Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN NGỌC LAN TRANG

TRẦN NGỌC LAN TRANG
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ
CHO HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

KHỐ 19-20
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ
CHO HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Tuệ Phương
Học viên: Trần Ngọc Lan Trang
Lớp Cao học Luật Hình sự khố 19-20


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối
với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015” là cơng trình
nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Hoàng Thị Tuệ Phương.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Trong quá
trình nghiên cứu, luận văn có kế thừa các quan điểm, ý kiến khoa học của những nhà
nghiên cứu đã từng thực hiện về vấn đề tư pháp người chưa thành niên, và những
thông tin này khi được sử dụng đến đều được thể hiện một cách trung thực, có trích
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận văn

TRẦN NGỌC LAN TRANG


BẢNG CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
§ BLHS

: Bộ luật Hình sự

§ BR

: Beijing Rules – Quy tắc Bắc Kinh năm 1985

§ CRC

: Convention on the Rights of the Child - Cơng ước quốc tế về Quyền
trẻ em năm 1989
§ ICCPR : International Convenant on Civil and Political Rights - Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUA CÁC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ...................... 10
1.1. Quan điểm về người chưa thành niên phạm tội theo quy định của BLHS năm
1985 và 1999 ................................................................................................................... 10
1.2. Sự xuất hiện của “tư pháp người chưa thành niên” tại Việt Nam và quan điểm
của pháp luật quốc tế .................................................................................................... 14
1.2.1. Sự xuất hiện của “tư pháp người chưa thành niên” tại Việt Nam ................ 14
1.2.2. Quan điểm của pháp luật quốc tế..................................................................... 17
1.3. Quan điểm về người chưa thành niên phạm tội theo quy định của BLHS năm
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 .................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ
CHO HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ............................................................................................. 34
2.1. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp thay thế cho hình phạt ................................ 34
2.2. Các biện pháp giám sát, giáo dục .......................................................................... 46
2.2.1. Khiển trách ....................................................................................................... 47
2.2.2. Hoà giải tại cộng đồng ..................................................................................... 49
2.2.3. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn ..................................................................... 52
2.3. Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ............................................. 54
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ CHO HÌNH PHẠT ÁP DỤNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ................................................. 59

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 67


[1]

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ký kết và phê chuẩn Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị (năm 1966) vào năm 1982 và Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (năm 1989)
vào năm 1990. Đây là các văn bản pháp lý quốc tế mang tính ràng buộc trách nhiệm
và quy định tất cả các quốc gia thành viên phải tôn trọng, thực hiện để đảm bảo các
quyền dân sự, chính trị của con người nói chung và đảm bảo trẻ em được hưởng tất
cả các quyền mà Công ước đã quy định. Trong Công ước Quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị năm 19661 có ghi nhận tại Điều 14 khoản 4 như sau: “Tố tụng áp dụng
đối với những người chưa thành niên phải xem xét tới độ tuổi của họ và mục đích
thúc đẩy sự phục hồi nhân cách của họ”. Từ chuẩn mực chung này, Công ước quốc
tế về Quyền trẻ em năm 19892 đã quy định các chuẩn mực riêng về người chưa thành
niên phạm tội, cụ thể tại các điều khoản sau: điểm b Điều 37: “Không trẻ em nào bị
tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù
trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối
cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”; Điều 40 khoản 1: “Các quốc
gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc tội hay bị
xác nhận là có vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việc thúc
đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng
cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người khác
và có tính đến độ tuổi của trẻ em cũng như mong muốn thúc đẩy sự tái hòa nhập của
trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trong xã hội”; điểm
b khoản 3 điều 40: “Bất kỳ khi nào thấy thích hợp và cần thiết cần đề ra các biện
pháp xử lý những trẻ em vi phạm pháp luật hình sự mà không phải sử dụng đến thủ
tục tư pháp, miễn là các quyền con người và những bảo vệ pháp lý được tơn trọng

đầy đủ”. Khác với tư pháp hình sự đối với người đã thành niên, các biện pháp xử lý
đối với người chưa thành niên phạm tội đề cập trong các Công ước quốc tế này đều

1

Tên tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights (viết tắt: ICCPR) là một công
ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực
từ ngày 23 tháng 3 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người.
2
Tên tiếng Anh: Committee on the Right of the Child (viết tắt: CRC) là một công ước quốc tế do Đại
Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 09
năm 1990, quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em.


[2]

hướng đến mục tiêu nhằm thúc đẩy sự phục hồi nhân cách, bởi người chưa thành niên
đang trong độ tuổi phát triển về mặt nhận thức nên rất cần những sự uốn nắn mang
tính chất giáo dục. Điều này cho thấy rằng mục tiêu xử lý hành vi phạm tội và phịng
ngừa tội phạm rõ ràng khơng phải là mục tiêu hàng đầu và được ưu tiên trong tư pháp
người chưa thành niên phạm tội.
Bàn về vấn đề tư pháp người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, trong
các văn bản mang tính chất chỉ đạo của Nhà nước, dù khơng trực tiếp nhưng xu hướng
chung có nói đến quyền con người, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện cam kết quốc
tế. Trong Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 có đề
ra một trong những quan điểm chỉ đạo là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo
đảm quyền con người, cụ thể là “củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi
pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền

cơng dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội”.3 Nghị quyết
49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 đã xác định một trong những phương hướng cải cách tư pháp là “hoàn
thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh
bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Hiện nay, vấn đề cải cách hệ thống tư
pháp người chưa thành niên theo hướng phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền trẻ
em và các chuẩn mực quốc tế ngày càng được thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam, trong
đó có việc thúc đẩy xử lý chuyển hướng và tư pháp phục hồi. Theo đó, những hành
vi vi phạm pháp luật nhỏ do người chưa thành niên thực hiện được giải quyết một
cách khơng chính thức thơng qua hịa giải, đặt người chưa thành niên dưới sự giám
sát của cha mẹ hoặc nhà trường hoặc giao cho dịng họ quản lý thay vì áp dụng các
hình thức xử lý hành chính hay khởi tố vụ án hình sự. Các ngun tắc tư pháp phục
hồi nói chung được chấp nhận tốt và có một số yếu tố của tư pháp phục hồi hiện được
vận dụng để giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật nhỏ của người chưa thành niên
thông qua cảnh sát, tổ trưởng dân phố hoặc các tổ viên tổ hòa giải4.
Liên quan đến tư pháp người chưa thành niên, pháp luật hình sự hiện hành
quy định chính thức về vấn đề người chưa thành niên phạm tội tại Điều 69 BLHS
3

Tác giả nhấn mạnh.
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội - Vụ Pháp chế (2012), Tài liệu tập huấn Tư pháp người chưa
thành niên, NXB Lao động, tr.137.
4


[3]

năm 1999 về “Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội” và Điều 70
BLHS năm 1999 về “Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội”. Trong khi đòi hỏi của các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành

viên cũng như định hướng tiến bộ của nhà nước, thì thực tiễn tư pháp người chưa
thành niên phạm tội tại Việt Nam trong đó bao gồm thực tiễn xử lý người chưa thành
niên phạm tội bằng cách áp dụng các biện pháp tư pháp tại điều 70 thay thế hình phạt
lại tỏ ra khơng được khả quan như vậy. Theo Báo cáo đánh giá tác động của Dự án
BLHS sửa đổi năm 20155 “Kết quả các Báo cáo thống kê tổng hợp của Cơng an, Viện
Kiểm sát, Tồ án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc miễn
truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 69 cho thấy, việc miễn trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 đối với người chưa thành niên phạm tội
đã được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong tư pháp hình sự tuy chưa phải
là phổ biến. Số liệu từ các báo cáo cho thấy số lượng bị can, bị cáo chưa thành niên
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự vào giao cho cơ quan, tổ chức, gia đình
giám sát, giáo dục chiếm tỉ lệ rất nhỏ và giảm dần theo giai đoạn tố tụng (cơ quan
điều tra khoảng 2,7%, Viện Kiểm sát 1,4% và Toà án là 0,05%)”. Theo Báo cáo tổng
kết thực tiễn 11 năm thi hành BLHS năm 1999 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,6 tình hình áp dụng biện pháp tư pháp
giáo dục tại phường, xã và đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên
phạm tội thời gian qua hầu như chưa được thực hiện. Theo hướng giải quyết phổ biến
hiện nay, Tòa án thường chọn giải pháp là áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án
treo đối với người chưa thành niên phạm tội. Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu gần
đây về thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại điều 70 BLHS năm 1999,
sửa đổi bổ sung năm 2009, đã được tiến hành ở một số địa phương như thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Châu Đốc - tỉnh An Giang, huyện Cần Giuộc - tỉnh Long An,
thành phố Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm
2013. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hầu hết các Tịa án đều khơng áp dụng biện pháp
tư pháp quy định tại Điều 70 BLHS.7 Một trong những lý do được dùng để giải thích
cho thực trạng này là vì sự mâu thuẫn trong việc thể hiện nguyên tắc xử lý hình sự
5

Xem Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Bộ luật Hình sự sửa đổi, tr.35.
Xem Tài liệu Hội nghị toàn quốc Tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 (2014), Bộ Tư pháp,

Hà Nội.
7
Xem Trương Thị Hương Huệ và những người khác (2014), “Thực trạng áp dụng biện pháp tư pháp
quy định tại điều 70 BLHS đối với người chưa thành niên phạm tội”, Nghiên cứu khoa học của sinh
viên, Đại học Luật TP.HCM, tr.18-22.
6


[4]

đối với người chưa thành niên phạm tội tại Điều 69 BLHS. Khi phải lựa chọn áp dụng
biện pháp tư pháp hay hình phạt cho người chưa thành niên phạm tội, khả năng người
áp dụng pháp luật chọn lựa giải pháp an tồn để đảm bảo tính cưỡng chế hình sự sẽ
cao hơn. Như vậy, qua gần 15 năm tính từ thời điểm BLHS năm 1999 có hiệu lực,
chúng ta thấy rằng vẫn còn những quy định về biện pháp tư pháp thay thế cho hình
phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chưa được áp dụng vào thực
tiễn.
Bàn về chính sách xử lý hình sự người chưa thành niên phạm tội theo hướng
đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện này cho phù hợp với tinh thần của
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, một trong những nội dung đáng được quan tâm
đó chính là nghiên cứu bổ sung quy định áp dụng biện pháp xử lý thay thế biện pháp
hình sự. Theo đó, trong q trình xây dựng Dự án BLHS (sửa đổi) năm 2015, Ban
soạn thảo cũng đã cân nhắc nghiên cứu về vấn đề này và đã có cách nhìn nhận khá
mới trong các bản dự thảo BLHS năm 2015 và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung BLHS
năm 2015. Cụ thể BLHS năm 2015 đã có quy định mới về các biện pháp giám sát,
giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và biện pháp tư
pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Chính vì những sự phân tích nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các
biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả

mong muốn rằng cơng trình nghiên cứu này sẽ hoàn thiện dần các quy định về nguyên
tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo hướng áp dụng biện pháp thay thế cho
hình phạt để nội luật hóa cam kết trong Cơng ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và
theo đúng quan điểm của nhà nước về tư pháp người chưa thành niên phạm tội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề Biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội, qua quá trình khảo sát, tơi thấy rằng đã có các cơng trình
nghiên cứu như sau:
- Lương Trung Vân Nhi (2004), “Các biện pháp tư pháp trong bộ luật hình
sự năm 1999 - Lý luận và thực tiễn”, luận văn cử nhân, trường ĐH Luật TPHCM.
Luận văn đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về các biện pháp tư pháp nói chung như
khái niệm, đặc điểm, vai trị và mục đích của các biện pháp. Bên cạnh đó phân tích
các quy định của pháp luật hiện hành về các biện pháp này. Về phần thực tiễn, tác giả


[5]

có phân tích một vài bản án để đưa ra bất cập và phương hướng giải quyết. Tuy nhiên,
theo tôi đánh giá, luận văn này chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định pháp luật
nói chung chứ chưa có sự phân tích một cách sâu sắc về các biện pháp này và cũng
chưa làm rõ bản chất của biện pháp tư pháp dưới góc độ hình sự khác gì so với pháp
luật hành chính. Qua báo cáo cơng tác xét xử sơ thẩm hình sự năm 2003 của Tịa án
nhân dân TP Hồ Chí Minh, tồn bộ người chưa thành niên phạm tội do Tòa án
TPHCM xét xử đều bị áp dụng hình phạt tù.
- Huỳnh Quang Lâm (2009), “Các biện pháp tư pháp trong Bộ luật hình sự
1999 lý luận và thực tiễn”, luận văn cử nhân, trường ĐH Luật TPHCM. Luận văn chỉ
mới làm rõ khái niệm, đặc điểm của biện pháp tư pháp nói chung, sơ lược về quá
trình hình thành và phát triển của biện pháp này ở mặt khái quát. Bên cạnh đó, luận
văn còn đưa ra một vài điểm so sánh để tìm sự khác biệt giữa biện pháp tư pháp với
biện pháp hành chính và biện pháp dân sự. Tuy nhiên, theo tôi, luận văn vẫn chưa

làm rõ được bản chất của biện pháp tư pháp trong luật hình sự. Tác giả cũng chỉ dừng
lại ở việc phân tích quy định pháp luật về các biện pháp tư pháp nói chung, bao gồm
cả hai nhóm biện pháp hỗ trợ được quy định tại các Điều 41, 42 và 43 BLHS năm
1999 và biện pháp thay thế hình phạt được quy định tại Điều 70 BLHS năm 1999. Về
phần thực tiễn áp dụng, tác giả đưa ra số liệu khảo sát ngẫu nhiên trong 300 bản án
Hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân quận Tân Phú từ năm 2006 đến năm 2008 để
đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định về biện pháp tư pháp. Riêng biện pháp
tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, qua kết quả nghiên cứu tại
quận Tân Phú và số liệu thống kê năm 2008 tại Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh và
tỉnh Đồng Nai, luận văn chỉ ra rằng thực tiễn khơng có số liệu thống kê tình hình Tịa
án áp dụng biện pháp tư pháp này.
- Bộ Lao động – thương binh và xã hội – Vụ pháp chế (2012), Unite for
children – Unicef Việt Nam, Tài liệu tập huấn Tư pháp người chưa thành niên, NXB
Lao động, Hà Nội. Trong tài liệu có phần chuyên đề về pháp luật quốc tế và quốc gia
về tư pháp người chưa thành niên. Chuyên đề phân tích các chuẩn mực quốc tế về tư
pháp người chưa thành niên qua các văn kiện pháp lý quốc tế gồm: Công ước quốc
tế về Quyền trẻ em, Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng
pháp luật với người chưa thành niên (1985) – Quy tắc Bắc Kinh, Hướng dẫn của Liên
hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (1990) – Hướng dẫn
Riyadh, Quy tắc của Liên hợp quốc về việc bảo vệ người chưa thành niên bị tước
quyền tự do (1991). Đồng thời, chuyên đề phân tích những nguyên tắc cơ bản về tư


[6]

pháp người chưa thành niên. Bên cạnh đó, chuyên đề nêu ra các văn bản pháp luật
chủ yếu về tư pháp người chưa thành niên của Việt Nam để thấy được tổng quan vấn
đề tư pháp người chưa thành niên.
- Bùi Thị Thái Chính (2014), “Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội”, luận văn cử nhân, trường ĐH Luật TPHCM. Trong nghiên

cứu này, luận văn có đưa ra sự phân tích về lý luận và quy định pháp luật về hai biện
pháp tư pháp áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong phần đánh
giá thực tiễn, luận văn đã thống kê tình hình áp dụng biện pháp tư pháp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2012 đến năm 2014. Theo đó, trong ba năm qua chỉ có một
trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và hai trường hợp áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Từ thực tiễn rằng các Thẩm phán hiếm
khi áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên, tác giả đã đưa ra đề
xuất nên quy định các biện pháp khác để thay thế cho hình phạt, điển hình là biện
pháp lao động phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên luận văn này khơng có đề xuất và giải
pháp nào liên quan đến quy định tại các điều 69 và điều 70 BLHS năm 1999, sửa đổi
bổ sung năm 2009.
- Trương Thị Hương Huệ, Nguyễn Thị Diễm My, Nguyễn Hồ Anh Vũ
(2014), “Thực trạng áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại điều 70 BLHS 1999 đối
với người chưa thành niên phạm tội”, đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, trường
ĐH Luật TPHCM. Đề tài đã làm rõ các đặc điểm tâm sinh lý để cho thấy sự cần thiết
áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội. Bên cạnh đó, đề
tài phân tích các ngun tắc xử lý đối với người chưa thành niên quy định tại điều 69
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 trong đó có hai nguyên tắc mâu thuẫn
nhau ở khoản 3 và khoản 4. Tác giả chia sẻ quan điểm này của nhóm nghiên cứu và
đây cũng là điểm mấu chốt trong nghiên cứu được thực hiện trong luận văn này. Tuy
nhiên khác với đề xuất còn chung chung của nghiên cứu này, về việc sửa đổi điều 69
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, luận văn sẽ tiến hành xây dựng một đề
xuất sửa đổi trên cơ sở những phân tích chi tiết hơn.
- Nguyễn Ngọc Trân Châu, Ngơ Nam Phương, Trần Nhân Chính, Phạm Bá
Thiên Nam, Đinh Hoàng Khánh (2016), “Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội theo Bộ luật Hình sự Việt Nam”, đề tài nghiên
cứu khoa học sinh viên, trường ĐH Luật TPHCM. Đề tài đã phân tích các quy định
mới về các biện pháp tư pháp trong BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 và nhận
thấy quy định mới mang nhiều tính chất của tư pháp phục hồi và xử lý chuyển hướng.



[7]

Đề tài cũng đưa ra kết luận rằng mặc dù đã xuất hiện tư tưởng áp dụng tư pháp phục
hồi nhưng do Việt Nam đã sử dụng tư pháp truyền thống từ rất lâu nên khơng thể có
sự chuyển biến nhanh chóng về mặt lý luận được. Nhưng đó cũng là một sự thay đổi
rõ rệt trong tư tưởng lập pháp ở Việt Nam, điều này cũng đã cho thấy các nhà soạn
thảo BLHS mới cũng đã nhận ra được tính ưu việt của các biện pháp tư pháp phục
hồi trong xử lý người chưa thành niên phạm tội, giúp họ dễ dàng tái hòa nhập cộng
đồng. Và điều này cũng đã tạo nên nền tảng cho việc chuyển dần từ tư pháp truyền
thống sang tư pháp phục hồi sau này, với bước đầu là sự thay đổi về những biện pháp
tư pháp đối với người chưa thành niên. Tác giả cũng chia sẻ quan điểm này cùng
nhóm nghiên cứu và đây cũng là một phần trong nghiên cứu được thực hiện trong
luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Thực hiện cơng trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn sẽ hồn thiện dần
các quy định về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo hướng áp dụng
biện pháp thay thế cho hình phạt để nội luật hóa cam kết trong Công ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia và theo đúng quan điểm của nhà nước về tư pháp người chưa
thành niên phạm tội.
Nhiệm vụ của đề tài
Nhằm đạt được mục đích nêu trên, tác giả sẽ tiếp cận pháp luật quốc tế về
vấn đề tư pháp vị thành niên cụ thể hai Công ước mà Việt Nam là thành viên : Công
ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Cơng ước quốc tế về
Quyền trẻ em năm 1989. Bên cạnh đó, tác giả phân tích về lý luận người chưa thành
niên trong khoa học luật hình sự từ BLHS năm 1985 đến BLHS năm 1999. Từ đó
đưa ra những phân tích để hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về biện pháp thay
thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu

Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Để bảo đảm tính khoa học, luận văn này có những giới hạn về phạm vi nghiên
cứu sau đây:
- Về không gian: luận văn nghiên cứu các biện pháp giám sát, giáo dục áp
dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự và biện pháp tư pháp giáo dục tại


[8]

trường giáo dưỡng được quy định tại các Điều 92-96 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ
sung năm 2017, trên cơ sở phân tích so sánh với các biện pháp tư pháp thay thế cho
hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại điều 70
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
- Về thời gian: luận văn nghiên cứu quy định của BLHS năm 1999 và BLHS
năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (gồm cả bản Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung
BLHS năm 2015 – bản tháng 4/2017).
- Nội dung: Luận văn sẽ phân tích, đánh giá các quy định của BLHS năm
1999 và BLHS năm 2015 liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tư pháp thay thế
cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Việc đánh giá này sẽ
được tiến hành dựa trên quan điểm về xử lý người chưa thành niên phạm tội thể hiện
trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên, cũng như quan điểm của
nhà nước đối với vấn đề cải cách tư pháp, đảm bảo quyền con người.
Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu có tính chất điển hình trong lĩnh vực luật học gồm có phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn để đưa ra
những đánh giá một cách có hệ thống về các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội. Mỗi mục, mỗi chương có thể sử dụng những
phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp nhằm làm rõ những vấn đề lý

luận và pháp lý trọng tâm của từng mục, từng chương đó.
Tại Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, liệt kê, phân tích, đối
chiếu, lịch sử khi trình bày lý luận về người chưa thành niên phạm tội trong luật hình
sự Việt Nam qua các quá trình phát triển.
Tại Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh, phân
tích các quy định liên quan đến các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội được quy định trong BLHS năm 2015 sửa đổi bổ
sung năm 2017.
Và tại Chương 3, phương pháp được sử dụng nổi bật nhất là phương pháp
phân tích, hệ thống, kết hợp lý luận với thực tiễn để đưa ra những kiến nghị, đề xuất
về mặt pháp luật nhằm hoàn thiện quy định liên quan đến các biện pháp thay thế cho
hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.


[9]

5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Bố cục của đề cương chi tiết:
Chương 1: Lý luận về người chưa thành niên phạm tội trong Luật Hình
sự Việt Nam qua các quá trình phát triển
1.1. Quan điểm về người chưa thành niên phạm tội theo quy định của BLHS
năm 1985 và 1999
1.2. Sự xuất hiện của “tư pháp người chưa thành niên” tại Việt Nam và quan
điểm của pháp luật quốc tế
1.3. Quan điểm về người chưa thành niên phạm tội theo quy định của BLHS
năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Chương 2: Các quy định liên quan đến các biện pháp thay thế cho hình
phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng
2.1. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp thay thế cho hình phạt
2.2. Các biện pháp giám sát, giáo dục

2.3. Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định liên quan
đến các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội


[10]

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUA CÁC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
1.1. Quan điểm về người chưa thành niên phạm tội theo quy định của
BLHS năm 1985 và 1999
Trong khoa học luật hình sự, lý luận về người chưa thành niên phạm tội – tức
là những người dưới 18 tuổi phạm tội,8 được xem là nền tảng lý luận cho các biện
pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Và có lẽ lý
luận này chỉ chính thức xuất hiện tại Việt Nam cùng với sự ra đời của BLHS năm
1985.9 Với quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người chưa thành niên
trong luật hình sự bao gồm những người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi đã thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm.
Theo đó, người chưa thành niên được quan niệm là người chưa phát triển đầy
đủ về thể chất cũng như tâm – sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của
họ còn bị hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế
chưa cao. Họ có xu hướng muốn khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng, dễ tự ái,
tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, nhiều hoài bão, thiếu tính thực tế, dễ bị kích động,
bị lơi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn thương, nhưng lại dễ
thay đổi thích nghi, dễ uốn nắn… Trong các đặc điểm tâm lí của người chưa thành
niên, có thể thấy có hai khuynh hướng nổi bật liên quan đến tội phạm và khả năng
giáo dục, cải tạo của họ. Đó là họ dễ bị người khác dụ dỗ, kích động, thúc đẩy vào
việc thực hiện tội phạm nhưng do ý thức phạm tội của họ chưa cao và chưa chắc chắn
nên cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội.10


8

Xem Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu Luật Hình sự Việt Nam, NXB Đồng Nai, tr.263; Võ Khánh
Vinh (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB khoa học xã hội,
tr.466; Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – tập 1, NXB Công
an nhân dân, tr.317 ; Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam –
phần chung, NXB Hồng Đức, tr.420.
9
Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: những khía cạnh
pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học”, Tạp chí Tồ án nhân dân, (20),
tr.10: Cho đến trước khi pháp điển hố luật hình sự Việt Nam lần thức nhất vào năm 1985, chưa có
sự ghi nhận chính thức nào về các quy phạm đề cập đến nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành
niên phạm tội nhưng một số giải thích thống nhất có tính chỉ đạo liên quan đến nội dung cơ bản của
nguyên tắc này đã được biết đến trong thực tiễn xét xử của đất nước tại Chuyên đề sơ kết kinh nghiệm
số 37/NCPL ngày 16/01/1976 của Toà án nhân dân tối cao.
10
Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Tlđd (8), tr.318.


[11]

Pháp luật hình sự Việt Nam khơng coi người chưa thành niên phạm tội có
năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ như người đã thành niên.11 Theo đó, người chưa
thành niên ln được hưởng chính sách hình sự mang tính nhân đạo - đường lối xử
lý đặc thù mang tính chất nương nhẹ. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách này là
do đặc điểm tâm - sinh lý của người chưa thành niên, môi trường giáo dục trong gia
đình, nhà trường và hồn cảnh sống. Tuy nhiên những yếu tố này vẫn ln được đặt
trong “lăng kính” của luật hình sự. Theo tác giả Trần Đình Nhã là: “khi tìm hiểu
những vấn đề thuộc trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội, không

thể không đi từ cái chung: tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt nói chung”
trong đó “nhà làm luật (…) cấu tạo hẳn một chương “biệt lệ” ở BLHS với mức độ
chênh lệch, giảm nhẹ đáng kể so với nguyên tắc chung để làm chuẩn mực xử lý những
trường hợp người chưa thành niên phạm tội.”12
Cùng quan điểm này, tác giả Kiều Đình Thụ cũng cho rằng: “Do những đặc
điểm về tâm lý, thể chất và những u cầu có tính đặc thù trong đấu tranh phịng,
chống tình trạng người chưa thành niên phạm tội có những khác biệt so với người
trưởng thành (người đã thành niên), (...) đòi hỏi Nhà nước phải xem xét tính tốn khi
quy định trong luật hình sự.”13 Vì vậy, cả hai BLHS năm 1985 và năm 1999 đều tập
hợp các quy định đặc thù đối với người chưa thành niên phạm tội trong chương
riêng.14
Dựa vào quan điểm trên, khoa học luật hình sự thời điểm này nhấn mạnh
rằng để giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội cần kết hợp chặt chẽ giáo
dục của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội với chính quyền xã, phường, thị trấn,
pháp luật cùng với các định chế xã hội khác. Trong đó, nhấn mạnh sự giáo dục của
gia đình có vị trí quan trọng vì gia đình có trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo vệ,
giáo dục người chưa thành niên. Tuy nhiên, để giúp người chưa thành niên phát triển
toàn diện và hạn chế được những thiếu sót nhất định trong việc giáo dục tại gia đình,
cần phải kết hợp với sự giáo dục tại nhà trường và xã hội.15

11

Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Tlđd (8), tr.421
Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2002), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Cơng
an nhân dân, xem Trần Đình Nhã, Chương XXIV “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
phạm tội”, tr.511.
13
Kiều Đình Thụ (1998), Tlđd (8), tr.263-264.
14
Xem Chương VII từ Điều 57 đến Điều 67 BLHS năm 1985, Chương X từ Điều 68 đến Điều 77

BLHS năm 1999.
15
Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Tlđd (8), tr.318.
12


[12]

Trên tinh thần đó, từ góc độ xử lý hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội, quan điểm của luật hình sự Việt Nam là “phải phối hợp trách nhiệm giữa
gia đình, nhà trường và xã hội, chủ yếu bằng những biện pháp giáo dục, giúp đỡ để
người chưa thành niên nhận rõ sai lầm và tự sửa chữa để trở thành những thành viên
có ích của xã hội. Đối với người chưa thành niên, môi trường xã hội tác động rất
mạnh mẽ tới quá trình hình thành nhân cách sống của họ. Trong nhiều trường hợp do
không được chăm sóc và giáo dục chu đáo, chịu sự tác động của những hiện tượng
tiêu cực từ môi trường xung quanh đã dẫn đến thực hiện tội phạm. Do đó, khi người
chưa thành niên phạm tội thì khơng chỉ chính họ có lỗi mà trách nhiệm cịn thuộc gia
đình và xã hội.”16
Xuất phát từ đặc điểm tâm lí và yêu cầu của việc phòng chống tội phạm của
người chưa thành niên, đồng thời thể hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, các
biện pháp xử lý hình sự - gồm có hình phạt và các biện pháp tư pháp - áp dụng với
người chưa thành niên phạm tội được xác định là “chủ yếu nhằm giáo dục họ, làm
cho họ thấy được tính chất của tội phạm, sự nghiêm minh của pháp luật, bản chất
nhân đạo của các biện pháp áp dụng. Chỉ trong những trường hợp phạm tội có tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao, ý thức phạm tội của người chưa thành niên
sâu sắc mới cần thiết phải áp dụng các biện pháp trừng trị đối với họ.”17
Những nguyên tắc cơ bản về xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành
niên được quy định trong BLHS, theo tác giả Kiều Đình Thụ, phản ánh tinh thần nhân
đạo, tạo ra những điều kiện và cơ hội cho người chưa thành niên tích cực tự sửa chữa
lỗi lầm, nhanh chóng được hồ nhập trở lại đời sống cộng đồng để phát triển hoàn

thiện nhân cách.18
Như vậy, lý luận về người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn từ BLHS
năm 1985 đến BLHS năm 1999 đều xuất phát từ quan điểm của nguyên tắc nhân đạo
xã hội chủ nghĩa. Theo đó, đối với người chưa thành niên, luật hình sự chỉ điều chỉnh
hành vi của những người từ đủ 14 tuổi trở lên; trong đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý như
quy định tại Điều 58 BLHS năm 1985; hoặc về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và

16

Kiều Đình Thụ (1998), Tlđd (8), tr. 264.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Tlđd (8), tr.320.
18
Kiều Đình Thụ (1998), Tlđd (8), tr.266.
17


[13]

tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như quy định tại Điều 12 khoản 2 BLHS năm 1999.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.19
Về nguyên tắc và biện pháp xử lý hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội, lý luận luật hình sự nhấn mạnh “tinh thần nhân đạo, coi trọng vai trò giáo
dục, tiết kiệm các biện pháp cưỡng chế và hình phạt.”20 Luật hình sự, theo đó, sẽ
khuyến khích áp dụng rộng rãi chế định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, hạn chế đưa ra xét xử và hạn chế
hình phạt đối với họ, có thể áp dụng biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục phịng
ngừa thay thế cho hình phạt, cấm xử tù chung thân và xử tử hình người chưa thành
niên, khơng áp dụng hình phạt tiền đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi và không
áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi bị áp dụng

hình phạt tù có thời hạn, người chưa thành niên sẽ được hưởng những “chiếu cố”
đáng kể (so với người đã thành niên) như mức tối đa của hình phạt thấp hơn, được
xét giảm án sớm hơn với mức giảm cao hơn, được xoá án tích nhanh hơn và khơng
bị tính là có án tích để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với những án đã
tuyên khi chưa đủ 16 tuổi. Khi tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành
niên phạm nhiều tội mà tội nặng nhất thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi, thì cũng được
hưởng những “chiếu cố” đáng kể như mức hình phạt cao nhất khơng q 15 năm tù
theo BLHS năm 1985, 18 năm tù theo BLHS năm 1999.21
Tuy nhiên, xoay quanh chính sách xử lý người chưa thành niên phạm tội tại
Việt Nam không phải khơng có những quan điểm trái chiều, những ý kiến đối lập.
Chẳng hạn như ý kiến cho rằng do khả năng nhận thức và tâm lý ở người chưa thành
niên ngày càng phát triển sớm hơn, “cần hạ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với họ”
đồng nghĩa với việc “hình sự hố một loạt các hành vi phạm tội của người chưa thành
niên (mà hiện tại chưa bị coi là tội phạm).”22 Ngồi ra cịn có quan ngại rằng người
chưa thành niên đang được hưởng “quá nhiều ân huệ” của pháp luật với hình phạt

19

Xem Điều 58 khoản 2 BLHS năm 1985 và Điều 12 BLHS năm 1999.
Trần Đình Nhã (2002), Tlđd (12), tr.514.
21
Xem các Điều 59 - 64 BLHS năm 1985 và các Điều 69 - 77 BLHS năm 1999.- Trần Đình Nhã,
Tlđd (13), tr. 514.
22
Trần Đình Nhã (2002), Tlđd (12), tr.513: Từ BLHS năm 1985 sang BLHS năm 1999 quan điểm
mở rộng phạm vi tội phạm mà người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự cũng đã được
phản ánh khi mở rộng phạm vi loại tội mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự. Xem Điều 58 khoản 1 BLHS năm 1985 và Điều 12 khoản 2 BLHS năm 1999.
20



[14]

nhẹ, thủ tục tố tụng ưu đãi, việc thi hành án được quan tâm theo hướng nâng đỡ …
trong khi “chỉ cần giảm nhẹ hình phạt là đủ”.23
1.2. Sự xuất hiện của “tư pháp người chưa thành niên” tại Việt Nam và
quan điểm của pháp luật quốc tế
1.2.1. Sự xuất hiện của “tư pháp người chưa thành niên” tại Việt Nam
Khái niệm tư pháp người chưa thành niên bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào
khoảng đầu những năm 2000, cùng với các khái niệm mới như “tư pháp phục hồi”
hay “xử lý chuyển hướng”. Vào năm 2000, Báo cáo dự án Tăng cường năng lực hệ
thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam24 định nghĩa tư pháp người chưa
thành niên là “một bộ phận của tổ chức và hoạt động tư pháp được dành riêng cho
người chưa thành niên vi phạm pháp luật, nhằm thực hiện sự giáo dục và bảo vệ đặc
biệt về mặt pháp lý đối với họ, đồng thời bảo đảm và duy trì trật tự pháp luật nói
chung trong xã hội”. Theo đó, tư pháp người chưa thành niên bao gồm tất cả các quá
trình và thủ tục xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, gồm có cả vi phạm pháp luật
hình sự, do người chưa thành niên thực hiện.25 Như vậy, tư pháp người chưa thành
niên có thể hiểu là một hệ thống bao trùm các hoạt động khác nhau hướng về người
chưa thành niên vi phạm pháp luật, từ ngăn ngừa, giáo dục đến xử lý hành chính, xử

23

Trần Đình Nhã (2002), Tlđd (12), tr.513.
Thơng tin Khoa học pháp lý Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2000), Tăng cường
năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam, tr.16.
25
Thông tin Khoa học pháp lý Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2000), Tlđd (24),
tr.17.
Cụ thể, tư pháp người chưa thành niên sẽ bao gồm ba bộ phận như sau:

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động tư pháp đối với
người chưa thành niên (pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng trong các lĩnh vực hành chính,
hình sự và một phần dân sự liên quan đến trách nhiệm pháp lý dân sự của người chưa thành niên vi
phạm pháp luật);
Tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp và những bộ phận chuyên trách về người chưa thành
niên thuộc các cơ quan đó được thành lập theo quy định của pháp luật. Ngoài các cơ quan tư pháp
còn cần kể đến cơ quan chính quyền các cấp, cơ quan nhà nước đặc trách về trẻ em (Ủy ban bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em), các tổ chức đoàn thể, xã hội (Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam …) và các cán bộ chuyên trách về người chưa thành niên;
Đội ngũ cán bộ, viên chức tư pháp hoặc những người mà theo trách nhiệm nghề nghiệp đang
tham gia vào hoạt động giáo dục, phòng ngừa, xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại các
cơ quan, tổ chức nói trên (Cơng an, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, cán bộ của ủy ban nhân dân
các cấp, của Ủy ban bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thành viên của các tổ chức xã hội, đoàn
thể…) và hoạt động hỗ trợ người chưa thành niên tái hòa nhập cộng đồng.
24


[15]

lý hình sự và tái hịa nhập cộng đồng sau khi họ đã chấp hành đầy đủ hình phạt
và/hoặc các biện pháp giáo dục.26
Cùng với sự xuất hiện của khái niệm tư pháp người chưa thành niên, những
đặc điểm tâm lý đặc biệt của người chưa thành niên một lần nữa được nhấn mạnh.
Theo đó, nguyên tắc quan trọng trong việc xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp
luật là phải ln quan tâm, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho đối tượng này. Và do đó,
người chưa thành niên vi phạm pháp luật có thể được xử lý/giáo dục theo hai con
đường, đó là xử lý chính thức và xử lý khơng chính thức. Việc chọn áp dụng biện
pháp xử lý chính thức hay khơng chính thức đối với người chưa thành niên vi phạm
pháp luật sẽ tuỳ thuộc tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật,
đặc điểm về nhân thân của người chưa thành niên và nhu cầu của việc phòng ngừa

hành vi vi phạm.27
Xử lý chính thức bao gồm những cách thức xử lý truyền thống đối với các
hành vi vi phạm pháp luật, gồm có xử lý hành chính, xử lý hình sự và có thể cả xử lý
về dân sự.28 Các biện pháp này chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm
pháp luật đã đủ tuổi và năng lực chịu các loại trách nhiệm tương ứng, trong trường
hợp hành vi vi phạm bị coi là vi phạm hành chính hoặc tội phạm theo quy định của
pháp luật. Đặc điểm chung của nhóm biện pháp xử lý này là tính quyền lực nhà nước
và việc thi hành các quyết định xử lý được bảo đảm bằng cưỡng chế của Nhà nước.29
Điều đáng lưu ý là các biện pháp xử lý hành chính và xử lý hình sự này khá là trùng
lặp nhau, ít nhất là về mặt tên gọi.

26

Xem Phụ lục 1: Hệ thống các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Phụ lục 2: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động tư pháp đối với
người chưa thành niên.
Phụ lục 3: Tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp và những bộ phận chuyên trách về người chưa
thành niên theo quy định pháp luật.
27
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội - Vụ Pháp chế (2012), Tlđd (04), tr.128.
28
Xem Phụ lục 1: Hệ thống các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Phụ lục 2: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động tư pháp đối với
người chưa thành niên.
29
Xem các Điều 29, 31, 33, 37, 135, 136 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: các hình thức xử
phạt bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Các biện pháp
xử lý hành chính gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.
Xem các Điều 70-74 BLHS năm 1999: Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng. Các hình phạt gồm:

cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo khơng giam giữ; tù có thời hạn.


[16]

Xử lý khơng chính thức (hay xử lý chuyển hướng) bao gồm những biện pháp
giáo dục, xử lý dựa vào gia đình, nhà trường, cộng đồng, được áp dụng đối với người
chưa thành niên vi phạm pháp luật trong các trường hợp như chưa đủ tuổi chịu trách
nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự; đối với người đã đủ tuổi nhưng hành vi
vi phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thuộc trường
hợp có thể xử lý bằng các biện pháp khơng chính thức.30 Những biện pháp xử lý
khơng chính thức được giới thiệu - dựa trên thực tiễn áp dụng của nhiều nước trên
thế giới31 - gồm có cảnh cáo của cơng an, thoả thuận với cơng an, hịa giải giữa nạn
nhân và người chưa thành niên vi phạm pháp luật, họp nhóm gia đình, các hoạt động
thơng qua uỷ ban tư pháp người chưa thành niên tại cộng đồng. Chiếu vào thực tiễn
tại Việt Nam, các biện pháp xử lý khơng chính thức này được kết nối với những biện
pháp như hồ giải, cảnh cáo, gia đình cam kết giám sát, giáo dục của dòng họ, cộng
đồng dân cư hoặc theo hương ước của làng, xã đã được phê duyệt… đã/đang được áp
dụng tại nhiều địa phương.32
Như vậy, có thể thấy rằng, với sự xuất hiện của khái niệm tư pháp người chưa
thành niên, vấn đề xử lý hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này cũng có sự thay
đổi, nhà làm luật Việt Nam bắt đầu thừa nhận quan điểm của xử lý chuyển hướng.
Lần đầu tiên Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ghi nhận nguyên tắc “bảo đảm
lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên” trong quá trình xem xét xử lý người chưa
thành niên vi phạm hành chính33 và nguyên tắc “các biện pháp thay thế xử lý vi phạm
hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định”.34 Theo đó,
nhắc nhở và quản lý tại gia đình là hai biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
mang tính xã hội, dựa vào chính đối tượng, cộng đồng và gia đình của người chưa
thành niên vi phạm để thực hiện giáo dục, quản lý đối tượng. Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 quy định các điều kiện bắt buộc mang tính tự nguyện để một vụ việc

bị xem xét xử lý vi phạm hành chính (xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính) được chuyển sang áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành
chính có thể thực hiện được như điều kiện người chưa thành niên phải thừa nhận về
30

Xem Phụ lục 1: Hệ thống các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Xem Bộ Lao động – Thương binh và xã hội - Vụ Pháp chế (2012), Tlđd (04), tr.102-117.
Xem Phụ lục 5: Một số biện pháp/chương trình tư pháp phục hồi được áp dụng trên thế giới.
32
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội - Vụ Pháp chế (2012), Tlđd (04), tr.69.
33
Xem Điều 134 khoản 1 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
34
Xem các Điều 134 khoản 5, Điều 138, Điều 139, Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012.
31


[17]

hành vi vi phạm là “tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của
mình”. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính khơng được coi là
đã bị xử lý vi phạm hành chính.
1.2.2. Quan điểm của pháp luật quốc tế
Sự xuất hiện của cách tiếp cận mới đối với vấn đề xử lý hành vi vi phạm pháp
luật, trong đó có hành vi phạm tội, của người chưa thành niên cũng được lý giải dựa
trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến quyền con người,
quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia.35 Các văn bản thường được đề cập đến là
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 196636 (Việt Nam tham gia
vào năm 1982) và Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 198937 (Việt Nam tham

gia vào năm 1990). Đây là các văn bản pháp lý quốc tế mang tính ràng buộc trách
nhiệm và quy định tất cả các quốc gia thành viên phải tôn trọng, thực hiện để đảm
bảo các quyền dân sự, chính trị của con người nói chung và đảm bảo trẻ em được
hưởng tất cả các quyền mà Công ước đã quy định.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 - ICCPR là một
trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua.38 Liên quan đến vấn đề tư pháp người chưa thành
niên, bên cạnh các quyền thuộc nhóm quyền dân sự,39 ICCPR thừa nhận tại Điều 14
khoản 4 như sau: “Tố tụng áp dụng đối với những người chưa thành niên phải xem
xét tới độ tuổi của họ và mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách của họ”.40 Theo
35

Xem, chẳng hạn, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội - Vụ Pháp chế (2012), Tlđd (04), dành
Chuyên đề III về Pháp luật quốc tế và quốc gia về tư pháp người chưa thành niên - Các nguyên tắc
cơ bản về tư pháp người chưa thành niên, tr.49-79.
36
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có tên tiếng Anh là International Convenant on
Civil and Political Rights, sau đây gọi tắt là “ICCPR”.
37
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em có tên tiếng Anh là Convention on the Rights of the Child, sau
đây gọi tắt là “CRC”.
38
Cùng với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Convenant on
Economic, Social and Cultural Rights – ICESCR) theo Nghị quyết số 2200 A (XXI) ngày
16/02/1966. ICCPR có hiệu lực từ ngày 23/3/1976.
ICCPR được coi là một phần của Bộ luật quốc tế về quyền con người, được đặt dưới sự giám sát
riêng của Ủy ban nhân quyền (Human Rights Committee – HRC), độc lập với Hội đồng nhân quyền
của Liên hợp quốc. Tính đến tháng 10/2017 có 169 nước đã phê chuẩn, 06 nước đã ký kết Công ước
này (hiện trên Thế giới chỉ cịn 22 nước khơng tham gia Cơng ước này).
nguồn: [] (truy cập ngày 12/10/2017).

39
Xem thêm ICCPR 1966: Quyền không bị tra tấn (Freedom from Torture, Điều 7), Quyền được đối
xử nhân đạo của người bị tước tự do (Rights to Humane Treatment, Điều 10), Quyền bảo vệ sự riêng
tư (Right to Privacy, Điều 17), Bảo vệ Trẻ em (Protection of Chidren, Điều 24).
40
Paragraph 4 Article 14 ICCPR 1966: “4. In the case of juvenile persons, the procedure shall be


[18]

quy định này, ICCPR yêu cầu trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành
niên, các thủ tục tố tụng cần xem xét đến độ tuổi của họ và thúc đẩy sự tái hoà nhập
của họ. Để giải thích thêm quy định này, Uỷ ban nhân quyền đưa ra khuyến nghị
trong Bình luận chung số 3241 yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện,42 trong đó
có nội dung:
- Uỷ ban nhân quyền kêu gọi các quốc gia phải thành lập một hệ thống tư
pháp người chưa thành niên thích hợp (an appropriate juvenile criminal justice) để
đảm bảo rằng người chưa thành niên được đối xử một cách phù hợp với độ tuổi của
họ. Một điểm quan trọng nữa là các quốc gia phải căn cứ vào mức độ trưởng thành
về thể chất và tinh thần của người chưa thành niên để xác lập một độ tuổi tối thiểu
mà dưới tuổi đó thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự”.43
- Uỷ ban nhân quyền cũng khuyến nghị các quốc gia áp dụng những biện
pháp xử lý thay thế cho biện pháp tố tụng hình sự để giải quyết các vụ phạm pháp
của người chưa thành niên. Các biện pháp gợi ý là: hoà giải giữa người vi phạm và
người bị hại; hội ý với gia đình của người vi phạm; tư vấn hoặc cung cấp những dịch
vụ cộng đồng hoặc các chương trình giáo dục người vi phạm… với điều kiện là các
biện pháp đó tương thích với các yêu cầu của ICCPR và các tiêu chuẩn quốc tế khác
về quyền con người.44
Như vậy, ICCPR ghi nhận rằng vấn đề tư pháp người chưa thành niên phải
xem xét dựa vào độ tuổi của họ và việc xử lý họ phải nhằm mục đích thúc đẩy sự

phục hồi nhân cách. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân quyền cũng khuyến nghị các quốc gia
phải thành lập một hệ thống tư pháp phù hợp cho người chưa thành niên đồng thời
khi giải quyết các vụ phạm pháp của đối tượng này cần áp dụng những biện pháp xử
lý thay thế cho biện pháp tố tụng hình sự.
Bên cạnh Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công
ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em năm 1989 - CRC được coi là một công ước quốc
tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em, được

such as will take account of their age and the desirability of promoting their rehabilitation”.
41
Bình luận chung số 32 của Uỷ ban nhân quyền về ICCPR 1966 (General Comment No. 32 - Article
14: Right to equality before courts and tribunals and to a fair trial), CCPR/C/GC/32, 23 August
2007.
42
Xem thêm: General Comment No. 32, CCPR/C/GC/32, 23 August 2007, para. 42.
43
Xem thêm: General Comment No. 32, CCPR/C/GC/32, 23 August 2007, para. 43.
44
Xem thêm: General Comment No. 32, CCPR/C/GC/32, 23 August 2007, para. 44.


[19]

đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc (Committee on
the Rights of the Child).45
CRC đảm bảo quyền sống còn và phát triển của trẻ em dựa trên ba nguyên
tắc chủ yếu là nguyên tắc đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 3), không phân
biệt đối xử (Điều 2) và quyền tham gia (Điều 12), trong đó “đảm bảo lợi ích tốt nhất
của trẻ em” là nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu.46 Nguyên tắc này được quy định tại
Điều 3 khoản 1 CRC như sau: “Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em,

dù do các cơ quan phúc lợi xã hội cơng cộng hay tư nhân, tồ án, các nhà chức trách
hành chính hay các cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là
mối quan tâm hàng đầu”.47 Nguyên tắc này được hiểu là gắn liền với “tất cả” hành
động của các cấp chính quyền và tổ chức tư nhân có liên quan; và liên quan tới “trẻ
em” ở phạm vi số đơng.48 Lợi ích tốt nhất cho trẻ khơng chỉ là mối quan tâm duy nhất
mà cịn là khía cạnh đầu tiên được xét đến và có trọng lượng đáng kể trong mọi quyết
định có ảnh hưởng đến trẻ em, bao gồm cả người chưa thành niên. CRC không đưa
ra tuyên bố cụ thể thế nào là “lợi ích tốt nhất” cho cá nhân một đứa trẻ trong một tình
huống nhất định nhưng cung cấp một khung quy phạm xác định các lợi ích này ở một
mức độ nhất định. CRC cũng thừa nhận rằng ngồi lợi ích của trẻ em cũng phải tính
đến lợi ích của các đối tượng khác, nhưng nguyên tắc “lợi ích tốt nhất” vẫn phải giữ
vai trị chủ đạo. Ngun tắc này có vai trò định hướng trong việc áp dụng đối với tất
cả quyền của trẻ em được ghi nhận bởi CRC, bao gồm quyền có liên quan đến tư
pháp người chưa thành niên.
CRC cũng đòi hỏi phải xác lập được một quy trình nghiêm túc trong việc đưa
ra các quyết định liên quan đến trẻ em nhằm khuyến khích người ra quyết định xem
xét một cách nghiêm túc hệ quả đối với trẻ trước khi chính thức hành động. Khơng
45

CRC là một công ước quốc tế do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 44/25
ngày 20/11/1989. CRC có hiệu lực từ ngày 02/9/1990. Tính đến tháng 10/2017, trên thế giới có 196
nước đã phê chuẩn cơng ước này.
nguồn: [] (truy cập ngày 12/10/2017)
46
Karin Arts and Vesselin Popovski (2005), International criminal accountability and The right of
Children, Hague Academic Press, pages 10-11.
47
Article 3 CRC 1989: “1. In all actions concerning children, whether undertaken by public or
private social welfare institutions, courts of law, administrative authorities or legislative bodies, the
best interests of the child shall be a primary consideration”.

48
Xem thêm: UNICEF (2005), Quyền trẻ em – Biến nguyên tắc thành hành động, Thomas
Hammarberg và Barbro Holmberg, “Lợi ích tốt nhất của trẻ em – ngun tắc và quy trình”, NXB
Chính trị quốc gia, tr. 48-63.


[20]

những họ phải phân tích tác động đối với trẻ trước khi chính thức ra quyết định, mà
sau đó phải có khả năng chứng minh được rằng họ đã có động thái đó. Nói cách khác,
họ phải chứng minh được là họ đã có sự suy xét kỹ càng các tác động có thể đối với
trẻ. Quy trình này được coi như là một trong các nghĩa vụ pháp lý của các Quốc gia
thành viên Công ước này.49
Điều 40 của CRC quy định: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của
mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm pháp luật hình sự, được
đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ về phẩm cách và phẩm
giá nhằm làm tăng lịng tơn trọng của trẻ em đối với những quyền con người và tự
do cơ bản của người khác và cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và hướng tới
thúc đẩy sự tái hồ nhập và việc đảm đương một vai trị xây dựng của trẻ em trong
xã hội”.50 Điều 40 của CRC cũng yêu cầu các quốc gia thành viên thúc đẩy việc thành
lập một hệ thống tư pháp người chưa thành niên riêng,51 và đặc biệt là ban hành các
đạo luật quy định trình tự, thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng cho người
chưa thành niên vi phạm pháp luật. CRC đưa ra các quy định đảm bảo tố tụng tối
thiểu cho người chưa thành niên vào thời điểm bị bắt giữ, xét xử và kết án (khoản 2
Điều 40). CRC yêu cầu các quốc gia thành viên quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách
nhiệm hình sự và “các biện pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình
sự mà khơng phải áp dụng thủ tục tố tụng tư pháp chính thức (xử lý chuyển hướng)”
(khoản 3 Điều 40). Các quốc gia thành viên cũng cần có nhiều biện pháp xử lý khác
nhau đối với người chưa thành niên nhằm đảm bảo các em được xử lý một cách phù
hợp với sự phát triển ở độ tuổi của các em.


49

Xem thêm: UNICEF (2005), Tlđd (48), tr.48-63.
Article 40 CRC 1989: “1. States Parties recognize the right of every child alleged as, accused of,
or recognized as having infringed the penal law to be treated in a manner consistent with the
promotion of the child's sense of dignity and worth, which reinforces the child's respect for the human
rights and fundamental freedoms of others and which takes into account the child's age and the
desirability of promoting the child's reintegration and the child's assuming a constructive role in
society”.
51
Article 40 CRC 1989: “3. States Parties shall seek to promote the establishment of laws,
procedures, authorities and institutions specifically applicable to children alleged as, accused of, or
recognized as having infringed the penal law, and, in particular:
(a) The establishment of a minimum age below which children shall be presumed not to have the
capacity to infringe the penal law;
(b) Whenever appropriate and desirable, measures for dealing with such children without resorting
to judicial proceedings, providing that human rights and legal safeguards are fully respected”.
50


×