Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực khu công nghiệp dịch vụ thủy sản thọ quang đà nẵng và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.34 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU VỰC KHU CÔNG NGHIỆP
DỊCH VỤ THỦY SẢN THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số : 60.52.03.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ PHƯỚC CƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Trà


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục đề tài.......................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................... 6
1.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN VIỆT NAM................. 6
1.1.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN ............................................ 7
1.1.2. Ô nhiễm mơi trường khơng khí do khí thải KCN........................... 8
1.1.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn của KCN ......................... 10
1.2. TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KCN ........................................... 11
1.2.1. Tổn thất hệ sinh thái...................................................................... 11
1.2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người ............................................. 14
1.3. TỔNG QUAN VỀ SỨC KHOẺ MƠI TRƯỜNG.................................... 17
1.3.1. Khái niệm sức khoẻ mơi trường ................................................... 17
1.3.2. Lịch sử phát triển của thực hành SKMT....................................... 18
1.3.3. Quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người........... 21
1.4. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MBBR ....................................................... 23
1.5. KHU CÔNG NGHIỆP DVTS THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG ................... 27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 29


2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 29
2.2.1. Điều kiện tự nhiên tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.......... 29
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
................................................................................................................. 30

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 31
2.3.1. Khảo sát, đánh giá HTMT tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng .................................................................................................. 31
2.3.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý SKMT tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ................................................................. 31
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 31
2.4.1. Phương pháp thống kê .................................................................. 31
2.4.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi.................................... 32
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích................................................... 32
2.4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất bằng kỹ thuật
ảnh điện 2D ............................................................................................. 35
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 45
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCN DVTS THỌ QUANG - ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 45
3.1.1. HTMT khơng khí tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ........... 45
3.1.2. HTMT nước thải tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ............ 50
3.1.3. HTMT nước mặt tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ............ 52
3.1.4. HTMT đất tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ........ 54
3.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KCN DVTS THỌ
QUANG - ĐÀ NẴNG..................................................................................... 59
3.2.1. Dựa vào phiếu điều tra khảo sát.................................................... 59
3.2.2. Kết quả phân tích kim loại nặng trong mẫu tóc............................ 62


3.2.3. Ứng dụng phần mềm STATISTICA 12.0 trong khoanh vùng ô
nhiễm tại ranh giới hai khu vực: Khu dân cư KCN - âu thuyền Thọ
quang và âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng.................... 66
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SKMT TẠI KCN DVTS THỌ
QUANG - ĐÀ NẴNG..................................................................................... 73
3.3.1. Lập kế hoạch quản lý SKMT tại địa phương................................ 73

3.3.2. Đề xuất ứng dụng công nghệ MBBR trong XLNT thủy sản....... 77
3.3.3. Đề xuất thực hiện vệt cây xanh cách ly ........................................ 82
3.3.4. Một số biện pháp giảm thiểu hàm lượng Pb trong cơ thể............. 85
3.3.5. Giám sát môi trường tại KCN DVTS Thọ Quang – Đà Nẵng...... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

COD

Nhu cầu oxy hoá học

BOD

Nhu cầu oxy sinh hoá

CSSX

Cơ sở sản xuất

DVTS

Dịch vụ thủy sản


HTMT

Hiện trạng môi trường

KCN

Khu công nghiệp

MBBR

Moving Bed Biofilm Reactor

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SKMT

Sức khỏe môi trường

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

XLNT

Xử lý nước thải



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
Bảng 1.1

Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4

Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3
Bảng 3.4

Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành
công nghiệp (trước xử lý)
Phân loại các nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ơ
nhiễm
Thơng số các loại giá thể Anox Kaldnes
So sánh thông số thiết kế của MBBR với các công
nghệ khác

Các công ty đang hoạt động tại KCN DVTS Thọ
Quang - Đà Nẵng
Điện trở suất một số đất, đá, khống vật và hóa chất
phổ biến
Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí đợt 1
tại KCN
Kết quả đo đạc chất lượng mơi trường khơng khí đợt 2
tại KCN
Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước thải tại
KCN
Kết quả quan trắc nước âu thuyền Thọ Quang

Trang

7

9
25
27

30

36

46

47

51
52


Kết quả hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg) trong
Bảng 3.5

mẫu tóc của người dân tại khu dân cư KCN - âu

64

thuyền Thọ Quang
Bảng 3.6

Kết quả hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg) trong
mẫu tóc của người dân tại âu thuyền Thọ Quang - khu

65


dân cư Vũng Thùng
Bảng 3.7

Bảng 3.8

Bảng 3.9

Bảng 3.10

Bảng 3.11

Dữ liệu hàm lượng hố chất trong tóc người dân
(µg/g)

Kết quả phân tích thống kê mối liên hệ giữa độ tuổi và
hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg)
Kết quả phân tích thống kê mối liên hệ giữa khu vực
sống và hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg)
Thành phần và tính chất nước thải của trạm XLNT
KCN DVTS
Số lượng khí độc trong mơi trường khơng khí được
tán cây giữ lại

Bảng 3.12 Chương trình giám sát mơi trượng tại KCN

67

68

71

77

84
86


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình
Hình 1.1

Hình 1.2

Hình 1.3

Hình 1.4
Hình 1.5

Hình 1.6

Hình 2.1

Hình 2.2

Tên hình
Cá chết và ao ni trồng thủy sản bị ô nhiễm do
sông Thị Vải
Nước ruộng bị ô nhiễm gây lở loét, ghẻ ngứa cho
người nông dân sống gần KCN
Sơ đồ quan hệ ô nhiễm môi trường và sức khỏe con
người
Mơ tả q trình xử lý của bể MBBR
Các loại giá thể K1, K2, K3, Biofilm Chip M và
Natrix- O.
Bản đồ thể hiện 06 KCN trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở KCN DVTS Thọ
Quang - Đà Nẵng
Khảo sát phỏng vấn về HTMT và sức khỏe của
người dân.

Trang
14

16


23
24
25

28

29

32

Hình 2.3

Lấy mẫu nước tại trạm XLNT tập trung của KCN

33

Hình 2.4

Lấy mẫu khơng khí xung quanh tại khu vực KCN

33

Hình 2.5

Lấy mẫu tóc của người dân

35

Hình 2.6


Cấu hình thiết bị Wennerb - Schlumberger

40

Cách bố trí điện cực và quy trình thực hiện các phép
Hình 2.7

đo dể xây mặt cắt ảnh điện 2D cho hệ thiết bị

42

Wenner- Schlumberger
Hình 2.8

Đo đạc thực địa

43

Hình 3.1

Vị trí lấy mẫu khơng khí xung quanh

45


Hình 3.2

Hình 3.3
Hình 3.4


Biểu đồ so sánh nồng độ NH3 điểm K1 và K4 tại hai
đợt lấy mẫu
Biểu đồ đánh giá mơi trường khơng khí của người
dân
Vị trí lấy mẫu nước thải

49

50
50

Vị trí tuyến đo tại hai khu vực ranh giới cơ bản giữa
Hình 3.5

KCN - âu thuyền Thọ Quang và âu thuyền Thọ

54

Quang - khu dân cư Vũng Thùng
Hình 3.6

Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9

Hình 3.10

Hình 3.11


Kết quả ảnh điện 2D tại khu vực ranh giới giữa KCN
- âu thuyền Thọ Quang
Kết quả ảnh điện 2D tại ranh giới âu thuyền Thọ
Quang - khu dân cư Vũng Thùng
Biểu diễn kết quả hai tuyến đo trên cùng một hệ trục
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người bị mắc các bệnh của
công nhân
Vị trí khảo sát người dân tại KCN DVTS Thọ Quang
- Đà Nẵng
Biểu đồ tỷ lệ người mắc các triệu chứng của người
dân

55

55
56
60

60

61

Hình 3.12

Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh của người dân

62

Hình 3.13


Vị trí lấy mẫu tóc của người dân

63

Hình 3.14

Sơ đồ Box & Wisker thể hiện sự khác biệt trong
phân bố giữa độ tuổi và hàm lượng kim loại nặng

1

Sơ đồ Box & Wisker thể hiện sự khác biệt trong
Hình 3.15

phân bố giữa khu vực sống và hàm lượng kim loại
nặng

73


Hình 3.16

Sơ đồ kế hoạch quản lý SKMT

75

Hình 3.17

Biểu đồ lưu lượng nước thải tháng 8/2013


78

Hình 3.18

Biểu đồ nồng độ COD sau xử lý

78

Hình 3.19

Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ trạm XLNT tập trung
của KCN

79

Hình 3.20

Nồng độ nước thải đầu ra ngày 02/04/2015

81

Hình 3.21

Quá trình hoạt động bể Aerotank

81

Hình 3.22

Quá trình hoạt động bể MBBR


82

Hình 3.23

Cây xanh trồng tại trạm XLNT KCN DVTS Thọ
Quang - Đà Nẵng

83


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh của nền kinh tế - xã hội
đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường. Ơ nhiễm mơi trường đang diễn
biến ngày càng trầm trọng, đặc biệt là những thành phố lớn với nhiều KCN,
CSSX nằm trong khu dân cư. Tình trạng xả chất thải ra môi trường chưa qua
xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã tác động tiêu cực đến mơi trường và sức
khỏe người dân. Vì vậy, việc đánh giá HTMT và đặc biệt là HTMT ở các khu
chế xuất công nghiệp là việc hết sức cần thiết.
Đà Nẵng là một trong số 28 thành phố ven biển của cả nước và là một
trong số 14 tỉnh, thành phố có bờ biển của khu vực miền Trung, có 6/8 quận,
huyện của thành phố tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hồng Sa.
Thành phố có hơn 92 km bờ biển, với 80% dân số đang sinh sống tại các
quận, huyện ven biển. Đà Nẵng có trữ lượng thủy sản khoảng 1.140.000 tấn,
chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước, gồm trên 670 giống, lồi, trong đó hải
sản có giá trị kinh tế cao là 110 lồi. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng đã xác định
biển đã và sẽ tạo ra vị thế phát triển lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế

biến thủy sản.
Tuy nhiên, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được Đà
Nẵng tập trung đầu tư như: KCN dịch vụ thủy sản, cảng cá, âu thuyền Thọ
Quang trú bão, chợ đầu mối thủy sản đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân phường Thọ Quang
xung quanh tại địa bàn xây dựng.
Với mục tiêu phát triển Thành phố Đà Nẵng theo định hướng “Thành
phố mơi trường”, tạo sự an tồn cho sức khỏe của người dân và môi trường,
đồng thời để ngăn ngừa, từng bước giảm dần và loại trừ ô nhiễm và suy thối
mơi trường tại khu dân cư, KCN thì vấn đề đánh giá HTMT và đưa ra biện


2

pháp SKMT là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm giải quyết. Từ những vấn
đề thực tế nêu trên, tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường tại
khu vực khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang - Đà Nẵng và đề xuất
biện pháp quản lý sức khỏe môi trường”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá HTMT và đề xuất biện pháp quản lý SKMT tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát nguồn phát sinh, thành phần chất gây ô nhiễm tại khu vực
KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
- Khảo sát hiện trạng sức khỏe người dân tại khu dân cư lân cận.
- Đánh giá và chẩn đốn tình trạng sức khỏe của người dân tại khu vực.
- Đề xuất biện pháp nâng cao và bảo vệ sức khỏe của người dân tại khu
vực khỏi những yếu tố nguy cơ từ môi trường.
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu

vực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mơi trường khơng khí, đất, nước tại khu vực KCN.
- Sức khoẻ người dân tại khu vực KCN.
- Các giải pháp quản lý sức khỏe người dân tại khu vực KCN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng, phường Thọ Quang, quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê
Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các đề tài nghiên
cứu, báo cáo khoa học của sở, ban, ngành và các phương tiện truyền thông về:
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực KCN, HTMT tại KCN.
4.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi
Lập phiếu điều tra, phỏng vấn người dân tại khu vực KCN về tình hình
sức khỏe và đánh giá của họ về môi trường nơi họ đang sống.
Tiến hành phỏng vấn 60 cá nhân tại ba phường (phường Mân Thái,
phường Nại Hiên Đông, phường Thọ Quang) tiếp giáp xung quanh khu vực
KCN và 20 phiếu công nhân làm việc tại KCN.
4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
a. Lấy mẫu và phân tích mẫu nước một số điểm tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Tiến hành lấy mẫu nước thải tại một số nhà máy trong KCN và trạm
XLNT tập trung của KCN.
b. Lấy mẫu và phân tích mẫu khí một số điểm tại khu vực KCN DVTS

Thọ Quang - Đà Nẵng
Tiến hành lấy mẫu khơng khí xung quanh tại một số điểm xung quanh
KCN.
c. Lấy mẫu và phân tích mẫu tóc của người dân tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Tiến hành lấy mẫu tóc của một số người dân ba phường (phường Mân
Thái, phường Nại Hiện Đông, phường Thọ Quang) ranh giới khu vực KCN
DVTS Thọ Quang Đà Nẵng - âu thuyền Thọ Quang và âu thuyền Thọ Quang
- khu dân cư Vũng Thùng.


4

4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất bằng kỹ thuật
ảnh điện 2D
Khảo sát chất lượng môi trường đất bằng phương pháp ảnh điện 2D:
- Nghiên cứu thuyết ảnh điện 2D.
- Nghiên cứu cấu hình thiết bị Wenner - Schlumberger đo điện trở suất
biểu kiến.
- Nghiên cứu quy trình đo ngồi thực địa của cấu hình thiết bị Wenner Schlumberger tại các vị trí cơ bản ranh giới khu vực KCN - âu thuyền Thọ
Quang và âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng.
4.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Để đánh giá các thông số theo dõi được cần so sánh với các quy chuẩn
Việt Nam (QVCN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN
40:2011/BTNMT, QCVN 11:2008/BTNMT, QCVN 10:2008/BTNMT, quy
chuẩn WHO).
- Kết quả phỏng vấn người dân được thống kê bằng phần mềm

Microsoft Excel, các ý kiến riêng lẻ được ghi lại và tổng hợp từ đó được dùng
một phần để đánh giá và đề xuất các giải pháp.

- Kết quả phân tích mẫu nước, mẫu khơng khí được thống kê bằng phần
mềm Microsoft Excel.
- Tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu hàm lượng kim loại nặng trong tóc
người dân tại khu vực KCN trên phần mềm STATISTICA 12.0 nhằm mục
đích xác định tình hình ơ nhiễm mơi trường và đánh giá tình trạng sức khỏe
của người dân theo khu vực sống và theo độ tuổi.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan


5

Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2011.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014
của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Lê Thành Tài (2009), Sức khỏe môi trường, NXB Lao động - Xã hội.
- Các tài liệu khác.


6

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN VIỆT NAM
Tính đến tháng 9 năm 2012, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
cả nước đã có 283 KCN (bao gồm cả khu chế xuất) được thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha trên phạm vi 58 tỉnh, thành phố, trong
đó diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th đạt gần 52.000 ha, chiếm khoảng
65% tổng diện tích đất tự nhiên. Kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là giai đoạn đầu
và thí điểm phát triển KCN, số lượng các KCN được thành lập trong giai đoạn
này là 12 KCN với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc
thành lập các KCN được đẩy nhanh. Bên cạnh đó, cịn có khoảng 878 Cụm
cơng nghiệp do địa phương thành lập, trong đó 614 Cụm cơng nghiệp đang
hoạt động. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua,
việc phát triển các KCN cũng diễn ra mạnh mẽ.
Các KCN phân bố rải rác khắp các tỉnh thành trên cả nước và tập trung
nhiều nhất tại khu kinh tế trọng điểm Phía Nam.
Tuy nhiên, cơng tác quy hoạch phát triển các KCN hiện tại không tuân
theo một quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học [1]; chưa
được giải quyết đồng bộ với việc đầu tư cơ sở hạ tầng về môi trường. Nhiều
khu, cụm công nghiệp vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng,
không tuân thủ thiết kế dự án đầu tư, dẫn đến không xây dựng nhà máy xử
lý nước thải tập trung, việc đầu tư cho hệ thống thốt nước cịn manh mún,
chắp vá, khơng hiệu quả. Hầu hết các địa phương đều có KCN riêng với các
chức năng giống nhau, tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết. Nhiều KCN đã
giảm mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN bao gồm cả hệ thống thu
gom và xử lý nước thải tập trung. Việc lựa chọn địa điểm cho KCN thường
không tuân thủ theo những quy định liên quan. Quá trình thiết kế và thực


7

hiện các quy hoạch phát triển cơng nghiệp có nhiều đơn vị cùng tham gia,

nhưng còn thiếu sự điều phối chung và chịu trách nhiệm đến cuối cùng.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức
ép không nhỏ đối với môi trường, đặc biệt gây ra ơ nhiễm mơi trường nước,
mơi trường khơng khí, ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn.
1.1.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN
a. Đặc trưng nước thải KCN
Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các
CSSX trong KCN. Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các
chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất
dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim
loại nặng.
Bảng 1.1. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
(trước xử lý)
Ngành cơng nghiệp

Chất ơ nhiễm chính

Chất ơ nhiễm
(có thể có)

Chế biến đồ hộp, thủy
BOD, COD, pH, SS
sản, rau quả, đông lạnh

Màu, P tổng, N tổng

Chế biến nước uống có
BOD, pH, SS, N, P
cồn, bia, rượu


TDS, màu, độ đục

Chế biến thịt

BOD, pH, SS, độ đục

NH4+, P, màu

Sản xuất bột ngọt

BOD, SS, pH, NH4+

Độ đục, NO3- , PO43+

Cơ khí

COD, dầu mỡ, SS, CN+, Cr,
SS, Zn, Pb, Cd
Ni

Thuộc da

BOD5, COD, SS, Cr,
NH4+, dầu mỡ, phenol,
sunfua

Phân hóa học

pH, độ axit, F, kim loại Màu, SS, dầu mỡ, N,
nặng

P

N, P, tổng Coliform


8

Sản xuất phân hóa học

NH4+, NO3- , ure

pH, hợp chất hữu cơ

Sản xuất hóa chất hữu pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, COD, phenol, F,
cơ, vô cơ
SO42Silicat, kim loại nặng
Sản xuất giấy

SS, BOD, COD, phenol

pH, độ đục, độ màu

Nguồn [3]
b. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm
cho tình trạng ơ nhiễm tại các sơng, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn.
Những nơi tiếp nhận nước thải của KCN bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nguồn
nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào.
Tình trạng ơ nhiễm khơng chỉ dừng lại ở hạ lưu con sông mà lan lên tới
cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN.

Tại một số khu vực, do việc đầu tư hàng loạt các KCN không đi kèm hoặc
chậm triển khai các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm tại nguồn, chất lượng nước mặt
của nguồn tiếp nhận đã diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Theo báo cáo giám
sát của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các KCN
có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ
đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu có xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung, nhưng hầu như không vận hành để giảm chi phí.
Đến tháng 9/2011, mới có 107 khu có trạm XLNT tập trung, chiếm khoảng 62%
số KCN đang hoạt động; 34 khu khác đang xây dựng trạm xử lý. Vẫn cịn nhiều
KCN xả thải thẳng vào mơi trường khơng qua xử lý [1].
Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả
thải ra mơi trường đều có các thơng số ơ nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí do khí thải KCN
a. Đặc trưng khí thải của các KCN


9

Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm khơng khí đặc trưng
theo từng loại hình cơng nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô
nhiễm, nhưng có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất tại các KCN.
Bảng 1.2. Phân loại các nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm
Loại hình sản xuất cơng nghiệp
Tất cả các ngành lị hơi, lị sấy hay máy
phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp
hơi, điện, nhiệt cho q trình sản xuất
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ cơng
đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy
Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ

uống
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim
loại

Thành phần khí thải
Bụi, CO, SO2, NO2,
khói, …

muội

Bụi, Clo, SO2
Bụi, H2S

Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb
trong cơng đoạn hàn chì, hơi
hóa chất đặc thù, hơi dung mơi
hữu cơ đặc thù, SO2, NO2
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm nhựa, SO2, hơi hữu cơ, dung môi
cao su
cồn,…
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh Bụi, H2S, CH4, NH3
dưỡng động vật
Chế biến thủy sản đông lạnh
Bụi, NH3, H2S
Nhóm ngành sản xuất hóa chất như:
- Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn - Dung mơi hữu cơ bay hơi,
- Ngành cơ khí (cơng đoạn làm sạch bề
bụi sơn
mặt kim loại)
- Hơi axit

- Ngành sản xuất hóa nơng dược, hóa chất - H2S, NH3, lân hữu cơ, clo
bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón
hữu cơ
Các phương tiện vận tải ra vào các công ty SO2, CO, NO2,, bụi,…
trong các KCN

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường và kiểm sốt ơ nhiễm cơng nghiệp,
2009, Đại học Bách khoa Hà Nội).


10

b. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí do khí thải KCN
Chất lượng mơi trường khơng khí tại các KCN, đặc biệt là các KCN cũ,
tập trung các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư
hệ thống xử lý khí thải, đã và đang bị suy giảm. Ơ nhiễm khơng khí tại các
KCN chủ yếu bởi bụi, một số KCN có biểu hiện ơ nhiễm CO, SO2 và tiếng
ồn. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư cơng nghệ hiện đại và hệ thống
quản lý thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả ra mơi trường nên
thường ít gặp các vấn đề về ơ nhiễm khơng khí hơn.
Tình trạng ơ nhiễm bụi ở các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào
mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi
lơ lửng trong khơng khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt
QCVN.
Tại các KCN, bên cạnh những ô nhiễm thông thường như SO2, NO2, CO,
còn phải quan tâm và kiểm sốt đến một số khí ơ nhiễm đặc thù do loại hình
sản xuất sinh ra như hơi axit, hơi kiềm, NH3, H2S...
Bên cạnh đó, vấn đề ơ nhiễm khơng khí bên trong CSSX của các KCN
lại đang là vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong KCN (chế
biến thủy sản, sản xuất hóa chất,...) đang gây ô nhiễm không khí tại chính các

CSSX và tác động không nhỏ đến sức khỏe của người lao động bên trong và
dân cư gần các CSSX.
1.1.3. Ơ nhiễm mơi trường do chất thải rắn của KCN
Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ
chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn
phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vào loại hình cơng nghiệp đầu tư, quy mơ
đầu tư và công suất của của các cơ sở công nghiệp trong KCN. Theo số liệu
tính tốn, chất thải rắn phát sinh từ các KCN phía Nam chiếm tỷ trọng lớn
nhất so với các vùng khác trong toàn quốc, lên tới gần 3.000 tấn/ngày.


11

Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
nhiều gấp 3 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và nhiều gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh
ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung [1].
Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn
nên các doanh nghiệp trong KCN thường ký hợp đồng với các Công ty môi
trường đô thị tại địa phương hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành
nghề để thu gom và xử lý. Việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng ký với các Sở Tài ngun và Mơi
trường.
1.2. TÁC HẠI Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG KCN
Ơ nhiễm mơi trường do hoạt động sản xuất cơng nghiệp nói chung và
KCN nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Mặt khác, ơ
nhiễm mơi trường cịn làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, tăng tỷ lệ người mắc
bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống gần đó. Đáng
báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và gây
ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam có thể
phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như
vậy, nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỉ USD trong 71 tỉ USD của GDP trong năm
2007 và khoảng 4,2 tỉ USD trong ước tính 76 tỉ USD của GDP trong năm
2008 và ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng
đồng vì ơ nhiễm mơi trường [2].
1.2.1. Tổn thất hệ sinh thái
Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các KCN và các CSSX kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ
vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng


12

ơxy trong nước, các lồi thủy sinh bị thiếu ơxy dẫn đến một số loài chết hàng
loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất
trong nước sẽ tác động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn
trong hệ thống sinh tồn của các loài động vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người [1]. Dưới đây là một số minh họa tại một số khu vực
trong nước.
KCN Phố Nối A, Hưng n có diện tích 390 ha, đến năm 2009 đã có
77% diện tích được lấp đầy và đi vào hoạt động nhưng việc xử lý thải vẫn bị
xem nhẹ. Công suất của hệ thống XLNT tập trung không được đáp ứng được
nhu cầu thực tế. Một số doanh nghiệp trong KCN chưa đấu nối hệ thống thoát
nước thải của nhà máy XLNT tập trung mà xả trực tiếp ra môi trường. Nguồn
nước thải từ KCN Phố Nối A đã gây ô nhiễm nặng tới các dịng sơng: sơng
Bần và sơng Bắc Hưng Hải. Theo đánh giá, nguồn nước trên hai sông này và
hệ thống kênh mương, sông hồ trong khu vực không đạt tiêu chuẩn B1
(QCVN 08:2008/BTNMT), không thể dùng tưới tiêu nông nghiệp. Hàng chục
kênh mương đã biến thành dòng nước chết, bốc mùi hơi tanh khó chịu. Nước

chảy đến đâu, cá tơm chết nổi đến đó, cây trồng cũng héo rũ. Trên địa bàn
Văn Lâm, Mỹ Hào do hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm không thể tưới tiêu phục
vụ sản xuất, hàng chục ha đất canh tác phải bỏ hoang [1].
Lưu vực hệ thống sông Đồng nai là khu vực tập trung nhiều KCN của
cả nước. Các hoạt động sản xuất từ KCN này đã thải vào môi trường nước
một lượng nước thải với nồng độ ô nhiễm cao, gây hiện tượng các “ đoạn
sông chết”.
KCN Điện Nam - Điện Ngọc (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) với
hơn 34 nhà máy đã và đang đưa vào hoạt động, là KCN lớn nhất của tỉnh.
Trong những năm trước đây (2006 - 2007), KCN này cũng đã nổi lên như một
điểm nóng về ơ nhiễm môi trường ở miền Trung. Cũng như nhiều KCN khác


13

ở miền Trung, trong giai đoạn đó, KCN vẫn chưa xây dựng hệ thống XLNT
tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN thải trực tiếp ra môi trường đã khiến
người dân tại khu vực xung quanh phải gánh chịu. Sông Hồi (chảy qua thành
phố du lịch Hội An) và sơng Ngân Hà cùng một số con suối khác trong khu
vực đã biến thành màu đen do tiếp nhận nước thải của KCN Điện Nam - Điện
Ngọc. Trạm bơm Tứ Câu gần như ngừng hoạt động vì nguồn nước bị ơ nhiễm
không thể tưới tiêu cho gần 200 ha ruộng của Điện Ngọc 1 và Điện Ngọc 2.
Từ năm 2008, với việc đưa vào sử dụng nhà máy XLNT giai đoạn 1 của
KCN, vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực này đã bước đầu được khắc
phục [1].
Ô nhiễm nước sơng Thị Vải là một trong những ví dụ điển hình về ơ
nhiễm mơi trường cơng nghiệp tác động trực tiếp tới hệ sinh thái trong nước
sông, gây những tổn hại đáng kể đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và
thủy sản. Điển hình là hoạt động xả nước thải trái pháp luât kéo dài của Công
ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng. Cả đoạn sông dài khoảng 12km (từ sau hợp lưu suối Cả - sông Thị Vải
khoảng 2 km đến khu vực cảng Phú Mỹ, phía sau KCN Mỹ Xn), các lồi
tơm, cá, thủy sản hầu như khơng thể tồn tại và phát triển. Hệ sinh thái khu vực
này chỉ cịn tồn tại một ít lồi động thực vật phù du. Các loài tảo phát triển
chủ yếu cũng là những lồi thích nghi với mơi trường dinh dưỡng cao và
chính sự phát triển của chúng cũng làm tăng nguy cơ gây độc cho mơi trường
nước.Theo ước tính ban đầu, tổng diện tích nơng nghiệp bị thiệt hại là 1.438,5
ha, phần lớn là ao nuôi thủy sản 29,5ha [1].


14

Hình 1.1. Cá chết và ao ni trồng thủy sản bị ô nhiễm do sông Thị Vải
1.2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
a. Ô nhiễm nguồn nước, đất và những tác hại đến sức khỏe
Nước thải từ các KCN không được xử lý gây ô nhiễm nước mặt và nước
ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn cấp nước và có thể thơng qua
chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Các bệnh chủ yếu
liên quan đến chất lượng nước là bệnh đường ruột, các bệnh do ký sinh trùng, vi
khuẩn, virus, nấm mốc…, các bệnh do côn trùng trung gian và các bệnh do vi
yếu tố và các chất khác trong nước (bệnh bướu cổ địa phương, bệnh về răng do
thiếu hoặc thừa flour, bệnh do nitrat cao trong nước, bệnh do nhiễm độc vởi các
độc chất hóa học có trong nước như bệnh Minamata ở Nhật Bản do nước bị
nhiễm dimetyl thủy ngân, bệnh Itai - Itai ở Nhật Bản do trong nước có quá nhiều
Cadimi,…) [1].
Một nghiên cứu đánh giả ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tại khu
chế biến kim loại màu Thái Nguyên đến sức khỏe dân cư sống xung quanh đã
cho thấy hàm lượng chì trong nước thải tại ao thải vượt TCCP nhiều lần; hàm
lượng chì và asen trong đất ở vùng nghiên cứu cao hơn 1,2 - 1,5 lần, trong
nước sinh hoạt cao hơn 1,5 - 6 lần và thực phẩm từ 6 - 12 lần so với vùng đối

chứng. Các xét nghiệm máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sống liên tục ở


×