Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NHỮNG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ TỪ CUỐI NĂM 1920 ĐẾN ĐẦU NĂM 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.23 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI 1:
NHỮNG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA
HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ TỪ CUỐI NĂM 1920 ĐẾN
ĐẦU NĂM 1930

Nhóm: 3
Mã LHP: 2102HCMI0111
GVHD: Ngô Thị Minh Nguyệt

Hà Nội, 4/2021


ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHĨM 3
ST
T

Họ và tên

Nội dung cơng
việc

Ý thức tham gia
thảo luận

21



Nguyễn Tiến Du

Powerpoint, phần I
đề tài 1

Hoàn thành tốt

22

Nguyễn Đức Dũng Phần II đề tài 1,
phần III đề tài 2

Hoàn thành khá tốt

23

Tạ Xuân Dũng

Phần III đề tài 1,
phần II đề tài 2

Hoàn thành tốt

24

Bùi Thị Duyên

Phần II đề tài 1,
thuyết trình


Hồn thành tốt

25

Lê Thị Hà

Phần II đề tài 1, mở
đầu kết luận đề tài
2

Hoàn thành tốt

Phần III đề tài 1,
phần II đề tài 2

Hoàn thành tốt

Thư ký, Phần I đề
tài 1, thuyết trình

Hồn thành tốt

Phần III đề tài 1,
phần I đề tài 2

Hồn thành tốt

Nhóm trưởng, Phần
I đề tài 1, phần I

đề tài 2, tổng hợp
Word

Hoàn thành tốt

Mở đầu, kết luận
đề tài 1, phần III đề
tài 2

Hoàn thành tốt

26

Nguyễn Thị Ngân


27

Nguyễn Việt Hà

28

Trịnh Thị Hà

29

Vũ Thị Thu Hà

30


Vũ Thị Hải


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3 LẦN 1
Địa điểm tại: Messenger Facebook
Thời gian bắt đầu: 10 giờ sáng ngày 18 tháng 3 năm 2021
Thành viên nhóm gồm có:
STT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
21
Nguyễn Tiến Du
Thành viên
22
Nguyễn Đức Dũng
Thành viên
23
Tạ Xuân Dũng
Thành viên
24
Bùi Thị Duyên
Thành viên
25
Lê Thị Hạ
Thành viên
26

Nguyễn Thị Ngân Hà
Thành viên
27
Nguyễn Việt Hà
Thư kí
28
Trịnh Thị Hà
Thành viên
29
Vũ Thị Thu Hà
Nhóm trưởng
30
Vũ Thị Hải
Thành viên
Số thành viên tham dự: 10/10
Nội dung buổi họp:
- Thống nhất dàn bài và phân chia công việc những hoạt động thực tiễn và lý luận Hồ
Chí Minh trong thời kỳ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930.
- Công việc cụ thể:
A. Phần mở đầu (Hải)
B. Phần nội dung
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Phần I: Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1950 đến đầu năm
1930 (Thu Hà, Việt Hà, Du)
Phần II: Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm
1930 (Duyên, Đức Dũng, Lê Hà)
Phần III: lý do hình thành những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
Việt Nam hình thành trong giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930 (Trịnh Hà, Ngân Hà,
Xuân Dũng)
C. Phần kết luận (Hải)

Kết thúc vào 11 giờ ngày 18 tháng 3 năm 2021
Kết luận: Các thành viên đều đóng góp ý kiến nhiệt tình.
Nhóm trưởng

Thư kí





Vũ Thị Thu Hà

Nguyễn Việt Hà


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3 LẦN 2
Địa điểm tại: Messenger Facebook
Thời gian bắt đầu: 21 giờ tối ngày 31 tháng 3 năm 2021
Thành viên nhóm gồm có:
STT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
21
Nguyễn Tiến Du
Thành viên
22

Nguyễn Đức Dũng
Thành viên
23
Tạ Xuân Dũng
Thành viên
24
Bùi Thị Duyên
Thành viên
25
Lê Thị Hạ
Thành viên
26
Nguyễn Thị Ngân Hà
Thành viên
27
Nguyễn Việt Hà
Thư kí
28
Trịnh Thị Hà
Thành viên
29
Vũ Thị Thu Hà
Nhóm trưởng
30
Vũ Thị Hải
Thành viên
Số thành viên tham dự: 10/10
Nội dung buổi họp:
- Thống nhất dàn bài và phân chia công việc đề tài 2: “Sinh viên trường Đại học
Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện

nay”.
- Các thành viên nộp bài cho nhóm trưởng thu thập lại và tiến hành giao tiếp nhiệm vụ
đề tài 2. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Power point: Du
+ Thuyết trình: Duyên, Việt Hà
+ Phần mở đầu, Phần kết thúc (Lê Hà)
+ Phần I Nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức (Trịnh Hà, Thu Hà)
+ Phần II Thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Thương mại (Ngân Hà, Xuân
Dũng)
+ Phần III Giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên Đại học Thương mại trong
giai đoạn hiện nay (Đức Dũng, Vũ Hải)
Kết thúc vào 22 giờ ngày 31 tháng 3 năm 2021
Kết luận: Mọi người đều tham gia tích cực
Nhóm trưởng

Thư kí





Vũ Thị Thu Hà

Nguyễn Việt Hà


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................2
Phần I: Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến

đầu năm 1930..................................................................................2
1.1. Thời kì ở Pháp.........................................................................2
1.2. Thời kì ở Liên Xơ lần thứ nhất................................................3
1.4. Thời kì ở Trung Quốc (1924-1927)..........................................4
1.5. Những năm 1928, 1929.........................................................5
1.6. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam......................................6
Phần II: Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến
đầu năm 1930..................................................................................6
Phần III: Lý do hình thành những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng Việt Nam hình thành trong giai đoạn từ 1920 đến 1930
.......................................................................................................11
C. PHẦN KẾT LUẬN............................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................18


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là một nhà ái quốc chân chính,
nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt
Nam. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của
các dân tộc vì hịa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Năm
1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO) đã tơn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".
Những hiểu biết về Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh
nói riêng đã được đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước
nghiên cứu. Trong q trình nghiên cứu ấy, các nhà lý luận một mặt
làm rõ về khái niệm, các nội dung, ý nghĩa cụ thể của Tư tưởng Hồ
Chí Minh, khơng những thế cịn chia sự hình thành và phát triển của

Tư tưởng Hồ Chí Minh thành những giai đoạn khác nhau. Phân rõ các
giai đoạn như vậy để ta hiểu sâu sắc vè những mốc giấu ấn phát
triển quan trọng, để hiểu được nội dung tư tưởng quan trọng của Hồ
Chủ tịch qua từng thời kỳ. Sự phân chia đó được phân chia một cách
liên tục,khơng bị đứt đoạn có mối liên hệ với nhau, mỗi mốc lịch sử
đều là một quá trình phát triển, nhất quán, để loại bỏ những quan
điểm khơng phù hợp, có những luận điểm của Người sẽ được hình
thành nên và phát triển. Vì vậy, tiêu chí cơ bản để phân kỳ là dựa
vào nội dung chuyển biến về mặt tư tưởng của Hồ Chí Minh trong
từng thời kỳ cụ thể chứ không phải dựa vào các mốc thời gian hoạt
động của Người.
Đặc biệt trong giai đoạn từ 1920 đến 1930 giữ một vai trò, ý
nghĩa quan trọng với 10 năm hoạt động sơi nổi nhất, quyết liệt nhất
của Hồ Chí Minh. Bởi nội dung chính của Tư tưởng Hồ Chí Minh “là
một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam” thì có thể thấy được giai đoạn này
1


chính là giai đoạn hình thành những tư tưởng cơ bản đó. Để hiểu
được nó nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu những hoạt
động thực tiễn và lí luận Hồ Chí Minh trong thời kì từ cuối năm 1920
đến đầu năm 1930” để làm rõ những mốc sự kiện chính, quan trọng
trong quãng thời gian hoạt động 1920 – 1930 của Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh, qua đó có thể chỉ ra những hoạt động cũng như lí luận
của Người xuất hiện trong thời kỳ này, thấy được những thay đổi,
phát triển trong những tư tưởng ấy so với những thời kỳ trước.

2



B. PHẦN NỘI DUNG
Phần I: Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm
1930
1.1. Thời kì ở Pháp
Từ đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đảng Xã hội Pháp.
Mùa thu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của
Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo (Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng
sản Pháp). Đây là một sự kiện có tác động lớn đến khuynh hướng cứu
nước của Người về sau.
Từ ngày 25 đến 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại
hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua (Tours)
với tư cách là đại biểu Đông Dương.
Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tham gia đại hội đại biểu
của một chính đảng Pháp và là người bản xứ duy nhất trong số đại
biểu các thuộc địa có mặt trong đại hội.
Ngày 26 tháng 12 năm 1920, tại phiên họp đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc
đã phát biểu ý kiến. Trong lời phát biểu, Nguyễn Ái Quốc đã lên án
chủ nghĩa đế quốc Pháp, trong suốt nửa thế kỷ qua, nhân dân Đông
Dương không những bị áp bức và bóc lột mà cịn bị hành hạ và đầu
độc một cách thê thảm. Bằng những sự thật, Nguyễn Ái Quốc tố cáo
tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương và cho rằng
“Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ
người bản xứ bị áp bức”, rằng “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã
hội trong tất cả các nước thuộc địa...đánh giá đúng tầm quan trọng
của thuộc địa…”.
22 giờ ngày 29 tháng 12 năm 1920, Đại hội Tua tiến hành bỏ phiếu
quyết định việc Đảng ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III.
Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III (Quốc tế

Cộng sản).

3


Ngày 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc cùng những người chủ
trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của
Quốc tế Cộng sản. Từ phút ấy, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng
sản. Là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng
thời Nguyễn Ái Quốc cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc
Việt Nam.
Hành động bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế III là sự kiện đánh dấu bước
nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường
yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra
cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam một giai đoạn phát
triển mới: “Giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong
trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường
mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa
Mác – Lênin”.
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước của các thuộc
địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa.
Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng thuộc địa ra
báo Le Paria (Người cùng khổ) bí mật chuyển về các thuộc địa qua đó
truyền bá chủ nghĩa Mác. Người cũng là trưởng Tiểu ban Đông Dương
của Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1923, với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái
Quốc ra tranh cử vào Hạ viện Pháp, nhưng thất bại.
Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp, Hồ Chí Minh trang trải
cuộc sống bằng cách làm việc nửa ngày. Thoạt đầu, Người làm thuê
tại một tiệm rửa ảnh và được Phan Văn Trường nhượng quyền cho

th lại một căn phịng. Sau đó, Người đi vẽ khoán cho một xưởng vẽ
truyền thần và thuê một phòng tại căn nhà số 9 ngõ Compoint, Quận
17, Paris. Người theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi
là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp.
1.2. Thời kì ở Liên Xơ lần thứ nhất
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường
Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội lần thứ 5
4


Quốc tế Cộng sản, ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ
trách Cục Phương Nam.
Ngày 23-6-1924, phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội 5, Nguyễn Ái
Quốc nói: “Tơi đến đây khơng ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một
sự thật là: thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng
sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương của các thuộc địa cịn
có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tơi thấy rằng hình như các
đồng chí chưa hồn tồn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của
giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản
ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp
bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tơi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được,
gợi ra những vấn đề và nếu cần, tơi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn
đề thuộc địa”.
Ngày 1-7-1924, Nguyễn Ái Quốc khẳng định tầm quan trọng và vị trí
của cách mạng thuộc địa: “Cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi
thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ
nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch”.
Phiên họp thứ 25, ngày 3-7-1924, Nguyễn Ái Quốc phát biểu về vấn
đề ruộng đất và nông dân ở các thuộc địa của Pháp. Nói về sự thất
bại của nông dân bản xứ

Từ ngày 7 đến ngày 22-7-1924, Hồ Chí Minh tham dự Đại Hội V Quốc
tế Cộng sản. Sau đó, Người cịn lần lượt tham dự Đại hội Quốc tế
Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ.
Việc được tham dự các Hội nghị Quốc tế lớn, học tập lý luận trong
trường học cũng như quan sát thực tiễn cách mạng Liên Xô có ảnh
hưởng rất lớn đến việc định hình quan điểm cách mạng của Hồ Chí
Minh.
1.4. Thời kì ở Trung Quốc (1924-1927)
Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng
Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của
5


chính phủ Liên Xơ bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Được sự
ủy nhiệm của Quốc tế Nông dân, Người tham gia chỉ đạo phong trào
cách mạng và phong trào nông dân ở Trung Quốc và một số nước
châu Á. Thời gian này, Người cũng gặp mặt một số nhà cách mạng
lão thành người Việt đang sống và hoạt động lưu vong trên đất Trung
Quốc, trong đó có Phan Bội Châu.
Năm 1925, Hồ Chí Minh (lúc này mang tên Vương) lựa chọn một số
phần tử tích cực của Tâm tâm xã, huấn luyện thêm và trên cơ sở đó,
lập ra Cộng sản đoàn, rồi tiếp tục dựa trên Cộng sản đoàn mà thành
lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (hay cịn gọi là Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên) vào tháng 6. Hội này phái người về
nước vận động và đưa thanh niên sang Quảng Châu đào tạo. Cho tới
1927, hội mở được 3 khoá gần 10 lớp huấn luyện, đào tạo 75 hội
viên, mỗi khóa chỉ kéo dài 2-3 tháng. Nguyễn Ái Quốc đứng lớp, Hồ
Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn phụ giảng. Những bài giảng của Người
được tập hợp thành cuốn “Đường kách mệnh” (1927). Việc làm quan
trọng nhất của hội trong thời gian này là cử được người đi học tại Đại

học Phương Đơng (Liên Xơ) và trường Qn chính Hồng Phố của
Quốc dân Đảng Trung Quốc. Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh
cũng từng làm việc hoặc học tập ở trường Hoàng Phố. Trần Phú, Lê
Hồng Phong, Bùi Cơng Trừng, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng, Nguyễn
Sơn,… là những người được đưa đi đào tạo tại một trong hai trung
tâm trên. Phần lớn người khác, như Nguyễn Lương Bằng, sau đó về
nước hoạt động. Chương trình học tập gồm:
 Học "nhân loại tiến hóa sử", nhưng chủ yếu học thời kì tư bản
chủ nghĩa cho tới đế quốc chủ nghĩa; sau đó học lịch sử vận
động giải phóng của Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, lịch sử mất
nước của Việt Nam.
 Chủ nghĩa Mác-Lenin, học có phê phán chủ nghĩa Tam dân và
chủ nghĩa Gandhi.

6


 Phần sau là về tổ chức: lịch sử và tổ chức ba Quốc tế Cộng sản,
các tổ chức phụ nữ, thanh niên quốc tế, quốc tế cứu tế đỏ, quốc
tế nông dân.
 Phần cuối là về vận động quần và tổ chức quần chúng, bài tập
là các buổi thực tập. Sau mỗi tuần có "báo cáo học vấn" tại các
tiểu tổ, học viên tự kiểm tra, phê bình và tự phê bình lẫn nhau.
Cùng năm 1925, ơng tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị
áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tơn
Dật Tiên, làm hội trưởng và ơng làm bí thư.
Tháng 5 năm 1927, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đặt những
người cộng sản ra ngồi vịng pháp luật, Người rời Quảng Châu đi
Hồng Kông, rồi sang Moskva. Tháng 11 năm 1927, Hồ Chí Minh được
cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn

chống chiến tranh đế quốc từ ngày 9 tháng 12 đến ngày 12 tháng 12
năm 1927 tại Bruxelles, Bỉ. Sau đó, Người cũng qua Ý.
1.5. Những năm 1928, 1929
Mùa thu 1928, Hồ Chí Minh từ châu Âu đến Thái Lan, với bí danh
Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều, đồng thời
móc nối một số thanh thiếu niên Việt Nam sang Thái Lan hoạt động.
Hồ Chí Minh chủ trương tuyên truyền cho kiều bào và tổ chức họ vào
những hội thân ái, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa cho họ, xin
chính phủ Thái cho mở trường dành cho Việt kiều, Hồ Chí Minh đi
(chủ yếu là đi bộ) và vận động hầu khắp các vùng có kiều bào ở Thái
Lan.
1.6. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (Đông Dương cộng sản Đảng, An
Nam cộng sản Đảng, Đơng Dương cộng sản liên đồn) từ năm 1929 đến đầu năm 1930
là sản phẩm tất yếu của phong trào công nhân và phong trào yêu nước dâng cao, là sản
phẩm tất yếu của sự chuyển biến về ý thức hệ ở Việt Nam. Những người cách mạng
Việt Nam trong nước đã nhận thấy tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
7


khơng cịn đáp ứng được ưu cầu của tình hình mới, cần phải có Đảng cộng sản thay
thế. Ba tổ chức cộng sản này có cùng mục tiêu, lý tưởng hoạt động, tuy nhiên lại hoạt
động một cách độc lập, riêng rẽ, thậm chí cịn tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong
quần chúng. Trước tình hình thực tiễn đó, với tư cách là đại biểu của Quốc tế Cộng
sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở
Việt Nam vào ngày 03/02/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội
nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam không phải là một
sự kiện ngẫu nhiên, mà được chuẩn bị kĩ về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, với
mục tiêu lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con

người tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đều khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận
của cách mạng thế giới người yêu cầu phải đoàn kết cùng vô sản thế
giới và vô sản Pháp sự kết hợp sức mạnh dân tộc sức mạnh thời đại
theo tiêu chuẩn .
Phần II: Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930
Hồ Chí Minh nhận thức được nguyên nhân thất bại của các phong
trào đấu tranh, sớm ý thức và mong muốn đi tìm con đường cứu
nước mới. Con đường đó là gì, ở thời điểm trước 1911 Người chưa
hình dung một cách rõ nét nhưng nó phải khác với những con đường
mà dân tộc đã trải qua, để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đi tới
thắng lợi. Đây là nhận thức ban đầu nhưng rất quan trọng đối với Hồ
Chí Minh trong việc tìm đường cứu nước. Sau đó, đến giai đoạn này,
Bác đã hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
thơng qua việc phát hành những bài báo hay tác phẩm quan trọng.
“Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (1921) là một bài tiểu
luận ngắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mơ tả cuộc gặp gỡ đầu tiên của
ơng với những phân tích của Lênin về câu hỏi thuộc địa và sự chấp
nhận cuối cùng của ông đối với chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng
cộng sản. Xuyên suốt bài tiểu luận, Hồ Chí Minh mơ tả những kinh
nghiệm của mình trong Đảng Cộng sản Pháp và chi tiết về sự chấp
8


nhận cá nhân của ông đối với chủ nghĩa Mác-Lênin. Bài tiểu luận
đáng chú ý trên khắp Việt Nam và trong giới Chủ nghĩa Mác vì sự
chứng thực của chủ nghĩa Lênin và chống chủ nghĩa đế quốc. Tác
phẩm đã nói lên được sự tin tưởng của Người vào Lênin, vào Quốc Tế
thứ ba. Đó là cơ sở cho thấy sự hình thành con đường cách mạng
đúng đắn trong Bác.

Giữa năm 1922, thực dân Pháp đã đưa vua Khải Định sang Pháp
dự đấu xảo thuộc địa, nhằm âm mưu lừa bịp nhân dân Pháp, phục vụ
cho mưu đồ chính trị của mình: tun truyền cho sức mạnh và cơng
khai hóa của chúng đối với dân thuộc địa, kêu gọi đầu tư vào Đông
Dương. Đầu năm 1923, Bác viết tác phẩm “Vi hành” cùng với hàng
loạt tác phẩm như truyện ngắn “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, vở
kịch “Con rồng tre” để vạch trần bộ mặt thật của vua Khải Định với
giọng điệu đầy mỉa mai và chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.
Với dẫn chứng cụ thể, giọng văn đầy sự châm biếm, tác phẩm
Đông Dương (1923- 1924) là bản tố cáo đanh thép tội ác và tâm địa
của thực dân Pháp, những thủ đoạn ghê tởm mà chúng tiến hành ở
xứ Đông Dương và thảm họa mà dân bản xứ đang phải chịu đựng.
Đây là màn dạo đầu trong việc vạch tội Pháp đối với người dân các
nước thuộc địa ở Đơng Dương, qua đó, Bác muốn làm cháy thêm sự
căm thù giặc của người dân các nước, ý chí đấu tranh của họ và
tranh thủ được sự đồng tình của người dân thế giới.
Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” dựa trên cơ sở một số
bài viết của Người trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm
1924. Tác phẩm này được một số đồng chí của Người xuất bản lần
đầu tiên tại Thư quán lao động (Libraire du travail) ở Paris vào năm
1925. “Bản án chế độ thực dân Pháp” gồm 12 chương, nội dung của
tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với
dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt
chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên
những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
9


Trước hết, “Bản án chế độ thực dân Pháp” làm rõ mối quan hệ mật
thiết giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vơ sản ở chính quốc,

khẳng định cách mạng thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời
của cách mạng vô sản thế giới. Luận điểm ấy được diễn đạt rất sinh
động: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vịi bám vào giai
cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản
ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả
hai vịi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vịi cịn lại kia vẫn
tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và
cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”. Khối liên minh của các dân tộc thuộc
địa phương Đông “sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô
sản”.
Người không chỉ nêu rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng
thuộc địa, cách mạng vơ sản ở chính quốc, mà cịn chỉ rõ nhiệm vụ
của giai cấp vơ sản ở chính quốc là phải đồn kết, ủng hộ triệt để
cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân các nước
thuộc địa không phải chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cách
mạng cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” vạch rõ đối tượng cách mạng, lực
lượng cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc;
đặt rõ vấn đề giành độc lập dân tộc phải đi đôi với sự nghiệp thống
nhất Tổ quốc, khẳng định sự nghiệp đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, giải
phóng dân tộc là sự nghiệp của quần chúng nhân dân ở các nước
thuộc địa và phụ thuộc; cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải đi
theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo đường lối
của Quốc tế Cộng sản. Cuối tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc còn giới thiệu
về Trường Đại học phương Đông và thư gửi thanh niên Việt Nam.
Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc thể
hiện tinh thần cách mạng tiến công, tư tưởng cách mạng triệt để. Tác
phẩm đã làm sáng tỏ thêm quan điểm của Lênin về chủ nghĩa đế
quốc, góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân
10



tộc và thuộc địa. Đó là đóng góp quý báu của Nguyễn Ái Quốc vào
quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các thuộc địa của đế
quốc Pháp nói chung và là sự chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho
việc thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam.
Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên, trực tiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ, ra Báo Thanh niên
(1925), tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam. Báo đảm trách nhiệm vụ cơ bản
là tun truyền tơn chỉ và mục đích của Tổng bộ Việt Nam Thanh
niên Cách mạng Đồng chí hội. Báo cũng thơng qua những bài viết để
trình bày có hệ thống một số vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược
và sách lược của cách mạng Việt Nam, về lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin. Báo còn kêu gọi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước ra
sức đoàn kết chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập
dân tộc. Đây là bước chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in thành
tác phẩm Đường Cách mệnh, được xuất bản vào năm 1927.
Tư cách một người kách mệnh
Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hồ mà khơng tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà khơng nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét….
“Trích tác phẩm Đường Kách Mệnh_Hồ Chí Minh_1927”


11


Tác phẩm Đường Kách Mệnh ra đời là sự chuẩn bị mọi mặt về
chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chưc cộng sản Việt Nam
thành ĐCSVN, thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc
dự thảo. Các văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng
đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan
của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh
thần dân tộc. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng
ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân đi tới xã hội cộng
sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi
của Cương lĩnh này.
Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam vạch rõ tính
chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng Việt Nam, trong đó xác
định rõ chủ trương của những người cộng sản là làm "tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Nhiệm vụ của cuộc cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp và
bọn phong kiến”, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; dân
chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thơng giáo dục
theo cơng nơng hố; quốc hữu hố tất cả các xí nghiệp của tư bản đế
quốc; dựng ra chính phủ cơng nơng binh; tổ chức ra quân đội công
nông; thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thi hành luật ngày làm 8 giờ,...
Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ: “Đảng là đội tiên phong của
vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình,

phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải thu
phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày
nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong
kiến”. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nơng
12


để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Cịn đối với bọn phú nơng, trung,
tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh
đổ. Đồng thời Sách lược vắn tắt nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác giai
cấp của Đảng là: khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận,
không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của cơng - nơng mà đi
vào đường lối thoả hiệp. Đảng phải đồng thời tuyên truyền và thực
hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là
vô sản giai cấp Pháp.
Chương trình tóm tắt của Đảng xác định những nhiệm vụ quan
trọng và cấp bách về xây dựng Đảng; đó là nhiệm vụ “tập hợp đa số
quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa
chủ và phong kiến”; lơi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nơng về
phía giai cấp vơ sản; liên kết những dân tộc bị áp bức và quần chúng
vô sản trên thế giới,...
Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu rõ tơn chỉ, mục đích của Đảng là
lãnh đạo quần chúng đấu tranh để “tiễu trừ tư bản đế quốc chủ
nghĩa thực hiện xã hội cộng sản”; quy định thể thức gia nhập Đảng;
hệ thống tổ chức; trách nhiệm của đảng viên; quyền lợi đảng viên;
các cấp đảng chấp hành uỷ viên; kinh phí; kỷ luật của Đảng.
Tuy rằng, nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau
khơng hồn tồn phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ
ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau, song với sự bổ sung của

Luận cương Chính trị được thơng qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được
hoàn thiện hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bản Cương
lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm
vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập,
người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết
tha của đại đa số nhân dân ta là nơng dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết
được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình,
13


cịn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc bị
cơ lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp cơng
nhân khơng ngừng củng cố và tăng cường”_ trích Đảng Cộng sản
Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1930-2012)
Phần III: Lý do hình thành những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
Việt Nam hình thành trong giai đoạn từ 1920 đến 1930
Có thể nói thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930 là thời kỳ đánh dấu sự đổi
mới quan trọng trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thơng qua các hoạt
động thực tiễn và lý luận. Qua các hoạt động thực tiễn và lý luận này, tư tưởng Hồ Chí
Minh từng bước được thay đổi và mở rộng theo hướng hoàn toàn mới, khác với tư
tưởng của các bậc tiền bối trước kia. Những tư tưởng đó bao gồm:
 Thứ nhất, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vơ sản
Trong hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã hoạt động tại nhiều nơi, nhiều nước khác nhau. Trong đó, Trung Quốc là nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động qua nhiều thời kỳ với khoảng thời gian cộng
lại gần 10 năm. Đặc biệt, không thể không nhắc đến thời kỳ Người hoạt động ở Quảng
Châu, Trung Quốc (1924 - 1927). Thời kỳ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
cách mạng Việt Nam. Trong thời ký này, người đã mở lớp đào tạo cán bộ đầu tiên cho

cách mạng Việt Nam. Trước đó, năm 1920 sau khi đọc bản “sơ khảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin và đường cách
mệnh năm 1927, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc: Con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”. Có 3 lý do chính
để Bác hình thành nội dung tư tưởng này.
 Một là, do tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX
Thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
là do chưa có đường lối và phương pháp đúng đắn. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh
thần yêu nước của những người đi trước nhưng không tán thành con đường cứu nước
14


của các vị ấy mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới. Mặc dù, người có ra
nước ngồi để tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản lớn trên thế giới, tuy đã dành thắng
lợi hơn 150 năm nay mà nhân dân lao động vẫn khổ và họ vẫn đang muốn làm cách
mạng lần nữa. Nhận thức rằng cách mạng tư sản chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng
chế độ bóc lột khác tinh vi hơn chứ khơng xóa bỏ được áp bức bóc lột. Vì thế, Người
cho rằng đó là những cách mạng khơng đến nơi, khơng triệt để. Do đó, cứu nước theo
ngọn cờ của giai cấp tư sản không phải là lối thoát cho dân tộc.
 Hai là, niềm tin của Bác được củng cố từ thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga
Theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và
thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng
thật”. Như vậy, con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản là
cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để. Cuộc cách mạng đó khơng chỉ giải
phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
 Ba là, dựa trên luận cương chính trị của V.I.Lênin “Luận cương về những vấn đề
dân tộc và thuộc địa”
Tại thời điểm được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân

tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin, Người đã viết: “Luận cương của Lênin làm cho
tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc
lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đơng
đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta!”. Điều này chứng tỏ Bác có niềm tin mãnh liệt khi đi theo
đường hướng của Lênin nhằm chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài,
gian khổ, vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách để giành được thắng lợi.

 Thứ hai, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản
lãnh đạo
Tư tưởng này của Hồ Chí Minh đã được hình thành sau khi Bác đọc tác phẩm
“Đường cách mệnh” năm 1927. Người khẳng định: Cách mạng “trước hết phải có
Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với
các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Hồ Chí Minh giải thích: “Cách
mạng muốn thắng lợi thì phải có một Đảng lãnh đạo, Đảng phải làm cho quần chúng
15


giác ngộ vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật
phát triển của xã hội, để họ nhận rõ mục đích gì mà đấu tranh, chỉ rõ con đường giải
phóng cho quần chúng...”. Vì theo Người: Cách mạng là sự nghiệp của “cả dân chúng
chứ không phải của một hai người”, nhưng sức mạnh của dân chúng chỉ trở thành vô
địch và “khơng một qn lính, súng ống nào thắng nổi” khi được giác ngộ, được tổ
chức, được lãnh đạo.
Có thể nói, Đảng cách mạng là Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Trong “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã
mở đầu bằng một câu theo ý của Lê nin: “Khơng có lý luận cách mệnh, thì khơng có
cách mệnh vận động... chỉ có lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm
nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”. Người đã chỉ rõ: “ Đảng muốn vững thì phải
có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.

Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ
nam” và Người cho rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê nin”. Tuy
nhiên, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ rằng: lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt” không có
nghĩa là giáo điều theo từng câu từng chữ của Mác, của Lê nin, mà như Hồ Chí Minh
nói, là nắm vững tinh thần chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững lập trường, quan điểm và
phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa
dân tộc và nhân loại, tham khảo kinh nghiệm các nước, vận dụng sáng tạo vào hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam để đưa ra đường lối chính sách đúng đắn cho cách mạng.

 Thứ ba, cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam
và cách mạng thế giới có mối quan hệ mật thiết với nhau
Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết với
nhau. Cách mạng thuộc địa không lệ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà có tính
chủ động, độc lập. Cách mạng thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng
ở chính quốc và giúp cho cách mạng ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hồn
thành. Phải đồn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế, song phải nêu
cao tinh thần tự lực tự cường, không được ỷ lại chờ đợi sự giúp đỡ của quốc tế.
Những cơ sở hình thành tư tưởng đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh:

16


- Tinh thần đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong q
trình hoạt động thực tiễn sơi nổi của Hồ Chí Minh trong phong trào công nhân quốc tế,
cũng là sự kế thừa tinh thần của Quốc tế cộng sản.
- Những năm bôn ba, lăn lộn trong phong trào yêu nước, phong trào công nhân “chính
quốc” và các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã mở rộng quan hệ xã hội và tri thức của
mình. Theo Mác và Angghen, con đường cách mạng vơ sản ở châu Âu là đi từ giải
phóng giai cấp – giải phóng dân tộc – giải phóng xã hội – giải phóng con người. Cịn

theo Hồ Chí Minh, thì ở Việt Nam và các nước thuộc địa do hoàn cảnh lịch sử - chính
trị khác với châu Âu nên phải là: giải phóng dân tộc – giải phóng xã hội – giải phóng
giai cấp – giải phóng con người.
- Quán triệt tư tưởng của V.I.Lenin về mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng vơ sản ở
chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, từ rất sớm Hồ Chí Minh chỉ rõ
mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa cách mạng thuộc địa và cách
mạng vơ sản ở chính quốc – mối quan hệ bình đẳng, khơng lệ thuộc, phụ thuộc vào
nhau. Năm 1924, tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản, Người nói: “Vận mệnh của giai
cấp vơ sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược
thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa”.
- Thuộc địa có một vị trí, vai trị, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là
nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món hời “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc. Tại Đại
hội V Quốc tế Cộng sản, trong Phiên họp thứ Tám, ngày 23-6-1924, Hồ Chí Minh đã
phát biểu để “thức tỉnh… về vấn đề thuộc địa”. Người cho rằng: “nọc độc và sức sống
của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là chính quốc”;
nếu thờ ơ về vấn đề cách mạng ở thuộc địa thì như “đánh chết rắn đằng đi”. Cho
nên, cách mạng ở thuộc địa có vai trị rất lớn trong việc cùng với cách mạng vơ sản ở
chính quốc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc.
- “Vơ sản tồn thế giới liên hiệp lại”, đó là câu đề dẫn cho bản in Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản do Các Mác và Ăngghen soạn thảo năm 1848. Cùng với sự phát triển
của phong trào cách mạng quốc tế, nội hàm của lời kêu gọi ấy được bổ sung: “Vơ sản
và các dân tộc bị áp bức tồn thế giới liên hiệp lại”.
- Trong quá trình soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 cũng
như suốt quãng thời gian lãnh đạo về sau, Hồ Chí Minh đều khẳng định cách mạng
17


Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, và Người yêu cầu phải đoàn kết chắt
chẽ cùng vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp.
- Sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh trở

thành nguồn lực to lớn tạo nên những thắng lợi thần kỳ của quân và dân ta trong kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

 Thứ tư, Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết
toàn dân, liên minh công – nông làm nền tảng. Nông dân nhất thiết phải tự
nguyện đi với giai cấp công nhân và kết thành một khối, chỉ bằng cách đó nơng
dân mới phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.
Ở “Đường cách mệnh”, Người chỉ rõ: Công nông là người chủ cách mệnh “là vì
cơng nơng bị áp bức nặng hơn, là vì cơng nơng là đơng nhất cho nên sức mạnh hơn
hết, là vì cơng nơng là tay khơng chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu
được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”. “Học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ
cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn
cách mệnh của công nông thôi”. Người đã căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước,
thái độ của các giai cấp trong xã hội, đối với cách mạng để vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin phù hợp, không giáo điều, máy móc. Như vậy, lực lượng cách mạng vừa đơng
đảo, mạnh mẽ, vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Để tiến hành một cuộc cách mạng mà khi chính quyền được thành lập là của dân
chúng số nhiều, Hồ Chí Minh đã hướng về một cuộc cách mệnh “đến nơi”, nghĩa là
một cuộc cách mệnh, mà sau đó sẽ lập ra một chính quyền thực sự của dân, khơng áp
bức dân, khơng bóc lột dân. Người đã tìm thấy cuộc cách mệnh đó khi đã đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, đó là Cách mạng Tháng Mười Nga, một cuộc cách mạng triệt để,
đem lại bình đẳng, tự do thực sự cho đông đảo quần chúng nhân dân và kết luận:
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành cơng, và thành công đến
nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự
do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An nam”; đồng
thời cách mạng Nga dạy chúng ta rằng: “Muốn cách mệnh thành cơng thì dân chúng
(cơng nơng) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống
nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”

18



Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách
mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân
cày nghèo; lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lơi kéo tiểu tư sản, trí thức,
trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản
Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng làm cho họ
đứng trung lập, bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Giai cấp lãnh
đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua Đảng Cộng sản.

19


C. PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, trong suốt 10 năm hoạt động sôi nổi của Người, từ năm
1920 đến 1930, cùng với sự phát lớn mạnh của phong trào vô sản
trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân
tộc trong nước,dành lại hồn bình, Hồ chủ tịch trong 10 năm này đã
hoạt động rất tích cực, sơi nổi.Người được sự giúp đỡ nhiệt tình từ
những người bạn, người đồng chí, Người đã nhận thức ra được và
hiểu được sự vận động và phát triển của phong trào cách mạng trong
nước và thế giới, để rồi Người tiếp thu, giác ngộ từ Chủ nghĩa Mác –
Lênin, sáng lập nên Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. Người đã đi từ người dân yêu
nước chân chính đến người cộng sản của dân tộc. Trong q trình đó,
các tư tưởng, nền tảng về cách mạng Việt Nam của Hồ chủ tịch dần
hình thành và phát triển. Những tư tưởng ấy được chính Người vận
dụng học tập và rèn luyện, trong đó có rất nhiều điểm sáng tạo với
Chủ nghĩa Mác Lênin. và sau gần một thế kỷ, những tư tưởng của
vẫn sáng chói và soi đường cho chúng ta bước tiếp. Nhưng sự phát
triển của chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng địi hỏi

chúng ta cần tiếp tục tiếp thu, nghiên cứu làm rõ, bên cạnh đó chúng
ta sẽ tiếp tục phát triển, bổ sung thêm những nội dung tư tưởng mới
để theo kịp với những biến đổi của xã hội hiện nay.

20


×