BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ THANH SANG
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HỢP LÝ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
DO TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HỢP LÝ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
DO TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM
Chuyên ngành LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VĂN ĐẠI
Học viên: LÊ THANH SANG
Lớp: Cao học Luật Khóa 2 – Vĩnh Long
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Xác định chi phí hợp lý được bồi thường do tính
mạng bị xâm phạm” là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Văn Đại. Mọi kết quả nghiên cứu của
các cơng trình khoa học khác được sử dụng trong luận văn này đều được giữ
nguyên ý tưởng và được trích dẫn phù hợp theo quy định. Các số liệu nêu trong luận
văn là trung thực, chính xác. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả
Lê Thanh Sang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
1
Bộ luật dân sự
BLDS
2
Bồi thường thiệt hại
BTTH
3
Tòa án nhân dân
TAND
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CHI PHÍ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG TRƯỚC KHI NGƯỜI CĨ
TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM CHẾT ...................................................................8
1.1. Chi phí cần được bồi thường đối với người bị thiệt hại .................................9
1.2. Chi phí cần được bồi thường đối với người chăm sóc người bị thiệt hại ....14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................19
CHƯƠNG 2. CHI PHÍ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI NGƯỜI CĨ TÍNH MẠNG
BỊ XÂM PHẠM CHẾT ..........................................................................................20
2.1. Chi phí cần được bồi thường nhưng chưa được pháp luật quy định ..........21
2.2. Chi phí cần được bồi thường nhưng pháp luật quy định không chấp nhận
cho bồi thường .........................................................................................................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................28
CHƯƠNG 3. TÍNH HỢP LÝ CỦA NHỮNG CHI PHÍ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
...................................................................................................................................29
3.1. Cơ sở xác định tính hợp lý của những chi phí được bồi thường .................29
3.2. Mức chi hợp lý của những chi phí được bồi thường .....................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................36
KẾT LUẬN ..............................................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tính mạng con người là tài sản vô giá đối với người thân, cộng đồng, xã hội.
Việc xâm phạm đến tính mạng con người là gây ra tổn thất, đau thương và những
tác động xấu về tinh thần cũng như vật chất cho những người thân của người bị
thiệt hại và gây tác động xấu về mọi mặt đối với xã hội. Khi một người bị xâm
phạm đến tính mạng thì gia đình, người thân của họ sẽ phải bỏ ra mọi chi phí cần
thiết để cứu chữa, chăm sóc... nhằm mong muốn kéo lại cho bằng được mạng sống
của họ. Tuy vậy, khơng phải trường hợp nào cũng có thể cứu chữa được và khi đó
tính mạng của họ thật sự bị xâm phạm, lúc này, việc mai táng người chết bắt buộc
phải được thực hiện và một lần nữa người thân, gia đình họ phải bỏ chi phí thực
hiện việc mai táng đảm bảo sao cho đúng phong tục, tập quán và quan niệm tâm
linh đối với dòng tộc, cộng đồng dân cư nơi người bị thiệt hại đã sinh sống, đồng
thời phải đảm bảo giữ được vệ sinh môi trường trong suốt quá trình mai táng.
Nhằm khẳng định con người là vốn quý của gia đình, cộng đồng và xã hội,
thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, “Tính mạng con người được pháp
luật bảo hộ. Khơng ai bi ̣ tước đoạt tính mạng trái luật”1, Bộ luật dân sự (BLDS)
của nước ta dành riêng một Chương quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
(BTTH) ngoài hợp đồng, trong đó quy định người gây thiệt hại phải bồi thường tất
cả những khoản chi phí hợp lý do gia đình người bị thiệt hại đã bỏ ra khi họ có u
cầu. Tuy nhiên, những quy định của luật cịn mang tính nguyên tắc, khái quát chưa
được hướng dẫn chi tiết, gây khó khăn trong việc hiểu và áp dụng pháp luật trên
thực tế.
Sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017, Nghị
quyết số 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 trong việc
giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (gọi tắt là Nghị
quyết 03/2006) đã khơng cịn phù hợp nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật
nào thay thế. Điều này đã gây khơng ít khó khăn cho Tịa án nhân dân (TAND) các
cấp khi vận dụng pháp luật để giải quyết các yêu cầu BTTH ngoài hợp đồng nói
chung và xác định các khoản chi phí được bồi thường do tính mạng bị xâm phạm
nói riêng, dẫn đến nhiều trường hợp Tịa án giải quyết khơng thỏa đáng, thiếu
thống nhất.
1
Điều 19 Hiến pháp năm 2013.
2
Thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây, các Tịa án địa phương xác
định chi phí được bồi thường trước và sau khi người có tính mạng bị xâm phạm
chết, bao gồm các chi phí để cấp cứu, khám, điều trị thương tích, chi phí mai táng...
cịn nhiều bất cập, cụ thể như: Xác định chi phí được bồi thường do tính mạng bị
xâm phạm khơng hợp lý, khơng thống nhất, một số Tịa án khơng chấp nhận cho bồi
thường các chi phí cần thiết và thực tế vì lý do chi phí đó chưa được pháp luật quy
định, trong khi một số Tòa án khác lại chấp nhận cho bồi thường.
Những bất cập nêu trên của pháp luật là nguyên nhân của tình trạng khiếu nại
của gia đình người bị thiệt hại đối với các bản án đã xét xử dẫn đến việc hủy, sửa
án, phải xét xử vụ án nhiều lần mới đảm bảo được quyền lợi chính đáng của các bên
đương sự, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan xét xử.
Vì các lẽ trên, việc chọn và thực hiện đề tài “Xác định chi phí được bồi
thường do tính mạng bị xâm phạm” là cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tế
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến thời điểm này, vấn đề BTTH do tính mạng bị xâm phạm đã được nhiều
nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu pháp luật quan tâm, thực hiện bằng nhiều
cơng trình, bài viết, như:
Trong cuốn Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm
2015, Đỗ Văn Đại (chủ biên), Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh,
2016, tác giả đã bình luận về thiệt hại được bồi thường do tính mạng bị xâm phạm,
bao gồm thiệt hại được bồi thường trước khi người có tính mạng bị xâm phạm chết
và thiệt hại được bồi thường sau khi người bị xâm phạm tính mạng chết; Trong
cuốn “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận án”
(Sách chuyên khảo, Cuốn 1), Đỗ Văn Đại, xuất bản lần thứ 3 (có cập nhật BLDS
năm 2015), Hồng Đức, Hà Nội, 2016, 654 tr, tại trang 496 tác giả có viết: “Mai táng
là một lĩnh vực động chạm tới những thủ tục “tâm linh”, một vấn đề “rất tế nhị”.
Do vậy, đối với cơ quan xét xử “thường rất khó khăn khi quyết định, thậm chí, đã
quyết định rồi là cũng chưa thanh thản” và tác giả xác định “TAND tối cao đã ban
hành Nghị quyết 03/2006 đã làm rõ khái niệm trên” nhưng tác giả cịn“băn khoăn
về “những thơng tin trong Nghị quyết rất hữu ích liên quan đến chi phí mai táng có
được giữ lại hay không khi áp dụng BLDS 2015”. Từ đó, tác giả đã phân tích
“những chi phí mai táng được quy định cụ thể” và “những chi phí mai táng chưa
được quy định cụ thể”, đồng thời có quan điểm cụ thể xác định “những chi phí được
3
bồi thường” và “những chi phí khơng được bồi thường”, phân tích “tính hợp lý của
những chi phí được bồi thường” đồng thời đưa ra kết luận “không thể ấn định một
mức (bồi thường) cố định cho tất cả những trường hợp tính mạng bị xâm phạm...”.
Luận văn thạc sĩ Luật học “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hương, Khoa
Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tác giả đã làm rõ các khoản thiệt hại được bồi
thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm theo quy định của BLDS năm 2005,
trong đó, “chi phí hợp lý” cho việc cứu chữa, điều trị người bị thiệt hại là “những
chi phí liên quan trực tiếp đến việc khắc phục hậu quả của hành vi gây thiệt hại về
sức khỏe”. Những chi phí này được chia thành hai loại: Các khoản chi phí khám
chữa bệnh như chi phí sơ cứu ban đầu, tiền thuốc, tiền điều trị; Chi phí ngồi đơn
thuốc, như chụp phim, điện não đồ, phẫu thuật, truyền dịch, thay thế các bộ phận cơ
thể, giám định sức khỏe, viện phí...và các khoản bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe,
chi phí mua sắm các phương tiện cần thiết nhằm làm phục hồi chức năng bị mất, bị
giảm sút...Do luận văn nghiên cứu về những thiệt hại nói chung được bồi thường
khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm nên tác giả đề cập và nghiên cứu tương đối
kỹ đối với các khoản thu nhập bị mất, tổn thất tinh thần, khoản tiền cấp dưỡng...cịn
vấn đề “chi phí hợp lý” chỉ được nghiên cứu “thống qua” như là một khoản chi phí
thực tế trong số các khoản được bồi thường, không được tác giả đầu tư làm rõ về lý
luận và thực tiễn với những bất cập, vướng mắc khi áp vào thực tiễn giải quyết yêu
cầu BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Trong bài viết “Bình luận và kiế n nghi ̣ về thiê ̣t hại khi tính mạng bi ̣ xâm
phạm trong chế đi ̣nh bồ i thường thiê ̣t hại ngoài hợp đồ ng” của tác giả Fushihara
Hirota đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8/2015, tác giả đã nêu lên mối
quan hệ giữa “hành vi trái pháp luật” và việc “xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp” với “thiệt hại” để từ đó nhấn mạnh thiệt hại được xác định để bồi thường phải
cân bằng với “quyền và lợi ích bị xâm phạm” và phải đủ để khơi phục được quyền
và lợi ích đó; “quyền và lợi ích bị xâm phạm” càng cao, càng nghiêm trọng thì
“thiệt hại” càng lớn và ngược lại. Theo Hiến pháp năm 2013, quyền được bảo hộ
về tính mạng của con người là quyền dân sự cơ bản và được ghi nhận cao hơn so
với quyền về thân thể và sức khỏe dựa trên nguyên lý bình đẳng trước pháp luật.
Như vậy, thiệt hại do “tính mạng” bị xâm phạm phải ở mức cao hơn so với thiệt hại
khi “sức khỏe” bị xâm phạm. Tuy nhiên, trong một số bản án của Việt Nam thì giá
trị của tính mạng khi bị xâm phạm lại được bồi thường một cách không đầy đủ,
4
thậm chí thấp hơn giá trị của thân thể và sức khỏe...Điều này dẫn tới trường hợp tài
xế sau khi đã đâm vào nạn nhân làm cho nạn nhân bị thương nhưng đã cho xe cán
qua người nạn nhân để nạn nhân chết ln. Vì vậy, cần có cách giải thích đúng đắn
quy định về “thiệt hại” trong mối quan hệ với “quyền và lợi ích bị xâm phạm” để
xác định một cách chính xác và hợp lý các khoản thiệt hại phải bồi thường...Tuy
nhiên, bài viết không làm rõ các chi phí nào và chi phi đến mức nào thì được coi là
hợp lý.
Bài viết "Một số quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng cần được sửa đổi" của Lê Văn Sua đăng trên website Bộ Tư pháp2, theo tác
giả, bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là chế định có nội dung phức tạp, thực hiện
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là nhằm khơi phục lại các quyền tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức, pháp nhân, Nhà nước. Mục đích của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là buộc người gây thiệt hại phải bù
đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó, người gây
thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử cho thấy,
có những khoản chi phí mà phía người bị thiệt hại có chi phí thực tế nhưng do
khách quan nên khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem đó là chi phí hợp
lý, vì cho rằng để coi là chi phí hợp lý, thì chi phí đó phải phù hợp với mặt bằng giá
cả chung tại địa phương hoặc mức giá trung bình ở nơi có cung cấp dịch vụ và phải
có hóa đơn, chứng từ thể hiện đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, người bị thiệt hại
phải chấp nhận sự sắp xếp của cơ sở y tế hoặc chỉ định của bác sỹ điều trị nên việc
áp dụng mức “chi phí trung bình” của thiệt hại thực tế sẽ làm ảnh hưởng đến quyền
lợi hợp pháp của họ. Do đó, các cơ quan thực thi pháp luật cần xem xét thật thấu
đáo từng trường hợp cụ thể để giải quyết thật hợp tình, hợp lý là mới thỏa đáng.
Tuy nhiên, tác giả bài viết cũng chưa đưa ra được căn cứ và cách xác định “chi phí
hợp lý” để làm cơ sở xác định mức BTTH.
Tóm lại, những cơng trình trên đây đã tập trung nghiên cứu tồn bộ thiệt hại
được bồi thường do tính mạng bị xâm phạm, bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại
tinh thần, trong đó có cả “chi phí hợp lý”. Tuy nhiên, vấn đề “chi phí hợp lý được
bồi thường do tính mạng bị xâm phạm” chưa được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng để
phân tích, mổ xẻ đến tận “gốc rễ” của vấn đề. Do đó, các khoản chi phí nào được
Lê Văn Sua: "Một số quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần được sửa đổi",
truy cập ngày 01/5/2018.
2
5
coi là hợp lý cho việc cứu chữa, điều trị, chăm sóc và mai táng người bị thiệt hại
chưa được xem xét đúng mức để đưa ra một quy định mang tính liệt kê đầy đủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng thống nhất vào thực tiễn xét xử.
Vì vậy, đề tài này, tác giả luận văn mở rộng phạm vi đánh giá thực tiễn, phân
tích để đưa ra những quan điểm mang tính lý luận, nhưng cọ sát thực tế nhằm liệt kê
một “danh sách chi phí” được xem là hợp lý và thuyết phục đúng theo quy định của
BLDS năm 2015.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên thực tế áp dụng các quy định pháp luật dân sự để xác định chi phí được
bồi thường do tính mạng bị xâm phạm cịn có nhiều cách hiểu, vận dụng khác nhau,
chưa thống nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần khai thác triệt để,
hiệu quả, chính xác các quy định pháp luật khi giải quyết vụ án do tính mạng bị
xâm phạm.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn cao học luật, tác giả luận văn tập
trung làm rõ những quy định của pháp luật về chi phí hợp lý được bồi thường do
tính mạng bị xâm phạm, những bất cập, vướng mắc trong việc vận dụng pháp luật
để giải quyết các yêu cầu bồi thường về chi phí hợp lý do tính mạng bị xâm phạm.
Tác giả luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu quan điểm của các chuyên gia và ý kiến của
những người làm công tác thực tiễn về vấn đề “chi phí hợp lý” được bồi thường, từ
đó đề xuất quan điểm nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập trong công tác xét
xử các vụ án BTTH do tính mạng bị xâm phạm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Theo quy định của BLDS, người gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường
toàn bộ thiệt hại, bao gồm thiệt hại vật chất và tổn thất về tinh thần. Trong phạm vi
đề tài này, tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn giải
quyết, xác định chi phí hợp lý được bồi thường do tính mạng bị xâm phạm. Thiệt
hại này bao gồm những chi phí hợp lý trước khi người bị xâm phạm tính mạng chết
và những chi phí hợp lý được bồi thường sau khi người bị xâm phạm tính mạng
chết, đồng thời cố gắng làm rõ tính hợp lý của những chi phí được bồi thường mà
khơng đề cập đến các khoản mất thu nhập, tiền cấp dưỡng, bù đắp tổn thất tinh
thần...hoặc các khoản bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước.
6
Khi nghiên cứu, tác giả luận văn mở rộng phạm vi kháo sát, đánh giá thực
tiễn áp dụng thông qua các bản án sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết tranh chấp BTTH
do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm hoặc phần dân sự (trách nhiệm BTTH) trong
một số vụ án hình sự mà các Tịa án ở nhiều địa phương, vùng miền khác nhau đã
giải quyết trong những năm gần đây (trước và sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực
thi hành).
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn xác định
chi phí hợp lý được bồi thường trong cơng tác giải quyết các u cầu BTTH do tính
mạng bị xâm phạm, đánh giá đúng bản chất vấn đề, đồng thời đưa ra kiến nghị, đề
xuất thuyết phục, tác giả luận văn sử dụng phương pháp vận dụng linh hoạt một số
phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn sau đây:
- Khi giải quyết vấn đề thứ nhất “Chi phí được bồi thường trước khi người có
tính mạng bị xâm phạm chết” (Chương 1), sau khi sử dụng phương pháp loại trừ để
xác định các “chi phí hợp lý” được bồi thường trước khi người có tính mạng bị xâm
phạm chết, tác giả luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra,
khảo sát để làm rõ các khó khăn, bất cập, những vấn đề cịn thiếu sót, hạn chế của
các Thẩm phán trong việc xác định “chi phí hợp lý” được bồi thường do tính mạng
bị xâm phạm. Tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp
quy nạp diễn dịch, từ đó đưa ra nội dung kiến nghị cụ thể để hoàn thiện văn bản
hướng dẫn quy định của Bộ luật dân sự.
- Khi giải quyết vấn đề thứ hai “Chi phí được bồi thường sau khi người có
tính mạng bị xâm phạm chết” (Chương 2) tác giả luận văn sử dụng phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa nhằm chỉ ra những bất cập với những
dẫn chứng cụ thể từ những hạn chế trong các bản án mà Tịa án đã xác định chi phí
hợp lý (chi phí mai táng) phải bồi thường cho người bị thiệt hại sau khi chết, từ đó
đề xuất hướng khắc phục cụ thể khi hoàn thiện văn bản hướng dẫn quy định của Bộ
luật dân sự.
- Khi giải quyết vấn đề thứ ba “Tính hợp lý của những chi phí được bồi
thường” (Chương 3) tác giả luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát, tổng hợp,
phân tích, so sánh để thấy được sự bất cập, thiếu thống nhất khi xác định tính hợp lý
và mức hợp lý của các chi phí trong thực tế xét xử các vụ án tranh chấp BTTH về
tính mạng, sức khỏe, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục và hướng hoàn thiện việc
xây dựng cơ sở pháp lý.
7
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Với quan điểm tính mạng con người là vốn quý, việc cứu chữa, điều trị là
vấn đề cấp thiết để giành giật lại mạng sống của người bị xâm phạm tính mạng,
Điều 591 BLDS năm 2015 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm
cả thiệt hại trước và sau khi người bị thiệt hại chết (chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa,... người bị hại và chi phí hợp lý cho việc mai táng). Do vậy, việc nghiên cứu
các “chi phí hợp lý được bồi thường do tính mạng bị xâm phạm” được tác giả luận
văn chia thành 02 giai đoạn tương ứng với 02 Chương của luận văn: Chi phí được
bồi thường trước khi người bị xâm phạm chết và Chi phí được bồi thường sau khi
người bị xâm phạm chết và dành riêng 01 Chương giải quyết vấn đề tính hợp lý của
các chi phí được bồi thường. Trong mỗi chương, tác giả luận văn dự kiến làm rõ các
khoản chi phí cần thiết được bồi thường, thực trạng giải quyết yêu cầu bồi thường ở
một số Tịa án, phân tích làm rõ ngun nhân những vướng mắc, bất cập đồng thời
đưa ra hướng đề xuất khắc phục, cụ thể:
Chương 1. Chi phí được bồi thường trước khi người có tính mạng bị xâm
phạm chết
Chương 2. Chi phí được bồi thường sau khi người có tính mạng bị xâm
phạm chết
Chương 3. Tính hợp lý của những chi phí được bồi thường
8
CHƯƠNG 1
CHI PHÍ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG TRƯỚC KHI NGƯỜI CĨ TÍNH MẠNG
BỊ XÂM PHẠM CHẾT
Theo Từ điển Luật học, bồi thường thiệt hại là “Hình thức trách nhiệm dân
sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách
đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại”3.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh
trên cơ sở do pháp luật quy định. Theo Điều 584, Điều 585 BLDS năm 2015 đã quy
định: Khi có hành vi trái pháp luật của người mà gây ra thiệt hại hoặc tài sản gây
thiệt hại thì phát sinh trách nhiệm bồi thường nhưng chỉ phải bồi thường khi có yêu
cầu và phải bồi thường thiệt hại trong phạm vi pháp luật quy định.
Theo Điều 591 BLDS năm 2015, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được
bồi thường bao gồm “a) thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều
590 của Bộ luật này”. Như vậy, chi phí được bồi thường trước khi người có tính
mạng bị xâm phạm chết bao gồm “chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại” và “chi
phí hợp lý của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị” theo quy
định tại điểm a, điểm c Khoản 1 Điều 590 BLDS năm 2015, trường hợp trước khi
chết mà người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường
xun chăm sóc thì chi phí được bồi thường cịn bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại đến khi họ chết.
Mặc dù Điều 590 BLDS năm 2015 quy định chi phí được bồi thường là “chi
phí hợp lý” nhưng điều luật khơng nêu cụ thể những chi phí nào là “chi phí hợp lý”.
Điều luật này kế thừa hầu như toàn bộ quy định tại Điều 609 BLDS năm 2005 và
chỉ mang tính khái qt, định hướng nên cần có quy định chi tiết để vận dụng trên
thực tế. Vấn đề này Nghị quyết 03/2006 hướng dẫn khá cụ thể, chi tiết, quy định rõ
danh sách những chi phí hợp lý được bồi thường tại tiểu mục 1.1 và 1.3, mục 1,
Phần II. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả danh sách này là chưa đầy đủ. Thực
tế cho thấy, khi tính mạng, sức khỏe của một người bị xâm phạm thì q trình cứu
chữa, điều trị, chăm sóc... trước khi họ chết cịn rất nhiều khoản chi phí mà gia đình,
người thân của họ phải bỏ ra nhưng chưa được pháp luật quy định nên khi Tòa án
giải quyết vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe đã khơng chấp nhận những khoản
3
Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa &NXB Tư pháp, 2006, tr 84.
9
chi phí này cho người được bồi thường, do đó việc vận dụng điều luật trên thực tế
xét xử còn bất cập. Trong phạm vi Chương 1 của luận văn, tác giả luận văn sẽ giải
quyết vấn đề bất cập này và đưa ra đề xuất quy định danh sách đầy đủ về những chi
phí cần được bồi thường trước khi người có tính mạng bị xâm phạm chết, đó là:
những chi phí cần được bồi thường đối với người bị thiệt hại và những chi phí cần
được bồi thường của người chăm sóc người bị thiệt hại.
1.1. Chi phí cần được bồi thường đối với người bị thiệt hại
Tại điểm a khoản 1 Điều 590 BLDS năm 2015 (trước đây là Điều 609 BLDS
năm 2005) quy định chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng sức khỏe, phục
hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại chính là những chi phí được
bồi thường đối với người bị thiệt hại. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
đã ban hành Nghị quyết 03/2006 hướng dẫn nội dung của Điều 609 BLDS năm
2005 (nay là Điều 590 BLDS năm 2015) quy định chi phí hợp lý “là chi phí thực tế
cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở
từng địa phương tại thời điểm chi phí” (tiểu mục 4, Phần I). Nghị quyết cũng đã liệt
kê các khoản chi phí này bao gồm:
- Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền
thuốc, tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm,
xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sỹ;
- Tiền viện phí, tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng, phục hồi sức
khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ;
- Các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi
phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc
phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc
bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
So với pháp luật về trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng của Cộng
hịa Pháp “khơng quy định danh sách các thiệt hại được bồi thường, các thiệt hại
không được bồi thường mà tất cả các thiệt hại nếu chứng minh được thì đều được
bồi thường”4, thì quy định trên đây của Nghị quyết 03/2006 đã liệt kê một cách khái
quát nhất những thiệt hại được bồi thường do tính mạng bị xâm phạm trong đó có
chi phí hợp lý được bồi thường. Quy định như vậy là rõ ràng, phù hợp với xu thế
Bài viết: “So sánh trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe trong pháp luật Việt Nam và một
số nước”, ItemID=2270, truy cập ngày
15/5/2018.
4
10
phát triển của pháp luật thế giới, phù hợp với trình độ Thẩm phán và cơ chế xét xử
của Việt Nam hiện nay. Thực tế xét xử các vụ tranh chấp về BTTH do tính mạng,
sức khỏe bị xâm phạm cho thấy, quy định trên đây của Nghị quyết 03/2006 là tương
đối cụ thể, chi tiết. Các chi phí được Nghị quyết ghi nhận, liệt kê là hợp lý, rất cần
thiết, phù hợp với thực tế của việc cứu chữa, điều trị, bồi dưỡng sức khỏe, phục hồi
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Vì vậy, những quy định này
vẫn đang định hướng cho các Thẩm phán trong việc vận dụng BLDS năm 2015 khi
giải quyết các vụ án về BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Tuy nhiên, qua thực tế công tác xét xử tại Tòa án còn cho thấy, quy định nêu
trên của Nghị quyết 03/2006 là chưa thật sự đầy đủ, cịn bất cập. Trong q trình xét
xử các vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, một số chi phí cần thiết,
thực tế phục vụ cho việc cứu chữa, điều trị, bồi dưỡng, phục hồi chức năng cho
người bị thiệt hại tuy chưa được Nghị quyết ghi nhận nhưng các chi phí này vẫn
được Tịa án chấp nhận, như: Chi phí cho việc thuê phương tiện đi lại để khám, tái
nhập viện, thuê xe chở người bị hại đi giám định hoặc chở đi học; tiền chụp MRI,
điện cơ đồ tay; chi phí giám định; chi phí chụp ảnh, ghi âm, photo hồ sơ bệnh án,
photo đơn, chi phí ăn uống trong những ngày nằm viện và một số chi phí khác.
Đối với chi phí thuê phương tiện: Nghị quyết 03/2006 chỉ quy định cho bồi
thường “Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế”, trên
thực tế Tòa án vận dụng quy định này rất linh hoạt, đa dạng để chấp nhận bồi
thường những chi phí liên quan đến phương tiện đưa người bị thiệt hại cả trong quá
trình điều trị chứ không chỉ đơn thuần cho việc cấp cứu.
Ví dụ: vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại do ông C chồng bà X đại diện
hợp pháp cho bà X vì bà X bị mất năng lực hành vi dân sự do bị anh T đánh gây ra
(Vụ án thứ nhất), trong vụ án ơng C có u cầu bồi thường các khoản tiền xe cho
các lần đưa bà X đi điều trị “tiền xe đi và về của các lần nhập viện là 1.200.000
đồng” và “tiền nhà trọ 240.000 đồng”. Khoản yêu cầu này của ông C đều được hai
cấp sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án tỉnh Kiên Giang xác định là hợp lệ và thỏa
đáng5; Hay khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ” đối với bị cáo Huỳnh Trần Nhựt L (Vụ án
thứ hai), gia đình người bị hại có yêu cầu khoản tiền xe chuyển viện trong quá trình
điều trị trước khi người bị hại (bà U) chết đã được TAND thành phố Vĩnh Long
5
Bản án số 17/2008/DSPT ngày 16/01/2008 của TAND tỉnh Kiên Giang.
11
chấp nhận cho bồi thường6. Tương tự hai trường hợp này, trong vụ án khởi kiện
“Đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại” (Vụ án thứ ba), nguyên đơn bà T
yêu cầu khoản chi phí “tiền thuê xe riêng từ Buôn Mê Thuột – Đăklak đi bệnh viện
Chợ Rẫy Tp Hồ Chí Minh là 1.750.000 đồng và tiền thuê xe từ bệnh viện Chợ Rẫy
Tp Hồ Chí Minh về bệnh viện tỉnh Đăklak là 1.200.000 đồng” bị đơn khơng đồng ý
bồi thường, Tịa án huyện Krơng Păk chấp nhận buộc bồi thường nhưng Tòa án tỉnh
Đăklăk khi xét xử phúc thẩm cho rằng “Chi phí này khơng cần thiết” nên không
chấp nhận buộc bồi thường7. Như vậy, cùng là tiền thuê phương tiện đưa người bị
thiệt trong q trình điều trị nhưng các Tịa án có quan điểm xét xử khác nhau,
không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Do đó, loại chi phí này cần phải
xem xét khi ban hành văn bản hướng dẫn.
Theo Khoản 1 Điều 33 BLDS năm 2015, “Cá nhân có quyền sống, quyền bất
khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về
sức khỏe”. Chính vì vậy, khi một con người đã bị xâm phạm đến sức khỏe, tính
mạng đang bị đe dọa bởi bất kỳ nguyên nhân gì, do hành vi của con người hay do
tài sản gây ra thì việc cần làm ngay là tiến hành cấp cứu người bị nạn, việc làm này
phát sinh chi phí liên quan đến phương tiện phục vụ việc đưa người bị nạn đi cấp
cứu nên Nghị quyết 03/2006 quy định cho bồi thường “Tiền thuê phương tiện đưa
người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế” là cần thiết, nhưng nếu chỉ quy định như
hiện nay là chưa thật sự đầy đủ. Theo tác giả luận văn, quyền sống và quyền bảo hộ
về sức khỏe phải được thực hiện tuyệt đối, phải được bảo đảm hiệu quả nhất, như
vậy trước tiên phải tơn trọng ý kiến quyết định của chính người bị thiệt hại hoặc gia
đình họ nếu họ khơng tự thể hiện ý chí được trong việc lựa chọn cơ sở điều trị mà
họ cho là tốt nhất, bởi vì việc họ mong muốn “phải giữ cho được mạng sống” và
sớm được khơi phục lại tình trạng sức khỏe bình thường như ban đầu là hồn tồn
chính đáng; trường hợp họ khơng có ý kiến lựa chọn nhưng cơ sở y tế đang cấp cứu,
điều trị không đủ khả năng điều trị thì việc chuyển viện là buộc phải thực hiện; còn
trường hợp sau khi điều trị được cho xuất viện nhưng bác sỹ điều trị chỉ định tái
khám hoặc mặc dù không đúng thời gian chỉ định tái khám nhưng tình trạng sức
khỏe có biểu hiện nguy hiểm cần phải nhập viện điều trị thì việc đưa người bị thiệt
hại đến cơ sở y tế là cần thiết; ngoài ra, nếu người bị thiệt hại ở xa cơ sở y tế nên
cần phải có thời gian nghỉ ngơi trước khi nhập viện, tái khám... thì việc người bị
6
7
Bản án số 116/2016/HSST ngày 27/9/2016 của TAND TP. Vĩnh Long.
Bản án số 44/2007/DSPT ngày 16/4/2007 của TAND tỉnh Đăklăk.
12
thiệt hại phải thuê nhà trọ để ở gần cơ sở y tế cũng cần thiết. Cho nên, khoản chi phí
là tiền thuê phương tiện để chuyển viện, đi và về cho các lần nhập viện trong những
trường hợp này là rất cần thiết và cần được bồi thường.
Đối với chi phí là tiền chụp MRI, điện cơ đồ tay, chi phí giám định, chi phí
chụp ảnh, băng ghi âm, tiền photo đơn, tiền vay ngoài, tiền hợp đồng nhân thọ bị
tổn thất...Đây là khoản chi phí mà Nghị quyết không liệt kê cho bồi thường, trên
thực tế xét xử vì cho rằng khơng có căn cứ chấp nhận nên có Tịa án khơng chấp
nhận cho bồi thường nhưng cũng có Tịa án chấp nhận cho bồi thường. Như trong
vụ án đòi bồi thường thiệt hại Tòa án quận 6, thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết
giữa nguyên đơn bà L và bị đơn là ông V (Vụ án thứ tư) do ơng V có hành vi xâm
phạm đến sức khỏe của bà L. Bà L yêu cầu ông V bồi thường các khoản trong đó
có: tiền chụp MRI ngày 20/6/2011 là 2.000.000 đồng; điện cơ đồ tay P ngày
08/6/2011 là 250.000 đồng; tiền giám định 1.000.000 đồng. Tòa án quận 6, thành
phố Hồ Chí Minh khơng chấp nhận yêu cầu của bà L đối với các khoản chi phí này
vì cho rằng “xét thấy đối với những chi phí giám định để phục vụ cho cơng tác có
đủ cơ sở khởi tố vụ án hình sự hay khơng thì khơng phải chi phí cho việc cứu chữa,
điều trị bệnh và không theo chỉ định của bác sỹ điều trị bệnh nên khơng có cơ sở
chấp nhận những chi phí này”8. Trong khi đó, ở vụ án thứ ba nêu trên, bà T còn yêu
cầu tiền giám định sức khỏe ngày 21.9.2005 là 60.000 đồng thì hai cấp xét xử sơ
thẩm và phúc thẩm Tòa án tỉnh Đăklăk chấp nhận bồi thường và khi quyết định
chấp nhận bồi thường Tòa án nhận định “án sơ thẩm đã căn cứ các quy định của Bộ
luật dân sự buộc bà L phải bồi thường tồn bộ chi phí hợp lý cho bà T là hồn tồn
có căn cứ pháp lý”9; Trong vụ án “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thơng đường bộ” đối với bị cáo Nguyễn Chí H (vụ án thứ năm), đại diện của nạn
nhân Q (Q đã chết) bà M và ơng Th có u cầu chi phí trước khi nạn nhân chết gồm
tiền chụp citi, giám định pháp y (150.000 đồng) hai cấp xét xử Tòa án huyện Long
Hồ và Tòa án tỉnh Vĩnh Long đều chấp nhận bồi thường10. Tương tự như vậy, trong
vụ án xét xử Đặng Văn C về tội “Cố ý gây thương tích” của Tịa án huyện H tỉnh
Cao Bằng (Vụ án thứ sáu) do C có hành vi cố ý gây thương tích cho Giang Văn N
với tỷ lệ tổn hại sức khỏe 6%. Ngoài số tiền thuốc điều trị nội trú đã được bảo hiểm
chi trả, Tòa án đã buộc C phải bồi thường cho anh N các khoản tiền: chi phí giám
Bản án số 230/2013/DSST ngày 09/8/2013 của TAND quận 6 , Tp. Hồ Chí Minh.
Bản án số 44/2007/DSPT ngày 16/4/2007 của TAND tỉnh Đăklăk.
10
Bản án số 71/2012/HSST ngày 31/10/2012 của TAND huyện Long Hồ và Bản án số 23/2013/HSPT ngày
14/3/2013 của TAND tỉnh Vĩnh Long.
8
9
13
định 1.215.000 đồng; tiền xăng xe đi lại giám định 100.000 đồng; tiền chẩn đốn
hình ảnh và chức năng 560.000 đồng. Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng xét xử phúc
thẩm vụ án đã nhận định các khốn chi phí này cấp sơ thẩm cho bồi thường là
hợp lý11.
Rõ ràng, việc Tịa án Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh khơng chấp nhận bồi
thường các chi phí này vì khơng có căn cứ cụ thể, tức điều luật và văn bản hướng
dẫn khơng “ghi” những chi phí này trong nội dung quy định; Tịa án tỉnh Kiên
Giang thì xét thấy khơng có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt hại nên không chấp nhận yêu cầu bồi thường, cách đánh giá này hiện nay
không phù hợp theo Điều 584 BLDS năm 2015 vì điều luật khơng cịn quy định yếu
tố lỗi. Cịn các Tịa án khác đã đánh giá, xác định được sự cần thiết và tính hợp lý
của các chi phí này nên đã vận dụng rất linh hoạt nội dung quy định của điều luật,
tính mở trong danh sách liệt kê tại tiểu mục 1.1, mục 1, Phần II của Nghị quyết
03/2006 để chấp nhận cho bồi thường. Liên quan đến những chi phí này, có tác giả
đã viết “hướng khơng chấp nhận chi phí nêu trên...rất đáng bàn luận. Bởi vì, danh
sách nêu trên còn cho chấp nhận bồi thường các chi phí thực tế, cần thiết khác cho
người bị thiệt hại” và “việc loại trừ này cũng đáng bàn lại, vì để bảo vệ người bị
thiệt hại, chúng ta cịn có thể khai thác danh sách mở nêu trên ở nội hàm các chi phí
thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại”12. Như vậy, vấn đề cần bàn luận ở đây
là những chi phí này có thật sự cần thiết đối với người bị thiệt hại hay không, theo
tác giả luận văn là rất cần thiết và việc các Tòa án đã chấp nhận cho bồi thường là
thuyết phục. Bởi lẽ, quyền được sống là quyền thiêng liêng của con người được
pháp luật tôn trọng, bảo hộ và không cho phép bất kỳ ai được xâm phạm tới tính
mạng, sức khỏe của người khác. Trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm, việc họ
được kịp thời cứu chữa, điều trị để khơi phục trở lại như bình thường hoặc khơng để
xảy ra hậu quả xấu hơn chính là việc hạn chế đi trách nhiệm của người gây thiệt hại,
người có trách nhiệm bồi thường. Do đó, đã là người bị thiệt hại thì mọi thiệt hại có
phát sinh, quyền lợi chính đáng của họ phải được đảm bảo, mà các chi phí nêu trên
nếu khơng phục vụ cho việc cứu chữa, điều trị thì cũng nhằm phục vụ cho công tác
giám định, phục vụ cho việc khởi kiện, bổ sung chứng cứ tài liệu cho cơ quan thẩm
quyền là thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nên buộc phải tiến hành để
người bị thiệt hại đòi lại quyền lợi cho mình một cách kịp thời và đầy đủ nhất. Điều
Bản án số 26/2017/HSPT ngày 23/6/2017 của TAND tỉnh Cao Bằng.
ĐỗVăn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận án (cuốn 1),
NXB Hồng Đức, tr. 411-412.
11
12
14
này có nghĩa nếu để người bị thiệt hại phải gánh chịu chi phí này là một điều vơ lý,
khơng cơng bằng, vì cho dù có địi được thiệt hại vật chất khác theo quy định thì họ
phải trả cho các khoản chi phí này nên quyền lợi chính đáng của họ rõ ràng không
được đảm bảo.
Trường hợp người bị thiệt hại phải vay tiền để phục vụ việc cứu chữa, điều
trị thì tiền lãi phát sinh do phía người bị thiệt hại vay mượn cũng là thiệt hại thực tế
phát sinh trong quá trình cứu chữa, điều trị. Cho nên, theo tác giả luận văn các
khoản chi phí này là rất cần thiết, thực tế và là những chi phí cần được bồi thường
đối với người bị thiệt hại.
Tóm tại, từ những phân tích trên cho thấy trong nhiều vụ án Tòa án đã chấp
nhận yêu cầu bồi thường đối với những chi phí chưa được pháp luật quy định, như:
Tiền thuê phương tiện đưa, đón người bị thiệt trong quá trình điều trị; Tiền chụp
MRI, điện cơ đồ tay, tiền chụp citi, chi phí giám định pháp y; Tiền lãi phát sinh do
phía người bị thiệt hại vay mượn để phục vụ việc cứu chữa, điều trị…đó là những
khoản chi rất thực tế, cần thiết mà phía bên người bị thiệt hại đã thực hiện để phục
vụ cho việc cứu chữa, điều trị, bồi dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng…nhằm
mục đích khơi phục lại tình trạng sức khỏe bình thường như ban đầu chưa bị xâm
phạm. Mặc dù chưa được pháp luật quy định nhưng việc chấp nhận cho bồi thường
các chi phí kể trên là chính đáng và phù hợp với nguyên tắc “bồi thường toàn bộ”
theo Điều 585 BLDS năm 2015. Do đó, tác giả luận văn đề xuất phải quy định các
loại chi phí này là chi phí hợp lý cần được bồi thường đối với người bị thiệt hại.
1.2. Chi phí cần được bồi thường đối với người chăm sóc người bị
thiệt hại
Điểm c khoản 1 Điều 590 BLDS 2015 quy định chi phí đối với người chăm
sóc người bị thiệt hại được bồi thường đó là: Chi phí hợp lý của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao
động và cần phải có người thường xun chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí
hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Như vậy, BLDS quy định cho bồi
thường chi phí hợp lý của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
và chi phí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại nếu họ cần phải có người chăm sóc
thường xuyên. Nói cách khác, “trường hợp sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại không
phải là số phần trăm sức khỏe bị mất mà chính là số tiền do nạn nhân và số tiền mà
gia đình của họ phải bỏ ra để phục hồi sức khỏe đã mất. Nếu người bị thiệt hại cần
có người chăm sóc thì thiệt hại cịn bao gồm cả chi phí cho việc chăm sóc nạn
15
nhân”. Theo điểm c Khoản 1 Điều 590 BLDS năm 2015 trong trường hợp người có
tính mạng đang bị xâm phạm thì trước khi họ chết hai khoản chi phí này chính là
chi phí cho người chăm sóc trong q trình cứu chữa, chăm sóc người bị thiệt hại và
hai khoản chi này ln ln có phát sinh.
Tiểu mục 1.3 và 1.4, mục 1 Phần II Nghị quyết 03/2006 đã hướng dẫn hai
khoản chi phí này như sau:
- Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương
nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
- Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động
và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại khơng cịn khả năng lao
động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường
hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao
động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại.
Văn bản quy định tương đối chi tiết và đầy đủ, đó là những chi phí rất cần
thiết cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Tuy nhiên, quy định này vẫn cịn bất cập
vì chưa làm rõ được sự cần thiết của chi phí và quy định chưa đầy đủ về các chi phí
cần thiết cho người chăm sóc người bị thiệt hại. Bởi vì, phần lớn các trường hợp địi
BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm đều có yêu cầu bồi thường chi phí
chăm sóc với các khoản chi, mức chi đa dạng, trong đó có những khoản chi chưa
được pháp luật quy định, như: tiền cơng cho người chăm sóc; tiền tàu, xe đi lại của
người thân thăm nom người bị thiệt hại...Để có căn cứ giải quyết yêu cầu của đương
sự, đòi hỏi pháp luật phải quy định rõ ràng, đầy đủ về sự “cần thiết” của việc chăm
sóc người bị thiệt hại và những khoản chi nào là cần thiết, phù hợp thực tế
khách quan.
Thứ nhất, về sự “cần thiết” của việc chăm sóc, theo tác giả luận văn phải dựa
trên mức độ thiệt hại thực tế. Nếu người bị hại bị thương nặng, không nhận thức và
không làm chủ được hành vi, không thể tự phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, điều trị
như: ăn, uống, đi lại và cần người theo dõi, hỗ trợ trong quá trình cứu chữa, điều trị
thì việc chăm sóc là cần thiết. Trường hợp người bị hại tỉnh táo, làm chủ được nhận
thức và hành vi của bản thân, việc người khác chăm sóc có cũng tốt mà khơng có
cũng được thì cần xác định là khơng cần thiết phải chăm sóc.
16
Thứ hai, những chi phí nào là cần thiết cho việc chăm sóc thì phải được quy
định đầy đủ, cụ thể. Nghị quyết 03/2006 chia chi phí hợp lý cho người chăm sóc
người bị thiệt hại thành 02 giai đoạn: Chăm sóc trong giai đoạn cứu chữa, điều trị
và chăm sóc sau khi ra viện (trường hợp người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động
vĩnh viễn từ 81% trở lên).
Trong thời gian cứu chữa, điều trị, việc chăm sóc người bị thiệt hại thường
do gia đình, người thân đảm nhiệm, pháp luật quy định chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc là “tiền tàu, xe đi lại, tiền th phịng trọ…” là có căn cứ nhưng chưa đầy
đủ, chưa phù hợp với thực tế. Khoản chi phí cho “tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê phòng
trọ” là cần thiết, hợp lý đối với trường hợp người chăm sóc phải đi lại và thuê
phòng trọ để phục vụ cho việc chăm sóc người bị thiệt hại nhưng quy định này chưa
bù đắp được hết chi phí phải bỏ ra để chăm sóc cho người bị thiệt hại. Thực tế cho
thấy, bên phía bị hại khơng chỉ u cầu bồi thường chi phí đi lại mà cịn u cầu
tiền cơng chăm sóc và yêu cầu này là cần thiết, phù hợp thực tế. Vì việc chăm sóc
người bị thiệt hại có thể là thuê người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình
người bị thiệt hại tự chăm sóc. Việc th người chăm sóc thì đương nhiên là phải trả
cơng, cịn người thân trong gia đình chăm sóc cũng phải bỏ công việc hoặc thuê
người làm thay công việc của mình, như vậy cũng phải bù đắp chi phí, hơn nữa,
thiệt hại này cần tính cho người chịu trách nhiệm bồi thường chứ khơng phải tính
cho gia đình người bị thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ mà pháp luật quy
định. Đối với tiền công thuê người chăm sóc thì dễ xác định vì rất rõ ràng, cụ thể
nhưng đối với việc người thân trong gia đình tự chăm sóc thì tính như thế nào cho
hợp lý, hợp pháp là vấn đề không đơn giản. Tương ứng với khoản chi này, Nghị
quyết 03/2006 có quy định khoản tiền “mất thu nhập của người chăm sóc”, quy
định như vậy là rất khó thực hiện trên thực tế. Bởi vì, đối với người chăm sóc là
người có các khoản thu nhập ổn định (như tiền lương) thì việc tính tốn tiền cơng
chăm sóc đã là bất cấp, vì tính chất cơng việc chăm sóc và cơng việc tạo thu nhập
của người chăm sóc khơng giống nhau nên khơng thể quy đổi tương đương; Nếu
người chăm sóc khơng có thu nhập thực tế ổn định (ví dụ là người nội trợ trong gia
đình) thì việc xác định tiền cơng chăm sóc theo quy định như Nghị quyết 03/2006
lại càng thiếu cơ sở thực tế, khó khăn cho các bên và khó cho cơ quan Tịa án. Vì
vậy nên tính chi phí tiền cơng cho người chăm sóc, dù là người thân trong gia đình
chăm sóc hay người được th đều tính tiền cơng theo ngày chăm sóc thực tế vừa
thống nhất lại đơn giản, dễ thực hiện.
17
Trong thực tế, yêu cầu bồi thường “tiền công cho người chăm sóc” tuy chưa
được pháp luật quy định nhưng đã được Tịa án chấp nhận. Ví dụ: Khi xét xử phúc
thẩm vụ án BTTH do sức khỏe bị xâm hại (Vụ án thứ bảy), TAND thành phố Hà
Nội nhận định “Trong quá trình điều trị tại bệnh viện Xanh Pơn, gia đình chị Hiền
phải th một người trơng nom, chăm sóc là thực tế bởi vì chị Hiền khi vào viện
trong tình trạng bị hơn mê, thương tích ở vùng đầu nên chấp nhận tiền cơng chăm
sóc 50.000 đ/ngày x 20 ngày = 1.000.000 đồng”13. Phán quyết của Tòa án trong
trường hợp này có cơ sở, được các bên thống nhất.
Tóm lại, “tiền cơng cho người chăm sóc” là khoản chi phí phổ biến được yêu
cầu bồi thường và được Tòa án chấp nhận, việc chấp nhận của Tòa là phù hợp với
cơ chế thị trường, với dịch vụ chăm sóc người bệnh rất phổ biến hiện nay, dịch vụ
này khơng chỉ có tại các cơ sở y tế mà phục vụ tận gia đình người bị thiệt hại. Vì
vậy, thay cho quy định tính tiền cơng cho người chăm sóc bằng “thu nhập bị mất”
của người chăm sóc, pháp luật nên quy định việc bồi thường “tiền công cho 01
người chăm sóc” kể cả trường hợp bị mất 81 % sức khỏe trở lên là phù hợp thực tế.
Quan điểm trên cũng phù hợp với quy định tại Nghị quyết 03/2006 về “tiền
cơng cho 01 người chăm sóc” trong trường hợp người bị xâm phạm tính mạng được
xác định trước khi chết họ đã bị mất khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên.
Cho đến nay, quy định của Nghị quyết 03/2006 về sự cần thiết phải có 01 người
chăm sóc trong trường hợp người bị xâm phạm tính mạng bị mất khả năng lao động
vĩnh viễn từ 81% trở lên và việc tính chi phí cho việc chăm sóc là khoản tiền cơng
của người chăm sóc được chứng minh là cần thiết và thực tế, cần tiếp tục ghi nhận.
Từ các vấn đề trên, tác giả luận văn cho rằng, sau khi xác định sự cần thiết
của việc chăm sóc người bị thiệt hại, pháp luật cần quy định về chi phí hợp lý cho
người chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm các khoản “Chi phí đi lại, tiền th nhà
trọ và tiền cơng cho 01 người chăm sóc”.
Ngồi ra, trên thực tế, trong một số trường hợp, phía người bị hại yêu cầu bồi
thường chi phí thuê xe đi lại thăm nom của gia đình người bị thiệt hại. Vấn đề cần
quan tâm là chi phí đi lại thăm nom của gia đình người bị thiệt hại có liên quan đến
chi phí chăm sóc người bị thiệt hại khơng và chi phí này có hợp lý khơng? Trong vụ
án thứ bảy nêu trên, TAND thành phố Hà Nội đã chấp nhận cho bồi thường khoản
chi phí th xe cho gia đình người bị hại đi lại thăm nom chị Hiền, với nhận định
“Khi chị Hiền bị tại nạn gia đình chị Hiền phải thuê một chuyến xe đi từ Thái Bình
13
Bản án số 205/2006/DSPT ngày 31/8/2006 của TAND Tp. Hà Nội.
18
lên Hà Nội mất 500.000 đồng là chi phí hợp lý nên chấp nhận”. Theo quan điểm
của tác giả luận văn, chi phí thuê xe đi lại thăm nom của gia đình chị Hiền trong
trường hợp này được xem là loại chi phí chăm sóc người bị thiệt hại. Bởi lẽ, xét
trong mối quan hệ tương quan, nếu chị Hiền khơng bị xâm phạm tính mạng, sức
khỏe thì gia đình chị Hiền không phải thực hiện việc thăm nom, chăm sóc. Sự chăm
sóc ở đây khơng có nghĩa là giúp đỡ những công việc sinh hoạt đơn thuần trong đời
sống như đi lại, ăn uống, vệ sinh cá nhân, chăm sóc vết thương… mà cịn là sự động
viên, chăm sóc về mặt tinh thần, giúp cho người bị hại vượt qua được sự khủng
hoảng về tinh thần do tính mạng đang bị xâm phạm, giúp họ nhìn thấy sự quan tâm
của mọi người, nhất là từ người thân và lẽ cơng bằng họ cần được hưởng. Sự thăm
nom, chăm sóc của những người thân trong gia đình khơng chỉ là sự quan tâm, động
viên mà còn là trách nhiệm, mối liên hệ máu thịt giữa các thành viên trong gia đình
trước sự sống chết của người bị hại. Do đó, chi phí này là thực tế và cần thiết nên
phải được chấp nhận bồi thường.
Tóm lại, chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại được quy định
tại Nghị quyết 03/2006 là chưa đầy đủ và còn bất cập. Để giải quyết vấn đề này
nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thì cần quy định chi phí hợp lý được bồi thường cho
người chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: “tiền tàu, xe đi lại để chăm sóc, thăm
nom người bị thiệt hại; tiền th phịng trọ; tiền cơng cho 01 người chăm sóc trong
thời gian cứu chữa, điều trị và trong trường hợp người bị thiệt hại bị mất 81 % sức
khỏe trở lên”.
19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quyền được bảo hộ về tính mạng là một trong những quyền cơ bản của công
dân. Khi một người bị xâm phạm tính mạng thì họ có quyền yêu cầu bồi thường
toàn bộ thiệt hại thực tế với những chi phí hợp lý và các khoản thiệt hại khác. Quy
định của BLDS năm 2015 là sự bảo đảm cho việc BTTH do tính mạng bị xâm
phạm. Tuy nhiên, quy định của BLDS chỉ mang tính khái quát và định hướng nên
rất cần một văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Thông qua việc làm rõ khái niệm và cơ sở để xác định chi phí hợp lý được
bồi thường, những chi phí hợp lý đã được pháp luật quy định và những chi phí hợp
lý chưa được pháp luật quy định trong quá trình cứu chữa, điều trị, bồi dưỡng, phục
hồi sức khỏe, phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút và chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại. Chương 1 của luận văn đã phân tích những bất cập,
vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để xác định chi phí hợp lý được bồi thường
trước khi người bị xâm phạm tính mạng chết. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp và một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định chi phí hợp lý
được bồi thường trước khi người bị xâm phạm tính mạng chết nhằm nâng cao chất
lượng công tác giải quyết yêu cầu BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
20
CHƯƠNG 2
CHI PHÍ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
KHI NGƯỜI CĨ TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM CHẾT
Một người khi tính mạng bị xâm phạm và hậu quả là cái chết của người đó
thật sự xảy ra thì đây là một mất mát, đau thương khơng gì bù đắp được cho người
thân, gia đình của họ và cộng đồng xã hội. Bởi vì, tính mạng của con người là vô
giá, một người bị chết thì khơng gì bù đắp, thay thế được14. Do đó, người có hành vi
xâm phạm đến tính mạng người khác phải bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của
pháp luật, đây là trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm đối với Nhà nước.
Còn đối với người thân, gia đình của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại hoặc
người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trong đó có thiệt
hại mà thực tế chính gia đình, người thân họ phải bỏ ra để làm lễ tang, an táng hay
hỏa táng người có tính mạng bị xâm phạm, pháp luật gọi đó là chi phí mai táng.
Theo khoản 1 Điều 591 BLDS năm 2015, thiệt hại do tính mạng bị xâm
phạm bao gồm: “b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng”. Nội dung này giữ nguyên
như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 610 BLDS năm 2005, ngoài ra Bộ luật khơng
quy định gì thêm về chi phí mai táng. Theo quy định tại tiểu mục 2.2, mục 2, Phần
II Nghị quyết 03/2006, chi phí hợp lý cho việc mai táng được quy định theo hướng
liệt kê hai danh sách (Danh sách những chi phí được bồi thường và Danh sách
những chi phí khơng được bồi thường).
- Danh sách chí phí được bồi thường quy định “Chi phí hợp lý cho việc mai
táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm
liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi phí phục vụ cho
việc chơn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung”;
- Danh sách những chi phí khơng được bồi thường quy định “Khơng chấp
nhận u cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...”.
Theo tác giả luận văn, danh sách chí phí được bồi thường quy định như hiện
nay là chưa thật sự đầy đủ, vì cịn nhiều chi phí khác là những chi phí rất cần thiết
cho việc mai táng đã được minh chứng trên thực tế nhưng chưa được quy định.
Tương tự như vậy, danh sách chi phí khơng được bồi thường cũng chưa hợp lý, cịn
nhiều bất cập, vì có nhiều loại chi phí được quy định trong danh sách là cần thiết,
Bùi Văn Thấm (2004), Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr 30 –
31.
14