Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

NHỮNG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ TỪ CUỐI NĂM 1920 ĐẾN ĐẦU NĂM 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.15 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN
MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI 1:
NHỮNG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH
TRONG THỜI KỲ TỪ CUỐI NĂM 1920 ĐẾN ĐẦU NĂM 1930

Giáo viên hướng dẫn: Ngơ Thị Minh Nguyệt
Lớp học phần: 2114HCMI0111
Nhóm : 10

HÀ NỘI, T4 - 2021


BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 10
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Ý thức tham gia thảo
luận

81

Hoàng Thu Trang


Phần I đề tài 2

82

Lê Thùy Trang

Phần I đề tài 1

83

Nguyễn Huyền

Mở đầu + Kết luận +

Trang

Word đề tài 2

Nguyễn Thu

Slide

84

Trang
85

Nguyễn Thùy

Phần II đề tài 1


Trang
86

87

Trần Thị Huyền

Mở đầu + Kết luận +

Trang

Word

Trần Thị Thùy

Phần II đề tài 2

Trang
88

Mai Đức Trọng

Thuyết trình

89

Đinh Thế Tuấn

Phần III đề tài 2


90

Phan Thanh Tùng

Phần III đề tài 1

Thư kí

Nhóm trưởng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
I. Thời gian bắt đầu: 21 giờ, ngày 5 tháng 3 năm 2021
II. Địa điểm: Họp online qua Zoom
III. Thành viên tham gia:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Hoàng Thu Trang
Lê Thùy Trang
Nguyễn Huyền Trang

Nguyễn Thu Trang
Nguyễn Thùy Trang
Trần Thị Huyền Trang
Mai Đức Trọng
Đinh Thế Tuấn

IV: Mục đích cuộc họp:
- Tìm hiểu 2 đề tài:
Đề tài 1: “Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh trong thời kỳ
từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930”.
Đề tài 2: “Sinh viên trường Đại Học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng
đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”.
- Nhóm trưởng phân cơng các cơng việc cần làm.
- Thống nhất thời gian thực hiện và nộp các tài liệu thảo luận.
V: Tiến trình cuộc họp
- Nhóm nghiên cứu và phân tích đề tài thảo luận.
- Nhóm trưởng phân công công viêc.
Bảng phân công nhiệm vụ


ST

Họ và tên

Nhiệm vụ

Hạn nộp

81


Hoàng Thu Trang

Phần I đề tài 2

10/4

82

Lê Thùy Trang

Phần I đề tài 1

10/4

83

Nguyễn Huyền

Mở đầu + Kết luận + Word đề tài 2

11/4

Trang

- Thư kí

84

Nguyễn Thu Trang


Slide

24/4

85

Nguyễn Thùy

Phần II đề tài 1

10/4

Mở đầu + Kết luận + Word

11/4

Phần II đề tài 2

10/4

T

Trang
86

Trần Thị Huyền
Trang

87


Trần Thị Thùy
Trang

88

Mai Đức Trọng

Thuyết trình

89

Đinh Thế Tuấn

Phần III đề tài 2

10/4

90

Phan Thanh Tùng

Phần III đề tài 1

10/4

Cuộc họp kết thúc vào lúc: 22h cùng ngày
Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Thư ký

MỤC LỤC


Nhóm trưởng


MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................Error! Bookmark not defined.
I. HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA HỒ CHÍ MINH TỪ CUỐI NĂM 1920 ĐẾN ĐẦU
NĂM 1930........................................................................................Error! Bookmark not defined.
1. Các hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1920 - 1930.Error! Bookmark
not defined.
1.1. Thời kì ở Pháp (1921 – 1923).....................................Error! Bookmark not defined.
1.2.Thời kì ở Liên Xơ lần thứ nhất (1923 – 1924)...............................................................4
1.2.Thời kì ở Trung Quốc (1924 – 1927).............................................................................6
2. Ý nghĩa của các hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ......................................................8
II. HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH TỪ CUỐI NĂM 1920 ĐẾN ĐẦU
NĂM 1930.......................................................................................................................................9
1. Những tác phẩm lý luận quan trọng của Hồ Chí Minh từ giai đoạn 1920 - 1930................9
1.1. Báo Le Paria (1922)..................................................................................................9
1.2. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)......................................................................10
1.3. Báo Thanh niên (1925)...........................................................................................12
1.4. Đường cách mệnh (1927).......................................................................................13
1.5. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930)......................................................15
2. Ý nghĩa của hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh...............................................................17
III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG VỀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ
CUỐI NĂM 1920 ĐẾN ĐẦU NĂM 1930....................................Error! Bookmark not defined.
1. Về mục tiêu và con đương cách mạng................................Error! Bookmark not defined.
2. Về lực lượng tham gia........................................................................................................20
3. Về lực lượng lãnh đạo........................................................................................................21
4. Về phương pháp cách mạng...............................................................................................23
5. Mối quan hệ giữa Cách mạng Việt Nam và Cách mạng quốc tế.......................................24

KẾT LUẬN...................................................................................................................................25


MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hy sinh, gắn bó cả cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng
của mình với dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho dân tộc và nhân loại một di
sản đồ sộ, vô cùng q báu. Mà trong đó, Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ một vị trí
đặc biệt quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành“kim chỉ nam cho hành động” của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta. Đó là thứ vũ khí lý luận vơ cùng sắc bén, là ngọn hải đăng
soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam tiến về phía trước.
Việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói
riêng đã được tiến hành từ mấy chục năm nay với sự góp mặt của đơng đảo các
nhà nghiên cứu trong và ngồi nước. Trong q trình nghiên cứu ấy, các nhà lý
luận một mặt làm rõ khái niệm, các nội dung cụ thể của Tư tưởng Hồ Chí Minh,
mặt khác cịn chia sự hình thành và phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh thành
những giai đoạn khác nhau.Việc phân kỳ các giai đoạn như vậy để ta hiểu sâu
sắc các mốc phát triển quan trọng, nắm được nội dung tư tưởng quan trọng của
Người trong từng thời kỳ. Đó khơng phải sự phân chia đứt đoạn bởi Tư tưởng
Hồ Chí Minh là một quá trình phát triển liên tục, nhất quán, có kế thừa, phát
triển, loại bỏ những quan điểm khơng phù hợp, có những luận điểm tư tưởng của
Người được hình thành, bổ sung suốt đời. Vì vậy, trong giai đoạn từ cuối năm
1920 đến đầu năm 1930 ,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào vô sản
thế giới , sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc trong nước,
Hồ Chí Minh đã hoạt động sôi nổi nhất, quyết liệt nhất. Việc nghiên cứu giai
đoạn hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm
1930 giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về những hoạt động thực tiễn và lý luận của
Người nên nhóm 9 đã lựa chọn đề tài thảo luận “Những hoạt động thực tiễn và
lý luận của Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm
1930”.



NỘI DUNG
I.

HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA HỒ CHÍ MINH TỪ CUỐI NĂM
1920 ĐẾN 1930
1. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này
I.1.

Thời kì ở Pháp (1921-1923)

Từ tháng 7/1921 đến tháng 6/1923 chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc đó lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc) đã ở và làm việc tại nhà số 9 ngõ Côngpoanh (Compoint),
quận 17, thành phố Paris. Trước đó, Nguyễn Ái Quốc đã ở nhà số 6 Villa des
Gobelins, quận 13, Paris, cùng với Nguyễn Thế Truyền và luật sư Phan Văn
Trường. Để tiện cho việc liên lạc và hoạt động cách mạng độc lập, giữa năm
1921, đồng chí Pơn Vayăng Cutuyriê (Paul Vaillant Couturier) đã giúp Người
tìm một gian buồng ở ngơi nhà số 9, ngõ Côngpoanh, quận 17, thành phố Paris
(Pháp). Đây là một căn phịng hẹp, có diện tích hơn 9m2 ở trên tầng hai của một
ngơi nhà có ba tầng. Cửa sổ căn phịng ơng Nguyễn nhìn xuống một khoảng sân
nhỏ lát đá, có lẽ ngày xưa là nơi đỗ xe ngựa.
Trong thời gian 24 tháng sống ở đây, bên cạnh việc kiếm sống để mưu sinh
bằng mọi nghề cực nhọc như thợ ảnh, vẽ đồ cổ Trung Hoa…Người giành mọi
tâm trí cho hoạt động tuyên truyền, cổ động cho phong trào yêu nước.
Sau Đại hội Tua để thúc đẩy phong trào cách
mạng ở các thuộc địa, trong đó có cách mạng
Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thấy sự
cần thiết phải xúc tiến công tác tuyên truyền và tổ
chức. Tại Pari, Nguyễn Ái Quốc đã gặp nhiều

người cách mạng châu Phi, châu Mỹ latinh.
Tháng 7-1921, tại Pari, Nguyễn Ái Quốc đã cùng
Hình ảnh Ngôi nhà số 9, ngõ Công poanh,
quận 17, thành phố Paris (Pháp)

với họ thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Lúc

thành lập Hội đã có 200 hội viên và hai tổ chức người thuộc địa xin gia nhập
2


tồn bộ vào Hội, đó là Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp và Hội
Đấu tranh cho quyền con người ở Ma-đa-gát-ca. Hội đã bầu Ban Thường vụ do
Nguyễn Ái Quốc đứng đầu; thông qua Điều lệ do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Từ ngày 25 - 30/12/1921, Nguyễn Ái Quốc đến Mác-xây - nơi Người đã
cập bến năm 1911 để tham gia đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Pháp. Người
được cử vào đoàn chủ tịch đại hộii và trợ lý chủ tọa phiên họp. Được mời phát
biểu đầu tiên, Người đã nói về mối hịa hợp của những người đồng chí ở chính
quốc và ở thuộc địa. Người tham gia soạn thảo và đích thân đọc Bản dự thảo
nghị quyết về chủ nghĩa cộng sản và các thuộc địa.
Ngày 19/1/1922, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa đã họp quyết
định lập ra Hội Hợp tác người cùng khổ và ra tờ báo cùng tên. Nguyễn Ái Quốc
nêu rõ, Hội Hợp tác là hội kinh doanh sản xuất, mỗi cổ phần đóng 100 phơ-răng,
hùn vốn 15.000 phơ-răng để ra tờ báo “Người cùng khổ”. Tuy nhiên, về sau, số
người đóng cổ phần khơng đủ nên Hội Hợp tác người cùng khổ không thành lập
được nhưng báo Người cùng khổ - La Paria vẫn được ra. Nguyễn Ái Quốc là
người sáng lập, chủ nhiệm, chủ bút và cây viết chủ lực, cũng là người đã bỏ tiền
túi ra để in và phát hành báo ở trong nước Pháp và các nước thuộc địa của Pháp
trong đó có Đông Dương. Từ tháng 4/1922 đến tháng 6/1926, tờ này ra được 38
số với mỗi số bán được khoảng từ 1000 tới 5000 bản, một con số thuyết phục

vào lúc bấy giờ.
Ngày 1-2-1922, Nguyễn Ái Quốc cùng các
đồng chí trong Hội Liên hiệp thuộc địa ra lời
kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, ủng
hộ Hội Liên hiệp thuộc địa, đoàn kết với nhân
dân “chính quốc”. Lời kêu gọi có đoạn: “Các
bạn ở chính quốc! Các đồng chí ở thuộc địa! Vì
lợi ích của cơng lý, sự thật và tiến bộ, cần xóa
bỏ mọi khoảng cách giả tạo chia rẽ các bạn.
Hình Tờ báo Người cùng khổ - La Paria

3


Người cùng khổ là tờ báo đầu tiên có mục đích thực hiện nhiệm vụ khơng dễ
dàng đó. Để có thể thành công trong việc này, chúng tôi kêu gọi sự tận tình của
các đồng chí mà chúng tơi biết là luôn luôn vượt trên mọi thử thách. Hãy gia
nhập Hội Hợp tác “Người cùng khổ” của chúng tôi hoặc ngay từ hôm nay gửi
mua dài hạn báo Người cùng khổ của chúng tơi, hoặc tốt hơn, nếu có thể đồng
chí làm ln cả hai việc cùng một lúc. Thành cơng của chúng tơi tùy thuộc ở sự
tận tình của các đồng chí và tương lai các thuộc địa tùy thuộc ở sự thành cơng
đó…”
Theo u cầu của Quốc tế Cộng sản đào tạo Nguyễn Ái Quốc trở thành
lãnh tụ tương lai cho cách mạng Đông Dương, Quốc tế Cộng sản cùng với Đảng
Cộng sản Pháp tổ chức cho Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xơ. Ngày 13/6/1923,
Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pari đi Liên Xô
I.2.

Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ nhất (1923-1924)


Ngày 16/6/1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Đức. Tại đây, Nguyễn được cơ
quan đặc mệnh toàn quyền Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Xơ Viết Liên Bang tại
Berlin cấp cho giấy đi đường số 1829. Trong giấy này Nguyễn Ái Quốc mang
tên Chen Vang.
Ngày 30/6/1923, Người đến Pêtơrơgrát, q hương của Cách mạng Tháng
Mười và ít ngày sau Người lên xe lửa đi Mátxcơva. Nguyễn Ái Quốc đã trở
thành người Việt Nam đầu tiên có mặt trên đất nước Lênin, nơi nhân dân Liên
Xô đã được tự do và đang xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng. Tại
đây, Người sống và làm việc từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1924 tại căn phòng
311 khách sạn Lux - số 10 phố Trecxkaia. Trên đất nước của Lênin, Nguyễn Ái
Quốc tích cực hoạt động, học tập để hướng tới con đường giải phóng dân tộc và
góp phần phát triển tư tưởng độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế
giới.
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng
sản, nhưng vì Lênin ốm nặng, Đại hội hoãn họp nên Nguyễn Ái Quốc đã tham
gia lớp học ngắn hạn của trường Đại học Lao động cộng sản phương Đông - một
4


trường học kiểu mới, tổ chức theo chế độ tự quản, học viên tự bầu ra đại biểu
của mình tham gia quản trị kinh tế và hành chính của trường, luân phiên nhau
làm công việc phục vụ.
Tại Cung An-đrây-ép-xki trong Điện Kremli (Mát-xơ-cơ-va) Nguyễn Ái
Quốc đã dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân với tư cách đại biểu chính
thức của nơng dân Đơng Dương, họp từ ngày 10 - 15/10/1923. Trong phiên họp
ngày 13/10, Người đã đọc tham luận. Sau khi so sánh tình cảnh của người nơng
dân Nga với người nơng dân Việt Nam nói riêng và nơng dân Đơng Dương nói
chung, Người vạch trần những thủ đoạn của bọn thống trị và kết luận Quốc Tế
Cộng Sản chỉ trở thành quốc tế chân chính khi có những người nơng dân phương

Đơng tham gia đặc biệt là nông dân các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc được
bầu làm ủy viên Hội đồng Quốc tế Nông dân gồm 52 người, rồi được cử vào
Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân gồm 11 người.

Hình Trường
học Lao động cộng
sản phương
NgàyĐại21/1/1924,
Lênin
từ trần.
Đông

Quốc
dự ĐạiNguyễn
hội V Quốc tếÁi
Cộng
sản 7/1924
MặcHình
dùNguyễn
trời Áigiá
lạnh,
Quốc
lặng

lẽ xếp hàng viếng Lênin trong niềm tiếc thương vô hạn. Trở về nơi ở, chân tay
cịn tê cóng, Người ngồi vào bàn viết bài Lênin và các dân tộc thuộc địa.
Từ ngày 17/6 đến 8/7/1924 tại Moscow, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội
Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Người đã trình bày về tình hình thuộc địa và đi đến
kết luận: Cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ
với phong trào giải phóng, chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các

nước bị nơ dịch.
Trong năm 1924, ngồi việc tham dự sự kiện lớn là Đại hội lần thứ V Quốc
tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc còn dự Đại hội lần thứ IV Quốc tế Cộng sản
5


Thanh niên (6/1924), Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Cứu tế Đỏ (7/1924), Đại hội
lần thứ ba Quốc tế Công hội Đỏ (7/1924), dự mit-tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao
động (1/5), dự mit-tinh vì hịa bình thế giới (ngày 6/7/1924) tại Quảng trường
Đỏ...
Những gì thu nhận được ở Liên Xô những năm 1923 - 1924 là tiền đề quan
trọng để có bước đi quan trọng tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc trên hành trình
cứu nước của mình…
I.3.

Thời kỳ ở Trung Quốc (1924-1927)

Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là
Lý Thụy, với tư cách cơng khai phiên dịch trong phái đồn cố vấn của chính phủ
Liên Xơ bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Nhưng nhiệm vụ chính được
giao là chỉ đạo phong trào cách mạng khu vực Á Đông với đại bản doanh là biệt
thự họ Đào.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (hay Việt Nam Thanh niên Cách
mạng Đồng chí Hội), tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, được nguyễn Ái
Quốc thành lập vào tháng 6/1925 từ 9 thành viên của Tâm Tâm xã đã được ông
giác ngộ. Nguyễn Ái Quốc là người lãnh
đạo Hội. Trong số các thành viên lớp đầu có
Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng
Phong, Vương Thúc Oánh, Trương Vân
Lĩnh, Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ. Trụ

sở của Hội đặt tại Quảng Châu.
Tại số 250 là trụ sở của Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên, Người mở lớp huấn
luyện thanh niên cách mạng Việt Nam, ra tờ
báo Thanh Niên bằng tiếng việt do Bác Hồ
Hình trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng
sáng
lập và Thanh
lãnhniên
đạo. Người đã giới thiệu cho lớp trẻ về Cách mạng tháng mười

Nga, về Quốc tế Cộng sản, về chủ nghĩa xã hội khoa học, về học thuyết Lênin và
chỉ ra rằng muốn đưa cách mạng đến thành cơng thì phải dựa vào công nhân,
6


nơng dân và có một đảng theo chủ nghĩa Lênin lãnh đạo. Cuốn Đường Kách
mệnh, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Thanh niên
Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927.
Cùng năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp
bức ở Á Đông do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của của Tơn Dật Tiên,
làm hội trưởng và Người làm bí thư. Tổ chức này sau đó trở thành Đảng Cộng
sản Nam Hải, tiền thân của một loạt các tổ chức cộng sản sau này, bao gồm có
cả Đảng Cộng sản Đơng Dương. Bên cạnh đó, tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp viết bằng tiếng Pháp được Người cho xuất bản tại Pari trong năm 1925.
Trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc gửi một nhiều học sinh người Việt đã
được giác ngộ đến trường qn sự Hồng Phố, do Tơn Trung Sơn mở ra và
Tưởng Giới Thạch làm hiệu trưởng, để đào tạo về khởi nghĩa vũ trang. Thời gian
ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc hoạt động xã hội và báo chí rất mạnh, các bài
viết rất đa dạng có nội dung về tình hình cai trị của Anh, Pháp tại các thuộc địa,

tình hình cơng nhân và nơng dân Trung Quốc, tình hình châu Á, Việt Nam,...
Ngồi báo Thanh Niên, Người còn ra đời nhiều tờ báo cách mạng khác, diễn
thuyết tại Đại hội Quốc dân đảng trước công nhân và nông dân, tham gia tổ chức
hội nghị đầu tiên của nông dân Quảng Đông, , hội nghị lần thứ II của công nhân
Trung Quốc, diễn thuyết trước công nhân, đọc tham luận tại Đại Hội Quốc dân
đảng Trung Hoa,...
Tháng 4/1927, Quốc dân đảng Trung Hoa phản bội, đàn áp những người
cộng sản Trung Quốc, bắt và giam cầm những người cách mạng Việt Nam tại
Quảng Châu. Chúng quyết định bắt Nguyễn Ái Quốc, Người rời Quảng Châu đi
Hồng Kông, rồi quay lại Mát-xơ-cơ-va. Tháng 11/1927, Người được cử đi Pháp,
rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc
từ ngày 9/12 đến ngày 12/12/1927 tại Bruxelles, Bỉ.
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua các các văn kiện

7


do Người khởi thảo. Các văn kiện này là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Ý nghĩa của hoạt động thực tiễn
Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Le-Paria bằng tiếng Pháp, Bác đã
viết hơn 40 bài riêng về nội dung giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội thời
kỳ ở Pháp và Liên Xô. Người đề nghị báo L’Humanite (Nhân đạo) mở chuyên
mục riêng về vấn đề thuộc địa và cũng là tác giả của một số bài báo của chuyên
mục này, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” bằng tiếng Pháp ra đời
(1925),... Nguyễn Ái Quốc tích cực sử dụng báo chí Pháp lên án chủ nghĩa thực
dân Pháp. Nhờ những bài báo và tài liệu do Nguyễn Ái Quốc cung cấp mà bộ
mặt thật man dợ của chủ nghĩa thực dân, cũng như nỗi thống khổ của những
người dân thuộc địa ở Việt Nam, châu Á, châu Phi được phơi bày trước công

luận thế giới, thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ, khơi dậy
lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc thuộc địa và của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc đẩy mạnh hoạt động lý luận chính trị, tổ chức, chuẩn bị
cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Thơng qua báo chí và các hoạt động thực tiễn Người tích cực truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lenin vào phong trào công nhân và phong trào u nước. Thơng
qua báo chí và hoạt động thực tiễn Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Lenin
vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Người sáng lập tổ
chức tiền thân của Đảng Cộng sản: Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng
(6/1925), ra báo “Thanh niên” bằng tiếng Việt, từng bước truyền bá chủ nghĩa
Leenin và lý luận cách mạng trong những người yêu nước và công dân.
Tổng kết kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ và nhất là
từ kinh nghiệm từ Cách mạng Tháng Mười Nga. Cách mạng Tháng Mười Nga
ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Như Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu
sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột
8


trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý
nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Những bài học kinh nghiệm từ Cách mạng
Tháng Mười Nga:
Một, đó là sự cần thiết phải có một chính đảng cách mạng - Đảng Cộng
sản, Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động;
Hai, đồn kết các lực lượng cách mạng mà nịng cốt là liên minh cơng nhân
- nơng dân - trí thức tạo nên sức mạnh to lớn, làm chỗ dựa vững chắc cho đảng
cách mạng;
Ba, giành chính quyền về tay nhân dân, giữ chính quyền, bảo vệ chính
quyền và thực thi quyền lực nhân dân.

Từ đó, Người vạch rõ cách mạng Việt Nam phải có đảng cộng sản với chủ
nghĩa Lenin làm cốt lõi để lãnh đạo; lực lượng giải phóng cách mạng dân tộc là
toàn thể nhân dân Việt Nam trong đó nịng cốt là liên minh cơng nơng.
Đầu năm 1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh
chính trị đúng đắn, sáng tạo đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và tổ
chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XIX sang đầu năm
1930.
II.

HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH TỪ CUỐI NĂM
1920 ĐẾN ĐẦU NĂM 1930

1. Những tác phẩm lý luận quan trọng của Hồ Chí Minh trong thời kỳ này
Bên cạnh hoạt động thực tiễn, hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh trong thời
kỳ này cũng diễn ra vô cùng sôi nổi và phong phú. Điều này được thể hiện bởi
sự đa dạng về số lượng, thể loại; sự sâu sắc và tâm huyết trong từng lời văn,
hình ảnh.
Cụ thể, ở đầu thời kỳ này, Hồ Chí Minh có một số bài báo đáng chú ý như:
“Vấn đề dân bản xứ”, báo L’Humanité 8-1919 để phản ứng quyết liệt Đơvila
đăng bài “Giờ phút nghiêm trọng” trên tờ Courrier Colonial ra ngày 27-6-1919
và bài “Ở Đông Dương” báo L’Humanité 4-11-1920.
9


1.1.

Báo Le Paria (1922)

Với những đóng góp và cống hiến của mình, năm 1922, Hồ Chí Minh được
bầu là Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu vấn đề dân tộc thuộc địa của Đảng Cộng sản

Pháp, sáng lập ra báo Le Paria bằng tiếng Pháp. Có thể nói Hồ Chí Minh là linh
hồn của tờ báo Le Paria. Bởi Hồ Chí Minh là người phụ trách chính trong việc
xuất bản của báo, từ việc tổ chức ban biên tập, tòa soạn, viết bài, sửa chữa, đi in,
đem báo về tòa soạn, cho đến việc gửi đi các thuộc địa. Báo Le Paria tố cáo sự
lạm quyền về chính trị, độc đốn về hành chính, bóc lột về kinh tế mà nhân dân
trên các lãnh thổ rộng lớn ở hải ngoại là nạn nhân. Báo kêu gọi họ đoàn kết lại
để đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính họ, hơ hào họ tổ
chức lại nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi những lực lượng
thống trị, thực hiện tình yêu thương và hữu ái. Những bài viết và tranh vẽ của
Nguyễn Ái Quốc trên báo Le Paria đã vạch trần sự dã man, tàn bạo của thực dân
Pháp đối với nhân dân Đông Dương, cũng như của chủ nghĩa đế quốc đối với
các nước thuộc địa.
Qua báo Le Paria, Nguyễn Ái Quốc đã cổ vũ nhân dân Đông Dương, nhân
dân các nước thuộc địa tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng để tự giải phóng
mình. Báo Le Paria chỉ tồn tại trong 4 năm với 38 số, song báo đã có ảnh hưởng
lớn đối với công luận Pháp và phong trào yêu nước ở các thuộc địa. Tờ báo này
đã thực hiện được sứ mệnh vẻ vang là góp phần thức tỉnh tinh thần giải phóng
dân tộc của của nhân dân các nước thuộc địa và tuyên truyền chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa cộng sản vào thời kỳ ấy.
1.2.

Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đã bằng nhiều hình thức từ viết bài đăng báo
đến diễn đàn tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân. Đặc biệt, "Bản án chế độ thực
dân Pháp” là tác phẩm xuất bản lần đầu tiên ở Paris, thủ đô nước Pháp, vào năm
1925. "Bản án chế độ thực dân Pháp” là tác phẩm vừa có giá trị lớn về chính trị,
tư tưởng, vừa có giá trị lớn về văn học của Nguyễn Ái Quốc, như một quả bom
công phá thành trì chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới.
10



“Bản án chế độ thực dân Pháp” gồm 12 chương, trong đó có một số bài đã
đăng trên báo Le Paria. Nội dung của tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ
nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác
trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội mà còn nêu lên những luận điểm
cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Trước hết, Bản án chế độ thực dân Pháp làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa
cách mạng thuộc địa với cách mạng vơ sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng
thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới. Luận
điểm ấy được diễn đạt rất sinh động: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một
cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào giai
cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt
cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục
hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại
sẽ mọc ra". Khối liên minh của các dân tộc thuộc địa phương Đông "sẽ là một
trong những cái cánh của cách mạng vô sản".
Người không chỉ nêu rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng thuộc địa,
cách mạng vơ sản ở chính quốc, mà cịn chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp vơ sản ở
chính quốc là phải đồn kết, ủng hộ triệt để cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa không phải chỉ bằng lời nói mà phải
bằng hành động cách mạng cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” vạch rõ đối tượng cách mạng, lực lượng
cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc; đặt rõ vấn đề
giành độc lập dân tộc phải đi đôi với sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, khẳng định
sự nghiệp đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc phải đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo đường
lối của Quốc tế Cộng sản. Cuối tác phẩm, Hồ Chí Minh cịn giới thiệu về
Trường Đại học phương Đông và thư gửi thanh niên Việt Nam.

1.3.

Báo Thanh niên (1925)
11


Trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc cịn có ý định xuất bản tại thủ đô Pháp
tờ báo Tiếng Việt – với cái tên “Việt Nam Hồn”, đối tượng phục vụ là cộng đồng
người Việt đang sinh sống ở đây, động viên mọi người không quên Tổ quốc,
hướng về Tổ quốc đau thương đang sống trong vịng nơ lệ, đồn kết đứng lên
đấu tranh góp phần giải phóng dân tộc.
Tuy nhiên, báo Việt Nam Hồn không ra mắt bạn đọc bởi trong thời gian
“thai nghén” Việt Nam Hồn cũng là lúc Nguyễn Ái Quốc được mời sang Mạc
Tư Khoa dự hội nghị lần thứ I của quốc tế nông dân giữa tháng 10/1923, rồi dự
Đại hội quốc tế cộng sản họp tháng 7/1924. Giữa tháng 12/1924, Người lên
đường sang Trung Quốc trong phái đồn cố vấn của Chính phủ Liên Xơ bên
cạnh Chính phủ Quảng Châu, và từ đó Người trực tiếp chuẩn bị cho việc thành
lập một chính đảng cách mạng ở Đông Dương, không thể trở lại thủ đơ Paris.
Tuy nhiên có 1 tờ báo khác, tuy vẫn xuất bản ở nước ngoài, nhưng lại rất gần
trong nước, lại vẫn do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo, được coi là
cơ quan ngôn luận cho một tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt
Nam sau này. Đó là Báo Thanh Niên – Cơ quan ngôn luận của Tổng bộ “Việt
Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội”, xuất bản số đầu tiên ngày 21-61925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Là tờ báo vô sản, cách mạng đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ
chức, sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, báo Thanh Niên đã có ảnh hưởng rất lớn, nên
bọn mật thám truy lùng, khám xét gắt gao, trong khoảng 200 tờ báo đã phát
hành chủ yếu đưa về trong nước, Báo Thanh Niên đã nêu rõ những mâu thuẫn
gay gắt giữa dân ta với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với
chủ nghĩa đế quốc nói chung. Báo Thanh Niên khẳng định tính đúng đắn của
con đường cách mạng chống con đường “cải lương”; xác định “lực lượng cách

mạng” là “tồn dân”, trong đó Cơng Nơng là nền tảng và cơ sở.
Báo Thanh Niên giúp nhân dân nhận rõ con đường cách mạng, xác định
người làm cách mạng phải chịu hy sinh vì sự nghiệp và phải có phương pháp
cách mạng đúng đắn, cần có Đảng Cộng sản lãnh đạo, cần có các tổ chức quần
12


chúng, nhất là tổ chức công - nông, và khẳng định cách mạng Việt Nam đi theo
Cách mạng Tháng Mười Nga thì mới giành thắng lợi.
1.4.

Đường cách mệnh (1927)

Từ năm 1925 - 1930, ở Việt Nam, những đốm lửa cách mạng vơ sản đã
được nhen nhóm. Phong trào cơng nhân phát triển mạnh mẽ. Những tổ chức
chính trị tiền thân của Đảng Cộng sản đã được ra đời. Nhưng để cho những đốm
lửa đó chung đúc thành ngọn lửa to lớn, duy nhất, mãnh liệt, đủ để thiêu cháy kẻ
thù của dân tộc thì phải có người nhóm lại và thổi bùng lên. Người đó chính là
Hồ Chí Minh với tác phẩm bất hủ "Đường cách mệnh”
Đường cách mệnh được xuất bản năm 1927 tại Quảng Châu, Trung Quốc
bao gồm những nội dung cơ bản như:
Tư cách một người cách mệnh: Trong cơng tác đào tạo cán bộ, Hồ Chí Minh
đã hết sức chú trọng việc rèn luyện mặt phẩm chất đạo đức của họ. Vì thế, ngay
trong trang đầu của tác phẩm quan trọng này, Người đã để lại những lời dạy bảo
quý báu về "Tư cách một người cách mệnh": "Tự mình phải: cần, kiệm, hịa mà
khơng tư, cả quyết sửa lỗi mình, cẩn thận mà khơng nhút nhát hay hỏi, nhẫn nại
(chịu khó), hay nghiên cứu, xem xét, vị công vong tư, không hiếu danh, không
kiêu ngạo, nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho vững, hy sinh. Ít lịng tham muốn
về vật chất, bí mật. Đối người phải: với từng người thì khoan thử, với đồn thể
thì nghiệm, có lịng bày vẽ cho người, trực mà không táo bạo, hay xem xét

người. Làm việc phải: xem xét hồn cảnh kỹ càng, quyết đốn, dũng cảm, phục
tùng đoàn thể".
Con đường cách mệnh: Tác giả xác định các loại cách mạng: Tư bản cách
mệnh như cách mệnh Pháp năm 1789, Mỹ cách mệnh độc lập năm 1776; Nhật
cách mệnh năm 1864; Dân tộc cách mệnh như: Italia đuổi cường quyền Áo năm
1859; Tàu đuổi Mãn Thanh 1911; Giai cấp cách mệnh như công nông Nga đuổi
tư bản và giành lấy chính quyền 1917. Tác giả giải thích nguyên nhân sinh ra
các loại cách mệnh ấy. Tác giả phân tích kỹ Cách mạng tư sản Pháp 1789, Cách
mạng tư sản Mỹ 1776, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và chỉ ra kinh nghiệm
13


lịch sử của các cuộc cách mạng này. Từ lịch sử và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã
định hướng cho cách mạng Việt Nam là đi theo con đường Cách mạng tháng
Mười Nga “theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
- Về lực lượng cách mạng: Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Cơng nơng là người
chủ cách mệnh “là vì cơng nơng bị áp bức nặng hơn, là vì cơng nông là đông
nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là vì cơng nơng là tay khơng chân rồi, nếu thua
thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan
góc”. “Học trị, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không
cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông
thôi”.
- Về đoàn kết quốc tế, chỉ rõ rằng, cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với
các lực lượng cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh nêu 3 vấn đề lớn: Cách mạng
Việt Nam phải đứng hẳn về phía phong trào cơng nhân và phong trào giải phóng
dân tộc thế giới để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa trên thế giới; Xác định rõ
quan hệ lợi ích dân tộc và cách mạng thế giới, giữa quyền lợi và trách nhiệm, sự
thống nhất của quan hệ này; Xác định rõ quan hệ cách mạng thuộc địa và cách
mạng chính quốc là tác động qua lại. Cách mạng thuộc địa không thụ động ngồi
chờ cách mạng chính quốc. Với những luận điểm trên, tác phẩm đã đặt nền tảng

đúng đắn cho đường lối quốc tế của Đảng, và đặt cơ sở cho sự giúp đỡ của quốc
tế trong thời kỳ thành lập Đảng.
- Về phương pháp cách mạng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng, phương
pháp cách mạng giữ vai trò hết sức quan trọng. Đó là: Phải làm cho dân giác
ngộ; Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu; Phải hiểu phong trào thế
giới, phải bày sách lược cho dân; Phải đoàn kết toàn dân “Cách mệnh là việc
chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”; Phải biết tổ chức
dân chúng lại; Phải giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng,
phải biết chọn thời cơ.
- Về Đảng Cộng sản, Đảng là điều kiện đầu tiên để đảm bảo cho sự thắng
lợi của cách mệnh. “Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như người
14


cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải theo chủ
nghĩa Mác - Lênin. “Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí
khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều,
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lênin”.
Tác phẩm “Đường cách mệnh” ra đời là sự chuẩn bị về mọi mặt về chính trị,
tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam. Những nội dung cơ
bản mà "Đường cách mệnh" đề ra luôn luôn là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi
đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong
những năm đấu tranh giành chính quyền, trong hai cuộc trường chinh chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong những năm cả nước cùng đi lên
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt là trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, vì một nước Việt
Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh".
1.5.


Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930)

Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm (Thái Lan) đang tìm đường về
nước thì nghe tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những người
Cộng sản chia thành nhiều phái, Người lập tức trở lại Hương Cảng (Trung
Quốc). Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết
định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người chủ
động triệu tập đại biểu của hai nhóm (Đơng Dương và An Nam) và chủ trì Hội
nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu
họp từ ngày 6/1/1930. Sau nhiều ngày thảo luận, đến ngày 3/2/1930, Hội nghị đi
tới nhất trí tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và
An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm
tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng.

15


Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh đã xác định rõ về đường lối, nhiệm vụ,
lực lượng và mối quan hệ của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sau khi thành
lập Đảng. Cụ thể, về đường lối chiến lược là làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Cương lĩnh xác định ba nhiệm vụ
trước mắt của cách mạng Việt Nam, bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân
chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ
chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Cụ thể:
Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho
nước Việt Nam được hồn tồn độc lập, dựng ra Chính phủ công-nông-binh và
tổ chức quân đội công nông.

Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính
phủ mới; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày
nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi
hành luật ngày làm tám giờ.
Về văn hóa, dân chính được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thơng
giáo dục theo hướng cơng nơng hóa.
Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp
công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo; lãnh đạo nông dân
làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nơng… đi vào phe
vơ sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà
chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng làm cho họ đứng
trung lập, bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
Giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua Đảng Cộng
sản. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ
phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.

16


Về mối quan hệ quốc tế, Luận cương xác định cách mạng Việt Nam là một
bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và
quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vơ sản Pháp.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng
tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm
giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền
và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân đi tới xã hội cộng
sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương
lĩnh này.
2. Ý nghĩa của hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ

cuối năm 1920 đến đầu năm 1930.
Các tác phẩm lý luận đã vạch trần bộ mặt áp bức bóc lột, những luận điệu
xảo trá, lên án chính sách tàn bạo, tội ác tày trời, âm mưu thâm độc, bản tính xấu
xa của bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai đồng thời lên tiếng thức tỉnh
tinh thần giải phóng dân tộc của của nhân dân các nước thuộc địa và tuyên
truyền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa cộng sản vào thời kỳ ấy.
Thơng qua báo chí, Hồ Chí Minh cũng đã tích cực truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.Các tài liệu
này đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các tầng lớp trí thức tiến bộ và những
người tiên tiến trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Những hoạt
động đó của Người đã dần thức tỉnh những người yêu nước Việt Nam đi vào con
đường của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể nói, qua các tài liệu, báo chí gửi về
nước, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc theo chủ nghĩa Mác- Lênin đã
được truyền bá vào Việt Nam một cách thường xuyên và có hệ thống. Những tư
tưởng cách mạng cơ bản của Lênin được đưa vào nước ta trong một thời gian
dài đã đặt nền móng cho sự hình thành đường lối chiến lược và sách lược của
Đảng mácxit tương lai ở Việt Nam.

17


Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của lý luận, Lênin đã từng khẳng định “khơng
có lý luận cách mạng thì cũng khơng thể có phong trào cách mạng”, “chỉ đảng
nào có được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trịn vai
trị chiến sĩ tiền phong”. Thấm nhuần tư tưởng ấy, Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh
các hoạt động lý luận, các nội dung cốt lõi về cách mạng Việt Nam và nhiều vấn
đề trong đường lối phương pháp cách mạng Việt Nam đã được hình thành trong
nhiều tác phẩm, tạo nên sự chuẩn bị và thống nhất về tư tưởng chính trị và tổ
chức cho sự thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam.
Lấy cơ sở, tiền đề từ những hoạt động lý luận cùng sự đúc rút kinh nghiệm
từ các cuộc cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh với Cương lĩnh chính trị đầu

tiên của đảng “ rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta
là nông dân” đã trở thành kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam dẫn dắt toàn
dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thác nghềnh, đặt dấu mốc chấm dứt cuộc khủng
hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo Việt Nam kéo dài suốt từ cuối thế kỷ 19
sang đầu năm 1930.
III.

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG VỀ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1920 ĐẾN ĐẦU NĂM 1930
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”.
Những luận điểm về cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh được
hình thành, phát triển suốt đời cùng sự biến đổi của thực tiễn cách mạng và quá
trình nhận thức của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1920 đến 1930 đáng
được ghi nhận là một trong những giai đoạn quan trọng bậc nhất trong quá trình
hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí với sự hình thành tư tưởng về cách
mạng giải phóng dân tộc, về đảng cộng sản, về mối quan hệ giữa cách mạng
thuộc địa và cách mạng quốc tế…
Những nội dung tư tưởng hình thành trong giai đoạn này thể hiện ở những
hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và chủ yếu ở các tác phẩm: Bản án chế độ
18


thực dân Pháp (1925), Đường kách mệnh (1927), và các tác phẩm tập hợp
trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930).
1. Về mục tiêu và con đường cách mạng
Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường
cách mạng vơ sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao
động, giải phóng giai cấp cơng nhân, phải kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa

xã hội.
Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với một xuất
phát điểm duy nhất là long yêu nước thương nịi. Người muốn ra nước ngồi,
“xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình”.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đó là tổ chức duy nhất bênh
vực quyền lợi của các thuộc địa mà chưa hề có nhận thức rõ ràng về Chủ nghĩa
Mác – Lênin, về Chủ nghĩa xã hội. Đúng như sau này, Người đã thổ lộ: “Lúc
bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên. Tơi
chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tơi kính yêu Lênin vì Lênin là một
người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tơi chưa hề đọc
một quyển sách nào của Lênin viết.
Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ơng bà” ấy- (hồi đó tơi
gọi các đồng chí của tơi như thế) – đã tỏ đồng tình với tơi, với cuộc đấu tranh
của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, cơng đồn là gì, chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tơi chưa hiểu.” (Con đường dẫn tôi đến
chủ nghĩa Lênin – Bài viết cho tạp chí Các vấn đề phương Đơng (Liên Xô)
nhân dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của V.I.Lênin, năm 1960.)
Tháng 7/ 1920, một sự kiện có tính chất bước ngoặt xảy ra với Hồ Chí Minh,
khi lần đầu tiên Người đọc trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp “Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Theo Người thì tuy bài báo có
những khái niệm chính trị khó hiểu nhưng “cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối
cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tơi rất cảm
19


động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên”.
Từ đó, Người hồn tồn tin theo Lênin, ủng hộ Quốc tế III.
Đó cũng là cơ sở cho quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh 5 tháng sau đó,
tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, Người đã bỏ phiếu tán
thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Người đã đi từ Chủ nghĩa
yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác Lênin.
Hồ Chí Minh khẳng định: bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin. Người
viết: muốn giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác là con đừơng cách
mạng vơ sản. “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nơ
lệ”.
Từ đó, Hồ Chí Minh ra sức tun truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong
nước, thành lập Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành
công.
2. Về Bản chất của cách mạng
“Các mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi
đế quốc xâm lược, giành lại độc lập tự do”.
Đây là một cách nhìn nhận, đánh giá hết sức đúng đắn của Hồ Chí Minh.
Người đã nhìn ra mâu thuẫn cơ bản của một xã hội thuộc địa, đó là mâu thuẫn
dân tộc. Khát vọng lớn lao nhất của người dân là được độc lập, tự do. Vì thế,
trước hết phải thực hiện cuộc dân tộc cách mệnh để đánh đuổi ngoại xâm, thành
lập chính quyền do nhân dân làm chủ. Đó là tiền đề, cũng là điều kiện tiên quyết
để tiến hành đấu tranh giai cấp, xây dựng kinh tế xã hội…v.v.v..
3. Về lực lượng tham gia
Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng, phải tập hợp lực lượng
dân tộc thành một sức mạnh lớn để chống đế quốc và tay sai. Trong Cương lĩnh
20


×