Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu mọt số nhac cụ dan tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230 KB, 10 trang )

Một số nhạc cụ dân tộc của Việt Nam
23/7/2010
Khảo cổ Văn hoá
Nhỏ
To
Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người chúng ta. Nền
âm nhạc của Việt Nam mang đậm tính dân tộc, nó được phát triển và truyền từ đời
này sang đời khác. Từ các điệu quan họ Bắc Ninh cho tới những bài ca cổ Nam bộ,
đâu đâu cũng phát triển một nền âm nhạc riêng của từng vùng miền. Và trong nền
âm nhạc nước nhà, tuy phong phú đa dạng nhưng cũng không thể nào thiếu được sự
góp mặt của các loại nhạc cụ, một trong số đó là các loại đàn.
Có bao giờ bạn đã từng thắc mắc xem, có bao nhiêu loại đàn đang tồn tại trong nền âm
nhạc Việt Nam?
Đàn tranh
Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110-120 cm. Đầu lớn rộng
khoảng 25-30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15-20 cm
gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng
0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn còn gọi là (con Nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và
có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác
nhau. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy. Móng
gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.
Âm sắc Đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng.
Đàn Tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia
trong các dàn nhạc Tài Tử, phường Bát Âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng
hợp.
Đàn bầu
Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ đàn một dây của người Việt, gảy bằng
que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Đàn thân tre: là đàn của những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1 đoạn tre hoặc bương
dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích
hợp trên đoạn tre hoặc bương.


Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến sau này, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ
có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Về hình dáng và chất liệu của hộp cộng hưởng
(tức Thân đàn) của hai loại đàn có khác nhau, nhưng về cấu tạo, hai đàn hoàn toàn giống
nhau.
Dây đàn có chiều dài chạy suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng tơ tằm se thành sợi,
về sau thay bằng dây sắt.
Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn lồng vào giữa
vòi đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn có tác dụng tăng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay
người ta tiện bầu đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi.
“Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha” .Âm thanh của đàn ngọt ngào, sâu lắng
tình người. Không chỉ là người Việt Nam mà bất cứ ai đã từng nghe tiếng đàn bầu chắc
hẳn đã bị cuốn hút bởi những giai điệu ngân nga, ngọt ngào, quyến rũ đến khó quên.
Ðàn Ðáy
Đây là một trong những cây đàn dài nhất do người Việt nam chế tác vào thời Lê (thế kỷ
XV-XVIII ). Ngày xưa nó còn có tên Vô để cầm( đàn không đáy) hay có người gọi là Đới
cầm…Trong lối hát Ả đào hay ca trù ,đàn đáy lá 1 nhạc cụ duy nhất cùng với phách và
trống đế.Đàn đáy rất hợp với loại thơ cổ âm thanh nỉ non buồn mát. Với hệ thống gắn phím
7 cung chia đều nhau, do vậy khi người hát lên cao , xuống thấp một chút thì người nghệ
sỹ không phải vặn dây lại mà chỉ cần đổi thế bấm một cách nhanh chóng.
Đàn Đáy còn có một độc đáo hơn những cây đàn gảy khác là có thể tạo nên những ngón
chùn khi bấm phím(Những đàn gảy khác chỉ có nhấn cao mà thôi. Nên Đàn Đáy bắt chước
giọng nói rất hay và rất đa dạng trong cách đàn.
Đàn Tỳ Bà
Tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện
rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.
Người ta chế tác Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như
hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ
phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ,
khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.
Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 - 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà

voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở
phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt
sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon.
Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã
được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản
nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.
Đàn nguyệt
Hay còn gọi là đàn Kìm, được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung
đình bác học cổ truyền của người Việt. Xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI,
cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt và
là nhạc cụ chủ yếu dành cho nam giới.
Nhờ có cần tương đối dài và những phím cao, nhạc công có thể tạo được những âm nhấn
nhá uyển chuyển, mềm mại.
Tiếng đàn trong, vang, khả năng biểu hiện phong phú- khi thì sôi nổi ròn rã, lúc lại nỉ non
sâu lắng, do đó đàn nguyệt có mặt cả trong những cuộc hoà tấu nhạc lễ trang nghiêm,
những cuộc hát văn lôi cuốn, những lễ tang bùi ngùi xúc động cũng như những cuộc hoà
tấu thính phòng thanh nhã với những hình thức diễn tấu khác nhau: đệm cho hát, hoà tấu và
độc tấu.
Cây đờn cò (nhị)
Đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu đời, đã trở nên thân quen và
gần gũi với mọi người dân Việt Nam, nó được trân trọng quí báu như cổ vật gia bảo. Đờn
cò đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng và đắc lực không thể thiếu trong các dàn nhạc
dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Người dân Nam bộ gọi là “đàn cò” vì hình dáng giống như con cò, trục dây có đầu quặp
xuống như mỏ cò- Cần đờn như cổ cò - thân đờn như con cò - tiến đờn nghe lảnh lót như
tiếng cò. Trong các dàn nhạc phường bát âm, ngũ âm, nhã nhạc, chầu văn, sắc bùa, nhặc tài
tử, cải lương dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dân ca… đều có đờn cò.Ngày nay đàn nhị có mặt
hầu hết trong các dàn nhạc Việt nam, các trung tâm băng nhạc ngày nay cũng khai thác âm
thanh đàn nhị trong những nhạc phẩm về quê hương hay những ca khúc buồn.

×