Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Chính sách khoan hồng trong việc kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI


VÕ THỊ KIM LIÊN

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG
VIỆC KIỂM SOÁT THỎA THUẬN HẠN
CHẾ CẠNH TRANH

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG TRONG VIỆC KIỂM SOÁT
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THỊ KIM LIÊN
Khóa: CJLK36

MSSV: 1155010164

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN VĂN HÙNG



TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Th.S Nguyễn Văn Hùng, đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2015
Tác giả khóa luận

Võ Thị Kim Liên


LỜI CẢM ƠN
Để có thể thực hiện và hồn thành Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật chuyên
ngành Luật thƣơng mại với đề tài “Chính sách khoan hồng để kiểm soát các thỏa
thuận hạn chế cạnh”, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
PGS.TS.Nguyễn Văn Vân - trƣởng khoa Luật thƣơng mại đã cho phép và tạo điều
kiện cho em thực hiện Khóa luận; Cơ Hà Thị Thanh Bình – trƣởng Bộ mơn Luật
thƣơng mại đã góp ý và giới hạn phạm vi đề tài cho Khóa luận; Các thầy cô là đội
ngũ giảng viên khoa Luật thƣơng mại đã nhiệt tình giảng dạy để trang bị cho em
những kiến thức cơ bản để thực hiện Khóa luận. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Văn Hùng – ngƣời đã đồng hành,
hƣớng dẫn và sửa chữa Khóa luận cho em một cách nhiệt tình từ ngày đầu em bắt
tay vào làm, giúp em hồn thành Khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện


Võ Thị Kim Liên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTHCCT

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

CSKH

Chính sách khoan hồng

VCA

Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam

JFTC

Ủy ban cạnh tranh công bằng Nhật Bản

DOJ

Bộ tƣ pháp của Mỹ

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Liên hợp quốc

LCT 2004 Luật Cạnh tranh (Luật số 27/2004/QH11) ngày 3 tháng 12 năm 2004
NĐ116

NĐ120

NĐ 06

NĐ 05

Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh
Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định
về xử lý quy phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh của Việt Nam
Nghị định số 06/2006/NĐ – CP ngày 9 tháng 01 năm 2006 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý
cạnh tranh
Nghị định số 05/2006/NĐ – CP ngày 9 tháng 01 năm 2006 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng
cạnh tranh (NĐ 05)

BLHS

Bộ luật hình sự Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2009

AMA

Luật Chống độc quyền Nhật Bản


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHOAN

HỒNG ĐỂ KIỂM SỐT THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH .............. 6
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH.......................................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh .............................. 6
1.1.2 Nguyên tắc xử lý với những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị kiểm soát ....... 11
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG ĐỂ KIỂM
SOÁT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH .................................. 14
1.2.1 Khái niệm và lịch sử hình thành chính sách khoan hồng ................................ 14
1.2.2 Đặc điểm của chính sách khoan hồng .............................................................. 16
1.2.3 Ý nghĩa của chính sách khoan hồng................................................................. 18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 20
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT CÁC NƢỚC VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHOAN
HỒNG ĐỂ KIỂM SỐT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 22
2.1 PHÁP LUẬT CÁC NƢỚC VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG ĐỂ KIỂM
SỐT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH .................................. 22
2.1.1 Hoa Kỳ ............................................................................................................. 23
2.1.2 Liên minh Châu Âu .......................................................................................... 25
2.1.3 Nhật Bản........................................................................................................... 26
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG ĐỂ
KIỂM SOÁT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ...................... 28
2.2.1 Thực tiễn điều tra và xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................... 28
2.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng chính sách khoan hồng để kiểm soát các TTHCCT
tại Việt Nam .............................................................................................................. 31
2.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHOAN
HỒNG ĐỂ KIỂM SOÁT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH .. 34
2.3.1 Những kiến nghị mang tính định hƣớng .......................................................... 34
2.3.2 Những kiến nghị mang tính cụ thể ................................................................... 36

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 42


KẾT LUẬN .............................................................................................................. 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng. Nếu nhƣ xã hội
không ngừng vận động để phát triển thì trong mơi trƣờng kinh doanh, các doanh
nghiệp cũng không ngừng cải tiến, cạnh tranh gay gắt lẫn nhau để tồn tại, tạo ra giá
trị thặng dƣ cho xã hội và thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Tuy nhiên hiện nay đang diễn
ra một thực trạng đáng lo ngại, đó chính là vấn đề các doanh nghiệp, hiệp hội thỏa
thuận với nhau để hạn chế cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp trên
cùng một thị trƣờng liên quan cùng thống nhất hành động nhằm giảm bớt hoặc loại
bỏ sức ép cạnh tranh giữa họ với nhau hoặc với các doanh nghiệp không tham gia
thỏa thuận. Vì thế, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT) đều đƣợc hầu hết
các nƣớc trên thế giới đánh giá là hành vi nguy hiểm cho nền kinh tế bởi nó khơng
chỉ làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các đối thủ mà cịn xâm hại lợi ích ngƣời
tiêu dùng và ảnh hƣởng trực tiếp đến chức năng điều tiết của thị trƣờng. Chính vì
thế, việc kiểm sốt các TTHCCT là điều hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, điều khó khăn nhất khi kiểm sốt các TTHCCT chính là việc phát
hiện và thu thập chứng cứ để điều tra xử lý vụ việc. Thực tiễn cho thấy các
TTHCCT thƣờng khó bị phát hiện vì chúng đƣợc thực hiện một cách bí mật, ngồi
các chủ thể tham gia vào thỏa thuận thì những chủ thể khác khó có đƣợc bằng
chứng và thơng tin về các thỏa thuận này.Vì vậy việc khởi tố và điều tra, xử lý các
TTHCCT là bài toán khó cho các cơ quan chức năng khi pháp luật chƣa giao cho
các cơ quan này một công cụ thực sự hữu hiệu.Việc các quốc gia xây dựng một chế
tài nghiêm khắc để xử lý các TTHCCT khơng đủ tính răn đe để kiểm soát và ngăn

ngừa các thỏa thuận này. Điểm mấu chốt của vấn đề là phải thu thập đƣợc chứng cứ
và thơng tin. Với tính chất là các thỏa thuận ngầm đƣợc ngụy trang dƣới bức màn bí
mật thì việc thu thập chứng chứ chỉ có cách khai thác chính từ ngƣời trong cuộc,
tìm cách để họ tự nguyện khai báo thông tin và chứng cứ.
Để đạt đƣợc mục tiêu đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định và áp dụng
có hiệu quả chính sách khoan hồng, một biện pháp đƣa ra những ƣu đãi đủ sức hấp
dẫn để “ngƣời trong cuộc tự nguyện rời bỏ cuộc chơi”, cung cấp thông tin cho việc
điều tra xử lý, kiểm soát các TTHCCT. Khi mới đƣợc ban hành, chính sách này
vấp phải khơng ít sự phản đối của dƣ luận, đặc biệt là các doanh nghiệp vì họ cho
rằng chính sách này xâm phạm đến đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên thực tế đã chứng
minh, chính sách này đã làm tốt vai trị của nó khi mà số lƣợng các vụ thỏa
TTHCCT bị phá vỡ tăng lên một cách đáng kể, khi mà ngày một nhiều các quốc gia
1


đã cùng học hỏi lẫn nhau để xây dựng chính sách này trong pháp luật nƣớc mình.
Đồng thời, chính sách này cũng đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các học giả, các
luật gia và các tổ chức liên quan đến pháp luật cạnh tranh tìm hiều, nghiên cứu và
cho ra đời nhiều cơng trình khoa học có giá trị.
Tại Việt Nam hiện nay các TTHCCT liên tục gia tăng về số lƣợng vụ việc và
tính chất phức tạp nhƣng mới chỉ có một thỏa thuận bị điều tra và xử lý trƣớc pháp
luật1. Các biện pháp kiểm soát TTHCCT vẫn chƣa phát huy đƣợc vai trị của mình.
Trong các biện pháp ấy, pháp luật cạnh tranh Việt Nam vẫn chƣa ghi nhận và xây
dựng những quy định về chính sách khoan hồng để kiểm sốt các TTHCCT trong
bối cảnh hiện nay và tác giả nhận thấy rằng xây dựng chính sách khoan hồng là điều
hết sức cần thiết và cấp bách.
Với những cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài
“Chính sách khoan hồng để kiểm sốt các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trong phạm vi trƣờng Đại học Luật TP.HCM, tác giả đã tìm đọc một số
cơng trình cùng chủ đề nhƣ: Luận văn cử nhân năm 2010 “Cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng chính sách khoan hồng nhằm phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh tại Việt Nam”của Ca Hồ Anh Thƣ, bài viết “Cơ sở lý luận và thực tiễn áp
dụng chính sách khoan hồng theo Luật Cạnh tranh của một số nƣớc trên thế giới và
đề xuất bổ sung cho Việt Nam” đăng trong Tạp chí Khoa học Pháp lý số 1/2013 của
tác giả Nguyễn Anh Tuấn.
Trong phạm vi cả nƣớc, tác giả đã tra cứu đƣợc một số bài viết nhƣ: tài liệu
tọa đàm “Chính sách khoan hồng và phá vỡ Cartel” đƣợc tổ chức vào tháng 11/2008
của Cục quản lý cạnh tranh, “Chính sách khoan hồng - công cụ hữu hiệu khám phá
các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” của tác giả Lê Thu Hà biên dịch từ “Khuyến
khích hợp tác bằng Chính sách khoan hồng” trong “ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
nghiêm trọng, những bƣớc tiến mới và thử thách phía trƣớc (Hard core Cartels –
Recent Progress and Challenges ahead) do Tổ chức về Hợp tác kinh tế và phát triển
(OECD) ấn hành.
Ở phạm vi quốc tế, tác giải đã tìm đọc đƣợc nhiều tài liệu nhƣ: sách chuyên
khảo Leniency in Antitrust Enforcement: Theory and Practice,30 World

1

Hà Phạm, “19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bị phạt do thỏa thuận ấn định giá dịch
vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô”, Bản tin Cạnh Tranh & Người tiêu dùng của Cục Quản lý
Cạnh tranh, Số 19-8/2010, tr. 13.
Xem thêm phần phụ lục
2


Competition của Wouter P.J. Wils, The impact of Leniency and Whistleblowing
Programs on Cartels của Cecile Aubert, Patrick Rey và William E. Kovacic,v.v…
Nhìn chung, ở phạm vi quốc tế, vấn đề nghiên cứu về chính sách khoan hồng

để kiểm sốt các thỏa thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã đƣợc các nƣớc tiến bộ tập
trung nghiên cứu từ lâu và kết quả là đã có nhiều cơng trình nghiên cứu hữu ích ra
đời.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nghiên cứu về chính sách khoan hồng vẫn
chƣa đƣợc thực hiện thành một hệ thống chuyên biệt, các bài viết chỉ mang tính là
tài liệu nghiên cứu cá nhân và ít ỏi về số lƣợng nhƣ đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó,
những nghiên cứu đã có về vấn đề này chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một cách tổng
quát về chính sách khoan hồng và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, một vài bài viết
nêu thêm một cách khái quát về pháp luật quốc tế tiêu biểu về chính sách này.
Ngoài ra, các giải pháp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cũng chỉ dừng lại ở
mức độ định hƣớng, chƣa có hƣớng giải quyết triệt để và rõ ràng.
Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu “Chính sách khoan hồng trong kiểm
soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” của tác giả với mục tiêu từ việc khái quát
lại những vấn đề chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và chính sách khoan hồng,
học hỏi kinh nghiệm các quốc gia tiến bộ để đƣa ra những kiến nghị vừa mang tính
định hƣớng, đặc biệt những đề xuất cụ thể về việc bổ sung các điều khoản vào Luật
cạnh tranh Việt Nam với hi vọng Khóa luận sẽ là tài liệu mạng vừa mang tính khoa
học pháp lý, vừa là nguồn thông tin cho các nghiên cứu về sau để giúp pháp luật
Việt Nam hịa mình vào xu hƣớng thế giới về nghiên cứu chính sách khoan hồng
của thế giới.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Mục tiêu của khóa luận là nhằm nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng chính sách khoan hồng nhằm kiểm soát các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh cũng nhƣ thực hiện hiệu quả chính sách cạnh tranh. Trên cơ sở đó
kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm pháp luật của các nƣớc tiến bộ để đƣa ra các
kiến nghị nhằm xây dựng chính sách khoan hồng tại Việt Nam.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, khóa luận có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
(i) Phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
theo pháp luật Việt Nam, đặc biệt là bản chất của nó để thấy đƣợc sự
khó khăn trong việc phát hiện, điều tra và xử lý các vấn đề này trong

thực tế.

3


(ii) Làm rõ các cơ sở lý luận của chính sách khoan hồng nhƣ khái niệm, đặc
điểm và ý nghĩa của chính sách này để thấy đƣợc sự cần thiết phải xây
dựng chính sách khoan hồng.
(iii) Nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc bằng cách phân tích, so sánh
pháp luật và thực tiễn áp dụng chính sách này trên thế giới.
(iv) Phân tích cơ sở thực tiễn, bao gồm tình hình điều tra, xử lý các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh để thấy đƣợc những hạn chế, bất cập khi Việt
Nam chƣa xây dựng chính sách khoan hồng và sự cần thiết phải xây
dựng chính sách này.
(v)

Đƣa ra các kiễn nghị, giải pháp nhằm xây dựng chính sách khoan hồng
để kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thực hiện hiệu quả
chính sách cạnh tranh tại Việt Nam.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là cấc vấn đề lý luận và thực tiễn về chính
sách khoan hồng để kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
b. Phạm vi nghiên cứu
(i) Cơ sở lý luận
Khóa luận sẽ đƣợc tiếp cận những nền tảng lý luận tiến bộ về chính sách
khoan hồng trong phạm vi trong nƣớc và thế giới.
(ii) Cơ sở pháp lý
Khóa luận tập trung nghiên cứu những nền tảng lý luận đã có về thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh và chính sách khoan hồng, nghiên cứu pháp luật nƣớc ngồi về
việc xây dựng chính sách này:
 Góc độ pháp luật quốc tế: nghiên cứu các quy định của pháp luật, án lệ từ
các nƣớc về xây dựng chính sách khoan hồng.
 Góc độ pháp luật Việt Nam: đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật
cạnh tranh Việt Nam về các vấn đề liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh và chính sách khoan hồng.
(iii) Cơ sở thực tiễn:
Khóa luận nghiên cứu thực tiễn của thế giới về việc áp dụng chính sách
khoan hồng và thực tiễn của Việt Nam về điều tra, xử lý các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh.
5. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo là phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác- Lênin để nghiên cứu mối quan hệ
4


thực tiễn và pháp luật để xây dựng chính sách khoan hồng thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh.
Bên cạnh đó, tác giả cũng kết hợp với nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác
để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất cho khóa luận, bao gồm:
 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng
xuyên suốt nhằm phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận, thực tiễn, pháp
lý.
 Phƣơng pháp logic: đây là phƣơng pháp quan trọng nhất và đƣợc sử dụng
để giải thích, suy luận nhằm rút ra kết luận từ những cơ sở lý luận, thực
tiễn đã phân tích, tổng hợp. Qua đó có thể mạnh dạn đƣa ra những ý kiến,
quan điểm cá nhân.
 Phƣơng pháp so sánh: đƣợc sử dụng để so sánh giữa pháp luật và thực tiễn
của Việt Nam với các nƣớc để học hỏi kinh nhiệm xây dựng chính sách

khoan hồng ở Việt Nam.
 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: tác giả thu thập nhiều tài liệu trong và
ngoài nƣớc từ sách tham khảo, tạp chí, mạng điện tử, v.v…và kết hợp với
các phƣơng pháp khác nhƣ phân tích tài liệu, xây dựng giả thiết, v.v…để
nghiên cứu và rút ra kết luận.
 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tế: chủ động tham gia các hội thảo khoa học,
tiếp cận Cục quản lý cạnh tranh cũng nhƣ các doanh nghiệp để thu thập
thông tin, số liệu, đồng thời kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu xã hội
học để lấy ý kiến, khảo sát từ doanh nghiệp và quần chúng.
6. BỐ CỤC TỔNG QUÁT CỦA KHĨA LUẬN
Bên cạnh tóm tắt, lời mở đầu, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của khóa luận đƣợc cấu trúc thành hai chƣơng, bao gồm:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và chính sách
khoan hồng đề kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
 Chƣơng 2: Pháp luật các nƣớc về chính sách khoan hồng và những kiến
nghị nhằm xây dựng chính sách khoan hồng đề kiểm soát thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh tại Việt Nam

5


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG ĐỂ
KIỂM SOÁT THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1.1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thuật ngữ cạnh tranh kinh tế đƣợc nhà kinh tế học ngƣời Anh là Adam
Smith đƣa ra và đƣợc nhà kinh tế học ngƣời Hoa Kỳ George J.Stigler tập hợp lại
trong cuốn từ điển kinh tế học “The New Palgrave Dictionary of Economics 2 ”.
Theo đó, cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy
những vị thế tạo nên lợi thế tƣơng đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thƣơng mại khác để thu đƣợc nhiều lợi ích
nhất cho mình.
Cạnh tranh là động lực quan trọng của kinh tế thị trƣờng3, thúc đẩy sản xuất
phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế vì sự cạnh tranh buộc ngƣời sản xuất
phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, tích cực
nâng cao tay nghề, thƣờng xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các
nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức
trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả
kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thƣờng trì trệ và
kém phát triển4.

2

George
J.Stigler,
“The
New
Palgrave
Dictionary
of
Economics”,
/>picid=&result_number=6, truy cập ngày 02/5/2015
3
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (2014), “Nhìn lại luật cạnh
tranh Việt Nam sau 10 năm thực thi”, Trang điện tử Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế

- xã hội Quốc gia, truy cập ngày 02/5/2015
4
Hƣơng Giang (2013), “Doanh nghiệp và vấn đề cạnh tranh lành mạnh”, Trang điện tử
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, truy cập
ngày 02/5/2015
6


Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá và cũng là
một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trƣờng, nhằm mục đích
chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt đƣợc lợi nhuận
cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều ngƣời hiện nay "thƣơng trƣờng nhƣ chiến
trƣờng" đã phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị trƣờng cạnh
tranh tự do. Đƣơng nhiên, đã là “chiến trƣờng” thì khơng có chiến thắng cho tất cả
các đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, trƣớc áp lực tồn tại và phát triển hoạt động, các
bên tham gia khơng có ƣu thế cạnh tranh thƣờng có xu hƣớng thỏa hiệp với nhau,
cùng nhau đƣa ra các giải pháp để giảm bớt sự đối đầu của nhau và để các bên đều
thu lại lợi nhuận bằng cách áp đặt lên ngƣời tiêu dùng các điều kiện có lợi cho
doanh nghiệp của mình. Hành động trên của các doanh nghiệp đƣợc pháp luật cạnh
tranh ghi nhận là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh hay cịn gọi là
cartel 5đƣợc nhìn nhận là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm
giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một
cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh6
Ở Châu Âu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đƣợc quy định tại Điều 101 của
Hiệp ƣớc thành lập Liên minh Châu Âu nhƣ sau: "Mọi thoả thuận giữa các doanh
nghiệp, quyết định của hiệp hội các doanh nghiệp và mọi hành vi liên kết khác có
thể ảnh hƣởng đến thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên và có mục đích hoặc hệ
5


Cartel (các –ten) theo định nghĩa của www.saga.vn (cổng thông tin điện tử dành cho giới
kinh doanh tại Việt Nam) là khái niệm chỉ một tổ chức các thành viên tự nguyện liên kết
theo phƣơng thức cam kết đồng thuận. Các-ten thƣờng sinh ra do một mục tiêu chung là
tập hợp các tổ chức và đối tƣợng cùng ngành nghề để có thể khống chế thị trƣờng bằng
quyền lực kinh tế do các thành viên các-ten mang lại. Nguyên tắc của các-ten là đồng
thuận và phân chia hợp lý lợi ích kinh tế. Hai yếu tố chính của thị trƣờng mà các-ten
thƣờng xuyên tìm cách tác động lên là giá và số lƣợng.
Một trong những các-ten rất nổi tiếng có thể lấy làm ví dụ là OPEC, Tổ chức các quốc gia
xuất khẩu dầu mỏ. Các-ten này thƣờng họp lại mỗi khi có biến động giá cả dầu mỏ lớn trên
các thị trƣờng thế giới để quyết định các nƣớc thành viên OPEC liệu sẽ tăng hay giảm sản
lƣợng khai thác và xuất khẩu để điều chỉnh giá trên thị trƣờng toàn cầu. Để làm đƣợc việc
này, tổng trữ lƣợng có thể khai thác và xuất khẩu của các-ten OPEC chiếm tới trên 60%
sản lƣợng toàn cầu, tạo ra một sức mạnh mặc cả và đàm phán đáng kể với các quốc gia tiêu
thụ nhiều dầu mỏ, thƣờng là các nƣớc công nghiệp phát triển giàu có.Thoả thuận chính
thức giữa các hãng trong một thị trƣờng độc quyền nhóm để kết hợp các thủ tục đã đƣợc
thống nhất về các biến nhƣ giá cả và sản lƣợng.
6
Đỗ Tuấn Lâm (2014), “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu”, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, Học viện khoa học xã hội Viện hàn lâm khoa học xã
hội Việt Nam, tr.15
7


quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trƣờng của liên
minh, đều bị coi là đi ngƣợc lại với mục đích thành lập thị trƣờng chung và bị cấm”
7
.
Tại Nhật Bản, khoản 6, Điều 2, Luật Chống độc quyền Nhật Bản (AMA)
quy định: “Hạn chế thƣơng mại bất hợp lý là các hoạt động kinh doanh mà thơng
qua đó bất kỳ doanh nghiệp nào bằng hợp đồng, thỏa thuận hay bất kỳ các hoạt

động thông đồng khác, không phụ thuộc tên gọi, cùng hạn chế hay tiến hành các
hoạt động kinh doanh của họ theo cách thức cố định giá, duy trì giá hay tăng giá,
hoặc để giới hạn sản xuất, công nghệ, sản phẩm, cơ sở sản xuất hay khách hàng
hoặc giao dịch của các đối tác, gây ra hạn chế đáng kể đối với cạnh tranh trong lĩnh
vực thƣơng mại, đi ngƣợc lại lợi ích chung”8.
Luật Cạnh tranh (Luật số 27/2004/QH11) ngày 3 tháng 12 năm 2004 (LCT
2004) hiện nay không đƣa ra một khái niệm cụ thể mà sử dụng phƣơng pháp liệt kê
các thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm những hành vi đƣợc
quy định nhƣ sau9:
(i) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp;
(ii) Thỏa thuận phân chia thị trƣờng tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ;
(iii) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lƣợng, khối lƣợng sản xuất, mua
bán, hàng hóa, dịch vụ;
(iv) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tƣ;
(v) Thỏa thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng
mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các
nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tƣợng của hợp đồng;
(vi) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm khơng cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trƣờng hoặc phát triển kinh doanh;
(vii) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trƣờng những doanh nghiệp không phải là
các bên của thỏa thuận;
(viii) Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc
cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

7

Cục quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo rà soát các quy định của pháp luật canh tranh,
Hà Nội, tr.4

8
“Nihonno Dokusen kinshihou”, />truy cập ngày 5/5/2015
9
Điều 8 LCT 2004
8


Từ điều luật này có thể thấy, “khái niệm về hành vi thoả thuận hạn chế cạnh
tranh ở Luật Cạnh tranh Việt nam không chỉ bao gồm những thoả thuận mang tính
cartel thơng thƣờng mà cả những thoả thuận để ngăn cản cạnh tranh của các doanh
nghiệp không tham gia thoả thuận10”.
Dựa vào các đặc điểm chung của các dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần
phải kiểm sốt, có thể rút ra định nghĩa về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhƣ sau:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của nhiều doanh
nghiệp (hai doanh nghiệp trở lên) có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nhằm
giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép cạnh tranh giữa họ với nhau hoặc với các doanh
nghiệp không tham gia vào thỏa thuận.
1.1.1.2 Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Về chủ thể:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh
tranh của nhau11. Để xác định dấu hiệu này, phải chứng minh đƣợc những điểm sau
đây:
- Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;
- Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải là những
ngƣời liên quan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; khơng cùng trong một tập
đồn kinh doanh, khơng cùng là thành viên của tổng công ty. Những hành động
thống nhất của tổng cơng ty, của một tập đồn kinh tế hoặc của các công ty mẹ, con,
không đƣợc pháp luật cạnh tranh coi là thỏa thuận bởi thực chất các tập đồn kinh tế
nói trên cho dù bao gồm nhiều thành viên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
Về nội dung

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thƣờng tập trung vào “các yếu tố cơ bản
của quan hệ thị trƣờng mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau nhƣ giá, thị
trƣờng, trình độ kỹ thuật, cơng nghệ, điều kiện ký kết hợp đồng và nội dung của hợp
đồng”12.
Khi những nội dung của thỏa thuận đƣợc hình thành và thực hiện, thì các yếu
tố nói trên sẽ trở thành tiêu chuẩn thống nhất khơng có cạnh tranh trên thị trƣờng
giữa những ngƣời tham gia thoả thuận. Nói cách khác, nội dung của thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh là các doanh nghiệp thống nhất thực hiện cùng một hành vi hạn chế
10

Võ Duy Thái (2009), “Một số vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, Trang
thông
tin
điện
tử
Cục
quản

cạnh
tranh,
truy cập ngày 5/5/2015
11
Cục quản lý cạnh tranh, tlđd (7), tr.6
12
Trƣờng đại học Luật Tp.HCM (2012), Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết
tranh chấp thương mại, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.158
9


cạnh tranh. Dựa vào hành vi, Điều 8 LCT 2004 đã liệt kê thành những thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh cụ thể. Chỉ khi thuộc một trong những trƣờng hợp quy định tại
Điều 8, thỏa thuận của các doanh nghiệp mới bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể đƣợc xác định khi chúng đã hoặc chƣa
đƣợc thực hiện.
Hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, dấu hiệu chung cho cả ba loại
hành vi hạn chế cạnh tranh, là làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị
trƣờng.
Về hình thức
Để xác định các hành động của một nhóm doanh nghiệp độc lập là thỏa
thuận, cơ quan có thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận rằng giữa họ đã tồn
tại một hợp đồng, bản ghi nhớ, các cuộc gặp mặt cho thấy đã có một thoả thuận
cơng khai hoặc ngầm đồng ý về giá, về hạn chế sản lƣợng, phân chia thị trƣờng.
Một khi chƣa có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thì
chƣa thể kết luận có sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải đƣợc hình thành từ sự thống nhất ý
chí của các doanh nghiệp tham gia về việc thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh.
Hình thức pháp lý của sự thống nhất ý chí khơng ảnh hƣởng đến việc định danh
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Do đó, chỉ cần hội đủ hai điều kiện là có sự thống
nhất ý chí (cùng đƣa ra một “cam kết có chủ ý về một kế hoạch chung” 13nào đó) và
các doanh nghiệp đã cùng thống nhất thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh là
có thể kết luận đã có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho dù thỏa thuận đó bằng băn
bản hay lời nói, thỏa thuận cơng khai hay thỏa thuận ngầm.
Sự thống nhất ý chí đã liên kết các doanh nghiệp độc lập với nhau nhằm tạo
nên sức mạnh chung trong quan hệ với khách hàng hoặc trong quan hệ cạnh tranh
với những doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Thế nên hậu qủa đầu của thỏa
thuận gây ra cho thị trƣờng là xoá bỏ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp tham gia.
Khi nội dung thỏa thuận đƣợc hình thành, tạo ra những tiêu chuẩn chung về giá, về
kỹ thuật, về công nghệ, về điều kiện giao kết hợp đồng… các doanh nghiệp đang từ
đối thủ cạnh tranh của nhau sẽ khơng cịn cạnh tranh với nhau nữa. Bằng sức mạnh
chung (nếu sự liên kết tạo nên sức mạnh thị trƣờng) và bằng việc thực hiện hành vi

hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia có thể gây thiệt hại cho khách hàng

13

Cục quản lý cạnh tranh (2009), “Xử lý cartel khi khơng có bằng chứng thỏa thuận trực
tiếp”,
Trang
thông
tin
điện
tử
Cục
quản

cạnh
tranh,
truy cập 6/5/2015
10


khi đặt ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho họ hoặc gây thiệt hại cho các doanh
nghiệp không tham gia thỏa thuận.
Về mức độ tác động
TTHCCT làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trƣờng14. Tuy
nhiên, mỗi dạng TTHCCT có tác động bất lợi đến thị trƣờng ở mức độ khác nhau
nên không phải tất cả các TTHCCT đều có tác động tiêu cực đến thị trƣờng và bị
xử lý.
1.1.2 Nguyên tắc xử lý với những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị
kiểm soát
Theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay thì việc xác định

những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần phải kiểm soát đƣợc liệt kê cụ thể tại Điều
8 Luật Cạnh tranh và đƣợc hƣớng dẫn từ Điều 14 đến Điều 21 Nghị định
116/2005/NĐ – CP. Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận đƣợc liệt kê này đều bị
cấm vì trên thực tế, có những thỏa thuận mặc dù có tính chất hạn chế cạnh tranh
nhƣng lại có tác động tích cực đến nền kinh tế thị trƣờng ở những góc độ nhất định.
Để đảm bảo cho việc xử lý phù hợp đối với những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì
các nhà làm luật Việt Nam đã đƣa ra hai nguyên tắc xử lý đƣợc quy định tại Điều 9
Luật Cạnh tranh năm 2004, đó là: cấm tuyệt đối và cấm có điều kiện. Qua đó đã thể
hiện thái độ khá mềm dẻo của pháp luật khi xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,
đồng thời giúp việc áp dụng Luật Cạnh tranh đƣợc linh hoạt theo sự phát triển của
thị trƣờng.
1.1.2.1 Những thỏa thuận cạnh tranh bị cấm tuyệt đối
Những dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối– “thỏa thuận đen”
gồm15: thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm khơng cho doanh nghiệp khác phát triển kinh
doanh; thỏa thuận loại bỏ thị trƣờng những doanh nghiệp không phải là các bên của
thỏa thuận và thông đồng để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thấu trong
việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đây là những TTHCCT “không chỉ xâm
hại đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng bằng cách tăng giá và giảm sản lƣợng mà cịn
bóp méo thƣơng mại thế giới bằng cách tạo ra quyền lực thị trƣờng, gây lãng phí và
kém hiệu quả ở những nƣớc mà thị trƣờng cần có cạnh tranh”16.
Khi một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc một trong các trƣờng hợp cụ
thể trên thì sẽ bị cấm trong mọi trƣờng hợp mà khơng cần căn cứ vào thị phần kết
14

Trƣờng đại học Luật Tp.HCM, tlđd(12), tr.158
Khoản 6, 7 và 8 Điều 8 LCT 2004
16
OECD Report (2003), Hard Core Cartels – Recent progress and challenges ahead,
OECD Publishing, pp.8
15


11


hợp của các doanh nghiệp tham gia và đƣơng nhiên không đƣợc áp dụng miễn trừ.
Ba loại thỏa thuận này là những thỏa thuận luôn mang bản chất hạn chế cạnh tranh
nên chỉ cần có đủ căn cứ để kết luận các doanh nghiệp đã thiết lập nên một trong ba
thỏa thuận trên là có thể kết luận đã có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nó
ln cấu thành nên những thỏa thuận phản cạnh tranh cho dù mục đích phản cạnh
tranh chƣa đƣợc thực hiện trong thực tế. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm hay thỏa
thuận loại bỏ đối thủ cạnh tranh là những thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền
tự do kinh doanh của những chủ thể khác đƣợc Hiến pháp thừa nhận và đƣợc cụ thể
hóa tại Điều 4 Luật Cạnh tranh năm 2004. Từ những thỏa thuận này đã dẫn đến sự
thay đổi về cơ cấu cạnh tranh hiện có trên thị trƣờng để duy trì, cũng cố vị trí, quyền
lực của các doanh nghiệp tham gia liên kết.
1.1.2.2 Những thỏa thuận cạnh tranh bị cấm có điều kiện
Nguyên tắc này đƣợc áp dụng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh đƣợc quy
định tại Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004, cụ thể17: thoả thuận ấn định giá hàng hoá,
dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thoả thuận phân chia thị trƣờng tiêu thụ,
nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số
lƣợng, khối lƣợng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận hạn chế phát
triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tƣ; thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác
điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp
khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tƣợng của hợp đồng.
Pháp luật Cạnh tranh Việt Nam quy định hai điều kiện áp dụng nguyên tắc
18
này :
Thứ nhất, các thỏa thuận này chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có
thị phần kết hợp trên thị trƣờng liên quan từ 30% trở lên. Ngày 10⁄10⁄2013, Hội
đồng Cạnh tranh đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp

Bảo hiểm Toàn cầu về Quyết định của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh đối với
vụ việc 12 doanh nghiệp Bảo hiểm thỏa thuận ấn định giá bảo hiểm học sinh19. Hội
đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh kết luận: hành vi ký kết thỏa thuận về thống nhất giá
17

Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 LCT 2004
Khoản 2 Điều 9 LCT 2004 quy định “Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị
phần kết hợp trên thị trƣờng liên quan từ 30% trở lên”
19
Hội đồng cạnh tranh Việt Nam (2013), “Giải quyết vụ việc 12 doanh nghiệp bảo hiểm vi
phạm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm”, Trang thông tin điện tử Hội đồng cạnh
tranh Việt Nam, />&id=55, truy cập ngày 10/6/2015
18

12


dịch vụ bảo hiểm học sinh của 12 doanh nghiệp Bảo hiểm bị điều tra là hành vi thỏa
thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, quy định tại
khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh. Thị phần kết hợp của 12 doanh nghiệp Bảo hiểm
tham gia thỏa thuận chiếm 99.81%, vƣợt quá ngƣỡng 30% trên thị trƣờng liên quan
quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật Cạnh tranh.
Thị phần là cơ sở xác định khả năng chi phối của doanh nghiệp trên thị
trƣờng. Theo Luật Cạnh tranh, với mức thị phần từ 30% trở lên thì doanh nghiệp đã
có thể có sức mạnh, quyền lực trên thị trƣờng. Những doanh nghiệp dù có liên kết
với nhau nhƣng vẫn khơng có đủ mức thị phần thống lĩnh thị trƣờng thì cũng khơng
có đƣợc sức mạnh thị trƣờng.
Thứ hai, những thỏa thuận trên có thể đƣợc miễn trừ có thời hạn theo quyết
định của ngƣời có thẩm quyền nếu đáp ứng một trong những điều kiện luật định.

1.1.2.3 Miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều
kiện
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc nhóm bị cấm có điều kiện có thể
đƣợc cơ quan quản lý cạnh tranh cho phép hƣởng miễm trừ có thời hạn nếu đáp ứng
một trong các tiêu chí đƣợc quy định Điều 10 Luật Cạnh tranh 2004 nhằm hạ giá
thành, làm lợi cho ngƣời tiêu dùng bao gồm: hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mơ hình
kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ,
nâng cao chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ; thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu
chuẩn chất lƣợng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; thống nhất các điều
kiện kinh doanh, giao hàng, thanh tốn nhƣng khơng liên quan đến giá và các yếu tố
của giá; tăng cƣờng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa và tăng cƣờng sức
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế.
Các trƣờng hợp này có thể đƣợc chia thành các nhóm sau:
Thứ nhất, chiến lƣợc liên doanh và hợp tác phát triển. Chiến lƣợc liên doanh
và phát triển giữa các doanh nghiệp đƣợc thực hiện để: hợp lý hóa cơ cấu tổ chức,
mơ hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; hoặc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ. Chẳng hạn, hai doanh nghiệp
cùng cạnh tranh trên thị trƣờng, trong đó một doanh nghiệp có chất lƣợng chất
lƣợng sản phẩm tốt nhƣng mạng lƣới phân phối kém có thể phối hợp với doanh
nghiệp có sản phẩm với chất lƣợng trung bình nhƣng mạng lƣới phân phối hiệu quả.
Sự kết hợp này giúp cho hiệu quả hoạt động của hai doanh nghiệp tốt hơn và đem
lại hiệu quả cho ngƣời tiêu dùng trong việc hƣởng thụ sản phẩm với chất lƣợng đảm
bảo yêu cầu. Hay các doanh nghiệp có thể hợp tác và phát triển và thực hiện các
cơng trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật có liên quan mà nếu
13


nhƣ làm một mình sẽ khơng đạt đƣợc kết quả mong muốn. Trƣờng hợp này thƣờng
xảy ra với những nghành nghề kỹ thuật địi hỏi cơng nghệ có trình độ cao nhƣ chế
tạo máy bay, khoa học viễn thông .…

Thứ hai, chiến lƣợc xây dựng các tiêu chuẩn chung về sản phẩm và điều kiện
kinh doanh bao gồm: thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm thống nhất các tiêu
chuẩn chất lƣợng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm hoặc thỏa thuận
thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh tốn nhƣng khơng liên quan
đến giá và các yếu tố của giá. Dƣới góc độ kinh tế, các thỏa thuận về việc đặt ra các
tiêu chuẩn nói trên nhìn chung là có lợi cho ngƣời tiêu dùng và có thể làm cho thị
trƣờng hoạt động một cách có hiệu quả hơn nếu nhƣ những tiêu chuẩn đó là tiến bộ
và phản ánh sự đi lên trong công nghệ kỹ thuật, chất lƣợng và trình độ kinh doanh.
Thứ ba, chiến lƣợc nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là: các thỏa thuận nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cƣờng sức cạnh
tranh của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế.
Nhƣ vậy, việc pháp luật cạnh tranh phân biệt những thỏa thuận nào cần
khuyến khích và những thỏa thuận nào cần phải kiểm sốt có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên thực tế thì đây là điều không hề dễ
dàng bởi cơ quan quản lý cạnh tranh hiện nay chƣa có đầy đủ các cơng cụ cũng nhƣ
nghiệp vụ để điều tra về TTHCCT - “một mơ hình nguy hiểm đƣợc che đậy khá
hồn hảo20”.
1.2
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG
ĐỂ KIỂM SỐT CÁC THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1.2.1 Lịch sử hình thành và khái niệm của chính sách khoan hồng
Nhƣ đã trình bày, TTHCCT khó bị phát hiện vì chúng đƣợc thực hiện một
cách bí mật. Vì vậy, theo kinh nghiệm ở các quốc gia, vùng lãnh thổ có truyền
thống luật cạnh tranh lâu đời nhƣ Mỹ, Nhật hay Liên minh châu Âu (EU), xây dựng
một hệ thống chế tài nghiêm khắc vẫn chƣa đủ đảm bảo thành công cho việc điều
chỉnh các TTHCCT. Vấn đề lớn nhất đối với các cơ quan quản lý cạnh tranh khi đối
phó với các trƣờng hợp TTHCCT là điều tra thu thập chứng cứ và thông tin cần
thiết để làm căn cứ khởi xƣớng điều tra các vụ việc cạnh tranh21.

20


Ca Hồ Anh Thƣ (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách khoan hồng
nhằm phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp,
Trƣờng ĐH Luật Tp.Hồ Chí Minh, tr.14
21
Wouter P.J. Wils, Leniency in Antitrust Enforcement: Theory and Practice,30 World
Competition, tr. 26-54.
14


Do tính chất “khó phát hiện” của các TTHCCT nên thành công của một cuộc
điều tra vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bắt nguồn chủ yếu từ việc thu thập
đƣợc các thơng tin từ phía “ngƣời trong cuộc” - các bên tham gia thỏa thuận. Trên
cơ sở đó, một trong những nhiệm vụ khó khăn của cơ quan cạnh tranh là làm thế
nào thu hút đƣợc sự hợp tác từ chính các bên trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Thơng thƣờng, nếu khơng đƣợc hƣởng lợi thì các doanh nghiệp kinh doanh hiếm
khi hợp tác với các cơ quan cạnh tranh, tuy nhiên, một trong những cách động viên
họ cung cấp các thông tin là cam kết sẽ miễn hoặc giảm các chế tài mà họ có thể bị
áp dụng trong quá trình tố tụng. Hầu nhƣ các nƣớc trên thế giới đều quy định về chế
định giảm hình phạt (thơng thƣờng là phạt tiền trên cơ sở doanh thu) khi doanh
nghiệp kinh doanh hoặc cá nhân hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình điều
tra vụ việc. Trong những năm gần đây, việc khuyến khích sự hợp tác của “ngƣời
trong cuộc” đã có những bƣớc tiến quan trọng - và đƣợc xây dựng thành “chính
sách khoan hồng”22.
Hoa Kỳ là nƣớc đầu tiên trên thế giới đƣa ra CSKH và chính thức áp dụng
ngay vào năm 1978. Tại đây, khái niệm CSKH đƣợc hiểu “nhƣ một dạng cơ hội
dành cho các doanh nghiệp, đặc biệt chƣơng trình cịn quy định Bộ Tƣ pháp phải
xem xét loại bỏ các hình phạt đối với doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh mà tự thú và hợp tác điều tra trong trƣờng hợp Bộ Tƣ pháp chƣa nắm bắt
đƣợc thông tin về vụ việc này”23 nhƣng lại “khơng có quy định giảm trừ cố định cho

các doanh nghiệp, cá nhân nộp đơn thứ hai mà tùy thuộc vào sự quyết định của DOJ
trên cơ sở cân nhắc từng vụ việc cụ thể”24 mà chỉ “dành quyền miễn trừ cho thành
viên đầu tiên khai báo với cơ quan điều tra về Các-ten mà mình tham gia”25.
Trong khi đó, các khu vực pháp lý khác chẳng hạn nhƣ các nƣớc thuộc Liên
minh châu Âu, Nhật Bản,...lại định nghĩa CSKH là cơ hội mà nhà nƣớc dành cho
một số thành viên Cartel đƣợc hƣởng cơ chế miễn trừ khỏi các chế tài đối với hành
vi vi phạm mà họ đã thực hiện nếu chủ động báo cáo, cung cấp đầy đủ các thông tin
và hợp tác với cơ quan điều tra cho tới khi vụ việc Cartel bị xử lý trƣớc pháp luật26.
22

Lê Thu Hà (2007), “Chính sách khoan hồng – công cụ hữu hiệu khám phá các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 95, tháng 3/2007, tr.57
23
Lê Thu Hà, tlđd (22), tr.57
24
Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng chính sách khoan hồng
theo Luật cạnh tranh của một số nƣớc trên thế giới và đề xuất bổ sung cho Việt Nam”, Tạp
chí khoa học pháp lý, số 01/2013, tr.49
25
Phan Cơng Thành (2008), “Chính sách khoan hồng và tác động phá vỡ Các – ten”, Tài
liệu Tọa đàm, Hà Nội, tr.10.
26
Ca Hồ Anh Thƣ, tldd (20), tr.15
15


Nhƣ vậy, cùng là CSKH nhƣng giữa hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ và hệ
thống pháp luật Liên minh Châu Âu, Nhật Bản lại là có hai cách định nghĩa khác
nhau, trong đó sự khác nhau cơ bản nằm ở đối tƣợng đƣợc hƣởng CSKH. Tuy nhiên,
dù cách quy định khác nhau nhƣng mục đích mà CSKH ở các quốc gia này hƣớng

tới có cùng điểm chung là phá vỡ các TTHCCT, đem lại an toàn cho nền kinh tế và
ngƣời tiêu dùng.
Tại Việt Nam, pháp luật cạnh tranh chƣa có điều khoản nào quy định về
CSKH nhƣng đã có một số tác giả nghiên cứu và đƣa ra đƣợc khái niệm cơ bản của
CSKH, tiêu biểu có Luật sƣ Nguyễn Anh Tuấn trong bài viết Cơ sở lý luận và thực
tiễn áp dụng chính sách khoan hồng theo Luật cạnh tranh của một số nƣớc trên thế
giới và đề xuất bổ sung cho Việt Nam đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý số
01/2013 có nêu: “Khoan hồng là việc cho phép miễn trừ hay giảm trừ hình phạt đối
với doanh nghiệp có hành vi vi phạm luật cạnh tranh nhƣng sau đó đã hợp tác với
các cơ quan thực thi luật cạnh tranh”.
Theo tác giả, khoan hồng cho phép miễn trừ hay giảm trừ hình phạt đối với
các đối tượng tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vi phạm luật cạnh tranh
nhưng sau đó đã hợp tác với các cơ quan thực thi luật cạnh tranh trong việc phá vỡ
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó.
1.2.2 Đặc điểm của chính sách khoan hồng
Từ những nghiên cứu về CSKH của các quốc gia trên thế giới có thể rút ra
một số đặc điểm của CSKH nhƣ sau:
Mục đích của chính sách khoan hồng
Tƣ tƣởng cơ bản của chính sách này là khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tham gia TTHCCT chủ động báo cáo, cung cấp chứng cứ và hợp tác điều tra để
đƣợc miễn hoặc giảm trừ đáng kể chế tài xử phạt mà đáng ra họ phải theo quy định
của pháp luật.
Thực tế cho thấy, nếu khơng có sự hợp tác của ngƣời trong cuộc, cơ quan chức năng
rất khó nắm bắt đƣợc thơng tin TTHCCT và điều tra, thu thập chứng cứ.
Vì vậy, CSKH có thể đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp thu thập chứng cứ,
giảm thiểu chi phí và tăng cƣờng hiệu quả điều tra cho cơ quan chức năng. Chính
sách miễn trừ hình phạt cũng khuyến khích những ngƣời nắm giữ đầy đủ và chi tiết
các bằng chứng ngay từ đầu tự nguyện cung cấp thông tin về TTHCCT, giúp cho
việc thu thập các chứng cứ này của các cơ quan quản lý cạnh tranh trở nên dễ dàng
hơn so với khi chƣa có chính sách khoan hồng.

Điều kiện được hưởng CSKH

16


Để đƣợc hƣởng CSKH, đối tƣợng xin hƣởng CSKH phải thỏa mãn một số
điều kiện cơ bản nhƣ:
(i) Đối tƣợng phải là thành viên tham gia vào TTHCCT và không có vai
trị tổ chức, dẫn đầu TTHCCT.
(ii)

Chủ động khai báo, hợp tác đầy đủ và liên tục với cơ quan điều tra cho
đến khi kết thúc điều tra.

(iii) Đối tƣợng phải chấm dứt, rời khỏi TTHCCT khi ứng dụng khoan hồng
đƣợc áp dụng.
(iv) Giữ bí mật, khơng tiết lộ thơng tin xin hƣởng CSKH với bất kỳ bên nào,
đặc biệt là các thành viên khác trong TTHCCT.
Mức độ khoan hồng
Bên cạnh việc thỏa mãn một số điều kiện đƣợc hƣởng CSKH, cần xác định
mức độ khoan hồng áp dụng dựa trên 2 tiêu chí cụ thể sau:
(i) Thời điểm đối tƣợng khai báo vụ việc và xin hƣởng CSKH.
(ii) Giá trị thông tin và chứng cứ cung cấp.
Chẳng hạn, pháp luật Hoa Kỳ chỉ quy định miễn giảm chế tài cho đối tƣợng
đầu tiên - duy nhất nộp đơn xin hƣởng khoan hồng, và không quy định mức nhiễm
giảm đối với đối tƣợng nộp đơn thứ 2 mà tùy theo từng vụ việc tòa án sẽ đƣa ra các
mức giảm trừ cụ thể, thƣờng là 30 – 35% mức phạt tối thiểu. Ngồi ra, đối tƣợng
xin hƣởng chính sách khoan hồng đầu tiên phải nộp đơn trƣớc khi cơ quan cạnh
tranh tiến hành điều tra hoặc đã tiến hành điều tra nhƣng chƣa thu thập đầy đủ các
chứng cứ cần thiết27.

Hoặc pháp luật Nhật Bản quy định miễn trừ hoàn toàn cho đối tƣợng đầu tiên
cung cấp chứng cứ quan trọng cho quá trình điều tra; miễn giảm 30-50 % chế tài
cho đối tƣợng tiếp theo. Trƣờng hợp các đối tƣợng cung cấp chứng cứ kém quan
trọng hơn hoặc ở thời điểm muộn hơn thì đƣợc miễn giảm khơng q 30% chế tài28.
Nguyên tắc áp dụng CSKH
Trong thực tiễn, báo cáo của OECD về chƣơng trình khoan hồng nhằm
chống lại những TTHCCT nguy hiểm (hard-core cartels) đã đƣa ra những ngun
tắc nịng cốt để thiết kế một chƣơng trình khoan hồng tối ƣu đƣợc đúc kết từ kinh
nghiệm của nhiều nƣớc29. Đó là:

27

Phùng Văn Thành, “Kiểm sốt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Hoa Kỳ”,
truy cập ngày 12/6/2015
28
“Nihonno Dokusen kinshihou”, tlđd (8). Xem thêm Nguyễn Anh Tuấn, tlđd (9), tr.50
29
OECD Report (2003),tlđd (16), pp.8
17


Thứ nhất, cần phải cam kết giảm trừ hoặc miễn trừ tồn bộ hình phạt nhằm
khuyến khích các thành viên tham gia TTHCCT hợp tác với cơ quan có thẩm quyền
để phá vỡ những TTHCCT bí mật.
Thứ hai, nhằm tối đa hóa những ƣu đãi cho việc từ bỏ tham giaTTHCCT,
chính sách khoan hồng phải đảm bảo tính rõ ràng, chắc chắn và quyền ƣu tiên. Điều
quan trọng là chính sách khoan hồng phải xác định rõ mức giảm trừ hình phạt cho
các bên nộp đơn ngay từ đầu.
Thứ ba, phạm vi miễn trừ hoặc giảm trừ không nên chỉ hạn chế áp dụng cho
doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin miễn trừ. Một doanh nghiệp nộp đơn sau khi bắt

đầu cuộc điều tra vẫn có thể đƣợc phép hƣởng khoan hồng nếu bằng chứng và thông
tin do doanh nghiệp đó cung cấp có tác dụng hỗ trợ cho quá trình chứng minh vi
phạm của cơ quan thực thi trở nên dễ dàng hơn.
Thứ tư, để tăng tính hấp dẫn của chính sách khoan hồng đối với các thành
viên của TTHCCT, các hình phạt phải thật sự khắt khe. Theo đó, chế tài áp dụng
đối với cá nhân có thể là một động lực quan trọng để các thành viên lãnh đạo doanh
nghiệp quyết định xin hƣởng khoan hồng.
Thứ năm, bởi vì những quyết định khoan hồng đƣợc thơng qua khi kết thúc
điều tra, nên chính sách khoan hồng cần phải quy định các thủ tục thẩm định tính tin
cậy của chứng cứ cũng nhƣ phải đảm bảo việc tiếp tục hợp tác của doanh nghiệp
sau khi đệ đơn.
Thứ sáu, chính sách khoan hồng cũng cần phải xem xét vai trị của thành
viên nộp đơn đối với q trình hình thành và hoạt động của TTHCCT; cũng nhƣ
thiện chí và động cơ của họ trong việc chấm dứt, sửa sai và bồi thƣờng cho những
tổn thất đã gây ra trƣớc khi đƣợc hƣởng khoan hồng. Theo đó, thành viên cầm đầu
hoặc doanh nghiệp ép buộc các doanh nghiệp khác tham gia TTHCCT nên bị loại
khỏi nhómđối tƣợng đƣợc hƣởng khoan hồng.
Cuối cùng, việc bảo mật các thông tin là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo
vệ những thành viên nộp đơn.Có nhƣ vậy mới khuyến khích thành viên thỏa thuận
nộp đơn xin khoan hồng
1.2.3 Ý nghĩa của chính sách khoan hồng
Trƣớc hết, CSKH mang lại hiệu quả phá vỡ các TTHCCT bởi tác động của
chính sách khoan hồng tạo ra một hiệu ứng vịng trịn:
Chính sách khoan hồng tạo động lực cho các thành viên giữ lại chứng cứ về
TTHCCT ngay từ ban đầu, điều này làm cho cơ quan quản lý cạnh tranh dễ dàng
phát hiện, điều tra và xử lý hơn; một khi hiệu quả thực thi pháp luật của cơ quan
quản lý cạnh tranh tăng cao, nguy cơ doanh nghiệp tham gia TTHCCT bị phát hiện
18



×