Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH HỐ CHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH HỐ CHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 60.38.01.07

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN VÕ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình do tơi tự nghiên cứu và
hồn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Phạm Văn Võ.
Những kết luận, nhận định, tham khảo từ các sách báo, tạp chí, tài liệu,
cơng trình nghiên cứu khác đều đƣợc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả xin chịu trách nhiệm hồn tồn về những ý kiến, đề xuất khoa
học của mình.

Tác giả luận văn

Đặng Thị Huyền Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- Bộ luật dân sự:

BLDS

- Bộ luật hình sự:

BLHS

- Bộ luật tố tụng dân sự:

BLTTDS

- Bảo vệ môi trƣờng:


BVMT

- Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các danh mục hoá chất theo Luật kiểm soát hoá chất của Nhật Bản
Bảng 1.2: Các danh mục hoá chất theo Luật kiểm soát hoá chất độc của Hàn Quốc


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 6
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ............................................................ 3
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ....................................................... 4
7. Bố cục đề tài .............................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT ................................................................................... 5
1.1. Khái niệm hóa chất và khái niệm hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất .............. 5
1.1.1. Khái niệm hóa chất .............................................................................................. 5
1.1.2. Khái niệm hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất........................................... 8
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ mơi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 9
1.3. Các nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

hóa chất ............................................................................................................................. 13
1.4. Vai trò của pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
hóa chất ............................................................................................................................ 22
1.4.1. Thể chế hóa những yêu cầu bảo vệ môi trường của nhà nước đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh hóa chất ..................................................................................... 22
1.4.2. Góp phần phát triển ngành cơng nghiệp hóa chất phù hợp với u cầu bảo vệ
môi trường ................................................................................................................... 23
CHƢƠNG 2 ......................................................................................................................... 25
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT, KINH DOANH HĨA CHẤT VÀ HƢỚNG HỒN THIỆN ................................. 25
2.1. Hoạt động ban hành danh mục hóa chất ................................................................... 25
2.1.1. Thẩm quyền ban hành ........................................................................................ 25
2.1.2. Các danh mục hóa chất ..................................................................................... 27
2.2. Kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất ................................................. 30
2.2.1. Kiểm sốt trước khi hoạt động........................................................................... 30
2.2.2. Kiểm sốt trong q trình hoạt động ................................................................. 39
2.2.3. Kiểm sốt hóa chất bị thải bỏ ............................................................................ 47
2.3. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh hóa chất ......................................................................................................... 48
2.3.1. Xử lý vi phạm hành chính .................................................................................. 48
2.3.2. Xử lý kỷ luật ....................................................................................................... 54
2.3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ...................................................................... 55
2.3.4. Truy cứu trách nhiệm hình sự ............................................................................ 58
2.4. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh hóa chất .......................................................................................... 61
2.4.1. Hồn thiện các quy định về hoạt động ban hành danh mục hóa chất ............... 61
2.4.2. Hoàn thiện các quy định về kiểm sốt hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất... 66


2.4.3. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất .................................................................... 70
2.4.4. Một số giải pháp khác nhằm đảm bảo cơ chế thực thi các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất ............................ 76
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bƣớc vào một thời đại mà các thành tựu của cơng nghiệp hố
chất ảnh hƣởng tới tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân: thời đại hoá học
hoá. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất tạo ra nhiều sản phẩm mới mà các
đặc tính của chúng nhiều khi lại khơng có trong tự nhiên, góp phần bổ sung cho các
nguồn nguyên liệu tự nhiên. Nó cung cấp nguyên liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm
cho các ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp, y tế, thực phẩm, hố chất bảo vệ thực vật,
thú y … Vì thế, số lƣợng về chủng loại hoá chất đã đƣợc phát hiện và thƣơng mại
hoá trên thế giới ngày nay là rất lớn.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất đã và đang đóng một vai trị cực kỳ
quan trọng trong mọi nền kinh tế, nhƣng đồng thời là nguồn ô nhiễm môi trƣờng,
tác động đến con ngƣời và hệ sinh thái. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất là
hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng, nhiều khi là nghiêm trọng, là ngun nhân của
những thảm hoạ hố chất.
Vì vậy, nhà nƣớc cần có sự điều chỉnh phù hợp bằng pháp luật đối với hoạt
động này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của nó tới mơi trƣờng nhƣng vẫn tạo điều
kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức.
Nhận thức đƣợc vấn đề này, Việt Nam đã xây dựng và hồn thiện những quy
định nhằm kiểm sốt hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất. Tuy nhiên do nhiều

nguyên nhân các quy định về kiểm soát hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập, chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng đặt ra.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu để làm sáng tỏ
những hạn chế, bất cập của pháp luật, làm cơ sở để hồn thiện pháp luật về bảo vệ
mơi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất có ý nghĩa cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn. Nó khơng chỉ góp phần vào việc hồn thiện các quy định pháp
luật về bảo vệ môi trƣờng điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất mà
cịn góp phần tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết bài toán bức xúc hiện nay về nhu
cầu phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất với vấn đề bảo vệ mơi
trƣờng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Từ những yêu cầu thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn Thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, vấn đề tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất, kinh doanh
hố chất với mơi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng đã nổi lên và thu hút sự quan tâm,
bức xúc của xã hội. Chính vì vậy, đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất.


2

Nghiên cứu khía cạnh pháp luật bảo vệ mơi trƣờng của hoạt động sản xuất,
kinh doanh hố chất khơng phải là một lĩnh vực mới mẻ. Nhƣng thực tế có rất ít các
cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Qua tra cứu, về nghiên cứu chuyên sâu, hiện nay mới chỉ có một cơng trình
nghiên cứu của tác giả Luongsompho Daphet về “Pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất”, 2010, khoá luận tốt nghiệp cử
nhân, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, cơng trình này chủ yếu tập trung

nghiên cứu những vƣớng mắc trong q trình áp dụng Luật Hố chất, Nghị định
108/2008/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định 68/2005/NĐ-CP
ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về an tồn hố chất để xây dựng
Thơng tƣ hƣớng dẫn. Nhìn chung các giải pháp mà tác giả Luongsompho Daphet đề
xuất cịn mang tính định hƣớng chính sách, còn một số giải pháp cụ thể nổi bật hầu
nhƣ trùng với một số quy định của Thông tƣ số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6
năm 2010 của Bộ Công thƣơng quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và
Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định
chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất. Hiện nay, ngồi Luật
Hố chất, các văn bản mà luận văn đề cập đã đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc đã hết hiệu
lực. Vì vậy, những đề xuất của tác giả Luongsompho Daphet khơng cịn ý nghĩa
thực tiễn và lý luận nhiều.
Về nghiên cứu có liên quan đến khía cạnh bảo vệ mơi trƣờng trong lĩnh vực
hố chất, Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Bình (2013), Pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hoá chất, Trƣờng Đại học
Kinh tế - Luật Tp. Hồ Chí Minh chỉ nghiên cứu khía cạnh bảo vệ mơi trƣờng của
hoạt động nhập khẩu hố chất. Do đó, phạm vi, đối tƣợng, mục đích nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Bình là hồn tồn khác với đề tài “Pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất”.
Ngồi ra, cịn có một số bài nghiên cứu, bài báo đề cập đến với mức độ khác
nhau của vấn đề pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hoá chất nhƣng chỉ đƣợc đăng tải dƣới dạng ý kiến, phản ánh, xã luận. Tuy
nhiên, các khía cạnh khoa học pháp lý của vấn đề chƣa đƣợc đi sâu vào nghiên cứu.
Trên cơ sở tiếp tục kế thừa các kết quả nghiên cứu nói trên, tác giả tiếp tục tiếp
cận thơng tin một cách khái quát và khoa học thông qua nhiều bài nghiên cứu,
sách báo, cập nhật những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. Qua
đó, tác giả phân tích những điểm mới về thực trạng và đƣa ra kiến nghị phù hợp
với thực tiễn.



3

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện
một số quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hố chất phù hợp với tình hình hiện nay.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên
quan đến pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
hoá chất.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến
khía cạnh bảo vệ mơi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất.
- Rà soát và đánh giá những hạn chế, bất cập, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh hoá chất.

4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
hoá chất và thực tiễn áp dụng những quy định này trong thực tế.
Phạm vi nghiên cứu:
Do hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất là hoạt động rất rộng nên trong
luận văn tác giả chỉ nghiên cứu các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh hoá chất ở Việt Nam dƣới góc độ bảo vệ mơi trƣờng nhƣng không bao
gồm các hoạt động liên quan đến thƣơng mại quốc tế nhƣ xuất khẩu, nhập khẩu...

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên nền tảng phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác

– Lênin.
Về phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả
sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Tổng quan tài liệu: thu thập, phân loại, tổng hợp thông tin liên quan đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh hoá chất, các văn bản pháp luật, các giải pháp bảo vệ môi
trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất.
- Phƣơng pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp, đánh giá thực trạng quy định
pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật bảo vệ môi trƣờng điều chỉnh hoạt động
sản xuất, kinh doanh hoá chất.
- Phƣơng pháp so sánh: so sánh, đối chiếu có ý nghĩa tham khảo giữa pháp
luật bảo vệ mơi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất với một số
nƣớc nhƣ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc về thực trạng quy định pháp luật và thực
trạng áp dụng pháp luật bảo vệ môi trƣờng điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh
doanh hoá chất.


4

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Thực hiện luận văn “Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh hoá chất“, tác giả mong muốn luận văn khơng chỉ là tài liệu cung cấp
một cách có hệ thống lý luận, thực trạng, những hạn chế, bất cập của pháp luật về
bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất; mà cịn góp phần
hồn thiện pháp luật thông qua những kiến nghị, đề xuất của đề tài.
Giá trị ứng dụng của đề tài:
Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tài
liệu tham khảo cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sử dụng trong q trình xây
dựng và hồn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng điều chỉnh hoạt động sản xuất,
kinh doanh hoá chất.


7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành hai chƣơng, gồm:
Chƣơng 1. Tổng quan pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hoá chất.
Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hố chất và hƣớng hồn thiện.


5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH HOÁ CHẤT
1.1. Khái niệm hoá chất và khái niệm hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá
chất
1.1.1. Khái niệm hoá chất
Theo Từ điển Tiếng Việt, hố chất là hợp chất có thành phần phân tử xác
1
định . Cách hiểu này cho chúng ta biết hoá chất chỉ gồm các hợp chất.
Tuy nhiên, dƣới góc độ khoa học cơ bản và khoa học pháp lý, khái niệm hố
chất đƣợc hiểu với nghĩa rộng hơn.
Dƣới góc độ khoa học cơ bản, hoá chất đƣợc hiểu là các ngun tố hố học,
các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên hay tổng hợp2.
Dƣới góc độ khoa học pháp lý, Luật hoá chất đã đƣa ra khái niệm hoá chất là
đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất đƣợc con ngƣời khai thác hoặc tạo ra từ nguồn
nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo3.
So với khái niệm hố chất mà Từ điển Tiếng Việt đƣa ra thì khái niệm hố
chất dƣới góc độ khoa học cơ bản và khoa học pháp lý đã liệt kê đầy đủ các dạng
tồn tại cơ bản của hoá chất (là đơn chất (các nguyên tố), hợp chất và hỗn hợp chất).

Đồng thời, các cách định nghĩa trên cũng cho chúng ta biết nguồn gốc của hoá chất
là từ tự nhiên hay nhân tạo. Tuy nhiên, cả ba định nghĩa trên đều hiểu hoá chất theo
nghĩa rộng.
Nếu hiểu khái niệm hoá chất theo nghĩa rộng nhƣ ba định nghĩa trên, chúng
ta có thể tìm thấy hố chất ở hầu hết các dạng vật chất tồn tại xung quanh con ngƣời
nhƣ nƣớc rửa chén, dầu gội đầu, chất tẩy rửa đến chất bảo quản thực phẩm … Tuy
nhiên, khoa học ngày nay đã chứng minh trong những hố chất đó có những hố
chất an tồn với mơi trƣờng nhƣng một số hố chất lại rất nguy hại, cần đƣợc kiểm
soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn, loại trừ rủi ro với môi trƣờng và sức khoẻ cộng
đồng.
Vì vậy, dƣới góc độ pháp lý, pháp luật các nƣớc thƣờng giới hạn định nghĩa
hoá chất theo nghĩa hẹp, chỉ kiểm soát những hoá chất nguy hại với môi trƣờng và
sức khoẻ cộng đồng. Một số nƣớc thƣờng giới hạn định nghĩa hoá chất bằng cách
liệt kê theo các danh mục nhƣ Hàn Quốc, Ấn Độ hoặc bằng phƣơng pháp loại trừ
nhƣ Nhật Bản .
Điều 2 Luật Kiểm soát hoá chất Nhật Bản – The Japan Chemical Substan
Control Law năm 1973, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Hoá chất đƣợc
1

Trung Tâm Từ Điển Học (2011), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.697.
Nguyễn Đức Đãn (2005), Kiểm sốt hóa chất nguy hại tại nơi làm việc, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội,
tr.5.
3
Khoản 1 điều 4 Luật hóa chất 2007.
2


6

sử dụng trong đạo luật này có nghĩa là một hợp chất thu đƣợc bằng cách gây ra phản

ứng hoá học với các phân tử và hợp chất (trừ phóng xạ và các chất sau đây):
(i) Bất kỳ chất độc đặc biệt nào đƣợc quy định trong đoạn (3) của Điều 2 của
Đạo luật kiểm soát những chất độc hại ( Đạo luật số 303 năm 1950)
(ii) Bất kỳ chất kích thích nào theo quy định tại đoạn (1) Điều 2 của Luật
kiểm sốt chất kích thích (Luật số 252 năm 1951) và các ngun liệu thơ cho các
chất kích thích theo quy định tại khoản (5) Điều đã nói
(iii) Bất kỳ chất ma tuý quy định tại mục (i) Điều 2 của Luật ma tuý và thuốc
kích thích tâm thần (Đạo luật số 14 năm 1953)4.
Khoản 1 điều 2 Luật Kiểm soát hoá chất độc Hàn Quốc - The Korean Toxic
Chemicals Control Act (TCCA) năm 1991, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy
định: Thuật ngữ “hố chất” có nghĩa là những yếu tố, những hợp chất và những chất
thu đƣợc bằng cách gây ra phản ứng nhân tạo với nhau và kết quả thu đƣợc bằng
cách chiết xuất hoặc tinh chế những chất tồn tại trong tự nhiên5, bao gồm: hóa bằng
cách hố chất độc, hố chất hạn chế, hoá chất cấm, hoá chất phải theo dõi và hố
chất u cầu xây dựng kế hoạch phịng ngừa tai nạn6.
Ở Ấn Độ, Luật Môi trƣờng và Quyết định sản xuất, lƣu trữ và nhập khẩu hoá
chất nguy hiểm7 chỉ quy định khái niệm hoá chất nguy hiểm nhƣng định nghĩa cũng
giới hạn hoá chất nguy hiểm cần kiểm soát theo các danh mục. Theo điểm e Điều 2
Quyết định sản xuất, lƣu trữ và nhập khẩu hoá chất nguy hiểm, khái niệm hoá chất
nguy hiểm đƣợc định nghĩa là:
“Hoá chất nguy hiểm có nghĩa:
(i) bất kỳ hố chất nào đáp ứng đƣợc bất kỳ tiêu chí đặt ra trong phần I của
Bảng I và đƣợc liệt kê trong cột 2 của phần II của bảng này
(ii) bất kỳ hoá chất nào đƣợc liệt kê ở cột 2 của bảng 2

4

"chemical substance" as used in this Act means a chemical compound obtained by causing chemical
reactions to elements or compounds (excluding a radioactive substance and the following substances):
(i) Any specified poison prescribed in paragraph (3) of Article 2 of the Poisonous and Deleterious Substances

Control Act (Act No. 303 of 1950)
(ii) Any stimulant prescribed in paragraph (1) of Article 2 of the Stimulant Drug Control Act (Act No. 252 of
1951) and any raw material for stimulants prescribed in paragraph (5) of said Article
(iii) Any narcotic prescribed in item (i) of Article 2 of the Narcotics and Psychotropics Control Act (Act No.
14 of 1953).
Bên cạnh định nghĩa này, Pháp luật Nhật Bản cũng quy định 6 danh mục hóa chất (tác giả sẽ trình bày ở các
nội dung tiếp theo của Luận Văn).
5
The term “chemicals” means elements, compounds and substances obtained by causing artificial reactions
therewith and those obtained by extracting or refining substances existing in nature.
6
Chemicals regulated under The Korean Toxic Chemicals Control Act (TCCA) cover new Chemicals, Toxic
Chemicals, Observational Chemicals, restricted Chemicals, banned Chemicals, substances requiring
preparation for accidents (Nguồn: - Truy cập lúc 22:54 ngày 18/7/2014). Đây
chính là các danh mục hóa chất.
7
Theo the Manufacture, Storage and import of Hazardous Chemical Rules, 1989, Quyết định này là để
hƣớng dẫn thi hành các điều 6, điều 7, 25 Luật Môi trƣờng.


7

(iii) Bất kỳ hoá chất nào đƣợc liệt kê ở cột 2 của bảng 3”8.
Nhìn chung pháp luật các nƣớc khác thƣờng định nghĩa hoá chất theo nghĩa
hẹp, chỉ gồm những hoá chất thuộc một số danh mục cụ thể nên dƣới góc độ bảo vệ
vệ mơi trƣờng việc kiểm soát sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Trong khi đó, pháp luật
Việt Nam hiện hành lại định nghĩa hố chất với nghĩa rất rộng, khơng giới hạn gồm
những hố chất nào, thuộc danh mục nào. Trên thực tế, hoá chất là vơ số, trong đó
có những hố chất khơng phải là chất nguy hiểm, độc hại nên nó đƣợc pháp luật
điều chỉnh nhƣ hàng hố thơng thƣờng khác. Ngƣợc lại, chỉ những hoá chất độc hại

mới cần đƣợc kiểm soát chặt chẽ bằng những quy định pháp luật riêng. Cách định
nghĩa khái niệm hoá chất theo nghĩa rộng của Luật Hố chất Việt Nam sẽ gây khó
khăn cho q trình áp dụng các quy định pháp luật và cản trở cơng tác kiểm sốt an
tồn hố chất với mơi trƣờng của hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất.
Bên cạnh định nghĩa hoá chất đƣợc quy định trong Luật Hoá chất, Nghị định
số 108/2008/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất cũng quy định các danh mục hoá
chất gồm những hoá chất nguy hại với môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng. Trên
thực tế, pháp luật Việt Nam cũng chỉ kiểm soát đƣợc những hố chất thuộc các danh
mục đó mà thơi.
Vì vậy, với mục đích nghiên cứu pháp luật điều chỉnh khía cạnh bảo vệ mơi
trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất, trong phạm vi đề tài này, tác
giả chỉ đề cập khái niệm hoá chất theo nghĩa hẹp, bao gồm những hoá chất thuộc
các danh mục hoá chất đƣợc quy định tại Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, đƣợc
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất,
cụ thể gồm:
- Hoá chất thuộc danh mục hoá chất cấm sản xuất, kinh doanh;
- Hoá chất thuộc danh mục hoá chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;
- Hoá chất thuộc danh mục hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện;
- Hố chất thuộc danh mục hoá chất độc phải xây dựng phiếu xây dựng phiếu
kiểm soát mua, bán hoá chất độc;
- Hoá chất thuộc danh mục hoá chất phải khai báo;
- Hoá chất thuộc danh mục hoá chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch
phịng ngừa, ứng phó sự cố hố chất và thiết lập khoảng cách an toàn.

8

"hazardous chemical" means(i) any chemical which satisfies any of the criteria laid down in Part I of Schedule I and is listed in Column 2

of Part II of this Schedule;
(ii)any chemical listed in Column 2 of Schedule 2;
(iii) any chemical listed in Column 2 of Schedule 3;”


8

1.1.2. Khái niệm hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất
Theo các nhà ngôn ngữ học, sản xuất là hoạt động tạo ra vật phẩm cho xã hội
bằng cách dùng tƣ liệu lao động tác động vào đối tƣợng lao động 9; còn kinh doanh
là tổ chức việc sản xuất, mua bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi10. Nhƣ vậy, theo
các nhà ngôn ngữ học, quy mô hoạt động của chủ thể là căn cứ để phân biệt hai khái
niệm trên. Theo đó, nếu một chủ thể thực hiện một chuỗi hoạt động từ tạo ra sản
phẩm đến mua bán và cung ứng dịch vụ có mục đích sinh lợi thì gọi là kinh doanh;
nhƣng nếu một chủ thể chỉ tạo ra vật phẩm cho xã hội thì đƣợc gọi là sản xuất,
khơng phân biệt mục đích lợi nhuận.
Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định khái niệm kinh doanh và có cách hiểu
giống các nhà ngơn ngữ học. Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của
q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”. Theo quy định này, khái niệm kinh doanh đã bao
hàm khái niệm sản xuất. Nhƣng bởi định nghĩa này có đề cập đến mục đích sinh lợi
nên một chủ thể chỉ thực hiện hoạt động sản xuất nhƣng có mục đích sinh lợi đã
đƣợc xem là kinh doanh. Còn đối với trƣờng hợp một chủ thể sản xuất khơng nhằm
mục đích sinh lợi nhƣ sản xuất quân trang, quân dụng phục vụ cho quốc phịng an
ninh ... sẽ khơng đƣợc xem là kinh doanh.
Luật hố chất khơng quy định khái niệm sản xuất, kinh doanh hoá chất
nhƣng khoản 4 điều 3 Thông tƣ số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của
Bộ Công thƣơng quy định cụ thể một số điều của Luật hoá chất và Nghị định số
108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quy định chi tiết và

hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật hoá chất quy định khái niệm này nhƣ sau:
“kinh doanh hoá chất là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của
q trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ hố chất trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Về cơ bản, khái niệm sản kinh doanh hoá chất theo Thông tƣ 28/2010/TTBCT không khác khái niệm kinh doanh đƣợc quy định tại khoản 2 điều 4 Luật
doanh nghiệp 2005.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khía cạnh bảo vệ mơi trƣờng của hoạt động
sản xuất, kinh doanh hố chất, tác giả sử dụng khái niệm hoạt động sản xuất, kinh
doanh hoá chất với nghĩa là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn
của q trình đầu tƣ từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ hố chất trên thị
trƣờng nhằm mục đích sinh lợi (nhƣng không bao gồm các hoạt động liên quan đến
thƣơng mại quốc tế nhƣ xuất khẩu, nhập khẩu ...).

9

Trung Tâm Từ Điển Học, tlđd1, tr.1318.
Trung Tâm Từ Điển Học, tlđd1, tr.414.

10


9

1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hoá chất
Ngày nay, hoá chất đƣợc sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội, trong
cuộc sống hàng ngày cũng nhƣ trong sản xuất cơng nghiệp. Trên thế giới ƣớc tính
mỗi năm có khoảng 1000 hoá chất mới đƣợc đƣa ra thị trƣờng và trên 100.000 hợp
chất đƣợc sử dụng rộng rãi dƣới các tên thƣơng mại. Con số này tăng theo năm
tháng11. Những con số này chứng tỏ vai trò to lớn của hố chất trong thời đại ngày

nay.
Hố chất góp phần không nhỏ trong việc bổ sung nguồn nguyên liệu nhân
tạo cho các ngành sản xuất, làm giảm nhu cầu khai thác, góp phần bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên; bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng; chữa bệnh … Chính vai trị của
hố chất đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất thành ngành cơng
nghiệp rất phát triển.
Hiện nay, cơng nghiệp hố chất đƣợc coi là ngành mũi nhọn trong hệ thống
các ngành công nghiệp trên thế giới. Đối với Việt Nam, ngành cơng nghiệp hố chất
đã đóng góp rất nhiều cho nên kinh tế. Tính đến năm 2010 với tỉ trọng 8,1% tổng
giá trị sản xuất của tồn ngành cơng nghiệp, ngành cơng nghiệp hố chất nƣớc ta
hàng năm đã sản xuất gần 2411,3 nghìn tấn phân hố học, gần 815,6 nghìn tấn bột
giặt và chế phẩm dùng để tẩy rửa, trên 73633 tấn thuốc trừ sâu, gần 44 nghìn tấn
axít sunfuric (H2SO4), trên 80 nghìn tấn xút (NaOH)12… Có thể nói, sản phẩm của
ngành cơng nghiệp hố chất phục vụ trực tiếp mọi mặt đời sống con ngƣời.
Khơng ai có thể phủ nhận vai trị của hố chất và hoạt động sản xuất, kinh
doanh hố chất trong thời đại cơng nghiệp hố chất. Tuy nhiên, đồng thời chúng ta
cũng phải nhìn nhận một cách toàn diện những tác động tiêu cực của chúng đối với
môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng, cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất là một trong những
nguyên nhân hàng đầu làm ô nhiễm các thành phần mơi trường như khơng khí,
nước, đất…
Theo một nghiên cứu về đặc trƣng khí thải khu cơng nghiệp trong 8 nhóm
ngành cơng nghiệp của Trung tâm Quan trắc Mơi trƣờng và kiểm sốt ơ nhiễm cơng
nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2009 cho thấy: thành phần khí thải một số
ngành thuộc nhóm ngành sản xuất hố chất nhƣ sản xuất sơn, sản xuất hố nơng
dƣợc, hố chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón… chủ yếu gồm bụi, H2S, NH3,
hơi axít, clo hữu cơ13… Chúng đều là những khí độc hại, gây ơ nhiễm khơng khí.

11


Nguyễn Đức Đãn, tlđd2, tr.5.
Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp (Nguồn:
– Truy cập lúc 8:37 ngày 25/3/2014).
13
Viện môi trƣờng đô thị và công nghiệp Việt Nam (2010), Thực thi luật và chính sách bảo vệ mơi trường,
Nxb Thơng tin và Truyền thông, Hà Nội, tr.44.
12


10

Cịn theo nghiên cứu thống kê của Trung tâm Cơng nghệ mơi trƣờng
(ENTEC), ƣớc tính tổng lƣợng nƣớc thải và thải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc
thải từ các khu công nghiệp thuộc các tỉnh của 4 vùng kinh tế trọng điểm năm 2009
là 640.963m3. Trong đó, tổng lƣợng các chất ơ nhiễm ƣớc tính (kg/ngày) là:
141.012 (TDS); 87.812 (BOD); 204.467 (COD); 37.176 (tổng N); 51.277 (Tổng P).
Cũng theo nghiên cứu trên, đặc trƣng thành phần nƣớc thải của một số ngành sản
xuất hoá chất và những ngành sử dụng nhiều hoá chất trong sản xuất gồm: BOD,
COD, Ph, SS, N, P, NH4+, Cr, phenol, sunfua, kim loại nặng, F, NO3-, CL-, SO42… Chúng đều là những hoá chất độc hại làm biến đổi thành phần tự nhiên, gây ra
tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc.
Ngồi ra, các ngành nhƣ công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, nhuộm, công
nghiệp sản xuất chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… cũng thải ra lƣợng
lớn chất chứa nhiều kim loại nặng và các chất độc hại khác vào môi trƣờng đất.
Các chất độc hại từ các nguồn thải cuối cùng lắng đọng vào đất làm cho đất
bị ô nhiễm nặng. Do q trình sinh địa hố nên một số chất ô nhiễm ở trong đất bị
biến đổi và suy giảm tính độc. Ngƣợc lại một số chất khác biến đổi thành các chất
độc bị ơ nhiễm có độc tố cao hơn.
Thứ hai, hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất là một trong những
nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khoẻ cho cộng đồng.
Mấy năm gần đây, khi nghiên cứu bệnh tim và bệnh xuất huyết não, ngƣời ta

không ngừng phát hiện rất nhiều bệnh trƣớc đây không rõ nguyên nhân nhƣng thực
ra không phải do các vi khuẩn mà là do môi trƣờng sống bị ô nhiễm gây nên. Các
nhà khoa học thông qua các phƣơng pháp phân tích đã chứng minh đƣợc, sức khoẻ
con ngƣời có liên quan chặt chẽ với môi trƣờng địa lý nơi mà họ sinh sống14. Hoạt
động sản xuất, kinh doanh nói chung, trong đó có hoạt động sản xuất, kinh doanh
hố chất đã sản sinh ra một lƣợng ô nhiễm rất lớn, nó bị đào thải vào mơi trƣờng,
phá hoại trạng thái bình thƣờng của mơi trƣờng, từ đó mà rất có hại cho cơ thể.
Nhiều chất ơ nhiễm nhƣ thuỷ ngân, cadimi, asen, cyanua, phenol, benzene…đã làm
ô nhiễm bầu không khí, nƣớc, đất đai xung chúng ta, thơng qua nhiều con đƣờng
khác nhau mà xâm nhập vào cơ thể con ngƣời.
Nhiều hố chất đã từng đƣợc coi là an tồn nhƣng nay đã đƣợc xác định là có
liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa đến suy yếu sức khoẻ lâu dài, các bệnh về tim
mạch và ung thƣ nhƣ thuỷ ngân, cadimi, asen, cyanua, phenol, benzene ... Trƣớc
đây, ngƣời ta biết đến nguồn nhiễm độc là từ chất thải sản xuất nhƣng nay khoa học
đã chứng minh đƣợc các hố chất nguy hại cũng có thể đƣợc thải ra từ các sản phẩm
đang đƣợc sử dụng và ở cuối vịng đời của sản phẩm. Đã có bằng chứng cho thấy
chì trong sơn gây tổn thƣơng thần kinh, đặc biệt cho trẻ em (nhƣ giảm trí thơng
minh) và các cơng nhân trong ngành cơng nghiệp chì. Sơn chứa chì thƣờng đƣợc
14

Viện môi trƣờng đô thị và công nghiệp Việt Nam, tlđd14, tr.73.


11

dùng trong cơ sở hạ tầng nhƣ cầu, ngành công nghiệp (phụ tùng ô tô) và cho những
ứng dụng trong ngành hàng hải cũng nhƣ trong gia đình15.
Điều đáng nói là, khi xâm nhập vào cơ thể giữa hai hay nhiều hố chất có thể
kết hợp với nhau tạo ra chất mới với những đặc tính khác hẳn và sẽ có hại tới sức
khoẻ hơn tác hại của từng hố chất thành phần. Chẳng hạn nhƣ khi hít phải tetra

clorua cacbon (CCl4) trong một thời gian sẽ không bị nhiễm độc nhƣng khi đã
uống dù chỉ một lƣợng nhỏ rƣợu etylic (C2H5OH) thì sẽ bị ngộ độc mạnh có thể
dẫn tới tử vong.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất dù tác động tích cực hay tiêu cực,
cuối cùng cũng ảnh hƣởng đến sức khoẻ của con ngƣời trong môi trƣờng đó, trƣớc
hết là ngƣời lao động. Theo tổ chức lao động quốc tế16 ƣớc tính, mỗi năm có tới 35
triệu ngƣời bị bệnh nghề nghiệp do hố chất thì có 439.000 ca tử vong, trong đó có
314.939 ca ung thƣ. Theo báo Hà Nội Mới ra ngày 12/3/2004, năm 2003, số ngƣời
bị nhiễm độc do thuốc bảo vệ thực vật cả nƣớc là 7.902 ngƣời, trong đó có 214
ngƣời bị chết và hàng ngàn ngƣời bị ngộ độc hoá chất trong các doanh nghiệp.
Không chỉ là những con số thống kê và kết quả nghiên cứu nhƣ trên mà
thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua, chúng ta có thể
tìm thấy những minh chứng về tác động xấu của hoạt động sản xuất, kinh doanh hố
chất đối với mơi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng nhƣ sự xuất hiện các “làng ung thƣ”
xung quanh các khu cơng nghiệp hố chất tập trung ở Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú
thọ; Bình Lãnh, Thăng Bình, Quảng Nam …; những hậu quả mà ngƣời dân đã và
đang phải gánh chịu do sự phát tán, xâm nhập của các loại thuốc BVTV nguy hại
trong q trình chơn lấp của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái. Nhiều ngƣời dân
mắc bệnh và chết do các chứng bệnh về hô hấp, ung thƣ, nhiều em sinh ra bị tật
nguyền, dị dạng, đáng lo ngại hơn là tình trạng ơ nhiễm về đất và nguồn nƣớc sẽ
còn gây tác động lâu dài, huỷ hoại môi trƣờng sống của ngƣời dân ở đây qua nhiều
thế hệ17.
Thứ ba, hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất ảnh hưởng rất lớn đến vấn
đề vệ sinh an tồn thực phẩm.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất đặc biệt cịn ảnh hƣởng đến vấn đề
an tồn vệ sinh thực phẩm.
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho cơ thể con ngƣời nhƣng khi
thực phẩm bị nhiễm hoá chất với nồng độ quá mức cho phép sẽ gây ra ngộ độc,
nguy hiểm cho cơ thể. Ngộ độc hoá chất, phụ gia đƣợc biết đến là những bệnh mãn
15


Ảnh hƣởng của các hóa chất đến cuộc sống con ngƣời (Nguồn: - Truy cập lúc 10:39 ngày 25/3/2014).
16
Tổ chức lao động quốc tế: tiếng Anh viết là International Labour Organization, viết tắt ILO.
17
Đào Nguyên Xim – Đào Ngun Lan (2013), Nhìn lại vụ “đầu độc” mơi trƣờng của Công ty CP Nicotex
Thanh Thái (Nguồn:
– Truy cập
lúc 11:46 ngày 25/3/2014).


12

tính, ung thƣ diễn tiến thầm lặng nhƣ ung thƣ, xơ gan, viên gan, ung thƣ máu, kể cả
suy tuỷ...18
Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh tật liên quan đến thực phẩm cũng
không ngừng gia tăng và ngày một diễn biến phức tạp. Trong 3 năm (1997 - 1999)
đã xảy ra 1.150 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 20.453 ngƣời mắc phải (trong đó,
có hơn 100 ngƣời tử vong)19. Nguyên nhân của các vụ ngộ độc chủ yếu do ăn phải
rau quả tồn dƣ thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép. Các độc chất sẽ tích tụ
trong đất, trong nƣớc, trong khơng khí rồi thâm nhập một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua các mô tế bào của thực vật và các mơ mỡ của động vật nƣớc bị
nhiễm hố chất độc, qua con đƣờng ăn uống thâm nhập vào con ngƣời. Khi các độc
chất xâm nhập vào cơ thể con ngƣời, sẽ gây nhiễm độc cấp tính hoặc tích tụ dần dần
gây nhiễm độc mãn tính. Các chất độc sẽ tác động đến hệ thần kinh, hệ hơ hấp, hệ
tuần hồn (máu, tim mạch), hệ tiêu hoá, hệ sinh sản và các bộ phận nhƣ mắt, da,
thận.
Trong thời gian qua, hàng loạt vụ thực phẩm, hoa quả đƣợc tẩm hoá chất
độc, hố chất cấm sử dụng, hố chất cơng nghiệp bị phát hiện khiến cho dƣ luận hết
sức hoang mang về thực trạng kinh doanh hố chất thực phẩm bởi nó ảnh hƣởng

trực tiếp, thƣờng xuyên, dễ dàng đến sức khoẻ của ngƣời dân.
Trên thực tế, hố chất cơng nghiệp rẻ tiền, dễ mua nên nhiều ngƣời đã lạm
dụng sử dụng trong chế biến thực phẩm mà không màng đến hậu quả. Chỉ cần vài
nghìn đồng để mua hố chất tẩm ƣớp là có thể biến đống thịt bỏ đi thành thịt tƣơi và
bán đƣợc giá gấp hàng chục lần. Rất nhiều hoá chất bảo quản thực phẩm nhƣ "săm pết", "chất "tẩy đƣờng", bột soda... có thể gây bệnh cho con ngƣời nhƣng vẫn đƣợc
bày bán công khai trên thị trƣờng. Theo hƣớng dẫn của ngƣời bán hàng, chỉ cần pha
vài thìa bột với một thùng nƣớc, phết lên bề mặt ngồi của các tảng thịt lớn, để
trong phịng thống mát, không cần để vào tủ lạnh, thịt vẫn đƣợc giữ tƣơi cả tuần,
khơng biến màu, khơng có mùi lạ20.
Chính hoạt động kinh doanh hoá chất, phụ gia thực phẩm độc hại diễn ra
thiếu kiểm soát đã dẫn đến việc sử dụng hoá chất cấm, hoá chất quy định sử dụng
trong lĩnh vực khác vào kinh doanh, chế biến thực phẩm làm cho tình trạng vệ sinh
an tồn thực thẩm ngày càng xấu đi.

18

Hóa chất gây ngộ độc thực phẩm (Nguồn: – Truy cập lúc 13:42 ngày 12/9/2014).
19
Bộ khoa học công nghệ và môi trƣờng, Cục môi trƣờng (2000), Kỷ yếu Hội thảo kiểm sốt và an tồn hóa
chất, Hà Nội, tr.12.
20
Báo động nạn kinh doanh hóa chất độc hại tràn lan (Nguồn: - Truy cập lúc 12:45 ngày 12/9/2014).


13

Thực tế kiểm tra từ Thanh tra Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu
năm 2013 cho thấy trong số hơn 5.000 mẫu thực phẩm đƣợc đƣa đi kiểm nghiệm có
tới gần 20% chứa hố chất gây hại cho sức khoẻ ngƣời sử dụng21.
Theo một nghiên cứu của GS. TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Liên

hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, tại Việt Nam, trong tổng số vụ
ngộ độc năm 2005 có 15% là do ngộ độc thực phẩm từ hoá chất. Đến năm 2010,
con số này tăng lên thành 60%22.
Trƣớc những tác động tiêu cực và hậu quả nặng nề đối với môi trƣờng và sức
khoẻ cộng đồng của hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất, một vấn đề đặt ra là
cấp thiết phải kiểm soát hoạt động này. Đây không chỉ là vấn đề của riêng quốc gia
nào. Vì vậy các quốc gia đã phải ngồi lại với nhau để ký kết các cam kết quốc tế
nhằm bảo vệ môi trƣờng trƣớc những tác động tiêu cực của hoạt động này, cụ thể
nhƣ Công ƣớc Rotterdam về thủ tục đồng thuận thông báo trƣớc đối với các hoá
chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại trong thƣơng mại quốc tế (PIC), Công ƣớc
về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hố học, Cơng ƣớc về kiểm sốt vận
chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng (BASEL) …
Việt Nam đã ký kết và tham gia các điều ƣớc quốc tế trên, do vậy, theo nguyên tắc
của luật quốc tế, nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động hố chất nói chung,
hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất nói riêng cịn là nghĩa vụ quốc tế của
nƣớc ta.
Tóm lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất là hoạt động có nhiều tác
động tiêu cực đối với mơi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng, do đó cần thiết phải có
các biện pháp kiểm sốt chặt chẽ với mục đích phịng ngừa, ngăn chặn, khắc phục
những ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng. Bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh hố chất khơng chỉ là nhiệm vụ quốc gia mà nó cịn là nghĩa vụ quốc tế
của Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng sống của nhân loại.

1.3. Các nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hoá chất
Để kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất, Nhà nƣớc sử dụng
nhiều cơng cụ khác nhau, trong đó cơng cụ có hiệu quả nhất là pháp luật.
Pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất nhìn nhận dƣới góc độ
bảo vệ mơi trƣờng là tất cả các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều
chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quá trình con ngƣời tiến hành hoạt


21

Nguyễn Hùng (2013), Quản lý kinh doanh hóa chất: mới … chỉ siết trên giấy (Nguồn:
/>- Truy cập lúc 15:51 ngày 18/9/2014).
22
Ngun Mi (2014), Hóa chất cơng nghiệp “vơ tƣ” vào thực phẩm (Nguồn:
- truy cập
lúc 9:27 ngày 20/9/2014).


14

động sản xuất, kinh doanh hoá chất nhằm bảo vệ có hiệu quả mơi trƣờng sống, gồm
hai bộ phận:
- Thứ nhất là các nguyên tắc pháp lý23: để đảm bảo mục đích bảo vệ mơi
trƣờng trƣớc những tác động xấu do hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất gây ra,
các quy định pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá
chất cần đƣợc xây dựng trên những nguyên tắc nhất quán phù hợp với quan điểm
phát triển kinh tế - xã hội, chính sách bảo vệ mơi trƣờng của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Có nhƣ vậy, các quy định pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh hố chất mới có sự gắn kết chặt chẽ và thống nhất nội tại với nhau tạo
thành một thể thống nhất.
- Thứ hai là nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội
liên quan trực tiếp đến quá trình con ngƣời tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
hố chất nhằm bảo vệ có hiệu quả mơi trƣờng sống của con ngƣời. Nhóm quy phạm
pháp luật này có đặc điểm chung giống nhau là cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động sản xuất, kinh
doanh hố chất (cịn gọi là các chế định pháp luật24 về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hoá chất).

Trƣớc những tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất
với mơi trƣờng, trong những năm gần đây, Nhà nƣớc ta đã có chính sách quan tâm
đặc biệt để kiểm soát vấn đề này, cụ thể là đã đƣa vấn đề này vào các văn bản có giá
trị pháp lý cao nhƣ Luật BVMT, Luật hoá chất, các nghị định hƣớng dẫn… Việc
kiểm soát đƣợc xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc nhất định. Đây chính là
những ngun tắc có tính định hƣớng quan trọng cho quá trình soạn thảo và thực thi
các quy định về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất.
Dựa trên tính chất, đặc thù của các nhóm quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ
môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất điều chỉnh, chúng ta có
thể xác định các nguyên tắc chi phối pháp luật trong lĩnh vực này nhƣ sau:
1.3.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành
Quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của ngƣời dân đã đƣợc ghi nhận
tại nguyên tắc 1 Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về môi trƣờng con ngƣời
họp tại Stockhom năm 1972 nhƣ sau: “Con người có quyền cơ bản được sống trong
một mơi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con
người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”.
Nội dung này cũng đƣợc khẳng định tại Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về
23

Nguyên tắc pháp lý là những tƣ tƣởng chỉ đạo, nội dung, quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật,
làm thành bộ khung “xƣơng sống” để nâng đỡ toàn bộ hệ thống pháp luật, làm cho các quy định pháp luật
ln có sự gắn kết chặt chẽ và thống nhất nội tại với nhau (Nguồn: Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2013),
“Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.381).
24
Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm để điều chỉnh
một nhó quan hệ xã hội tƣơng ứng (Nguồn: Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2013), “Giáo trình Lý luận nhà
nước và pháp luật”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.390).


15


môi trƣờng và phát triển Rio de Janeiro năm 1992: “Con người có quyền được
hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hoà với thiên nhiên”.
Nhƣ vậy, quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành là quyền ngƣời dân
đƣợc sống trong một môi trƣờng không bị ô nhiễm, đảm bảo cuộc sống đƣợc hài
hoà với tự nhiên.
Trong các văn bản pháp luật quan trọng của Việt Nam cũng từng bƣớc ghi
nhận nguyên tắc này. Hiến pháp năm 1992 ghi nhận quyền đƣợc sống trong môi
trƣờng trong lành của ngƣời dân trong quyền và nghĩa vụ chung của công dân đƣợc
quy định tại điều 50. Nhƣng Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận thành một quyền
riêng tại điều 43 “mọi người được sống trong môi trường trong lành”.
Luật BVMT năm 1993 khơng có quy phạm pháp luật nào ghi nhận nguyên tắc
này nhƣng ở Lời nói đầu đã ghi nhận “bảo đảm quyền được sống trong môi trường
trong lành” của ngƣời dân đã phản ánh quan điểm và mục đích của Nhà nƣớc trong
việc ban hành văn bản pháp luật quan trọng này cũng nhƣ các văn bản pháp luật
khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Luật BVMT năm 2014 có một bƣớc tiến đáng kể trong việc ghi nhận nguyên
tắc này khi nâng nguyên tắc này thành một quy phạm pháp luật đƣợc quy định tại
khoản 2 điều 4: “Bảo vệ mơi trường gắn kết hài hịa với phát triển kinh tế, an sinh
khoảni, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh
học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong
môi trường trong lành”.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định, bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong
lành là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật mơi trƣờng, trong đó có
chế định pháp luật mơi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong
lành của con ngƣời đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi tình trạng ô nhiễm và suy thoái
môi trƣờng do hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất đem lại. Đó là những sự đe
doạ từ nguồn nƣớc uống bị nhiễm hoá chất do chơn thuốc bảo vệ thực vật vào lịng
đất, từ hàng trăm tấn hố chất bị tràn ra sơng sau một sự cố hố chất, từ bầu khơng

khí nồng nặc mùi hoá chất độc, từ đồ gia dụng, thực phẩm chứa những chất gây ung
thƣ, vô sinh, dị dạng thai nhi … Từ đó cho thấy, việc kiểm sốt an tồn mơi trƣờng
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất phải đặt trên cơ sở nguyên tắc đảm
bảo quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành.
Trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá
chất, nguyên tắc này đặt ra những yêu cầu cụ thể đó là:
Thứ nhất là phải đảm bảo ngƣời dân đƣợc tiếp cận các thông tin phù hợp liên
quan đến bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất. Điều
này có nghĩa là các quy định pháp luật phải đảm bảo ngƣời dân thực hiện đƣợc
quyền đƣợc cung cấp thông tin liên quan đến an tồn hố chất từ thơng tin về cơ sở
dữ liệu quốc gia về hố chất cho đến các thơng tin về hành vi vi phạm, sản phẩm vi


16

phạm, hậu quả cảnh báo, cách bảo vệ, phòng ngừa và xử lý cho ngƣời dân … Nhƣ
vậy, cung cấp thơng tin cho ngƣời dân chính là cung cấp tiền đề để họ bảo vệ quyền
lợi hợp pháp, bảo vệ quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành.
Trong thực tế hiện nay ở nƣớc ta yêu cầu này chƣa đƣợc đảm bảo thực hiện. Điều
này thể hiện qua việc chƣa có hệ thống cơ sở dữ liệu hố chất quốc gia, các thông
tin đến với ngƣời dân chủ yếu qua kênh truyền thơng báo chí, cịn thiếu thơng tin
chính thức từ cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về cảnh báo, cách bảo vệ, phòng
ngừa và xử lý cho ngƣời dân sau những sự cố hoá chất hoặc sau những vụ vi phạm
pháp luật môi trƣờng, đặc biệt là đối với ngƣời dân chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ
những sự cố này. Nhƣ vậy, quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của ngƣời
dân bị xâm phạm nhƣng họ không đƣợc tiếp cận thông tin để bảo vệ mình.
Thứ hai là phải đảm bảo ngƣời dân có đủ phƣơng tiện để đảm bảo quyền đƣợc
sống trong môi trƣờng trong lành của họ. Để làm đƣợc điều này cần đảm bảo quyền
của ngƣời dân có thể đƣợc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, bảo
vệ sức khoẻ cộng đồng; đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản do

hoạt động hố chất gây ra theo quy định của pháp luật; đƣợc kiến nghị cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các
quy định của pháp luật về an tồn hố chất; đƣợc tham gia ý kiến về biện pháp bảo
vệ mơi trƣờng và Kế hoạch phịng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất đối với các dự án
đầu tƣ cơ sở sản xuất, cất giữ hoá chất nguy hiểm tại địa phƣơng; đƣợc khiếu nại
với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại toà án về hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình; quyền
tố cáo với cơ quan, ngƣời có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trƣờng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, cộng đồng dân
cƣ, tổ chức, gia đình và cá nhân … Qua đó, có thể hạn chế, ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật mơi trƣờng, giữ gìn mơi trƣờng sống trong lành của ngƣời dân.
Hố chất là một loại hàng hoá đặc biệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho môi
trƣờng và sức khoẻ con ngƣời, do vậy nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ hoạt động sản
xuất, kinh doanh hố chất có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Mặt khác, đây
là một hoạt động cần thiết đối với nền kinh tế. Do đó, pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất có nhiệm vụ hài hồ mục tiêu
đảm bảo sự thơng thống cho hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa đảm bảo quyền
đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của ngƣời dân.
1.3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững
Năm 1972, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trƣờng tại Stockholm đã đƣa ra
khái niệm “phát triển tôn trọng môi sinh” đã đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng
trong việc xây dựng nguyên tắc phát triển bền vững. Đến năm 1987, Uỷ ban Môi
trƣờng và Phát triển của Liên hợp quốc tiếp thu quan điểm trên và đƣa ra khái niệm
“phát triển bền vững” trong bản phúc trình “Tƣơng lai của chúng ta” nhƣ sau: “Phát


17

triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người
nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”.

Khái niệm phát triển bền vững cũng đƣợc ghi nhận tại Khoản 4 Điều 3 Luật
BVMT 2005: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Khái niệm này cũng đƣợc Luật BVMT 2014
ghi nhận tại Khoản 4 Điều 3 với nội hàm tƣơng tự.
Qua khái niệm, có thể thấy phát triển bền vững thực chất là sự liên kết giữa
tăng trƣởng kinh tế với bảo vệ môi trƣờng và các giá trị khác.
Theo nguyên tắc này, hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất là một hoạt
động kinh tế, vì vậy các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt
động sản xuất, kinh doanh hoá chất vừa phải đảm bảo sự phát triển kinh tế, vừa phải
đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức thực hiện
hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất nhằm phát triển kinh tế, xã hội. Song song
đó, Nhà nƣớc cũng thể hiện rõ quan điểm bảo vệ môi trƣờng thông qua quy định
pháp luật về hoạt động sản xuất hoá chất phải đảm bảo không ảnh hƣởng đến sức
khoẻ con ngƣời và hạn chế những tác hại của hoá chất cả trƣớc mắt lẫn trong tƣơng
lai. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng các quy định pháp luật phải đảm bảo
quyền tự do kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khơng gây ảnh hƣởng đến
q trình sản xuất, kinh doanh hoá chất.
Nguyên tắc này cũng đồng thời đặt ra yêu cầu phải đảm bảo đáp ứng một cách
công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và thế hệ tƣơng lai. Việc kiểm soát hoạt động
sản xuất, kinh doanh hoá chất bằng pháp luật là để hạn chế những tác hại tiêu cực
do hoạt động này mang lại. Do đó, cũng có thể đƣợc hiểu là cách để tạo lập sự công
bằng, thể hiện trách nhiệm đối với thế hệ sau. Chúng ta khơng thể phủ nhận những
đóng góp của hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất đối với nền kinh tế và phát
triển xã hội nói chung nhƣng xét về lâu dài thì những tổn hại về môi trƣờng và sức
khoẻ cộng đồng do sản xuất, kinh doanh mang lại là q lớn. Chính vì vậy, chúng ta
cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động này.
Ngoài ra, nguyên tắc này cũng yêu cầu trong quá trình phát triển hoạt động sản
xuất, kinh doanh hố chất phải ln đặt con ngƣời ở vị trí trung tâm. Điều này có thể

hiểu là cần đặt lợi ích của ngƣời dân, của cộng đồng lên trên hết, bên cạnh việc vẫn
phải đảm bảo môi trƣờng kinh doanh của các chủ thể sản xuất, kinh doanh hoá chất.
Muốn phát triển bền vững sản xuất, kinh doanh hố chất, khơng thể tách rời
với phát triển khoa học công nghệ. Bởi khoa học công nghệ phát triển sẽ thay thế
dần việc sử dụng những hoá chất độc hại vào sản xuất hàng hoá khác, xử lý tốt hơn
chất thải hoá chất. Từ đó hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực của sản xuất, kinh
doanh hố chất với mơi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng.
1.3.3. Ngun tắc coi trọng tính phịng ngừa


18

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trƣờng và phát triển họp tại Rio de Janeiro
năm 1992, nguyên tắc số 15 ghi nhận: “Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần
phải áp dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận ngăn ngừa tuỳ theo khả năng từng
quốc gia. Ở chỗ nào có nguy cơ tác hại nghiêm trọng hay khơng thể sửa được thì
khơng thể nêu lý do là thiếu sự chắc chắn khoa học để trì hỗn áp dụng các biện
pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự thoái hóa mơi trường”.
Ở nƣớc ta, ngun tắc này đƣợc thể hiện rõ trong quan điểm chính trị và pháp
luật của Đảng và Nhà nƣớc ta. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ
Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt nam về BVMT trong thời
kỳ đẩu mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc chỉ rõ: “BVMT phải theo
phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với mơi trường là chính
kết hợp với xử lý ơ nhiễm, khắc phục suy thối, cải thiện môi trường và bảo tồn
thiên nhiên”. Quan điểm này đã đƣợc thể chế hoá tại khoản 3 điều 4 Luật BVMT
2005: “Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xun, lấy phịng ngừa là chính
kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường”. Và
khoản 6 điều 4 Luật BVMT 2014 cũng ghi nhận nội dung này là một nguyên tắc của
Luật BVMT: “Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xun và
ưu tiên phịng ngừa ơ nhiễm, sự cố, suy thối mơi trường”.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh hố chất là hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy cơ
gây tác hại đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời, do đó, cần thực hiện triệt để
nguyên tắc này. Để đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa đối với hoạt động sản xuất,
kinh doanh hoá chất đƣợc thực hiện triệt để, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất cần đảm bảo các nội dung:
- Cần phải nghiên cứu đầy đủ, khoa học về tính chất lý hoá, ảnh hƣởng của các
loại hoá chất đối với mơi trƣờng và con ngƣời. Trên cơ sở đó sẽ phân loại hố chất
vào các danh mục. Từ đó, pháp luật sẽ có quy định về các biện pháp kiểm soát phù
hợp đối với mỗi danh mục hoá chất.
- Các quy định về hoạt động kiểm soát của cơ quan nhà nƣớc phải đảm bảo
kiểm soát việc thực hiện các u cầu có mục đích bảo vệ mơi trƣờng trong hoạt
động kinh doanh của cá nhân, tổ chức trƣớc và trong q trình sản xuất, kinh doanh
hố chất.
- Các quy định về trách nhiệm pháp lý phải đảm bảo tính răn đe, triệt tiêu đƣợc
động cơ là lợi ích của các chủ thể khi họ vi phạm.
1.3.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất trong quản lý mơi trường
Mơi trƣờng là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất khác nhau. Các
thành phần môi trƣờng không tồn tại một cách độc lập mà giữa chúng ln có mối
liên hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Xét về không gian, môi trƣờng
của một quốc gia không thể tách rời với môi trƣờng của một khu vực và của tồn
thế giới, hay nói cách khác mơi trƣờng khơng có địa giới hành chính, khơng bị chia
cắt bởi biên giới quốc gia. Và vì vậy, thiệt hại về môi trƣờng là thiệt hại chung.


×