Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.59 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ÚT

SỰ CĨ MẶT CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
TẠI PHIÊN TỊA HÌNH SỰ SƠ THẨM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ÚT

SỰ CĨ MẶT CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
TẠI PHIÊN TỊA HÌNH SỰ SƠ THẨM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự - Mã số: 60.38.40

Người hướng dẫn khoa học: Ts.Nguyễn Duy Hưng

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, quyết định, bản án được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Những ý kiến, đề xuất khoa học trong luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân
tôi, chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Út


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTHS: Tố tụng hình sự
HĐXX: Hội đồng xét xử


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƢỜI BỊ HẠI VÀ PHIÊN TỊA
HÌNH SỰ SƠ THẨM
1.1 Một số vấn đề về ngƣời bị hại và sự tham gia của ngƣời bị hại trong tố tụng
hình sự ..................................................................................................................... 04
1.1.1 Khái niệm người bị hại ................................................................................... 04
1.1.2 Người bị hại – Một trong những chủ thể thực hiện chức năng buộc tội......... 11
1.1.3 Người bị hại – Chủ thể cần được bảo vệ trong tố tụng hình sự...................... 16
1.1.4 Lời khai của người bị hại –Một nguồn chứng cứ luật định trong vụ án......... 19
1.1.5 Ý nghĩa của sự tham gia của người bị hại trong tố tụng hình sự ................... 20
1.1.5.1 Sự tham gia tố tụng của người bị hại góp phần xác định sự thật khách quan
của vụ án .................................................................................................................. 20
1.1.5.2 Sự tham gia tố tụng của người bị hại là đảm bảo pháp lý quan trọng trong

việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính người bị hại................................ 23
1.1.6 Sự tham gia của người bị hại trong các giai đoạn tố tụng hình sự ................ 24
1.1.6.1 Sự tham gia tố tụng của người bị hại trong các giai đoạn khởi tố, điều tra và
truy tố ....................................................................................................................... 24
1.1.6.2 Sự tham gia tố tụng của người bị hại trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ........ 28
1.2 Phiên tịa hình sự sơ thẩm ............................................................................... 29
1.2.1 Khái niệm phiên tịa hình sự sơ thẩm .............................................................. 29
1.2.2 Bản chất của phiên tịa hình sự hình sự sơ thẩm ............................................ 30
1.2.3 Vai trị, ý nghĩa phiên tịa hình sự sơ thẩm ..................................................... 31
1.2.4 Trình tự của phiên tịa hình sự sơ thẩm .......................................................... 32
1.2.5 Thành phần tham gia phiên tòa hình sự sơ thẩm ............................................ 35
1.2.5.1 Thành phần những người tiến hành tố tụng................................................. 35
1.2.5.2 Thành phần những người tham gia tố tụng ................................................. 36

Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ SỰ
THAM GIA CỦA NGƢỜI BỊ HẠI VÀ THỰC TRẠNG THAM GIA
CỦA NGƢỜI BỊ HẠI TẠI PHIÊN TỊA HÌNH SỰ SƠ THẨM
2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về sự tham gia và hoạt động của
ngƣời bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm .......................................................... 40
2.1.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về sự có mặt của người bị hại tại
phiên tịa hình sự sơ thẩm ........................................................................................ 40


2.1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động và vai trò của người bị
hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm ............................................................................. 44
2.1.2.1 Trong thủ tục bắt đầu phiên tòa ................................................................... 44
2.1.2.2 Trong thủ tục xét hỏi .................................................................................... 46
2.1.2.3 Trong thủ tục tranh luận .............................................................................. 51
2.2 Thực trạng về sự tham gia tố tụng của ngƣời bị hại tại phiên tịa hình sự sơ
thẩm ......................................................................................................................... 54

2.2.1 Trong thủ tục bắt đầu phiên tòa ...................................................................... 55
2.2.2 Trong thủ tục xét hỏi ....................................................................................... 67
2.2.3 Trong thủ tục tranh tụng ................................................................................. 69
2.3 Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng của
ngƣời bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm .......................................................... 69
2.3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vị trí, vai trị của
người bị hại .............................................................................................................. 70
2.3.2 Hoàn thiện một số quy định khác về người bị hại trong pháp luật tố tụng hình
sự .............................................................................................................................. 76
2.3.3 Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật tố tụng hình sự ................................... 81

PHẦN KẾT LUẬN


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt tại phiên tịa hình sự sơ thẩm
thì sự có mặt của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng
khơng những đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, toàn diện, khách
quan mà cịn góp phần nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phịng, chống tội phạm
và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của con người trong hoạt động xét xử. Đặc biệt
sự có mặt của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm sẽ góp phần nâng cao chất
lượng của phiên tịa, trên cơ sở điều tra cơng khai, người bị hại là một bên của quá
trình tố tụng, là người cung cấp những chứng cứ quan trọng trong vụ án hình sự thì
sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa giúp cho Hội đồng xét xử tuyên một bản án
đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi ích của người
bị hại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có nhiều phiên tịa vắng mặt người bị hại, có
nhiều phiên tịa phải hoãn nhiều lần do sự vắng mặt của người bị hại dẫn đến việc

giải quyết vụ án kéo dài, không phù hợp với quy định của pháp luật, không khách
quan, khơng tồn diện, làm oan người vơ tội, bỏ lọt tội phạm, quyền và lợi ích của
người bị hại khơng được bảo vệ đúng mức. Đa số phiên tịa đều vắng người bị hại,
sự tham gia của họ là rất hạn hữu. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này
như quy định của pháp luật tố tụng hình sự về sự có mặt của người bị hại cịn có
những điểm bất hợp lý, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm của người bị hại,
do nhận thức về tầm quan trọng của người bị hại của các cơ quan tiến hành tố tụng
chưa đầy đủ…nên việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực
tiễn về sự có mặt của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm là vấn đề có ý nghĩa
quan trọng và mang tính cấp thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị hại, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự. Mặc khác, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người
bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng cải cách
tư pháp và hồn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Đây cũng là lý do
tác giả chọn đề tài: “Sự có mặt của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” cho luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về người bị hại trong tố tụng hình sự, trong một số giáo trình của các trường
đại học cũng như các bài viết trên các tạp chí khoa học, tạp chí chun ngành luật
và trong khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đều nghiên cứu và
có đề cập đến sự có mặt của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, như “Địa vị


2

pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự” của tác giả Phạm Thị Xuân – Luận
văn cử nhân năm 2001, “Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt
Nam” của tác giả Ngơ Thị Phúc Hảo – Luận văn cử nhân khóa 25, “Người bị hại
trong tố tụng hình sự” của tác giả Đỗ Thị Kiều Trang – Luận văn cử nhân khóa 30,

“Người bị hại trong tố tụng hình sự” của tác giả Bạch Ngọc Chí Thanh – Lớp Thành
ủy khóa 2 – Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Người bị hại trong tố tụng hình
sự” của tác giả Lê Tiến Châu – Tạp chí Khoa học pháp lý số 01/2007, nhưng chưa
có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện và sâu sắc về “Sự có mặt của
người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm” với quy mô là một đề tài độc lập, chuyên
biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu về sự có mặt của người bị hại tại phiên tịa hình sư sơ
thẩm là cần thiết.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Nghiên cứu sự có mặt của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm một cách
hệ thống, khoa học trên cơ sở các quy định của pháp luật để xác định rõ cơ sở lý
luận, pháp lý cùng với thực trạng tham gia tố tụng tại phiên tòa hiện nay của người
bị hại. Trên cơ sở đó, tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng tại phiên
tịa của người bị hại từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động
xét xử, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như đáp ứng yêu cầu
của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền
con người khi tham gia tố tụng.

4. Phạm vi của luận văn
Luận văn nghiên cứu về những vấn đề chung về người bị hại, về phiên tòa hình
sự sơ thẩm, về sự tham gia của người bị hại và hoạt động của người bị hại tại phiên
tòa hình sự sơ thẩm những năm gần đây. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tham gia tố
tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm của người bị hại từ đó tìm ra những ngun nhân
ảnh hưởng đến sự tham gia tố tụng của người bị hại và đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ
thẩm.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chính sách của Đảng; pháp luật hình

sự, pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước về nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội
phạm, về việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Đồng thời luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu khoa học như thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, lơ gíc, khảo sát… nhằm
làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn


3

Nghiên cứu đề tài: “Sự có mặt của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm rõ những cơ sở khoa học, lý luận của sự
tham gia của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, nhận định, phân tích, đánh
giá thực trạng tham gia của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm ở nước ta hiện
nay làm cơ sở cho những hoạch định, cải cách đối với sự tham gia tố tụng của người
bị hại trong vụ án hình sự nói chung và tại phiên tịa hình sự nói riêng trong tương
lai, bảo đảm cho q trình đấu tranh và phịng chống tội phạm của các cơ quan tiến
hành tố tụng, đặc biệt là tịa án có hiệu quả nhất, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con người khi tham gia tố tụng hình sự.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành hai chương như sau:
Chƣơng 1: Nhận thức chung về người bị hại và phiên tịa hình sự sơ thẩm
Chƣơng 2: Quy định của pháp luật về sự tham gia tố tụng của người bị hại và
thực trạng tham gia tố tụng của người bị hại tại phiên tịa hình sự sơ thẩm


4


Chƣơng 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƢỜI BỊ HẠI VÀ
PHIÊN TỊA HÌNH SỰ SƠ THẨM
1.1 Một số vấn đề về ngƣời bị hại và sự tham gia của ngƣời bị hại trong tố tụng
hình sự
1.1.1 Khái niệm người bị hại
Pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) của các nước khơng có sự thống nhất trong
việc sử dụng thuật ngữ người bị hại. Luật TTHS của Cộng hòa Pháp, Liêng bang
Nga và Việt Nam dùng thuật ngữ “người bị hại”, trong khi đó luật TTHS Cộng hịa
nhân dân Trung Hoa thì dùng thuật ngữ “người tố cáo”. Ngoài ra người bị hại còn
được gọi là “người bị thiệt hại” hay gọi là “nạn nhân”, hay “dân sự nguyên cáo”.
Dưới gốc độ ngơn ngữ có thể hiểu người bị hại là con người cụ thể trong xã
hội, chịu sự tác động tiêu cực của sự việc, hành vi hoặc bất kỳ sự tác động nào khác
dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính họ. Tất nhiên sự tác
động đó là trái với ý muốn của người bị hại và họ tiếp nhận một cách thụ động.
Thiệt hại gây ra cho người bị hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất và
không cần phải giới hạn mức độ thiệt hại.
Dưới ngôn ngữ pháp lý thì người bị hại là “Người bị thiệt hại về thể chất, về
tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là thể nhân bị
người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản chứ không thể
là pháp nhân”1.
Dưới góc độ pháp luật thực định thì tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật TTHS Việt
Nam năm 2003 quy định “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần,
tài sản do tội phạm gây ra”. Tại Điều 53 Bộ luật TTHS của Liên bang Nga quy định
“Người bị hại là người bị tội phạm gây thiệt hại về tinh thần, thể chất hoặc tài
sản”.
Qua các khái niệm cho thấy người bị hại là một con người cụ thể bị tội phạm
gây thiệt hại. Khái niệm “người” ở đây đề cập đến con người cụ thể và chỉ có cá
nhân mới có thể bị thiệt hại về thể chất, tinh thần. Đây cũng là quan điểm của các
nhà làm luật Việt Nam. Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng ngồi người bị hại
là cá nhân thì tổ chức, pháp nhân bị tội phạm gây thiệt hại cũng có thể là người bị

hại. Những người theo quan điểm này lập luận rằng trong thực tế tội phạm không
phải lúc nào cũng gây thiệt hại cho cá nhân mà có trường hợp tội phạm gây thiệt hại
về tài sản cho tổ chức, pháp nhân. Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho tổ chức,
pháp nhân không chỉ là thiệt hại về tài sản mà cịn có những thiệt hại khác như thiệt
hại về thương hiệu, uy tín trong kinh doanh… Quy định của một số nước cũng thừa
1

Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr.198.


5

nhận tổ chức, pháp nhân là người bị hại. Tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật TTHS Ba Lan
quy định “Người bị hại là người hoặc pháp nhân mà lợi ích hợp pháp của họ bị hậu
quả của tội phạm trực tiếp xâm hại hoặc bị đe dọa”. Điều 53 Bộ luật TTHS
Hungary cũng quan điểm tương tự. Theo tác giả luận văn thì quan điểm cho rằng
người bị hại bao gồm cá nhân, tổ chức, pháp nhân bị tội phạm gây thiệt hại là hợp lý
hơn.
Thứ nhất, nếu tổ chức, pháp nhân bị thiệt hại về vật chất, tài sản, thương hiệu,
uy tín trong kinh doanh thì sẽ tham gia với tư cách gì? Theo quy định của Bộ luật
TTHS Việt Nam thì tổ chức, pháp nhân đó sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên
đơn dân sự khi có đơn yêu cầu. Vấn đề đặt ra nếu tổ chức, pháp nhân bị tội phạm
trực tiếp xâm hại đến nhưng khơng có đơn u cầu bồi thường thì sẽ tham gia tố
tụng với tư cách gì? Người bị hại và nguyên đơn dân sự trong TTHS có địa vị pháp
lý khác nhau cho nên quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể này cũng khác nhau. Như
vậy, thật khơng cơng bằng, vì cùng là nạn nhân của tội phạm nhưng khi tham gia tố
tụng lại có tư cách khác nhau. Tuy nhiên về mặt khách quan thì nội hàm của khái
niệm “người bị hại” cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn theo quan điểm làm luật của
một số nước, trong đó người bị hại ngồi thể nhân cịn có pháp nhân bị người phạm
tội làm thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần.

Thứ hai, tổ chức, pháp nhân cũng là những con người cụ thể, tài sản của tổ
chức, pháp nhân là tài sản của các thành viên. Khi tổ chức, pháp nhân bị tội phạm
gây thiệt hại về tài sản thì suy cho cùng đã gây thiệt hại về tài sản của các thành
viên. Sẽ không bình đẳng khi các thành viên của tổ chức, pháp nhân đó chỉ được
tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự trong khi về thực chất tài sản đó
đều là của cá nhân. Đối với các tổ chức, pháp nhân mà tài sản thuộc sở hữu nhà
nước khi bị tội phạm gây thiệt hại, tổ chức, pháp nhân đó khơng có đơn u cầu thì
sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì? Tài sản của nhà nước liệu có được bảo vệ?
Thứ ba, trong trường hợp tổ chức, pháp nhân bị giả mạo về thương hiệu, bị vu
khống làm mất uy tín trong kinh doanh…thì thiệt hại này gọi là thiệt hại gì? Do đó
khái niệm “Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh
thần, tài sản do tội phạm gây ra”2 là hợp lý nhất.
Vấn đề đặt ra là có được xem một người là người bị hại không trong trường
hợp hành vi phạm tội chưa gây thiệt hại gì cho người đó? Có ý kiến cho rằng, trong
trường hợp phạm tội chưa đạt, tức là chưa gây thiệt gì thì khơng thể cơng nhận một
cá nhân, tổ chức là người bị hại. Theo tác giả luận văn, điều quan trọng là khi xác
định thiệt hại của người bị hại thì thiệt hại đó phải do một tội phạm xâm hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Điều này đồng nghĩa với việc thừa
2

Lê Tiến Châu (2007), “Người bị hại trong TTHS”, Tạp chí khoa học pháp lý, (1), tr.42.


6

nhận người bị hại là bất kỳ người nào mà những quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm
hại và là khách thể của tội phạm. Trong khoa học pháp lý hình sự, đối với các tội
phạm có cấu thành vật chất bắt buộc phải có hậu quả xảy ra và hậu quả thường là
thiệt hại về thể chất và vật chất. Trong trường hợp này sự thiệt hại gây ra cho người
bị hại phải là những thiệt hại cụ thể. Sự thiệt hại đó phải thiệt hại trực tiếp do chính

tội phạm gây ra, thiệt hại đó phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc không chấp nhận quan điểm cho rằng thiệt hại
do tội phạm gây ra cũng có thể là thiệt hại gián tiếp, thiệt hại đó có thể khơng có
mối liên hệ nhân quả với hành vi phạm tội. Đối với các tội phạm có cấu thành hình
thức thì hậu quả khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Điều
này khơng có nghĩa rằng có thể có tội phạm khơng gây thiệt hại cho các quan hệ xã
hội (khách thể của luật hình sự). Dù là hậu quả vật chất hay phi vật chất thì tội
phạm ln ln gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội nhất định, nghĩa là tội phạm
hướng tới xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người nào đó thì người đó cũng
được gọi là người bị hại. Vì vậy, tác giả luận văn đồng tình với ý kiến cho rằng dù
tội phạm đã hồn thành hay chưa hoàn thành (tội phạm chưa đạt) nghĩa là có hậu
quả xảy ra hay chưa xảy ra, tức là có thiệt hại hay chưa có thiệt hại xảy ra trong
thực tế do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội thì người đã bị
thiệt hại hay có nguy cơ bị tội phạm xâm hại cũng được gọi là người bị hại. Do vậy,
hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong mọi trường hợp.
Vấn đề thứ hai đặt ra là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài
sản có phải do bất kỳ tội phạm nào gây ra hay không? Như ta đã biết “Đối tượng
tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm
tội tác động đến để gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ”3. Đối tượng tác động của tội phạm khơng chỉ là con
người mà cịn bao gồm các đối tượng vật chất khác và các hoạt động bình thường
của chủ thể. Trong khi đó, con người – nạn nhân bị tội phạm xâm phạm về thể chất,
tinh thần và các quyền tự do dân chủ, họ chính là một trong số các đối tượng tác
động của tội phạm. Do đó, thiệt hại của người bị hại phải là thiệt hại từ tác động của
hành vi phạm tội. Sự thiệt hại này phải là thiệt hại trực tiếp do chính tội phạm gây
ra, thiệt hại đó phải có mối liên hệ nhân quả với hành vi phạm tội, là hậu quả tất yếu
do tội phạm gây ra thì người bị gây thiệt hại mới được tham gia tố tụng với tư cách
là người bị hại. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa người bị hại và
nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự. Thiệt hại mà người
bị hại gánh chịu là thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra, còn thiệt hại của các chủ

thể khác là thiệt hại gián tiếp, kéo theo, nên khi các chủ thể này tham gia tố tụng
3

Trần Thị Quang Vinh và Vũ Thị Thúy (2008), Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nhà xuất bản trẻ, tr.91.


7

phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thực tiễn cũng như lý luận hiện nay còn
nhiều tranh cải đối với các tội phạm xâm phạm tư pháp, xâm phạm trật tự cơng
cộng, xâm phạm an tồn cơng cộng như tội nhận hối lộ, tội vi phạm các quy định về
điều khiển phương tiện giao thông, tội chống người thi hành cơng vụ, tội gây rối trật
tự cơng cộng…có thiệt hại về thể chất, tinh thần hay tài sản nhưng khơng đủ yếu tố
cấu thành tội độc lập thì người bị thiệt hại trong những vụ án này có được tham gia
tố tụng với tư cách là người bị hại khơng? Có ý kiến cho rằng, họ là người bị hại vì
thiệt hại của họ do hành vi của người phạm tội gây ra, nếu không xác định họ là
người bị hại sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Ý kiến khác lại cho rằng, họ
không phải là người bị hại vì thiệt hại của họ khơng phải là đối tượng tác động của
tội phạm nên họ có thể được xác định là nguyên đơn dân sự. Ngồi ra, cịn có ý kiến
cho rằng, người bị hại và nguyên đơn dân sự là người có thiệt hại do tội phạm gây
ra, trong khi thiệt hại này không phải do tội phạm gây ra, mà là do hành vi của
người phạm tội gây ra nên người này phải được xác định là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan. Theo tác giả luận văn, để xác định người bị thiệt hại trong các
tội phạm nói trên tham gia tố tụng với tư cách gì thì cần phải làm rõ khách thể của
tội phạm đó. Sự gây thiệt hại cho khách thể luôn luôn diễn ra trên cơ sở hành vi
phạm tội tác động vào đối tượng tác động – bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là chủ
thể, là nội dung hoặc là khách thể của quan hệ xã hội. Bất cứ loại tội phạm nào cũng
đều tác động vào đối tượng tác động cụ thể. Do vậy, người bị thiệt hại do hành vi
phạm tội tác động vào đối tượng tác động của khách thể nào thì người đó sẽ tham
gia tố tụng với tư cách là người bị hại.

Có quan điểm cho rằng người bị hại chính là nạn nhân của tội phạm. Điều này
đúng nhưng chưa đủ. Vì “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị
hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại, gây thiệt hại về thể chất, về tinh thần, tài sản
hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp khác”4. Như vậy nạn nhân của tội phạm là cá
nhân, tổ chức bị thiệt hại về tinh thần, về tài sản, thiệt hại về các quyền và lợi ích
hợp pháp khác. Thiệt hại đó bao gồm cả những thiệt hại gián tiếp và nạn nhân chỉ
khi nào tham gia pháp luật TTHS mới được xem là người bị hại.
Người bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại khi
được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. Xác định thời điểm tham gia tố tụng của
người bị hại có ý nghĩa quan trọng không những đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu
của người bị hại mà trong tất cả các vụ án khác, bởi vì liên quan đến thời điểm xác
định tư cách tham gia tố tụng với vai trò là người bị hại thì họ mới được thực hiện
các quyền và nghĩa vụ luật định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4

Trần Hữu Tráng (2000), Nạn nhân học trong tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Hà Nội, tr.8.


8

Có quan điểm cho rằng kể từ khi hành vi phạm tội xảy ra và gây thiệt hại thì
người bị hại bắt đầu tham gia tố tụng với tư cách là người bi hại, tức là có hành vi
phạm tội và có thiệt hại xảy ra là đã xuất hiện tư cách người bị hại. Quan điểm này
suy luận từ quy định về người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài
sản do tội phạm gây ra.
Quan điểm thứ hai cho rằng chỉ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự mới xác định tư cách tố tụng của người bị hại. Bởi lẽ vào thời điểm
tội phạm xảy ra, mặc dù có thiệt hại nhưng nếu cơ quan có thẩm quyền chưa hoặc
khơng khởi tố vụ án hình sự thì sẽ chưa hoặc khơng có bất cứ người nào tham gia tố

tụng kể cả người bị hại.
Quan điểm thứ ba cho rằng, một người chỉ tham gia tố tụng với tư cách là
người bị hại hay đại diện hợp pháp của người bị hại khi được cơ quan tiến hành tố
tụng công nhận họ là người bị thiệt hại do tội phạm gây ra và triệu tập họ tham gia
vào quá trình giải quyết vụ án. Theo quan điểm này thì một người chỉ được coi là
người bị hại khi đáp ứng được các điều kiện như bị tội phạm gây ra thiệt hại, vụ án
được khởi tố, được triệu tập tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Việc cộng
nhận một người là người bị hại có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của cơ quan tiến
hành tố tụng trong việc tham gia tố tụng sớm hay muộn của người bị hại. Đây là
quan điểm chính thống của pháp luật thực định. Tuy nhiên, việc tham gia tố tụng
của người bị hại khơng hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của cơ quan tiến hành tố tụng
có chấp nhận tư cách của người bị hại hay khơng mà cịn phụ thuộc vào điều kiện
đáp ứng được những đặc điểm pháp lý của người bị hại như đã nêu trên thì lúc đó
có người bị hại tham gia tố tụng. Điều này lý giải cho trường hợp vụ án khởi tố theo
yêu cầu của người bị hại, khi có đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại thì cơ quan
tiến hành tố tụng xem xét việc khởi tố vụ án, Cơ quan tiến hành tố tụng thừa nhận
người bị thiệt hại là người bị hại trước khi khởi tố vụ án. Trong trường hợp khi cơ
quan tiến hành tố tụng xác định sai tư cách tố tụng của người bị thiệt hại trong vụ án
hình sự nhưng cũng khơng vì thế mà địa vị pháp lý của họ bị mất đi.
Từ những lập luận trên, theo tác giả luận văn thì trong khái niệm người bị hại
cần hàm chứa các nội dung sau:
- Thứ nhất, về chủ thể, người bị hại là cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức khác.
- Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra có thể là thiệt hại về thể chất, thiệt hại
về tinh thần, thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, hậu quả của sự thiệt hại không phải là
điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp.
- Thứ ba, thiệt hại của người bị hại phải là thiệt hại từ tác động trực tiếp của
hành vi phạm tội, tức là phải có mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi phạm



9

tội với hậu quả gây ra cho người bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt
giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.
- Thứ tư, người bị thiệt hại được tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người
bị hại khi họ thỏa mãn các đặc điểm pháp lý chứ không cần phụ thuộc vào việc cơ
quan tiến hành tố tụng có chấp nhận tư cách của người đó hay khơng.
Bên cạnh khái niệm người bị hại cịn có khái niệm “người đại diện hợp pháp
của người bị hại”. Vấn đề đặt ra là những trường hợp nào người đại diện hợp pháp
của người bị hại tham gia tố tụng? Đối với các tội xâm phạm về tính mạng, sức
khỏe…người bị hại có thể khơng cịn sống để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
họ, pháp luật cho phép trong trường hợp người bị hại chết thì đại diện hợp pháp của
họ có các quyền của người bị hại để bảo vệ cho lợi ích của người bị hại. Thực chất
là quyền của người bị hại được người đại diện hợp pháp kế thừa để bảo vệ lợi ích,
danh dự, uy tín của người bị hại. Tại khoản 5 Điều 51 Bộ luật TTHS quy định
“Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những
quyền quy định tại Điều này”. Như vậy, mọi trường hợp người bị hại khơng thể
tham gia vào q trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho mình thì người đại diện hợp
pháp của họ sẽ tham gia tố tụng với các quyền của người bị hại. Đối với trường hợp
người bị hại được xác định là mất tích thì vấn đề người đại diện hợp pháp của họ
được quy định và giải quyết như thế nào? Họ có được phép tham gia tố tụng và thực
hiện các quyền của người bị hại không? Trong trường hợp người bị hại mất tích thì
ai sẽ là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại? Ngồi
đại diện hợp pháp của họ thì ai có thể tham gia để giải quyết vụ án khi không có
người bị hại tham gia? Đối với những trường hợp người bị hại là người chưa thành
niên, người có nhược điểm về thể chất, tinh thần khi họ tham gia tố tụng thì đại diện
hợp pháp của họ có được tham gia tố tụng khơng và có được hưởng các quyền của
người bị hại không? Người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm
thể chất, tâm thần là những người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi nên họ không thể độc lập tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình

nên người đại diện hợp pháp của họ được tham gia tố tụng và thực hiện các quyền
của người bị hại. Đối với trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng đều triệu
tập người đại diện hợp pháp cho họ tham gia tố tụng và cho phép đại diện hợp pháp
của người bị hại sử dụng các quyền của người bị hại. Theo tác giả luận văn, trong
trường hợp người bị hại chết, người bị hại bị mất tích, người bị hại là người chưa
thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất khi tham gia tố tụng thì
người đại điện hợp pháp của họ tham gia tố tụng và có những quyền của người bị
hại. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không xác định
được ai là người đại diện hợp pháp hoặc người bị hại khơng cịn ai là đại diện hợp


10

pháp thì người thân của họ có được tham gia tố tụng khơng và với tư cách gì? Vấn
đề này chưa có sự nhận thức và áp dụng thống nhất. Có quan điểm cho rằng “người
thân của người bị hại cũng được xem là người đại diện hợp pháp”5, “người thân
của người bị hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”6. Cũng như quy định
người thực hiện hành vi phạm tội là người chưa thành niên mà không có hoặc
khơng xác định được người đại diện hợp pháp, thì cơ quan tiến hành tố tụng triệu
tập gia đình, nhà trường, tổ chức tham gia tố tụng nên theo tác giả luận văn người
thân của người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần
được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp và họ có các quyền
của người bị hại. Trường hợp khơng cịn ai là người thân thì cơ quan tiến hành tố
tụng u cầu Đồn luật sư cử người bảo vệ quyền lợi cho họ.
Trong pháp luật TTHS cũng khơng có quy định cụ thể điều kiện về người đại
diện hợp pháp của người bị hại. Trong thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng xác
định người đại diệp hợp pháp của người bị hại theo thứ tự ưu tiên về hàng thừa kế.
Cách xác định này dựa trên cơ sở xem người bị hại giống như là đương sự trong vụ
án dân sự. Một vấn đề lại đặt ra, nếu có nhiều người trong cùng một hàng thừa kế
thì ai sẽ là người đại diện hợp pháp cho người bị hại? Điều này làm phát sinh trường

hợp những người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền và nghĩa vụ mâu
thuẫn làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng trong việc giải quyết vụ án.
Ví dụ như trường hợp chồng giết vợ mà người vợ còn cha mẹ và các con của người
vợ này đã thành niên. Cha mẹ người vợ thì yêu cầu xử lý khiêm khắc đối với người
con rễ, còn những người con lại xin áp dụng hình phạt nhẹ cho cha mình. Gặp
trường hợp này, theo tác giả luận văn tòa án yêu cầu những người có cùng quyền lợi
cử một người tham gia tố tụng, nhưng khi quyết định Tòa án cần quyết định riêng
đối với từng người, những người tham gia tố tụng phải làm thủ tục ủy quyền cho
người tham gia tố tụng.
1.1.2 Người bị hại – Một trong những chủ thể thực hiện chức năng buộc tội
“Chức năng TTHS là những định hướng lớn, cơ bản phân định hoạt động trong
lĩnh vực TTHS của các chủ thể khác nhau trong những phạm vi nhất định trên cơ sở
phù hợp với mục đích, quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể nhằm đạt được
mục đích chung của TTHS”7.
Mặc dù vẫn cịn có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến đều
cho rằng trong TTHS có 3 chức năng cơ bản, đó là chức năng buộc tội, chức năng
5

Đinh Văn Quế (2003), Thủ tục xét xử các vụ án hình sự, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, tr.94.
Viện Nhà nước và Pháp luật (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật TTHS Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.383.
7
Lê Tiến Châu (2001), Các chức năng cơ bản trong TTHS, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ
Chí Minh, tr 8.
6


11

bào chữa và chức năng xét xử. Mỗi chức năng có vị trí, vai trị, bản chất khác nhau

và được đặc trưng bởi chủ thể thực hiện, trong đó, chức năng buộc tội là chức năng
xuất hiện sớm nhất, là tiền đề và quyết định cho sự vận hành TTHS, khơng có chức
năng buộc tội sẽ khơng có chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Hiện nay còn
nhiều ý kiến khác nhau về chức năng buộc tội, theo đó,
Có quan điểm cho rằng, “buộc tội là ghép cho ai một việc bị luật hình sự trừng
phạt”8 hay “buộc tội là luận tội”9. Như vậy, chủ thể có hành vi luận tội, hay ghép
cho một người cụ thể về một việc bị luật hình sự trừng phạt là thực hiện chức năng
buộc tội. Những người theo quan điểm này cho rằng hành vi ghép một người về
việc bị luật hình sự trừng phạt đó là sự buộc tội. Quan điểm này khá phổ biến trong
luật TTHS của các nước theo truyền thống luật án lệ. Theo họ thì chức năng buộc
tội bắt đầu từ thời điểm xét xử tại phiên tòa, người thay mặt Nhà nước gán ghép cho
một người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội thì đó là thực hiện sự buộc tội. Những
người khơng đồng tình với quan điểm này cho rằng hiểu buộc tội như vậy là quá
hẹp. Việc buộc tội không chỉ diễn ra tại phiên tịa mà nó được bắt đầu kể từ khi một
người chính thức bị buộc tội và buộc tội không chỉ đơn thuần là việc gán ghép tội
lỗi cho một người mà việc buộc tội được thực hiện với tổng hợp các hoạt động tố
tụng hướng đến việc chứng minh lỗi của một người cho là đã thực hiện hành vi bị
luật hình sự nghiêm cấm.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Chức năng buộc tội là hoạt động của Viện kiểm
sát nhằm xác định tội phạm và người phạm tội, buộc kẻ phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”10. Theo quan điểm này thì chỉ có Viện
kiểm sát là chủ thể thực hiện chức năng buộc tội. Trong hoạt động TTHS chỉ có
Viện kiểm sát mới có chức năng buộc tội, các cơ quan tiến hành tố tụng khác như:
Cơ quan điều tra, và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều
tra (Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm…) khơng có chức năng buộc tội.
Người bị hại càng không phải là chủ thể của chức năng buộc tội. Quan điểm này
khơng hợp lý vì chức năng buộc tội không chỉ thuộc về chức năng riêng của Viện
kiểm sát, mà thông qua hoạt động điều tra của mình, các cơ quan có thẩm quyền
điều tra cũng thực hiện chức năng buộc tội.
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Chức năng buộc tội còn gọi là chức năng truy

cứu trách nhiệm hình sự là một dạng hoạt động tố tụng nhằm phát hiện kẻ phạm tội,

8

Từ điển học luật (1999), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội, tr.50.
Trần Trúc Linh, Danh từ pháp luật lược giải, Nhà sách Khai Trí, 62 Lê Lợi – Sài Gịn.
10
Hồng Thị Sơn (2000), “Khái niệm quyền bào chữa và việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo”,
Tạp chí Tòa án, (5), tr. 4.
9


12

chứng minh lỗi của người đó, bảo đảm phán xử và hình phạt đối với người đó”11.
Đây là quan điểm được thừa nhận rộng rãi trong TTHS Xô Viết. Những người theo
quan điểm này cho rằng trong khoa học pháp lý Xã Hội Chủ Nghĩa, TTHS bắt đầu
từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, thậm chí trong một số trường hợp thời
điểm này bắt đầu sớm hơn (bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả
tang, …). Tuy nhiên, chức năng buộc tội chỉ thực sự bắt đầu khi có quyết định khởi
tố bị can. “Khi có căn cứ cho rằng một người đã thực hiện hành vi phạm tội, Cơ
quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can…” (Điều 126 Bộ luật TTHS Việt Nam,
Điều 143 Bộ luật TTHS Liên bang Nga). Kể từ thời điểm này, cơ quan có thẩm
quyền mới chính thức buộc tội đối với người bị tình nghi. Quan điểm này hoàn toàn
khác so với những quan điểm cho rằng TTHS bắt đầu từ khi vụ án được xem xét tại
phiên tòa, hoạt động buộc tội (chức năng buộc tội) chỉ chính thức bắt đầu tại phiên
tịa. Để thực hiện việc chứng minh tội phạm trong một vụ án hình sự địi hỏi phải
tiến hành rất nhiều hoạt động tố tụng: khởi tố vụ án, bị can, tiến hành các hoạt động
điều tra (hỏi cung, đối chất, nhận dạng…), các hoạt động bảo vệ cho những người
tham gia tố tụng (bào chữa, khiếu nại, kháng cáo…), xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm,

giám đốc thẩm, tái thẩm…). Như vậy, trong số những hoạt động trên, những hoạt
động nào nhằm phát hiện kẻ phạm tội, chứng minh lỗi của người đó và đề nghị Tịa
án ra phán quyết áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp thì đó là những hoạt
động buộc tội – một trong những chức năng cơ bản của TTHS.
Theo tác giả luận văn quan điểm thứ ba hợp lý hơn bởi các quan điểm về khái
niệm chức năng buộc tội, về nội dung, phạm vi, thời điểm xuất hiện cũng như đối
tượng tác động của chức năng buộc tội.
Về chủ thể thực hiện chức năng buộc tội: Cá nhân, tổ chức nào thực hiện chức
năng buộc tội cũng chưa được nhận thức thống nhất. Người bị hại là chủ thể của
chức năng buộc tội nhưng cũng có ý kiến khơng đồng tình. Những người theo quan
điểm này cho rằng có những vụ án mà người bị hại cho rằng hành vi của bị can, bị
cáo khơng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ hoặc những vụ án hình sự
với tội danh “giao cấu với trẻ em”, khi người bị hại thuận tình trong quan hệ với bị
can, bị cáo mà khơng biết là phạm luật; hoặc trong trường hợp người bị hại tham gia
tố tụng để xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo nên lúc này, họ đã thực hiện chức năng
bào chữa. Lại có quan điểm cho rằng, người bị hại chỉ là chủ thể của chức năng
buộc tội trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Những
người theo quan điểm này lập luận dựa vào quy định tại Điều 51 Bộ luật TTHS:
“Trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì người bị hại
11

Nguyễn Thái Phúc (1995), “Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát”, Kỷ yếu đề tài khoa học
cấp Bộ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của TTHS Việt Nam, Viện khoa học kiểm sát, tr. 22.


13

hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa”. Do vậy mà đối
với vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, người bị hại thể hiện ý chí của
mình bằng việc yêu cầu khởi tố, rút yêu cầu khởi tố vụ án và trong trường hợp này

người bị hại thực hiện chức năng buộc tội bằng việc trình bày lời buộc tội tại phiên
tịa. Cả hai quan điểm này khó thuyết phục về lý luận, pháp luật thực định cũng như
thực tiễn áp dụng pháp luật, bởi các lẽ,
Thứ nhất, khi tham gia bất cứ quan hệ pháp luật nào, con người đều hướng tới
những mục đích nhất định. Người bị hại cũng vậy, khi tham gia TTHS, mục đích cơ
bản của chủ thể này là khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị tội
phạm gây thiệt hại. Người bị hại là người bị người phạm tội gây ra những thiệt hại
nhất định về vật chất, thể chất hoặc tinh thần nên trong TTHS lợi ích của người bị
hại đối lập với lợi ích của người phạm tội. Vì vậy, trong vụ án hình sự, người bị hại
thường đứng về bên đối lập với bị can, bị cáo và thực hiện chức năng buộc tội –
chức năng đối trọng với chức năng bào chữa của bị can, bị cáo, người bào chữa.
Thứ hai, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại đã bị tội phạm trực tiếp
xâm hại, hoạt động tố tụng của người bị hại có định hướng rõ ràng là nhằm giúp cho
sự truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Do vậy, người bị hại tham gia vào
TTHS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị tội phạm xâm hại, họ bảo
vệ bằng cách hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng để tìm ra người phạm tội nhằm
truy cứu trách nhiệm hình sự người đó. Đây là dấu hiệu cơ bản của chức năng buộc
tội. Người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ thực hiện chức năng buộc tội
trước hết là để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người bị hại thực
hiện chức năng này là vì quyền lợi của họ bị kẻ phạm tội trực tiếp xâm hại. Chính vì
vậy, chủ thể này tồn tại trong tất cả các vụ án hình sự chứ khơng phải chỉ tồn tại
trong những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Việc quy định các
quyền và nghĩa vụ của người bị hại chính là sự cụ thể hóa các phương tiện cho
người bị hại thực hiện được chức năng buộc tội. Người bị hại chỉ có quyền buộc tội
thơng qua các quyền u cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyền đưa ra chứng cứ
và yêu cầu nhằm chống lại bị can, bị cáo, quyền yều cầu người gây thiệt hại bồi
thường, khắc phục thiệt hại, quyền đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo
đảm bồi thường, quyền tham gia phiên tịa, trình bày ý kiến tại phiên tịa, quyền
kháng cáo bản án cả về hình phạt của bị cáo lẫn vấn đề bồi thường…, thực chất đó
là việc thực hiện chức năng buộc tội trước cơ quan có thẩm quyền. Với những

quyền này, người bị hại thực hiện việc buộc tội đối với người đã gây ra thiệt hại cho
họ.
Người bị hại là người tham gia tố tụng nên vị trí, vai trị của người bị hại trong
tố tụng hình sự chỉ là người góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động nào


14

đó, do người khác chính thức tiến hành. Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức
năng buộc tội nhân danh Nhà nước, với mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi
ích của xã hội, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Do đó, việc
thực hiện chức năng buộc tội là nghĩa vụ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và các
cơ quan có thẩm quyền khác. Người bị hại thực hiện chức năng buộc tội vì quyền
lợi cá nhân của họ. Việc thực hiện chức năng buộc tội là quyền của họ và không ảnh
hưởng đến việc thực hiện chức năng buộc tội của các chủ thể khác – không làm triệt
tiêu chức năng buộc tội của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Những chứng cứ, lý lẽ người bị hại đưa ra để buộc tội bị can, bị cáo chỉ có ý nghĩa
tham khảo đối với hoạt động xét xử khi giải quyết vụ án tại phiên tòa. Khi thực hiện
chức năng buộc tội, người bị hại có quyền chứ khơng có nghĩa vụ chứng minh cho
sự buộc tội của mình, khơng có nghĩa vụ đề xuất chứng cứ vì nghĩa vụ chứng minh
tội phạm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng. Mục đích và tính chất buộc tội của
người bị hại và buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là
khác nhau. Nếu như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thực hiện chức năng buộc tội
để nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự một cá nhân cụ thể, áp dụng hình phạt đối với
người đó, bảo vệ lợi ích của Nhà nước của xã hội, lợi ích xã hội, lợi ích của cơng
dân thì người bị hại cũng bằng những quyền của mình nhằm chống lại bị can, bị
cáo, buộc tội bị can, bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Một bên
buộc tội nhân danh Nhà nước, một bên buộc tội nhân danh cá nhân.
Như vậy, có thể khẳng định rằng chức năng buộc tội do nhiều chủ thể thực
hiện ở những hình thức, mức độ và phạm vi khác nhau, chủ thể đó bao gồm Cơ

quan điều tra – Điều tra viên; các cơ quan có thẩm quyền điều tra (Bộ đội biên
phòng, Hải quan, Kiểm lâm...), Viện kiểm sát – Kiểm sát viên; người bị hại và
người đại diện hợp pháp của họ.
Đối với các quốc gia có mơ hình TTHS pha trộn (mơ hình TTHS hỗn hợp - kết
hợp giữa mơ hình xét hỏi và tranh tụng) nói chung và Việt Nam nói riêng, người bị
hại thực hiện chức năng buộc tội được thể hiện rõ nét nhất là tại phiên tịa hình sự
sơ thẩm. Cịn các giai đoạn khác như giai đoạn điều tra, truy tố thì họ thực hiện
chức năng này rất mờ nhạt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở Việt Nam, TTHS
vẫn đang nghiêng về tính chất thẩm vấn nên chức năng buộc tội không được giao
cho người bị hại và những người đại diện hợp pháp của họ, mà do Nhà nước đảm
nhiệm (cụ thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên...), những người này thực hiện chức
năng này không phải đại diện cho người bị hại mà là nhân danh Nhà nước. Do bị
loại ra khỏi chức năng buộc tội nên về cơ bản người bị hại khơng có quyền lựa chọn
cách thức giải quyết vụ án khi mình là người bị hại của vụ án. Trừ một số vụ án
được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật TTHS 2003, họ được phép lựa chọn


15

cách giải quyết hay không giải quyết bằng con đường TTHS thơng qua việc có u
cầu khởi tố vụ án hình sự hoặc khơng u cầu. Với các tội được nêu trong khoản 1
Điều 105, khi tham gia tố tụng, người bị hại thực hiện chức năng buộc tội qua hoạt
động trình bày lời buộc tội tại phiên tịa.
1.1.3 Người bị hại – Chủ thể cần được bảo vệ trong tố tụng hình sự
Có thể nói trong lĩnh vực TTHS con người dễ bị tổn thương và bị vi phạm
quyền hơn so với những lĩnh vực khác bởi tính chất bất bình đẳng của quan hệ pháp
luật TTHS, bởi khả năng người tham gia tố tụng bị áp dụng các biện pháp cưỡng
chế, bởi xu hướng đề cao lợi ích chung của xã hội khi giải quyết vụ án,...Con người
trong TTHS, bao gồm những người tham tố tụng và người tiến hành tố tụng, đều có
thể bị gây ra thiệt hại và bị vi phạm quyền con người. Ở góc độ lập pháp, người bị

buộc tội được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống các quyền của họ, bởi hệ thống các
ngun tắc như ngun tắc suy đốn vơ tội, nguyên tắc xác định sự thật khách quan
của vụ án, nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa, nguyên tắc đảm bảo quyền được
bồi thường thiệt hại của người bị oan, bởi hệ thống các quy định về thực hiện các
biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra...Khi nào các cơ quan tiến hành tố tụng và
người tiến hành tố tụng vượt qua những quy định có tính bảo vệ người bị buộc tội
mà chứng minh được tội phạm và người phạm tội thì kết quả mới có tính thuyết
phục. Nhưng những người bị buộc tội là những người có lỗi, người gây ra thiệt hại
cho cá nhân và cộng đồng, người xứng đáng bị trừng phạt. Ngược lại, có chủ thể bị
thiệt hại do tội phạm gây ra, trong đó điển hình là người bị hại, lẽ ra cần được bảo
vệ kịp thời thì khơng được chú ý bảo vệ đúng mức. Đó là tình trạng chung trong hệ
thống tư pháp hình sự của nhiều nước, vì thế người bị hại (nạn nhân của tội phạm)
từng bị xem là người bị “bỏ quên” trong TTHS12. Nhận thức được vấn đề này từ
những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, các quốc gia và cộng đồng quốc tế bắt đầu
quan tâm trở lại lợi ích của người bị hại. Bên cạnh luật TTHS, nhiều quốc gia có
những đạo luật riêng về nạn nhân của tội phạm. Ví dụ, nước Mỹ có Luật bảo vệ nạn
nhân và nhân chứng (1982), luật này đã đem lại những chuẩn mực đối xử công
bằng đối với nạn nhân và nhân chứng trong hệ thống tư pháp hình sự liên bang 13.
Nhiều bang của Mỹ cũng có những đạo luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm. Nước
Đức có Luật đền bù cho nạn nhân (1976), ở Nhật Bản có Luật về các biện pháp bảo
vệ nạn nhân của tội phạm (2000). Đạo luật này buộc các thẩm phán thực hiện
những biện pháp đảm bảo rằng nạn nhân và gia đình của họ có cơ hội tham gia tố

12

Freda Adler, Gerhard O.W. Mueller, William S. Laufer (1998), Criminilogy, McGraw-Hill, tr. 393.
Crime
Victim‟s
Rights
in

American
An
Historical
Overview,
/>13


16

tụng tại Tịa án14. Năm 2004, Nhật Bản có Luật cơ bản về nạn nhân của tội phạm,
trong đó quy định những nguyên tắc cơ bản về các biện pháp đối với nạn nhân, như
cung cấp thông tin về tiến trình tố tụng, mở rộng cơ hội cho nạn nhân tham gia tố
tụng15. Đặc biệt với sự ảnh hưởng của Tuyên ngôn về các nguyên tắc cơ bản của tư
pháp hình sự về nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực (Declaration of
Basic Principle of Justice for victims of Crime and Abuse of Power, ngày
29/11/1985) của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nhiều quốc gia đã nhìn nhận lại vị trí
quan trọng của nạn nhân và thay đổi thái độ ứng xử với nạn nhân của tội phạm.
Những vấn đề cơ bản được quy định trong tuyên ngôn gồm: Nạn nhân của tội phạm
(Victim of crime), tiếp cận công lý và đối xử công bằng với nạn nhân (Access to
justice anh fair treatment), cá nhân bồi thường thiệt hại cho nạn nhân (restitution),
nhà nước bù đắp thiệt hại cho nạn nhân (compensation), vấn đề trợ giúp nạn nhân
(assistance),...Có thể nói văn kiện này của Liên hiệp quốc đã khẳng định vai trò to
lớn và địa vị pháp lý quan trọng của nạn nhân của tội phạm trong lĩnh vực TTHS 16.
Sở dĩ người bị hại trong TTHS được quan tâm trở lại khơng chỉ lý do có tính lịch sử
là tiếp tục thừa nhận người bị hại là một bên của TTHS mà thực tế người bị hại có
vai trị quan trọng trong q trình giải quyết vụ án, và họ còn là người bị thiệt hại
nhiều nhất nhưng lại thiếu một cơ chế bảo vệ hợp lý nếu so sánh với bảo vệ người
bị buộc tội. Từ đó cho thấy vị trí nạn nhân của tội phạm được cải thiện trong hệ
thống pháp luật quốc tế và ảnh hưởng trong TTHS của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng

nói chung và người bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong
định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS. Bởi lẽ người
bị hại là người mà quyền và lợi ích của họ bị xâm hại nặng nề nhất, là người chịu
thiệt thòi nhiều nhất trong số những người tham gia tố tụng. Người bị hại có khả
năng bị thiệt hại từ nhiều nguyên nhân ở những giai đoạn khác nhau từ khi tội phạm
xảy ra cho đến khi vụ án được giải quyết xong. Thứ nhất là thiệt hại do tội phạm
gây ra; thứ hai là thiệt hại do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm
sai gây ra trong quá trình giải quyết vụ án; thứ ba là thiệt hại khi hịa nhập cộng
đồng do bản thân họ có những khó khăn, mặc cảm kéo dài trong khi xã hội thiếu sự
thơng cảm, thậm chí cơ lập và tiếp tục gây tổn thương cho họ, đặc biệt là người bị
hại trong những vụ án xâm hại tình dục, bn bán người, hành hạ, làm nhục, kể cả
14

Markus Loffelman, The victim in Criminal Procedure: A systematic portrayal of victim protection under
German Criminal Procedure law.
/>15
Prof.Toshihiro KAWAIDE, Victim‟s participation in the criminal trial in Japan, />16
Nguyễn Thái Phúc (2007), “Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ làm chứng trong TTHS”, Tạp chí
Khoa học pháp lý, (3), tr. 42.


17

những vụ án giết người, cố ý gây thương tích,...Vì vậy, người bị hại cần phải được
bảo vệ kịp thời, thậm chí ngay cả khi họ chỉ mới bị đe dọa gây thiệt hại. Một trong
những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ người bị hại đó là pháp luật TTHS.
Pháp luật TTHS có những quy định để bảo vệ người bị hại, khôi phục quyền lợi cho
người bị hại và tạo điều kiện cho người bị hại tham gia tích cực, chủ động trong
TTHS. Điều 7 Bộ luật TTHS quy định: “Người bị hại, người làm chứng và người
tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính

mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy
định của pháp luật”. Đây là quyền được bảo vệ an tồn, danh dự, nhân phẩm, tính
mạng, sức khỏe và tài sản của người bị hại trong suốt quá trình tham gia tố tụng.
1.1.4 Lời khai của người bị hại – Một nguồn chứng cứ luật định trong vụ án
Có thể nói ngồi bị can, bị cáo là người nắm đầy đủ thông tin nhất liên quan
đến hành vi phạm tội do họ thực hiện thì người bị hại là người biết nhiều thơng tin
chính xác về hành vi phạm tội, về người đã gây thiệt hại cho bản thân họ. Vì vậy,
việc tham gia tố tụng của người bị hại là rất có ý nghĩa, họ có thể cung cấp cho cơ
quan tiến hành tố tụng lời khai cũng như các nguồn chứng cứ quan trọng khác. Theo
Điều 64 Bộ luật TTHS 2003 thì lời khai của người bị hại là một nguồn của chứng
cứ vì nó chứa đựng những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Vì vậy,
lời khai của người bị hại là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng và không
thể thiếu được đối với các vụ án xác định có người bị hại. Lời khai này chứa đựng
những thơng tin về tội phạm mà từ đó cơ quan có thẩm quyền có thể tìm thấy sự
thật khách quan của vụ án. Lời khai của người bị hại là nguồn chứng cứ quan trọng
bởi vì hơn ai hết người bị hại là người bị thiệt hại do chính hành vi phạm tội gây ra,
là người nắm bắt được những thông tin chính xác về những vấn đề mà cơ quan có
thẩm quyền quan tâm (đối tượng chứng minh của vụ án). Do vậy, từ lời khai của
người bị hại các cơ quan tố tụng tìm được những chứng cứ sử dụng để buộc tội bị
can, bị cáo. Trong thực tế, vì những lý do khác nhau mà những thơng tin do người
bị hại cung cấp khơng hồn tồn phản ánh đúng những diễn biến thực tế của vụ án
đã xảy ra, không phản ánh hết sự thật khách quan của vụ án. Xuất phát từ những
động cơ khai báo khác nhau, mặt khác, chịu sự chi phối của quy luật tâm lý, khả
năng nhận thức nên lời khai của người bị hại có thể phản ánh trung thực hoặc sai
lệch những tình tiết khách quan của vụ án. Vì vậy, những thông tin mà người bị hại
khai báo không phải lúc nào cũng chính xác và đáng tin cậy. Tất cả những thông tin
này sẽ được kiểm tra, đánh giá theo trình tự luật định. Cơ quan có thẩm quyền chỉ
sử dụng lời khai của người bị hại để chứng minh vụ án khi lời khai đó đáp ứng đầy
đủ các đặc điểm của chứng cứ.



18

Vì vậy, lời khai của người bị hại có mức độ ảnh hưởng nhất định đến tiến trình
giải quyết vụ án. Lời khai của người bị hại giúp cho cơ quan điều tra rất nhiều trong
việc định hướng điều tra ban đầu và các hoạt động tố tụng tiếp theo nhằm phát hiện
kịp thời người thực hiện hành vi phạm tội, tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Đặc
biệt trong trường hợp nghiêm trọng dẫn đến hậu quả là người bị hại có thể bị chết
sau đó thì lời khai của người này trước khi chết là không thể thay thế và có ý nghĩa
quan trọng đối với việc xác định tội phạm và người phạm tội.
Lời khai của người bị hại có thể bất lợi hoặc có thể có lợi cho bị can, bị cáo
tùy thuộc vào quan điểm, thái độ của người bị hại với quyền và với lợi ích của họ
trong vụ án cũng như mối quan hệ của họ với những người tham gia tố tụng khác
đặc biệt là bị can, bị cáo. Do vậy khơng dùng làm chứng cứ những tình tiết thu được
từ lời khai của người bị hại nếu họ không nói rõ vì sao họ biết được những tình tiết
đó. Vì nhiều lý do khác nhau mà người bị hại cũng có thể bị thay đổi lời khai qua
các giai đoạn tố tụng, điều này ảnh hưởng đến việc xét xử. Chỉ tại phiên tịa, với sự
có mặt của bị cáo, người bị hại, qua phần xét hỏi và tranh luận thì Hội đồng xét xử
(HĐXX) mới có thể đánh giá được lời khai nào là chân thật và chính xác.
Như vậy, lời khai của người bị hại không chỉ là nguồn chứng cứ nhằm làm
sáng tỏ sự thật của vụ án mà cịn là phương tiện chứng minh, có giá trị buộc tội đối
với người bị buộc tội, là cơng cụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
hại.
1.1.5 Ý nghĩa của sự tham gia của người bị hại trong tố tụng hình sự
1.1.5.1 Sự tham gia tố tụng của người bị hại góp phần xác định sự thật khách quan
của vụ án
Có thể nói, việc xác định sự thật của vụ án vừa là nội dung vừa là bản chất của
hoạt động tố tụng, đồng thời là cái đích mà hoạt động tố tụng hướng tới. Trong khi
xu hướng của người phạm tội là che dấu tội phạm để qua mặt cơ quan tiến hành tố

tụng, vì vậy, để cơng tác đấu tranh chống tội phạm đạt được hiệu quả tốt thì mọi
hành vi phạm tội đều phải được phát hiện, tìm ra sự thật và xử lý trước pháp luật.
TTHS Việt Nam vận hành theo nguyên tắc công tố cho nên trách nhiệm xác định sự
thật của vụ án trước hết thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực tiễn cho thấy
việc xác định sự thật vụ án sẽ khách quan, toàn diện, nhanh chóng và dễ dàng hơn
khi có sự hợp tác của những người biết về những tình tiết liên quan đến vụ án xảy
ra. Khi bất kỳ tội phạm nào xảy ra, nó đều gây ra những hậu quả nguy hiểm nhất
định cho xã hội, được thể hiện ở các dạng thiệt hại về vật chất, về thể chất hoặc về
tinh thần đối với cá nhân (công dân) hoặc đối với cơ quan, tổ chức. Các chủ thể bị
thiệt hại thường biết nhiều thơng tin chính xác về tội phạm, thậm chí biết chính xác
về hành vi phạm tội, về người phạm tội đã gây ra thiệt hại cho bản thân mình, cho


19

cơ quan hoặc tổ chức của mình. Đặc biệt là trường hợp tội phạm xảy ra mà chỉ có
người bị hại và người phạm tội biết như các tội xâm phạm về tình dục (hiếp dâm,
cưỡng dâm…), lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
thì sự tham gia tố tụng của người bị hại có tính chất quyết định đối với việc giải
quyết vụ án.
Người bị hại là mắt xích quan trọng giúp cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử
người phạm tội nhanh chóng, thuận lợi, chính xác. Do vậy, sự tham gia tố tụng của
họ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật khách quan của vụ án
một cách nhanh chóng, chính xác. Người bị hại tố giác tội phạm có ảnh hưởng rất
lớn đến việc tìm ra sự thật của vụ án, đến hiệu quả đấu tranh và phòng ngừa tội
phạm. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy, khi nhận được tin báo
có tội phạm xảy ra, cơ quan có thẩm quyền chưa thể biết ngay ai là người đã thực
hiện hành vi phạm tội và hành vi phạm tội đó xảy ra như thế nào. Sau khi tiến hành
khởi tố vụ án hình sự, áp dụng các biện pháp điều tra cần thiết để thu thập, kiểm tra,
đánh giá chứng cứ, cơ quan điều tra mới có thể xác định được diễn biến tội phạm và

người phạm tội. Mỗi tội phạm xảy ra bao giờ cũng để lại những dấu vết nhất định
trong thế giới khách quan. Đó có thể là những dấu vết phi vật chất (những tình tiết
của vụ án được phản ánh vào ý thức của những người biết tình tiết đó như người
làm chứng, người bị hại…) hoặc dấu vết vật chất (công cụ, phương tiện phạm tội để
lại hiện trường, mẫu tóc, lơng, tinh dịch của kẻ phạm tội, thương tích trên thân thể
người bị hại…). Những dấu vết này được xem là nguồn chứng cứ, là sự phản ánh
những mặt riêng lẻ của sự kiện phạm tội. Cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào những
dấu vết, tài liệu thực tế đó có thể hình dung được sự kiện phạm tội.
Đặc biệt tại giai đoạn xét xử, vai trò của người bị hại thể hiện rõ nét. Qua hoạt
động của mình người bị hại giúp chứng minh mức độ thiệt hại góp phần làm sáng tỏ
lỗi, làm cơ sở cho cơ quan tiến hành tố tụng xác định tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội, giúp cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá chứng cứ khách quan,
toàn diện. Như vậy, sự tích cực tham gia, chủ động của nguời bị hại có thể làm rút
ngắn thời gian tố tụng, giải quyết vụ án được nhanh chóng chính xác.
Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây
ra, vì vậy họ mong muốn tố giác tội phạm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vì
đó khơng chỉ là nghĩa vụ của họ mà điều quan trọng và thiết thực hơn là người bị
hại mong muốn là người phạm tội bị xử lý trước pháp luật qua đó bảo vệ quyền lợi
chính đáng của mình đã bị tội phạm xâm hại. Vì thế, nếu đứng trên nhiều phương
diện mà nhìn nhận thì người bị hại rất tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong thực
tế cũng có khơng ít trường hợp hành vi phạm tội đã xảy ra nhưng cơ quan tiến hành


×