Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.37 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN THÀNH ĐỨC
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC TRÂM
MSSV: 1511271379

Lớp: 15DLK12

TP. Hồ Chí Minh, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI

Ngành: LUẬT KINH TẾ



Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THÀNH ĐỨC
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC TRÂM
MSSV: 1511271379
Lớp: 15DLK12

Tp. Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với các thầy, cô tại Khoa Luật - Đại
học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình
của thầy TS. Nguyễn Thành Đức, với những kinh nghiệm quý giá và những chỉ dẫn
khoa học của thầy đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Bài khóa luận tốt nghiệp được thực hiện một phần trong thời gian tác giả
thực tập tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – Tịa Kinh tế, để có được bài
khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – Tịa Kinh tế, phịng thư ký và đặc biệt
là Phó Chánh Tịa Kinh tế chú Nguyễn Cơng Phú, Thư ký Tịa án chị Lương Thị
Thu Trinh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn thực tế quý giá
trong suốt q trình thực tập, nghiên cứu và hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp
“Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại”.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

Nguyễn Ngọc Trâm



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Ngọc Trâm , MSSV: 1511271379
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chun ngành (có trích dẫn
đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường
và pháp luật.

Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

Nguyễn Ngọc Trâm


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải thích

Tiếng việt

CISG

Contracts for International Sale
of Goods

Công ước Liên Hiệp Quốc về
Hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

CPTPP

The Comprehensive and
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Tồn diện
và Tiến bộ xun Thái Bình
Dương

WTO

The World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giới

UNCITRAL

The United Nations
Commission on International
Trade Law


Ủy ban Liên Hiệp Quốc về
Luật Thương mại quốc tế

UNIDROIT

The International Institute for
the Unification of Private Law

Viện Quốc tế về Nhất thể hóa
pháp luật tư

PICC

Principles of International
Commercial Contracts

Bộ nguyên tắc về hợp đồng
thương mại quốc tế

PECL

Principles of European
Contract Law

Bộ nguyên tắc của Luật hợp
đồng châu Âu

UCP


The Uniform Customs and
Practice for Documentary
Credits

Quy tắc thực hành thống nhất
về tín dụng chứng từ

ICC

Interstate Commerce
Commission

Phịng Thương Mại Quốc Tế


FOB

Free On Board

Điều kiện miễn trách nhiệm
trên boong tàu

VIAC

Vietnam International
Arbitration Centre

Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Trách nhiệm hữu hạn

TMCP

Thương mại cổ phần

Thương mại cổ phần

BLDS

Bộ luật dân sự

Bộ luật dân sự


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................... 2

3.


Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ....................................................... 2

4.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 2

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 4

6.

Kết cấu của đề tài............................................................................................... 4

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG
HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ...................................................................................... 5
1.1

Khái quát về hàng hóa và mua bán hàng hóa ................................................. 5

1.1.1 Khái quát về hàng hóa ...................................................................................... 5
1.1.2 Khái quát về hoạt động mua bán hàng hóa ........................................................ 7
1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động
thƣơng mại ................................................................................................................. 10
1.2.1 Khái quát về hợp đồng .................................................................................... 10
1.2.2 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại ......... 12
1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại ......... 16
1.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thƣơng mại ......... 18
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HÀNG HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ............................................. 21
2.1 Xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thƣơng mại ............... 21
2.1.1 Chủ thể, đối tượng, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa ...................... 21
2.1.2 Các quy định về đàm phán, ký kết của hợp đồng mua bán hàng hóa trong
hoạt động thương mại ........................................................................................... 26
2.1.3 Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại ......... 29
2.2 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thƣơng mại: ......... 30


2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa trong hoạt động thương mại ........................................................................... 30
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa trong hoạt động thương mại ........................................................................... 35
2.3 Chế tài về vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thƣơng
mại 37
2.3.1 Phạt vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương
mại ....................................................................................................................... 37
2.3.2 Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa trong hoạt động thương mại ........................................................................... 39
2.3.3 Đình chỉ thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương
mại ....................................................................................................................... 41
Chƣơng 3: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓATRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI .......................... 44
3.1 Thực tiễn quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong
hoạt động thƣơng mại ............................................................................................... 44
3.1.1. Các quy định về phạt vi phạm và vấn đề quy định tính lãi suất chậm trả do
vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại chưa được
quy định rõ ràng : ................................................................................................. 44
3.1.2 Các quy định về chế tài phạt vi phạm, điều khoản thanh tốn và chủ thể
khơng cịn phù hợp trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương

mại: ...................................................................................................................... 49
3.2 Sự cần thiết hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng trong hoạt động
thƣơng mại: ................................................................................................................ 50
3.2.1. Thương nhân và các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt
động thương mại cần pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thay đổi .............. 51
3.2.2 Những thay đổi về pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa để phù hợp với
pháp luật quốc tế: ................................................................................................. 53


3.3 Kiến nghị giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa trong hoạt động thƣơng mại .................................................................... 57
3.3.1 Quan điểm pháp luật quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt
động thương mại .................................................................................................. 57
3.3.2 Kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng
hóa trong hoạt động thương mại ........................................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 64
PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................................... 68


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ hưởng lợi nhiều từ các
Hiệp định thương mại tự do ( tên viết tắt là FTA) .Có thể kể đến các Hiệp định
thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương, Khu vực thương mại tự do ASEAN, Hiệp định Thương mại Tự do ASEANHồng Kông, Khu vực thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Khu vực thương mại
tự do ASEAN-Trung Quốc ...Các Hiệp định thương mại tự do được kỳ vọng sẽ thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu, mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa
Việt Nam. Trong thời gian tới, khi các cam kết Hiệp định thương mại tự do bước
vào giai đoạn cắt giảm thuế sâu, đặc biệt các Hiệp định thương mại tự do với Hoa

Kỳ, Liên minh Châu Âu có hiệu lực, sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến
nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời giúp đa
dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu
truyền thống.
Tuy nhiên, vấn đề pháp luật và tranh chấp trong hợp đồng vẫn là một thách
thức lớn với các doanh nghiệp nội địa, vốn ở vị trí yếu thế hơn hẳn so với các đối
tác nước ngoài. Nhu cầu hoàn thiện Pháp luật về hợp đồng và hợp đồng mua bán
hàng hoá càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước đòi hỏi của tình hình mới
hiện nay, hàng loạt văn bản pháp luật mới đã được ban hành thay thế cho những
quy định cũ đã trở nên lạc hậu. Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có
một số hạn chế nhất định đang được các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi, bổ sung để
bắt kịp với thực tiễn xã hội nhưng nhìn chung được xem là khá tiến bộ và phù hợp
với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ hiện nay. Sau nhiều lần sửa
đổi, bổ sung các chế định về hợp đồng đã phần nào quán triệt, thể chế hoá các chủ
trương, chính sách về phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước, cụ thể hoá các quyền
về kinh tế, dân sự của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và đáp ứng
được các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các quy định về giao kết,
thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăng cường quyền tự do hợp đồng thông
qua việc các bên được toàn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng,
hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi có vi
phạm.

1


Hợp đồng là một phương tiện quan trọng để tạo lập nên đời sống của con
người, giúp con người đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình thơng
qua việc trao đổi các sản phẩm, dịch vụ và các lợi ích khác. Nó là một phương thức
quan trọng để tổ chức đời sống chung và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Vì vậy
các quy định về hợp đồng luôn luôn chiếm đa phần trong các đạo luật thuộc lĩnh

vực luật tư.
Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều
chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, tiếp đến là
BLDS năm 1995, Luật thương mại năm 1997… và hiện tại tiêu biểu là hai văn bản
pháp luật được ban hành BLDS năm 2015 và Luật thương mại năm 2005. Nhằm
giúp cho hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng
phát triển một cách thuận lợi đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế, mỗi cá nhân cần tìm
hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật, hạn
chế những tổn hại kinh tế khơng đáng có, để các quy định về thương mại thực sự có
ích trong cuộc sống. Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa trong thương mại giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực
hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp rủi ro đáng
tiếc.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu hướng đến của đề tài nhằm nhìn nhận nhiều chiều khác nhau về
pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại ở xã hội phát
triển. Đưa ra những nhận xét cũng như những mặt tiêu cực, mặt tích cực của việc áp
dụng pháp luật vào hợp đồng mua bán hàng hóa ngày nay, những hướng bất lợi cho
các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, tầm quan trọng của pháp luật về
thương mại ngày nay có cịn phù hợp với xã hội hiện đại hay khơng. Từ đó có thể
thấy được các khuyết điểm của pháp luật hợp đồng của Việt Nam để các nhà làm
luật có thể nhìn nhận một cách trực tiếp về sự “ lỗi thời” giữa pháp luật thương mại
Việt Nam và pháp luật thương mại thế giới, nhằm cải thiện tốt hơn các văn bản
pháp luật trong tương lai.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu về nội dung tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động quy
định và áp dụng pháp luật mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại, bên cạnh
2



đó cịn có một số các hoạt động mua bán hàng hóa trong hoạt động dân sự nhằm so
sánh với nội dung mục tiêu đề tài nhằm làm nổi bật hơn các phần về hoạt động mua
bán hàng hóa trong hoạt động thương mại ; Về không gian bao gồm các quy định
pháp luật trong nước và quốc tế ; Về thời gian các thông tin tham khảo, ý kiến tác
giả tham khảo chủ yếu từ 2015 đến 2019 để đưa ra các kiến nghị giải pháp thực tế
nhất. Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật Việt Nam và pháp định pháp
luật quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
trong hoạt động thương mại tác giả nhận thấy đề tài này khá được quan tâm thơng
qua việc tìm hiểu một số giáo trình cũng như đề tài nghiên cứu về pháp luật về
thương mại. Đa số những vấn đề được nhà làm luật khai thác đều có tính lặp lại,
trùng lấp và khơng có tính mới như chưa chỉ nói về vấn đề quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng, vấn đề giao kết chưa phù hợp mà chưa làm rõ hơn các
khuyết điểm mới của pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa. Về đề tài này, tuy có
nghiên cứu thực tế. Vấn đề pháp luật về hợp đồng nói chung pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa trong thương mại nói riêng chỉ được các doanh nghiệp hay
thương nhân quan tâm khi họ xảy ra tranh chấp hợp đồng. Với sứ mệnh và tầm nhìn
mới tác giả mong muốn tìm hiểu, khai thác đề tài để đưa ra một những cái nhìn mới
trong pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại, tìm ra
các thiếu hụt, hạn chế của pháp luật hiện hành, tránh được các rủi ro trong pháp luật
về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại, giúp cho việc giải
quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại liên quan đến pháp luật về hợp
đồng được giải quyết đơn giản hơn, giảm bớt các bước khơng đáng có với những
trường hợp pháp lý mà chúng ta có thể dự đốn được.
Đây là một số các tài liệu tham khảo mà tác giả đã nghiên cứu trong q
trình thực hiện khóa luận bao gồm cả tài liệu trong nước và các tài liệu nước ngoài:
Cuốn sách Tìm hiểu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và đại diện thương
mại của TS.Nguyễn Am Hiểu, Ths. Quản Thị Mai Hường ( 2000); Giáo trình Luật
Thương mại quốc tế - Phần II của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

(2017); Nghiên cứu pháp lý “ Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế”của Luật sư Đặng Bá Kỹ; Hợp đồng thương mại dịch vụ và vai trị của nó đối
với doanh nghiệp của ThS. Hà Công Anh Bảo; On the Principles of Political

3


Economy and Taxation của David Ricardo;…và một số tài liệu tạp chí, bản án mà
tác giả thu thập được trong q trình hồn thành khóa luận.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở là pháp luật của Nhà nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản về pháp luật kinh tế và pháp luật thương
mại đã được ban hành. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và
tổng hợp các tài liệu, giáo trình,sách chun khảo, sách báo chính thống để nghiên
cứu. Ngồi ra, bài viết còn là sự tổng kết thực tiễn trong q trình thực tập tại Tịa
án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nơi cơ quan thực tập của tác giả.
6. Kết cấu của đề tài
Bài báo cáo bao gồm mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và bài khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương
mại.
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
trong hoạt động thương mại.
Chương 3: Thực tiễn quy định của pháp luật và kiến nghị pháp luật về hợp
đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại.

4



Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA
TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI
1.1 Khái qt về hàng hóa và mua bán hàng hóa
1.1.1 Khái quát về hàng hóa
Trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản
phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán1. Khi nghiên cứu phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, C. Mác bắt đầu từ hàng hố. Bởi vì, một mặt, sản xuất tư bản
chủ nghĩa, trước hết là sản xuất hàng hoá đã phát triển cao, trong đó hàng hố là "tế
bào kinh tế của xã hội tư sản". Muốn nghiên cứu "một cơ thể đã phát triển" thì phải
bắt đầu từ "tế bào của cơ thể đó". Mặt khác, "Sản xuất hàng hố và một nền lưu
thơng hàng hố phát triển, thương mại, đó là những tiền đề lịch sử của sự xuất hiện
của tư bản"2. Hàng hóa có thể ở dạng hữu hình như sắt, thép, lương thực, thực
phẩm... hoặc ở dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của
giáo viên, bác sĩ và nghệ sĩ...
David Ricardo cho rằng hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng
và giá trị.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá
trị sử dụng của nó là để cắt; cơng dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng
của nó là để viết. Một hàng hóa có thể có một cơng dụng hay nhiều cơng
dụng nên nó có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
 Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của q trình
sản xuất thông qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết
tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con
người khi sản xuất chúng3.

1

Lê Minh Nghĩa (2005), Giáo trình Kinh tế chình trị Mác – Lênin

C.Mác và Ph.Ăng- Ghen (1995), C.Mác và Ph.Ăng- Ghen toàn tập
3
David Ricardo (1817), On the Principles of Political Economy and Taxation.
2

5


Ngày nay, khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của
hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa. Ví dụ một cái tủ có
thể trao đổi được với hai lượng bạc, trong khi một cái bàn có thể trao đổi được một
lượng bạc. Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của cái bàn. Sự thay đổi và phát
triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa khơng như các
nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển diện
vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu
nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động,... được xem là hàng hóa
trong khi chúng khơng nhất thiết có những tính chất của hàng hóa.
Có thể nói hàng hóa là những vật những thứ mỗi ngày đều xuất hiện trước
mắt chúng ta, hàng hóa được mang ra trao đổi mua bán tạo nên sự biến đổi về giá
trị. Giá trị hàng hóa tăng giảm tùy theo thị trường hàng hóa, hàng hóa có thể biến
đổi giá trị theo mùa, theo xu hướng người tiêu dùng, theo thông tin, phụ thuộc vào
tình hình kinh tế. Gía trị hàng hóa thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội
của mỗi quốc gia, giá trị hàng hóa cũng quyết định phần nào về chất lượng hàng hóa
của một quốc gia kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Cùng một loại hàng hóa
nhưng chất lượng và giá trị ở mỗi nước lại khác nhau nên việc các thương nhân mua
bán hàng hóa từ nước này sang nước khác cũng cho thấy được hình ảnh chất lượng
của hàng hóa đó ở quốc gia xuất khẩu hay quốc gia nhập khẩu.
Chất lượng hàng hóa phản ánh cả một thị trường hàng hóa của một quốc gia.
Gần đây có thể thấy, một số nước sử dụng việc thu mua giá cao, tung tin đồn để các
thương nhân thay đổi xu hướng hàng hóa, làm sai lệnh định hướng thị trường, dẫn

đến hậu quả các thương nhân trong nước phải bán rẻ cho các thương nhân nước
ngoài làm gây nguy hại cho nên thị trường hàng hóa, đó được coi là một cách làm
ảnh hưởng đến kinh tế của một nước, một phương thức gây ảnh hưởng gián tiếp về
mặt chính trị của một quốc gia phát triển đối với một quốc gia đang phát triển. Từ
đó cho thấy được rằng hàng hóa ln đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế nên
pháp luật về hàng hóa cũng cần được quan tâm.
Hàng hóa ngày càng đa dạng về chủng loại, hình thức thì càng sinh ra nhiều
vấn đề pháp luật cần phải quy định để phù hợp với nhu cầu của xã hội. Xã hội phát
triển hàng hóa ngày càng trở nên sáng tạo hơn để theo kịp thời đại thì người tiêu
dùng cũng thay đổi theo, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì hàng hóa
như linh hồn của cả một daonh nghiệp, muốn sản phẩm chất lượng tốt cần có sự đầu
tư từ đầu dây chuyền cho đến thành phẩm. Cịn đối với người tiêu dùng hàng hóa
6


như một thứ gì đó khơng thể thiếu mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu của mỗi người, tạo
nên một thị trường luân phiên không thể kết thúc giữ cung và cầu, người tiêu dùng
và doanh nghiệp.
Ở một số quốc gia hàng hóa này là hợp pháp và bình thường cịn ở một số
quốc gia khác thì lại là hàng hóa bị cấm sản xuất cho đến lưu hành trên cả quốc gia.
Như ta thấy vũ khí, đạn dược, ma túy,… là những mặt hàng quốc cấm ở Việt Nam
nhưng đối với một số quốc gia khác trên thể giới như các quốc gia Châu Âu thì đó
chỉ là những hàng hóa bình thường và thơng dụng.
Hàng hóa có thể là tài sản nhưng không phải mọi tài sản đều là hàng hóa,
định nghĩa về tài sản rộng hơn so với hàng hóa, theo quy định tại Điều 105 BLDS
2015 về tài sản “ tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao
gồm động sản và bất động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có
và tài sản hình thành trong tương lai ” . Về góc nhìn thương mại thì hàng hóa được
hiểu như sau “Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai” quy định tại Khoản 2 Điều 3

Luật Thương mại năm 2005, như vậy không phải mọi loại hàng hóa đều thuộc đối
tượng là hàng hóa thương mại được pháp luật điều chỉnh. Còn tại Luật giá quy định
Khoản 1 Điều 4 Luật giá năm 2012 “Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán
trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại
động sản và bất động sản” , đối với từng lĩnh vực mà luật quy định hàng hóa riêng
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật chuyên ngành.
Trong bài khóa luận về đề tài pháp luật về hợp đồng mua bán trong thương
mại này tập trung đưa ra các hàng hóa là đối tượng của hợp đồng do pháp luật về
thương mại điều chỉnh có thể kể đến là các loại như hàng hóa là động sản, động sản
hình thành trong tương lai hay hàng hóa cấm kinh doanh và kinh doanh có điều
kiện. Tùy vào từng loại hàng hóa mà ta có hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp để
điều chỉnh quan hệ mua bán.
1.1.2 Khái quát về hoạt động mua bán hàng hóa
Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định “Mua bán hàng hố
là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở
hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn
cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” theo quan
7


điểm của Luật thương mại. Mua bán hàng hóa là một loại quan hệ pháp luật, phản
ánh quan hệ hàng-tiền trong kinh tế học. Người bán thực hiện việc chuyển giao
quyền sở hữu một vật, tài sản cho người mua và đổi lại được nhận một khoản tiền
tương ứng với giá trị tài tài sản đã được chuyển giao, ngược lại người mua phải trả
một khoản tiền để đổi lại việc được nhận một tài sản. Tính chất có qua có lại về
quyền lợi được hiểu dưới góc độ Luật Dân sự là hợp đồng đền bù.
Hoạt động mua bán hàng hóa như một hoạt động để giải quyết vấn đề giữa
cung và cầu, người bán cung cấp hàng hóa cho người mua đang có nhu cầu cần mua
loại hàng hóa đó. Chủ thể của hành vi mua bán hàng hóa là bất kỳ cá nhân, tổ chức,
đơn vị nào có nhu cầu về hàng hóa, đều có quyền thực hiện hành vi mua bán hàng

hóa với cá nhân, tổ chức khác trong khuôn khổ năng lực pháp lý và năng lực hành
vi của họ không phân biệt về địa lý hay thành phần kinh tế. Còn về mặt kinh doanh
thương mại được hiểu đơn giản, hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những
hoạt động thương mại của thương nhân với thương nhân, hay thương nhân với một
số đối tác không phải là thương nhân.
Thông thường trong hoạt động mua bán hàng hóa cũng xuất hiện bên thứ ba
là trung gian giữa bên mua và bên bán. Trung gian này có thể là bên cung cấp kho
hàng, bên vận chuyển hoặc nhà phân phối của bên bán. Hàng hóa sẽ được bên trung
gian chuyển giao từ bên bán sang bên mua sau khi có sự thỏa thuận và bên mua trao
cho bên bán một lượng giá trị tương đương với giá trị của hàng hóa đó. Bên thứ ba
cũng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa, vì nếu bên thứ ba
khơng uy tín hoặc xảy ra lỗi khi giao hàng thì sẽ dẫn đến không đạt được thỏa thuận
đã giao kết giữa người mua và người bán, trong những trường hợp đó hoạt động
hàng hóa trở nên khó khăn.
Ngồi ra, hoạt động mua bán hàng hóa được diễn ra dưới hai hình thức chủ
yếu là trong nước và quốc tế. Mua bán hàng hóa trong nước là q trình mua bán
trao đổi hàng hóa khơng có sự dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc khu vực hải
quan riêng biệt có quy chế riêng như khu chế xuất hay khu ngoại quan. Mua bán
hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức là xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu. Hình thức mua bán hàng hóa ở quốc
tế đa dạng hơn so với hình thức mua bán hàng hóa ở trong nước.

8


Trong các hành vi thương mại được quy định trong Luật Thương mại thì
hành vi mua bán hàng hóa được xem là quan trọng hơn cả bởi nó có vai trò to lớn
trong đời sống kinh tế xã hội và nó cũng chi phối những hành vi thương mại khác4 :
 Thứ nhất, hoạt động mua bán hàng hóa là một quá trình gồm nhiều khâu,
là hoạt động thực tế của đời sống và được nhiều chủ thể thực hiện. Trong

cuộc sống thường ngày, các chủ thể cho dù là thương nhân hay không
phải thương nhân, để đáp ứng nhu cầu của mình, vẫn thường xuyên thực
hiện các hành vi mua bán hàng hóa dưới những hình thức có thể khác
nhau và với mục đích riêng của mình nhưng bản chất của các quá trình
đều giống nhau.
 Thứ hai, mua bán hàng hóa là khâu quyết định của hoạt động kinh doanh,
là yếu tố quyết định của hành vi thương mại. Mua bán hàng hóa có vị trí
trung tâm trong hành vi kinh doanh, còn theo lý thuyết về hành vi thương
mại ở các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới thì mua bán là yếu
tố quyết định nên hành vi thương mại độc lập. Trong một hành vi, nếu
khơng có yếu tố mua và bán thì không được coi là hành vi thương mại.
 Thứ ba, hoạt động mua bán hàng hóa là một q trình phổ biến có ý nghĩa
quan trọng trong phần lớn các hoạt động của các chủ thể. Hoạt động mua
bán hàng hóa được coi là một bộ phận hữu cơ, quan trọng của hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, phục vụ trực tiếp đến hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp. Hoạt động này là hoạt động chủ yếu của
các thương nhân. Đồng thời, đó là hoạt động đáp ứng nhu cầu hàng ngày
của mỗi con người. Có thể nói hoạt động mua bán hàng hóa là cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng.
Như vậy, hoạt động mua bán là một hoạt động thường ngày nhưng vẫn
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống con người cũng như trong kinh doanh thương
mại. Hành vi mua bán hàng hóa giữa các chủ thể được xem là sự trao đổi về quyền
sở hữu của hàng hóa và một giá trị tương đương với hàng hóa đó. Hoạt động mua
bán hàng hóa góp phần làm cho doanh nghiệp sản xuất phát triển, đưa sản phẩm của
một quốc gia này đến một quốc gia khác tạo nên một mơi trường hàng hóa đa dạng,
phong phú trên thế giới.

4

Dương Kim Thế Nguyên (2007), Giáo trình Luật Thương mại của Trường Đại học Cần Thơ.


9


1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động
thƣơng mại
1.2.1 Khái quát về hợp đồng
Hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con người thực hiện
các giao dịch nhằm thỏa mãn hầu hết mọi nhu cầu trong đời sống xã hội. Tuy vậy,
trong lịch sử lập pháp của nhân loại, để tìm ra một thuật ngữ chính xác, như thuật
ngữ “ hợp đồng” đang được sử dụng ở nhiều quốc gia hiện nay là việc không mấy
dễ dàng. Nhiều quốc gia cho rằng thuật ngữ “ hợp đồng” (contractus) hình thành từ
động từ “contrahere” trong tiếng La- tinh, có nghĩa là “ràng buộc” , và xuất hiện lần
đầu ở La Mã vào khoảng thế kỷ V-IV trước công nguyên5.
Hợp đồng là một khái niệm xuất hiện từ lâu và hiện tại có khá nhiều khái
niệm về hợp đồng. Chẳng hạn, Điều 1, Bộ luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ
(Uniform Commerce Code – UCC) quy định “hợp đồng là sự tổng hợp các nghĩa
vụ pháp lý phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên”, Luật Hợp đồng năm 1999 của
Trung Quốc quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng, tự nhiên của các tổ chức” 6.
Trong thực tế, trước đây người ta thường dùng một số thuật ngữ để thay thế cho hợp
đồng như: khế ước, giao kèo, văn tự, văn thế, tờ giao ước, tờ ưng thuận, chấp
nhận… Trong giai đoạn ngày nay từ hợp đồng được sử dụng phổ biến hơn bởi tính
bao qt, cơng cụ và tính chức năng của từ này dần dần các văn bản được thay thế
cho các thuật ngữ khế ước, hiệp ước như trước đây trong các văn bản. Đây cũng
được xem là điểm cá biệt ở pháp luật Việt Nam, do các nước chỉ sử dụng từ hợp
đồng để chỉ chung tất cả các loại, còn ở nước ta phân chia ra hợp đồng dân sự, hợp
đồng thương mại, hợp đồng lao động,..
Dù là trong lĩnh vực nào thì hợp đồng vẫn có những điểm chung như đều
được hiểu là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên trên cơ sở tự nguyện, hợp đồng

làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia giao kết, quyền và nghĩa
vụ của hợp đồng chủ yếu gắn liền với lợi ích vật chất của các bên giao kết.
Hợp đồng như việc liên kết thỏa thuận giữa các bên về một chuỗi các vấn đề
pháp lý cần được công nhận và thực hiện như hình thức thực hiện giao dịch, ký kết ,

5

Nguyễn Ngọc Khánh (2007), “Chế định hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự Việt Nam,” , NXB Tư pháp
ThS. Hà Công Anh Bảo (08/10/2013), Bài viết “ Hợp đồng thương mại dịch vụ và vai trò của nó đối với
doanh nghiệp”
6

10


hiệu lực của giao dịch, hậu quả pháp lý của việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của hợp đồng, hình thức chấm dứt và phương thức giải quyết khi có tranh chấp
trong giao dịch, biện pháp đảm bảo giao dịch. Đây được xem là một hình thức
thống nhất các vấn đề trong giao dịch các bên, làm cho các bên cảm thấy có trách
nhiệm hơn với giao dịch đã được ký kết hơn đối với các giao dịch thông thường.
Một số doanh nghiệp vẫn quen sử dụng thuật ngữ “ Hợp đồng kinh tế” trong
hoạt động kinh doanh hằng ngày, nhưng về mặt pháp lý thuật ngữ này được xem
khơng cịn đúng nửa. Ngày nay khi Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989 hết hiệu lực
được thay thế bởi Luật Thương mại năm 2005, BLDS 2015 hay các luật chuyên
ngành khác về hợp đồng nên việc dùng thuật ngữ “ hợp đồng kinh tế” là khơng cịn
hợp lý. Một số doanh nghiệp cho rằng việc sử dụng từ này sẽ làm cho hợp đồng trở
nên quan trọng hơn nhưng thực chất việc áp đặt tên gọi như vậy sẽ dẫn đến việc các
bên áp dụng sai luật cho hợp đồng. Những điều tơi trình bày ở trên về căn cứ pháp
lý và tiêu đề, tên gọi hợp đồng tưởng chừng như nhỏ nhặt, giản đơn, nhưng trên
thực tế lại khơng hề nhỏ chút nào. Bởi vì quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong

hợp đồng có thể bị ảnh hưởng, nhất là trong hoạt động thương mại. Có một số ý
kiến cho rằng chỉ cần dùng tên “Hợp đồng” là được. Nhưng với cái tên như vậy
cũng khơng ổn, bởi khơng nói rõ được nội dung của hợp đồng, mà quy định pháp
luật lại điều chỉnh ngay ở tiêu đề đầu tiên. Như vậy, tốt hơn cả là sử dụng chính
phân loại hợp đồng được điều chỉnh trong Luật Thương mại, Bộ Luật dân sự hay
các luật khác. Tên gọi hợp đồng giúp thể hiện được loại hợp đồng, đối tượng hợp
đồng để các bên dễ dàng áp dụng pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích khi thực hiện
hợp đồng.
Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, bởi vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục
đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên
quan đến hợp đồng. Chính vì lẽ đó mà các chế định về hợp đồng và các vấn đề liên
quan đến hợp đồng trong BLDS năm 2015 chiếm một vị trí nịng cốt với hơn các
quy định chiếm phần lớn trong bộ luật này. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là
nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế
bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp
pháp của bên thứ ba.

11


1.2.2 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại
Trong Luật thương mại 2005 không quy định như thế nào là hợp đồng mua
bán hàng hóa nên ta cần làm rõ từng khái niệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa:
Đầu tiên là từ khái niệm hợp đồng theo từ điển Black’s Law Dictionary đưa
ra hai khái niệm khác nhau về hợp đồng. Định nghĩa thứ nhất: “Hợp đồng là một sự
thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không
làm một việc cụ thể”. Định nghĩa thứ hai: “Hợp đồng là một sự hứa hẹn hoặc một
tập hợp sự hứa hẹn mà đối với việc vi phạm nó, pháp luật đưa ra một chế tài, hoặc
đối với sự thực hiện mà đối với việc vi phạm nó, pháp luật đưa ra một chế tài, hoặc

đối với sự thực hiện nó, pháp luật, trong một số phương diện, thừa nhận như là một
trách nhiệm”7.
Theo Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý- Bộ Tư Pháp thì hợp đồng
thương mại là “Thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với
các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa
các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc
tiến thương mại”8.
Còn đối với khái niệm về hàng hóa theo học thuyết của Kinh Tế Chính Trị
Mác-Lênin thì “Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa cũng được định
nghĩa là sản phẩm của lao động thơng qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là
hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vơ hình như sức lao động. Karl Marx
định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu
cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải
có: Tính ích dụng đối với người dùng; Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi
lao động; Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm”9.
Từ đó ta nhận xét được Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại văn bản có
tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng, tự
nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện, chấm dứt một quan hệ trao đổi
hàng hóa. Như vậy, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương

7

Black’s Law Dictionary (2010), West Publishing Co. (Ninth edition), Oxford.
Viện Khoa Học Pháp Lý - Bộ Tư Pháp (2006), Từ điển luật học, NXB Tư Pháp.
9
Theo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2008) - Cao Thị Tồn, Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin, Nhà xuất
bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.
8

12



mại được hiểu là một loại hợp đồng thương mại, nó là sự thỏa thuận giữa các bên để
thực hiện việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ
mua bán hàng hóa, nhằm mục đích sinh lợi.
So với khái niệm của hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Điều 430
BLDS năm 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo
đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên
bán”. Ta có thể thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ
thể của hợp đồng mua bán tài sản. Điểm phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa
trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản khác là đối tượng hàng hóa và mục
đích sinh lợi. Căn cứ từ những quy định và khái niệm trên ta đưa ra khái niệm hợp
đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại, đây là một dạng hợp đồng vừa
mang tính chất của hợp đồng mua bán tài sản vừa mang tính chất của một hợp đồng
thương mại, nhưng nhìn chung đều nhằm trao đổi mua bán hàng hóa, nhằm mục
đích sinh lợi khi ký kết hợp đồng.
Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong hoạt động thương
mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong hoạt động thương mại là hình thức
hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngồi. Khái niệm về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế trong hoạt động thương mại không được quy định một cách cụ thể
và chính thức trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như các quy định về pháp
luật thương mại ở Việt Nam, nên khái niệm này được hiểu theo nghĩa khái quát thì
được hình thành từ hai khái niệm là khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế và khái
niệm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Từ góc độ thực tiễn pháp lý quốc tế, bản thảo mới nhất của Bộ nguyên tắc
Hague về chọn luật trong hợp đồng thương mại quốc tế (The Hague Principles on
choice of law in international commercial contract) ban hành vào tháng 7 năm 2014
đã đưa ra cách xác định tính quốc tế trong hợp đồng thương mại như sau: “Hợp
đồng được coi là có tính quốc tế trừ khi các bên có trụ sở ở cùng một quốc gia và
mối quan hệ giữa các bên và tất cả các yếu tố có liên quan, không kể vấn đề chọn

luật, đều chỉ liên quan đến quốc gia đó”10. Như vậy, bản thảo của Bộ nguyên tắc
Hague đã sử dụng cách thức loại trừ để xác định tính quốc tế trong hợp đồng
thương mại, tính quốc tế của hợp động được xác định theo tinh thần của Bộ nguyên

10

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Nhà xuất
bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2017, (tr57,133)

13


tắc Hague dựa trên hai yếu tố: một là nếu các bên có trụ sở thương mại tại các quốc
gia khác nhau thì hợp đồng được xem là có yếu tố quốc tế; hai là nếu yếu tố trụ sở
thương mại khơng được thỏa mãn thì sẽ xem xét đến các yếu tố phụ, nếu một trong
các yếu tố phụ của hợp đồng được xác định là không liên quan đến một quốc gia
duy nhất thì hợp đồng được coi là có tính quốc tế. Tiêu chí trụ sở thương mại cũng
được sử dụng nhiều trong các văn bản pháp lý quốc tế liên quan đến lĩnh vực
thương mại quốc tế được ban hành như Công ước về luật thống nhất về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế năm 1964, Công ước NewYork 1974 về thời hiệu tố tụng
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Cơng ước Viên năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, Cơng ước của UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế
năm 1988,…Như vậy, ta có thể thấy tiêu chí trụ sở của các bên trong hợp đồng
thương mại là tiêu chí chung xác định tính quốc tế trong hợp đồng để xác định hợp
đồng thương mại đó có phải là hợp đồng thương mại quốc tế hay không. Từ đây có
thể đưa ra khái niệm cho hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận của các bên
có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ liên quan đến các lĩnh vực của thương mại quốc tế.
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nhìn chung có một số điểm khác biệt
so với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc

tế cũng là sự trao đổi hàng hóa giữa các bên tham gia đổi lấy một khoản tiền hay
một khoản tín dụng nhất định trên cơ sở thỏa thuận của các bên tham gia, nhưng đặc
biệt đó là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là sự trao đổi hàng hóa giữa các
thương nhân thuộc các quốc gia khác nhau để đưa hàng hóa từ quốc gia này đến
quốc gia khác, cũng có thể là hàng hóa được trao đổi trong các đặc khu kinh tế trên
lãnh thỗ của một quốc gia cũng được xem là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Trong Luật thương mại năm 2005 ta có quy định:
“Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế
1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
Khơng chỉ quy định về khái niệm mua bán hàng hóa ở Luật thương mại 2005
còn quy định cụ thể khái niệm từng hình thức ở các Điều 28,29,30. Tuy nhiên, cần
lưu ý các hàng hóa được mua bán trong hoạt động mua bán hàng quốc tế, chỉ các
loại hàng hóa được phép lưu thông thương mại theo quy định của pháp luật quốc gia
14


liên quan mới có thể trở thành đối tượng trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế. Trên
thực tế, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cịn được gọi là hoạt động xuất nhập
khẩu hay hoạt động ngoại thương.
Bên cạnh đó ta cũng nhìn nhận về định nghĩa hoạt động mua bán hàng hóa ở
một số quốc gia trên thế giới. Theo Điều 2 Đạo luật mua bán hàng hóa 1979 của
Anh thì hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng, theo đó người bán chuyển giao
hay cam kết chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua cịn người mua có
nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng. Theo quy định của Điều 1582 BLDS của Pháp thì
hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận, một bên có nghĩa vụ giao hàng cịn
một bên có nghĩa vụ trả tiền hàng. Tại Điều 433 của BLDS của Đức quy định trong
hợp đồng mua bán người bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho

người mua, người mua có nghĩa vụ trả tiền hàng và nhận hàng. Công ước Viên 1980
– Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định cụ
thể tại Điều 1 Khoản 1 như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”11
đây cũng là cách nhìn nhận về định nghĩa được cộng đồng quốc tế chấp nhận rộng
rãi vì Điều ước quốc tế CISG được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực mua bán hàng
hóa quốc tế.
Cơng ước NewYork 1974 về thời hiệu tố tụng trong hợp đồng mua bán hàng
quốc tế, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước
LaHaye 1986 về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán quốc tế được xây dựng trong
phạm vi UNCITRAL, Công ước Genève 1983 về đại diện trong mua bán quốc tế,
các công ước Ottawa năm 1988 về thuê tài chính quốc tế và về bao thanh tốn quốc
tế chỉ sử dụng một tiêu chí duy nhất là địa điểm trụ sở thương mại của các bên để
xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế (trong đó có hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế). Tất cả các cơng ước nói trên, quy định rằng hợp đồng
thương mại quốc tế là hợp đồng được kí kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm
trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, nếu như các quốc gia này tham gia công
ước hay luật của quốc gia tham gia công ước được áp dụng phù hợp với những quy
phạm của luật tư pháp quốc tế12. Rõ ràng có thể thấy việc xây dựng khái niệm hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên yếu tố lãnh thổ cho phép xác định yếu tố
quốc tế của hợp đồng trở nên đơn giản hơn và thiết thực hơn.
Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngồi nhưng khơng phải mọi hợp

11

Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) (1980), Công ước Liên Hiệp Quốc về
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).
12
Luật sư Đặng Bá Kỹ, Nghiên cứu pháp lý “ Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Trang

web của Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư Yên Xuân Luật.

15


đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngồi đều là hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Như ta có thể thấy nếu cả hai thương nhân đều là thương nhân Việt Nam,
có trụ sở đều ở Việt Nam nhưng hợp đồng mua bán hàng hóa của hai thương nhân
này được ký kết tại nước ngoài, thêm vào yếu tố là hợp đồng này được thực hiện tại
Việt Nam thì hợp đồng này khơng được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế.
Nhìn nhận từ hai khái niệm trên về hợp đồng thương mại quốc tế và hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế, các quy định của thế giới về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế thì có thể hiểu một cách khái qt hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế trong hoạt động thương mại là hợp đồng thương mại giữa các thương nhân
có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau nhằm trao đổi, mua bán hàng hóa
xuyên biên giới; Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bên bán có nghĩa vụ
giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, cịn bên mua có nghĩa vụ
nhận hàng và trả tiền hàng, hàng hóa trong hợp đồng sẽ được chuyển giao qua lại
giữa các quốc gia hay đặc khu kinh tế theo sự thỏa thuận của các bên thương nhân
trong hợp đồng.
1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại
Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa:
Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng
buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền địi hỏi bên
kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai
nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của
bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh
toán cho bên bán.
Là hợp đồng ưng thuận: hợp đồng được coi là giao kết tại thời điểm các bên

thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khơng
phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là
hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán có hiệu lực.
Có tính đền bù: bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua
thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận
dưới dạng khoản tiền thanh toán.

16


×