Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ y học FULL (nội KHOA) kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đtđ týp 2 tại BVĐK huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.3 KB, 97 trang )

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi .Các
số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 12 năm
Tác giả luận văn

LỜI CÁM ƠN


3

Trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.Tôi đã
nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy, cơ, bạn bè đồng nghiệp và gia
đình.Với lịng biết ơn vơ hạn tơi xin được giử lời cảm ơn sâu sắc tới :
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Bộ mơn Nội, Phịng Quản lý đào tạo sau Đại
Học, Phòng nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế, Các thầy cô giáo
Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
Ban Giám đốc, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Khoa sinh hóa,
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, Ban Giám đốc, Khoa Khám bệnh, Khoa Xét
nghiệm, Phòng kế hoạch - nghiệp vụ và các khoa phòng của Bệnh viện Đa
khoa huyện Đại Từ.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới TS.
Nguyễn Trọng Hiếu Phó trưởng Bộ môn Nội Trường Đại Học Y – Dược Thái
Ngun, người thày đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn anh em, bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã động viên tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong qua trình học tập


và nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn.
Thái nguyên, tháng 12 năm 2012
Tác giả

TRẦN VĂN PHƯỢNG


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ADA

: Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
(American Diabetic Asosciation)

ALT

: Alanin Amino Transferase

AST

: Aspartate Amino Transferase

BMI

: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

ĐTĐ

: Đái tháo đường


HA

: Huyết áp

HbA1c

: Hemoglobin gắn đường (Glycosylated Hemoglobin)

HDL

: High Density Lipoprotein (Lipoprotein có tỷ trọng cao)

IDF

: Hiệp hội đái tháo đường quốc tế
(International Diabetes Federation)

IGT

: Rối loạn dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance)

IFG

: Rối loạn glucose lúc đói (Impaired Fasting Glucose)

FPG

: Glucose huyết tương lúc đói
(Fasting Plasma Glucose)


RLDNG

: Rối loạn dung nạp glucose

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................................................................
MỤC LỤC .........................................................................................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................................................................................

1

Chương 1: TỔNG QUAN ..............................................................................................................................................

3

1.1.Định nghĩa ...............................................................................................................................................................................

3

1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường .....................................................................................


4

1.3. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh đái tháo đường.................................................................................

7

1.4. Sinh lý bệ nh đá i thá o đườ ng týp 2 ..................................................................................................................

9

1.5. Đặc điểm lâm sàng và biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ................................. 11
1.6. Các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường ................................................................................

1.7. Giá trị của HbA1C trong điều trị và hiệu quả kiểm soát glucose
máu với biến chứng của bệnh đái tháo đường typ 2 ..........................................................
1.8. Một số nghiên cứu về bệnh đái tháo đường typ 2 trên thế giới, Việt Nam và
Thái

Nguyên.....................................................................................................................................................................................

15
24

26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................

29


2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................................................

29

2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................................................................

30

2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................................................

30

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................................................

30

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu...........................................................................................................................................

32

2.6. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................................................................................

38

2.7. Xử lý số liệu ..........................................................................................................................................................................

38

2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu....................................................................................................................


38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................................

39

3.1. Đặc điểm chung các bệnh nhân đái tháo đường của nhóm nghiên cứu .......................................... 39


3.2. Kết quả điều trị bệnh đái tháo đường...........................................................................................................

44

3.3. Một số yếu tố liên quan với kết quả điều trị đái tháo đường dựa vào HbA1C ..

50

Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................................................................................

55

4.1. Đặc điểm chung các bệnh nhân nghiên cứu

........................................................................................

55

4.2. Đánh giá kết quả điều trị .........................................................................................................................................

60


4.3. Một số yếu tố liên quan kết quả điều trị

65

KẾT LUẬN
KHUYẾN

..................................................................................................

..................................................................................................................................................................................

68

NGHỊ........................................................................................................................................................................

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

............................................................................................................................................

DANH SÁCH BỆNH NHÂN .....................................................................................................................................


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới.........................................................


39

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư ....................................................

40

Bảng 3.3. Phân bố nhóm tuổi theo thời gian phát hiện bệnh ...............................................................

41

Bảng 3.4. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu.....................................................

42

Bảng 3.5. Đặc điểm béo trung tâm ở nhóm nghiên cứu theo giới..................................................

42

Bảng 3.6. Tỷ lệ có biến chứng tính theo nhóm tuổi ....................................................................................

43

Bảng 3.7. Một số chỉ số hóa sinh máu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu .....................................

44

Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo nhóm thuốc điều trị ...........................................................................

45


Bảng 3.9. Nồng độ glucose và tỷ lệ HbA1C theo nhóm thuốc điều trị .....................................

45

Bảng 3.10. Nồng độ một số chỉ số lipid máu theo nhóm thuốc điều trị ...................................

46

Bảng 3.11. Tỷ lệ rối loạn một số chỉ số lipid máu theo nhóm thuốc điều trị........................ 46
Bảng 3.12. Phân loại huyết áp ở các nhóm điều trị ....................................................................................

47

Bảng 3.13. Phân bố tác dụng phụ và tai biến trong điều trị .................................................................

47

Bảng 3.14. Nồng độ AST, ALT va creatinin theo các nhóm thuốc điều trị

48

Bảng 3.15. Đánh giá mức độ kiêm soát lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ........................................

49

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiểm soát HbA1C với một số chỉ số nhân trắc

..............


50

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiểm soát HbA1C với một số chỉ số nhân trắc

..............

50

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiểm soát HbA1C với chỉ số bụng mơng
Bảng 3.19. Moosilieen quan giữa mức độ kiểm sốt HbA1C theo thời gian mắc
bệnh

51
51

...............................................................................................................................................................................

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiểm soát HbA1C với chế độ ăn

..................................................

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiểm sốt HbA1C với một số thói quen

52
53


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bổ bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới......................................................................

40

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.................................................

41

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm thể trạng các đối tượng nghiên cứu .......................................................

43

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ một số biến chứng................................................................................................................

44

Biểu đồ 3.5. Mức độ kiểm sốt HbA1C ở các nhóm điều trị.....................................................

48

Biểu đồ 3.6. Mức độ kiểm soát glucose và HbA1C ở BN nghiên cứu

49

Biểu đồ 3.7. mối liên quan giữa mức độ kiểm soát glucose máu với biến chứng

54

..............................................................................................................................................................................


Biểu đồ 3.8. mối liên quan giữa mức độ kiểm soát glucose máu với tuân thủ
điều trị ..........................................................................................................................................................

54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh chuyển hóa được đặc trưng
bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt
động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng
theo sự phát triển kinh tế, lối sống ít vận động, dinh dưỡng khơng phù hợp
khi phát hiện thì thường muộn và kèm theo nhiều biến chứng trầm trọng.
ĐTĐ là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu
bệnh được coi như là một dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển [1].
Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang ngày càng
trở nên là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng. Bệnh
đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Thông báo của Hiệp hội Đái tháo
đường quốc tế: năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ
chiếm tỷ lệ 4,0% dân số toàn cầu. Theo Quỹ Đái tháo đường thế giới, năm
2025 sẽ có 330 - 339 triệu người mắc ĐTĐ trong đó: ở các nước phát triển
tăng 42%. Ở các nước đang phát triển tăng 170% [2]. Ở Việt Nam, vào năm
1990 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Huế 0,96% và Thành phố Hồ Chí Minh
là 2,52%. Nhưng chỉ sau 10 năm, năm 2001 tỷ lệ này ở các thành phố lớn đã
là 4,1%. Theo thống kê năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cả
nước là trên 5% (khoảng 4,5 triệu người), các thành phố lớn và khu cơng
nghiệp có tỷ lệ từ 7,0% đến 10%. Tỷ lệ ĐTĐ typ 2 gia tăng theo tuổi, từ 2,0%

ở độ tuổi 20 - 44 đến 17,7% ở độ tuổi 65-74 [29]. Ở Thái Nguyên, nhiều năm
gần đây với tốc độ gia tăng nhanh của bệnh cũng như diễn biến phức tạp và
gây ra nhiều biến chứng nặng nề, kết quả là bệnh nhân tử vong hoặc để lại di
chứng tàn phế, trước tình hình đó đã có nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh
ĐTĐ, đánh giá hiệu quả điều trị cũng như phối hợp các phương pháp điều trị
song thực tế chưa có một nghiên cứu nào xác định, mô tả diễn biến cũng như


mức độ gia tăng, kết quả điều trị ngoại trú của bệnh tại tuyến y tế cơ sở, để có
chiến lược mang tính khả thi đối với căn bệnh này.
Huyện Đại Từ có diện tích 52,2km2, dân số khoảng 17 vạn, gồm 5 dân tộc
là kinh, tày, nùng, dao, sán chí. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống
nhân dân được cải thiện thì bệnh nhân ĐTĐ tại cơ sở khám chữa bệnh đang
ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến
chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm
và điều trị người bệnh kịp thời. Tuy nhiên, công tác điều trị ngoại trú bệnh
ĐTĐ tại huyện Đại Từ mới được triển khai từ tháng 8 năm 2010 và chưa có
đánh giá cụ thể nào cho nên cơng tác điều trị cịn gặp rất nhiều lúng túng.
Để xác định vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Kết quả điều trị
ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Đánh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại bệnh
viện huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ngoại trú bệnh
ĐTĐ týp 2 tại bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI

LIỆU

1.1. Định nghĩa
Bệnh ĐTĐ (Diabetes mellitus) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (diabete:
nước chảy trong ống Syphon) và tiếng La Tinh (mellitus: ngọt), do vậy mà
danh từ y dược học Việt Nam dịch diabetes mellitus là ĐTĐ.
Bệnh ĐTĐ được Tổ chức Y tế Thế giới năm 1994 và Hiệp hội ĐTĐ Hoa
Kỳ (American Diabete Association -ADA) năm 1997 định nghĩa: “Bệnh ĐTĐ
biểu hiện bằng tình trạng tăng glucose trong máu, rối loạn chuyển hóa
glucid, lipid và protein, thường kết hợp với giảm tương đối hay tuyệt đối về
tác dụng hoặc sự bài tiết insulin”. Mặc dù bệnh có nguồn gốc nội tiết nhưng
biểu hiện là bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Sự rối loạn chuyển hóa glucid đã
kéo theo hàng loạt các rối loạn chuyển hóa khác như chuyển hóa protein và
lipid, các rối loạn này gây tổn thương các cơ quan, tổ chức, trước hết là hệ tim
mạch và hệ thần kinh.
Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh
đái tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một định nghĩa mới về ĐTĐ: "ĐTĐ là một
nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự
bài tiết thiếu hụt insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả
hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn
chức năng của nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch
máu" [2].


1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ
1.2.1. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 1997 và được Tổ chức Y tế
thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, ĐTĐ được
chẩn đốn xác định khi có bất kỳ một trong 3 tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ  200mg/dl (11,1 mmol/l). Kèm
theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân khơng có nguyên nhân.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói  126mg/dl (7,0 mmol/l), xét
nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói sau 6-8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp
tăng glucose máu (sau uống 75g glucose) 200mg/dl( 11,1 mmol/l).
Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1-2 lần trong những ngày đó [1].
Đến năm 2010, ADA đề nghị bổ sung thêm một tiêu chuẩn chẩn đốn
ĐTĐ để khẳng định vai trị quan trọng của HbA1C:
- Tiêu chuẩn mới: HbA1C ≥ 6,5% [28].
1.2.2. Phân loại bệnh đái tháo đường
1.2.2.1. Đái tháo đường týp 1
ĐTĐ týp 1 để chỉ thể ĐTĐ do tế bào bê - ta bị phá hủy do nguyên nhân
tự miễn dịch, biểu hiện bằng sự có mặt của các kháng thể kháng tế bào tiểu
đảo tụy và kháng thể kháng insulin [1].
ĐTĐ týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ trên thế
giới. Nguyên nhân do tế bào bêta của tụy đảo bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt
insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn).
Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt
chẽ với sự phát triển của ĐTĐ týp 1[35].


ĐTĐ týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện
trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu
hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp
được chẩn đoán bệnh ĐTĐ týp 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên
người béo cũng không loại trừ. Người bệnh ĐTĐ týp 1 sẽ có đời sống phụ
thuộc vào insulin hồn tồn.
Đây là một tình trạng rối loạn chuyển hóa dị hóa, trong đó insulin lưu
hành trong máu hầu như khơng có.Vì vậy insulin từ ngoài đưa vào là cần

thiết, để phục hồi lại tình trạng dị hóa [35].
1.2.2.2. Đái tháo đường týp 2
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ 90% ĐTĐ trên toàn thế giới, chủ yếu là
do kháng insulin và thiếu hoạt động của insulin. Bệnh thường xảy ra ở người
trên 35 tuổi [40]. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên do có sự
thay đổi nhanh quá nhanh về đời sống vật chất, sự thay đổi về lối sống, ít hoạt
động thể lực là những yếu tố cơ bản làm cho tốc độ gia tăng nhanh của bệnh
[11].
Đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết
insulin tương đối. ĐTĐ týp 2 thường được chẩn đốn rất muộn vì giai đoạn
đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm khơng có triệu chứng. Khi có biểu
hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hóa lipid, các
biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận... nhiều khi các biến chứng này
đã ở mức độ rất nặng,.
Đặc điểm lớn nhất của bệnh ĐTĐ týp 2 là có sự tác động qua lại của cả 2
yếu tố di truyền và yếu tố môi trường [8]. Người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 có thể
điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát
glucose máu, tuy nhiên nếu q trình này thực hiện khơng tốt thì bệnh nhân
cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin.


1.2.2.3. Đái tháo đường thai nghén
Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng,
gặp khi có thai, tỷ lệ này gặp khoảng 3% thường gặp lúc thai tháng thứ 8,
nhưng cũng có thể xớm hơn. Sự tiến triển của ĐTĐ thai nghén sau đẻ theo 3
khả năng: Bị ĐTĐ, giảm dung nạp glucose, bình thường.
Nguy cơ bị đái tháo đường ở các bà mẹ đã sinh con lớn hơn so với các bà
mẹ trước đây chưa sinh con lần nào.Tỷ lệ ĐTĐ thai nghén thay đổi khác nhau
tùy theo quốc gia, theo vùng và theo chủng tộc.Theo hiệp hội đái tháo đường
Mỹ tỷ lệ đái tháo đường thây đổi từ 1%- 14% các phụ nữ có thai. Một số cơng

trình nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ lệ đái tháo đường trong nhóm mang thai
chiếm khoảng 3,9% [30]. Theo Trần Đức Thọ, Đỗ Trung Quân 2001 nghiên
cứu 196 sản phụ, có 32 sản phụ có đường niệu dương tính thì có 6/32 người bị
đái tháo đường thai nghén chiếm 18,8% và 3/32 người có RLRNG chiếm
9,4%. Tỷ lệ ĐTĐ và RLRNG là 28,1% [6].
Trong cả quá trình mang thai, song song với sự phát triển của thai nhi thì
nhu cầu insulin của người mẹ tăng lên, trong khi đó sự kháng insulin tại tổ
chức và ngoại vi tăng dẫn tới sử dụng glucose ở tổ chức ngoại vi giảm. Những
thay đổi của chuyển hóa đường và tác dụng của insulin sẽ được phục hồi dần
sau khi đẻ.
1.2.2.4. Các bệnh Đái tháo đường khác (hiếm gặp)
- Liên quan đến một số bệnh, thuốc, hóa chất.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào bê-ta tụy đảo.
- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.
- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy,...
- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp,...
- Thuốc hoặc hóa chất.
- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.


1.3. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh đái tháo đường
Vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ĐTĐ là bệnh không lây
nhiễm phát triển nhanh nhất. Bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ tư ở các nước phát triển. Theo khuyến cáo của IDF trên thế giới mỗi
năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh ĐTĐ, như vậy mỗi ngày có
khoảng 8.700 người và 1 phút có 6 người chết do ĐTĐ [21]. Nhiều nghiên
cứu cho thấy ĐTĐ tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của
WHO, bệnh ĐTĐ typ 2 chiếm vào khoảng 85 – 95% tổng số người mắc ĐTĐ
[28]. Sự bùng nổ của ĐTĐ typ 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách
thức lớn đối với cộng đồng. Tại Việt Nam theo báo cáo của giáo sư Phạm

Song (2009) hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, với
tỷ lệ từ 8-10%/năm. Việt Nam đang trở thành nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái
tháo đường nhanh nhất thế giới. Theo dự báo của tác giả Nguyễn Văn Vy Hậu
và cộng sự (2011) với thang điểm FINDRIC Châu Á nguy cơ ĐTĐ trong
vòng 10 năm tới là 8,74%với nam là 7,68; nữ là 9,64 [19].
1.3.1. Bệnh có liên quan đến các yếu tố dân tộc và khu vực địa lý
Tỷ lệ ĐTĐ typ 2 cao nhất ở người châu Mỹ và các đảo Thái Bình
Dương; tiếp theo là người Mỹ gốc Mêhicô, Mỹ gốc Ấn rồi người Đông Nam
Á, người Mỹ gốc Phi. Ví dụ: Ở Mỹ, tỷ lệ ĐTĐ typ 2 là 11,4% (năm 1976)
tăng lên 14,3% (năm 1988) – Điều tra ở lứa tuổi 40-74 tuổi. Ở Trung Quốc,
điều tra ở lứa tuổi 25-74 tuổi – năm 1994 với 224.251 người tỷ lệ bệnh là
2,5%, cao gấp 3 lần so với những năm 80. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh ĐTĐ
ở tiểu vùng Sahara (1999-2011) thấy hơn 90% là ĐTĐ typ 2 trong đó có sự
khác biệt giữa nơng thôn và thành thị với tỷ lệ 1% ở nông thôn Uganda đến
12% ở đô thị Kenya. Khu đô thị Madras -Miền Đông Nam Ấn Độ, tỷ lệ ĐTĐ
tăng lên 40% trong thời gian từ 1988-1989 đến 1994-1995 nhưng tỷ lệ bệnh ở


vùng nông thôn chỉ tăng 2%. Theo WHO, năm 2025 sẽ có 300 – 330 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu [2].
1.3.2. Đái tháo đường typ 2 ở lứa tuổi trẻ
Đái tháo đường typ 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh ở
Mỹ, Nhật Bản, các đảo ở Thái Bình Dương, Hồng Kông, Úc và Vương quốc
Anh. Ở Mỹ tỷ lệ ĐTĐ typ 2 ở lứa tuổi từ 12 đến 19 là 4,1/1000. Từ năm
1967-1976 đến 1987-1996, tỷ lệ ĐTĐ trẻ em nữ tăng từ 2,7% đến 5,3% và trẻ
em nam tăng từ 2,4% đến 2,7%. Nhật Bản, Trung Quốc tỷ lệ ĐTĐ typ 2/
ĐTĐ typ 1 ở lứa tuổi học sinh trung học là 1/4 [2].
1.3.3. Đái tháo đường typ 2 ở người lớn tuổi
ĐTĐ là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất có thể dẫn đến
biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống và tuổi

thọ. Hiện nay tỷ lệ mắc ĐTĐ chiếm khoảng 7- 10% trong dân số cao tuổi và
xấp xỉ 40% so với số người ĐTĐ chung. Ngồi ra, có khoảng 10% người cao
tuổi khơng được chẩn đốn bệnh ĐTĐ, khơng được điều trị và thậm chí có
những nguy cơ cao hơn về bệnh tật và tử vong do ĐTĐ.
Ở Vương quốc Anh, độ tuổi 65-69 có 10,3% nam giới và 9,5% nữ giới
mắc ĐTĐ; và tương ứng với đó độ tuổi 70-75 có 11,4% và 9,4%. Ở các nước
Châu Á: kết quả nghiên cứu ở người Đài Loan trên 60 tuổi thấy 26% có ĐTĐ
và 22% có RLRNG. Hồng Kông Trung Quốc tỷ lệ 10% ĐTĐ ở người trên 60
tuổi và 17% ở người trên 75 tuổi. Khi cơ thể già đi, chức năng của tụy nội tiết
cũng bị suy giảm theo, giảm khả năng tiết insulin. Khi tế bào tụy khơng cịn
khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu sẽ tăng
và bệnh ĐTĐ thực sự xuất hiện [1].
Phát hiện bệnh ĐTĐ ở giai đoạn sớm sẽ làm giảm hoặc ngăn ngừa những
biến chứng của nó, nếu khơng chúng sẽ có thể dẫn đến những tình trạng bệnh
tồi tệ hơn nữa. Người ta thấy rằng người ĐTĐ cao tuổi sử dụng dịch vụ cấp


cứu nhiều hơn so với người không ĐTĐ. Giảm thị lực và mù lòa do bệnh mắt
ĐTĐ, cắt cụt chi do bệnh mạch ngoại vi, bệnh lý thần kinh, bệnh mạch vành,
tai biến mạch não, suy thận mạn…Tất cả đều làm suy giảm chất lượng cuộc
sống của người bệnh ĐTĐ cao tuổi. Các biến chứng mạn tính thường gặp
ngay khi người cao tuổi mới được chẩn đóan ĐTĐ. Tại thời điểm chẩn đoán
lâm sàng người bệnh đái tháo đường phần lớn đã có biến chứng, trong đó
bệnh võng mạc có tới 35%, bệnh thần kinh ngoại biên chiếm 12% [22]. Bệnh
tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim có sóng Q gặp nhiều hơn. Tỷ lệ và nguy cơ
phát triển bệnh võng mạc, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh thần kinh ngoại vi
sẽ tăng lên theo tuổi.
1.4. Sinh lý bệnh đái tháo đường typ 2
ĐTĐ typ 2 là bệnh không đồng nhất, không phải là một bệnh duy nhất
mà là một tập hợp các hội chứng khác nhau. Bệnh có những bất thường quan

trọng về sự tiết insulin và về tác dụng của insulin. Dù cho bản chất của sự bất
thường ban đầu là gì cũng đều dẫn đến giảm tiết insulin và kháng insulin;
tương tác lẫn nhau trong quá trình phát triển của bệnh, cuối cùng suy giảm tiết
insulin do suy kiệt tế bào là điều tất yếu xảy ra. Thêm vào đó, khi đã tăng
đường huyết, độc tính glucose sẽ gây ra thêm sự bất thường về tác động và
bài tiết insulin.
Rối loạn tiết insulin là tế bào  tuỵ bị rối loạn về khả năng sản xuất
insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để bảo đảm cho
chuyển hố glucose bình thường.“Kháng insulin máu xảy ra khi tế bào của
mơ đích khơng đáp ứng hoặc bản thân các tế bào này chống lại sự tăng
insulin máu [2]. Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, insulin khơng có khả năng thực hiện
những tác động của mình như ở người bình thường. Kháng insulin được
nghiên cứu nhiều ở 2 cơ quan là cơ và gan. Chuyển hoá glucose trong tổ chức
cơ kém ở ĐTĐ typ 2 vì không tổng hợp được glycogen từ glucose và rối loạn


q trình oxy hố glucose trong các tế bào cơ. Kháng insulin ở gan với hai
yếu tố được đề cập đến là: Vai trị của tăng glucagon; Tăng hoạt tính men
PEP - CK.
Vai trị của di truyền và mơi trường: bệnh ĐTĐ typ 2 xảy ra khi có đột
biến một gen hoặc nhiều gen. Cơ chế bệnh sinh bệnh ĐTĐ typ 2 được tóm tắt
theo sơ đồ sau [1].:
KHÁNG INSULIN
TẾ BÀO BÊ TA BỊ TỔN THƯƠNG
GIẢM DUNG NẠP GLUCOSE

Giảm khối tế bào bê ta
Nhiễm độc glucose
Amyloid đảo


ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
HỘI CHỨNG GIỐNG ĐTĐ TYP 1
( PHỤ THUỘC INSULIN)
Loại ĐTĐ typ 2 đột biến một gen chỉ chiếm 5 - 15% trong số bệnh nhân
ĐTĐ [37]. Thường là một gen trội. Ví dụ: Đột biến gen của insulin hay gen
của receptor tiếp nhận insulin, những đột biến gen này có liên quan đến tình
trạng kháng insulin. Một số đột biến khác gây nên một số thể bệnh ĐTĐ typ 2
ở người trẻ tuổi - MODY (Maturity Onset Diabetes of the Young):
MODY 1- Đột biến gen HNF 4;
MODY 2- Đột biến gen quy định sự tổng hợp enzym glucokinase;
MODY 3- Đột biến gen HNF 1.


Loại ĐTĐ đột biến nhiều gen là thể bệnh thường gặp chiếm 85 – 95%
bệnh ĐTĐ typ 2. Kiểu hình thường gặp nhất là “Hội chứng X”. Nhiều tác giả
cho rằng, gen kháng insulin cùng tồn tại với các gen khác như tăng huyết áp,
tăng lipid, ĐTĐ typ 2 có trong hội chứng này. Một loại kiểu hình đa gen khác
là ĐTĐ typ 2 xuất hiện muộn ở những người > 65-70 tuổi. Bệnh nhân thường
gầy, thiếu insulin trầm trọng, khơng hoặc rất ít có tình trạng kháng insulin.
Các xét nghiệm miễn dịch thấy có dấu ấn miễn dịch gợi ý tình trạng phá huỷ
tế bào . Người ta cũng phát hiện thấy một số đột biến gen ở bệnh nhân ĐTĐ
typ 2 như: Đột biến gen thụ thể glucagon, gen thụ thể sulfamid hạ đường
huyết trên tế bào ...Các nghiên cứu gần đây công bố gen SUR1
(Sulfonylurea Receptor 1), gen PPAR và SNPs có liên quan chặt chẽ đến sự
xuất hiện ĐTĐ typ 2 ở những người mang gen này. Một số gen khác liên
quan đến chuyển hóa glucose là một trong những mắt xích quan trọng của
bệnh sinh ĐTĐ typ 2, các gen IRS1 (Insulin Receptor Substrate 1, PI-3 kinase
(Phophatidylinositol- 3) kinase cũng đã được nhận dạng.
1.5. Đặc điểm lâm sàng và biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh đái tháo đường typ 2

Triệu chứng lâm sàng bệnh đái tháo đường rất đa dạng. Các triệu chứng
thường gặp là: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, khô mồm, khô da, mệt mỏi,
gầy sút cân[35]. Ngồi ra, người ĐTĐ đến khám vì các triệu chứng khác như:
- Triệu chứng về da: biểu hiện ngứa ngồi da, khơ da, mụn nhọt, hoại tử
mỡ da, u vàng (xanthoma), viêm mủ da, nấm da.
- Triệu chứng tim mạch: đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, thiếu máu
cơ tim.
- Triệu chứng về hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản do tạp khuẩn.
- Triệu chứng ở cơ quan tiêu hoá: biểu hiện viêm lợi, viêm quanh răng,
viêm dạ dày, rối loạn tiêu hoá.


- Triệu chứng về tiết niệu: viêm bể thận cấp hoặc mạn
Nhiều người mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt là người cao tuổi khơng có triệu
chứng. Nhiều trường hợp đái tháo đường điển hình ở người cao tuổi bị bỏ sót
do khơng có triệu chứng hoặc triệu chứng khơng đặc hiệu, thầy thuốc và bệnh
nhân đều coi đó là biểu hiện của “sự lão hóa bình thường”. Triệu chứng đái
nhiều đơi khi được lý giải nhầm là đái dầm hoặc không nhịn được tiểu do các
vấn đề cơ học của bàng quang theo tuổi tác. Khát nước, uống nhiều thường
nhẹ và không rõ do tăng ngưỡng của thận với glucose và giảm cơ chế khát với
tuổi già. Ăn nhiều thường khó nhận thấy vì người có tuổi thường chán ăn khi
mắc bệnh.
1.5.2. Biến chứngcủa bệnh đái tháo đường typ 2
Biến chứng bệnh đái tháo đường có thể gặp bao gồm các biến chứng cấp
tính và mạn tính.
* Biến chứng chuyển hóa cấp như: nhiễm toan ceton, nhiễm toan acid
lactic, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê hạ đường huyết.
* Biến chứng mạn tính bao gồm biến chứng mạch máu nhỏ
(microvascular) và mạch máu lớn (macrovascular):
- Biến chứng mạch máu nhỏ hay biến chứng vi mạch tác động tới tất cả

các cơ quan do tổn thương các mạch máu có đường kính < 30µm do màng
đáy dày lên [7]. Nó liên quan đến tăng đường huyết bất kể loại và nguyên
nhân nào. Biến chứng vi mạch bao gồm:
+ Biến chứng võng mạc: chia làm 3 giai đoạn
. Bệnh võng mạc chưa tăng sinh gồm: giãn các tĩnh mạch nhỏ; các vi
phình mạch; xuất huyết; phù nề võng mạc; phù hồng điểm.
. Bệnh võng mạc tiền tăng sinh gồm giãn tĩnh mạch; xuất tiết bông; thiếu
máu võng mạc chu biên; biến đổi vi mạch vùng hậu cực; xuất huyết rộng
trong võng mạc.


. Bệnh võng mạc tăng sinh chiếm 20% các bệnh võng mạc ĐTĐ bao gồm
các triệu chứng: các tân mạch trước võng mạc; tân mạch trước điểm vàng;
xuất tiết trong dịch kính; bong võng mạc co kéo [7].
+ Biến chứng thận do ĐTĐ: tổn thương cuộn mạch cầu thận do màng
đáy mao mạch dày và xuất hiện các lắng cặn dạng màng nhuộm PAS dương
tính. Các cặn có thể là các hạt (tạo ra sự xơ cuộn mạch cầu thận trong hội
chứng Kimmelstiel Wilson hoặc các cặn lan tỏa. Sau một thời gian dài khơng
triệu chứng có thể phát hiện albumin siêu nhỏ với lượng > 30µg/phút. Độ lọc
cầu thận giảm. Xuất hiện hội chứng thận hư. Creatinin máu tăng cao.
- Biến chứng mạch máu lớn: bao gồm nhiều tổn thương trong đó thường
có và nặng là suy vành và bệnh động mạch chi dưới.
+ Suy vành: nhồi máu cơ tim điển hình hoặc yên lặng là một nguyên
nhân suy tim ở người ĐTĐ. Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu của ĐTĐ, gấp 3 lần so với người không ĐTĐ.
+ Bệnh động mạch chi dưới: người ĐTĐ có nguy cơ viêm động mạch chi
dưới gấp 40 lần người khơng ĐTĐ. Tắc mạch chi có thể gây hoại tử các ngón
chân, loét bàn chân.
+ Tai biến mạch máu não: tỷ lệ nhồi máu não và xuất huyết não ở người
ĐTĐ nhiều gấp 3 lần so với người bình thường [7].

+ Cơn huyết áp: 30% người bệnh ĐTĐ thường bị cơn HA, có thể liên
quan đến kháng insulin hoặc béo phì.
+ Xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa lipid: thường gặp ở người
ĐTĐ hơn người khơng ĐTĐ với tỷ lệ từ 1,5-2% với cholesterol toàn phần
cao, LDL-C cao, triglycerid cao và HDL-C hạ nhưng thành phần rối loạn
nặng nhất là triglycerid.


- Các biến chứng mạn tính khác:
+ Biến chứng ngồi da: ngứa lan tỏa và ngứa cơ quan sinh dục do mất
cân bằng đường huyết; u hạt hình vành khăn; nấm sinh dục…
+ Các biến chứng kết hợp: nhiễm khuẩn do vi trùng, virus; viêm quanh
răng; viêm lợi; biến chứng thần kinh ngoại biên; tăng kali máu; bệnh gai đen;
co cứng cơ Dupuytren; viêm quanh khớp bả vai-cánh tay [7].
1.5.3. Rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
Rối loạn chuyển hố lipid là tình trạng rối loạn và/ hoặc tăng nồng độ
thành phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc
mạch, làm gia tăng biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng
mạch máu khác [2].
Giảm HDL-C, tỷ lệ LDL-C/HDL-C cao được xác định có liên quan chặt
chẽ với bệnh mạch vành ở bệnh nhân mạch vành.
Người bệnh đái tháo đường týp 2 thường có tăng LDL-C, tăng
triglycerid, giảm HDL-C. Nồng độ LDL-C như người bình thường thậm chí
hơi thấp. Tăng triglycerid ở mức độ nhẹ hoặc vừa, gấp 1,5 - 3 lần bình thường
so với nhóm khơng bị ĐTĐ cùng lứa tuổi, giới tính và chỉ số khối cơ thể. Một
số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có huyết thanh trắng đục như sữa và triglycerid rất
cao (50-100mml/l). Những bệnh nhân này thường có tăng triglycerid máu có
tính di truyền hoặc có thêm một bệnh khác gây rối loạn chuyển hoá lipid.
Trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2, HDL giảm khoảng 10-20% và sự khác biệt nam
nữ của nồng độ này không rõ như ở người không bị ĐTĐ. Ngày nay nhiều tác

giả cho rằng khái niệm “ cholesterol không HDL” phản ánh nguy cơ bệnh
mạch vành [2].
LDL gồm nhiều loại tiểu phân khác nhau về tỷ trọng, kích thước, thành
phần hóa học và khả năng sinh xơ vữa. Austin và cộng sự đã ghi nhận: LDL
nhỏ, đặc là yếu tố nguy cơ xuất hiện ĐTĐ về sau, độc lập với tình trạng


khơng dung nạp glucose, tiền sử gia đình bị ĐTĐ, tăng HA và tỷ số eo/mông,
nhưng không độc lập với nồng độ triglycerid khi đói và nồng độ insulin.
Người ta cũng nhận thấy khi nồng độ triglycerid trong khoảng từ 1,5 –
1,7mmol/l thì tỷ lệ xuất hiện của LDL nhỏ đậm đặc tăng dần, vì đa số bệnh
nhân ĐTĐ có triglycerid lớn hơn 1,5mmol/l nên LDL nhỏ, đậm đặc là yếu tố
thường có của bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
Tỷ lệ rối loạn chuyển hoá lipid trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2:
Trong nghiên cứu PROCAM, tăng triglycerid (>2,3 mmol/l) xảy ra trên
39% ĐTĐ so sánh với 21% người không ĐTĐ, tỷ lệ số người bị giảm HDL
(< 0,9 mml/l) lần lượt là 27% và 17%. Trong nghiên cứu Framingham, tỷ lệ
tăng triglycerid máu (>2,7 mmol/l) là 19% trên nam giới bị ĐTĐ và 9% ở
nam giới không ĐTĐ, tỷ lệ này trên nữ giới lần lượt là 17% và 8%. Nghiên
cứu San Antonio Heart Study: 5% nữ giới bị ĐTĐ và 15% nam giới bị ĐTĐ
có nồng độ triglycerid máu lớn hơn 4,5 mmol/l. Trong nghiên cứu Điều tra
Cơ bản về Sức khoẻ và Dinh dưỡng, nồng độ Cholesterol toàn phần và LDL
cholesterol ở mức độ cao và cao giới hạn xảy ra với tỷ lệ 70% và 60% ở
người trưởng thành được chẩn đốn là ĐTĐ. Rối loạn chuyển hóa glucose và
lipid thường kéo dài, tăng dần dẫn đến các biến chứng về mạch máu làm ảnh
hưởng tới chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể [17].
Quản lý tốt glucose máu đã góp phần làm bình thường hóa chuyể hóa
lipid, tuy nhiên trong thực tế bình thường hóa các rối loạn chuyể hóa lipid
nhiều khi khơng phải là điều rễ ràng [2].
1.6. Các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường

Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn bệnh ĐTĐ, tuy
nhiên nếu bệnh nhân ĐTĐ được quản lý và điều trị đúng đắn, bệnh nhân có
cuộc sống gần như bình thường. Nếu bệnh nhân ĐTĐ khơng được điều trị tốt
thì bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề [28].


Điều trị bệnh ĐTĐ tiến hành theo từng nấc trong bậc thang điều trị như sau:
- Bắt đầu bằng chế độ ăn hạn chế glucid
- Bổ sung với thuốc hạ đường huyết
- Hoặc insulin khi cần thiết.
Tuy vậy, đa số bệnh ĐTĐ đòi hỏi sử dụng thuốc hạ đường huyết đường
uống kéo dài phối hợp với chế độ ăn uống và luyện tập.
1.6.1.

Chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường

- Tiết chế ăn uống là nền tảng của điều trị và phịng ngừa ĐTĐ, với mục
đích nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ về lượng và chất
để có thể điều chỉnh đường huyết duy trì cân nặng. Sụt cân cho phép giảm
tình trạng kháng insulin do đó cải thiện cân bằng chuyển hóa [7].
- Thực phẩm cung cấp: chất đạm, chất béo, chất đường, muối khoáng và
chất xơ. Người ta chia chất đường làm 2 loại; đường hấp thu chậm và đường
hấp thu nhanh. Chế độ ăn của người ĐTĐ nên:
+ Đảm bảo tỷ lệ năng lượng cung cấp do: chất đạm 12-15%, chất đường
55%, chất béo ≤ 30%.
+ Trong mỗi bữa ăn nên có đủ các thành phần nêu trên là tốt nhất, không
nên chỉ ăn toàn thức ăn chứa nhiều đạm sẽ gây hại cho thận.
Cần sử dụng chất béo có lợi cho cơ thể có trong thực vật, ăn ít các chất
béo dễ gây xơ vữa động mạch (bơ, pho mát, các loại mỡ động vật trừ mỡ cá).
Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol.

+ Nên dùng những thức ăn chứa đường hấp thu chậm, thức ăn có nhiều
chất xơ, đủ sinh tố, đặc biệt vitamin nhóm B, nên chia thành nhiều bữa để
tránh tăng glucose máu quá cao sau ăn và hạn chế hạ đường huyết khi xa bữa
ăn.
Thực tế không có một cơng thức cụ thể tính chế độ ăn cho mỗi bệnh
nhân vì chế độ cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Thể trạng gầy, béo


+ Có lao động thể lực hay khơng?
+ Tập qn ăn uống.
+ Kinh tế gia đình.
Dựa vào những yếu tố trên mà người thầy thuốc có thể đưa ra những chế
độ ăn hợp lý cho người bệnh [trích từ 28].
1.6.2. Chế độ luyện tập của bệnh nhân đái tháo đường
Tập luyện thường xuyên làm gia tăng nồng độ HDL-C (loại cholestorol
tốt), gia tăng sự tiêu hao năng lượng, giúp giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh
nhân béo phì. Quá trình tập luyện còn giúp người ta tăng sự hưng phấn, giảm
được áp lực bệnh tật và công việc, hạn chế tình trạng stress. Hoạt động thể lực
điều đặn ở người bệnh ĐTĐ có thể giảm nồng độ glucose máu cả trong và sau
khi tập luyện. Người ta thấy rằng nếu tập điều đặn có thể cải thiện mức cân
bằng lượng đường trong máu một thời gian dài và kiểm soát mức đường hàng
ngày. Tập luyện còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu
insulin bổ sung hằng ngày có thể được giảm đi. Đây là tác dụng rất quan trọng
với bệnh nhân ĐTĐ týp 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là nguyên
nhân chính gây tăng đường huyết ở người bệnh. Để đạt được mục đích này
hàng ngày phải luyện tập 30-45 phút, 4-5 ngày/tuần [2].
Tuy nhiên, nếu tập luyện quá mức không phù hợp với sức khỏe sẽ dẫn
đến hậu quả nguy hiểm. Đó là cơn hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay
trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc bài tập. Các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp

tim thậm chí là nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện. Bện cạnh đó, các biến
chứng khác cũng có thể trầm trọng thêm như gây xuất huyết đáy mắt hoặc
làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mặt giai đoạn sự
tiêu hao năng lượng trong luyện tập làm mất thêm chất đạm qua nước tiểu và
làm trầm trọng bệnh lý thận do ĐTĐ gây ra. Vận động thể lực sẽ được điều
chỉnh tùy theo lứa tuổi và tình trạng tim mạch [7].


Những nguy cơ xẩy ra là do người bệnh tập luyện q mức sức khỏe của
mình, trong số đó có người còn dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hay ăn
uống kiêng khem quá mức, dẫn đến cơ thể bị mất sức khi tập luyện. Một số
người lại vận dụng một cách q máy móc các bài tập, khơng kể lúc khỏe, lúc
mệt. Do vậy bài tập phù hợp nhất cho người ĐTĐ là đi bộ hằng ngày, vào
buổi sáng và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút. Người bệnh phải chọn
giầy vải mềm. Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu hoa mắt chóng mặt cần
ngừng tập ngay lập tức, đặc biệt chú ý đối với người già, người có các bệnh
mãn tính đi kèm khác. Hằng ngày nên định lượng glucose máu mao mạch để
có sự điều trị và tập luyện phù hợp. Những bệnh nhân mới mắc bệnh hay bệnh
được kiểm sốt tốt cũng khơng nên tham gia những mơn thể thao địi hỏi
nhiều sức như đá bóng, chạy việt dã, tập tạ..Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của
bác sĩ trước khi tập luyện.
1.6.3. Phương pháp điều trị dùng thuốc viên hạ đường huyết
* Nhóm sulfonylurea: trong công thức chung của sulfamid hạ đường
huyết (tức là sulfonylurea) có 2 gốc R1 và R2 tự do, nên khi thay thế các gốc
này sẽ được một hợp chất mới. Vì vậy, khả năng tạo ra các chất mới sẽ không
hạn chế: R1- sulfonylure – R2. Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến
nhất, kích thích tế bào bê - ta của tụy tiết insulin và làm tăng hiệu lực của
insulin [28].
- Thế hệ I: Clopropamid viên 100mg, 250mg; Tolazamid viên 100mg,
250mg và 500mg.

Các thuốc này ngày nay ít dùng vì độc với thận.
- Thế hệ II: tác dụng nhanh hơn thế hệ I gồm
+ Nhóm Glibenclamid: biệt dược Daonil 5mg, Glibelhexal 3,5mg liều
dùng từ 1- 4 viên/ ngày, uống trước bữa ăn chính.
+ Nhóm Glimepirid: biệt dược Amyryl viên nén 2mg, 4mg. Liều dùng từ


×