về đảm bảo chất lượng xét
nghiệm thì ngoại kiểm tra chất lượng là cơng cụ đánh giá quan trọng bên cạnh nội
kiểm tra và đã được quy định, hướng dẫn chi tiết trong thông tư 01/2013/TT-BYT
do Bộ Y tế ban hành.
Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM là cơ quan được giao chức năng
thực hiện triển khai ngoại kiểm tra chất lượng để giúp các phòng xét nghiệm y khoa
nâng cao chất lượng và tiến đến đạt các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Trung tâm
lần đầu tiên đã triển khai chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm định
nhóm máu cho các phòng xét nghiệm y khoa từ năm 2013, qua ghi nhận đã có
những tác động tích cực đến kết quả xét nghiệm định nhóm máu thực hiện trên bệnh
nhân. Tuy nhiên, trong q trình chuẩn bị mẫu cịn một số vấn đề chưa giải quyết
được như: sự đồng nhất của mẫu, thời gian bảo quản, điều kiện bảo quản, vì vậy cần
tiến hành nghiên cứu sản xuất mẫu định nhóm máu để làm rõ các luận cứ khoa học
trước khi sản xuất hàng loạt và áp dụng trong đánh giá chất lượng xét nghiệm định
nhóm máu tại các phịng xét nghiệm theo thường quy hoặc kiểm tra đột xuất.
- Xét nghiệm định nhóm máu là một trong các lĩnh vực xét nghiệm quan trọng
trong xét nghiệm y khoa, kết quả xét nghiệm định nhóm máu là căn cứ để
quyết định truyền máu phù hợp cho bệnh nhân, tránh xảy ra các sai sót trong
hoạt động truyền máu, vì vậy địi hỏi kết quả xét nghiệm định nhóm máu tại
các phịng xét nghiệm phải tin cậy. Một trong những công cụ để đánh giá độ

tin cậy của xét nghiệm là ngoại kiểm tra chất lượng, cần phải có các mẫu
kiểm chuẩn.
Do đó, việc nghiên cứu sản xuất các mẫu ngoại kiểm tra phục vụ cho công tác
kiểm tra chất lượng xét nghiệm định nhóm máu là vơ cùng cấp thiết để đảm bảo


19
chất truyền máu tại các cở sở y tế. Vì vậy, việc “Nghiên cứu sản xuất mẫu ngoại
kiểm sử dụng trong chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm định nhóm
máu” là:
Kiểm tra năng lực và giúp nâng cao chất lượng, khả năng xét nghiệm của
phòng xét nghiệm.
Nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm, giúp kết quả xét nghiệm định nhóm
máu tin cậy.
Tin tưởng và thừa nhận kết quả lẫn nhau giữa các phòng xét nghiệm, giúp tiết
kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.
Cung cấp dữ liệu tham mưu cho cơ quan quản lý trong việc xây dựng các tiêu
chuẩn, quy chuẩn chất lượng xét nghiệm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chế tạo mẫu cho chương trình ngoại kiểm tra xét nghiệm định nhóm máu.
Đánh giá và xác định được điều kiện bảo quản để đảm bảo cho tính đồng nhất
và tính ổn định của mẫu ở quy mơ phòng xét nghiệm.
3. Nội dung nghiên cứu
Xác định số lượng mẫu sản xuất theo quy trình.
Xác định độ đồng nhất, độ ổn định của mẫu hồng cầu, mẫu huyết thanh.
Xác định nhóm máu qua thời gian bảo quản.
Xây dựng quy trình tổng qt sản xuất mẫu định nhóm máu.
Triển khai chương trình ngoại kiểm tra định nhóm máu cho các phòng xét
nghiệm của các cở sở y tế ở quy mô pilot.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn và tính mới của đề tài

Quy trình và cơng nghệ sản xuất mẫu ngoại kiểm được các công ty cung cấp
mẫu ngoại kiểm trên thế giới bảo mật rất chặt chẽ vì đây là vấn đề thương mại của
các cơng ty, tại Việt Nam chưa có bất kỳ hướng dẫn hoặc quy trình nào về sản xuất
và tiêu chuẩn mẫu ngoại kiểm sử dụng trong đánh giá độ thành thạo của phịng xét
nghiệm. Do đó, việc nghiên cứu sản xuất mẫu ngoại kiểm sử dụng trong chương
trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm định nhóm máu có tính mới và ý nghĩa
về khoa học và thực tiễn như sau:


20
Tạo ra quy trình kỹ thuật chế tạo mẫu định nhóm máu phục vụ cơng tác kiểm tra
chất lượng xét nghiệm định nhóm máu, cùng với tiêu chuẩn kiểm nghiệm, giám
sát tồn bộ các cơng đoạn của việc chế tạo mẫu, đảm bảo độ đồng nhất và độ ổn
định của mẫu.
Mẫu định nhóm máu lần đầu tiên có quy mơ nghiên cứu sản xuất có hệ thống ở
Việt Nam, giúp chủ động các mục tiêu và kế hoạch triển khai kiểm tra chất lượng
xét nghiệm định nhóm máu, là cơ sở ứng dụng thực tiễn cho việc sản xuất mẫu ở
quy mơ lớn, có tính ổn định và đồng nhất cao phù hợp với mục đích sử dụng trong
chương trình ngoại kiểm tra và nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm định nhóm
máu, và cũng là yếu tố chính để đánh giá khả năng cũng như kỹ thuật xét nghiệm
định nhóm máu của các PXN.
Thơng qua cơng tác kiểm tra chất lượng, kết quả xét nghiệm định nhóm máu ngày
càng tin cậy, nâng cao chất lượng, tạo sự thống nhất trong xét nghiệm, hướng đến
sự tin tưởng và thừa nhận, liên thông kết quả lẫn nhau giữa các bệnh viện, phịng
xét nghiệm ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.


21
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Hệ nhóm máu ABO
1.1.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1900, nhà bác học Karl Landstainer và cộng sự đã làm thực nghiệm trộn
các mẫu máu của các cá thể với nhau và quan sát hiện tượng ngưng kết, Ông nhận
thấy có những mẫu ngưng kết, có những mẫu khơng ngưng kết. Qua phân tích hiện
tượng ngưng kết giữa hồng cầu của người này với huyết thanh của người kia và
ngược lại, ông đã phát hiện ra hệ thống nhóm máu đầu tiên ở người. Đó là hệ nhóm
máu ABO với 3 nhóm máu là: Nhóm A, nhóm B, nhóm O [20], [24]. Năm 1902,
Decastello và Sturli đã lặp lại thí nghiệm của Landstainer và phát hiện thêm nhóm
máu AB [17].
Hệ nhóm máu ABO có bốn nhóm chính là nhóm A, nhóm B, nhóm AB và
nhóm O. Bốn nhóm máu này được nhận biết dựa vào sự có mặt hoặc khơng có mặt
của kháng ngun A, B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc khơng có mặt của
kháng thể kháng A, kháng thể kháng B trong huyết thanh. Kháng nguyên của hệ
nhóm máu ABO thường xuất hiện sớm vào khoảng tuần thứ năm sau khi thụ thai.
Kháng thể kháng A và kháng thể kháng B thường là kháng thể tự nhiên có bản chất
là IgM, xuất hiện sau khi sinh, tăng dần hiệu giá và đạt cực đại vào 5-10 tuổi, không
qua được hàng rào nhau thai. Kháng thể kháng A và kháng B cũng có thể là kháng
thể miễn dịch, có bản chất là IgG, được hình thành qua một quá trình đáp ứng miễn
dịch do tiếp xúc với kháng nguyên của hệ ABO gặp trong trường hợp bất đồng
nhóm máu giữa mẹ và con, truyền máu khơng hồ hợp hệ ABO, các kháng thể này
có thể lọt qua hàng rào nhau thai, có khả năng kết hợp với bổ thể và gây tán huyết
trong lịng mạch [6], [7], [17], [24].
Ngồi bốn nhóm máu chính đã được trình bày ở trên, năm 1911 Von Dungerm
và Hirszfeld đã phát hiện nhóm máu A gồm có hai loại khác nhau là nhóm A1 và
A2. Nhóm máu A2 thường gặp hơn ở người Châu Âu (20%), trong số những người
có nhóm máu A2 thì có khoảng 1-8 % là có kháng thể tự nhiên chống lại hồng cầu


22

A1 và khoảng 35% người có nhóm A2B có kháng thể tự nhiên chống lại hồng cầu
A1 [9].
1.1.2. Đặc điểm hệ nhóm máu ABO
Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể trong
huyết tương kháng nhóm máu B. Các phụ nhóm máu A là : A1, A2, A3, Ax, đặc biệt
quan trọng trong truyền máu là nhóm máu A1 và A2 và quan trọng trong định nhóm
máu là từ nhóm máu A3, Ax…
Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể trong
huyết tương kháng nhóm máu A. Ngồi ra cịn có phụ nhóm máu là: B3, Bx, Bm… ít
quan trọng trong truyền máu nhưng quan trọng trong định nhóm máu.
Nhóm máu AB: có cả hai kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt
hồng cầu; khơng có kháng thể trong huyết tương kháng nhóm máu A và B. Các phụ
nhóm AB là A1B, A2B…
Nhóm máu O: khơng có kháng ngun A, kháng ngun B trên bề mặt hồng
cầu; có cả hai kháng thể kháng nhóm máu A và B.


23

Bảng 1.1: Sự có mặt của kháng nguyên – kháng thể trong nhóm máu theo hệ
thống ABO
Nhóm

Kháng nguyên

máu

(màng hồng cầu)

Gen


Kháng thể
(huyết thanh)

Có thể nhận Có thể cho
máu từ

máu đến

A, O

A, AB

B, O

B, AB

A, B, AB, O

AB

Kháng thể kháng B
Kháng nguyên A
A

AA, AO

Kháng thể kháng A
Kháng nguyên B


B

BB, BO

Kháng nguyên A
Không có kháng thể

Kháng nguyên B
AB

A, B

kháng A và kháng
B

Có cả kháng thể
kháng A và kháng

Khơng có kháng
O

ngun A, B

OO

B

O

O, A, B,

AB


24
1.2. Hệ thống nhóm máu Rhesus (RH)
Vào năm 1939, Philip Levine và Rufus Stetson công bố một trường hợp kháng
thể tìm thấy trong huyết thanh của người phụ nữ mang thai có hiện tượng tan máu
của thai nhi và trẻ sơ sinh sau khi truyền máu từ người chồng. Vào năm 1940,
Landsteiner và Wiener phát hiện rằng khi tiêm hồng cầu của khỉ Rhesus macaque
vào thỏ thì tạo miễn dịch và hai ông đã thu được kháng thể này từ thỏ. Kháng thể
này tạo sự ngưng kết với khoảng 85% hồng cầu người. Họ gọi yếu tố tương ứng này
là Rhesus (Rh). Trong cùng năm Levine và Katzin tìm thấy kháng thể tương tự
trong huyết thanh của một số phụ nữ mới sinh, và ít nhất một trong số chúng tạo
phản ứng như trường hợp tìm thấy huyết thanh kháng-Rhesus ở động vật. Cũng
trong năm 1940, Wiener và Peters quan sát thấy kháng thể có các đặc trưng như trên
trong hồng cầu của người thiếu yếu tố quyết định Rh nhưng có kết quả truyền máu
hịa hợp trong q khứ. Các bằng chứng này đã cho thấy kháng nguyên phát hiện
bởi kháng-Rhesus động vật và kháng-D chưa được định danh. Lúc này hệ nhóm
máu Rh được cơng nhận và gọi tên là Rh. Không lâu sau kháng-D được khám phá;
nghiên cứu trong họ này cho thấy kháng nguyên D được xác định về mặt di truyền.
Hồng cầu của người bị ngưng kết gọi là Rh (+), không bị ngưng kết gọi là Rh (-)
[20], [25].
Trong hệ thống nhóm máu Rh có 50 kháng ngun có đặc tính khác nhau.
Nhưng có 5 kháng nguyên cơ bản là: D, C, c, E, e và có các kháng thể chống lại các
kháng nguyên cơ bản trên. Trong đó quan trọng nhất là kháng nguyên D, E, e là
những kháng nguyên quan trọng trong bệnh lý thiếu máu tán huyết trẻ sơ sinh và
trong tai biến truyền máu vì nó có khả năng tạo miễn dịch mạnh trong thai nhi và
trong truyền máu không thuận hợp Rh.



×