Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Những thay đôỉ cơ bản của pháp luật hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.57 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo những chính
sách của nhà nước về Kinh tế-Chính trị-Văn hóa-Xã hội cũng phaỉ thay đổi
theo để phù hợp với sự thay đổi này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà
nước cần thay đổi pháp luật cho phù hợp với thực tế cuộc sống, giúp cho pháp
luật có thể được thực thi một cách có hiệu quả cao trong cuộc sống đúng với ý
nghĩa cho sự ra đời của nó.
Kinh tế phát triển, quan hệ kinh doanh thương mại cũng phát triển theo.
Các quan hệ kinh doanh thương mại giữa các chủ thể kinh doanh được ghi
nhận thông qua hợp đồng kinh doanh thương mại. Chính vì vậy, nên khi nền
kinh tế có sự thay đổi thì pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại cũng
thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể kinh doanh lúc bấy giờ.
Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế
giới (WTO) thì nó đã đánh dấu một bước phát triển về kinh tế của Việt Nam.
Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì các hoạt động kinh doanh thương
mại rất phát triển, rất đa dạng và phức tạp. Khi đó hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế ngày càng nhiều, các vấn đề phát sinh từ quan hệ hợp đồng này
rất phức tạp. Sự thay đổi này chính là sự gia nhập thị trường quốc tế của các
cá nhân và doanh nghịêp Việt Nam, cũng như sự gia nhập thị trường trong
nước của các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy pháp luật Việt
Nam cần phải thay đổi cho phù hợp, đây cũng chính là nghĩa vụ của một nước
thành viên khi tham gia tổ chức thương mại quốc tế. Chính vì thế nên tôi chọn
đề tài: "Những thay đôỉ cơ bản của pháp luật hợp đồng mua bán hàng
hoá trong kinh doanh thương mại khi Việt Nam trở thành thành viên của
WTO".
1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HOÁ
I.Sự ra đời của pháp luật hợp đồng
Trong cuộc sống, để tồn tại được thì con người phải đáp ứng đủ những
nhu cầu thiết yếu nhất. Những nhu cầu này có thể được đáp ứng do chính bản


thân mình tự làm ra hoặc có thể do người khác cung cấp. Ngay từ thời xa xưa
ông cha ta đã biết trao đổi hàng hoá cho nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Đến ngày nay thì việc mua bán,trao đổi hàng hoá còn mang một ý nghĩa khác
là tạo lợi nhuận, tìm kiếm giá trị, làm tăng tài sản. Xã hội ngày càng phát triển
thì công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao, khi đó
tất yếu phát sinh việc có nhiều người có nhu cầu trùng nhau, tuy nhiên nhà
cung cấp lại chỉ có hạn , điều này dễ dàng nảy sinh các tranh chấp. Để phòng
ngừa những tranh chấp có thể sảy ra thì nhà làm luật phải tạo ra những quy
phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Khi đó pháp luật hợp đồng đã ra
đời, pháp luật hợp đồng ra đời đã rạo ra môi trường pháp lý cho các hoạt động
mua bán hàng hoá, trao đổi nói chung và mua bán trao đổi hàng hoá nói riêng.
Nó góp phần giúp cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có một sân chơi
chung, quy tắc xử sự chung phù hợp và đạt được mục đích của mình.
II. Hợp đồng mua bán hàng hoá
1.Khái niệm hợp đồng
Luật hợp đồng là một trong những luật lâu đời nhất liên quan đến hoạt
động giao lưu dân sự, kinh doanh thương mại. Nói một cách khác, nó đã tồn
tại từ lúc khởi đầu của xã hội có tổ chức. Nếu sự an toàn của con người, tài
sản được đảm bảo trên cơ sở nhưng quy định của luật hình sự thì sự an toàn
cà trật tự trong thế giới kinh doanh lại phụ thuộc vào luật hợp đồng. Hợp đồng
càng ngày càng được xác lập một cách phổ biến hơn, thường xuyên hơn và
tạo thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Dưới
góc độ pháp lý khác nhau, hợp đồng được đề cập đến như là một sự thống
2
nhất ý trí của nhiều người nhằm dung hoà các lợi ích để đạt được điều mà
mình đang hướng tới.
Tuy nhiên ở mỗi nước khác nhau thì nhìn hợp đồng với một quan niệm
khác nhau nhưng nhìn chung hợp đồng được hiểu là sự thống nhất ý chí của
các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này nhằm dung hoà các lợi ích để đạt
được điều mình đang hướng tới.

Về bản chất pháp lý của hợp đồng thì đều là sự thoả thuận giữa các chủ
thêt tham gia quan hệ hợp đồng với mục đích làm phát sinh một hậu quả pháp
lý. Hậu quả pháp lý này có giá trị bắt buộc các bên phải thực hiện đúng theo
hợp đồng.
Theo quy định tại Đ388_BLDS2005 Việt Nam thì : “ Hợp đồng dân sự
là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự”.
2. Nội dung của hợp đồng
2.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung
a. Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung là một hợp đồng dân sự. Chính
vì vậy nó có đặc điểm của một hợp đồng dân sự, đó là sự thoả thuận giữa các
bên trong quan hệ hợp đồng, thể hiện nguyên tắc tự do ý chí của các chủ thể
trong quan hệ hợp đồng. Theo đó các bên tự nguyện thoả thuận với nhau để
xác định nội dung của hợp đồng. Mục đích của sự thoả thuận này là phát sinh
một hậu quả pháp lý có giá trị ràng buộc các bên khi tham gia quan hệ này.
b.Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá
Pháp luật quy định chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá là tất cả
pháp nhân, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Đối với cá nhân phải là người có năng lực hành vi dân sự.Những người
có năng lực hành vi dân sự bao gồm:
-Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (
Trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực
3
hành vi dân sự ) thì có quyền tham gia các quan hệ hợp đồng mà pháp luật
cho phép.
-Người từ đủ 6 tuôỉ đến dưới 18 tuổi là người chưa thành niên và là chủ
thể của quan hệ pháp luật hợp đồng khi được pháp luật cho phép: Đó là những
hợp đồng mà phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý ( người từ đủ 6
tuổi đến dưới 15 tuổi) và những người từ đủ tuổi 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có

tài sản riêng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện
quan hệ hợp đồng mà không cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
c. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá:
Đó là các loại hàng hoá mà pháp luật cho phép mua bán, trao đổi: có thể
đó là các hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, cũng có thể là
các loại hàng hoá phục vục mục đích kinh doanh sinh lời. Đối với những hàng
hoá phục vụ mục đích kinh doanh sinh lời thì phải thoả mãn là những hàng
được phép mua bán, trao đổi (được phép kinh doanh); các loại hàng hoá hạn
chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ quy định của pháp
luật.
d. Khách thể:
Khách thể của hợp đồng mua bán hàng hoá là các hàng hoá đó hay lợi
ích thu được từ việc mua bán hàng hoá đó.
2.2. Hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại:
a. Chủ thể:
Hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại là một loại
hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng. Chính bởi vậy ít nhất điều kiện về chủ thể
của hợp đồng phải đạt đủ điều kiện của chủ thể hợp đồng mua bán hàng hoá
nói chung. Do tính chất đặc biệt của loại hợp đồng này nên pháp luật đã quy
định chỉ những chủ thể đặc biệt và phải đạt đủ điều kiện thì mới được tham
gia quan hệ này.
4
Trước đây khi nhà nước còn độc quyền về ngoại thương thì chủ thể của
các hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại chủ yếu là các
doanh nghiệp nhà nước. Khi nhà nước xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp để
chuyển sang cơ chế thị trường thì các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hợp
đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại được phát triển rộng
hơn, thể hiện quyền tự do kinh doanh của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Khi đó chủ thể của quan hệ hợp đồng này là các thương nhân: bao gồm cả cá

nhân và pháp nhân( các loại hình doanh nghiệp).
b. Đối tượng
Do tính chất đặc biệt của loại hợp đồng này nên đối tượng của hợp đồng
cũng khác với hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường. Với hợp đồng mua
bán hàng hoá thông thường thì đối tượng của nó có thể là các loại hàng hoá
thông thường hay hàng hoá đặc biệt nhưng số lượng của nó là ít. Nhưng riêng
với hàng hoá trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì hàng hoá phải là
những loại có số lượng lớn và phải là những loại hàng hoá được phép kinh
doanh, đối với những hàng hoá hạn chế kinh doanh hay kinh doanh có điều
kiện thì phải tuân thủ những quy định của pháp luật về những hàng hoá đó.
Trong mỗi thời kì khác nhau thì các loại hàng hoá trong kinh doanh
thương mại lại khác nhau. Hiện nay theo quy định tại Điều 3 khoản 2 Luật
thương Mại 2005 thì hàng hoá đó là: “ Tất cả các loại động sản, kể cả động
sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai”.
c. Khách thể
Nếu khách thể của hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường là hàng
hoá và lợi ích thu được từ việc mua bán hàng hoá đó thì khách thể của hợp
đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại chỉ là lợi nhuận.
5
CHƯƠNG II: NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA
PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUA TỪNG
THỜI KÌ
I. Giai đoạn trước năm 1986
Cho đến nửa đầu thế kỉ XX, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam nhìn
chung vẫn được quy định trong một thể thống nhất.
Trong giai đoạn cơ chế tập trung quan liêu bao cấp này thì khái niệm
hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại còn rất mơ hồ. Hợp
đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại trong thời kì này không
khác với hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường cho mấy. Và pháp luật

điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong thời kì này rất ít, hầu như là không có.
Trong thời kì Phong Kiến và trong thời kì Pháp Thuộc thì hầu hết các quan hệ
hợp đồng đều được điều chỉnh bởi các phong tục tập quán, các tục lệ, các quy
phạm đạo đức.
Trong giai đoạn này thì các quan hệ hợp đồng dân sự hầu như bị bỏ ngỏ
và không được chú trọng tới, không một văn bản nào chính thức điều chỉnh
các quan hệ này. Điều này cho thấy vai trò và vị trí mờ nhạt của pháp luật dân
sự nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng.
Khác với hợp đồng dân sự, với xu hướng coi sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể là hai loại hình sở hữu chủ yếu đối với tư liệu sản xuất trong nền kinh
tế kế hoạch hoá tập chung cùng với mô hình quản lý mà các nhà làm luật Việt
Nam tiếp thu từ liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước kia, mộy
ngành luật kinh tế ở Việt Nam đã dần được hình thành và kèm theo đó, pháp
luật về hợp đồng kinh tế cũng được chú trọng và đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong công cuộc xât dựng và quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
giai đoạn này.
6
Hợp đồng kinh tế lần đầu tiên được quy định dưới khái niệm “Hợp đồng
kinh doanh” theo điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh ban hành kèm theo
quyết định số 735/ttg ngày 10/4/1956, đến năm 1960 khái niệm “ Hợp đồng
kinh tế” chính thức được sử dụng trong điều kiện tạm thời về chế độ hợp đồng
kinh tế ban hành kèm theo nghị định số 54 của Chính Phủ quy định về chế độ
hợp đồng kinh tế thay thế cho nghị định số 004/NĐ_TTg.
Với đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là sự phát triển kinh tế theo kế
hoạch tập trung cao độ nên pháp luật hợp đồng kinh tế thời kì này đã phản
ánh đúng bản chất và chức năng của hợp đồng khác hẳn với bản chất nguyên
gốc của nó.
Về chức năng : Hợp đồng kinh tế là căn cứ thực hiện và hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch của nhà nước.
Về dấu hiệu : Hợp đồng kinh tế được phân biệt với hợp đồng dân sự ở

khía cạnh chủ thể và mục đích kí kết hợp đồng. Các chủ thể này kí kết hợp
đồng với nhau trên cơ sở sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước. Quan hệ
hợp đồng kinh tế thời kì này không phản ánh đúng bản chất của quan hệ hàng
hoá, tiền tệ. Hợp đồng kinh tế cũng mất đi giá trị đích thực của mình với tư
cách là hình thức pháp lý chủ yếu của quan hệ kinh tế.
II.Giai đoạn sau năm 1986
Bước sang cơ chế thị trường, trong điều kiện đổi mới, khi quyền tự do
kinh doanh được xem như một quyên tắc hiến định thì nguyên tắc tự do, tự
nguyện, bình đẳng, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm về tài sản được coi là
nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hợp đồng. Cũng chính nguyên tắc đó, cùng
nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm về
tài sản được coi là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hợp đồng. Cũng chính
nguyên tắc đó cùng nguyên tắc tự định đoạt của việc giải quyết tranh chấp đã
chi phối toàn bộ quan hệ trao đổi của nền kinh tế thị trường. Điều đó dường
như đã làm mờ nhạt ranh giới đã được xác định giữa hợp đồng kinh tế và hợp
đồng dân sự trong cơ chế kế hoạch hoá. Để thích ứng với cơ chế kinh tế mới,
7
hợp đồng kinh tế đã buộc phải xác định lại tiêu chí nhận dạng của nó bao
gồm: Chủ thể, mục đích và hình thức hoạt động.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 ngay tại Đ1 đã định nghĩa về
hợp đồng kinh tế với bản chất hoàn toàn mới so với trước đây : “ Hợp đồng
kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu, giao dịch giữa các bên kí kết
về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh
doanh có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng
cà thực hiện kế hoạch của mình “.
Như vậy, pháp luật hợp đồng kinh tế trong giai đoạn mới đã phản ánh
một cách nhìn nhận hoàn toàn khác về hợp đồng kinh tế, theo đó thừa nhận
nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng , thừa nhận địa bình đẳng của các bên
tham gia hợp đồng kinh tế và quan trọng hơn đó là gỡ bỏ những ràng buộc về

trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng trước nhà nước, hạn chế sự can
thiệp và chỉ đạo sâu của nhà nước vào trong mối quan hệ này, thừa nhận mục
đích kí kết hợp đồng của các bên là nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của chính mình.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế là văn bản pháp luật có thể coi là đầu tiên
điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại một
cách rõ ràng nhất.
Nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi và ngày một
phát triển dẫn đến các quan hệ kinh doanh thương mại cũng phát triển theo
đòi hỏi pháp luật phải có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp.
Từ khi có pháp lệnh hợp đồng kinh tế cho đến khi bộ luật dân sự ra đời
thì sự khác biệt cơ bản nhất giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế chính
là mục đích kí kết hợp đồng. Mục đích kí kết hợp đồng kinh tế là nhằm phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục đích của hợp đồng dân sự chỉ nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dung.
8
Tuy nhiên, cho đến khi bộ luật dân sự 1995 ra đời ( Bộ luật này được
Quốc Hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực 1/7/1996 ) thì ranh giới
giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự càng trở nên mong manh khó xác
định. Khái niệm hợp đồng dân sự bao chum lên khái niệm hợp đồng kinh tế.
Việc khó xác định ranh giới giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự
đã làm cho quan hệ hợp đồng trong kinh doanh thương mại không đi vào cuộc
sống hay pháp luật khó được thực thi. Việc khó phân biệt này sẽ tất yếu dẫn
đến việc xác định sai quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và khi
sảy ra tranh chấp thì không biết thẩm quỳên giải quyết thuộc về ai, nếu như
trong hợp đồng các bên không thoả thuận về phương thức giải quyết tranh
chấp.
Trước bối cảnh ấy, khoa học pháp lý Việt Nam đã và đang phải đối mặt
với một vấn đề thực tiễn nan giải là : Liệu luật kinh tế có thể tồn tại với tư
cách là một ngành luật độc lập hay không? Và số phận của hợp đồng kinh tế

trong cơ chế kinh tế mới như thế nào khi mà điều kiện kinh tế xã hội khách
quan, nơi mà nó được sinh ra để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là cơ chế
kinh tế kế hoạch hoá tập trung không còn nữa?.
Khi sự tồn tại song song và đồng thời của hai hợp đồng kinh tế và hợp
đồng dân sự còn đang gây nhiều tranh cãi thì năm 1997, Luật Thương Mại ra
đời ( Quốc Hội thông qua ngày 10/5/1997), trong đó điều chỉnh các hành vi
thương mại của thương nhân và quy định một số hợp đồng đặc thù trong lĩnh
vực thương mại. Có thể nói đây là một văn bản chứa đựng nhiều tư tưởng tiến
bộ và phối hợp với quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế thị
trường. Tuy nhiên trong bối cảnh luật pháp Việt Nam mà cụ thể là pháp luật
về hợp đồng Việt Nam thì sự ra đời của Luật Thương Mại lại góp phần làm
rắc rối thêm những khó khăn trong việc áp dụng và thực thi pháp luật hợp
đồng. Được xây dựng không dựa trên quan điểm nhất quán nào về mối quan
hệ với Luật Dân Sự cũng như không nhằm làm thay thế Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế hay dung hoà những mâu thuẫn nội tại trong pháp luật về hợp đồng
9
của Việt Nam, vô tình Luật Thương Mại lại càng làm nổi bật hơn những
vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn trong hệ thống các quy định về hợp
đồng của chúng ta.
Luật Thương Mại điều chỉnh hành vi thương mại của các thương nhân,
đồng thời quy định một số loại hợp đồng cụ thể trong lĩnh vực thương mại với
các yêu cầu về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, phương thức giải quyết
tranh chấp, thời hiệu giải quyết tranh chấp khá khác biệt. Luật này một phần
lặp lại các nguyên tắc của Luật Dân Sự về hợp đồng, mặt khác lại không quy
định mộ cách toàn diện và đầy đủ các vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp
đồng trong khi cũng không dẫn chiếu đến các văn bản điều chỉnh khác. Vì
vậy, một số quan hệ hợp đồng thương mại đồng thời cũng rơi vào tầm điều
chỉnh của hợp đồng kinh tế, một số khác lại rơi vào phạm vi điều chỉnh của
Luật Dân Sự, dẫn đến sự khác nhau trong cơ chế điều chỉnh và áp dụng luật
đối với các quan hệ mang bản chất giống nhau.

Để giải quyết vấn đề này và đồng thời đáp ứng theo nền kinh tế mở cửa
và đang dần hội nhập với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì
đòi hỏi nhà lập pháp phải thay đổi pháp luật cho phù hợp.
Theo điều kiện đó thì Bộ Luật Dân Sự 2005 ( Quốc Hội thông qua ngày
14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 ). Văn bản pháp luật này ra đời và
có hiệu lực cũng là lúc chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
1989. Cũng trong năm 2005 thì Luật Thương Mại 2005 (Quốc Hội thông qua
ngày 14/6/2005 ) ra đời thay thế cho Luật Thương Mại 1997. Khi hai văn bản
này ra đời thì hầu như chấm dứt hay hạn chế tối đa việc quy định lẫn lộn giữa
hai loại hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Và tại Luật Thương Mại 2005
đã cho thấy rõ nét nhất về những thay đổi của pháp luật hợp đồng mua bán
hàng hoá trong kinh doanh thương mại khi Việt Nam sắp trở thành thành viên
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Những thay đổi này được thể hiện
chính thông qua những quy định mới, khác của hợp đồng mua bán hàng hoá
trong Luật Thương Mại 2005 so với Luật Thương Mại 1997.
10
III. Những thay đổi cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá
trong kinh doanh thương mại được quy định trong Luật thương
mại 2005 so với Luật thương mại 1997.
1. Chủ thể
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá là thương nhân và các tổ chức,
cá nhân không phải là thương nhân.
Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định
tại Luật Thương Mại 1997 khác với Luật Thương Mại 2005;Theo Điều 17_
Luật Thương Mại 1997 quy định: “ Hộ gia đình, tổ hợp tác có đủ điều kiện để
kinh doanh thương mại theo quy định của pháp lụât nếu có yêu cầu hoạt động
thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân”; Còn theo quy định của Luật
Thương Mại 2005 thì hộ gia đình và tổ hợp tác không được xếp là tổ chức hay
cá nhân cho nên nó sẽ không phải là thương nhân.

2. Đối tượng
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá là hàng hoá
Theo Điều 5 khoản 3_ Luật Thương Mại 1997 quy định hàng hoá chỉ
bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng,
các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh
dưới hình thức cho thuê, bán. Theo đó, nhiều loại tài sản khác không được coi
là hàng hoá như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu,
và các chứng từ có giá, bí quyết và các loại tài sản vô hình khác. Việc giải
quyết tranh chấp có liên quan đến các loại tài sản này sẽ không được coi là
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh thương mại theo
pháp luật Việt Nam. Như vậy, quy định về hàng hoá của Luật Thương Mại
1997 là đối tượng hẹp so với thông lệ quốc tế, điều này đã gây ra những khó
khăn nhất định khi chúng ta gia nhập WTO.
11
Theo Điều 3 khoản 2_ Luật Thương Mại 2005 đã mở rộng quy định về
hàng hoá. Theo đó, hàng hoá bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản
hình thành trong tương lai; và các vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, khái
niệm về hàng hoá vẫn còn hạn chế, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong quy
định này : Hàng hoá chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình. Như vậy các loại
tài sản vô hình khác như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…..chưa
được thừa nhận là hàng hoá. Trong khi đó các văn bản khác như Bộ Luật Dân
Sự 2005, Luật Đất Đai 2003 quy định người có quyền sử dụng đất có quyền
chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp…..thậm chí thừa nhận trên thực tế sàn
giao dịch về quyền sử dụng đất.
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá là cách thức thể hiện ý chí
thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nó có thể thực hiện bằng
lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại
hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn
bản thì phải tuân theo các quy định đó. Hình thức văn bản bao gồm cả điện

báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác.
Các hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá đó đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp cho các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hoá có thể lựa chọn hình
thức phù hợp nhất đảm bảo quyền lợi của mình. Những quy định của Luật
Thương Mại Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá,
đã bước đầu tạo ra những quy định tương thích với không gian pháp lý quốc
tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập khi các chủ thể có quan hệ hợp đồng thương
mại quốc tế. Như vậy Luật Thương Mại 2005 đã vượt ra và khắc phục được
hạn chế về hình thức hợp đồng do các văn bản pháp luật trước đó quy định về
vấn đề này, ví dụ như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Quy định này cũng khắc phục được hạn chế của Luật Thương Mại 1997.
Luật Thương Mại 1997 có sự phân biệt về hình thức giữa hợp đồng mua bán
hàng hoá trong nước với hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước
12

×