Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Chế độ pháp lý về hợp đồng bao thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
---------------------

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG
BAO THANH TỐN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN QUẢN TRỊ - LUẬT

SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ HỒNG NINH
LỚP: QUẢN TRỊ - LUẬT

KHÓA: 34

KHOA: QUẢN TRỊ

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN VĂN VÂN

TP HCM - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN QUẢN TRỊ - LUẬT

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG
BAO THANH TOÁN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ HỒNG NINH
Khóa: 34. MSSV: 0955060146
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: PGS.TS.NGUYỄN VĂN VÂN



TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của cá nhân tôi dƣới sự hỗ trợ của
ngƣời hƣớng dẫn khoa học là PGS.TS. Nguyễn Văn Vân. Các số liệu, kết quả có đƣợc
trong khóa luận là trung thực, nếu đã từng đƣợc công bố trong các cơng trình khác thì
đƣợc trích dẫn nguồn cụ thể.Sự trích dẫn đảm bảo từ nguồn thông tin hợp pháp và tuân
thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Hồng Ninh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BTT
BLDS
DN
FCI
GRIF

IFG
KPT
NH
NHNN
NHTM
SXTM
TCTD

TMCP
TNHH
UCC
UNCITRAL

UNIDROIT

Viết đầy đủ
Bao thanh toán
Bộ luật Dân sự
Doanh nghiệp
Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (Factors Chain
International)
Những qui định chung về BTT quốc tế GRIF
(General Rules For International Factoring) của Hiệp
hội BTT quốc tế
Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (International
Factors Group)
Khoản phải thu
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nƣớc
Ngân hàng thƣơng mại
Sản xuất thƣơng mại
Tổ chức tín dụng
Thƣơng mại cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn
Bộ luật Thƣơng mại thống nhất của Mỹ (Uniform
Commercial Code)
Công ƣớc Liên Hiệp Quốc về chuyển nhƣợng khoản
phải thu trong thƣơng mại quốc tế UNCITRAL 2001

(United Nations Convention on the Assignment of
Receivables in International Trade – 2001)
Công ƣớc về BTT quốc tế UNIDROIT 1988
(Unidroit Convention on International Factoring –
Ottawa, 28 May 1988)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .......................................................4
7. Bố cục của đề tài .......................................................................................................5
CHƯ NG
HÁI Q ÁT VỀ HOẠT ĐỘNG AO THANH TOÁN VÀ HỢP
ĐỒNG AO THANH TOÁN ....................................................................................... 6
1.1. Hoạt động bao thanh toán ...................................................................................6
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hoạt động bao thanh tốn .....................................6
1.1.2. Khía cạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động bao thanh toán ...........................7
1.2. Hợp đồng bao thanh toán ..................................................................................11
1.2.1. Khái niệm hợp đồng bao thanh toán ..............................................................11
1.2.2. Đối tƣợng của hợp đồng bao thanh tốn ........................................................12
1.2.3. Hình thức của hợp đồng bao thanh toán ........................................................14
1.2.4. Nội dung cơ bản của hợp đồng bao thanh toán..............................................17
1.3. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng bao thanh toán .............................18
KẾT LUẬN CHƯ NG ............................................................................................ 20
CHƯ NG

THỰC TI N Ý ẾT THỰC HI N VÀ HƯỚNG HOÀN
THI N Đ I VỚI CÁC VẤN ĐỀ C
ẢN TRONG HỢP ĐỒNG AO THANH
TOÁN ............................................................................................................................ 21
2.1. Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bao thanh toán ......................................21
2.1.1. Quy định của pháp luật về chủ thể, điều kiện chủ thể tham gia quan hệ hợp
đồng bao thanh toán .................................................................................................21
2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chủ thể, điều kiện chủ thể tham gia quan
hệ hợp đồng bao thanh toán .....................................................................................23
2.1.3. Giải pháp liên quan đến chủ thể và tƣ cách chủ thể tham gia quan hệ hợp
đồng bao thanh tốn .................................................................................................25
2.2. Quy trình, thủ tục ký kết hợp đồng bao thanh toán .......................................27
2.2.1. Quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục xác lập và thời điểm có hiệu
lực của giao dịch bao thanh tốn ..............................................................................27
2.2.2. Những vƣớng mắc phát sinh từ thực tiễn thực hiện quy trình, tổ chức ký
kết hợp đồng bao thanh tốn tại các ngân hàng Việt Nam ......................................29
2.2.3. Giải pháp đảm bảo an toàn pháp lý và hiệu quả kinh tế cho quy trình ký
kết hợp đồng bao thanh tốn ....................................................................................30
.3. Nghĩa vụ thông báo và vấn đề chuyển giao/ tiếp nhận hợp đồng cơ sở và
bộ chứng từ ................................................................................................................31
2.3.1. Quy định của pháp luật, tập quán về nghĩa vụ thông báo và vấn đề chuyển
giao/ tiếp nhận hợp đồng cơ sở và bộ chứng từ .......................................................31


2.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến nghĩa vụ thông báo và vấn đề
chuyển giao/ tiếp nhận hợp đồng cơ sở và bộ chứng từ ..........................................34
2.3.3. Kiến nghị và giải pháp liên quan đến nghĩa vụ thông báo và vấn đề chuyển
giao/ tiếp nhận hợp đồng cơ sở và bộ chứng từ .......................................................36
2.4. Quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn ..................................................................38
2.4.1. Quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn và quản trị rủi ro khi ký kết,

thực hiện hợp đồng bao thanh toán ..........................................................................38
2.4.2. Thực tiễn quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn khi ký kết, thực hiện hợp
đồng bao thanh toán của các ngân hàng...................................................................41
2.4.3. Kiến nghị và giải pháp liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro và đảm bảo an
toàn khi ký kết, thực hiện hợp đồng bao thanh toán ................................................43
2.5. Thực hiện quyền yêu cầu thanh tốn, quyền truy địi ....................................45
2.5.1. Quy định của pháp luật, tập quán về việc thực hiện quyền yêu cầu thanh
toán, quyền truy đòi .................................................................................................45
2.5.2. Thực tiễnáp dụng quyền yêu cầu thanh tốn và quyền truy địi của các
ngân hàng .................................................................................................................47
2.5.3. Kiến nghị và giải pháp liên quan đến việc thực hiện quyền u cầu thanh
tốn, quyền truy địi của các ngân hàng ...................................................................48
2.6. Chuyển nhượng hợp đồng bao thanh toán ......................................................50
2.6.1. Quy định của pháp luật, tập quán về việc chuyển nhƣợng hợp đồng bao
thanh toán .................................................................................................................50
2.6.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề chuyển nhƣợng hợp đồng bao thanh
toán của các ngân hàng ............................................................................................50
2.6.3. Đề xuất và giải pháp liên quan đến vấn đề chuyển nhƣợng hợp đồng bao
thanh toán .................................................................................................................51
KẾT LUẬN CHƯ NG ............................................................................................ 53
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 54
DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động bao thanh toán (BTT) đã đƣợc một số quốc gia trên thế giới sử dụng từ
rất sớm và đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, đối với Việt Nam hoạt động này còn khá mới
mẻ và chỉ mới đƣợc áp dụng cách đây không lâu. Nghiệp vụ BTT đƣợc xem là một

cơng cụ hỗ trợ tài chính đắc lực đƣợc áp dụng một cách phổ biến cho cả hoạt động kinh
doanh trong nƣớc cũng nhƣ xuất nhập khẩu. Đây cũng đƣợc đánh giá là một cơng cụ
tài chính tiềm năng đang ngày càng phát triển rộng rãi hơn, đặc biệt đối với các nƣớc
đang phát triển nhƣ Việt Nam.
Trƣớc bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta ngày càng hội nhập và phát triển cộng thêm
với tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, các doanh nghiệp (DN) Việt
Nam đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong việc duy trì doanh số hoạt động và
mở rộng sản xuất kinh doanh. Bởi vì nếu muốn có hợp đồng từ khách hàng để cạnh
tranh với các DN khác thì các DN này thƣờng chấp nhận việc mua bán hàng trả chậm.
Việc này đồng nghĩa với các DN sản xuất kinh doanh đứng trƣớc những nguy cơ rủi ro
về thanh toán, bị ứ đọng vốn trong kinh doanh dẫn đến khả năng quay vịng vốn thấp.
Vốn lại ln là u cầu thƣờng xuyên, cấp thiết đối với các DN.
Nhu cầu về vốn của DN rất đa dạng và các DN thƣờng mong muốn tìm kiếm các
cách thức tài trợ vốn khác nhau cho nhu cầu hoạt động của mình. BTT nhƣ một giải
pháp tối ƣu thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra nhanh
chóng, hiệu quả hơn, giúp các DN thu hút khách hàng bằng phƣơng thức bán hàng trả
chậm mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro cho các bên.
Với những đặc điểm riêng của mình, BTT đã trở thành giải pháp cho vấn đề nợ phát
sinh và tình trạng nợ khó địi và đƣợc xem nhƣ là một sự thay thế hoàn hảo cho các
phƣơng thức tài trợ thƣơng mại khác. Bởi vì nó là kênh huy động vốn nhanh chóng cho
DN, giúp các DN tăng khả năng cạnh tranh và khắc phục đƣợc những hạn chế của các
phƣơng thức thanh toán khác nhất là khi vai trò của các phƣơng thức khác chƣa thực sự
đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn ngay lập tức của các DN. Do đó, BTT ngày càng đƣợc cơng
nhận rộng rãi và việc phát triển hình thức tài trợ thƣơng mại hiện đại và hiệu quả này là
một nhu cầu cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và những lợi ích mà hoạt động BTT mang lại cho
nền kinh tế, Nhà nƣớc cũng đã ban hành một số văn bản liên quan đến hoạt động BTT,
đặc biệt là Quy chế về hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng (TCTD). Tuy nhiên,
những quy định này cịn nhiều hạn chế, chƣa tạo đƣợc khung pháp lý để bảo vệ quyền
và lợi ích của các chủ thể tham gia trong giao dịch BTT. Các chủ thể khi tham gia ký

kết loại hợp đồng này thƣờng gánh chịu những rủi ro nhất định do chƣa có kinh
nghiệm và hiểu biết về nghiệp vụ BTT. Số lƣợng các tổ chức cung cấp dịch vụ BTT
cũng chƣa nhiều và các tổ chức này trong quá trình ký kết hợp đồng BTT thƣờng áp
đặt ý chí chủ quan của mình trong việc áp dụng pháp luật. Tất cả những vấn đề này chủ
yếu xuất phát từ việc chƣa tạo đƣợc một khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ để điều
chỉnh hợp đồng BTT cũng nhƣ để các bên tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng BTT
lấy đó làm chuẩn mực khi ký kết và thực hiện loại hợp đồng này.
Với những lý do nhƣ vậy, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BTT là một nhu
cầu cần thiết và cấp bách. Trƣớc tình trạng đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Chế độ
1


pháp lý về hợp đồng bao thanh tốn” làm khóa luận tốt nghiệp.Với cơng trình nghiên
cứu này, tác giả hy vọng sẽ phần nào đóng góp thêm vào các cơng trình nghiên cứu
chung về nghiệp vụ BTT ở Việt Nam với mong muốn hoàn thiện hơn chế độ pháp lý về
hợp đồng BTT và hy vọng giúp các DN, tổ chức cũng nhƣ các nhà cung cấp nghiệp vụ
BTT ngày càng nâng cao hiệu quả ký kết, thực hiện loại hợp đồng này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động BTT còn khá mới mẻ và chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi tại Việt Nam nên
cơng trình nghiên cứu về vấn đề này chƣa nhiều. Qua tìm hiểu từ nhiều nguồn thơng tin
khác nhau thì có một số tác giả đã đề cập đến nghiệp vụ BTT. Trong đó:
Ở cấp độ cử nhân, số lƣợng các khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về hoạt động
BTT cũng không nhiều. Đa phần các khóa luận này thƣờng viết về hoạt động BTT nói
chung, phản ánh đƣợc một vài khía cạnh của nghiệp vụ BTT và chƣa tập trung vào
mảng hợp đồng BTT. Liên quan đến hoạt động BTT có các khóa luận nhƣ “Một số vấn
đề pháp lý về hoạt động bao thanh tốn của tổ chức tín dụng” của tác giả Bùi Thị
Hằng Nga1, “Thực trạng áp dụng pháp luật bao thanh tốn và định hướng hồn thiện”
của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Ninh2, “Bao thanh toán trong mua bán hàng hoá quốc tế”
của tác giả Lê Thị Tĩnh3, “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng Việt
Nam” của tác giả Võ Thị Bích Phƣợng4, “Pháp luật về hoạt động bao thanh tốn” của

tác giả Bùi Diệu Thanh5,...Trong đó, khóa luận tốt nghiệp “Hợp đồng bao thanh tốn –
một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trƣơng Thị Thu Nở6 là nghiên cứu tập
trung vào các vấn đề liên quan đến hợp đồng BTT nhƣng vào thời điểm năm 2005 lúc
Quy chế về hoạt động BTT ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN
của Ngân hàng Nhà nƣớc(NHNN) ra đời chƣa lâu nên chỉ nghiên cứu sơ lƣợc một vài
khía cạnh pháp lý liên quan đến hợp đồng BTT.
Ở cấp độ Thạc sĩ có luận văn “Pháp luật về bao thanh toán và thực tiễn áp dụng
hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” của tác
giả Lê Thị Hòa7, luận văn “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) tại Việt
Nam” của tác giả Phạm Xuân Hùng8, luận văn “Giải pháp mở rộng hoạt động bao
thanh toán nội địa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” của tác giả Nguyễn

1

Bùi Thị Hằng Nga (2005), Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, Khóa luận
tốt nghiệp cử nhân Luật - Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
2
Nguyễn Thị Cẩm Ninh (2006), Thực trạng áp dụng pháp luật bao thanh tốn và định hướng hồn thiện,
Khóaluận tốt nghiệp cử nhân Luật - Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
3
Lê Thị Tĩnh (2009), Bao thanh toán trong mua bán hàng hố quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
4
Võ Thị Bích Phƣợng (2008), Phát triển nghiệp vụ bao thanh tốn tại Ngân hàng Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp
- Trƣờng Đại học Kỹ Thuật Cơng Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
5
Bùi Diệu Thanh (2012), Pháp luật về hoạt động bao thanh tốn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật - Trƣờng
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
6
Trƣơng Thị Thu Nở (2005), Hợp đồng bao thanh toán – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp
cử nhân Luật - Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

7
Lê Thị Hịa (2008), Pháp luật về bao thanh tốn và thực tiễn áp dụng hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học - Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
8
Phạm Xuân Hùng (2007), Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh
tế - Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

2


Văn Huy9; luận văn “Phát triển sản phẩm bao thanh tốn tại Ngân hàng Cơng Thương
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền10,...Các luận văn nàycũng nghiên cứu lý
luận chung về hoạt động BTT vàphân tích chủ yếu vào thực tiễn ứng dụng BTT tại một
số ngân hàng (NH) cụ thể để từ đó đƣa ra giải pháp hồn thiện, nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật, mở rộng phát triển hoạt động BTT tại các NH này cũng nhƣ cho
nền kinh tế tại Việt Nam.
Ngồi ra, cịn có các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết trên các tạp chí, báo
chuyên ngành, hội thảo,…Ví dụ nhƣ “Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bao thanh
tốn của tổ chức tín dụng” của tác giả Nguyễn Thanh Tú11, bài viết “Bao thanh toán –
Factoring Một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam” năm 2006 của tác giả PGS.TS
Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Thùy Linh12, bài viết “Bao thanh tốn - Một dịch vụ tài
chính đầy triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân
Trƣờng13, “Bao thanh toán và phương pháp hạch toán” của tác giả Nguyễn Trung
Lập14, “Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Hứa Thị Diễm Thúy15,…Các bài viết này
thƣờng tập trung vào một số khía cạnh cơ bản của hoạt động BTT nhƣng cũng chƣa hệ
thống đƣợc một cách toàn diện, đầy đủ và chi tiết về hoạt động BTT tại Việt Nam.
Nhìn chung, các bài viết, các nghiên cứu từ trƣớc đến nay đều phân tích về hoạt
động BTT nói chung, chủ yếu phản ánh một vài khía cạnh của hoạt động này và thực
tiễn áp dụng tại một số NH cụ thể chứ chƣa có sự phân tích chi tiết, đi sâu vào các vấn

đề pháp lý liên quan đến hợp đồng BTT. Hơn nữa, một số bài viết, bài nghiên cứu đƣợc
thực hiện tại thời điểm cách đây khá lâu nên tính mới của nó cũng khơng cịn phù hợp.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khóa luận sẽ tập trung xem xét, phân tích các nội dung liên quan đến chế độ pháp
lý về hợp đồng BTT, bao gồm:
- Khái niệm và bản chất pháp lý, kinh tế của nghiệp vụ BTT và hợp đồng BTT;
quy trình, thủ tục xác lập, chấm dứt hợp đồng BTT; hình thức và các điều khoản cơ bản
của hợp đồng BTT; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng
BTT;
- Thực tiễn áp dụng pháp luật và các tập quán thƣơng mại trong quá trình ký kết,
thực hiện hợp đồng BTT tại các NH Việt Nam.
Với thời gian nghiên cứu có hạn và BTT là hoạt động còn khá mới mẻ ở Việt
Nam nên phạm vi nghiên cứu của khóa luận này giới hạn trong phạm vi sau:
9

Nguyễn Văn Huy (2009), Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
10
Nguyễn Thị Thu Hiền (2007), Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
11
Nguyễn Thanh Tú (2004), “Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bao thanh tốn của tổ chức tín dụng”, Tạp chí
Khoa học pháp lý số 6/2004, trang 12-17.
12
PGS.TS Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Thùy Linh (2006), “Bao thanh tốn – Factoring Một hình thức tín dụng
mới tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế số 187/2006.
13
Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), “Bao thanh toán - Một dịch vụ tài chính đầy triển vọng cho các doanh nghiệp
Việt Nam”,Tạp chí Ngân hàng số 7 năm 2006.
14

Nguyễn Trung Lập (2007), “Bao thanh tốn và phƣơng pháp hạch tốn”,Tạp chí kế tốn năm 2007.
15
Hứa Thị Diễm Thúy (2008),“Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán của các ngân hàng thƣơng mại trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng”, Tuyển tập báo cáo “Hội sinh viên nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6, Đại học Đà Nẵng.

3


- Chỉ phân tích, khảo sát các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về BTT.
Các điều ƣớc quốc tế, tập quán, thông lệ thƣơng mại và pháp luật nƣớc ngồi nếu đƣợc
đề cập trong khóa luận này chỉ để so sánh, tham khảo;
- Các giao dịch BTT thông thƣờng đi kèm các hợp đồng ngoại thƣơng, chủ thể
tham gia quan hệ BTT không giới hạn trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên phạm vi khảo
sát của khóa luận này là các hợp đồng BTT, theo đó, các NH Việt Nam tham gia với tƣ
cách là bên cung cấp dịch vụ BTT.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm mục đích khai thác và làm rõ hơn các vấn đề pháp lý về hợp
đồng BTT, thực tiễn việc thực hiện, ký kết hợp đồng BTT ở một sốNH hiện nay. Từ đó
đánh giá đƣợc những hạn chế, bất cập còn tồn tại và đƣa ra đƣợc một số giải pháp,
hƣớng hoàn thiện hơn về mặt pháp lý cũng nhƣ về mặt quản trị đối với các NH trong
quá trình thực hiện, ký kết hợp đồng BTT. Xuất phát từ mục đích nhƣ vậy, đề tài tập
trung hƣớng đến:
- Đƣa ra cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế, tập quán
quốc tế liên quan đến một số vấn đề cơ bản trong hợp đồng BTT, phân tích những quy
định này dƣới góc độ lý luận cũng nhƣ việc áp dụng các quy định này trong quá trình
ký kết, thực hiện hợp đồng trong thực tiễn trên cơ sở tổng hợp, có so sánh, đối chiếu
giữa luật pháp, thông lệ, tập quán quốc tế với pháp luật quốc gia để hoàn thiện hơn
pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
- Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu thực tiễn tình hình ký kết thực hiện hợp đồng
BTT tại một số ngân hàng thƣơng mại (NHTM), chỉ ra một số bất cập, hạn chế còn tồn

tại, những khó khăn, vƣớng mắc trong q trình áp dụng pháp luật vào việc ký kết,
thực hiện hợp đồng BTT, đồng thời đánh giá đƣợc những quy định còn mâu thuẫn cũng
nhƣ chƣa phù hợp với pháp luật, thông lệ, tập quán quốc tế. Từ đó góp phần đƣa ra
đƣợc hƣớng khắc phục, giải quyết những vấn đề còn tồn tại, góp phần xây dựng, hồn
thiện pháp luật về hợp đồng BTT.
- Đề xuất giải pháp hỗ trợ các bên tham gia hợp đồng BTTphòng tránh những rủi
ro, hạn chế tranh chấp trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng BTTvà giúp các tổ
chức cung ứng dịch vụ BTT sẽ xây dựng những quy định nội bộ phù hợp hơn với quy
định của pháp luật, quy mô tổ chức và tình hình hoạt động của tổ chức mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đối với đề tài này thì khóa luận sử dụng các
phƣơng pháp:
- Phân tích tổng hợp lý thuyết về hoạt động BTT và hợp đồng BTT để hiểu rõ bản
chất, đặc điểm cơ bản của nó;
- Thu thập số liệu, tìm hiểu các vụ việc có liên quan trên thực tế, sử dụng phƣơng
pháp phân tích - so sánh để từ đó đƣa ra những nhận định và kết luận phù hợp;
- Tổng kết thực tiễn kết hợp với lý luận và đƣa ra những giải pháp, kiến nghị cụ
thể.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Với mục đích nghiên cứu đã đặt ra thì việc nghiên cứu đề tài hứa hẹn sẽ mang lại
ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng nhƣ:
4


- Góp phần xây dựng và hồn thiện pháp luật liên quan đến hợp đồng bao thanh
tốn, đảm bảo tính thống nhất, phù hợp hơn với thông lệ, tập quán quốc tế và pháp luật
của một số quốc gia có hoạt động BTT phát triển, nhất là trong quá trình hội nhập ngày
càng sâu rộng;
- Nội dung nghiên cứu của đề tài mang lại ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng pháp
luật, giúp các bên tham gia quan hệ hợp đồng bao thanh toán nắm vững những vấn đề

cơ bản, những lƣu ý cần thiết và giải quyết những bất cập trong quá trình ký kết, thực
hiện hợp đồng BTT nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia vào quan hệ hợp
đồng BTT, hạn chế rủi ro hoặc các tranh chấp có thể xảy ra khi thực hiện loại hợp đồng
này;
- Đề tài sẽ là nguồn tài liệu, nguồn thơng tin cần thiết có giá trị tham khảo cho
những chủ thể quan tâm nhằm hƣớng đến việc nâng cao hiệu quả ký kết, thực hiện hợp
đồng BTT.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung khóa luận đƣợc chia thành hai chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về hoạt động bao thanh toán và hợp đồng bao thanh toán.
Chƣơng 2: Thực tiễn ký kết, thực hiện và hƣớng hoàn thiện đối với các vấn đề cơ
bản trong hợp đồng bao thanh toán.

5


CHƯ NG

HÁI Q ÁT VỀ HOẠT ĐỘNG AO THANH TOÁN VÀ
HỢP ĐỒNG AO THANH TỐN
1.1. Hoạt động bao thanh tốn
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hoạt động bao thanh toán
Hoạt động bao thanh toán đã tồn tại lâu đời và đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều
nƣớc trên thế giới.Các khái niệm về hoạt động BTT phát triển theo thời gian và trở nên
phổ biến rộng rãi trong nhiều thập niên qua. BTT liên quan đến khá nhiều khía cạnh
của hoạt động kinh doanh với nhiều mục đích khác nhau.Trong khi đó, mỗi quốc gia có
thị trƣờng, luật lệ riêng, tập quán thƣơng mại, nhu cầu tài chính, kinh doanh khác nhau
nên từ đó cũng tạo ra nhiều cách hiểu, nhiều khái niệm về hoạt động BTT.
Theo Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế FCI (Factors Chain International), BTT là

một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phịng ngừa rủi ro tín
dụng, theo dõi cơng nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị BTT và người
bán, trong đó đơn vị BTT sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là khơng
truy địi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu
người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị BTT sẽ
thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác
nhau thì dịch vụ này được gọi là BTT quốc tế16.
BTT còn đƣợc xem là một giao dịch liên quan đến ba bên. Theo đó, bên khách
hàng của đơn vị BTT sẽ bán các khoản phải thu (KPT) mà một bên thứ ba (con nợ)
phải trả cho mình cho đơn vị BTT, KPT này phát sinh từ việc mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ giữa khách hàng của đơn vị BTT là bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ
và con nợ là bên mua. Đổi lại, đơn vị BTT sẽ nhận đƣợc một khoản hoa hồng hay phí
chiết khấu (discount fee). Tùy thuộc vào hình thức BTT mà các bên lựa chọn, đơn vị
BTT có thể tài trợ cho khách hàng của mình bằng cách trả trƣớc một khoản tiền mặt
cho khách hàng vào ngày nhận chuyển nhƣợng các KPT17.
Điều 2, Quy chế về hoạt động BTT ban hành kèm theo Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 06/09/2004 đƣợc sửa đổi, bổ sung
bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/10/2008 cũng có đƣa ra khái
niệm về hoạt động BTT: “BTT là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụngcho
bên bán hàng hố, cung ứng dịch vụ thông qua việc mua lại các KPT phát sinh từ việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và
bên mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ”.
Khoản 17, Điều 4, Luật Các TCTD2010 đƣa ra khái niệm về hoạt động BTT có
khác so với khái niệm về hoạt động BTT đƣợc quy định trong Quy chế về hoạt động
BTT: “BTT là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua
việc mua lại có bảo lưu quyền truy địi các KPT hoặc các khoản phải trả phát sinh từ
việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ”. Khái niệm BTTtheo Luật Các TCTD 2010 cũng xem BTT là một hình
thức cấp tín dụng và gắn với hình thức BTT có truy địi.

16

(truy cập vào lúc 10h ngày 20/6/2014)
David B. Tatge and Jeremy B. Tatge (2012), “Fundamentals of Factoring”, Practical Law The Journal, pp. 5765.
17

6


Điểm khác biệt giữa định nghĩa về BTT của Luật Các TCTD 2010so với Quy chế
về hoạt động BTT là đối tƣợng đƣợc BTT đƣợc mở rộng hơn không chỉ bao gồm các
KPT mà cịn bao gồm ln các khoản phải trả phát sinh từ việc mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Thực chất đó là
việc mua lại nghĩa vụ nợ của ngƣời mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ18. Hiện nay, ngoài
định nghĩa về BTT của Luật Các TCTD 2010 thì vẫn chƣa có các quy định chi tiết về
BTT đối với khoản phải trảcủa bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ, nên phần trình bày
trong đề tài chủ yếu dựa trên hoạt động BTT đối với các KPT.
Nhƣ vậy có rất nhiều định nghĩa về hoạt động BTT. Tuy nhiên, theo quy định
trong pháp luật về BTT của nƣớc ta thì bản chất của BTT là việc cấp tín dụng cho bên
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi là bên bán hàng19) trong ngắn hạn nhằm
tăng khả năng sản xuất kinh doanh, phòng ngừa rủi ro cho bên bán hàng. Đơn vị BTT
tiến hành cấp tín dụng cho bên bán phải tiến hành mua lại các KPT từ bên bán và ứng
trƣớc cho bên bán một khoản tiền, sau đó sẽ thay mặt bên bán địi bên mua hàng hóa,
sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là bên mua hàng20) trả lại cho mình khoản tiền mà bên
mua hàng đã thỏa thuận trả cho bên bán trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ đã ký kết giữa bên bán và bên mua. Chênh lệch giữa số tiền đơn vị
BTTthu đƣợc từ bên mua và số tiền ứng trƣớc mà bên bán nhận đƣợc từ đơn vị BTT
khi mua KPT là lãi cấp tín dụng mà đơn vị BTT nhận đƣợc từ hoạt động BTT.
Tóm lại, thơng qua các khái niệm, ta có thể hiểu BTT là hình thức tài trợ vốn của
các đơn vị BTT thông qua việc mua lại các KPT xuất phát từ hợp đồng mua bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, giữa khái niệm hoạt động BTT theo pháp luật nƣớc
ta với khái niệm trong văn bản pháp luật quốc tế thì có sự khác biệt vì bản chất của
BTT theo văn bản pháp luật quốc tế là một giao dịch thƣơng mại thể hiện ở việc mua
lại các KPT còn theo pháp luật của nƣớc ta thì nó là một giao dịch tài chính thể hiện
dƣới hình thức cấp tín dụng. Hoạt động BTT theo quy định pháp luật nƣớc ta bắt buộc
gắn với chức năng tài trợ tín dụng và không xem các dịch vụ khác nhƣ thu hộ, quản lý
sổ sách kế toán, bảo hiểm rủi ro,…là một chức năng độc lập trong BTT21. Tuy nhiên,
khái niệm BTT theo văn bản pháp luật quốc tế xem các dịch vụ này là chức năng khác
của tổ chức thực hiện BTT ngoài việc mua lại các KPT phát sinh từ hợp đồng mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
1.1.2. Khía cạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động bao thanh tốn
Về mặt pháp lý, BTT là một hình thức cấp tín dụng thơng qua việc mua bán các
KPT. Theo Khoản 14, Điều 4, Luật Các TCTD 2010 thì “Cấp tín dụng” là việc thỏa
thuận giữa TCTD và khách hàng là tổ chức, cá nhân để tổ chức, cá nhân này sử dụng
một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn
trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, BTT, bảo lãnh NH và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
18

Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB Công an nhân dân, trang 262.
Từ đây trở về sau nếu trong khóa luận có sử dụng “bên bán hàng” hay “bên bán” thì đều đƣợc hiểu là bên bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
20
Từ đây trở về sau nếu trong khóa luận có sử dụng “bên mua hàng” hay “bên mua” thì đều đƣợc hiểu là bên mua
hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
21
Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB Công an nhân dân, trang 255-256.
19

7



Xét về khía cạnh kinh tế - tài chính, BTT là:
- Một cơng cụ tài chính, mà ở đó bao gồm việc chuyển giao KPT từ bên bán hàng
cho một tổ chức tài chính chuyên nghiệp thƣờng là các NH hay cơng ty BTT độc lập.
Dƣới khía cạnh kế tốn thì khi xuất hàng bán cho khách hàng nhƣng DN chƣa nhận
đƣợc tiền hàng thì khoản tiền này đƣợc ghi vào tài khoản phải thu của khách hàng
vàBTT là dịch vụ mua các khoản tiền nằm trong tài khoản nói trên22.
- Nghiệp vụ BTT chính là hình thức tài trợ tín dụng choDN là bên bán bằng cách
mua lại những khoản thanh toán chƣa đến hạn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Đơn vị BTT thực hiện tài trợ tín dụng cho DN thông
qua việc ứng trƣớc một khoản tiền cho DN dựa trên giá trị KPT phát sinh từ hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. BTT là cách thức hiệu quả để tài trợ vốn lƣu
động cho cácDN. Các DN có thể tận dụng lợi thế của BTT để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu
động của mình một cách nhanh chóng thay vì phải chờ đến hạn thanh tốn trong hợp
đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mới đƣợc bên mua thanh toán.
- BTT mang đặc điểm của hoạt động mua, bán nợ. Đối với hoạt động BTT thì bên
bán hàng đƣợc chuyển nhƣợng một phần hoặc toàn bộ các KPT xuất phát từ hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho đơn vị BTT và tham gia vào quan hệ này bao
gồm bên bán, đơn vị BTT và bên mua hàng. Còn đối với hoạt động mua, bán nợ thì
bên bán nợ là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật Các TCTD, tổ chức có
nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc TCTD, TCTD nƣớc ngoài sở hữu
khoản nợ sẽ đƣợc phép chuyển giao quyền chủ sở hữu đối với khoản nợ và nhận thanh
toán từ bên mua nợ là các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngồi có nhu cầu mua
khoản nợ đó23. Theo đó, khi bên bán nợ chuyển nhƣợng khoản nợ thì các nghĩa vụ của
con nợ đối với khoản nợ cũng đƣợc chuyển giao từ bên bán nợ sang cho bên mua nợ.
Các khoản nợ có thể đƣợc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ cho bên mua nợ.Các bên
liên quan đến quan hệ mua bán nợ cũng bao gồm ba bên là bên bán nợ, bên mua nợ và
con nợ.
Tuy nhiên, theo Quy chế về hoạt động BTT ban hành kèm theo Quyết định số

1096/2004/QĐ-NHNN đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN
và theo Luật Các TCTD 2010, BTT đƣợc xem là một hình thức cấp tín dụng thơng qua
việc mua lại các KPT đã tạo nên sự không rõ ràng. Nếu xem BTT chỉ là hình thức cấp
tín dụng thơng thƣờng thì khoản ứng trƣớc cho bên bán hàng chỉ đơn thuần là khoản
cho vay, còn KPT vẫn là tài sản thuộc sở hữu của bên bán và BTT giống nhƣ cho vay
dựa trên tài sản đảm bảo là KPT. Trong khi đó, bản chất của hoạt động BTT khác với
hình thức cấp tín dụng cho vay. Theo đó, khoản tiền ứng trƣớc cho bên bán không phải
là khoản cho vay và KPT sẽ đƣợc chuyển giao quyền thu cho đơn vị BTT, đơn vị BTT
sẽ thực hiện thu nợ với vai trò là chủ nợ của KPT. Khi đó quyền sở hữu KPT khơng
cịn thuộc về bên bán mà thuộc về đơn vị BTT24. Đơn vị BTT khi nhận đƣợc tiền từ
phía bên mua hàng thì khoản tiền đó sẽ thuộc sở hữu của đơn vị BTT sau khi tất toán
22

(truy cập vào lúc 15h ngày 3/7/2014)
Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng của
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.
24
Bùi Diệu Thanh (2012), Pháp luật về hoạt động bao thanh tốn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật - Trƣờng
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, trang 28.
23

8


các khoản còn lại với bên bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Lúc này,
đơn vị BTT mới thực sự là chủ sở hữu đối với khoản tiền thu đƣợc từ việc nhận chuyển
nhƣợng các KPT.
BTT khác với hoạt động cho vay ở các nội dung sau:
Một là về mặt chủ thể, hoạt động BTT liên quan tới ba bên gồm đơn vị BTT, bên
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là các tổ chức kinh tế và bên mua hàng hóa, sử dụng

dịch vụ là bên có nghĩa vụ thanh tốn.Cịn đối với hoạt động cho vay thì chủ thể bao
gồm TCTD là bên cho vay và bên đi vay có thể là tổ chức cũng có thể là cá nhân, trong
đó bên đi vay là bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay.
Hai là về cơ sở để thực hiện cấp tín dụng thì thơng thƣờng trong hoạt động cho
vay, bên đi vay có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. Theo đó TCTD sẽ xem xét, đánh giá đến tính khả thi của các dự
án đầu tƣ phát triển để xem xét cho vay còn đối với hoạt động BTT thƣờng đánh giá
dựa trên khả năng thu hồi đƣợc KPT từ phía bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Ba là BTT là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của TCTD.Thơng thƣờng những
KPT có thời hạn khơng q 180 ngày mới đƣợc thực hiện BTT.Còn đối với hoạt động
cho vay thì có thể dƣới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Bốn là trong hoạt động BTT, nếu là BTT khơng có quyền truy địi thì đơn vị BTT
chịu rủi ro từ việc không trả đƣợc nợ hoặc mất khả năng thanh toán của bên mua hàng.
Ngƣợc lại với cho vay thông thƣờng là trong trƣờng hợp đến hạn phải thanh tốn cho
TCTD thì bên đi vay bắt buộc phải hoàn trả vốn vay cho TCTD hoặc nếu không TCTD
sẽ áp dụng các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi vốn tín dụng đã cấp và
bên đi vay hoàn toàn chịu rủi ro về việc không trả đƣợc nợ.
Năm là trong hoạt động cho vay, lợi nhuận mà TCTD nhận đƣợc thƣờng đƣợc
tính dựa trên lãi suất quy định trên tổng số tiền mà TCTD cho vay. Đối với hoạt động
BTT, lợi nhuận mà đơn vị BTT nhận đƣợc là chênh lệch giữa số tiền đơn vị BTTthu
đƣợc từ bên mua và số tiền ứng trƣớc mà bên bán nhận đƣợc từ đơn vị BTT khi mua
KPT. Ngồi ra, đơn vị BTT cịn có thể yêu cầu bên bán phải nộp thêm các khoản phí
khác khi phải thực hiện BTT kèm theo các dịch vụ khác mà đơn vị BTT cung cấp.
Nhƣ vậy, BTT có những điểm khác biệt so với hoạt động cho vay theo các nội
dung đã đề cập. Việc phân biệt sẽ làm rõ hơn đƣợc đặc điểm, bản chất của BTT so với
hoạt động cho vay trong mối tƣơng quan giữa các đặc điểm của hai hình thức cấp tín
dụng này.
Mặc dù BTT và chiết khấu hối phiếu giống nhau ở chỗ đều là cách thức tài trợ
vốn cho khách hàng, khi khách hàng xuất trình giấy tờ và các chứng từ liên quan đến
các KPT hoặc hối phiếu thì phía bên cấp tín dụng sẽ xem xét và cấp cho bên khách

hàng một khoản tiền. Cả hai nghiệp vụ đều cho phép bên bán nhận đƣợc tiền trƣớc khi
các KPT này đến hạn. Tuy nhiên, BTT có những điểm khác với chiết khấu hối phiếu
thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, về đối tƣợng của nghiệp vụ, vớichiết khấu hối phiếu thì NH sẽ cấp tín
dụng cho khách hàng dƣới hình thức mua lại các hối phiếu trƣớc khi đến hạn thanh
tốn cịn BTT là một hình thức cấp tín dụng thơng qua việc mua lại các KPT là khoản
tiền bên bán hàng đƣợc phép thu từ hợp đồng mua bán nhƣng bên mua chƣa đến hạn
phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
9


Thứ hai, về chủ thể tham gia các hoạt động thì chiết khấu hối phiếu bao gồm bên
khách hàng yêu cầu chiết khấu và bên cấp tín dụng là TCTD đƣợc phép thực hiện hoạt
động chiết khấu hối phiếu. Trong khi đó, BTT khơng chỉ liên quan đến hai bên là bên
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đơn vị BTT mà cịn có cả bên mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ là bên có nghĩa vụ thanh tốn.
Thứ ba, về mức độ liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
thì BTT liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đƣợc bên mua và bên bán
thỏa thuận cịn hối phiếu khơng liên quan đến hợp đồng thƣơng mại, trên hối phiếu
cũng khơng nêu rõ ngun nhân mà bên thanh tốn phải trả tiền cho bên đƣợc thanh
toán.
Thứ tƣ, khi tham gia vào quy trình BTT thì bên bán có nghĩa vụ thông báo cho
bên mua biết về việc chuyển nhƣợng KPT cho đơn vị BTT để bên mua thực hiện việc
thanh toán trực tiếp cho đơn vị BTT.Đối với chiết khấu hối phiếu thì ngƣời ký phát sẽ
khơng đƣợc thơng báo về sự chuyển nhƣợng hối phiếu cho một bên nhận chuyển
nhƣợng khác.
Thứ năm, bên cấp tín dụng khi thực hiện chiết khấu hối phiếu cũng không cung
cấp cho khách hàng các dịch vụ kèm theo nhƣ thu nợ hộ, quản lý sổ sách, kế tốn, bảo
hiểm rủi ro khơng thanh tốn,…Trong khi đó bên cấp tín dụng khi thực hiện BTT có
cung cấp các dịch vụ này. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản của BTT so với hình

thức cấp tín dụng thơng thƣờng.
Nhƣ vậy, các hình thức cấp tín dụng tuy có sự tƣơng đồng nhƣng chúng vẫn có
những điểm khác biệt để phân biệt với nhau.Việc phân biệt này sẽ làm rõ hơn đặc điểm
và bản chất của BTT với các hình thức cấp tín dụng khác, giúp các bên khi tham gia
vào các hình thức cấp tín dụng này sẽ có thể dễ dàng hơn khi lựa chọn hình thức phù
hợp với nhu cầu và mục đích của mình trong sự so sánh với các hình thức khác.
Đối với đơn vị BTT, BTT là một dịch vụ đƣợc cung cấp cho khách hàng nhằm
tìm kiếm lợi nhuận. Một đơn vị BTT là ngƣời mua các KPT với mức giá chiết khấu và
tạo ra lợi nhuận bằng cách thu hồi nó từ bên có nghĩa vụ. Một bên bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ bán các KPT của nó tại mức giá chiết khấu khi nó tính tốn rằng chi phí bỏ
ra để đƣợc BTT sẽ nhỏ hơn lợi ích mà nó có đƣợc nguồn vốn nhanh chóng để đáp ứng
nhu cầu hiện tại hoặc thúc đẩy tăng trƣởng, mở rộng hoạt động của mình.
Nhƣ vậy, BTT là phƣơng thức tài trợ vốn cho bên có nhu cầu thƣờng là các DN
thông qua việc bán các KPT thuộc sở hữu của các DN này cho đơn vị BTT. BTT cũng
là một sự lựa chọn thay thế cho các hình thức tài trợ truyền thống để cải thiện dòng tiền
của DN nhất là đối với các DN vừa và nhỏ, giúp cung ứng nguồn vốn lƣu động cho các
DN sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế để tiếp tục mở rộng, phát triển hoạt động
kinh doanh.
BTT mang một số đặc điểm tƣơng đồng với các hình thức cấp tín dụng khác
nhƣng nó cũng có những điểm riêng biệt để phân biệt với chúng.BTT cung cấp khoản
ứng trƣớc dựa trên các KPT và đơn vị BTT chủ yếu đánh giá vào khả năng thu hồi
đƣợc KPT từ bên có nghĩa vụ và tính phù hợp của các KPT đƣợc chuyển nhƣợng khi
thực hiện BTT. BTT mang nhiều lợi ích và đƣợc sử dụng bởi nhiều quốc gia trong thực
tiễn thƣơng mại.BTT có khả năng trở thành cơng cụ đắc lực cho các bên tham gia quan
10


hệ BTT và sẽ phát triển mạnh trong tƣơng lai, góp phần thúc đẩy thƣơng mại trong
nƣớc cũng nhƣ quốc tế phát triển.
1.2. Hợp đồng bao thanh toán

1.2.1. Khái niệm hợp đồng bao thanh toán
Hợp đồng BTT là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ và đơn vị BTT mà theo đó bên bán hàng chuyển giao cho đơn vị BTT các KPT hiện
hành và/ hoặc các KPT trong tƣơng lai phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hoá,
dịch vụ giữa bên bán hàng đó và khách hàng của nó (con nợ).
Cơng ƣớc UNIDROIT có quy định về hợp đồng BTT nhƣ sau25: Theo mục tiêu
của Công ƣớc này, “Hợp đồng bao thanh tốn” có nghĩa là một hợp đồng giữa một bên
là bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ và một bên khác là đơn vịBTT mà theo đó:
(a) Ngƣời cung cấp có thể hoặc sẽ chuyển nhƣợng cho đơn vị BTT khoản phải
thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên cung cấp và khách hàng của nó
(con nợ), trừ những hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ để sử dụng cho mục đích tiêu
dùng cá nhân hay hộ gia đình.
(b) Đơn vị BTT phải thực hiện ít nhất hai trong số những chức năng sau: tài trợ
cho ngƣời cung cấp, bao gồm cả việc cho vay hay trả trƣớc; thực hiện các hoạt động kế
toán, sổ sách liên quan đến KPT; thu tiền từ các KPT; có các biện pháp bảo vệ trƣớc
trƣờng hợp mất khả năng thanh tốn từ phía ngƣời mua (con nợ).
(c) Thông báo chuyển nhƣợng KPT cho ngƣời mua biết.
Theo Những qui định chung về BTT quốc tế GRIF (General Rules For
International Factoring) của Hiệp hội BTT quốc tế - FCI (Factors Chain
International)26ấn bản tháng 7 năm 2013 thì: “Hợp đồng BTT có nghĩa là một hợp đồng
mà theo đó nhà cung cấp có thể hoặc sẽ chuyển nhượng KPT (hay một phần các KPT)
cho đơn vị BTT, có thể vì mục đích tài trợ hoặc khơng, nhưng ít nhất phải thực hiện
một trong các chức năng sau: thực hiện hoạt động kế toán, sổ sách đối với KPT; thu
nợ các KPT; bảo vệ chống lại các khoản nợ xấu”.
Pháp luật Việt Nam quy định về hợp đồng BTT trong Quy chế về hoạt động BTT
ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi
Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN: “Hợp đồng BTT là văn bản thoả thuận giữa đơn vị
BTT và bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ về việc mua lại các KPT phù hợp với các
quy định của pháp luật”.
Nhƣ vậy, qua các khái niệm thì nhìn chung hợp đồng BTT là thỏa thuận giữa đơn

vị BTT đƣợc xem nhƣ là ngƣời mua các KPT và khách hàng của nó nhƣ là ngƣời bán
KPT đó. Khi thực hiện hoạt động BTT sẽ tồn tại hai hợp đồng là hợp đồng mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên bán và bên mua và hợp đồng BTT giữa bên bán
và đơn vị BTT vì KPT trong hợp đồng BTT xuất phát từ hợp đồng mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ. Hợp đồng BTT cịn có thể đƣợc gọi là hợp đồng mua bán KPT và nó
đƣợc xem là cơ sở quan trọng ghi nhận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ của các bên.
25

Khoản 2, Điều 1,Chƣơng I Công ƣớc về bao thanh toán quốc tế UNIDROIT 1988 (Unidroit Convention on
International Factoring – Ottawa, 28 May 1988).
26
Article 1,FCI General Rules For International Factoring (Printed July 2013).

11


Trong hợp đồng BTT, bên bán hàng sẽ cam kết nhƣợng lại các KPT cho đơn vị
BTT, không nhất thiết vì mục đích để đƣợc tài trợ, thêm vào đó bên bán hàng có thể
lựa chọn việc sử dụng một hay nhiều dịch vụ trong gói dịch vụ đƣợc cung cấp bởi đơn
vị BTT. Đơn vị BTT theo hợp đồng sẽ thực hiện chức năng của nó nhƣ theo dõi KPT,
thu hộ các KPT, bảo hiểm rủi ro trong trƣờng hợp mất khả năng thanh tốn từ phía con
nợ và có thể thực hiện các dịch vụ khác đi kèm nhƣ xếp hạng hạn mức tín dụng, cung
cấp thơng tin liên quan về tài chính thƣơng mại để hỗ trợ khách hàng, tƣ vấn cho khách
hàng nhằm duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng,…
1.2.2. Đối tượng của hợp đồng bao thanh toán
Các bên trong quan hệ hợp đồng đƣợc tự do thỏa thuận, bình đẳng và thiện chí
trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Tuỳ theo từng loại hợp đồng mà các bên có thể
thoả thuận về đối tƣợng của hợp đồng có thể là tài sản phải giao, công việc phải làm
hoặc không đƣợc làm.

Theo Quy chế về hoạt động BTTban hành kèm theo Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN
thì đối tƣợng của hợp đồng BTT là KPT phát sinh từ việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ theo thoả thuận giữa bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng
hóa, sử dụng dịch vụ tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Không phải
mọi KPT đều đƣơng nhiên trở thành đối tƣợng của quan hệ pháp luật hợp đồng BTT
mà nó chỉ trở thành đối tƣợng của quan hệ này khi các KPT thỏa các quy định của pháp
luật và khi nó đƣợc đề cập đến trong hợp đồng BTT giữa bên bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ và đơn vị BTT.
Các KPT không đƣợc BTT đƣợc quy định rõ tại Điều 19 Quy chế về hoạt động
BTT. Theo đó, các KPTphát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
phải hợp pháp để đảm bảo việc chuyển nhƣợng các KPT là có căn cứ pháp luật, hạn
chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các KPT phát sinh từ hợp đồng mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm hoặc từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp
pháp hoặc giao dịch có tranh chấp sẽ không thuộc đối tƣợng của BTT.Thông thƣờng
các KPT đƣợc BTT là KPT có thời hạn thanh tốn cịn lại khơng q 180 ngày do mục
đích của hoạt động BTT là tài trợ vốn lƣu động cho bên đƣợc BTT. Đơn vị BTT chỉ
thực hiện BTT cho các khoản nợ ngắn hạn nhằm hạn chế khả năng rủi ro khơng thanh
tốn đƣợc và đảm bảo khả năng sử dụng vốn lƣu động tốt của bên đƣợc BTT.
Việc giới hạn đối tƣợng của hợp đồng BTT chỉ là các KPT phát sinh từ hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và không thuộc các điều cấm của pháp luật nhằm
hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn cho các chủ thể tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng.
BTT về bản chất là một trƣờng hợp đặc biệt của chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ
Luật dân sự (BLDS). So với hợp đồng chuyển giao quyền yêu cầu trong BLDS Việt
Nam thì đối tƣợng chuyển giao quyền yêu cầu trong BLDS là bất kỳ nghĩa vụ hay các
quyền yêu cầu không gắn liền với nhân thân của ngƣời có quyền, cịn đối tƣợng của
hợp đồng BTT là KPT hay là nghĩa vụ bằng tiền phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng BTT.
Luật Các TCTD 2010 trong định nghĩa về hoạt động BTT có mở rộng hơn về nội
dung và đối tƣợng của quan hệ BTT so với Quy chế về hoạt động BTT.Theo Luật Các

TCTD 2010 thì đối tƣợng của quan hệ BTT có khác so với pháp luật về BTT quốc
12


tế.Theo đó, đối tƣợng của hợp đồng BTT khơng chỉ bao gồm các KPT mà còn bao gồm
khoản phải trả phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên,
Luật Các TCTD 2010 ra đời sau Quy chế về hoạt động BTT lại khơng có quy định cụ
thể nào điều chỉnh về việc thực hiện, triển khai BTT đối với khoản phải trả phát sinh từ
hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Một điều kiện thực tế cần thiết để trở thành đối tƣợng của một hợp đồng BTT thì
các KPT phải đƣợc xác định rõ ràng và thể hiện rõ ngày đến hạn trả nợ hoặc ít nhất là
có khả năng để xác định ngày đến hạn này. Kể cả các KPT trong tƣơng lai cũng có thể
là đối tƣợng của một hợp đồng BTT.KPT đƣợc chuyển giao có thể chỉ phát sinh từ một
hành vi thƣơng mại và nó đƣợc thể hiện bằng một hình thức cụ thể là hóa đơn27.
BTT thƣờng giới hạn ở các KPT thƣơng mại và các KPT liên quan đến việc mua
bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhu cầu, mục đích cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình
thì khơng thể trở thành đối tƣợng của hợp đồng BTT đƣợc quy định trongpháp luật của
một số nƣớc nhƣ Ai Cập28, Albanian29 hay Luật về BTT của Serbia30. Đối tƣợng trong
quan hệ hợp đồng BTT theo quy định của các nƣớc này bao gồm KPT đang tồn tại
hoặc KPT trong tƣơng lai phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa bên
bán và bên mua. Đối với Mỹ, khơng có giới hạn liên quan đến KPT, các KPT cho bất
kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào không phân biệt loại con nợ, đều có thể đƣợc BTT.
Cơng ƣớc UNIDROIT nhƣ ở trên đã nói có quy định về hợp đồng BTT mà ngƣời
cung cấp có thể hoặc sẽ chuyển nhƣợng cho đơn vị BTT khoản phải thu phát sinh từ
hợp đồng mua bán “hàng hóa” giữa bên cung cấp và khách hàng của nó (con nợ), trừ
những hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ để sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá
nhân hay hộ gia đình và theo Khoản 3 Điều 1 Chƣơng I Công ƣớc này lại đề cập khái
niệm “hàng hóa” và “mua bán hàng hóa” ở đây bao gồm cả dịch vụ và cung ứng dịch
vụ. Công ƣớc UNIDROIT, Công ƣớc UNCITRAL hay Những qui định chung về BTT
quốc tế (GRIF) của FCI đều cho phép thực hiện chuyển nhƣợng đối với các KPTđang

tồn tại hay KPT trong tƣơng lai phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, dịch vụ miễn là
KPT này có thể xác định đƣợc tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc khi KPT đó tồn tại
thì nó đƣợc xác định là KPT mà hợp đồng chuyển nhƣợng nói đến.
Ta thấy quy định về đối tƣợng của hợp đồng BTT theo các Công ƣớc và pháp luật
của một số quốc gia có phạm vi rộng hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật pháp của các quốc gia và thông lệ, tập quán quốc tế không cấm các bên thực hiện
BTT đối với KPT phát sinh từ hợp đồng cung cấp dịch vụ và các KPT trong tƣơng lai,
trừ những KPT phát sinh từ những hợp đồng phục vụ cho mục đích cá nhân, gia đình
hay sử dụng trong hộ gia đình. Bởi vì, thơng thƣờng các KPT trong hợp đồng cho mục

27

Cristina Marilena Paraschiv (2013) “Factoring Agreement – Instrument For Credit Institutions”,
AgoraInternational Journal of Juridical Sciences, ww.juridicaljournal.univagora.ro ISSN 1843-570X, E-ISSN
2067-7677, (4), pp. 138-142.
28
Stephen Strauss, EFS ST Consultant and Develop Framework and Procedures for Secured Lending and New
Financial Instruments Technical Team (2005), Regulatory Framework For Factoring Egypt Financial Services
Project Technical Report No. 27, Chemonics International Inc, pp. 2.
29
Anjeza Liỗenji and Kestrin Katro (2013), “Albanian legal framework on Factoring contract”, Academicus
International Scientific Journal, (8), pp. 161-171.
30
Article 2,Article 4 Factoring Law (Official Gazette No. 62/2013), Serbia.

13


đích tiêu dùng cá nhân, gia đình thƣờng có giá trị nhỏ, rủi ro cao hơn và thƣờng khó
khăn trong việc thu hồi nợ.

Quy chế về hoạt động BTT ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN và Luật các
TCTD 2010 đã mở rộng thêm đối tƣợng của hợp đồng BTT không chỉ bao gồm các
KPT phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa mà cịn KPT phát sinh từ hợp đồng cung
ứng dịch vụ. Điều này là phù hợp với luật pháp các quốc gia, thông lệ, tập quán quốc tế
và thực tiễn áp dụng của hoạt động BTT.Tuy nhiên, Quy chế về hoạt động BTT khơng
nói rõ các KPT phát sinh từ những hợp đồng phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân,
gia đình có là đối tƣợng của hợp đồng BTT hay khôngvà vẫn không thấy đề cập đến
việc thực hiện BTT đối với các “khoản phải thu tƣơng lai” là KPT phát sinh sau khi ký
kết hợp đồng BTT. Hơn nữa, theo quy trình hoạt động BTT ở Điều 13 Quy chế về hoạt
động BTT quy định bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác
liên quan đến các KPT cho đơn vị BTT thì sau đó đơn vị BTT mới chuyển tiền ứng
trƣớc cho bên bán hàng theo thoả thuận trong hợp đồng BTT. Điều này cho thấy đơn vị
BTT chỉ có thể chuyển tiền ứng trƣớc cho bên bán hàng sau khi KPTtheo hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã tồn tại.
Các KPT trong tƣơng lai là một nguồn quan trọng có tiềm năng của BTT, các
KPT tƣơng lai nên đƣợc quy định trong văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng
BTT. Khi một mối quan hệ thƣơng mại ổn định, dòng tiền trong tƣơng lai từ việc phân
phối sản phẩm có thể đƣợc coi là chắc chắn, đáng tin cậy thì một nhà cung cấp muốn
các KPT tƣơng lai đó đƣợc BTT và phía đơn vị BTT có thể cũng muốn mua các KPT
tƣơng lai này. Nếu không quy định việc thực hiện BTT đối với các KPT trong tƣơng lai
một cách cụ thể thì sẽ hạn chế hoạt động BTT ở Việt Nam và cũng không phù hợp với
thông lệ, các Công ƣớc quốc tếvà pháp luật của một số quốc gia. Pháp luật nên quy
định các KPT trong tƣơng lai có thể đƣợc thực hiện chuyển nhƣợng nếu nó có thể đƣợc
xác định một cách chắc chắn và đơn vị BTT có thể chuyển tiền cho bên bán vào bất cứ
lúc nào sau khi hợp đồng BTT đƣợc giao kết căn cứ vào quy định cụ thể của hợp đồng
này, ngay cả khi KPT chƣa phát sinh khi ký kết hợp đồng BTT. Các KPT có thể đƣợc
xác định rõ ràng tại thời điểm chuyển nhƣợng có thể quy định nhƣ các KPT đó phải
xác định đƣợc số lƣợng, số hóa đơn, ngày phát hành, ngày đến hạn,…KPT trong tƣơng
lai rất phổ biến trong thực tế, nếu đƣợc quy định cụ thể trong pháp luật về hoạt động

BTT thì sẽ làm tăng tính linh hoạt của BTT nhƣ một cơng cụ tài chính, mở rộng phạm
vi hoạt động BTT, thúc đẩy hoạt động BTT ở nƣớc ta phát triển.
1.2.3. Hình thức của hợp đồng bao thanh tốn
Hình thức của hợp đồng là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung
của nó dƣới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Theo đó, những điều khoản mà các
bên đã cam kết thỏa thuận phải đƣợc thể hiện ra bên ngoài dƣới một hình thức nhất
định, hay nói cách khác hình thức của hợp đồng là phƣơng tiện để ghi nhận nội dung
mà các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng hợp đồng
cũng nhƣ tùy thuộc vào uy tín, mức độ tin cậy lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một
hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng tùy từng trƣờng hợp cụ thể. Điều 401
BLDS Việt Nam năm 2005 có quy định hợp đồng có thể đƣợc giao kết bằng lời nói,
14


bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật khơng quy định loại hợp đồng đó
phải đƣợc giao kết bằng một hình thức nhất định.
Ngay từ định nghĩa “Hợp đồng BTT là văn bản thoả thuận giữa đơn vị BTT và
bên bán hàng về việc mua lại các KPT phù hợp với các quy định của pháp luật” trong
Quy chế về hoạt động BTT ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN
đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNNthì nó đã chỉ ra hình thức
của hợp đồng BTT là văn bản.
Theo đó, các cam kết hay thỏa thuận của các bên trong hợp đồng sẽ đƣợc ghi
nhận lại bằng văn bản.Trong văn bản thông thƣờng các bên phải ghi đầy đủ những nội
dung cơ bản của hợp đồng và cùng ký xác nhận vào văn bản. Căn cứ vào văn bản hợp
đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình
đối với bên kia. Vì vậy bản hợp đồng coi nhƣ là một bằng chứng chứng minh quyền
dân sự của các bên. Khi có tranh chấp, hợp đồng đƣợc giao kết bằng hình thức văn bản
tạo ra chứng cứ pháp lý vững chắc hơn so với hình thức hợp đồng bằng lời nói hay
bằng hành vi. Vì vậy, trong thực tế những giao dịch quan trọng, có giá trị lớn hoặc
những giao dịch dễ phát sinh tranh chấp thì thƣờng đƣợc thực hiện bằng hình thức văn

bản.
Pháp luật các nƣớc trên thế giới nhƣ Đức, Italia, Mỹ đều yêu cầu hợp đồng BTT
phải đƣợc thiết lập bằng văn bản. Ở Pháp, hợp đồng còn yêu cầu lập theo mẫu và có
cơng chứng31. Hay theo luật về BTT của Serbia, dịch vụ BTTcó thể cung cấp theo một
thỏa thuận ký kết bằng văn bản hoặc dƣới dạng điện tử32. Nó phải đƣợc ký kết bởi đại
diện có thẩm quyền của các bên trong hợp đồng.
Tất cả sự chuyển nhƣợng của các KPT phải lập bằng văn bản33. Điều 6 trong
Những qui định chung về BTT quốc tế (GRIF) của FCIhay Cơng ƣớc UNCITRAL34có
giải thích "văn bản" ở đây có nghĩa là bất kỳ phƣơng pháp nào mà sự truyền đạt thơng
tin có thể đƣợc ghi lại dƣới một hình thức cố định để nó có thể đƣợc sao chép lại và sử
dụng bất cứ lúc nào sau khi nó đƣợc tạo thành. Trƣờng hợp khi một văn bản đƣợc ký
kết, yêu cầu đƣợc thỏa mãn nếu, bằng thỏa thuận giữa các bên trong văn bản, văn bản
xác định đƣợc ngƣời có thẩm quyền ký kết và chỉ ra sự chấp thuận của ngƣời đó về sự
truyền đạt thơng tin đƣợc chứa đựng trong văn bản.
Một số nƣớc trong Liên minh châu âu EU và một số quốc gia nhƣ Mỹ, Thụy Sỹ,
Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ thì quy trình chuyển nhƣợng KPT thƣờng là bằng văn bản.Tuy
nhiên, một KPT cũng có thể đƣợc chuyển nhƣợng thơng qua hình thức trao đổi dữ liệu
điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) cũng đƣợc chấp nhận ở nhiều quốc
gia.Trong đó, chữ ký điện tử đƣợc sử dụng ở một số nƣớc nhƣ Cyprus, Đức, Đan
Mạch, Cộng hòa Séc, Estonia, Latvia, Romania, Slovakia, Thụy Sỹ35. Ví dụ nhƣ ở
31

Bùi Thị HằngNga (2005), Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bao thanh tốn của tổ chức tín dụng, Khóa luận
tốt nghiệp cử nhân Luật - Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, trang 35-36.
32
Article 19, Factoring Law (Official Gazette No. 62/2013), Serbia.
33
Article 12, FCI General Rules For International Factoring (Printed July 2013).
34
Khoản c, Điều 5, Chƣơng 2 Công ƣớc Liên Hợp Quốc về chuyển nhƣợng khoản phải thu trong thƣơng mại

quốc tế UNCITRAL 2001 (United Nations Convention on the Assignment of Receivables in International Trade 2001).
35
The UK Factoring Association – ABFA and International Factors Group – IFG (2007), A study of Legal
Environments across Europe.

15


Cộng hịa Séc, Slovakia hay Thụy Sỹ thì sự chuyển nhƣợng các KPT đƣợc điều chỉnh
bởi Bộ luật Dân sự. Việc chuyển nhƣợng KPT tuân theo hình thức hợp đồng bằng văn
bản với sự xác định đầy đủ các KPT một cách cụ thể đƣợc yêu cầu trong pháp luật của
các nƣớc này và một KPT cũng có thể đƣợc chuyển nhƣợng thông qua phƣơng tiện
trao đổi dữ liệu điện tử. Chữ ký điện tử đã đƣợc chứng nhận bởi các công ty đƣợc cấp
phép phải đƣợc sử dụng bởi cả hai bên trong hợp đồng để có đƣợc một sự chuyển
nhƣợng hợp lệ.Tuy nhiên, việc chuyển nhƣợng này đƣợc coi là có rủi ro pháp lý cho
nên chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi.
Hầu hết theo pháp luật của các quốc gia và các văn bản pháp luật quốc tế đều quy
định hình thức của hợp đồng BTT là bằng văn bản. Tuy nhiên, hình thái vật chất của
văn bản hợp đồng nhƣ thế nào đƣợc coi là hợp pháp là vấn đề gây nhiều tranh cãi.Theo
đó, vấn đề đặt ra là hình thức văn bản có chữ ký viết tay, con dấu của các bên tham gia
ký kết hợp đồng thông qua giao dịch và ký kết trực tiếp thì mới coi là có giá trị pháp lý
hay hình thức văn bản dƣới dạng văn bản điện tử cũng đƣợc chấp nhận.
Pháp luật Việt Nam nên có những điều khoản riêng quy định rõ ràng hình thức
hợp đồng BTTvà một KPT có thể đƣợc chuyển nhƣợng thơng qua hình thức hợp đồng
dƣới dạng văn bản điện tử hay không cũng cần đƣợc quy định.
Hiện nay, ở một số nƣớc hình thức giao kết hợp đồng dƣới dạng trao đổi dữ liệu
điện tử có chữ ký điện tử của các bên tham gia ký kết hợp đồng đã đƣợc sử dụng trong
giao dịch thƣơng mại, ký kết hợp đồng chuyển nhƣợng KPT cũng nhƣ hợp đồng BTT.
Tuy nhiên, hình thức này vẫn chƣa đƣợc phổ biến ở một số quốc gia vì cịn ẩn chứa
nhiều rủi ro. Với sự phát triển cơng nghệ thơng tin nhƣ hiện nay, hình thức thỏa thuận

thông qua văn bản dƣới dạng dữ liệu điện tử với những ƣu điểm về tốc độ nhanh
chóng, rút ngắn thời gian đáng kể, sự chính xác trong việc xử lý chứng từ giao dịch
cũng nhƣ tính kinh tế của nó sẽ phát triển ngày một mạnh hơn trong tƣơng lai.Việc
chấp nhận hiệu lực của hình thức văn bản điện tử là phù hợp với thực tiễn.Đối với
những thị trƣờng chƣa có khung pháp lý tốt cho hoạt động thƣơng mại điện tử phát
triển và các bên tham gia quan hệ hợp đồng chƣa chƣa quen với hình thức giao kết hợp
đồng dƣới dạng điện tử thì việc giao kết hợp đồng điện tử có thể gây ra những rủi ro
nhất định.Ngƣợc lại, một số thị trƣờng nơi giao dịch điện tử đã rất phát triển và đƣợc
thực hiện phổ biến nhƣ Mỹ, Anh,…thì việc giao kết hợp đồng dƣới dạng điện tử lại tạo
điều kiện thúc đẩy các giao dịch diễn ra nhanh chóng. Sự cần thiết của việc giao kết
hợp đồng dƣới dạng văn bản điện tử sẽ khơng phủ nhận vai trị của việc giao kết hợp
đồng theo phƣơng thức văn bản truyền thống. Hai phƣơng thức này có thể đƣợc sử
dụng đồng thời nhằm hỗ trợ cho nhau một cách linh hoạt để đạt đƣợc hiệu quả cao
nhất.
Do đó, việc quy định trong các văn bản pháp luật sự thừa nhận hình thức văn bản
dƣới dạng điện tử là cần thiết vì những ƣu điểm của nó cũng nhƣ yêu cầu của thị
trƣờng ngày một hiện đại hơn trong sự cân nhắc với những rủi ro mà nó có thể mang
lại. Pháp luật phải đƣa ra các tiêu chí để xác định và bảo đảm giá trị pháp lý của hình
thức văn bản dƣới dạng điện tử, cần phải đảm bảo yêu cầu về mặt cơng nghệ và pháp
lý cũng có nghĩa là phải đảm bảo phƣơng tiện điện tử đƣợc sử dụng trong giao kết hợp
đồng là an toàn và thể hiện đƣợc ý chí rõ ràng của các bên về thơng tin trong văn bản
16


điện tử. Điều này giúp hạn chế đƣợc những rủi ro khi ký kết hợp đồng dƣới hình thức
này.
1.2.4. Nội dung cơ bản của hợp đồng bao thanh toán
Nội dung cơ bản của hợp đồng bao gồm những điều khoản mà các chủ thể tham
gia hợp đồng thỏa thuận. Các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể
của các bên trong hợp đồng.Đây cũng chính là điều khoản cần có trong một hợp đồng.

Nội dung của các thỏa thuận trong hợp đồng BTT thể hiện sự thống nhất ý chí giữa các
bên khi tiến hành giao kết hợp đồng. Một hợp đồng BTT có thể sẽ bao gồm các nội
dung cụ thể nhƣ36: Thông tin liên quan đến các bên tham gia hợp đồng; chỉ rõ loại
BTT; cơ sở pháp lý và thông tin về các KPT thuộc đối tƣợng của hợp đồng BTT; số
tiền, phƣơng pháp tính và phƣơng thức thanh tốn cho các KPT đƣợc mua; số tiền,
phƣơng pháp tính và phƣơng thức thanh tốn các khoản phí cho đơn vị BTT; quyền
của đơn vị BTT về lãi suất và các chi phí khác có thể phát sinh trong q trình thực
hiện hợp đồng; ngày hợp đồng đƣợc ký kết; chữ ký của ngƣời đại diện pháp lý mỗi bên
ký hợp đồng, hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền ký kết hợp đồng hoặc chữ ký của luật sƣ đại
diện cho các bên;…
Ở Latvia và một số nƣớc Châu Âu, một hợp đồng BTT thƣờng bắt đầu bằng lời
mở đầu xác định phạm vi của hợp đồng (không phải là đối tƣợng của hợp đồng nhƣng
thể hiện các hành vi cần đƣợc thực hiện), mục tiêu của hợp đồng.
Theo sau đó là phần chính của hợp đồng, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ của
khách hàng cung cấp quyền đòi nợ (KPT) phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ cho đơn vị BTT và nhiệm vụ của đơn vị BTT, bao gồm các điều
khoản cụ thể trong hợp đồng mua bán KPT riêng biệt liên quan đến vấn đề thanh toán
tạm ứng và hiệu lực của các thỏa thuận này. Nội dung này cụ thể bao gồmđiều khoản
thanh toán, quy định về lãi suất, phân bố rủi ro, các dịch vụ đƣợc cung cấp bởi đơn vị
BTT liên quan đến các vấn đề nhƣ duy trì tài khoản, sổ sách kế tốn, bảo hiểm, cung
cấp thơng tin, vấn đề pháp lý, lƣu trữ,…và các tài khoản NH liên quan đến giao dịch.
Phần cuối của hợp đồng thƣờng là những điều khoản quy định về nghĩa vụ cung
cấp thông tin, thời hạn hợp đồng, phạt hợp đồng, thông báo và quyền tài phán trong
trƣờng hợp có tranh chấp (thơng thƣờng là quyết định trọng tài đƣợc các bên xem xét
chấp thuận mà khơng có kháng cáo), cũng nhƣ các quy định liên quan đến quyền của
các bên trong trƣờng hợp bất khả kháng37.
Theo Quy chế về hoạt động BTT ban hành kèm theo Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN
tại điều 22 quy định các nội dung của hợp đồng BTTsẽ bao gồm một số nội dung chính
nhƣ: Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax…của các bên ký hợp đồng BTT; giá trị các KPT

đƣợc BTT, quyền và lợi ích liên quan đến KPT theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ; lãi và phí BTT; giá mua, bán KPT: đƣợc xác định trên cơ sở giá trị KPT
sau khi trừ đi lãi và phí BTT; số tiền ứng trƣớc và phƣơng thức thanh tốn; thơng báo
về việc BTT cho bên mua hàng và các bên có liên quan; hình thức bảo đảm cho đơn vị
BTT truy đòi lại số tiền đã ứng trƣớc, giá trị tài sản làm bảo đảm; thời hạn hiệu lực của
36

Article 20, Factoring Law (Official Gazette No. 62/2013), Serbia.
Dr.Jur. Lauris Leja, Comprehension and Application of Factoring in Latvia and Europe, Law firm Carrington,
Hall & Hamburg.
37

17


hợp đồng BTT; quyền và nghĩa vụ của các bên; phƣơng thức chuyển giao hợp đồng
mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến KPT
đƣợc BTT; quy định về việc truy đòi của đơn vị BTT; giải quyết tranh chấp phát sinh
và các thoả thuận khác.
1.3. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng bao thanh toán
Một hợp đồng dù đƣợc soạn thảo hồn chỉnh, chi tiết đến đâu cũng khơng dự liệu
trƣớc đƣợc mọi tình huống có thể phát sinh trong q trình thực hiện trên thực tế.Khi
đó, những vấn đề phát sinh sẽ dựa vào cơ sở nào để giải quyết nếu nhƣ trong hợp đồng
không quy định hoặc quy định khơng đầy đủ.Nếu là hợp đồng trong nƣớc thì thông
thƣờng luật quốc gia là cơ sở. Nhƣng nếu là hợp đồng quốc tế, hợp đồng liên quan đến
xuất nhập khẩu thì khơng chỉ bị chi phối bởi pháp luật quốc gia mà nguồn luật điều
chỉnh có thể là luật các quốc gia có liên quan, luật quốc tế, tập quán theo quy định hoặc
theo sự thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng.
Hoạt động BTT ở Việt Nam hiện nay thƣờng liên quan đến các KPT trong hợp
đồng BTT xuất nhập khẩu. Cũng nhƣ các hoạt động xuất nhập khẩu khác, hoạt động

BTT không chỉ bị ràng buộc bởi pháp luật quốc gia mà còn phải chịu sự chi phối của
luật pháp của nƣớc có liên quan trong hợp đồng hay thông lệ, tập quán quốc tế. Cùng
với sự phát triển của hoạt động BTT trong nền kinh tế, pháp luật các quốc gia ngày nay
đều có quy định điều chỉnh hoạt động BTT và dần nỗ lực tiến tới thực hiện việc thống
nhất chung đối với hoạt động BTT trên phạm vi quốc tế. Nhiều quốc gia đã cùng nhau
xây dựng và ban hành những quy định nhằm tạo ra một cơ chế điều chỉnh chung cho
các bên tham gia quan hệ hợp đồng BTT. Hiện nay, nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp
đồng BTT quốc tế gồm có nguồn luật quốc tế và nguồn luật quốc gia.
Nguồn luật quốc tế: Các điều ƣớc quốc tế, các thỏa thuận, cam kết song phƣơng
hay đa phƣơng, tập quán hay thơng lệ quốc tế có liên quan giữa các quốc gia cũng có
thể là nguồn điều chỉnh quan hệ hợp đồng BTT. Các cơng ƣớc điển hình trong việc
điều chỉnh quan hệ hợp đồng BTT hiện nay bao gồm:
Công ƣớc về BTT quốc tế UNIDROIT 1988 (Unidroit Convention on
International Factoring – Ottawa, 28 May 1988). Công ƣớc điều chỉnh hợp đồng BTT
và sự chuyển nhƣợng các KPT. Công ƣớc quy định một số nội dung nhƣ định nghĩa về
hợp đồng BTT, quy định về việc chuyển nhƣợng các KPT và chuyển nhƣợng tiếp theo,
hiệu lực của việc chuyển nhƣợng các KPT, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia,
chi tiết về các lần chuyển nhƣợng, thông báo về việc chuyển nhƣợng, điều khoản thi
hành và hiệu lực của công ƣớc…Công ƣớc này điều chỉnh hoạt động BTT quốc tế và
chỉ có hiệu lực tại những nƣớc đã ký kết, phê chuẩn hoặc thừa nhận công ƣớc38.
Công ƣớc Liên Hiệp Quốc về chuyển nhƣợng KPT trong thƣơng mại
quốc tế UNCITRAL 2001 (United Nations Convention on the Assignment of
Receivables in International Trade – 2001). Công ƣớc này đƣợc Đại hội đồng Liên hiệp
quốc thông qua ngày 12/12/2001 và để ngỏ cho chính phủ các nƣớc tham gia ký kết với
phạm vi điều chỉnh hoạt động chuyển nhƣợng quyền đòi nợ của ngƣời chuyển nhƣợng
theo hợp đồng quy định đối với các KPT từ con nợ cho ngƣời đƣợc chuyển nhƣợng.
Công ƣớc điều chỉnh chủ yếu về việc chuyển nhƣợng các KPT phát sinh từ hợp đồng
38

Võ Thị Bích Phƣợng (2008), Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng Việt Nam, trang 18-19.


18


mua bán và hậu quả pháp lý của giao dịch chuyển nhƣợng các KPT đó39. Nội dung của
Cơng ƣớc này tập trung vào các điều khoản quy định về sự chuyển nhƣợng nhƣ định
nghĩa, hiệu lực, quy định về chuyển nhƣợng các KPT và chuyển nhƣợng tiếp theo,
quyền và nghĩa vụ của các bên, thơng báo về việc chuyển nhƣợng,…
Ngồi ra, hai hiệp hội BTT lớn trên thế giới hiện nay là FCI (Factors Chain
International) và IFG (International Factors Group) cũng tạo ra một hệ thống các quy
tắc và chuẩn mực riêng trong mỗi hiệp hội để điều chỉnh hoạt động BTT quốc tế giữa
các thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên tham gia hiệp hội.Trong đó, quy tắc
có vai trị quan trọng điển hình là “Những quy định chung về Bao thanh toán quốc tế
GRIF” của các hiệp hội BTT quốc tế này ban hành. Bộ quy tắc của FCI và bộ quy tắc
của IFG nhìn chung chúng đều những nội dung cơ bản tƣơng tự nhau để điều chỉnh
quan hệ giữa các bên tham gia hoạt động bao thanh toán.
Nguồn luật quốc gia: Xuất phát từ định nghĩa BTT theo pháp luật Việt Nam xem
BTT là một hình thức cấp tín dụng và các chủ thể thực hiện hoạt động BTT là các
TCTD nên quan hệ hợp đồng BTTsẽ chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật do
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận trực tiếp hoặc gián tiếp điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc và hoạt động NH của các
TCTD.
Nhƣ vậy, quan hệ hợp đồng BTT cũng sẽ chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật
nhƣ Luật Các TCTD, Luật Các công cụ chuyển nhƣợng và các nghị định của Chính
phủ, quyết định của thủ tƣớng chính phủ, các thông tƣ hƣớng dẫn thi hành hay Bộ Luật
dân sự liên quan đến vấn đề hợp đồng cũng ít nhiều là nguồn điều chỉnh quan hệ hợp
đồng BTT trong mức độ nhất định. Trong đó, Quy chế về hoạt động BTT ban hành
kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN, sau này đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi
Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 là điều chỉnh một cách trực tiếp
nhất đối với hoạt động BTT nói chung cũng nhƣ quan hệ hợp đồng BTT nói riêng

nhằm hồn thiện, chi tiết hơn quy định liên quan đến quan hệ trong hợp đồng BTT.
Luật Các TCTD 2010 ra đời nhƣng cũng chỉ dừng lại ở việc định nghĩa về hoạt
động BTT và khơng có thêm bất cứ quy định, hƣớng dẫn chi tiết nào liên quan đến
cách thức, quy trình, thủ tục tiến hành hoạt động BTT,…Điều này làm phát sinh nhiều
thiếu sót trong quy định pháp luật, bất cập trong thực tiễn làm ảnh hƣởng đến quyền lợi
của các chủ thể, gây khó khăn cho các bên tham gia vào quan hệ BTT và tạo rào cản
lớn cho sự phát triển BTT tại Việt Nam.
Theo nguyên tắc, việc áp dụng các tập quán quốc tế, thơng lệ quốc tế là có điều
kiện.Theo đó, các bên tham gia hợp đồng BTT có thể thỏa thuận áp dụng các tập quán
quốc tế nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng các văn bản này không trái với
các quy định của pháp luật Việt Nam40.
Hiện nay, Việt Nam chƣa ký kết các Công ƣớc quốc tế về hoạt động BTT và bộ
quy tắc về BTT quốc tế của các hiệp hội cũng chỉ yêu cầu các tổ chức tham gia mới
phải tuân thủ các quy định của nó. Bộ quy tắc chỉ ràng buộc các bên liên quan khi
39

Lê Thị Hòa (2008), Pháp luật về hoạt động bao thanh toán và thực tiễn áp dụng hoạt động bao thanh toán tại
ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, trang 23.
40
Điều 6 Quy chế về hoạt động BTT ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đƣợc sửa đổi, bổ
sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN

19


×