Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

LUẬN VĂN: Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.04 KB, 97 trang )









LUẬN VĂN:

Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật
ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời
kỳ đổi mới hiện nay






MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI- thế kỷ của nền kinh tế tri thức, một thế kỷ bùng
nổ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy không một dân tộc nào có thể sống trong tình
trạng phong bế về văn hóa. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong khu vực giao thoa giữa các nền
văn minh phương Đông và phương Tây, chịu sự tác động trực tiếp của các quan hệ quốc tế
vừa phong phú, hấp dẫn, vừa gay gắt, phức tạp hiện nay.
Trong quá khứ, Việt Nam bao giờ cũng sẵn sàng đón nhận những giá trị văn hóa từ bốn
phương. Chúng ta từng có khả năng hòa nhập quốc tế nhưng không đánh mất mình. Nhờ ở
tinh thần khoan dung và rộng mở, dân tộc ta đã tạo được một bộ lọc tinh vi, thu hút được
những gì tinh túy của các nền văn hóa khác mà không bị đồng hóa. Ngày nay, khi toàn cầu


hóa đang trở thành một xu thế khách quan, đặc biệt là về kinh tế và công nghệ thì nguy cơ
xói mòn bản sắc dân tộc là rất lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp trẻ, đất rộng, người đông. Ngay
từ buổi sơ khai, Sài Gòn đã là địa bàn chiến lược quan trọng nhất của khu vực phía Nam, và
cũng từ rất sớm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa của cả vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, là cửa ngõ và đầu mối giao lưu quốc tế.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giao lưu văn hóa nghệ thuật ở trong và
ngoài nước. Tuy chỉ mới hơn 300 năm hình thành và phát triển, nhưng Thành phố Hồ Chí
Minh đã có một nền văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng vùng đất
phương Nam. Có được điều này, một mặt nhờ vào bản lĩnh kiên cường, tinh thần phóng
khoáng, năng động, sáng tạo và khoan dung vốn có của con người nơi đây. Mặt khác, đó là
kết qủa tích cực của qúa trình giao lưu, tiếp biến và hội tụ những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ
của các nền văn hóa khác nhau để làm giàu thêm cho mình. Với vị trí địa lý thuận lợi cho
giao lưu quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao nhau của các luồng văn hóa và chịu
ảnh hưởng sớm, sâu sắc văn hóa phương Tây cả về mặt tích cực và lạc hậu nhưng cuối cùng
vẫn không bị hoà tan, biến sắc; trái lại, vẫn giữ được bản sắc, bản lĩnh, làm nên một nền văn
hóa mang đậm nét đặc trưng của văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những năm đổi mới gần đây, do tác động của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của
xu thế toàn cầu hóa, hoạt động văn hóa nghệ thuật ở đây đã có những bước chuyển biến rõ rệt.
Sự xâm nhập ồ ạt của các yếu tố ngoại sinh đã gây nên sự kích thích để văn hóa nghệ thuật của
Thành phố phát triển, tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật đa dạng màu sắc, mới lạ, sôi động
và đầy hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng Thành
phố. Nhưng, sự mở cửa giao lưu, hội nhập không chỉ mang đến những mặt tích cực, thuận
lợi, mà còn gây nên không ít những trở ngại trên bước đường phát triển của nền văn hóa dân
tộc. Đó là, nguy cơ “lai căng”, "sùng ngoại",“ phương Tây hóa”, đánh mất bản sắc dân tộc, coi
thường và làm đứt gẫy truyền thống dân tộc. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát
bội, cải lương, đờn ca tài tử một thời đã được xem là "quốc hồn, quốc tuý", là đặc trưng của
người dân sông nước phương Nam đang ngày càng phai nhạt. Phải làm sao giữ được bản sắc
văn hóa dân tộc lại vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mà không bị lai căng, không bị mất

gốc là vấn đề đặt ra hết sức bức thiết.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: giao lưu văn hóa nghệ thuật là một trong những
hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển văn hóa dân tộc. Trong quá
trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc đẩy mạnh
giao lưu văn hóa nghệ thuật đúng hướng sẽ góp phần to lớn vào việc khẳng định bản sắc và
bản lĩnh dân tộc, đồng thời là cơ hội và điều kiện để chúng ta đổi mới và năng cao tính hiện
đại và tính quốc tế của văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói chung và văn hóa nghệ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Với ý nghĩa đó, tác giả luận văn chọn đề tài: “Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật
ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Qua khảo sát lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn)” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn góp phần làm rõ
những vấn đề đã nêu ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề giao lưu, kế thừa và tiếp biến văn hóa nói chung và văn hóa nghệ thuật nói
riêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
Có thể nêu lên một số chuyên khảo tiêu biểu sau: Giao lưu văn hóa đối với sự phát
triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay của PGS,TS Phạm Duy Đức, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996; Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với

tinh hoa nhân loại của Phạm Minh Hạc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1996; Văn học đổi
mới và giao lưu văn hóa của Phan Cự Đệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Giao lưu
văn hóa người Việt ở Bắc Bộ của tác giả Đỗ Lai Thuý (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ),
1998; 23 năm cuối của 300 năm Văn hóa nghệ thuật Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh của
tác giả Trần Trọng Đăng Đàn, Nxb Văn nghệ, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí
Minh,1998.
Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên các Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Diễn đàn văn
nghệ Việt Nam hay Báo Văn hóa như: Giao lưu văn hóa đối ngoại với việc giữ gìn bản
sắc dân tộc và hội nhập thế giới của tác giả Phạm Xuân Sinh, Báo Văn hóa chủ nhật, số
ra ngày 24-27/12/2004; “Văn hóa nhân loại như một bầu trời đầy sao mà vì sao nào
cũng lấp lánh” của Tiến sĩ Phạm Quang Nghị - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Báo

Văn hóa, số ra ngày 21-23/12/2004; Sẽ có nhiều đoàn nghệ thuật của Việt Nam ra nước
ngoài biểu diễn (Chu Thu Hằng), Báo Văn hóa, số ra ngày 10-12/2/2004; Mỗi quốc gia
cần đưa ra các biện pháp phát triển văn hóa của tác giả Chu Thu Hằng, Báo Văn hóa, số
ra ngày 21-23/9/2004. Về lĩnh vực nghệ thuật có: Sân khấu Việt Nam với sân khấu Đông
Nam Á - một cuộc hội nhập có ý nghĩa tất yếu lịch sử của tác giả Trần Bảng, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật, số 2/1997; Tuồng trong mối quan hệ diễn xuất Đông Nam Á của tác giả
Phan Ngọc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 11/1996; Thị hiếu đại chúng và ca khúc thịnh
hành tại Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Minh Châu, Tạp chí Diễn đàn văn
nghệ Việt Nam, số 3/2003…
Như vậy, vấn đề giao lưu văn hóa nghệ thuật đã được rất nhiều nhà khoa học và
nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một luận văn hay một luận án
khoa học nào nghiên cứu về vấn đề giao lưu văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí
Minh, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Trên cơ sở tiếp nhận những kết quả của
các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả luận văn sẽ cố gắng đi sâu tìm hiểu vấn đề giao lưu
văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh, để từ thực trạng đó tìm ra giải pháp cho
lĩnh vực này.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích: Trên cơ sở nhận diện rõ hơn về lý luận giao lưu văn hóa và thực trạng
giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay,

luận văn đề ra những phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giao lưu
văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn.
- Khảo sát, đánh giá quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu qủa của giao lưu văn hóa
nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phạm vi nghiên cứu: Giao lưu văn hóa là một lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực
khác nhau. Luận văn chỉ hạn định trong giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật, đặc biệt
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Ca-múa-nhạc, Sân khấu (Sân khấu truyền
thống, Sân khấu kịch nói).
Thời gian nghiên cứu: Từ những năm 90 trở lại đây trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa vào các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được thể hiện qua các
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương và đặc biệt là Kết
luận hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX để định hướng tư
tưởng cho việc thực thi đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic và lịch
sử. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học,
phỏng vấn, so sánh để sáng tỏ mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Luận văn góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về thực trạng giao lưu văn hóa
nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề ra
phương hướng, giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật hướng vào
mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với các đặc trưng
dân tộc, hiện đại và nhân văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người làm công việc nghiên cứu văn
hóa. Đồng thời là nguồn tài liệu thiết thực cho Bộ Văn hóa- Thông tin, đặc biệt là Sở văn
hóa-Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh tham khảo, vân dụng vào quá trình thực thi, quản lý
vấn đề giao lưu văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương, 9 tiết.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO LƯU
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

1.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ CẤU CỦA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
1.1.1. Văn hóa nghệ thuật
Khái niệm văn hóa nghệ thuật đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Để làm rõ khái
niệm này, chúng ta buộc phải xác định khái niệm văn hóa và khái niệm nghệ thuật như là
một tiền đề xuất phát.
Về khái niệm văn hóa, cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Mặc dù vậy, các định nghĩa về văn hóa đều thống nhất chung ở một điểm chủ yếu là nhấn
mạnh đến sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của văn hóa. Như vậy, bản chất cốt lõi
và cơ bản của văn hóa là sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của con người qua
trường kỳ lịch sử. Hồ Chí Minh ngay từ năm 1943 đã nêu ra định nghĩa hết sức đúng đắn
là:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn [54, tr.431].

Trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định văn hóa bao gồm những thành quả
của sự sáng tạo cả về phương diện vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng cho sự tồn tại và phát
triển của loài người. Và điều đặc biệt ở đây là Người cho rằng văn hóa không chỉ là sự sáng

tạo mà còn là phương thức sử dụng sự sáng tạo đó. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc
xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta không chỉ chăm lo tạo
ra nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp mà cần phải chú ý tới cả "phương thức sử dụng"cho hợp
tình, hợp lý, mang tính nhân văn cao đẹp nữa.
Cũng trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định nghệ thuật như một bộ phận của văn
hóa góp phần vào đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội loài người.
Gần đây, đứng trước sự tiến công mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, vấn đề giữ gìn, bảo
vệ và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, các quốc gia đang gặp phải những thách
thức to lớn, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và các dân tộc thiểu số. Vì vậy, UNESCO
đã nêu ra định nghĩa về văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh đến nội dung này nhằm thức tỉnh tinh
thần trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc chống xu thế nhất thể hóa văn hóa, hướng
tới tôn trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa độc đáo của các quốc gia, các dân tộc:
Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và
những tín ngưỡng [46, tr.23].
Như vậy, văn hóa bao gồm cả lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thể hiện
năng lực sáng tạo độc đáo, riêng biệt của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong qúa trình vận
động và phát triển của mình. Lĩnh vực nghệ thuật là một phần trọng yếu của văn hóa tinh

thần, phản ánh khát vọng sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật theo quy luật của cái đẹp. Ở
đây cần làm rõ khái niệm nghệ thuật.
Theo nghĩa rộng: nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một loại hoạt
động tinh thần - thực tiễn của con người nhằm sáng tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp
được biểu hiện dưới dạng hình tượng nghệ thuật để đáp ứng những nhu cầu và khát vọng
của con người vươn tới những giá trị Chân- Thiện -Mỹ.
Theo nghĩa hẹp: Loại nghệ thuật thuần nhất (chữ thuần nhất nhằm nói tới sự thống
nhất chặt chẽ và hài hòa giữa phương tiện và mục đích, giữa nội dung và hình thức trong
hoạt động này -chữ dùng của nhà khoa học, TS Lâm Vinh): là hình thức sáng tạo đặc

biệt, được tạo nên bởi người nghệ sĩ có cá tính độc đáo, có tâm hồn giàu cảm xúc, có tài
năng sáng tạo. Nghệ thuật ở đây là tiếng nói tình cảm, tư tưởng của con người gửi đến
con người nhằm tạo nên sự đồng tình, kêu gọi, tác động, định hướng cho con người đi
vào chiêm ngưỡng, chọn lựa những kinh nghiệm sống và kinh nghiệm tình cảm, thông
qua sự biểu hiện cảm tính, sinh động đơn nghĩa và đa nghĩa, tả thực và ước lệ, miêu tả và
biểu hiện, tạo nên bởi tưởng tượng và hư cấu, đó là hình tượng.
Nói tóm lại, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, là hoạt động tinh thần thực tiễn
của con người, nó hướng theo quy luật cái đẹp ở trình độ cao, nhằm phục vụ cho con người
một đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng những nhu cầu khát vọng của con người đạt tới
Chân - Thiện - Mỹ.
Vậy, văn hóa nghệ thuật là gì? Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau
nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở bốn điểm cơ bản sau:
- Văn hóa nghệ thuật là một trong những bộ phận nhạy cảm của văn hóa tinh thần, là
thành tố trọng yếu của văn hóa thẩm mỹ. Văn hóa nghệ thuật vận hành theo những quy luật
chung của văn hóa tinh thần và văn hóa thẩm mỹ, đồng thời nó vận động theo quy luật bên
trong của chính mình.
- Văn hóa nghệ thuật chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị , xã hội, vừa có
tính độc lập tương đối, và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống xã hội.
- Văn hóa nghệ thuật đảm nhiệm một tổ hợp các chức năng xã hội nhất định như: chức
năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí, chức năng dự

báo…Không nên tuyệt đối hóa một chức năng nào đó để dẫn đến phủ nhận các chức năng
khác.
- Văn hóa nghệ thuật hiện nay có các tính chất cơ bản là tính giai cấp, tính dân tộc và
tính nhân loại. Ngoài ra giới nghiên cứu còn bàn tới tính nhân dân và tính quốc tế của nó.
Như vậy, văn hóa nghệ thuật là một bộ phận của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ là
một thành tố của văn hóa tinh thần. Có thể tán thành định nghĩa sau đây:
Văn hóa nghệ thuật là sự phát triển những năng lực nghệ thuật của cá nhân và
cộng đồng (nghệ sĩ, công chúng, giai cấp, dân tộc, nhân loại) thể hiện trong hoạt
động nghệ thuật nhằm sáng tạo, lưu truyền và thụ cảm các giá trị nghệ thuật. Hoạt

động này bao gồm quá trình sáng tạo, sản xuất, lưu giữ, bảo quản, truyền thông, phổ
biến, đánh giá và tiêu dùng các giá trị nghệ thuật cùng các cơ quan, các tổ chức, các
thiết chế bảo đảm cho quá trình hoạt động này [29, tr.8-9].
Với định nghĩa trên, văn hóa nghệ thuật đã được xem xét trên một bình diện tổng quát,
bao gồm cấu trúc, chức năng cũng như cơ chế hoạt động của nó, tạo nên một chỉnh thể hoạt
động trong đời sống thực tiễn xã hội.
Cơ cấu của văn hóa nghệ thuật bao gồm những thành tố chính sau:
- Đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật:
Đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật đóng vai trò quyết định nền văn
hóa nghệ thuật, nếu không có họ thì sẽ không có nền văn hóa nghệ thuật. Họ là những người
sáng tạo, vừa là những người biểu diễn tác phẩm nghệ thuật - nghĩa là đưa tác phẩm nghệ
thuật đến với công chúng, giúp công chúng tìm ra cái hay, cái đẹp, cái cao cả và cả những
cái xấu, cái bi, cái hài trong nghệ thuật và trong cuộc sống.
- Tác phẩm nghệ thuật:
Tác phẩm nghệ thuật là bức thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm cho xã hội, thông
qua đó có thể hiểu được bộ mặt của xã hội. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là một tác
phẩm phải phản ánh cuộc sống, mang tính chân thật, thể hiện quan niệm sống, chứa đựng
tâm hồn dân tộc, bản sắc dân tộc. Tác phẩm nghệ thuật đó phải đạt đến chủ nghĩa nhân văn,
nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm nghệ thuật không phải là hình ảnh thụ động về thế giới mà là
một tấm gương kỳ diệu, biết gạn đục, khơi trong mọi diễn biến của cuộc sống. Những chất

liệu cao nhất của cuộc sống được lọc qua tâm hồn người nghệ sĩ, kết tinh trong tác phẩm.
Người nghệ sĩ với tư cách là chủ thể thẩm mỹ đã chuyển đối tượng thẩm mỹ vào trong tác phẩm
của mình và từ đó biến tác phẩm thành đối tượng thẩm mỹ cao hơn, tập trung hơn trước công
chúng nghệ thuật.
Như vậy, nói đến tác phẩm nghệ thuật là nói đến đối tượng thẩm mỹ và nói đến các giá
trị sáng tạo của nghệ sĩ. Đó là hai yếu tố cấu thành tác phẩm nghệ thuật.
- Công chúng nghệ thuật và sự hưởng thụ nghệ thuật.
Công chúng là những người đánh giá và thưởng thức nghệ thuật. Trong quá trình sáng
tác nghệ thuật thì người nghệ sĩ bao giờ cũng phải lắng nghe công chúng. Tác phẩm nghệ

thuật là con đẻ của người nghệ sĩ, nhưng sinh mệnh sống của nó lại phụ thuộc vào khả năng
nhận thức, đánh giá và sáng tạo của công chúng, nói gọn hơn là phụ thuộc vào trình độ thẩm
mỹ của công chúng.
Công chúng nghệ thuât đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa nghệ
thuật. Bởi không có công chúng nghĩa là tác phẩm nghệ thuật sinh ra sẽ không có đối tượng
thưởng thức, tiêu dùng. Và như vậy, tác phẩm nghệ thuật sẽ không thể tồn tại, lưu truyền.
- Các cơ quan sản xuất, bảo quản, nhân bản, phổ biến tác phẩm (cơ chế hoạt động của
văn hóa nghệ thuật).
Chúng ta đều biết, một tác phẩm nghệ thuật ra đời nếu không có cơ quan sản xuất, bảo
quản, nhân bản và phổ biến với công chúng thì tác phẩm đó sẽ không thể đến được với công
chúng. Các hệ thống nhà bảo tàng, nhà hát, cung văn hóa, rạp chiếu phim, các cơ quan xuất
bản, các cơ quan truyền thông đại chúng như đài truyền thanh, truyền hình, báo chí…là
những yếu tố tạo nên nền văn hóa nghệ thuật. Nó đóng vai trò tích cực trong hoạt động của
văn hóa nghệ thuật.
- Các cơ quan quản lý lãnh đạo bảo đảm cho sự hình thành và phát triển các yếu tố kể
trên.
Đây là một thành tố hết sức cần thiết. Bản chất của văn hóa nghệ thuật có tính chất lan tỏa
rất nhanh, lại là một lĩnh vực rộng lớn và hết sức phức tạp. Chính vì thế vai trò của cơ quan
quản lý lãnh đạo trong lĩnh vực này là rất quan trọng.

Ngoài những thành tố kể trên, khi nói đến cơ cấu của văn hóa nghệ thuật không thể
không nói đến đội ngũ nghiên cứu lý luận và phê bình nghệ thuật cùng các tổ chức của họ
với nhiệm vụ hướng dẫn sự phát triển sáng tạo nghệ thuật, hình thành dư luận xã hội, góp
phần giáo dục và phát triển thị hiếu thẩm mỹ ở công chúng.
1.1.2. Văn hóa nghệ thuật biểu diễn
Xét ở góc độ khái quát nhất, nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, nghệ thuật
phản ảnh hiện thực bằng hình tượng sinh động cụ thể, gợi cảm nhằm thỏa mãn những nhu
cầu hiểu biết, khám phá và sáng tạo của con người. Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng tạo
nên một sức mạnh to lớn. Sức mạnh đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau: nghệ thuật
ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn…

Nghệ thuật ngôn từ dùng ngôn ngữ để diễn đạt tình cảm, tư tưởng, tâm hồn của con
người theo qui luật của cái đẹp. Nghệ thuật tạo hình chủ yếu sử dụng hình khối đường nét và
các gam màu để thể hiện vật thể dưới dạng tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, hội họa,
đồ thủ công mỹ nghệ. Nghệ thuật biểu diễn là lĩnh vực nghệ thuật được diễn xuất bằng hành
động, bằng cử chỉ của người nghệ sĩ.
Ở phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề giao lưu văn hóa nghệ thuật
qua khảo sát nghệ thuật biểu diễn. Vậy nghệ thuật biểu diễn là gì và vai trò của nó ra sao
trong đời sống văn hóa hiện nay? Nếu đặt nghệ thuật biểu diễn trên bình diện của đời sống
văn hóa nghệ thuật thì nghệ thuật biểu diễn là một yếu tố, một bộ phận quan trọng của đời
sống văn hóa nghệ thuật, là hoạt động của người nghệ sĩ biểu diễn, gắn với tác phẩm nghệ
thuật, gắn với khán giả và cộng đồng chính trị, lãnh đạo và quản lý trên lĩnh vực này.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, trên thế giới đã nảy sinh hai quan niệm khác nhau
về nghệ thuật biểu diễn. Một bên là Coquelin (1841-1909), diễn viên nổi tiếng Pháp trong
cuốn Nghệ thuật diễn viên đã viết “Người diễn viên phải làm chủ được mình. Ngay cả trong
những lúc mà khán giả bị kích động bởi hành động của mình, tin rằng mình đang cuống quít
nhất thì mình phải trông thấy mình làm, tự đánh giá và chế ngự được mình, tóm lại, không
được rung động dù cái bóng của những cảm xúc đó một cách chân thực và mạnh mẽ nhất”
[66, tr.18]. Ông cho rằng người diễn viên trên sân khấu có hai cái tôi, “cái tôi diễn viên”
nghệ sĩ, và “cái tôi nhân vật”. Ông nói phải giữ cho “cái tôi diễn viên” nghệ sĩ phần hồn,
sự hiểu biết…và hãy chỉ cho “cái tôi nhân vật” phần thể xác.


Ngược lại Sepkin (1788-1863), diễn viên lỗi lạc Nga thì cho rằng, trong khi sáng tạo
hình tượng, diễn viên “phải bắt đầu từ chỗ tiêu diệt bản thân mình, cá tính mình, toàn bộ
những đặc điểm của mình mà phải biến thành nhân vật mà tác giả miêu tả” [19, tr.7].
Từ hai quan niệm về nghệ thuật biểu diễn như vậy, hình thành hai chủ trương nghệ
thuật mà người ta thường gọi là trường phái biểu hiện và trường phái thể nghiệm. Phái biểu
hiện đặc biệt chú trọng khai thác nội tâm nhân vật lúc đầu để tìm ra cách biểu hiện bên
ngoài cho chân xác, sau khi tìm hiểu được rồi thì đến khi diễn xuất, họ chỉ diễn cái bề ngoài,
tâm trí họ không xúc động nữa. Phái này rất chú ý trau dồi hình thể, nghiên cứu động tác

ngoại hình. Phái thể nghiệm trái lại, chỉ lo xúc động nội tâm, coi nhẹ động tác bên ngoài, coi
nhẹ hình thể trong sáng tạo. Hai phái này đã cố dùng lý luận và thực tiễn sáng tạo để chinh
phục đối phương, và bởi muốn dành phần toàn thắng nên cũng có lúc họ đi đến chỗ cực
đoan.
Nói tóm lại, nghệ thuật biểu diễn là hình thức nghệ thuật mang tính tổng hợp, tính tổng
thể rất cao, là sự sáng tạo lần thứ hai trên cơ sở gắn với thân thể, năng lực cảm thụ, trình
diễn của người nghệ sĩ. Khác với một số thành tố khác trong đời sống văn hóa nghệ thuật,
nghệ thuật biểu diễn được thể hiện thông qua hệ thống các phương tiện (sân khấu, âm thanh,
ánh sáng, trang phục, đạo cụ…) tập trung ở nhà hát, sân khấu, rạp xiếc, múa rối, nhà chiếu
phim, vũ trường…
Nghệ thuật biểu diễn có vai trò hết sức to lớn trong đời sống văn hóa nói chung và
trong nghệ thuật nói riêng. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, khi đời sống vật chất của con
người ngày càng khá lên, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật vì thế cũng tăng lên gấp bội, đòi
hỏi nhiều những tác phẩm nghệ thuật có giá trị để thỏa mãn đời sống tinh thần. Như trên đã
đề cập, trong cấu trúc của văn hóa nghệ thuật thì đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ
thuật đóng vai trò quyết định nền văn hóa nghệ thuật đó. Họ là những người đưa tác phẩm
nghệ thuật đến với công chúng, giúp công chúng tìm ra cái hay, cái đẹp, cái cao cả trong
cuộc sống. Nói cách khác, nghệ thuật biểu diễn là chiếc cầu nối giữa tác phẩm nghệ thuật
với công chúng, trực tiếp đưa các giá trị nghệ thuật đến với chủ thể thưởng thức nghệ thuật
một cách sinh động, cụ thể, truyền cảm.
Nghệ thuật biểu diễn là một loại hình nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu nghệ thuật
không thể thiếu được trong sinh hoạt văn hóa của con người. Nó góp phần chủ yếu trong

việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ nghệ thuật của con người mà không một hoạt động văn hóa
hay một hình thái ý thức nào có thể thay thế được.
Từ đó, chúng ta có thể thống nhất khái niệm văn hóa nghệ thuật biểu diễn như sau:
Văn hóa nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện năng lực nghệ thuật của con người trong
qúa trình sáng tạo, tổ chức và biểu diễn nghệ thuật nhằm tác động một cách trực tiếp, cảm
tính để tạo ra hiệu qủa thẩm mỹ cao trong công chúng tiếp nhận nghệ thuật này.
Nhìn nhận như vậy, văn hóa nghệ thuật biểu diễn là một hệ thống các hoạt động nhằm

thực hiện sự tác động có mục tiêu của chủ thể là đội ngũ nghệ sĩ tới công chúng thông qua
biểu diễn nghệ thuật để đạt cả lợi ích về vật chất và tinh thần. Các thành tố tạo nên hoạt
động của văn hóa nghệ thuật biểu diễn bao gồm: đội ngũ nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật, nhà
tổ chức, cơ quan lãnh đạo, quản lý và công chúng. Chất lượng hoạt động của văn hóa nghệ
thuật biểu diễn liên quan đến sự phối hợp tổ chức có hiệu qủa các lực lượng này tạo thành
môi trường văn hóa nghệ thuật biểu diễn.
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, ngành thông tin điện
tử đang xâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Vì thế, văn hóa nghệ thuật cũng
trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể ngồi một nơi vẫn có thể tiếp cận
được với các nền văn minh trên thế giới bằng các kênh phát thanh, truyền hình, bằng mạng
Internet và các sản phẩm nghe nhìn khác. Thông tin điện tử đã trở thành một nhu cầu thiết
yếu của đời sống xã hội. Nó đã trở thành một phương thức sinh hoạt tinh thần phong phú
của người dân. Thế nhưng, thông tin điện tử vẫn không thể làm mờ đi vai trò của các nghệ sĩ
trên sân khấu. Nói cách khác, nghệ thuật biểu diễn vẫn tồn tại, vẫn phát triển và ngày càng
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Phải chăng, nghệ thuật biểu diễn
luôn có một hình thức biểu đạt riêng, dễ đi vào lòng người hơn? Đến với nghệ thuật biểu
diễn, công chúng nghệ thuật được thưởng thức trực tiếp những giá trị nghệ thuật một cách
sinh động, cụ thể và truyền cảm bằng tài năng diễn xuất đầy màu sắc cảm tính, trực tiếp của
người nghệ sĩ trên sân khấu.
1.2. GIAO LƯU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
1.2.1. Giao lưu văn hóa

Khái niệm giao lưu văn hóa được dịch từ các thuật ngữ như: Cultural contacts (tiếp
xuc văn hóa), cultural exchanges, cultural change (trao đổi văn hóa), transculturation
(chuyển di văn hóa), interpénetration des civilisations (sự thâm nhập giữa các nền văn
minh) Các thuật ngữ trên được dùng ở những nước khác nhau với những nội hàm ít
nhiều khác nhau nên chúng không có sự chặt chẽ của một thuật ngữ. Riêng thuật ngữ
acculturation là một nội hàm được xác định, hơn nữa nó có ý nghĩa thao tác trong việc
nghiên cứu [82, tr.10].
Thuật ngữ “acculturation” được dịch ở Việt Nam là “hỗn dung văn hóa”, “đan xen văn

hóa”, “thâu hóa văn hóa”, “giao thoa văn hóa”. Cách dịch được nhiều người sử dụng là
“tiếp biến văn hóa”(tiếp thu và biến cải (hoặc biến đổi) văn hóa). Gần đây nhất, nhà nghiên
cứu văn hóa Hữu Ngọc dịch là “tương tác văn hóa”. Các học giả Mỹ: R.Ritdiphin
(R.Redifield), R.Lintơn, M.Heccôvít (M.Herkovits) đã định nghĩa thuật ngữ này như sau:
“Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác
nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của
một hay cả hai nhóm” [76, tr.20].
Như vậy, theo quan niệm của các học giả Mỹ, đã nói đến tiếp biến văn hóa, tương tác
văn hóa là nói đến sự có mặt của ít nhất hai nhóm người có văn hóa khác nhau, là nói đến sự
tiếp xúc văn hóa lâu dài và quan hệ trực tiếp giữa hai bên. Trong đó, văn hóa của nhóm này ảnh
hưởng đến văn hóa của nhóm kia, hoặc có ảnh hưởng qua lại giữa hai nhóm để cùng biến đổi.
Hay nói cách khác, tiếp biến văn hóa là sự thay đổi mô thức văn hóa ban đầu; là quá trình tiếp
thu, biến cải, kế thừa các giá trị văn hóa ảnh hưởng từ bên ngoài kết hợp với bên trong, khai
thác một cách sáng tạo các giá trị ấy theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống hiện tại và chủ động
tạo ra sự thích nghi, hài hòa giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh với vốn văn hóa nội sinh của
dân tộc. Vấn đề này TS.Đỗ Lai Thúy đã đưa ra một số ví dụ để phân tích trong luận án tiến sĩ
của mình như: người Việt để răng trắng (thay đổi một quan niệm thẩm mỹ, thay đổi một quan hệ
giữa con người với tự nhiên); hoặc: khi tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Pháp đã xảy ra hiện tượng
sao phỏng các hình thức ngữ pháp tiếng Pháp để có đủ khả năng diễn đạt một cách khúc chiết
theo tư duy lô gic. Vì thế, cú pháp tiếng Việt ngày nay gần với cú pháp tiếng Pháp. Tuy nhiên,
không phải tiếp xúc văn hóa nào cũng dẫn đến tiếp biến văn hóa, vì cũng có hiện tượng chối từ
văn hóa, nhưng chắc chắn rằng, có tiếp biến văn hóa là có tiếp xúc văn hóa.

Lâu nay, người ta thường dùng nhiều khái niệm giao lưu, hội nhập văn hóa. Vậy, khái niệm
giao lưu văn hóa có khác với những khái niệm trên không?
Giao lưu là sự liên hệ với nhau bằng sự tiếp xúc và sự trao đổi qua lại giữa những hoạt
động mà hai hay nhiều bên đều thấy cần thiết và có lợi cho mình. Giao lưu cũng có nghĩa
chia sẻ cho nhau hiểu biết và thông tin. “Liên hệ biện chứng giữa cho và nhận”- đó là giao
lưu. “Cho”tức là đưa ra, giới thiệu ra những giá trị của mình cho nước khác và “nhận” là
tiếp thu vào những giá trị từ ngoài có lợi cho ta, trong hoàn cảnh và điều kiện của ta. Nói

chung, giao lưu là “cho”và “nhận”- những cái cho - nhận hết sức phong phú, linh hoạt,
thường xuyên đổi mới và cũng tuân thủ theo những điều kiện nhất định. Nó tuỳ thuộc vào ta
có gì và cần gì; tuỳ thuộc vào các nước có gì, tình hữu nghị giữa các nước đó với nhau ra
sao. Do đó, giao lưu phải dựa trên những điều kiện và nguyên tắc nhất định.
Vậy giao lưu văn hóa là gì? Giao lưu văn hóa là khái niệm nói về một hiện tượng phổ
biến mang tính quy luật thường xuyên chi phối quá trình vận động, phát triển trong mọi nền
văn hóa dân tộc trên thế giới. Nó là hệ quả của sự tiếp xúc (contact) và là nguyên nhân, điều
kiện cho sự hội nhập (intégra-tion) của các nền văn hóa khác nhau khi có dịp gặp gỡ nhau
trong những điều kiện, hoàn cảnh nào đó.
Giao lưu văn hóa chính là quá trình trao đổi chất giữa các nền văn hóa với nhau. Mỗi
nền văn hóa dân tộc sẽ bị suy thoái nếu không có quá trình trao đổi chất này. Mà quá trình
này chính là sự tác động biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh của nền văn
hóa dân tộc (Cặp khái niệm này thường xuyên được nhắc đến, phân tích khi nghiên cứu vấn
đề giao lưu, hội nhập; nhất là giao lưu, hội nhập văn hóa). Yếu tố nội sinh là những yếu tố
vốn có, nội thuộc của một nền văn hóa, còn những yếu tố ngoại sinh là những yếu tố có
nguồn gốc từ nền văn hóa khác nhau giao lưu đã nhập vào nền văn hóa chủ thể. Trong hai
loại yếu tố này, thì yếu tố nội sinh thường có vai trò quan trọng hơn. Bởi yếu tố nội sinh là
chủ thể, yếu tố nội sinh làm nên thực chất của một nền văn hóa, còn yếu tố ngoại sinh chỉ là
một khách thể, bổ sung và làm cho nền văn hóa đó phong phú hơn, đa dạng hơn. Yếu tố nội
sinh còn quy định sự tiếp nhận yếu tố ngoại sinh nào và cách tiếp nhận nó. Tuy vậy, không
phải lúc nào và ở đâu yếu tố nội sinh cũng đóng vai trò chủ đạo. Trong xã hội hiện đại, xu
thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì yếu tố ngoại sinh cũng đóng
vai trò không kém phần quan trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu sự vận động và phát triển nền

văn hóa dân tộc không thể coi nhẹ cả hai yếu tố kể trên. Bàn về vấn đề này, GS Vũ Khiêu
trong cuốn: “Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay” đã nhấn mạnh:
Chỉ dựa vào nhân tố nội sinh và đóng cửa không tiếp nhận gì từ bên ngoài,
thì một con người dù lành mạnh, một dân tộc dù có truyền thống lâu đời cũng sẽ
dần dần suy yếu đi và không còn sinh khí nữa. Ngược lại, chỉ chú ý đến nhân tố
ngoại sinh không chuẩn bị đầy đủ những điều kiện nội sinh thì nhân tố ngoại sinh

dù hay đến đâu cũng sẽ bị bật ra ngoài. Đó là điểm rất quan trọng trong quan hệ
bên trong và bên ngoài [47, tr.175-176].
Như vậy, rõ ràng yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh có vai trò khác nhau trong giao
lưu văn hóa. Nhận thức một cách đầy đủ và khách quan về vai trò của các yếu tố này trong
giao lưu văn hóa là cơ sở để điều chỉnh mối quan hệ này nhằm thúc đẩy văn hóa dân tộc
phát triển.
Cái nội sinh trong sự vận động và phát triển của văn hóa nghệ thuật là cái tự phát sinh do
các nhân tố bên trong của văn hóa nghệ thuật dân tộc. Ngược lại, cái ngoại sinh là cái được
sinh ra do tác động từ bên ngoài vào trong mỗi nền văn hóa nghệ thuật dân tộc. Mọi sự biến đổi
của một nền văn hóa dân tộc đều do sự tác động qua lại giữa cái nội sinh và cái ngoại sinh. Nói
cách khác, yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh là nguyên nhân của sự phát triển cái mới, động
lực của mọi sự vận động và phát triển của nền văn hóa nghệ thuật dân tộc.
Cái nội sinh là cái tự bên trong sinh ra, lúc đầu nó còn là của cá nhân, dần dần nó
được cộng đồng thừa nhận và đến một lúc nào đó trở thành tài sản chung của cả dân tộc.
Cái ngoại sinh chính là cái từ bên ngoài sinh ra, cái ngoại nhập. Cái ngoại nhập này không
đứng im, mà phát sinh ảnh hưởng của nó, tác động qua lại với cái nội sinh tạo nên sự thay
đổi của văn hóa nghệ thuật. Nếu như cái nội sinh lúc đầu là của cá nhân, sau đó được cộng
đồng thừa nhận và thuộc về dân tộc thì cái ngoại sinh lại mang tính phổ quát của toàn nhân
loại, có ý nghĩa quốc tế. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố ngoại sinh mang tính cục bộ, hạn
hẹp, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của nhân loại, của quốc tế. Một yếu tố ngoại sinh
khi gia nhập vào nội bộ một nền văn hóa nào đó, tức trở thành một yếu tố nội sinh thì nó vừa
là nó, đồng thời cũng không còn là nó nữa. Ví dụ: Đạo Phật Việt Nam vẫn là đạo Phật
nhưng lại mang tính chất Việt Nam. Khi vào Việt Nam, đạo Phật được chuyển hoá cho phù
hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Sự chuyển hoá, tiếp biến

đó các nhà khoa học gọi là “độ khúc xạ”. Thuật ngữ này đã được sử dụng rất nhiều, nhất là
trong khi nghiên cứu giao lưu văn hóa. Sự khúc xạ này chính là sự “đụng độ”của các nền
văn hóa, làm bộc lộ tính chất cơ bản của mỗi nền văn hóa, đặc biệt là nền văn hóa chủ thể.
Nó bộc lộ cho người ta biết nền văn hóa chủ thể ấy hướng nội hay hướng ngoại, bảo thủ hay
khai phóng, nghĩa là tiếp thụ những yếu tố ngoại lai ở mức độ nào.

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ; cùng với sự bùng nổ thông tin và sự liên kết chặt chẽ quan hệ mậu dịch,
giao lưu quốc tế trở thành một nhu cầu khách quan, một động lực của sự phát triển. Không
một dân tộc nào, không một quốc gia nào phát triển được nếu tự khép kín, biệt lập với thế
giới bên ngoài. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều cố vươn mình lên để hội nhập với xu thế
chung, để khẳng định tính ưu việt của mình. Dĩ nhiên, trong quá trình giao lưu hội nhập
không chỉ có sự tham gia của kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật, mà văn hóa nghệ thuật
cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.
Cái nội sinh của văn hóa nghệ thuật thể hiện ở toàn bộ các thành tố tạo nên nội lực,
tạo nên bộ gien di truyền bên trong của văn hóa nghệ thuật. Các thành tố đó bao gồm: đội
ngũ văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật, công chúng nghệ thuật, môi trường chính trị xã hội
Các thành tố này đều quan trọng, góp phần tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật dân tộc -
nền văn hóa nghệ thuật có bản sắc riêng.
Còn cái ngoại sinh của văn hóa nghệ thuật dân tộc thể hiện ở toàn bộ sự tác động trực
tiếp hay gián tiếp của các thành tố văn hóa nghệ thuật từ bên ngoài nhập vào, gây ra sự tiếp
biến trong quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các dân tộc khác nhau. Đó chính là
các hệ tư tưởng, các trào lưu và các trường phái nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật và các
tác phẩm nghệ thuật, các phương pháp sáng tạo và các phương pháp nghiên cứu nghệ thuật,
các chất liệu nghệ thuật và kĩ thuật sáng tạo, các cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, các tổ
chức, thiết chế và cơ chế hoạt động của văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là các khuynh hướng
thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ… Những cái này tác động vào cái nội sinh vừa mang tính tất
nhiên, vừa mang tính ngẫu nhiên, luôn luôn vận động và biến đổi, tuỳ thuộc vào các quan hệ
kinh tế, chính trị, văn hóa ở từng quốc gia và từng thời kỳ nhất định. Các yếu tố ngoại sinh
vừa bao hàm các bộ phận tích cực làm động lực thúc đẩy cho quá trình đổi mới văn hóa

nghệ thuật dân tộc, vừa bao hàm các bộ phận tiêu cực, cản trở, kìm hãm sự phát triển của
văn hóa nghệ thuật dân tộc.
Trong văn hóa cũng có những yếu tố mà về nguyên tắc, không thể du nhập và truyền
bá được. Sự có mặt của một hiện tượng văn hóa ngoại lai, trong nhiều trường hợp, không
thể gọi là sự du nhập về văn hóa. Trong văn hóa, sự trao đổi, giao lưu, trong một chừng mực

nào đó, là để cho bản sắc dân tộc của văn hóa chứng tỏ được mình và thể hiện rõ giá trị đặc
biệt độc đáo của mình. Quá trình bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, sáng tạo nên những giá trị mới và tiếp thu tinh hoa từ bên ngoài vào, quá trình tìm
hiểu, sáng tạo, khám phá, lựa chọn chính xác cái hay, cái đẹp, tạo nên những giá trị mới cho
văn hóa dân tộc là một quá trình đầy khó khăn. Nó đòi hỏi phải được chọn lựa kỹ càng,
nhưng lại phải có những quyết định dứt khoát, kịp thời. Rõ ràng, bản sắc dân tộc là cái
“chứng chỉ”, là cái để phân biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác. Nhưng điều đó
không đồng nghĩa với việc “bế quan toả cảng”khư khư giữ chặt lấy những gì đã có, coi đó
là một hệ thống hoàn thiện, khép kín, mà ngược lại, cần phải có sự “giao thoa”để tiếp nhận
tinh hoa của các nền văn hóa khác, làm cho nó trở nên phong phú và nhất là cần làm cho nó
trở thành của mình. Đó chính là thành công của việc giao lưu và hội nhập văn hóa.
Giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các dân tộc đòi hỏi cả tiếng nói riêng và tiếng nói
chung của mỗi nền văn hóa nghệ thuật dân tộc. Điều đó được thể hiện ở cách cảm, cách
nghĩ, cách thể hiện hình tượng độc đáo riêng biệt của các cá nhân nghệ sĩ của mỗi nước. Và
chính nhờ sự độc đáo, đa dạng, phong phú, nhiều vẻ đó mà nền văn hóa nghệ thuật của các
dân tộc trên thế giới được làm giàu hơn lên. Cái nội sinh của nền văn hóa nghệ thuật dân
tộc lúc này chuyển hoá thành cái ngoại sinh đối với các nền văn hóa nghệ thuật khác và tạo
ra những ảnh hưởng lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào giá trị mà nó đạt được.
Quá trình vận động và phát triển của mối quan hệ giữa cái nội sinh và cái ngoại sinh
trong giao lưu văn hóa nghệ thuật diễn ra theo trình tự tiếp xúc, trao truyền, xung đột, lựa
chọn, tiếp nhận và đổi mới (tạo ra cái mới). Muốn quá trình giao lưu diễn ra có kết quả tốt
thì không thể không tuân theo trình tự này. Bởi nếu bỏ sót hoặc đốt cháy một trong những
giai đoạn trên thì có thể sẽ dẫn đến sai lầm. GS Hoàng Trinh đã đúng khi nói rằng: “… để
cho việc đổi mới văn hóa được thường xuyên thì việc thực hiện giao lưu văn hóa phải tiến
hành có hệ thống nhằm tránh mọi sự bảo thủ, lai căng… Việc giao lưu văn hóa phải trên cơ

sở của sự phát triển nền văn hóa dân tộc theo hướng phong phú và lành mạnh. Do sự phát
triển bên trong mà quy định sự tiếp thu bên ngoài chứ không thể ngược lại”.
Như vậy, bảo đảm mối quan hệ biện chứng giữa cái nội sinh và cái ngoại sinh trong
giao lưu quốc tế là một quá trình có tính quy luật để văn hóa nghệ thuật dân tộc vận dụng,

đổi mới và phát triển. Nếu không đảm bảo mối quan hệ biện chứng này thì sẽ dẫn đến tình
trạng hoặc là cái nội sinh bị cô lập mất động lực bên ngoài để phát triển; hoặc là bị cưỡng
bức phá vỡ bộ gien di truyền của văn hóa nghệ thuật, đánh mất bản sắc dân tộc của mình.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một đất nước liên tục chống ngoại xâm, lịch sử của
một xã hội thuần nông, việc giao lưu với thế giới chưa năng động, chưa đa dạng và còn
chậm trễ so với nhiều nước. Tuy nhiên, trong lịch sử chúng ta đã có kinh nghiệm hội nhập
văn hóa mà không bị đồng hoá; trải qua ba lần tiếp biến văn hóa lớn, nhưng văn hóa Việt
Nam không những không bị hòa tan, biến sắc mà ngược lại, nó còn làm giàu thêm bản sắc
của mình, vì nó biết tiếp thu và cải hóa cái bên ngoài thành cái bên trong cho phù hợp với
cuội nguồn giá trị dân tộc. Vì lẽ đó mà trong giá trị truyền thống Việt Nam không chỉ có
thuần nhất giá trị Việt Nam. Ở đó, ta còn thấy cả các yếu tố Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
và cả văn hóa châu Âu như văn hóa Pháp, văn hóa Nga Nhưng tất cả các yếu tố đó đều
biến thành một bộ phận làm nên sức sống mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam.
Xác định rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội”, cùng với chính trị và kinh tế, giao lưu văn hóa luôn luôn
là một trong ba cột trụ lớn của giao lưu, hợp tác quốc tế trong thời đại ngày nay. Đảng và Nhà
nước ta đã chú trọng tới việc mở rộng chính sách đối ngoại thông qua kênh giao lưu văn hóa,
góp phần từng bước nâng vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới trên trường quốc tế. Kết luận
Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã đánh giá:
… đã tạo nhiều phương thức, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với
từng khu vực, từng nước, qua đó làm tốt hơn, có hiệu quả hơn nhiệm vụ giới thiệu
văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới, tiếp thu có chọn lọc các
giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài, tạo sự đồng cảm, hiểu biết
giữa dân tộc ta và các dân tộc trên thế giới.
Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, con người và cuộc
sống văn hóa thời kỳ đổi mới được bạn bè hiểu biết rõ hơn, đúng hơn. Số lượng

đoàn vào, đoàn ra, giao lưu và trao đổi văn hóa tăng dần qua các năm [5, tr.32-
33].
Năm 2004 đã có tới 414 đoàn Việt Nam gồm 2.162 lượt người ra nước ngoài và đón

218 đoàn với 1.856 người nước ngoài vào Việt Nam [69, tr.5].
Những con số đó chứng tỏ trong những năm qua, hoạt động giao lưu quốc tế đã diễn
ra hết sức sôi nổi, nhộn nhịp, bắc thêm nhịp cầu hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân
Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới, đưa chính sách mở rộng đối ngoại trên lĩnh
vực văn hóa trở thành hiện thực. Sự hiện diện của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế bàn về
sự hợp tác, liên kết trong văn hóa và sự phát triển bền vững, khẳng định vai trò văn hóa
trong xây dựng đất nước như: Hội nghị “Mạng quốc tế về chính sách văn hóa toàn cầu” tổ
chức ở Thượng Hải, Trung Quốc; diễn đàn “Phát triển công nghiệp văn hóa” tổ chức ở
Hồng Kông; “Hội nghị thượng đỉnh các nước Á -Âu”; “Diễn đàn nhiếp ảnh trẻ Á -Âu”…đã
tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam tiếp xúc, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế
giới và khu vực.
Rõ ràng, giao lưu, hợp tác quốc tế là điều kiện để chúng ta mở rộng và phát triển mọi
lĩnh vực trong cuộc sống, từ kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật và tất nhiên là cả văn hóa
nghệ thuật. Chỉ xét riêng về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng đã hết sức phong phú và đa
dạng. Bởi nghệ thuật là cả một thế giới các hoạt động thẩm mỹ của con người, thế giới của
các loại hình, loại thể. Nghiên cứu vấn đề giao lưu văn hóa nghệ thuật ở tất cả mọi loại
hình, loại thể là điều quá sức đối với một học viên cao học, vì vậy tác giả luận văn chỉ xin
tập trung vào một thể loại tương đối cụ thể, đó là thể loại nghệ thuật biểu diễn. Cụ thể là tập
trung nghiên cứu vấn đề giao lưu trên lĩnh vực ca- múa- nhạc, lĩnh vực sân khấu (sân khấu
kịch nói, sân khấu kịch hát truyền thống).
1.2.2. Giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn
Nếu như nghệ thuật ngôn từ dùng ngôn ngữ để diễn đạt tình cảm, tư tưởng, tâm hồn
của con người theo quy luật của cái đẹp, nghệ thuật tạo hình chủ yếu sử dụng hình khối,
đường nét và các gam màu để thể hiện vật thể dưới dạng tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, điêu
khắc, hội họa, đồ thủ công mỹ nghệ thì nghệ thuật biểu diễn là lĩnh vực nghệ thuật được diễn
xuất bằng hành động, bằng cử chỉ của người nghệ sĩ. Hay nói cách khác, văn hóa nghệ thuật
biểu diễn là sự thể hiện năng lực, tài năng biểu đạt tác phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ

qua hành động diễn xuất, năng lực cảm thụ, trình diễn của người nghệ sĩ. Trong lĩnh vực
này, sự học hỏi, tìm tòi, giao lưu là việc làm hết sức cần thiết. Giao lưu quốc tế về văn hóa

nghệ thuật biểu diễn từ lâu đã được quan tâm. Nó không chỉ học hỏi, tìm hiểu, giao lưu nghệ
thuật biểu diễn của các nghệ sĩ trên khắp thế giới mà còn giúp các đoàn nghệ thuật ở các
nước giới thiệu, quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của họ. Đường lối mở rộng quan hệ đối
ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận
lợi, tác động tích cực tới sự giao lưu văn hóa nói chung và nghệ thuật biểu diễn nói riêng ở
trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, việc cá nhân nghệ sĩ hay các đoàn nghệ
thuật đi lại biểu diễn ở cả hai miền Nam, Bắc là chuyện diễn ra hàng ngày. Hơn thế, nhiều
nghệ sĩ của nước ngoài đã đến Việt Nam biểu diễn, khán giả Việt Nam có cơ hội thưởng thức
nghệ thuật ngoại với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Các nghệ sĩ Việt Nam, bằng nhiều
con đường khác nhau, ra nước ngoài biểu diễn ngày càng nhiều. Trong năm 2003, đã có 397
lượt đoàn nghệ thuật của Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn và có 188 đoàn nghệ thuật quốc
tế vào biểu diễn tại Việt Nam [38, tr.11]. Những con số này đã khẳng định tiềm năng to lớn
của nghệ thuật Việt Nam trong quá trình giao lưu hội nhập quốc tế. Việc các đoàn nghệ
thuật của Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn hay các đoàn nghệ thuật quốc tế vào Việt Nam
biểu diễn theo lời mời của các cơ quan chức trách của cả hai bên là việc làm có ý nghĩa hết
sức quan trọng . Bởi qua đó, các nền văn hóa nghệ thuật của các nước được quảng bá, mối
quan hệ ngoại giao trên thế giới, trong khu vực ngày càng bền chặt và tốt đẹp. Trong thời
gian vừa qua, nhờ chính sách mở cửa của nhà nước ta, một số không ít các ca sĩ, nghệ sĩ ra
nước ngoài biểu diễn với tư cách cá nhân theo con đường du lịch. Đảng và Nhà nước ta đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ sĩ, ca sĩ ra nước ngoài biểu diễn, cũng như các ca sĩ,
nghệ sĩ nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn. Tuy nhiên, những hoạt động biểu diễn đó phải
có lợi cho cá nhân ca sĩ và phải có lợi cho đất nước. Ông Phạm Tiến Vân, Q.Vụ trưởng Vụ
Văn hoá - Thông tin (Bộ ngoại giao) cho biết:
Qua theo dõi và sàng lọc thông tin từ cộng đồng, bên cạnh những chương
trình nghệ thuật có chất lượng (phần lớn các đoàn nghệ thuật do Nhà nước cử đi)
tạo hiệu qủa tích cực trong việc vận động kiều bào hướng về tổ quốc, về nền văn
hóa dân tộc…cũng còn những tồn tại cần phải khắc phục. Nhiều ca sĩ trong nước
vốn đã quen “tự do”, tự do trong phát ngôn, tự do trong phong cách biểu diễn và
trang phục… khi ra nước ngoài còn “tự do” hơn nhiều. Thêm vào đó là sự


thương mại hóa nghệ thuật, đòi cátsê cao khiến kiều bào không chịu nổi [38,
tr.11].
Thiết nghĩ, đó là việc làm và những hành động thiếu tự trọng cần phải được khắc phục.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Văn hoá-Thông tin trong năm 2004 là
mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa với nước ngoài, trong đó có sự giao lưu và hợp tác trên
lĩnh vực nghệ thuật. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về giao
lưu, hợp tác văn hóa quốc tế, vừa qua Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Vụ Pháp chế
đã ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Trong quy chế này đã
dành trọn chương IV cho vấn đề biểu diễn nghệ thuật và tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp
có yếu tố nước ngoài. Theo đó, điều kiện để đoàn nghệ thuật, diễn viên ra nước ngoài biểu
diễn và đoàn nghệ thuật, diễn viên của nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn được quy định cụ
thể, đơn giản, thông thoáng về mặt thủ tục. Chẳng hạn, quy chế đã nói rõ, đối với đoàn nghệ
thuật, diễn viên Việt Nam ra biểu diễn ở nước ngoài cần có giấy mời của đối tác trong và
ngoài nước; đơn đề nghị kèm theo danh sách diễn viên và nội dung chương trình, vở diễn sẽ
biểu diễn ở nước ngoài; văn bản đại sứ quán, hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam về
tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài; văn bản hợp đồng; hoặc thỏa thuận với đối tác
nước ngoài.
Với qui chế thông thoáng đó, thời gian vừa qua đã có nhiều đoàn nghệ thuật của Việt
Nam ra nước ngoài biểu diễn và nhiều đoàn nghệ thuật của nước ngoài sang biểu diễn tại
Việt Nam. Năm qua (2004), nghệ thuật biểu diễn đã gặt hái những thành quả to lớn với lời
mời tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật quốc tế lớn như Đoàn Rối nước Thăng Long đi
diễn hơn một tháng tại Diễn đàn văn hóa toàn cầu ở Barcelona, Tây Ban Nha; Liên đoàn
Xiếc đi Pháp; Đoàn nghệ thuật Dân gian Việt Bắc đi biểu diễn nhân Hội nghị Thượng đỉnh
các nước sử dụng tiếng Pháp tại Bukina Faso; Đoàn Nghệ thuật Việt Nam đi dự Liên hoan
nghệ thuật truyền thống ở Washinh-tơn. Đoàn Nhà hát Nhạc Vũ kịch tham gia Liên hoan
nghệ thuật Châu Á ở Bắc Kinh-Trường Xuân; Nhà hát Nhạc nhẹ tham dự Liên hoan Mùa
xuân Bình Nhưỡng; Đoàn Rối nước Trung ương đi Athens (Hy Lạp), Anh, Slovenia, Croatia;
Đoàn Nhà hát kịch chèo, tuồng đi diễn 4 tháng tại 6 bang nước Mỹ; Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà
hát Tuồng đi Liên hoan sân khấu quốc tế ở Ai Cập; các đoàn nghệ sĩ ở Thành phố Hồ Chí
Minh đi biểu diễn cho cộng đồng ở Canađa và Úc; nhà hát Ca Múa Nhạc đi Đức, Nga, Séc


và Hungary; Đoàn Dàn Nhạc giao hưởng Việt Nam gồm 90 người tham gia Liên hoan các
dàn nhạc Châu Á tại Tokyo…. Theo con số thống kê của Báo Văn hóa chủ nhật ra ngày 24-
27/12/2004 thì năm 2004 đã có hơn 100 đoàn nghệ thuật ra nước ngoài biểu diễn và hơn
1000 người thuộc tốp nghệ thuật tham gia các liên hoan quốc tế.
Với nội dung phong phú giàu bản sắc dân tộc, biết khai thác các chất liệu truyền
thống, các chương trình nghệ thuật của Việt Nam đã từng bước chiếm được cảm tình khán
giả ở nước ngoài. Bà Selima-Bộ trưởng Quốc vụ Khanh văn hóa Băngladesh, trong chuyến
thăm chính thức Việt Nam đã phát biểu: “Nhân dân Băngladesh còn nhớ mãi những nghệ sĩ
xinh đẹp với những chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam đã để lại nhiều
ấn tượng khó quên trong lòng khán giả”.
Ngoài ra, giao lưu văn hóa đã tạo điều kiện cho nhân dân ta tiếp cận với nhiều nền
nghệ thuật của thế giới. Mặc dầu còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, song hàng năm Bộ
Văn hoá-Thông tin đã mời nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế đến Việt Nam giao lưu, dự các
cuộc liên hoan quốc tế về sân khấu, điện ảnh, âm nhạc. Chỉ tính riêng cuộc Liên hoan sân
khấu thể nghiệm quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11/ 2002 đã có gần
400 diễn viên thuộc 14 đơn vị nghệ thuật của Thụy Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt
Nam lần lượt trình diễn chương trình dự thi của mình trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội và
rạp xiếc Trung ương. Nhà hát Zen-nit (Thuỵ Điển) biểu diễn vỡ kịch “Cánh cửa mở”; Đoàn
kịch nói Quảng Đông (Trung Quốc) với vở “Áp giải”; Trung tâm biểu diễn sân khấu Hàn
Quốc với vở kịch “ Nghiệp chướng” đã để lại ấn tượng sâu đậm. Ngoài nghệ thuật sân
khấu, còn có các đoàn quốc tế đến trao đổi, giao lưu và biểu diễn âm nhạc như liên hoan
nhạc Jazz cổ điển, Jazz châu Âu, Mỹ, La Tinh… gồm các nhạc công nổi tiếng ở nhiều nước
trên thế giới: Đan Mạch, Italia, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha…. Liên hoan nhạc
Jazz châu Âu lần thứ 4 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 21/11 đến 4/12/2004
đã quy tụ 9 ban nhạc nổi tiếng của Thuỵ Sĩ, Áo, Bỉ, Hà Lan, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Đan
Mạch và Việt Nam.
Các đoàn nghệ thuật múa của bạn bè quốc tế đã sang Việt Nam biểu diễn, giao lưu
trong nhiều dịp liên hoan, kỉ niệm. Tiêu biểu là đoàn Nghệ thuật múa Hàn Quốc Kooksoo-
Hodilin đã từng đi diễn hơn 30 nước trên thế giới, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan

hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, đã ra mắt khán giả Việt Nam với những vũ điệu đắm

đuối và sôi động. Đoàn Nghệ thuật múa kiếm Thang ta - Ấn độ đã thể hiện một màn trình
diễn ly kỳ, đẹp mắt với các loại vũ khí như kiếm, giáo, dao găm nhưng rất mềm mại và uyển
chuyển, đẹp mắt, mang đậm bản sắc văn hóa Ấn độ.
Ở Việt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng long cũng đã có nhiều tiết mục đặc sắc lưu diễn ở
nước ngoài. Đáng kể nhất là chương trình múa rối nước truyền thống với 16 tiết mục tiêu
biểu như: mục đồng chăn trâu thổi sáo, cáo bắt vợ, cấy cày, múa lân, múa tiên, đánh bắt
cá…đã được khán giả liên bang Nga đánh giá cao trong chuyến lưu diễn ở Matxcơva (năm
2002). Tham dự liên hoan quốc tế Athens (Hy Lạp), liên tiếp trong các năm 1999,2002, Ban
tổ chức liên hoan quốc tế Athens đều mời nghệ sĩ múa rối Thăng long sang biểu diễn. Các
buổi biểu diễn đều được đánh giá cao, gây tiếng vang trong người dân Hy Lạp.
1.3. VAI TRÒ CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC
Kết quả của nhiều hội thảo quốc tế về văn hóa gần đây đã chỉ rõ: trong tình hình hiện
nay, sự hợp tác và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới là vô
cùng quan trọng. Bởi ngoài sự hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau, nó còn là sự liên kết để
vượt qua các thách thức của quá trình toàn cầu hóa và sự thay đổi khoa học, công nghệ
đang diễn ra rộng khắp. Có những ý kiến lo ngại cho sự khác biệt về văn hóa, văn minh có
thể là nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm, xung đột, khủng bố, chủ nghĩa ly khai, bài ngoại và
thậm chí cả chiến tranh. Nhưng đa số ý kiến lại cho rằng, chúng ta cần phải tôn trọng tính
đa dạng của văn hóa và văn minh, phải coi đó là một nhu cầu khách quan giúp cho mọi quốc
gia, dân tộc quyền được lựa chọn con đường phát triển phù hợp với khả năng, truyền thống
và bản sắc của mình. Tính đa dạng của văn hóa đã trở thành đề tài cho nhiều cuộc hội thảo,
hội nghị. Gần đây nhất, Hội nghị bàn tròn “Dự thảo công ước về bảo vệ sự đa dạng các nội
dung văn hóa và biểu đạt nghệ thuật” do Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức đã
diễn ra ở Hà Nội với rất nhiều ý kiến phát biểu của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành. Giáo sư
Vũ Khiêu cho rằng: “Tính đa dạng văn hóa đã từ lâu trở thành điều kiện tồn tại và phát
triển không chỉ của văn hóa mà còn của bản thân dân tộc. Việt Nam có 54 dân tộc anh em
cùng chung sống, có những nét riêng biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, sinh hoạt vật

chất… Trải qua hàng nghìn năm chung sống với nhau, những dân tộc và tộc người anh em
ấy đã không đánh mất bản sắc văn hóa mà còn phát huy tính đa dạng của mình. Bản sắc và

tính đa dạng ấy không tạo nên ở họ một hàng rào khép kín; ngược lại luôn luôn tự coi mình
như những thành viên trong máu thịt của cộng đồng Việt Nam”. Và giáo sư Vũ Khiêu tiếp
tục khẳng định: “Riêng về mặt giao lưu văn hóa, dân tộc Việt Nam đã gặp gỡ trao đổi với
rất nhiều nền văn minh trong khu vực và trên thế giới, đã tiếp thu được rất nhiều nhân tố tích
cực từ nước ngoài và không hề bị đồng hóa. Ngược lại sự giao lưu ấy đã góp phần làm cho
tính đa dạng của văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú và bền vững” [37, tr.8-9].

Còn TS.Đặng Văn Bài, Cục trưởng cục Di sản văn hóa Việt Nam phát biểu: “Bảo vệ sự đa
dạng văn hóa là tạo nội lực để giao lưu với các đoàn văn hóa khác, tiếp nhận một cách khoan
dung các giá trị văn hóa, sáng tạo nên các giá trị văn hóa mới làm phong phú vốn văn hóa
của mỗi quốc gia” [37, tr.8-9].
Việc trau dồi luyện tập, siêng năng học hỏi những tinh hoa nghệ thuật biểu diễn để
chất lượng biểu diễn nghệ thuật ngày càng tiến bộ, theo kịp bạn bè quốc tế là việc làm luôn
luôn cần thiết. Số lượng đoàn ra, đoàn vào nói lên sự tiến bộ về mặt cơ chế quản lý và chính
sách thu hút hải ngoại về Việt Nam. Nhưng về mặt chất lượng nghệ thuật cần có sự đầu tư
thỏa đáng đối với đoàn nghệ thuật của Việt Nam đi biểu diễn nước ngoài. Theo ông Phạm
Tiến Vân, Q.Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Thông tin (Bộ ngoại giao) cho biết:
Hiện tại Việt Nam có 2,7 triệu Việt kiều sống và làm việc tại nước ngoài …
Trình độ thưởng thức nghệ thuật của kiều bào ở nước ngoài rất cao, họ thường
xuyên tiếp xúc với các chương trình nghệ thuật mang đẳng cấp quốc tế và bản
thân các nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại cũng rất tài năng. Muốn vận động được
kiều bào ở hải ngoại hướng về tổ quốc, yêu văn hóa Việt, phải đem đến cho họ
những chương trình nghệ thuật tốt, chất lượng cao, thể hiện được cái hay, cái
đẹp của văn hóa Việt trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế [38, tr.11].
Như vậy, tăng cường giao lưu, hội nhập sẽ góp phần làm đa dạng nền văn hóa của mỗi
dân tộc. Và chính sự đa dạng ấy đã góp phần làm nên nền văn hóa của mỗi dân tộc nói riêng
và nền văn hóa thế giới nói chung ngày càng phong phú, đa dạng, đa sắc, đa hương. Nói

như tiến sĩ Phạm Quang Nghị -Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin trong bài phát biểu tại Hội
nghị khu vực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về “Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn
minh vì hoà bình và phát triển bền vững”:

×