Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề thi Olympic 10 - 3 môn Sử lớp 11 năm 2019 THPT Cao Bá Quát có đáp án | Lớp 11, Lịch sử - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.59 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK</b>
<b>ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN</b>



<b>Câu 1 (4 điểm): Hãy làm rõ: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách</b>
<b>mạng tư sản triệt để nhất? Những nhân tố đã làm nên tính triệt để đó?</b>


<i><b>ĐÁP ÁN CÂU 1:</b></i>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<i><b>*Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. </b></i>
<i><b>- Đã hoàn thành những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản dân chủ.</b></i>
<i><b>- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập chế độ cộng hòa.</b></i>


<i>- Tuyên bố xác lập chế độ tư bản cùng các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ đẳng</i>


cấp, thể hiện trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789, Hiến
pháp 1793, mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển.


- Xóa bỏ quan hệ ruộng đất phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân thể hiện
trong Đạo luật tháng 6/1793.


- Thị trường dân tộc thống nhất được hình thành .
<i><b> *Những nhân tố đã tạo ra sự triệt để </b></i>


<i><b> - Giai cấp tư sản lớn mạnh.</b></i>


- Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo và có tinh thần cách mạng cao.
- Tác động mạnh mẽ của tư tưởng khai sáng: Vôn-te, Rút-xô, Mê-li-ê, nhóm


Bách khoa thư.


0.5
0.5


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 2 (4 điểm): Cơng xã Paris năm 1871 ở nước Pháp có phải là sự thử nghiệm đầu</b>
<b>tiên về một nhà nước tiến bộ hay không? Tại sao?</b>


<i><b>ĐÁP ÁN CÂU 2:</b></i>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>Công xã Paris năm 1871 ở nước Pháp là sự thử nghiệm đầu tiên về một</b>
<b>nhà nước tiến bộ, bởi vì:</b>


- Thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản ngày 18/3/1871 ở Paris, một chính
phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thơng đầu phiếu, đó là Cơng
xã Paris.


- Việc tổ chức nhà nước, những chính sách và hoạt động của Công xã Paris
đều nhằm bảo vệ và phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động. Công xã Paris
là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của giai cấp bóc lột trước kia,
một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản, của dân, do dân và vì dân, một nhà
nước tiến bộ nhất lúc bấy giờ.


- Về tổ chức nhà nước:


+ Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã, tập trung trong tay
quyền lập pháp và quyền hành pháp.



+ Hội đồng công xã lập ra 10 ủy ban chuyên trách, đứng đầu mỗi ủy ban là
một Ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
+ Quân đội và bộ máy cảnh sát của chính quyền cũ bị giải tán, thay vào đó là
lực lượng an ninh nhân dân.


+ Quyết định tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của trường học và nhà
nước; nhà trường không dạy Kinh Thánh; đảm bảo tự do cá nhân.


-Các chính sách kinh tế - xã hội:


+ Thực hiện quyền làm chủ của công nhân đối với những xí nghiệp chủ bỏ
trốn; những xí nghiệp cịn chủ ở lại thì Cơng xã kiểm sốt chế độ tiền lương,
<i>bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân. </i>


+ Giải quyết nạn thất nghiệp, ra lệnh hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ. Đề ra
chế độ giáo dục bắt buộc, miễn phí; lập vườn trẻ, cải thiện điều kiện làm việc
cho nữ công nhân. Nhiều tổ chức quần chúng ra đời, các câu lạc bộ trở thành
nơi liên hệ giữa các ủy viên Công xã với nhân dân…


- Từ sau ngày 18/3/1871, Chính phủ tư sản và các thế lực phản động Pháp đã
tìm mọi cách tập hợp, củng cố lực lượng để bóp chết Cơng xã Paris. Ngày
21/5/1871, qn Véc-xai tiến vào Paris, đến ngày 28/5/1871, những chiến sĩ


0.25
0.25


0.5


0.25
0.25


0.25
0.25
0.5
0.5


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cuối cùng của Công xã đã hi sinh, Công xã Paris thất thủ.


- Mặc dù tồn tại chưa đầy 3 tháng, nhưng Công xã Paris đã để lại ý nghĩa vô
cùng to lớn. Đây là cuộc cách mạng vơ sản đầu tiên nhằm xóa bỏ chế độ tư
bản chủ nghĩa và thiết lập nền chuyên chính vô sản.


- Công xã Paris đã cổ vũ tinh thần cách mạng cho giai cấp công nhân các
nước thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình và để lại nhiều bài học kinh nghiệm
quý giá. Đó là sự thử nghiệm đầu tiên về một nhà nước kiểu mới, một xã hội
mới. Đó là những kinh nghiệm về sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng
vơ sản, về liên minh công – nông, về việc đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết
lập nhà nước mới của dân.


0.25


0.5


<b>Câu 3 (4 điểm): Hãy nêu điều kiện lịch sử và nhận xét về kết cục của phong trào yêu</b>
<b>nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.</b>


<i><b>ĐÁP ÁN CÂU 3:</b></i>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>*Điều kiện lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX</b>



- Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến đã thất bại, chứng tỏ độc lập
dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến. Từ đó đặt ra yêu cầu những
người yêu nước Việt Nam cần phải đi tìm 1 chân lí cứu nước mới.


- Thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa, làm nảy sinh những nhân tố
mới, ngồi ý muốn của chúng.


- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam có
sự biến động. Bên cạnh các giai cấp cũ đang phân hóa, các giai cấp mới bắt
đầu ra đời. Trong đó đặc biệt là giai cấp cơng nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư
sản, đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới, để
dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản ở
nước ta đầu thế kỉ XX.


- Giữa lúc ngọn cờ phong kiến đã tỏ rõ sự lỗi thời trước sự nghiệp GPDT, một
trào lưu tư tưởng cách mạng mới mang ý thức hệ tư tưởng dân chủ tư sản bắt
đầu thâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam. Đang lúc bế tắc, các sĩ phu yêu nước
VN thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân
chủ tư sản.


<b>* Nhận xét về kết cục của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.</b>
- Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX tuy có sự khác nhau về phương pháp
và cách thức hoạt động, nhưng đều có điểm chung là xuất phát từ chủ nghĩa
yêu nước, đều nhằm vào mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc và chịu chi
phối bởi hệ tư tưởng dân chủ tư sản.


0.5
0.5



0.75


0.75


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Thất bại của phong trào này đã khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân
chủ tư sản trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử đặt ra.


- Như vậy, cho đến đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước Việt Nam tiếp tục rơi
vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối
cảnh lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho
dân tộc.


0.5


0.5


<b>Câu 4 (4 điểm): Hãy phân tích đặc điểm và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống</b>
<b>thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884.</b>


<i><b>ĐÁP ÁN CÂU 4:</b></i>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lựơc nước ta. Cuộc kháng
chiến chống Pháp nổ ra từ đây. Từ chỗ liên minh với triều đình, nhân dân đã tách
ra thành một mặt trận riêng, gọi là mặt trận nhân dân kháng Pháp.


<b>* Đặc điểm: </b>


- Chiến đấu kịp thời: Từ khi Pháp tấn công Đà Nẵng đến khi nhà Nguyễn đầu


hàng, nhân dân ta ln có ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc. Không trông chờ
vào bất cứ mệnh lệnh, một lời kêu gọi của triều đình. Ý thức đó xuất phát từ
truyền thống u nước của dân tộc ta.


- Xác định đúng kẻ thù dân tộc: Đó là thực dân Pháp, khi tổ quốc lâm nguy họ
đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tạm gác mối thù giai cấp đứng dưới ngọn cờ
của triều đình chống Pháp, đặt mối thù dân tộc lên hàng đầu.


- Tinh thần chiến đấu dũng cảm: Nhân dân kháng chiến chống Pháp khơng địi
hỏi bất kì điều kiện gì, khơng đợi triều đình ban chức tước hay trọng thưởng, họ
chiến đấu vì nghĩa lớn: Bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chiến đấu với tất cả sức lực,
mưu trí, sáng tạo của mình với mọi thứ vũ khí có trong tay.


- Hình thức đấu tranh phong phú: Du kích, tập kích, phục kích, tị địa, đấu tranh
bằng văn thơ yêu nước…..


- Mục tiêu đấu tranh: Lúc đầu là chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc nhưng khi
triều đình Huế phản bội kí điều ước đầu hàng, nhân dân ta nhanh chóng kết hợp
nhiệm vụ chống đế quốc với chống phong kiến. Từ đây cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân ta tách thành mặt trận riêng khơng lệ thuộc vào triều đình.


<b>* Ý nghĩa:</b>


- Làm cho quá trình xâm lược của Pháp kéo dài 26 năm.


0.5


0.5


0.5



0.5
0.5
0.5


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Mặt trận nhân dân kháng chiến trở thành cơ sở hỗ trợ chủ yếu làm nên những
chiến thắng ban đầu của triều đình.


- Mặt trận nhân dân kháng chiến trở thành cơ sở và chỗ dựa vững chắc cho phe
chủ chiến. Họ là lực lượng chủ lực trong phong trào Cần Vương chống pháp
cuối thế kỉ XIX.


- Để lại nhiều bài học quí báu, là sự kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh
bất khuất của dân tộc.


0.25
0.25
0.25
<b>Câu 5 (4 điểm): Nêu đặc điểm, thái độ của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt</b>
<b>Nam với cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX? Những mâu thuẫn chủ yếu</b>
<b>trong xã hội Việt Nam thời kỳ này là gì?</b>


<i><b>ĐÁP ÁN CÂU 5:</b></i>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>* Đặc điểm, thái độ của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam với</b>
<b>cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX:</b>


- Giai cấp địa chủ phong kiến: Dựa vào thực dân Pháp, họ chiếm đoạt nhiều


ruộng đất trở nên giàu có nên từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp.
Có một bộ phận nhỏ có tinh thần u nước.


- Giai cấp nơng dân: số lượng đơng đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề nên cuộc
sống của họ khổ cực. Nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh
giành được độc lập và ấm no.


- Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khốn, chủ xí nghiệp, xưởng thủ cơng, chủ
hãng bn bán ... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.


- Tiểu tư sản thành thị: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên
chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.


- Công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí
nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống
giới chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.


0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
<b>* Những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam:</b>


- Mâu thuẫn giai cấp: Nông dân với địa chủ phong kiến.


- Mâu thuẫn dân tộc: Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.


</div>

<!--links-->

×