QUẢNG NAM
"Nằm khép mình eo biển miền Trung Việt Nam, bên dòng sông Thu Bồn
trầm mặc, Hội An được xem là thành phố cổ kính, có nhiều hấp lực như một cô gái
duyên dáng nhất của bán đảo Đông Dương từ nhiều thế kỷ qua và mãi cho đến bây
giờ. Mặc dù lịch sử như những cơn bão lửa thổi qua bao nhiêu khổ đau thăng trầm,
vẫn sừng sững thách đố với thời gian, với lòng người nhân thế đến đi trong cõi tạm
cuộc đời.
Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương buôn người Hoa,
Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa.
Đến nửa sau thế kỷ 17, phố này mới thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù
của Đại Việt.
Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi
có những biến động chính trị xã hội lớn. Những năm 80, phố cổ trở thành địa điểm
du lịch thu hút du khách khắp thế giới. Cùng thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã
được UNESCO xếp vào danh mục di sản văn hoá Thế giới.
Ngày nay, Hội An đã trở nên một trong những địa điểm có nhiều nét thu hút du
khách đến từ phương xa thăm viếng, tìm lại bóng dáng cổ kính rêu phong mà Hội
An tự nó đã tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ, làm lưu luyến lâu dài trong tâm khảm
nhiều người sau khi rời thành phố yêu dấu này của Việt Nam..."
Đến phố cổ Hội An, hãy thư thái thả bộ trên những đường phố tĩnh lặng hoặc
ngồi trên xích lô, thong dong ngắm nhìn từng mái nhà lô xô rêu phong cổ kính,
ngói được lớp cách đây vài trăm năm, như nhà cổ Phùng Hưng, Quân Thắng, chum
mộ táng bằng đất sét của người Chăm có từ thế kỷ 13-15. Nhiều nét độc đáo của
Hội An còn lưu lại từ nhiều thế kỷ nay như những đĩa gốm men sứ ở Bảo tàng gốm
sứ mậu dịch Hội An.
Phố cổ về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp
trong đèn lồng kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những
vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên nhà.
Xưa kia, phố này chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm
trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn. Hội An nhìn ra
sông Chợ Củi , tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Chợ Củi có quy mô
buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn. Đến đây,
thú vị nhất vẫn là ngắm những ngôi nhà cổ được xây dựng với việc làm chính là gỗ
mang tính nghệ thuật của người Trung Hoa.
Phần độc đáo nhất gắn với Hội An là Chùa Cầu, do người Nhật xây dựng từ
những ngày đầu thành lập Hội An. Chùa Cầu gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng
gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói. Chùa nằm ngay lề đường dành cho người đi bộ.
Ngay giữa đỉnh cầu thờ Bắc Đế Trấn Vũ, nghe nói để đếm một con rồng (hay con
Cù) mà mỗi khi nó quật đuôi đã gây ra những trận động đất lớn ở Nhật.
Biển
Tỉnh Quảng Nam có 125 km bờ biển kéo dài từ Điện
Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng)
đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với
nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện
Bàn), Cửa Đại (thành phố Hội An), Bình Minh
(huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam
Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành)... nơi đâu
cũng hoang sơ, tràn đầy gió và ánh nắng mặt trời.
Hầu hết các bãi tắm ở Quảng Nam đều có bãi cát
trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh
năm trong xanh. Vào những đêm bầu trời quang
đãng, mặt biển nơi đây đẹp kỳ lạ bởi ánh đèn nêông
từ hàng nghìn chiếc thuyền câu lung linh, rực rỡ trông
như những thành phố hoa đăng trên biển.
Biển Quảng Nam còn thu hút du khách bởi sự hấp dẫn của nhiều loại đặc sản
tươi nguyên: con cá, con tôm, con cua, con mực ... nơi đây, dường như cũng
ngon hơn, “đậm” hương vị biển hơn những vùng biển khác.
Một số bãi tắm nổi tiếng:
Bãi tắm Hà My: thuộc xã Điện Dương, huyện Điện
Bàn, cách phố cổ Hội An 7km về phía Bắc.
Bãi tắm Cửa Đại: thuộc phường Cửa Đại, thành phố
Hội An, cách trung tâm phố cổ 4km về phía Đông.
Bãi tắm Bình Minh: thuộc xã Bình Minh, huyện
Thăng Bình, cách thị trấn Hà Lam khoảng 15 km về
phía Đông.
Bãi tắm Tam Thanh: thuộc xã Tam Thanh, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 7
km về phía Đông.
Bãi tắm Bãi Rạng: nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai, cạnh sân bay Chu Lai,
cách trung tâm thị trấn Núi Thành 2 km về hướng Đông.
Hồ Phú Ninh
Hồ Phú Ninh cách thành phố Tam Kỳ 7 km về phía
Tây. Hồ Phú Ninh là công trình thuỷ lợi có sức chứa
gần nửa tỷ mét khối nước, với diện tích mặt hồ rộng 3.433ha cùng 23.000ha
rừng phòng hộ và 30 đảo, bán đảo nhỏ xinh đẹp. Công trình được khởi công vào
năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng. Ngoài các ưu thế để phát
triển thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt...
hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng, khí hậu luôn luôn mát mẻ
và hệ động thực vật rất đa dạng, trong đó có 14 loại động vật được ghi vào Sách
Đỏ cần bảo tồn. Từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ như một chảo nước khổng lồ
với nhiều ốc đảo, được bao bọc bởi những dãy núi, những bờ đê và những cánh
rừng xanh tốt. Bằng chiếc thuyền con, du khách có thể dạo chơi quanh các ốc
đảo, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ nhưng cũng thật hùng vĩ giữa màu xanh bạt
ngàn của núi rừng. Trong lòng thung lũng Chấp Trà, giữa mặt hồ yên tĩnh có
một mạch nguồn nước khoáng lộ thiêng, có công dụng chữa được nhiều căn
bệnh về cơ khớp, gan, mật, tiêu hoá ...
Sông Thu Bồn
Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban
đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua
các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía Tây Nam
của tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ
sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên
Phước, sông Thu Bồn vượt qua bao đồi núi đưa phù
sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên.
Tại đây, Thu Bồn hội ngộ cùng sông Vu Gia, trải phù sa ra khắp vùng đất Điện
Bàn theo hai hướng: hướng Bắc vẫn là hướng chính với tên Thu Bồn (có nơi còn
gọi là sông Chợ Củi, hướng Nam nhánh nhỏ hơn là sông Bà Rén. Gần đến biển,
Thu Bồn và Bà Rén gặp lại nhau để hoà với dòng Trường Giang chảy qua phố
cổ Hội An rồi đổ ra biển Cửa Đại.
Mõm Bàn Than
Trên suốt dãi bờ biển nước xanh, cát trắng chạy dài từ
bắc xuống nam, bất chợt nổi bật lên một vách đá sắc
đen như than, xếp chồng lên nhau kéo dài hơn 2 km,
đỉnh cao khoảng 40 mét với nhiều hình thù lạ mắt, kết
hợp với những vân đá tạo thành những tác phẩm điêu
khắc độc đáo của tạo hoá. Từ đỉnh Bàn Than có thể phóng tầm mắt, nhìn bao
quát một vùng biển trời mênh mông với bóng dáng ẩn hiện của đảo Cù Lao
Chàm, của Hòn Ông ngoài đại dương khi xa. Hoà quyện với trời đất và biển cả,
Bàn Than tạo nên một cảm giác chênh vênh đến choáng ngợp. Vì thế, Bàn Than
được mệnh danh là thắng cảnh dành cho những người thích mạo hiểm và muốn
chinh phục thiên nhiên.
Bàn Than nằm trên địa bàn xã Tam Hải, huyện Núi Thành, cách Bãi Rạng
khoảng 3 km về hướng Đông Bắc.
Hồ Giang Thơm
Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 10km về phía Tây,
thuộc địa bàn thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành.
Hố Giang Thơm là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của
tỉnh Quảng Nam. Đến với Hố Giang Thơm, những
cảm giác mệt nhọc của du khách dường như sẽ tan
biến bởi âm thanh sôi động của thác và suối. Phía xa,
con suối đầu nguồn đổ xuống các tảng đá tạo thành
những ngọn thác đẹp quyến rũ. Ở đoạn trũng, suối hình thành những hồ nhỏ
phẳng lặng, trong vắt. Giữa cảnh vật thiên nhiên thơ mộng, đôi khi du khách
phải dừng bước ngẩn ngơ bởi vẻ hoang sơ kỳ diệu của thiên nhiên đã ban tặng
cho con người.
Hòn Kẽm Đá Dừng
Hòn Kẽm Dá Dừng là thắng cảnh đẹp và thơ mộng,
thuộc địa phận 2 xã Quế Lâm và Quế Phước của
huyện Quế Sơn. Trên hành trình hướng ra biển Đông,
tại đây con sông Thu Bồn bỗng dừng lại và nở to như
một hồ nước rộng, trong xanh, phản chiếu nét uy nghi
của bóng núi, triền sông. Lúc mờ sáng hoặc khi chiều
buông, hơi đá hai bên bờ phả ra mặt sông tạo cho
phong cảnh ở đây vẻ huyền bí, kỳ ảo lạ lùng.
“Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi...”
Hòn Kẽm Đá Dừng đã đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ và trở thành niềm tự hào của
bao thế hệ người dân đất Quảng. Nơi đây là danh thắng đồng thời là vùng đất
mang nhiều dấu ấn lịch sử, từng là căn cứ nghĩa hội của nhà yêu nước Nguyễn
Duy Hiệu, chiến khu Hoàng Văn Thụ trong kháng chiến chống Pháp.
Sự cuốn hút của Hòn Kẽm Đá Dừng không chỉ thể hiện bởi cảnh quan sông núi
hữu tình mà còn hấp dẫn bởi những dòng chữ cổ Chiêm Thành bí ẩn còn lưu giữ
trên những phiến đá nặng hàng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống
dòng Thu Bồn.
Suối Tiên
Từ ngã ba Hương An (thuộc xã Quế Phú, huyện Quế
Sơn) trên quốc lộ 1A, theo đường tỉnh lộ 611 ngược
về hướng Tây khoảng 15 km, du khách đi vào vùng
đất Quế Hiệp, nơi có danh thắng suối Tiên gắn liền
với truyền thuyết về những Tiên ông và người tiều
phu đón củi say mê đánh cờ.
Suối Tiên là điểm du lịch khá lý tưởng gồm 14 thác nước liên hoàn ngày đêm rì
rào chảy giữa vùng núi non hùng vĩ, cảnh đẹp chẳng khác nào chốn bồng lai. Ở
phía đầu nguồn, từ trên đỉnh cao khoảng 400 mét dòng nước tuôn trào xuống các
tảng đá tung bọt trắng xoá và tạo nên những cung bậc âm thanh sống động nối
tiếp nhau rì rào, thì thầm giữa khu rừng đại ngàn. Đến với suối Tiên, ngoài việc
thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên hữu tình, trầm mình trong làn nước trong
xanh mát lạnh để xua tan cảm giác mệt nhọc sau những ngày lao động vất vả, du
khách còn được tham quan khu di tích tiểu đoàn nữ thanh niên xung phong Bà
Thao nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nằm kề bên thác nước.
Thác Grăng
Thác Grăng thuộc xã Tabhing, huyện Nam Giang,
cách quốc lộ 14D khoảng 3 km. Thác Grăng như một
dải lụa mềm vắt lưng chừng núi, đẹp nhất là thác 3,
cao khoảng 30m, bụi nước tựa sương mờ, tỏa ánh