Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Hiệu lực của luật hình sự việt nam về không gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ THÚY

HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ KHÔNG GIAN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ THÚY

HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ KHƠNG GIAN

CHUN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MÃ SỐ: 62.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. TRẦN THỊ QUANG VINH
2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin nêu trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong luận án đều được chú
thích đầy đủ và chính xác. Các kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

VŨ THỊ THÚY


LỜI CẢM ƠN
Luận án này khơng thể hồn thành nếu tác giả khơng nhận được sự
giúp đỡ tận tình và quý giá của các Thầy - Cô, đồng nghiệp, bạn hữu và Gia
đình.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy – Cô và đồng nghiệp tại
Trường Đại học Luật TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực hiện Luận án. Tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến NGƯT.
GS. TS. Mai Hồng Quỳ (Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM), TS.
Nguyễn Thị Bích Ngọc (Trưởng Phịng đào tạo Sau đại học), TS. Võ Thị Kim
Oanh (Trưởng Khoa Luật hình sự), TS. Phan Anh Tuấn (Trưởng Bộ mơn Luật
hình sự) đã dành cho tôi sự quan tâm sâu sát và hỗ trợ kịp thời, giúp tơi vượt
qua những khó khăn, có điều kiện và thời gian để hồn thành Luận án.
Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trần Thị Quang Vinh (nguyên
Trưởng Khoa Luật hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM) và PGS. TS.
Nguyễn Thị Phương Hoa (Phó Trưởng Khoa Luật hình sự Trường Đại học
Luật TP.HCM). Hai Cô đã dành nhiều tâm huyết, tận tâm hướng dẫn tơi từ

khi hình thành ý tưởng nghiên cứu đến khi hồn thành Luận án này. Đặc biệt,
hai Cơ cịn là người ln khích lệ, động viên tơi trong những lúc khó khăn; đặt
niềm tin rằng tơi có thể hồn thành tốt Luận án. Tơi vơ cùng cảm kích trước tinh
thần làm việc cầu thị và trách nhiệm, cùng với tình cảm chân tình của hai Cơ.
Đồng thời, tơi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã cho tôi những
nhận xét, đánh giá và góp ý vơ cùng q báu để tơi hồn thiện hơn Luận án của
mình. Trong đó, có những Thầy, Cơ đã cho tơi những chỉ dẫn hữu ích trong suốt
q trình tơi thực hiện Luận án như: GS. TS. Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ
Pháp chế - Bộ Công An), PGS. TS. Trần Văn Độ (Ngun Phó Chánh án Tịa án
nhân dân Tối cao), TS. Nguyễn Bá Ngừng (Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học An ninh nhân dân), TS. Võ Thị Kim Oanh (Trưởng Khoa Luật


hình sự - Trường Đại học Luật TP. HCM), PGS. TS. Phạm Quang Phúc (Trưởng
Bộ môn Pháp luật - Trường Đại học Cảnh sát nhân dân), PGS. TS. Hoàng Thị
Minh Sơn (Trường Đại học Luật Hà Nội), TS. Phan Anh Tuấn (Tổ trưởng Bộ
mơn Luật hình sự - Trường Đại học Luật TP.HCM)…
Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Điều tra viên,
Kiểm sát viên, Thẩm phán đang công tác tại các tỉnh An Giang, Bến Tre, TP. Hồ
Chí Minh, Đắc Lắk…; các Thầy - Cơ đang nghiên cứu và giảng dạy tại Khoa
Luật hình sự - Trường Đại học Luật TP. HCM, Khoa Luật - Trường Đại học
Huế và Khoa Pháp luật - Trường Đại học An Ninh nhân dân. Quý vị đã dành
nhiều thời gian q giá của mình để giúp tơi thực hiện cuộc Khảo sát, làm cơ sở
cho việc nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị trong Luận án này. Tôi xin gửi lời
cảm ơn đến những người bạn hữu đã tích cực hỗ trợ tơi trong việc tìm kiếm các
bản án, thu thập và xử lý các Phiếu khảo sát như: bà Mai Thị Mỹ Hạnh (Tòa án
nhân dân tỉnh Quảng Bình), ThS. La Hồng (Phó Chánh án Tịa án nhân dân tỉnh
An Giang), ThS. Ngô Thị Kim Khánh (Thẩm phán Tòa án nhân dân TP. HCM),
ThS. Nguyễn Ngọc Kiện (Giảng viên Khoa Luật – Đại học Huế), ThS. Nguyễn
Quyết Thắng (Giảng viên Trường Đại học An ninh nhân dân), ThS. Nguyễn Thị
Ngọc Thi (Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre) và ThS. Mai Thị Thủy (Giảng

viên Khoa Luật hình sự - Trường Đại học Luật TP. HCM)…
Cuối cùng, xin được bày tỏ tình cảm sâu lắng và lịng biết ơn sâu sắc đến
Gia đình của tơi. Xin cảm ơn Bố Mẹ đã định hướng, khích lệ, động viên và âm
thầm hỗ trợ chúng con trong học tập. Cảm ơn sự quan tâm của các Anh, Chị,
Em trong Gia đình. Cảm ơn sự cảm thơng, chia sẻ và hỗ trợ nhiệt thành của
Chồng. Cảm ơn Con trai đã là nguồn động lực mạnh mẽ giúp Mẹ có quyết tâm
hồn thành Luận án.
Tơi vơ cùng cảm động và một lần nữa xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và
tình cảm chân thành của mọi người!

Tác giả Luận án: Vũ Thị Thúy


TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

CHXHCN:

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

TNHS:

Trách nhiệm hình sự


TAND:

Tịa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân Tối cao

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC:

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ........................................ 6
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ
VỀ KHƠNG GIAN ............................................................................................................ 18
1.1.

KHÁI NIỆM HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ KHÔNG GIAN ........ 18

1.2.

CÁC NGUYÊN TẮC XÁC LẬP HIỆU LỰC VỀ KHƠNG GIAN CỦA


LUẬT HÌNH SỰ ............................................................................................................ 22
1.2.1.

Ngun tắc lãnh thổ ....................................................................................... 22

1.2.2.

Nguyên tắc mang cờ ....................................................................................... 25

1.2.3.

Nguyên tắc quốc tịch chủ động ...................................................................... 29

1.2.4.

Nguyên tắc quốc tịch thụ động ....................................................................... 31

1.2.5.

Nguyên tắc bảo vệ .......................................................................................... 35

1.2.6.

Nguyên tắc phổ cập ........................................................................................ 37

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC VỀ
KHƠNG GIAN CỦA LUẬT HÌNH SỰ ....................................................................... 40
1.3.1. Vấn đề xác định nơi thực hiện tội phạm............................................................ 40
1.3.2. Vấn đề quyền miễn trừ về hình sự ..................................................................... 47

1.3.3. Vấn đề quyền không bị kết án hai lần vì một hành vi phạm tội ........................ 49
1.3.4. Vấn đề tội phạm kép .......................................................................................... 52
1.3.5. Vấn đề thẩm quyền đại diện .............................................................................. 53
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
KHƠNG GIAN ................................................................................................................... 58
2.1. LỊCH SỬ QUY ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
KHÔNG GIAN............................................................................................................... 58
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
VỀ KHƠNG GIAN ........................................................................................................ 62
2.2.1. Thực trạng hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đối với hành vi
phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam ................................................................................. 62
2.2.2. Thực trạng hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đối với hành vi
phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam ........................................................................... 79


2.3. NHỮNG ĐIỂM MỚI THEO QUY ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ KHƠNG GIAN .......................................................... 92
2.3.1. Quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với hành vi phạm tội xảy
ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam .................................................... 93
2.3.2. Quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với hành vi phạm tội xảy
ra tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.......................................... 94
2.3.3. Quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với hành vi phạm tội do
pháp nhân thương mại thực hiện ................................................................................ 95
2.3.4. Quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với hành vi phạm tội xâm
hại Nhà nước hoặc công dân Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam ........................... 96
2.3.5. Quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với hành vi phạm tội xảy
ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở ngoài lãnh thổ Việt
Nam ............................................................................................................................. 98
2.3.6. Quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015 liên quan đến quyền miễn trừ
về hình sự .................................................................................................................... 98

CHƢƠNG 3. QUY ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ KHƠNG GIAN
TRONG MỘT SỐ ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ QUỐC
GIA .................................................................................................................................... 103
3.1. QUY ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ KHƠNG GIAN TRONG
MỘT SỐ ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ ................................................................................ 103
3.1.1. Quy định của một số điều ước quốc tế về xác lập hiệu lực của luật hình sự quốc
gia đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ quốc gia ................................................. 104
3.1.2. Quy định của một số điều ước quốc tế về xác lập hiệu lực của luật hình sự quốc
gia đối với hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ quốc gia ........................................... 110
3.2. QUY ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ KHƠNG GIAN TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ QUỐC GIA – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM117
3.2.1. Quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự một số quốc gia đối với hành vi phạm tội
trên lãnh thổ quốc gia ............................................................................................... 118
3.2.2. Quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự một số quốc gia đối với hành vi phạm tội
ở ngoài lãnh thổ quốc gia ......................................................................................... 123
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH HIỆU LỰC
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ KHƠNG GIAN.................. 133


4.1. MỘT SỐ YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ KHÔNG GIAN ................................ 133
4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ KHƠNG GIAN ................................ 136
4.2.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 2015 đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam ..................................... 136
4.2.2. Kiến nghị sửa đổi quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam đối với hành
vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam ..................................................................... 142
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
CÁC VĂN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN CẤP TRƢỜNG


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại tồn cầu hóa, sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng mở rộng
và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, chính trị… Sự
giao lưu này mang lại những lợi ích vô cùng to lớn về mọi mặt của đời sống xã hội,
thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, tồn cầu hóa cũng tạo mơi trường thuận lợi cho
những hành vi phạm tội xuyên quốc gia phát triển nhanh chóng như: hành vi phạm tội
xảy ra ở nhiều quốc gia; hành vi phạm tội được thực hiện ở quốc gia này nhưng hậu
quả của tội phạm xảy ra ở quốc gia khác; những người phạm tội trong một vụ án đồng
phạm thực hiện hành vi của mình ở nhiều quốc gia; hành vi phạm tội của công dân
quốc gia này trên lãnh thổ quốc gia khác; hành vi phạm tội ở quốc gia khác nhưng
xâm hại lợi ích quốc gia hoặc cơng dân của mình; hành vi phạm tội xảy ra trên tàu
bay, tàu biển mang cờ của quốc gia trên vùng trời quốc tế, vùng biển quốc tế hoặc trên
lãnh thổ quốc gia khác… Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học, công nghệ đã tạo
điều kiện cho người phạm tội dễ dàng sử dụng công nghệ cao vào việc thực hiện tội
phạm có tính chất xun quốc gia, nhất là trong lĩnh vực an ninh mạng, rửa tiền,
khủng bố quốc tế... Thực tiễn đó địi hỏi các quốc gia cần quy định cụ thể hơn về hiệu
lực của BLHS về không gian, nhất là quy định hiệu lực của BLHS đối với hành vi
phạm tội thực hiện ở ngoài lãnh thổ quốc gia.
Theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020, quan điểm chỉ đạo của Đảng là tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực
hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc

gia; xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Với
quan điểm chỉ đạo trên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, trong đó có luật hình sự: Đẩy mạnh việc rà sốt, sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ
quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


2

Trước tình hình đó và trong xu thế hội nhập quốc tế, thời gian qua, Việt Nam đã
trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương về phòng, chống tội phạm.
Theo các điều ước này, Việt Nam có nghĩa vụ nội luật hóa các quy định liên quan đến
lĩnh vực hình sự nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên, tạo cơ sở
pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống
tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Trong khi đó, theo đánh giá
của Ban soạn thảo BLHS năm 2015, “BLHS hiện hành chưa phản ánh được một cách
đầy đủ và toàn diện những đặc điểm và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm
trong điều kiện hội nhập quốc tế, chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc
hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm (…). Do vậy, việc xây dựng BLHS (sửa đổi)
là hết sức cần thiết nhằm tạo ra BLHS mới thực sự là cơng cụ sắc bén trong đấu tranh
phịng, chống tội phạm rong tình hình mới”1.
Việc xác định phạm vi khơng gian có hiệu lực của BLHS là vấn đề quan trọng
và được quy định trong BLHS của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngay trong
BLHS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam năm 1985 đã quy định hiệu lực đối với
hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong BLHS
năm 1999, nhà làm luật tiếp tục kế thừa những quy định này của BLHS năm 1985.
Những quy định đó đã khẳng định chủ quyền và là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền
tài phán của Việt Nam đối với các hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam và đối với hành vi phạm tội của công dân Việt Nam, người không quốc tịch
thường trú tại Việt Nam, thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt là của người nước

ngoài thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều đó đã góp phần quan trọng trong
việc giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản và các quyền lợi hợp pháp của công dân; giúp kinh tế - chính trị - xã hội ổn định
và phát triển. Tuy nhiên, khi phân tích, so sánh các quy định hiệu lực của BLHS Việt
Nam về không gian với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, với tập quán
quốc tế và với pháp luật nước ngoài, tác giả thấy quy định hiệu lực của BLHS Việt
Nam về không gian chưa cụ thể và đầy đủ. Điều đó dẫn đến hệ quả là trong một số
trường hợp có hành vi phạm tội xảy ra, gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc công dân Việt

1

Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi), Báo cáo đánh giá tác động BLHS (sửa đổi), Hà Nội – 2015, tr.4-5.


3

Nam nhưng BLHS Việt Nam chưa quy định hiệu lực áp dụng nên không bảo vệ được
một cách hiệu quả quyền lợi của các chủ thể trên.
Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu hiệu lực của BLHS Việt Nam về
không gian, đối chiếu với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, so sánh với luật hình sự một số nước trên thế giới, để vừa có thể bảo vệ tối ưu
quyền lợi của Nhà nước, các tổ chức và công dân Việt Nam; đồng thời vẫn phù hợp
với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có sự tương đồng với pháp
luật hình sự của các quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, ở Việt Nam hiện nay chưa có
một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ và toàn diện về vấn
đề này. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hiệu lực của luật hình sự Việt Nam về
khơng gian” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài“Hiệu lực của luật hình sự Việt Nam về khơng gian”
nhằm đạt được những mục đích sau đây:

-

Làm rõ được cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan tới vấn đề hiệu lực
của BLHS Việt Nam về không gian; chỉ ra được những bất cập trong các quy
định của BLHS Việt Nam về vấn đề này;

-

Đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về hiệu lực của
BLHS Việt Nam về không gian.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực

tiễn về hiệu lực của luật hình sự Việt Nam về không gian, cụ thể như sau:
-

Lý luận về hiệu lực của luật hình sự về khơng gian: Khái niệm và các
nguyên tắc xác định quyền tài phán trong luật hình sự quốc tế như nguyên
tắc lãnh thổ, nguyên tắc mang cờ, nguyên tắc quốc tịch chủ động và bị
động, nguyên tắc bảo vệ, nguyên tắc phổ cập. Những nguyên tắc này làm
căn cứ để xác định hiệu lực về khơng gian của luật hình sự;

-

Thực trạng hiệu lực của BLHS năm 1999 đối với hành vi phạm tội trên lãnh
thổ Việt Nam và hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam; Các văn bản


4


pháp luật của Việt Nam liên quan đến việc xác định hiệu lực của BLHS về
khơng gian. Ngồi ra, tác giả cũng phân tích quy định hiệu lực của BLHS
về không gian theo Điều 5 và Điều 6 BLHS năm 2015.
-

Quy định của một số điều ước quốc tế và BLHS một số quốc gia liên quan
đến việc xác định hiệu lực của BLHS về không gian.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án tiến sĩ “Hiệu lực của luật hình sự Việt Nam về
khơng gian” được giới hạn như sau:
Luận án này chủ yếu nghiên cứu quy định tại Điều 5 và Điều 6 BLHS Việt
Nam năm 1999 về hiệu lực về không gian. Đồng thời cũng phân tích một số điểm mới
theo quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về vấn đề này.
Để làm sáng tỏ các quy định trên, tác giả nghiên cứu một số văn bản pháp luật
khác có liên quan như các Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở, lãnh
hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, vùng trời Việt
Nam; Luật Biển Việt Nam; các Hiệp ước hoạch định biên giới của Việt Nam với Lào,
Campuchia và Trung Quốc; các Pháp lệnh về ưu đãi và miễn trừ cho cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam…
Luận án cũng nghiên cứu quy định của một số điều ước quốc tế có liên quan
đến vấn đề xác định hiệu lực của luật hình sự về khơng gian như Công ước quốc tế về
luật biển, Công ước Viên về ngoại giao, Cơng ước Viên về lãnh sự… Ngồi ra, luận
án còn khảo sát quy định của BLHS một số quốc gia về hiệu lực theo không gian như
Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức, Thụy Điển…
Luận án này nghiên cứu hiệu lực về khơng gian của luật hình sự chủ yếu dưới
góc độ lý luận và thực trạng quy định của pháp luật trên cơ sở phân tích các quy định
của BLHS Việt Nam, so sánh với pháp luật hình sự của một số quốc gia về vấn đề này
và đối chiếu với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập để đề xuất

các kiến nghị sửa đổi quy định hiệu lực của BLHS Việt Nam về không gian.
Luận án cũng khảo sát ý kiến chuyên gia và những người làm công tác thực
tiễn, phân tích một số vụ việc trong và ngồi nước để minh chứng cho các nội dung


5

được nghiên cứu. Do chủ yếu nghiên cứu quy định liên quan đến vấn đề hiệu lực của
BLHS Việt Nam năm 1999 về không gian nên các số liệu thống kê và các bản án, vụ
việc được tác giả khảo sát trong luận án chủ yếu trong khoảng thời gian từ khi Bộ luật
này có hiệu lực đến năm 2014, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2010 đến năm 1014.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
“Hiệu lực của luật hình sự Việt Nam về khơng gian” là luận án tiến sĩ đầu tiên
ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về hiệu lực của BLHS
Việt Nam đối với các hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh
thổ Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu lực về không gian của luật
hình sự như: Khái niệm, các nguyên tắc xác lập và một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu
lực của luật hình sự về khơng gian. Đồng thời luận án cũng phân tích quy định hiệu
lực của BLHS về không gian và thực tiễn áp dụng; đối chiếu quy định hiệu lực của
BLHS Việt Nam về không gian với quy định của một số điều ước quốc tế và luật hình
sự một số nước, từ đó nhận xét, đánh giá quy định hiệu lực của BLHS Việt Nam về
không gian, chỉ ra những điểm hạn chế và đề xuất kiến nghị sửa đổi BLHS Việt Nam.
Vì vậy, luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về
hiệu lực của BLHS Việt Nam về không gian, đặc biệt là cơ sở lý luận về các nguyên
tắc xác lập hiệu lực của luật hình sự, một số vấn đề như xác định nơi thực hiện tội
phạm, không xử lý hai lần đối với một hành vi phạm tội, tội phạm kép…
Thứ hai, những kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định hiệu lực của BLHS về
không gian được đưa ra trên cơ sở khoa học và thực tiễn nên có thể giúp ích cho cơ
quan lập pháp khi sửa đổi BLHS.

Cuối cùng, luận án sẽ là nguồn tài liệu nghiên cứu cho các sinh viên, giảng viên
luật, các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy luật hình sự; đồng thời
đây cũng là nguồn tài liệu để các điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán tham khảo
trong hoạt động thực tiễn.


6

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1. T ng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.

u
Trên thế giới, có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về quyền tài phán hay

thẩm quyền xét xử của các quốc gia trong luật quốc tế, các nguyên tắc chi phối việc
xác định thẩm quyền xét xử, nơi thực hiện hành vi phạm tội… Những vấn đề này có
quan hệ mật thiết với việc xác định hiệu lực của luật hình sự về khơng gian vì quyền
tài phán của các quốc gia trong luật quốc tế là căn cứ pháp lý để các quốc gia xác lập
hiệu lực của luật hình sự của mình đối với hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh
thổ hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia. Các tài liệu này có thể phân thành các nhóm vấn đề
sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về các ngun tắc xác định quyền tài phán
của các quốc gia trong luật quốc tế.
Trong một số tài liệu về luật quốc tế, các tác giả đã trình bày về quyền tài phán
của các quốc gia. Các tài liệu này đã phân tích các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc xác
định quyền tài phán của mỗi quốc gia như nguyên tắc lãnh thổ (territorial principle),
nguyên tắc mang cờ (flag principle), nguyên tắc quốc tịch chủ động (active nationality
principle), nguyên tắc quốc tịch thụ động (passive nationality principle), nguyên tắc

bảo vệ (protective principle) và nguyên tắc phổ cập (universality princilpe). Ngoài ra,
một số tài liệu còn bàn về vấn đề giải quyết mâu thuẫn về quyền tài phán giữa các
quốc gia khi một hành vi phạm tội thuộc quyền tài phán của hai quốc gia trở lên; hoặc
một hành vi phạm tội vừa thuộc quyền tài phán của tòa án quốc gia, vừa thuộc quyền
tài phán của tòa án quốc tế. Một số tài liệu tiêu biểu bàn về vấn đề này như: Michael
Akehurst (1972-1973), “Jurisdiction in International Law”, 46 Brit. Y. B. Int'l L. 145;
Anthony Aust (2005), Handbook of International Law, Cambridge University Press,
New York; Malcolm N. Shaw (2008), International Law, Cambridge University Press,
New York; Peter Malanczuk (1997), Akehurst‟s Modern Introduction to International
Law, Routledge, London and New York; Ian Brownlie (2003), Principles of Public
International Law, Sixth Edition, Oxford University Press, New York; Cedric
Ryngaert (2007), Jurisdiction in International Law, United States and European


7

Perspectives,

PhD

Thesis,

Katholieke

Universiteit

Leuven,

Faculteit


Rechtsgeleerdheid…
Ngồi ra, cịn có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành luật phân tích về
các nguyên tắc xác định quyền tài phán đối với hành vi phạm tội xảy ra ở ngoài lãnh
thổ quốc gia. Trong bài United States Jurisdiction over Extraterritorial Crime,
Christopher L. Blakesley (1982)2 đã phân tích về ba nguyên tắc chi phối việc áp dụng
luật hình sự Mỹ đối với hành vi phạm tội xảy ra bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ gồm:
nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tắc an ninh quốc gia và nguyên tắc phổ cập. Khi phân
tích về nguyên tắc lãnh thổ, tác giả nghiên cứu hai trường hợp áp dụng luật hình sự
Mỹ bên ngồi lãnh thổ Mỹ là: (i) khi một yếu tố cấu thành tội phạm xảy ra ở bên trong
lãnh thổ Mỹ; (ii) khi tội phạm thực hiện bên ngoài lãnh thổ Mỹ nhưng hậu quả hoặc
ảnh hưởng của nó xảy ra bên trong lãnh thổ Mỹ. Cùng bàn về vấn đề này, Danielle
Ireland-Piper cho rằng có năm nguyên tắc chi phối việc áp dụng luật hình sự của một
quốc gia đối với hành vi phạm tội xảy ra ngồi lãnh thổ quốc gia đó: ngun tắc lãnh
thổ, nguyên tắc quốc tịch (chủ động và thụ động), nguyên tắc phổ quát, nguyên tắc an
ninh và nguyên tắc ảnh hưởng („effects‟ principle).3 Trong khi đó, Cộng đồng Châu
Âu đã ra một bản báo cáo vào năm 1990 về thẩm quyền hình sự ở ngồi lãnh thổ lại
chỉ ra sáu nguyên tắc ảnh hưởng đến quyền tài phán của một quốc gia đối với hành vi
phạm tội xảy ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia gồm: nguyên tắc quốc tịch chủ động,
nguyên tắc mang cờ, nguyên tắc quốc tịch thụ động, nguyên tắc an ninh, nguyên tắc
đại diện, nguyên tắc phổ quát.4 Dù có một số điểm khác nhau khi phân tích về các
nguyên tắc ảnh hưởng đến quyền tài phán hình sự đối với hành vi phạm tội ở ngồi
lãnh thổ quốc gia, nhìn chung các cơng trình trên đều thừa nhận các nguyên tắc cơ bản
như: nguyên tắc quốc tịch chủ động, nguyên tắc quốc tịch thụ động, nguyên tắc an
ninh và nguyên tắc phổ quát. Những nguyên tắc này là nền tảng lý luận để các nhà
làm luật quy định phạm vi áp dụng BLHS đối với các hành vi phạm tội được thực hiện
trên lãnh thổ hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia.
Christopher L. Blakesley (1982), “United States Jurisdiction over Extraterritorial Crime”, The
Journal of Criminal Law & Criminheidology, Vol.73, No.3.
2


Melbourne Journal of International Law (2012), “Extraterritorial Criminal Jurisdiction: Does the
Long Arm of the Law Undermine the Rule of Law”, Vol.13.
3

Council of Europe (1990), “Extraterritorial Criminal Jurisdiction”, European Committee on Crime
Problems, Strasbourg.
4


8

Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về việc xác định nơi thực hiện tội phạm
(locus delicti).
Nơi thực hiện tội phạm là một vấn đề liên quan đến nguyên tắc lãnh thổ và có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định hiệu lực của BLHS về không gian, nhất là trong
trường hợp hành vi phạm tội bắt đầu, kết thúc hoặc hậu quả xảy ra ở các quốc gia
khác nhau. Trong bài viết Criminal Jurisdiction and the Territorial Principle5,
Wendell Berge đã nêu ra các quan điểm khác nhau về nơi thực hiện tội phạm theo luật
của Anh và một số bang của Mỹ, đó là: (i) nơi tội phạm bắt đầu; (ii) nơi tội phạm hoàn
thành; (iii) nơi hậu quả của tội phạm xảy ra; (iv) nơi toàn bộ hoặc một phần hành vi
phạm tội xảy ra hoặc hậu qủa của tội phạm xảy ra. Một vấn đề quan trọng khác được
tác giả đặt ra trong bài viết này là xác định nơi thực hiện tội phạm trong những vụ án
đồng phạm mà những người phạm tội thực hiện hành vi của mình (tổ chức, giúp sức,
xúi giục, thực hành) ở các quốc gia khác nhau.
Trong bài viết Locus Delicti and Criminal Jurisdiction6 (nơi thực hiện tội phạm
và quyền tài phán về hình sự), H. D. Wolswijk đã bàn khá chi tiết về các vấn đề liên
quan như: Khái niệm nơi thực hiện tội phạm, tội phạm xuyên biên giới và các học
thuyết về nơi thực hiện tội phạm, học thuyết mở rộng nơi thực hiện tội phạm và ảnh
hưởng của việc mở rộng đó đến TNHS. Trong bài viết “Territorial Jurisdiction over
Cross-frontier Offences: Revisiting a Classic Problem of International Criminal

Law”7 (Thẩm quyền theo lãnh thổ đối với các tội phạm xuyên biên giới: Nhìn lại một
vấn đề cổ điển của luật hình sự quốc tế), Cedric Ryngaert đã điểm lại các quan điểm
khác nhau về nơi thực hiện tội phạm, nhất là đối với các tội phạm xuyên quốc gia.
-

Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề không truy tố hai lần đối với

một hành vi phạm tội (nguyên tắc “double jeopardy” hoặc “ne bis in idem”)

Wendell Berge (1932), “Criminal Jurisdiction and the Territorial Principle”, Michigan Law Review,
Vol.30. (2).
5

H. D. Wolswijk (1999), “Locus Delicti and Criminal Jurisdiction”, Netherlands International Law
Review, (46).
6

Cedric Ryngaert (2009), “Territorial Jurisdiction over Cross-frontier Offences: Revisiting a Classic
Problem of International Criminal Law”, Internatinal Criminal Law Review, (9).
7


9

Trong thực tế, có nhiều hành vi phạm tội xuyên quốc gia hoặc có một hành vi
xảy ra ở một quốc gia nhưng thuộc quyền tài phán của nhiều quốc gia khác nhau.
Trong trường hợp này, người phạm tội sẽ chịu TNHS theo pháp luật của một trong số
các quốc gia đó hay họ phải chịu TNHS theo pháp luật của tất cả các quốc gia liên
quan về hành vi phạm tội của mình? Theo quy định tại Điều 15.7 Cơng ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Không một người nào bị đưa ra xét xử hoặc

bị trừng phạt lần thứ hai về cùng một tội phạm mà một bản án có hiệu lực pháp luật
đã tuyên hoặc về tội phạm mà người đó đã được tuyên trắng án phù hợp với pháp luật
tố tụng hình sự của mỗi nước”. Tuy nhiên, vấn đề không truy tố cùng một tội hai lần
trên thực tiễn cũng như trong khoa học luật hình sự có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng không truy tố hai lần đối với một hành vi phạm tội là
việc không truy tố lần thứ hai đối với cùng một hành vi phạm tội bởi một quốc gia
(single sovereignty double jeopardy). Quan điểm thứ hai cho rằng không truy tố hai
lần đối với một hành vi phạm tội là việc không truy tố lần thứ hai đối với cùng một
hành vi phạm tội bởi một quốc gia khác với quốc gia đã truy tố lần thứ nhất (dual
sovereignty double jeopardy).8 Liên quan đến luận án này, tác giả quan tâm đến vấn
đề không truy tố lần thứ hai đối với cùng một hành vi phạm tội bởi một quốc gia khác
với quốc gia đã truy tố lần thứ nhất. Có một số cơng trình sau đây bàn về vấn đề này
như: Roy W. Sears (1960), Illinois Double Jeopardy Act: An Empty Gesture, Criminal
Law Comments and Abstracts, Vol.51, 1960; Criminal Law, International Law
Update, Volume 16, October 2010; Vivienne O'Connor and Colette Rausch, editors
(2007), Model Codes for Post-Conflict Criminal Justice, Volume 1: Model Criminal
Code, Peacebuilding and the Rule of Law.
Ngoài ra, một số tác giả còn bàn đến vấn đề không truy tố lần thứ hai đối với
một hành vi phạm tội trong những vụ án hình sự vừa thuộc quyền tài phán của tịa án
hình sự quốc tế, vừa thuộc quyền tài phán của tịa án hình sự quốc gia (nếu tịa hình sự
quốc tế đã xét xử hành vi đó thì tịa hình sự quốc gia sẽ khơng xét xử, và ngược lại).
Một số bài viết đề cập đến vấn đề này như: Mark Klamberg (2009), International
Criminal Law in Swedish Courts: The Principle of Legality in the Arklov Case,
International Criminal Law Review 9; Kate Gibson (2009), An Uneasy Co-existence:
Roy W. Sears (1960), “Illinois Double Jeopardy Act: An Empty Gesture”, Criminal Law Comments
and Abstracts, Vol.51.
8


10


The Relationship Between Criminal Courts a Criminalnd Their Domestic
Counterparts, International Criminal Law Review 9.
Thứ tư, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề tội phạm kép (double/dual
criminality)
Khi công dân của một quốc gia phạm tội hoặc bị xâm hại bên ngồi lãnh thổ
quốc gia đó, nếu áp dụng ngun tắc quốc tịch (chủ động hoặc bị động), một số quốc
gia địi hỏi hành vi đó phải bị quy định là tội phạm theo luật của nơi hành vi được thực
hiện và nơi người phạm tội hoặc nạn nhân đó mang quốc tịch – nói cách khác hành vi
này phải là “tội phạm kép” (double/dual criminality). Vấn đề này được đề cập đến khi
một số tác giả phân tích về nguyên tắc quốc tịch hoặc vấn đề dẫn độ tội phạm (hành vi
phải cấu thành tội phạm theo luật của quốc gia yêu cầu dẫn độ và quốc gia được yêu
cầu dẫn độ) điển hình như một số tài liệu sau: Council of Europe (1990),
Extraterritorial Criminal Jurisdiction, European Committee on Crime Problems,
Strasbourg; Malcolm N. Shaw (2008), International Law, Cambridge University
Press, New York.
Cuối cùng, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề quyền miễn trừ về hình sự
(immunity from jurisdiction)
Theo nguyên tắc lãnh thổ, BLHS của của một quốc gia được áp dụng đối với
mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp, hành vi phạm tội được thực hiện bởi một số chủ thể có chức năng đặc
biệt (nhân viên ngoại giao, nhân viên lãnh sự, nhân viên phái đoàn đại diện thường
trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế…) sẽ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ
về hình sự nên họ có thể sẽ khơng bị xử lý theo pháp luật của quốc gia nơi tội phạm
được thực hiện. Một số tác giả như Peter Malanczuk, Malcolm N. Shaw đã phân tích
các khía cạnh liên quan đến quyền miễn trừ về hình sự này như quyền miễn trừ về
ngoại giao, quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự, quyền miễn trừ của nhân viên các tổ
chức quốc tế, việc từ chối quyền miễn trừ… Các tài liệu tiêu biểu về vấn đền này
gồm: Malcolm N. Shaw (2008), International Law, Cambridge University Press, New
York; Peter Malanczuk (1997), Akehurst‟s Modern Introduction to International Law,

Routledge, London and New York; Timothy D. Scandurro (1987), Immunity,
American Criminal Law Review, Vol.24; Anthony J. Colangelo (2013), Jurisdiction,


11

Immunity, Legality, and Jus Cogens, Chicago Journal of International Law, Vol.14,
No.1.
Ngồi ra, một số tác giả cịn bàn đến hiệu lực của luật hình sự quốc gia đối với
hành vi phạm tội thực hiện trên các tàu vũ trụ, châu Nam cực, trên quỹ đạo trái đất.
u

t

Hiệu lực của luật hình sự Việt Nam về khơng gian là vấn đề đã được đề cập đến
trong tất cả các giáo trình luật hình sự của các cơ sở đào tạo luật và trong một số cơng
trình nghiên cứu khoa học luật hình sự khác ở Việt Nam như bài viết trên tạp chí khoa
học pháp lý, luận án tốt nghiệp của sinh viên luật. Tuy nhiên, số lượng các cơng trình
khoa học nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam không nhiều và chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát chung, chưa có một cuốn sách chuyên khảo hoặc một đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ hoặc Nhà nước về vấn đề này. Các cơng trình này chủ yếu tập trung
nghiên cứu các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, vấn đề xác định hiệu lực của luật hình sự Việt Nam đối với các hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Các tài liệu nghiên cứu tập trung phân tích quy định tại Điều 5 BLHS về hiệu lực
của BLHS đối với hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó
bình luận và làm sáng tỏ một số khái niệm như: các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt
Nam, nơi thực hiện tội phạm, những trường hợp được hưởng quyền miễn trừ ngoại
giao, quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự. Trong khi các giáo trình luật hình sự, bài
báo khoa học đề cập đến các nội dung trên mang tính chất giới thiệu khái quát và liệt

kê thì các luận văn thạc sĩ đã bước đầu phân tích sâu hơn về các vần đề này như:
-

Chỉ ra các căn cứ pháp lý (pháp luật quốc gia và quốc tế) để xác định ranh
giới lãnh thổ quốc gia (đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời); nêu và
phân tích khái niệm “lãnh thổ mở rộng”, “lãnh thổ bay”, “lãnh thổ bơi”;

-

Chỉ ra những điểm bất cập trong quy định của về hiệu lực của BLHS đối
với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam như: chưa xác định
rõ hành vi phạm tội như thế nào được xem là thực hiện tại Việt Nam; chưa
quy định đầy đủ về những trường hợp được hưởng quyền miễn trừ về hình
sự.


12

-

Đề xuất hướng hoàn thiện quy định của Điều 5 về hiệu lực của BLHS đối
với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó bổ sung
định nghĩa về nơi thực hiện tội phạm, bổ sung quy định về hiệu lực của
BLHS Việt Nam đối với hành vi phạm tội trên các tàu biển, phương tiện
bay hàng không và vũ trụ mang quốc tịch Việt Nam.

Thứ hai, vấn đề xác định hiệu lực của luật hình sự Việt Nam đối với hành vi
phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Vấn đề hiệu lực của luật hình sự Việt Nam đối với hành vi phạm tội thực hiện ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam quy định tại Điều 6 BLHS. Theo đó, BLHS Việt Nam có thể

được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện ngồi lãnh thổ Việt Nam bởi cơng
dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam hoặc người nước ngoài
phạm các tội được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc
tham gia. Các tài liệu liên quan đã phân tích quy định trên tại Điều 6 BLHS, qua đó đề
cập đến một số nguyên tắc liên quan đến việc xác định hiệu lực của BLHS Việt Nam
đối với hành vi phạm tội được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam như nguyên tắc
quốc tịch, nguyên tắc phổ cập.
Những tài liệu tiêu biểu nghiên cứu về hiệu lực của luật hình sự Việt Nam đối
với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và đối với hành vi phạm tội
thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam gồm:
- Các giáo trình và sách chuyên khảo về luật hình sự như: Lê Văn Cảm chủ biên
(2010), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên (2011), Giáo
trình luật hình sự Việt Nam (Tập I), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân
dân; Võ Khánh Vinh chủ biên (2011), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung),
Khoa Luật - Đại học Huế, NXB Công an nhân dân; Trần Thị Quang Vinh chủ biên
(2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Trường Đại học Luật
TP.HCM, NXB Hồng Đức; Đào Trí Úc (2000), luật hình sựViệt Nam, Quyển 1,
Những vấn đề chung, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội… và một số giáo trình, sách bình
luận khoa học BLHS khác.
- Các bài báo trên tạp chí khoa học như: Nguyễn Thị Phương Hoa, Hoàn thiện
quy định về hiệu lực theo khơng gian của BLHS, Tạp chí khoa học pháp lý, số


13

03(82)/2014; Võ Khánh Vinh, Hiệu lực của BLHS về không gian, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật số 58, tháng 3/1987.
- Các luận văn thạc sĩ như: Trần Thị Quế Hương (2012), Hiệu lực theo khơng
gian của Đạo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật

TP.HCM; Nguyễn Xuân Lượt (2012), Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của
BLHS trong pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Thứ ba, nghiên cứu hiệu lực về khơng gian trong luật hình sự một số quốc gia.
Rất ít tài liệu trong nước đề cập đến quy định của BLHS một số quốc gia về hiệu
lực theo không gian của BLHS. Trong luận văn thạc sĩ “Hiệu lực theo khơng gian của
Đạo luật hình sự Việt Nam”, tác giả Trần Thị Quế Hương đã nghiên cứu hiệu lực về
không gian trong BLHS Thụy Điển, Liên bang Nga và Cộng hòa Liên bang Đức. Tác
giả đã phân tích quy định của BLHS mỗi quốc gia nêu trên về hiệu lực của BLHS đối
với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ quốc gia và hiệu lực của BLHS đối với
hành vi phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ quốc gia đó. Trong luận văn thạc sĩ “Một số
vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của BLHS trong pháp luật hình sự Việt Nam”, tác
giả Nguyễn Xuân Lượt (2012), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu
về hiệu lực theo không gian trong BLHS Nhật Bản, Trung Quốc và Thụy Điển. Khi
phân tích pháp luật của mỗi quốc gia về hiệu lực của BLHS theo không gian, các tác
giả đã đánh giá các quy định liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Những đánh giá này
làm tiền đề để tác giả so sánh với các quy định của BLHS Việt Nam về hiệu lực về
không gian.
Thứ tư, nghiên cứu về các nguyên tắc ảnh hưởng đến quy định của BLHS của
một quốc gia về hiệu lực về không gian.
Trong một số tài liệu, các tác giả đã đề cập đến một số nguyên tắc với tư cách là
cơ sở của quy định về hiệu lực về khơng gian của luật hình sự như nguyên tắc lãnh
thổ, nguyên tắc quốc tịch, nguyên tắc an ninh quốc gia, nguyên tắc phổ cập. Các tài
liệu này gồm: Đào Trí Úc (2000), “Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1, Những vấn đề
chung”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Thị Thuận chủ biên (2007), Luật
hình sự quốc tế, NXB Cơng an nhân dân; Trần Thị Quế Hương (2012), Luận văn thạc
sĩ “Hiệu lực theo khơng gian của Đạo luật hình sự Việt Nam”, Trường Đại học Luật


14


TP.HCM; Nguyễn Thị Phương Hoa, Hoàn thiện quy định về hiệu lực theo khơng gian
của BLHS, Tạp chí khoa học pháp lý, số 03(82)/2014; Nguyễn Thị Phương Hoa, Vũ
Thị Thúy, “Triển khai quy định “không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” của Hiến
pháp năm 2013 trong Bộ luật hình sự và BLTTHS”, Đặc san Khoa học Pháp lý, (02);
Vũ Thị Thúy, “Nội luật hóa quy định của công ước chống tra tấn (CAT) về quyền tài
phán trong BLHS Việt Nam”, Đặc san Khoa học pháp lý, (03)…
3 Đá

á tổng quan tình hình nghiên c u

Trên thế giới, việc nghiên cứu về quyền tài phán nói chung và hiệu lực của luật
hình sự nói riêng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Như trên đã phân tích, có
rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau về quyền tài
phán của một quốc gia như: các nguyên tắc xác định quyền tài phán, vấn đề không
truy tố hai lần đối với một hành vi phạm tội, xác định nơi thực hiện tội phạm, quyền
miễn trừ hình sự... Đây chính là cơ sở và là tiền đề để xác định hiệu lực về khơng gian
của luật hình sự mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có cơng trình
khoa học nào trên thế giới nghiên cứu về hiệu lực của BLHS Việt Nam về không gian.
Ở Việt Nam, hiệu lực của luật hình sự về khơng gian khơng phải là một chủ đề
mới trong khoa học luật hình sự. Tuy nhiên, so với các đề tài nghiên cứu khác, đây
thực sự là một vấn đề chưa nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu các nhà khoa
học luật hình sự trong nước. Như trên đã liệt kê, các cơng trình khoa học nghiên cứu
về vấn đề này chưa nhiều và chưa xứng với tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong
khoa học luật hình sự cũng như trong thực tiễn áp dụng BLHS. Các tác giả đã phân
tích các quy định của BLHS hiện hành và bước đầu nghiên cứu về các nguyên tắc ảnh
hưởng đến việc xác định hiệu lực của luật hình sự về khơng gian, xác định nơi thực
hiện tội phạm, xác định phạm vi không gian BLHS Việt Nam có hiệu lực. Tuy nhiên,
các cơng trình khoa học ở trong nước nghiên cứu về hiệu lực của luật hình sự Việt
Nam về khơng gian cịn ở mức độ khái quát và sơ lược.

Trong Luận án này, bên cạnh việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng
trình khoa học trước đây về hiệu lực của luật hình sự Việt Nam về khơng gian, tác giả
tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề như: khái niệm hiệu lực của luật hình sự về
khơng gian, các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc xác định hiệu lực của luật hình sự về
khơng gian, nơi thực hiện tội phạm, quyền miễn trừ về hình sự, nghiên cứu luật hình


15

sự một số quốc gia về vấn đề này, từ đó đề ra định hướng sửa đổi quy định của BLHS
Việt Nam về hiệu lực theo khơng gian.
Ngồi ra, có một số vấn đề mà các cơng trình khoa học trên chưa đề cập đến sẽ
được tác giả nghiên cứu trong Luận án này như: quy định của một số điều ước quốc tế
liên quan đến việc xác định hiệu lực về khơng gian của luật hình sự; quyền khơng bị
xử lý hai lần đối với một hành vi phạm tội, vấn đề tội phạm kép; thực tiễn áp dụng
quy định về hiệu lực của BLHS Việt Nam đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt
Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam…
Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có một luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về “Hiệu
lực của luật hình sự Việt Nam về khơng gian”. Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu lực của
luật hình sự Việt Nam về không gian trong bối cảnh hiện nay rất cần thiết, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, trước hết, tác giả phải thực hiện
được các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu về khái niệm hiệu lực của luật hình sự Việt Nam theo
không gian, các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc xác lập hiệu lực về khơng gian của
luật hình sự cũng như các vấn đề khác có liên quan.
Thứ hai, khảo sát, đánh giá các quy định của BLHS và các văn bản pháp luật liên
quan đến việc xác định hiệu lực của BLHS Việt Nam đối với hành vi phạm tội thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời khảo sát, đánh giá thực tiễn áp


dụng quy định về hiệu lực của BLHS năm 1999 về không gian.
Thứ ba, đối chiếu quy định của BLHS Việt Nam về không gian với quy định
của một số điều ước quốc tế có liên quan đến vấn đề này để tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt. Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định nghĩa vụ
của các quốc gia phải xác lập hiệu lực của luật hình sự về không gian mà hiện nay
BLHS Việt Nam chưa quy định hiệu lực áp dụng thì cần đề xuất hướng sửa đổi.
Thứ tư, tham khảo quy định hiệu lực về không gian trong BLHS một số quốc
gia để học hỏi kinh nghiệm, cách thức quy định phù hợp với điều kiện của Việt Nam.


16

Cuối cùng, đưa ra những kiến nghị cụ thể để sửa đổi các quy định hiệu lực về
không gian trong BLHS Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan về vấn đề nghiên cứu của luận án, Kết luận,
Các cơng trình khoa học đã cơng bố liên quan đến nội dung của luận án, Danh mục tài
liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận án gồm bốn vấn đề sau đây:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về hiệu lực của luật hình sự về không gian
Chương 2. Thực trạng hiệu lực của luật hình sự Việt Nam về khơng gian
Chương 3. Quy định hiệu lực của luật hình sự về khơng gian trong một số điều
ước quốc tế và Bộ luật hình sự một số quốc gia
Chương 4. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu quy định hiệu lực của Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 2015 về khơng gian
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận án này sử dụng các
phương pháp nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực luật học như sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt luận án để nhận
thức từ chi tiết đến khái quát về vấn đề được nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu của các cơng trình đã được cơng bố trước đó
trong và ngồi nước dùng để tiếp thu các kiến thức về vấn đề nghiên cứu, các thành
tựu của các nhà khoa học đã đạt được về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh được dùng để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa
luật hình sự Việt Nam với luật hình sự của một số quốc gia và một số điều ước quốc tế
liên quan đến vấn đề hiệu lực về không gian. Từ đó sẽ đánh giá ưu điểm và hạn chế
của BLHS Việt Nam về vấn đề được nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử dùng để nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển
của các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc quy định về hiệu lực theo không gian trong
luật hình sự, cũng như quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này.


×