Tải bản đầy đủ (.pdf) (266 trang)

Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 266 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
--o0o--

PHAN PHƯƠNG NAM

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ CỦA CƠNG TY CHỨNG KHỐN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP.HCM, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
--o0o--

PHAN PHƯƠNG NAM

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ CỦA CƠNG TY CHỨNG KHỐN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngành:

Luật học

Chuyên ngành:


Luật kinh tế

Mã số:

62. 38. 01. 07

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Bùi Xuân Hải – Hướng dẫn 1
PGS. TS Nguyễn Văn Vân – Hướng dẫn 2

TP.HCM, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, các thơng tin trích dẫn trong
luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng luận án này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác và xin chịu trách nhiệm về những kết quả nghiên cứu của Luận án.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận án
Phan Phương Nam

năm



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 3
2.1 Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án .......................................... 4
5. Điểm mới của luận án ............................................................................ 5
6. Kết cấu của luận án ................................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 7
1.1Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 7
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .......................................... 7
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................... 10
1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu............................... 15
1.2Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ....................................... 18
1.2.1 Cơ sở lý thuyết ........................................................................ 18
1.2.1.1 Câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và dự kiến kết
quả nghiên cứu ..................................................................................... 18
1.2.1.2 Lý thuyết nghiên cứu .............................................................. 22
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................ 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................... 25
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ CỦA CƠNG TY CHỨNG KHỐN VÀ PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CƠNG TY
CHỨNG KHỐN .............................................................................................. 27

2.1Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơng ty
chứng khốn ........................................................................................................ 27
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cơng ty chứng khốn .................. 27


2.1.2 Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơng
ty chứng khốn..................................................................................... 33
2.1.3 Phân loại những dịch vụ kinh doanh chứng khốn do cơng ty
chứng khốn cung cấp ......................................................................... 36
2.1.4 Xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơng
ty chứng khốn..................................................................................... 45
2.1.5 Vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ trên thị trường chứng
khốn của cơng ty chứng khốn .......................................................... 51
2.2Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh
doanh dịch vụ của cơng ty chứng khốn ............................................................. 56
2.2.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơng ty
chứng khốn là nhằm bảo đảm sự vận hành của thị trường chứng khoán
phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế ....................................... 57
2.2.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơng ty
chứng khốn là nhằm bảo vệ các chủ thể sử dụng những dịch vụ do
cơng ty chứng khốn cung cấp ............................................................ 59
2.2.3 Pháp luật điều chỉnh nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý cho
hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơng ty chứng khốn .................... 63
2.3Khái niệm, ngun tắc và nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ của cơng ty chứng khốn ............................................................. 65
2.3.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ của cơng ty chứng khốn ............................................. 65
2.3.2 Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động
kinh doanh dịch vụ của cơng ty chứng khốn ..................................... 67
2.3.3 Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh

dịch vụ của công ty chứng khoán ........................................................ 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................... 85
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CƠNG TY CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
............................................................................................................................. 87
3.1Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động mơi giới chứng khốn của
cơng ty chứng khoán ........................................................................................... 87
3.1.1 Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán ..................... 88


3.1.2 Nghĩa vụ và quyền của cơng ty chứng khốn trong hoạt động
môi giới ................................................................................................ 91
3.1.3 Thực trạng pháp luật về hạn chế xung đột lợi ích trong hoạt
động kinh doanh dịch vụ của cơng ty chứng khốn ............................ 96
3.1.4 Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động
kinh doanh dịch vụ của cơng ty chứng khốn ................................... 102
3.2Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành chứng
khốn của cơng ty chứng khốn ........................................................................ 109
3.2.1 Hình thức bảo lãnh phát hành chứng khốn ......................... 109
3.2.2 Trình tự thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khốn
của cơng ty chứng khốn ................................................................... 112
3.3Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động tư vấn đầu tư chứng khốn
của cơng ty chứng khốn ................................................................................... 119
3.3.1 Các u cầu trong hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán .... 119
3.3.2 Nội dung hoạt động tư vấn đầu tư chứng khốn .................. 121
3.3.3 Quyền và nghĩa vụ của cơng ty chứng khoán trong hoạt động tư
vấn đầu tư chứng khoán ..................................................................... 123
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................... 128
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CƠNG TY

CHỨNG KHỐN TẠI VIỆT NAM .............................................................. 129
4.1Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch
vụ của công ty chứng khoán .............................................................................. 129
4.1.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơng ty
chứng khốn phải thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về phát triển thị trường chứng khốn ................................ 129
4.1.2 Hồn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ
của cơng ty chứng khốn phải bảo đảm sự phát triển ổn định chung của
thị trường chứng khốn ...................................................................... 131
4.1.3 Hồn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ
của cơng ty chứng khốn phải gắn liền và góp phần bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư .............................................................. 132


4.1.4 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ
của cơng ty chứng khốn phải đảm bảo tính phù hợp với các điều kiện
kinh tế - xã hội của Việt Nam ............................................................ 134
4.2Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ
của công ty chứng khốn ................................................................................... 136
4.2.1 Hồn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động mơi
giới chứng khốn của cơng ty chứng khốn ...................................... 136
4.2.2 Hồn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo
lãnh phát hành chứng khốn của cơng ty chứng khốn..................... 143
4.2.3 Hồn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tư vấn
đầu tư chứng khốn của cơng ty chứng khốn .................................. 145
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................... 147
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 149
DANH MỤC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CƠNG BỐ .... i
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. ii
PHỤ LỤC ......................................................................................................... xvii

Vụ việc số 1 ............................................................................................ xvii
Vụ việc số 2 ............................................................................................. xix
Vụ việc số 3 .............................................................................................. xx
Vụ việc số 4 ............................................................................................ xxii
Vụ việc số 5 ........................................................................................... xxiii
Vụ việc số 6 ........................................................................................ xxxvii


BẢNG VIẾT TẮT
Cơng ty chứng khốn

CTCK

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH

Công ty cổ phần

CTCP

Doanh nghiệp bảo hiểm

DNBH

Quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ ĐTCK

Sở Giao dịch Chứng khoán


SGDCK

Thị trường chứng khoán

TTCK

Uỷ ban Chứng khoán

UBCK

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

UBCKNN

U.S. Securities and Exchange Commission SEC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Từ tháng 07 năm 2000 đến nay, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã
dần thể hiện rõ vai trò quan trọng trong hoạt động thu hút vốn cũng như tạo điều kiện
thuận lợi góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia. Sự tích cực hoạt động của
các cơng ty chứng khoán (CTCK) – chủ thể trung gian của TTCK – đã đóng góp một
phần khơng nhỏ vào những thành cơng trên.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của CTCK cũng tiềm ẩn
nhiều yếu tố tiêu cực, chẳng hạn như sự xung đột lợi ích giữa các chủ thể trong các
hoạt động mơi giới chứng khốn, tự doanh chứng khốn, tư vấn đầu tư chứng khốn;
hay tình trạng bất cân xứng thông tin dẫn đến sự bất công bằng giữa các nhà đầu tư,
các chủ thể tham gia vào TTCK; khả năng lợi dụng tiền và tài sản của nhà đầu tư từ
các CTCK …Do vậy, nếu khơng có sự nghiên cứu một cách đầy đủ, nghiêm túc các
vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK, chúng ta sẽ khó nhận
diện được những yếu tố tiêu cực để có thể đưa ra các phương hướng xử lý thích hợp
nhằm loại bỏ chúng, đồng thời phát huy tối đa những yếu tố tích cực nhằm góp phần
hồn thiện các hoạt động của CTCK, từ đó gián tiếp hạn chế được những mối quan hệ
bị làm “sai lệnh” gây ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế
nói chung. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động
kinh doanh dịch vụ của CTCK là một yêu cầu hiện hữu/ cấp thiết, quan trọng trong
q trình xây dựng và hồn thiện các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK
nhằm thiết lập hệ thống cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh
giữa CTCK với khách hàng, đồng thời góp phần lành mạnh hóa các hoạt động của
TTCK.
Ở Việt Nam, những quy định về hoạt động của CTCK đã được pháp luật ghi
nhận như một nội dung quan trọng trong pháp luật về chứng khoán và TTCK. Trong
suốt thời gian hoạt động của TTCK, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng từng bước
được hoàn thiện để tăng cường tính hiệu quả trong điều chỉnh các hoạt động của
CTCK. Các văn bản pháp luật đầu tiên trong lĩnh vực chứng khốn có thể kể đến như
Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/07/1998 về chứng
khốn và TTCK, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
28/11/2003 về chứng khoán và TTCK (thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của
Chính phủ ban hành ngày 11/07/1998 về chứng khoán và TTCK). Và hiện nay, Luật
số 70/2006/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006 Luật chứng khoán và Luật
số 62/2010/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 24/11/2010 Luật sửa đổi, bổ sung một



2

số điều của Luật chứng khoán cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã từng bước xây
dựng các cơ sở pháp lý cho quá trình hình thành và kinh doanh dịch vụ của CTCK.
Tuy nhiên, các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK hiện nay
vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện; cơ chế kiểm sốt cịn tồn tại một số hạn chế gây nên
những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư trên TTCK. Nếu pháp luật
điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK không kịp thời sửa đổi để đáp
ứng với yêu cầu của tình hình mới sẽ dễ dẫn đến tình trạng các CTCK thực hiện
những hoạt động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà đầu tư nói riêng và sự phát
triển của TTCK nói chung.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố IX tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định các chủ trương sau: “Mở rộng và
nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường vốn, TTCK”1; “phát triển các hoạt động
nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa các hoạt động kinh doanh
chứng khốn theo các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế”2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII về hồn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa3 cũng xác định Nhà nước cần phải: “Phát triển
cân bằng, đồng bộ thị trường tài chính… Nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK, thị
trường trái phiếu; hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả thị trường mua, bán
nợ....”.
Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành đồng
thời đề xuất những kiến nghị phù hợp nhằm đóng góp cho q trình xây dựng và hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là một việc làm
rất cần thiết/cấp thiết, hữu ích dưới góc độ thực tiễn lập pháp và hành pháp, cũng như
dưới cả góc độ lý luận. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động
kinh doanh dịch vụ của Công ty chứng khoán” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ
của mình.

Đảng cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ X của Đảng”
[ />g?categoryId=10000715&articleId=10038386] (truy cập ngày 25/05/2014).
2
Điểm d khoản 3 Điều 1 Quyết định số 252/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/03/2012 về phê duyệt
chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
3 Đảng cộng sản Việt Nam (2017), “Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/06/2017”, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [ (truy cập ngày 25/09/2017).
1


3

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đối với pháp luật điều chỉnh
hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK, đồng thời đánh giá thực trạng pháp luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK để trên cơ sở đó, chỉ ra những vướng
mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về vấn đề trên. Bên cạnh đó, luận án
cũng làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được những mục tiêu nêu trên, luận án cần phải thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, bản chất pháp lý của hoạt động kinh doanh
dịch vụ của CTCK, qua đó chỉ rõ sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh dịch vụ của
CTCK so với hoạt động kinh doanh khác của CTCK.
Hai là, phân tích và làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh dịch vụ của

CTCK để thấy rõ được sự tất yếu của việc tồn tại những mối quan hệ xung đột về mặt
lợi ích giữa các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động nêu trên của CTCK. Trên cơ
sở đó, luận án chứng minh sự cần thiết và cơ sở cho việc ban hành các quy định pháp
luật nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của
CTCK.
Ba là, cần xác định các nội dung cơ bản, những nguyên tắc nền tảng chi phối các
quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK.
Bốn là, xây dựng các cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý và đưa ra những kiến nghị cụ
thể để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
Thứ nhất, những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK
và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK.
Thứ hai, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến điều
chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK; và các tình huống cụ thể phát sinh từ
thực tiễn liên quan đến áp dụng các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ của CTCK.


4

Cuối cùng, các quy định của pháp luật một số quốc gia về pháp luật điều chỉnh
hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là một hoạt động nằm trong nhóm các
hoạt động kinh doanh chứng khốn trên TTCK và có thể được tiếp cận nghiên cứu ở

nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi luận án, tác giả tập trung nghiên cứu khía
cạnh pháp lý của hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK, bao gồm các vấn đề sau:
Về nội dung nghiên cứu: Theo pháp luật Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia
khác, hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK bao gồm nhiều mảng dịch vụ như: (i)
dịch vụ mơi giới chứng khốn; (ii) bảo lãnh phát hành chứng khoán; (iii) tư vấn đầu tư
chứng khốn; (iv) tư vấn đầu tư tài chính; (v) quản lý danh mục đầu tư và (vi) các hoạt
động phụ trợ cho hoạt động mơi giới chứng khốn. Tuy nhiên, việc phân tích, nghiên
cứu dàn trải trên tồn bộ các nội dung trên sẽ đặt ra một số khó khăn nhất định, chẳng
hạn như khó khăn liên quan đến giới hạn số trang của luận án; hay việc dàn trải nội
dung nghiên cứu sẽ khơng thể đảm bảo được tính chuyên sâu khi mà nội dung của mỗi
hoạt động bị chi phối bởi những đặc tính riêng biệt. Chính vì vậy, tác giả đã giới hạn
phạm vi tập trung nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu vào ba hoạt động
kinh doanh dịch vụ chính của CTCK sau: i) hoạt động bảo lãnh phát hành chứng
khoán; ii) hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán và iii) hoạt động mơi giới chứng
khốn.
Về phạm vi lãnh thổ: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK ở Việt Nam. Việc đề
cập đến kinh nghiệm lập quy của một số quốc gia chỉ nhằm mục đích chứng minh và
so sánh giữa các luận điểm để từ đó có thể tiến hành đánh giá, nhìn nhận các quy định
tương tự trong pháp luật Việt Nam.
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu các quy định pháp luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK từ năm 1998 (là thời điểm văn bản quy
phạm pháp luật đầu tiên về TTCK được ban hành tại Việt Nam, cụ thể là Nghị định số
48/1998/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 11/07/1998 quy định về chứng khoán và
TTCK) đến thời điểm bảo vệ luận án.
4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

Về phương diện khoa học, kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực

trong việc góp phần xây dựng các cơ sở lý luận, đáp ứng cho nhu cầu hoàn thiện pháp
luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Từ các kết quả nghiên cứu


5

đạt được, luận án đã đóng góp thêm những luận điểm khoa học cho cơ quan lập pháp,
cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK nói riêng, pháp luật điều chỉnh vào
TTCK nói chung.
Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ chỉ ra được những
điểm hạn chế trong các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ
của CTCK. Trên cơ sở đó, luận án đã có những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật
dựa trên các nguyên tắc cơ bản và các mục tiêu hướng đến của pháp luật.
Với kết quả nghiên cứu mà luận án đạt được, tác giả hi vọng có thể góp phần làm
phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về
TTCK nói chung và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK nói
riêng tại các cơ sở đào tạo luật trên cả nước.
5.

Điểm mới của luận án

Luận án đóng góp cho khoa học pháp lý những điểm mới sau:
Một là, luận án đã góp phần làm rõ một số vấn đề liên quan đến pháp luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK, bao gồm: (i) khái niệm và đặc điểm
hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK; (ii) luận giải cho việc cần thiết phải thiết lập
các quy định mang tính đặc thù khi điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh
doanh dịch vụ của CTCK.
Hai là, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm lập quy của một số quốc gia như:
Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc…điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK và

phân tích một số tình huống cụ thể, luận án đã chỉ ra được những điểm hạn chế trong
pháp luật Việt Nam khi quy định về vấn đề này.
Ba là, luận án đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản cho q trình hồn thiện pháp
luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Những ngun tắc này đóng
vai trị nền tảng và chi phối xuyên suốt những kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK.
Bốn là, luận án đã đề xuất giải pháp, kiến nghị cụ thể dựa trên tính phù hợp với
các điều kiện của Việt Nam nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh
hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK.
6.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án
bao gồm 04 chương như sau:


6

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK và
pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK
Chương 3: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của
CTCK Việt Nam
Chương 4: Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
dịch vụ của CTCK tại Việt Nam


7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1

Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

TTCK đã hình thành và phát triển từ rất sớm với phiên chợ giao dịch riêng đầu
tiên được tiến hành vào năm 1453 tại gia đình lữ điếm Vanber (Bruges, Bỉ)4. Cùng với
sự hình thành và phát triển của TTCK là sự hình thành và phát triển của các chủ thể
cung cấp dịch vụ cho TTCK như CTCK, công ty quản lý quỹ. Điều này có ý nghĩa
đánh dấu sự ra đời của CTCK với vai trò chủ thể quan trọng giúp cho TTCK phát
triển. Cũng có thể nói rằng, CTCK đã tồn tại và phát triển trong thời gian không ngắn,
tuy nhiên, hiếm có các cơng trình nào nghiên cứu về toàn bộ hoạt động kinh doanh
dịch vụ của CTCK. Đa số các cơng trình chỉ tiến hành nghiên cứu từng nghiệp vụ
riêng của CTCK, chẳng hạn như nghiệp vụ mơi giới, nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng
khốn hoặc nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Thêm vào đó, dù có nhiều
cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung này nhưng luận án chỉ đề cập và phân
tích các cơng trình có liên quan đến đối tượng nghiên cứu luận án hướng đến mà
khơng giới thiệu tồn bộ các cơng trình có liên quan về CTCK.
Về lĩnh vực bảo lãnh phát hành chứng khốn, có một số cơng trình sau:
Một
là,
sách
“Financial Infrastructure, Underwriter Reputations, and
Securities Fraud”5 (Tạm dịch: Cơ sở hạ tầng tài chính, danh tiếng của Người bảo lãnh
và gian lận chứng khoán) của Wei-Ling Song. Cuốn sách này đã chỉ ra những nội
dung cơ bản của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và các yếu tố ảnh hưởng

đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán như: giá chứng khoán, danh tiếng của
tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, các biến về tình hình tài chính, trách
nhiệm của các chủ thể trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán... Trong
nghiên cứu của mình, tác giả Song đã chứng minh và xác định được tầm quan trọng,
khả năng ảnh hưởng đến hoạt động phát hành chứng khoán là danh tiếng, uy tín của
chủ thể bảo lãnh, đặc biệt là vai trị của hoạt động bảo lãnh nhóm (tổ hợp bảo lãnh)
trong hoạt động phát hành chứng khốn. Cuốn sách này có những luận điểm quan
Ủy ban chứng khoán nhà nước (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khốn và thị trường chứng khốn, NXB
Chính trị Quốc gia, tr. 36.
5 Wei-Ling Song (2003), “Financial Infrastructure, Underwriter Reputations, and Securities Fraud”, Wharton Financial
Institutions Center [fic.wharton.upenn.edu/fic/papers/03/0319.pdf và
www.finance.org.tw/2004conference/PAPER/10663.pdf] (truy cập ngày 05/12/2012);
Katrina Ellis, Roni Michaely, Maureen O’Hara (2000), “When the Underwriter is the Market Maker: An Examination of
Trading in the IPO Aftermarket”, The Journal of Finance, Vol. 55, No. 3 (June 2000), tr. 1039-1074.
4


8

trọng phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án về hoạt động bảo lãnh phát hành
chứng khoán. Luận án sẽ kế thừa một số phân tích về tổ hợp bảo lãnh phát hành để
làm rõ trong phần phân tích thực trạng và đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này.
Hai là, bài viết “The Untold Story of Underwriting Compensation Regulation”6
(Tạm dịch: Chuyện chưa kể của Quy chế về bồi thường trong bảo lãnh phát hành
chứng khoán) của William K. Sjostrom, Jr, Giáo sư Luật trường Đại học Arizona.
Trong bài viết, tác giả đã trình bày các quy định của pháp luật Mỹ về hoạt động bảo
lãnh phát hành đồng thời phân tích các yếu tố tác động đến giá cả của hoạt động bảo
lãnh phát hành, qui trình của hoạt động bảo lãnh phát hành, kể cả các yếu tố tác động
đến hoạt động bồi thường liên quan đến việc bảo lãnh phát hành chứng khoán, nhất là

đối với các đợt IPO – Initial Public Offering (tạm dịch: Phát hành lần đầu ra công
chúng). Những vấn đề tương tự cũng đã được tác giả Ayako Yasuda thể hiện trong bài
viết “Relationship Capital and Competition in the Corporate Securities Underwriting
Market”7 (tạm dịch: Mối quan hệ vốn và cạnh tranh trong thị trường bảo lãnh phát
hành chứng khoán). Trong các bài viết trên, luận án sẽ kế thừa những phân tích về vấn
đề bồi thường liên quan đến hoạt động bảo lãnh phát hành khi nghiên cứu thực tiễn và
đưa ra định hướng hoàn thiện cho các qui định pháp luật trong nội dung này.
Ba là, báo cáo “Development of Legal System for Rights Offering in Japan”8
(tạm dịch: Sự phát triển của các quy định pháp luật về quyền chào bán tại Nhật Bản)
do Giáo sư Hiroyuki Kansaku, Đại học Tokyo làm trưởng nhóm. Báo cáo đã trình bày
những ảnh hưởng của hoạt động chào bán chứng khoán đến quyền của các cổ đông
theo pháp luật Nhật Bản. Đồng thời, báo cáo cũng phân tích những khía cạnh nhất
định trong hoạt động cung ứng dịch vụ bảo lãnh của CTCK về các phương thức bảo
lãnh và cách thức sử dụng thông tin trong công bố để thực hiện hoạt động bảo lãnh
phát hành chứng khoán. Luận án sẽ kế thừa và phân tích, phát triển thêm về các
phương phức bảo lãnh phát hành để làm rõ những điểm tương ứng trong pháp luật
Việt Nam.
Về lĩnh vực môi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn, có các cơng trình như:
“Reforming the Regulation of Broker-Dealers and Investment Advisers”9 (tạm dịch:
William K. Sjostrom Jr. (2010), “The Untold Story of Underwriting Compensation Regulation”, U. C. Davis Law Review,
Vol. 44 (12/2010), tr. 625-650.
7 Ayako Yasuda (2001), “Relationship Capital and Competition in the Corporate Securities Underwriting Market”
[ (truy cập ngày 25/04/2017).
8 Hiroyuki Kansaku (2011), Đại học Tokyo, “Development of Legal System for Rights Offering in Japan”,
[www.fsa.go.jp/en/news/2011/20110325-1/02.pdf] (truy cập ngày 15/12/2017).
9 Arthur B. Laby (2010), “Reforming the Regulation of Broker-Dealers and Investment Advisers”, The business lawyer, Vol.
65, No.2, February 2010, tr. 396-439.
6



9

Cải cách Quy chế của các nhà môi giới và tư vấn đầu tư) của Arthur B. Laby;
“Broker-Dealers and Investment Adivsers: A Behaviorial-Economics Analysis of
Competing. Suggestions for Reform” (tạm dịch: Đại lý Mơi giới và Tư vấn Đầu tư:
Phân tích kinh tế học hành vi của cạnh tranh. Đề xuất hướng cải cách) của Polina
Demina10 và bài viết “Investment Adviser Regulation Post-Madoff: A Brave New
World” (tạm dịch: Quy định Cố vấn Đầu tư Post-Madoff: Sự can đảm của thế giới
mới) của Kevin A.Zambrowicz11. Theo đó, các tác giả đều cho rằng trong hoạt động
môi giới và hoạt động tư vấn đầu tư chứng khốn có những mối quan hệ nhất định với
nhau, đơi khi song hành cùng nhau. Ở đó, pháp luật cần có những quy định cụ thể về
tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử khi thực hiện các hành vi này bởi vì khả năng gây thiệt
hại, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư trong các hoạt động mơi giới, tư vấn
đầu tư chứng khốn là khá cao. Theo đó, những u cầu về cơng khai thông tin cần
phải được đề cao nhằm hạn chế những xung đột lợi ích trong hoạt động cung ứng dịch
vụ mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn. Để kế thừa việc xác định trách nhiệm của
chủ thể thực hiện hoạt động môi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn, luận án sẽ phân
tích và làm rõ hơn thực tiễn áp dụng và thực trạng pháp luật Việt Nam trong phần nội
dung này nhằm làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
Về xung đột lợi ích khi cung cấp dịch vụ của CTCK, có một số cơng trình
nghiên cứu sau:
Một là, bài viết “Problem of Conflict of Interest between broker-dealer firm and
its clients”12 (tạm dịch: Vấn đề xung đột lợi ích giữa cơng ty môi giới và khách hàng)
của Mag. Mirjana Markovic, giảng viên khoa Luật, Đại học Belgrade. Bài viết có
những nội dung cơ bản sau: (i) Xác định được những nguyên nhân cơ bản làm phát
sinh xung đột lợi ích giữa CTCK môi giới và khách hàng trong hoạt động môi giới;
(ii) phân tích sự phát triển của các lý thuyết liên quan đến sự xung đột lợi ích nêu trên
trong quá khứ cũng như những lý thuyết đương đại; (iii) xác định được rõ ràng vấn đề
chính của xung đột lợi ích do: bất cân xứng thơng tin trong bối cảnh xung đột lợi ích
và vi phạm yêu cầu của lịng trung thành, khó khăn trong việc phát hiện hành vi không

phù hợp của các CTCK môi giới và các vấn đề thực thi trách nhiệm của họ. Luận án
kế thừa các yếu tố tác động, gây nên hiện tượng xung đột lợi ích để từ đó phân tích các
Polina Demina (2014), “Broker-Dealers and Investment Adivsers: A Behaviorial-Economics Analysis of Competing.
Suggestions for Reform”, Michigan Law Review, Volume 113, tr. 429-459.
11 Kevin A. Zambrowicz (2011), “Investment Adviser Regulation Post-Madoff: A Brave New World”, Journal of Business &
Technology Law, Volume 6, Issue 2, tr. 373-389.
12 Mag. Mirjana Markovíc (2009), Junior Faculty Member at Faculty of Law, University of Belgrade, “Problem of Conflict of
Interest between broker-dealer firm and its clients”
[ (truy cập ngày
06/01/2014).
10


10

nội hàm liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của
CTCK.
Hai là, bài viết “Are Chinese Walls the Best Solution to the Problems of Insider
Trading and Conflicts of Interest in Broker-Dealers?”13 (tạm dịch: Có phải bức tường
Trung hoa là giải pháp tốt nhất cho các vấn đề giao dịch nội bộ và mâu thuẫn lợi ích
trong các nhà mơi giới?) của Christopher M. Gorman, trường Đại học Luật Fordham.
Bài viết trình bày những nội dung cơ bản sau: Xác định rõ các quy định của “Chinese
Walls” (Bức tường Trung Hoa) xuất phát từ việc ngăn chặn các giao dịch nội bộ và
mâu thuẫn lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của các CTCK, các nhà mơi
giới chứng khốn; xác định và phân tích những ưu, nhược điểm trong các quy định
của Chinese Walls; kết luận về hoàn thiện các quy định về công bố thông tin sẽ hạn
chế dần các giao dịch nội bộ và xung đột trong hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính
của các CTCK, các nhà mơi giới chứng khốn. Luận án sử dụng một số nội dung cơ
bản trong việc phân tích nội dung của “Chinese Walls” trong bài viết để làm cơ sở cho
việc phân tích các giải pháp hạn chế xung đột và trình bày quan điểm của tác giả về

giải pháp hạn chế xung đột lợi ích trên TTCK của pháp luật Việt Nam.
Ngồi ra, cịn có báo cáo “Conflicts of Interest and Market Discipline Among
Financial Service Firms”14 (tạm dịch: Xung đột lợi ích và kỷ luật thị trường giữa các
cơng ty dịch vụ tài chính) của Ingo Walter đề cập về những xung đột lợi ích liên quan
đến hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính do sự bất cân xứng
trong thông tin đem lại. Báo cáo đã chỉ ra được các nguyên nhân cơ bản của việc xung
đột lợi ích trên thị trường tài chính là do việc bất cân xứng trong thông tin, các biện
pháp xử phạt chưa thích đáng và nêu rõ được những hạn chế trong các quy định của
pháp luật về sự đảm bảo công bố thông tin, về quy định của thị trường tài chính để từ
đó có những khuyến nghị và kết luận liên quan đến chính sách cơng. Đây cũng chính
là những điểm mà luận án kế thừa, phát triển trong việc phân tích thực trạng pháp luật
Việt Nam và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nội dung này.
1.1.2

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam các cơng trình nghiên cứu pháp lý liên quan đến pháp luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK chưa nhiều, trong khi đó, các bài viết,
cơng trình nghiên cứu về nội dung này chủ yếu tập trung dưới góc độ kinh tế.

Gorman, Christopher M. (2004), “Are Chinese Walls the Best Solution to the Problems of Insider Trading and Conflicts of
Interest in Broker-Dealers”, Fordham Journal of Corporate & Financial Law, Vol. 9, Issue 2 (2004), tr. 475-499.
13

14

Ingo Walter (2003), Báo cáo trình bày tại hội thảo về Market Discipline: Evidence Across Countries and Industries, ngày
30/10/2003 [ (truy cập ngày 24/12/2014).



11

Đề cập đến CTCK, luận án “Xây dựng mơ hình CTCK trong hoạt động của
TTCK Việt Nam”15 của tác giả Trần Quốc Tuấn đã trình bày những nội dung cơ bản
của CTCK như: đặc điểm, vai trò và nguyên tắc hoạt động của CTCK; cơ sở kinh tế,
thực tiễn cho quá trình ra đời và hoạt động của CTCK ở Việt Nam. Luận án đã phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động của CTCK đến năm 2002 và đưa ra những yếu tố
mang tính định hướng cho q trình phát triển của CTCK. Bên cạnh đó, luận án cũng
đã đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia trong quá trình quy định và tổ chức hoạt
động cho CTCK như Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… để rút
ra được những bài học kinh nghiệm cho việc học tập, thay đổi trong pháp luật Việt
Nam khi điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Theo đó, luận án đã có
những đề xuất cụ thể về mơ hình hoạt động của CTCK ở Việt Nam, các biện pháp cần
áp dụng cho hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước đối với các
CTCK và một số kiến nghị liên quan đến pháp luật khi điều chỉnh về hoạt động của
CTCK. Trong luận án của mình, tác giả đã kế thừa một phần nội dung về mơ hình của
CTCK được phân tích trong luận án của tác giả Trần Quốc Tuấn để đưa vào làm cơ
sở, lập luận cho những quan điểm được trình bày trong luận án về mơ hình của CTCK
tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các luận án “Phát triển hoạt động của CTCK ở Việt Nam”16 của tác
giả Lê Thị Hương Lan và luận án “Phát triển bền vững CTCK ở Việt Nam”17 của
Nguyễn Lê Cường đã đưa ra những nội dung nền tảng cho quá trình hoạt động và phát
triển lâu dài của CTCK ở Việt Nam. Theo đó, tác giả Cường đã xác định cơ bản những
yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CTCK, những kinh nghiệm của Mỹ,
Thái Lan, Trung Quốc. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Cường đã chỉ ra những bài
học kinh nghiệm cho việc phát triển bền vững CTCK ở Việt Nam trong xu hướng hội
nhập kinh tế thế giới.
Ở khía cạnh pháp luật, có các cơng trình sau liên quan đến hướng nghiên cứu
của luận án:
Ở góc độ chung nhất của pháp luật về TTCK có sách chuyên khảo “Một số vấn

đề về pháp luật chứng khoán và TTCK ở Việt Nam”18 của TS. Phạm Thị Giang Thu,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2004). Trong đó, tác giả đã trình bày những vấn đề
cơ bản về TTCK và pháp luật về TTCK cũng như nêu lên những thực trạng của TTCK
Trần Quốc Tuấn (2004), Xây dựng mô hình CTCK trong hoạt động của TTCK Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện
Tài chính Hà Nội.
16 Lê Thị Hương Lan (2008), Phát triển hoạt động của CTCK ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội.
17 Nguyễn Lê Cường (2012), Phát triển bền vững CTCK ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.
18 Phạm Thị Giang Thu (2004), Một số vấn đề về pháp luật chứng khoán và TTCK ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
15


12

và pháp luật điều chỉnh TTCK ở Việt Nam tính đến năm 2003; tác giả đồng thời chỉ ra
những hạn chế và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về TTCK tại Việt
Nam. Đặc biệt, trong cuốn sách của mình, TS. Phạm Thị Giang Thu đã có một nội
dung phân tích khá chi tiết, sâu sắc về pháp luật kinh doanh chứng khoán. Ở phần này,
dựa trên các quy định tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày
11/07/1998 về chứng khoán và TTCK, tác giả đã phân tích nhiều vấn đề về hoạt động
kinh doanh chứng khoán liên quan đến chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh chứng
khoán, các nội dung hoạt động kinh doanh chứng khoán và các nội dung khác chi phối
đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra được những
khiếm khuyết nhất định trong các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh
chứng khoán và đây cũng là phần nội dung có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của
luận án này. Luận án sẽ kế thừa một số phân tích về hoạt động kinh doanh chứng
khốn của CTCK trong sách trên để làm cơ sở lý luận cho một số phân tích trình bày
trong luận án khi phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ của CTCK.

Ở góc độ hẹp hơn, có sách chuyên khảo “Pháp luật về CTCK ở Việt Nam”19 của
PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy. Có thể nói, đây là cơng trình nghiên cứu gần nhất với
hướng nghiên cứu của luận án. Tác giả Thu Thủy đã trình bày một cách tổng quan
nhất những vấn đề liên quan trong hoạt động của CTCK dưới góc độ pháp lý, cụ thể
như: Điều kiện kinh doanh, các nghiệp vụ của CTCK, các quy định của pháp luật điều
chỉnh hoạt động của CTCK. Sách đã chỉ ra được một số đặc thù trong hoạt động của
CTCK cũng như một số hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch
vụ của CTCK. Tuy nhiên, người đọc cần lưu ý một số điểm được trình bày trong cuốn
sách này: Một số nội dung trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK chưa
được chú trọng như vấn đề về nội dung hợp đồng mở tài khoản tiền của khách hàng,
cơ chế quản lý tiền trên tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng; trách nhiệm
của CTCK khi tiến hành môi giới trong một số trường hợp đặc biệt nhằm hạn chế
những hành vi “làm giá” trên TTCK; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
tư vấn; các biện pháp áp dụng nhằm đảm bảo khả năng chi trả khi CTCK gây thiệt hại
cho khách hàng; tổ hợp bảo lãnh phát hành chứng khoán; vấn đề trách nhiệm của các
bên trong hồ sơ chào bán chứng khoán. Mặc dù vậy, với tư cách là tài liệu có nội dung
liên quan và hướng nghiên cứu gần nhất với hướng nghiên cứu của luận án nên tài liệu
này rất hữu ích cho q trình hồn thành luận án. Cụ thể, một số phân tích về hoạt

19

Lê Thị Thu Thủy (2011), Pháp luật về cơng ty chứng khốn ở Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội.


13

động kinh doanh dịch vụ của CTCK trong sách sẽ được luận án kế thừa khi trình bày
về thực trạng pháp luật trong lĩnh vực này.
Bên cạnh sách chuyên khảo trên, cịn có bài viết “Một số vấn đề pháp lý về
CTCK theo Luật Chứng khoán năm 2006”20 của Vũ Văn Cương. Bài viết đã trình bày

những vấn đề cơ bản liên quan đến các quy định pháp luật về hoạt động của CTCK
như: Điều kiện thành lập, loại hình hoạt động, các hoạt động kinh doanh, các nghĩa vụ
của CTCK trong hoạt động kinh doanh chứng khoán theo Luật Chứng khốn năm
2006. Trên cơ sở trình bày các quy định pháp luật Việt Nam và có so sánh với pháp
luật các nước, tác giả Vũ Văn Cương đã chỉ ra những điểm cần làm rõ trong Luật
Chứng khoán năm 2006 khi quy định về hoạt động của CTCK, cụ thể như loại hình
hoạt động kinh doanh, cấp giấy phép hành nghề, các quy định về xung đột trong quá
trình hoạt động của CTCK. Do bài viết được thực hiện khi Luật Chứng khoán năm
2006 mới ra đời và hiện nay đã có nhiều quy định cụ thể nên nhiều điểm hạn chế mà
tác giả đã trình bày trong bài viết đã được làm rõ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu bài viết
vẫn có giá trị tham khảo đối với một số luận điểm về loại hình hoạt động của CTCK
được trình bày trong luận án.
Bên cạnh đó, cịn phải kể đến luận án “Hoàn thiện pháp luật về các tổ chức kinh
doanh chứng khoán trên TTCK tập trung của Việt Nam”21 của tác giả Nguyễn Thị
Thuận và bài viết “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các chủ thể
kinh doanh chứng khoán”22 của PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu đăng trên Tạp chí
Khoa học pháp lý số 02/2003. Nghiên cứu bài viết và luận án có giá trị tham khảo đối
với một số vấn đề kiến nghị về mở rộng hoạt động kinh doanh của CTCK, kiến nghị
cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của khách hàng với những lập luận chắc
chắn và có cơ sở rõ ràng về bảo vệ nhà đầu tư khi họ sử dụng dịch vụ của CTCK.
Những nội dung này rất cần thiết cho q trình nghiên cứu và hồn thành của luận án.
Ở góc độ nghiệp vụ của CTCK, luận án đã tham khảo cơng trình nghiên cứu của
tác giả Tạ Thanh Bình với tên gọi “Hồn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán
trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam”23. Trong nghiên cứu của mình, tác
giả Thanh Bình đã trình bày những vấn đề cơ bản về giao dịch chứng khoán, về chủ
thể tham gia giao dịch chứng khoán, các nguyên tắc khi tham gia giao dịch chứng
khoán, thực trạng giao dịch chứng khoán của TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả
Vũ Văn Cương (2006), “Một số vấn đề pháp lý về CTCK theo Luật Chứng khốn năm 2006”, Tạp chí Luật học, số 8/2006.
Nguyễn Thị Thuận (2009), Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam,
Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

22 Phạm Thị Giang Thu (2003), “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các chủ thể kinh doanh chứng khốn”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 02/2003.
23 Tạ Thanh Bình (2008), Hồn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam,
Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
20
21


14

Thanh Bình đã có những kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật về
giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung tại Việt Nam. Luận án sẽ kế thừa
những nội dung lý luận về xung đột lợi ích giữa các chủ thể trên TTCK, các ý kiến và
lý luận cơ bản về các nguyên tắc áp dụng trong q trình hoạt động mơi giới của
CTCK để trình bày quan điểm của mình trong nội dung của luận án.
Ngoài những cuốn sách, bài viết tập trung vào các quy định của pháp luật điều
chỉnh về CTCK và các nghiệp vụ của CTCK, cịn có nhiều cơng trình khác có liên
quan đến hướng nghiên cứu của luận án, cụ thể như:
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu cấp bộ của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh mang tên “Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư chứng khoán
là cá nhân trong điều kiện tồn cầu hóa tài chính - tiền tệ”24 . Đề tài đã nhận diện nhà
đầu tư chứng khoán và nhà đầu tư chứng khoán là cá nhân; kết luận về ảnh hưởng của
tồn cầu hố đến các nhà đầu tư chứng khoán đặc biệt là các nhà đầu tư là cá nhân nhỏ
lẻ, không được pháp luật bảo vệ đầy đủ, để từ đó, đề tài chứng minh sự cần thiết phải
bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư là cá nhân trên TTCK. Trên cơ sở phân tích các
quy định pháp luật hiện hành trong mối tương quan bảo vệ nhà đầu tư là cá nhân, đồng
thời với việc tham khảo pháp luật các nước, đề tài đã chỉ ra được những hạn chế của
pháp luật hiện hành trong việc bảo vệ nhà đầu tư là cá nhân và đưa ra nhiều ý kiến
kiến nghị. Đề tài có những nội dung lý luận để xác định được mối liên hệ giữa nhà đầu
tư là cá nhân và CTCK, chỉ ra được các hạn chế nhất định trong quy định của pháp

luật nhằm giải quyết mối quan hệ này khi điều chỉnh vào hoạt động kinh doanh dịch
vụ của CTCK. Đây cũng là những nội dung hữu ích cho hướng nghiên cứu của luận án
và được luận án sử dụng trong phân tích các nội dung liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư
trên TTCK.
Thứ hai, tập hợp các bài viết trong kỷ yếu hội thảo “Pháp luật bảo vệ nhà đầu tư
chứng khoán – Thực tiễn và các giải pháp hoàn thiện” do khoa Luật Thương mại,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2010. Kỷ yếu bao gồm các
bài viết của nhiều tác giả nhằm làm rõ những khía cạnh pháp lý nhằm bảo vệ nhà đầu
tư là cá nhân trên TTCK. Kết quả nghiên cứu của các bài viết trong kỷ yếu có giá trị
tham khảo đối với luận án, đặc biệt là những lý luận liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư
trong mối quan hệ với CTCK.
Thứ ba, bài viết “Hoàn thiện pháp luật để phát triển bền vững thị trường
chứng khoán” của PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy và ThS. Đỗ Minh Tuấn đăng trên Tạp
Nguyễn Văn Vân (Chủ nhiệm đề tài) (2010), Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư chứng khốn là cá nhân
trong điều kiện tồn cầu hóa tài chính - tiền tệ, Trường Đại học Luật Tp. HCM.
24


15

chí Nghiên cứu lập pháp25. Bài viết đã trình bày những yếu tố cơ bản, các yêu cầu để
đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK và những kiến nghị nhằm đảm bảo những
yêu cầu trên. Nghiên cứu bài viết có giá trị tham khảo đối với những vấn đề liên quan
đến các yêu cầu cho việc đảm bảo sự phát triển của TTCK, chẳng hạn như: Pháp luật
chứng khốn phải là cơng cụ hữu hiệu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư, pháp luật phải có khả năng ngăn ngừa và kiểm sốt được rủi ro hệ thống; và một số
kiến nghị của các tác giả về các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới,
hoạt động bảo lãnh phát hành của CTCK có giá trị tham khảo cho luận án. Luận án kế
thừa một số lập luận trong bài viết này khi trình bày các nội dung liên quan đến bảo vệ
nhà đầu tư trên TTCK.

Ngồi ra, cịn nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu có liên quan được đăng tải
trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như: Bài viết “Bàn về bảo vệ nhà đầu tư
theo Luật Chứng khoán và vấn đề bảo đảm thực hiện”26 của PGS.TS. Phạm Thị Giang
Thu; bài viết “Bàn về bảo lãnh phát hành trong TTCK”27 cũng của PGS.TS. Phạm Thị
Giang Thu; hay bài viết "Xây dựng Luật về thị trường chứng khoán ở Việt Nam”28 của
PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy… Những bài viết này đã có những phát hiện nhất định
trong việc bình luận về các quy định pháp luật bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK, về những
nguyên tắc chi phối trong quá trình xây dựng pháp luật về TTCK.
1.1.3

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài pháp luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK mà tác giả tiếp cận, có thể đánh giá
bước đầu như sau:
Một là, việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của
CTCK là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và thực
hiện trong suốt quá trình thành lập, hoạt động của TTCK nói chung và q trình hình
thành, phát triển của CTCK nói riêng. Có thể nói rằng, CTCK là chủ thể rất quan
trọng trong các hoạt động của TTCK, là chủ thể trung gian giữa người mua với người
bán chứng khoán cũng đồng thời là chủ thể xúc tác góp phần tăng tính thanh khoản
cho chứng khốn nên việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh
hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là điều cần thiết.
Lê Thị Thu Thủy và Đỗ Minh Tuấn, “Hoàn thiện pháp luật để phát triển bền vững TTCK”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
[ (truy cập ngày
20/01/2014).
26 Phạm Thị Giang Thu (2006), “Bàn về bảo vệ nhà đầu tư theo Luật Chứng khoán và vấn đề bảo đảm thực hiện”, Tạp chí Luật
học, số 08/2006.
27 Phạm Thị Giang Thu (2000), “Bàn về bảo lãnh phát hành trong TTCK”, Tạp chí Luật học, số 01/2000.
28 Lê Thị Thu Thủy (2004), “Xây dựng Luật về thị trường chứng khoán ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số

11/2004.
25


16

Hai là, liên quan đến những xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ
của CTCK đã có nhiều cơng trình nghiên cứu xác định về sự tồn tại của vấn đề này
trong hoạt động cung cấp dịch vụ của CTCK như: “Problem of conflict of interest
between broker-dealer firm and its clients” của Mag. Mirjana Markovíc; báo cáo mang
tên “Conflicts of Interest and Market Discipline Among Financial Service Firms” của
Ingo Walter; “Are Chinese walls the Best Solution to the Problems of Insider Trading
and Conflicts of Interest in Broker-Dealers?” của Christopher M. Gorman… Qua các
cơng trình và bài viết trên, những nội dung cơ bản của sự xung đột lợi ích trong hoạt
động kinh doanh của CTCK đã được trình bày và cơng bố; những học thuyết và cơ chế
phịng ngừa, hạn chế xung đột lợi ích đã được đưa ra và áp dụng trong pháp luật của
nhiều quốc gia. Đây là những nội dung mà luận án cần kế thừa và phát triển để vận
dụng vào những kiến nghị của luận án nhằm đảm bảo những kiến nghị này tương thích
và phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam khi điều chỉnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ của CTCK.
Ba là, về nội dung các nguyên tắc hoạt động và mơ hình hoạt động của CTCK,
có thể kể đến một số luận án và sách chuyên khảo sau: Sách chuyên khảo “Pháp luật
về CTCK ở Việt Nam” của PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy; luận án của Lê Thị Hương Lan
mang tên “Phát triển hoạt động của CTCK ở Việt Nam”; luận án “Xây dựng mơ hình
CTCK trong hoạt động của TTCK Việt Nam” của Trần Quốc Tuấn… Những cơng
trình nghiên cứu kể trên đã xác định một số nội dung cơ bản về nguyên tắc hoạt động,
mơ hình hoạt động của CTCK và đây cũng là những nội dung mà luận án cần kế thừa
vì nó hỗ trợ rất nhiều về mặt lý luận cho luận án. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu
trên đây hoặc đặt ra ra các vấn đề dưới góc độ kinh tế, hoặc các vấn đề được nghiên
cứu dưới góc độ pháp lý nhưng chưa đào sâu và chưa có những cơ sở luận chặt chẽ,

đầy đủ.
Bốn là, về đặc thù của các nghiệp vụ hoạt động do CTCK cung cấp có bài viết
“Bàn về bảo lãnh phát hành trong TTCK” của PGS. TS. Phạm Thị Giang Thu đăng
trên Tạp chí Luật học 01/2000; luận án “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng
khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam” của Tạ Thanh Bình; giáo trình
“Mơi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán” do TS. Bùi Thị Thanh Hương
chủ biên. Trong các cơng trình trên, các đặc thù của từng nghiệp vụ hoạt động của
CTCK được nghiên cứu riêng lẻ, trong đó, có nhiều nội dung đã được các tác giả
chứng minh thành công, cụ thể như sự mâu thuẫn lợi ích là tất yếu trong hoạt động
mơi giới; bảo lãnh chứng khốn là nghiệp vụ quan trọng mà CTCK cần phải được
phép tiến hành… Đây là những luận điểm quan trọng và cần thiết mà luận án cần phải


17

kế thừa trong q trình nghiên cứu và hồn thiện. Tuy nhiên, những vấn đề được trình
bày khơng nằm trong tổng thể hoạt động của CTCK, chính vì vậy, các nội dung nêu ra
đôi khi chỉ mới đáp ứng yêu cầu của riêng nghiệp vụ đó mà chưa đảm bảo được sự
đồng bộ và thống nhất trong tổng thể các nghiệp vụ của CTCK.
Qua phần tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên có thể khẳng định một số nội
dung sau:
Thứ nhất, cho đến nay, các cơng trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống
và tồn diện pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK như theo
hướng nghiên cứu của luận án là cịn khá ít. Do vậy, việc nghiên cứu nội dung này để
từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật cũng như đề ra hệ thống các giải
pháp để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK và
đóng góp những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ
của CTCK là điều vô cùng cần thiết.
Thứ hai, những nghiên cứu trước đây liên quan đến các quy định của pháp luật
điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK mới chỉ được thực hiện dựa trên

các quy định của pháp luật vào thời điểm đó nhưng nay đã hết hiệu lực hoặc những lập
luận được đưa ra trong điều kiện công nghệ kỹ thuật, kinh tế, xã hội khác nhiều so với
hiện nay. Đối với những quy định tương ứng trong giai đoạn sau khi Luật số
62/2010/QH12 của Quốc Hội ban hành ngày 24/11/2010 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành vào
năm 2012 đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu các
quy định của pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng các quy định với bối cảnh điều
kiện kinh tế, xã hội, công nghệ kỹ thuật trong thời điểm hiện nay là cần thiết và hữu
ích.
Thứ ba, các cơng trình hiện nay trong phạm vi khảo sát mà tác giả có điều kiện
và khả năng tiếp cận thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về bản chất hoạt
động kinh doanh dịch vụ của CTCK để từ đó chỉ ra được các phương pháp pháp luật
sử dụng để điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh
doanh dịch vụ của CTCK.
Vấn đề đặt ra là, luận án được nghiên cứu trong bối cảnh các quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK đang có sự thay đổi với việc
hướng tới các chuẩn an tồn tài chính, bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi của nhà đầu tư
trên TTCK trước sự gia tăng các rủi ro khi TTCK đang trầm lắng, chính vì vậy, luận
án cần phải có sự khảo sát một cách chi tiết và đầy đủ các yếu tố tác động đến hoạt
động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Bên cạnh đó, luận án cũng cần kết hợp tham


×