Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề thi thử Olympic môn Địa lớp 10 năm 2020 - 2021 THPT Ngô Gia Tự - Lần 3 có đáp án | Lớp 10, Địa lý - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.9 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK</b>


<b>TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 1(4 điểm)</b>


a. Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trong vùng nội chí tuyến.
b. Thành phố Hồ Chí Minh có vĩ độ 10ᴼ47’B, hãy tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại đây.
c. Tìm sự khác nhau giữa frông và dải hội tụ nhiệt đới?


<b>Đáp án câu 1</b>


a. Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời (2 điểm)


<i>- Khái niệm: chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng khơng có thực.</i>


Trong năm những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm
trong vùng nội chí tuyến khiến ta cảm thấy Mặt Trời di chuyển giữa 2 đường chí tuyến.(0,5
điểm)


<i>- Mơ tả hiện tượng (1 điểm)</i>


+ Ngày 21/3 Mặt Trời ở xích đạo, tia sáng Mặt Trời chiếu vng góc với tiếp tuyến của bề
mặt đất tại xích đạo. Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 tại xích đạo.


+ Sau ngày 21/3 Trời di chuyển dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc ngày
22/6.


+ Sau ngày 22/6 Mặt Trời di chuyển về xích đạo và lên thiên đỉnh tại xích đạo lần 2 vào ngày
23/9.


+ Sau ngày 23/9 Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến nam và lên thiên đỉnh tại chí


tuyến nam vào ngày 22/12.


+ Sau ngày 23/12 Mặt Trời di chuyển lên xích đạo và tiếp tục một chu kì chuyển động biểu
kiến mới.


<i>Kết luận: Trong vùng nội chí tuyến Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần, tại chí tuyến lên thiên đỉnh</i>


1 lần, ngoại chí tuyến khơng có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.(0,25 điểm)


<i>- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động xung quanh</i>
Mặt Trời ( 0,25 điểm).


b. Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh vĩ độ 10ᴼ47’B ( 1 điểm)
Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến bắc mất 93 ngày đi được 23ᴼ27’.
Vậy một ngày Mặt Trời di chuyển được: 23ᴼ27’/93 = 0ᴼ15’08’’


Để di chuyển từ xích đạo đến 10ᴼ47’B mất : 10ᴼ47’/0ᴼ15’08’’ = 43 ngày


Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 tại Tp Hồ Chí Minh là: 23/3 + 43 ngày = 3/5 ( 0,5 điểm)
Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2 tại Tp Hồ Chí Minh là: 23/9 - 43 ngày = 11/8 ( 0,5 điểm)
(Lưu ý cho phép sai số 1 ngày)


c. Sự khác nhau giữa frông và dải hội tụ nhiệt đới (1 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Mỗi bán cầu có 2 frơng căn bản là frơng ơn đới (FP) và frơng địa cực (FA), cịn dải hội tụ
nhiệt đới chỉ có một, chung cho 2 bán cầu. (0,25điểm)


- Vị trí hoạt động khác nhau: frơng hoạt động trên phạm vi rộng tại các vùng ngoại chí tuyến
chủ yếu đặc biệt tại vĩ độ trung bình, cịn dải hội tụ thì chủ yếu hoạt động trong vùng nội chí
tuyến. (0,25điểm)



- Ảnh hưởng đến thời tiết: dải hội tụ thường gây mưa lớn hơn do các dịng thăng khơng khí
ẩm, cịn frơng mưa do đoạn nhiệt khi khối khơng khí nóng trườn trên khối khơng khí lạnh và
diễn biến thời tiết biến đổi phức tạp hơn .(0,25điểm)


<b>Câu 2(4 điểm)</b>


a. Trình bày và giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ địa lí? Tại sao chế độ nước sơng
Mê Kơng lại điều hịa hơn sơng Hồng?


b. Chứng minh rằng sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất thể hiện rõ cả quy luật địa
đới và quy luật phi địa đới.


<b>Đáp án câu 2</b>
a.(2 điểm)


* Sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ (1 điểm)


- Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất do nhiệt độ cao đối lưu mạnh, áp thấp xích đạo, mặt đêm
là biển- đại dương và rừng rậm xích đạo, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh.( 0,25 điểm)
- Khu vực chí tuyến mưa tương đối ít do áp cao ngự trị, tỉ lệ diện tích lục địa lớn, chủ yếu là
gió thổi đi khơng có gió thổi tới.( 0,25 điểm).


- Khu vực ôn đới mưa khá nhiều do áp thấp ôn đới, gió Tây ơn đới frơng ơn đới hoạt động.
( 0,25 điểm).


- Càng về cực lượng mưa càng ít dần do nhiệt độ thấp, áp cao địa cực tồn tại nên hơi nước
khó bốc hơi hình thành mây mưa ( 0,25 điểm).


* Thủy chế sơng Mê Kơng điều hịa hơn sông Hồng (1 điểm)



- Sông Mê Kông chế độ nước điều hịa khơng phức tạp lũ lên chậm rút chậm do: diện tích lưu
vực lớn, địa hình khá bằng phẳng, sơng dạng lơng chim, có Biển Hồ điều tiết nước, mạng lưới
sơng ngịi kênh rạch dày đặc, khi đổ ra biển qua 9 của nên thoát nước khá nhanh so với sông
Hồng(0,5 điểm)


- Sông Hồng lũ lên nhanh và rút chậm do: địa hình lịng sơng dốc, sơng dạng hình nan quạt
nên lũ tập trung nhanh khả năng vỡ đê lớn, rừng đầu nguồn bị tàn phá mạnh, có 3 của sơng
chính nên thốt nước chậm(0,5 điểm)


<i>(Thí sinh nêu được 3 nguyên nhân trở lên thì cho hết điểm)</i>


b. Chứng minh sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất thể hiện rõ cả quy luật địa đới và
phi địa đới.(2 điểm)


* Quy luật địa đới (1 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Trên Trái Đất hình thành 7 vành đai nhiệt (0,25 điểm)
* Quy luật phi địa đới (1 điểm)


- Phân bố theo lục địa và đại dương (0,5 điểm)


+ Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất luôn thuộc về lục địa.
+ Biên độ dao động nhiệt ở đại dương luôn nhỏ hơn lục địa.
+ Nhiệt độ trung bình năm ở chí tun lớn hơn ở xích đạo.
- Phân bố theo địa hình (0,5 điểm)


+ Theo độ cao: trong tầng đối lưu nhiệt độ giảm dần theo độ cao ( giảm 0,6 ᴼC/100m).


+ Các dãy núi cao hướng kinh tuyến làm giảm ảnh hưởng của biển và đại dương vào sâu trong


đất liền làm thay đổi nhiệt độ theo chiều đông tây.


+ Nhiệt độ còn phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn.
<b>Câu 3(4 điểm)</b>


a. Chỉ rõ những điểm khác nhau về cơ cấu dân số theo tuổi và cơ cấu dân số theo giới của
nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển?


Tại sao ở các nước đang phát triển tỉ lệ dân số nữ lại ít hơn dân số nam?
b. Cho bảng số liệu sau


Châu lục Diện tích(triệu km2) Dân số năm
1995(triệu người)


Dân số năm
1998(triệu người)


Châu Đại Dương 8,5 28 35


Châu Á( trừ Nga) 31,8 3458 4052


Châu Âu(cả Nga) 23 727 736


Châu Mĩ 42 775 915


Châu Phi 30,3 728 967


Thế giới 135,6 5716 6705


Nhận xét và giải thích tình hình phân bố dân cư thế giới?


<b>Đáp án câu 3</b>


a. Chỉ rõ sự khác nhau về cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới của 2 nhóm nước phát triển và
đang phát triển, giải thich ( 1,5 điểm)


- Cơ cấu dân số theo giới (0,5 điểm)


+ Các nước phát triển có tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam.
+ Các nước đang phát triển tỉ lệ nam cao hơn tỉ lệ nữ.
- Cơ cấu dân số theo tuổi (0,5 điểm)


+ Các nước phát triển cơ cấu dân số già.
+ Các nước đang phát triển cơ cấu dân số trẻ.


* Các nước đang phát triển tỉ lệ dân số nữ lại ít hơn dân số nam (0,5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Do tập tục và tâm lí xã hội trọng nam khinh nữ tồn tại từ lâu đời cùng với sự tiến bộ của y tế,
khoa học kĩ thuật có thể can thiệp sinh con theo ý muốn nên làm sự chênh lệch giới tính ngày
càng tăng cao đặc biệt là tại châu Á (0,25 điểm)


b. Nhận xét và giải thích tình hình phân bố dân cư các châu lục (2,5 điểm)
* Nhận xét (1,0 điểm)


- Bảng số liệu mật độ dân số đã xử lí (0,25 điểm)


Châu lục Diện


tích(triệu
km²)



Mật độ dân số năm


1995(người/km²) Mật độ dân số năm2008(người/km²)


Châu Đại Dương 8,5 3 4


Châu Á( trừ liên bang Nga) 31,8 108 127


Châu Âu (cả liên bang Nga) 23 31 32


Châu Mĩ 42 18 22


Châu Phi 30,3 24 32


Toàn thế giới 135,6 42 49


- Dân cư phân bố không đều giữa các châu lục và có sự biến động theo thời gian(0,25 điểm)
- Châu Á có mật độ dân số cao nhất : 127 người/km²- 2008 và tăng nhanh nhất :từ 108 đến
127 người/km ( 0,25 điểm)


- Các châu lục cịn lại có mật độ thấp hơn mức trung bình thế giới . Thấp nhất là châu Đại
Dương: 4 người/km-2008 (0,25 điểm)


* Giải thích (1,5 điểm)


- Bức tranh phân bố dân cư trên thế giới chịu tác động của nhiều nhân tố: điều kiện tự
nhiên-tài nguyên thiên nhiên; trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế;
lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư. Các nhân tố này có sự phân hóa trong khơng gian tạo
nên sự khác nhau trong phân bố dân cư các châu lục và các khu vực.(0,5điểm)



- Trong các nhân tố trên nhân tố có vai trị quan trọng nhất là trình độ phát triển và tính chất
của nền kinh tế (1 điểm)


+ Châu Á có mật độ dân số cao nhất vì tập trung các nước đang phát triển với nền nông
nghiệp lúa nước từ lâu đời cần nhiều lao động.


+ Châu Âu có mật độ dân số đứng thứ 2 chỉ sau châu Á vì trình độ phát triển kinh tế hàng đầu
thế giới với vai trò là một trong 3 trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.


+ Châu Phi có mật độ dân khá cao do đang trong quá trình bùng nổ dân số nên dân tăng nhanh
kéo theo mật độ cũng tăng.


+ Châu Mĩ và châu Đại Dương mật độ dân số thấp vì là các tân lục địa mới mới được khai
phá vài thế kỉ gần đây. Mật độ dân số tăng chủ yếu do nhập cư.


<b>Câu 4 (4 điểm)</b>


a. Phân tích đặc điểm ngành chăn ni? Tại sao nói: đối với các nước đang phát triển việc đưa
chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp là phương châm đúng đắn nhưng
khơng dễ thực hiện?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Đáp án câu 4</b>
a.(2 điểm)


* Đặc điểm ngành chăn nuôi (1 điểm)


- Cơ sở thức ăn là nhân tố quan trọng nhất với sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.(0,5
điểm)


+ Thức ăn cho chăn nuôi lấy từ ngành trồng trọt(là nguồn thức ăn quan trọng nhất).


+ Thức ăn từ tự nhiên.


+ Thức ăn qua chế biến công nghiệp
+ Phụ phẩm thủy sản.


↦ Nguồn thức ăn dồi dào chăn ni có điều kiện phát triển.


- Cơ sở thức ăn trong chăn ni có sự tiến bộ vượt bậc nhờ có những tiến bộ KH-KT(0,25
điểm)


+ Đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, quá trình trồng các giống cỏ mới góp phần chủ động trong
cung cấp nguồn thức ăn.


+ Thức ăn của CNCB ngày càng phong phú hơn và chất lượng được nâng cao.


- Hình thức trong chăn ni có sự thay đổi : chăn thả - nửa chuồng trại - chuồng trại - chăn
nuôi công nghiệp (0,25 điểm)


* Các nước đang phát triển đưa chăn ni thành ngành sản xuất chính là phương châm đúng
nhưng không dễ thực hiện (1 điểm)


- Phương châm đúng (0,5 điểm)


+ Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (đạm) cho con người, đảm bảo cân
đối trong khẩu phần ăn.


+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thực
phẩm, hàng hóa cho xuất khẩu thu ngoại tệ


+ Tạo việc làm cho lao động, cung cấp sức kéo và phân bón cho nơng nghiệp .



+ Tạo sự cân đối trong cơ cấu ngành nông nghiệp là cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững.
- Không dễ thực hiện (0,5 điểm)


+ Thiếu vốn, kĩ thuật.


+ Cơ sở thức ăn chưa vững chắc do dân số đơng.
+ Thiếu giống có năng suất, chất lượng cao.


+ Thú y, chuồng trại chưa đảm bảo, thị trường tại chỗ nhỏ bé...
b. Sự khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp.
* Khác nhau (0,75 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- TTCN khơng có ranh giới rõ ràng, gắn liền với đô thị vừa và lớn dân số đơng. Khu cơng
nghiệp có ranh giới rõ ràng, khơng có dân cư sinh sống.


- Khu cơng nghiệp có ban quản lí riêng nhưng TTCN khơng có.


* Thành phố Hồ chí Minh trở thành TTCN lớn của nước ta ( 1,25 điểm)


- Vị trí địa lí thuận lợi: Nằm trong vùng Đông Nam Bộ là vùng nguyên liệu cây công nghiệp
lớn nhất cả nước,liền kề đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm lương thực thực phẩm ,
nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam với vai trò là một đỉnh của tam giác tăng trưởng.
- Cơ sở hạ tầng đảm bảo: là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất phía nam với sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn cùng nhiều tuyến đường hiện đại. Thông tin liên lạc, khả năng
cung cấp điện nước tốt.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện, nhiều truờng đại học và trung tâm nghiên cứu lớn....
- Thành phố đông dân nhất cả nước với lực lượng lao động đơng đảo và có trình độ kĩ thuật
cao.



- Chính sách cởi mở, cùng nhiều điều kiện thuận lợi nên thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài
nước.


<b>Câu 5( 4 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau</b>


Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010


Năm 2005 2007 2009 2010


Sản lượng ( nghìn tấn) 3467 4200 4870 5128


Khai thác( nghìn tấn) 1988 2075 2280 2421


Ni trồng ( nghìn tấn) 1479 2125 2590 2707


Giá trị sản xuất( tỉ đồng, giá so
sánh 1994)


38784 47014 53654 56966


<i>(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2010 , Nhà xuất bản Thống Kê, 2011)</i>


a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị sản xuất và sản lương thủy sản của nước ta giai
đoạn 2005- 2010.


b. Nhận xét tình hình phát triển ngành thủy sản từ biểu đồ đã vẽ và giải thích?
<b>Đáp án câu 5</b>


a.Vẽ biểu đồ (2 điểm)



- Dạng biểu đồ đường cột kết hợp có 2 trục tung: cột chồng thể hiện sản lượng thủy sản,
đường thể hiện giá trị sản xuất. Dạng khác không cho điểm.


- Yêu cầu chính xác trên cả trục tung và trục hồnh về tỉ lệ: nghìn tấn, tỉ đồng và năm. Mỗi
yếu tố khơng chính xác trừ 0,25 điểm.


- Có tên biểu đồ và chú giải, thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm.
b.Nhận xét và giải thích(2 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất đều tăng ( 1661nghìn tấn - 1,47 lần, 18182 tỉ
đồng-1,46 lần )


- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác( nuôi trồng tăng 1,83 lần, khai
thác tăng 1,21 lần)


- Năm 2005 sản lương khai thác lớn hơn khai thác, từ 2007 sản lượng khai thác nhỏ hơn ni
trồng, cơ cấu ngành thủy sản có sự thay đổi.


* Giải thích (1 điểm)


- Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng và giá trị sản xuất là do mở rộng thị trường cả
trong và ngoài nước đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Hoa Kì, Eu. Ngồi ra phải kể đên những
thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội như phương tiện, chính sách, cơng nghiệp chế biên...
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác do nuôi trồng chủ động hơn cả về sản lượng
và chất lượng thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường.


</div>

<!--links-->

×