Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lý luận và thực tiễn (từ thực tiễn thành phố hồ chí minh và một số địa phương khác) hcm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-------***-------

NGUYỄN THỊ DIỄM
MSSV: 0855040117

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
– LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
(Từ thực tiễn TP. HCM và một số địa phƣơng khác)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2008 – 2012

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Thạch

Tp.HCM - năm 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-------***-------

NGUYỄN THỊ DIỄM
MSSV: 0855040117

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
– LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
(Từ thực tiễn TP. HCM và một số địa phƣơng khác)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT


Niên khóa: 2008 – 2012

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Thạch

Tp.HCM - năm 2012


Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các Thầy
cô, các quý cơ quan, bè bạn và gia đình đã giúp đỡ tác giả hồn
thành khóa luận, đặc biệt tác giả rất biết ơn đối với thầy Nguyễn
Văn Thạch - Giảng viên khoa Luật Hành chính, trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn trong
quá trình tác giả thực hiện đề tài. Dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do
năng lực cũng như kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân cịn nhiều
hạn chế nên bài viết khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả
rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ q Thầy cơ và những
người quan tâm đến đề tài.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HVHC

Hành vi hành chính

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

QĐHC


Quyết định hành chính

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTND

Thanh tra nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI.................................................................................................................... 1
1.1 KHÁI NIỆM THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ................. 1
1.1.1 Khái niệm thẩm quyền.......................................................................... 1


Thẩm quyền là gì? ............................................................................. 1



Cơ sở của việc xác định thẩm quyền ................................................. 4




Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền .............................................. 5



Thẩm quyền của cơ quan, chức vụ nhà nước quy định ở đâu? ......... 6

1.1.2 Khái niệm thẩm quyền giải quyết khiếu nại ......................................... 7


Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là gì? ............................................ 7



Cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại .............................. 9



Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại ........... 10



Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định ở đâu? ................ 12

1.1.3 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về thẩm quyền giải quyết
khiếu nại qua các thời kỳ ở nước ta ............................................................ 13


Giai đoạn trước năm 1945 .............................................................. 13




Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 ............................................ 13



Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980 ............................................ 14



Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1991 ............................................ 15



Giai đoạn năm 1991 đến năm 2004 ................................................ 16



Giai đoạn từ năm 2004 đến nay ...................................................... 16

1.2 THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI THEO PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH.................................................................................................. 17
Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC của cơ quan Nhà nước
theo cấp hành chính .................................................................................... 17


Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC của cơ quan Nhà nước
theo lĩnh vực, ngành .................................................................................... 18
Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức 20
Về sự phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại ...................................... 21
Về thẩm quyền lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại .............................. 24

Về thẩm quyền xác minh, kết luận, kiến nghị .............................................. 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI .......................................................... 27
THỰC TRẠNG VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ..... 27

2.1

2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu
nại

......................................................................................................... 27



Về những điểm quy định phù hợp .................................................... 27



Về những điểm quy định không phù hợp ......................................... 32

2.1.2 Thực trạng về việc áp dụng thẩm quyền giải quyết khiếu nại ........... 34


Trước hết, về những mặt phù hợp khi áp dụng thẩm quyền giải

quyết khiếu nại ........................................................................................ 35


Về những vướng mắc khi áp dụng thẩm quyền giải quyết khiếu nại39


2.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI .................................................................................... 51
2.2.1 Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật quy định về thẩm quyền giải quyết
khiếu nại ...................................................................................................... 52
2.2.2 Kiến nghị về cơ chế thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại........ 53


Kiến nghị về trách nhiệm người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại .. 53



Kiến nghị về thời hạn thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại .. 55



Kiến nghị về bộ phận tham mưu, giúp việc và cơ sở vật chất để thực

hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại...................................................... 56


2.2.3 Kiến nghị về nâng cao ý thức pháp luật về giải quyết khiếu nại của xã
hội đặc biệt là sự hiểu biết về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cá nhân,
tổ chức trong xã hội .................................................................................... 59
2.2.4 Kiến nghị về cơ chế giám sát việc thực hiện thẩm quyền giải quyết
khiếu nại ...................................................................................................... 62


Giám sát từ phía nhà nước .............................................................. 62




Giám sát từ phía xã hội ................................................................... 64

KẾT LUẬN .................................................................................................... 66


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khiếu nại là một quyền cơ bản của công dân để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp
của mình trước những quyết định, hành vi của cơ quan, chức vụ nhà nước. Trước
tình hình kinh tế, xã hội đang trên đà phát triển hiện nay kéo theo các tình trạng
như thu hồi đất, bồi thường giải tỏa, cấp đất tái định cư... Do đó, việc khiếu nại của
người dân ngày càng trở nên phức tạp và bức xúc. Để cơ quan nhà nước có thể thực
hiện tốt cơng tác giải quyết khiếu nại của mình, việc quy định và áp dụng quy định
về thẩm quyền giải quyết khiếu nại là một việc rất quan trọng. Bởi lẽ nếu không
quy định rõ ai là người có quyền, có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thì việc giải
quyết sẽ khơng có người chủ chốt phụ trách đảm nhiệm và người khiếu nại cũng
không biết phải khiếu nại ai, gửi đơn đến đâu.
Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005 đã
có những quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên khi áp
dụng trên thực tế thì bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ cũng đã lộ rõ một số
điểm hạn chế. Tuy nhiên, Luật Khiếu nại năm 2011 vừa mới ra đời có hiệu lực
ngày 01 tháng 07 năm 2012 cũng chưa khắc phục được hết những hạn chế về thẩm
quyền giải quyết khiếu nại của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ
sung. Với tư cách là một sinh viên nghiên cứu và cũng là một cơng dân có quyền,
lợi ích liên quan đến quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong những
trường hợp cụ thể, tác giả có sự quan tâm nhất định tới quy định và việc áp dụng
của quy định này trên thực tiễn. Vì vậy, với mong muốn đóng góp ý kiến của mình
vào chế định “thẩm quyền giải quyết khiếu nại” – một trong những nội dung quan

trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước nói chung và ảnh hưởng
đến cơng tác giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền nói riêng, tác giả đã
chọn đề tài: “Thẩm quyền giải quyết khiếu nại – Lý luận và thực tiễn” để làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp. Đây đồng thời là cách mà tác giả tìm hiểu để giải đáp những
thắc mắc của bản thân về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: thẩm quyền giải quyết
khiếu nại là gì? Hành lang pháp lý hiện nay về vấn đề này như thế nào? Thực trạng


áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại như thế nào? Giải pháp nào
là thiết thực để có thể khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm về
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết những thắc
mắc, khiếu nại từ đó đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân?
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu dựa trên các văn bản đã được ban hành
điều chỉnh vấn đề thẩm quyền giải quyết khiếu nại, các quan điểm đánh giá của các
nhà nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tìm hiểu thực tế hoạt động
áp dụng thẩm quyền giải quyết khiếu nại trên phạm vi cả nước. Trong đó tập trung
vào địa bàn mà tác giả tìm hiểu dễ dàng nhất đó là thành phố Hồ Chí Minh – nơi
tác giả đang sống và học tập, và một số địa phương khác như: tỉnh Bình Thuận –
nơi quê nhà của tác giả. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá và có những kiến nghị
nhằm hồn thiện chế định này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về tính chất, khiếu nại gồm khiếu nại hành chính và
khiếu nại tư pháp. Do đó thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng gồm thẩm quyền
giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền giải quyết khiếu nại tư pháp. Trong
cơng trình này, tác giả xin nghiên cứu chủ yếu về thẩm quyền giải quyết khiếu nại
hành chính của cơ quan nhà nước theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 cũng
như Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm
2005.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau,

điển hình như:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích tổng hợp quy định của pháp luật về
thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng như phân tích tình hình thực hiện quy định
này. Từ đó rút ra những tiến bộ hay bất cập trong quy định của pháp luât, những kết
quả đạt được và hạn chế trong việc áp dụng quy định đó;


+ Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng phương pháp này trong việc so sánh quy
định của luật cũ và luật mới về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, so sánh quy định
của pháp luật và việc áp dụng quy định đó trên thực tế;
+ Phương pháp thống kê: thống kê số liệu qua các báo cáo công tác giải quyết nại
để chứng minh việc thực hiện quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đạt
được hay chưa được những gì.
4.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Dưới góc độ pháp lý thì hiện nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề
này ngồi những bài viết bình luận, phân tích về văn bản pháp luật có liên quan
đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý. Đa phần các cơng trình nghiên cứu chủ yếu
nói chung về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Theo sự tìm hiểu của tác giả thì có
một khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Thủy – Sinh viên khóa 26 của
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh với cùng đề tài: “Thẩm quyền giải
quyết khiếu nại – Lý luận và thực tiễn”. Tuy nhiên, bài viết lại tiếp cận theo một
hướng khác, nghiên về cơng tác giải quyết khiếu nại nói chung chứ chưa nghiên
cứu sâu về phần thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Điều này có thể gây khó khăn nhiều cho tác giả trong việc nghiên cứu đề tài vì
khơng có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, cũng như không thể học hỏi được
nhiều kinh nghiệm phân tích đánh giá và nhiều kiến thức hữu ích khác từ người đi
trước. Nhưng mặt khác, đây cũng là một thuận lợi, giúp tác giả có thể tự rèn luyện

các kỹ năng cần thiết của một người nghiên cứu trong lĩnh vực pháp lý và đưa ra
những quan điểm có thể mới mẻ hoặc có thể trùng lắp, song đó lại là những quan
điểm cá biệt mà không bị ảnh hưởng về mặt tư duy của người đi trước.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trước hết, đề tài mang đến cách hiểu khái quát về thuật ngữ thẩm quyền giải quyết
khiếu nại trong khoa học pháp lý cũng như trong xã hội. Qua đó góp phần làm
phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong


lĩnh vực này tìm hiểu, tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ
đúng theo qui định của pháp luật.
Ngoài ra, qua việc làm nổi bật lên những ưu điểm và tồn tại trong pháp luật cũng
như trong thực tiễn về việc thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại, đề tài có khả
năng thu hút sự quan tâm của cơ quan lập pháp cũng như hành pháp trong việc ban
hành văn bản pháp luật liên quan nhằm quản lí hoạt động thực hiện quy định về
thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cơ quan, chức vụ nhà nước. Qua đó, góp
phần đảm bảo quyền, lợi ích của người dân và làm cho hoạt động của bộ máy Nhà
nước nhịp nhàng, ăn khớp.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được chia ra thành 2 chương:
Chương1: Khái quát về thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Nội dung chương nêu cơ bản về khái niệm, cơ sở và ý nghĩa của các thuật ngữ
“Thẩm quyền”, “Thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Bên cạnh đó chỉ ra quy định
của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Chương 2: Thực trạng thẩm thẩm quyền giải quyết khiếu nại và kiến nghị nhằm
hoàn thiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Phần này bao gồm việc nhận xét những điểm tiến bộ và hanh chế trong quy định
của pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng như tình hình áp dụng quy
định này trên thực tế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp về quy định
của pháp luật cũng như về cơ chế thực hiện thẩm quyền trên thực tế của các cơ

quan Nhà nước.


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1.1 KHÁI NIỆM THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1.1.1 Khái niệm thẩm quyền
 Thẩm quyền là gì?
“Thẩm quyền” là một từ ngữ rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong đời
sống hàng ngày. Thẩm quyền được nhắc đến trong rất nhiều tình huống khác nhau,
ví dụ: thẩm quyền nhà nước, thẩm quyền của cơ quan, thẩm quyền của giám đốc
trong một doanh nghiệp, thẩm quyền của cha mẹ trong gia đình, thẩm quyền của
trưởng khu phố, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính…vvv. Có thể thấy, thẩm
quyền xuất hiện từ trung ương đến địa phương, từ trong nhà ra ngồi phố, từ nhà
nước đến cơng dân. Thẩm quyền có lúc tưởng chừng như một từ ngữ trang trọng
(thẩm quyền của nhà nước) lại có lúc nghe rất bình dân (thẩm quyền của người cha
trong gia đình). Vì được sử dụng rộng rãi như vậy nên việc tìm hiểu khái niệm của
“thẩm quyền” là một việc làm cần thiết.
Về mặt ngôn ngữ học, theo định nghĩa tại đại từ điển tiếng Việt thì “Thẩm quyền”
có nghĩa là “Quyền xem xét, quyết định một vấn đề hoặc với tư cách về mặt chuyên
môn được thừa nhận để xem xét, quyết định một vấn đề” [24-tr.1477]. Từ điển
tiếng Việt khác định nghĩa thẩm quyền với một nghĩa khác: “Thẩm quyền là quyền
xem xét để kết luận và quyết định một vấn đề theo quy định của pháp luật” [43tr.992].
Trong tiếng Anh từ “Thẩm quyền” tương đương với từ “Competence” hoặc
“Jurisdiction” [44-tr.575]. Tuy nhiên giữa hai từ ngữ này lại có những ý nghĩa
khác nhau. Từ “Competence” hàm nghĩa là có khả năng, năng lực để đảm đương
và làm tốt một cơng việc nào đó (the ability to do something well) [42]. Có thể diễn
giải ra là một người có khả năng, năng lực để có thể làm tốt một cơng việc nào đó

1



thì anh ta có “thẩm quyền” đối với cơng việc đó. Với trường hợp này, “thẩm
quyền” lại mang ý nghĩa như từ “năng lực”. Trong khi đó, từ “Jurisdiction” lại là
một thuật ngữ pháp lý (legal term) có nghĩa là quyền lực của cơ quan công quyền
để ra một quyết định mang tính pháp lý đối với một ai hay một điều gì đó (authority
that an official organization has to make legal dicisions about some
body/something) [42]. Từ “Jurisdiction” bắt nguồn từ chữ latin jurisdictio (jur –
law – luật pháp; dictio – saying – tiếng nói). Trong trường hợp này từ “thẩm
quyền” lại chỉ giới hạn trong phạm vi quyền lực nhà nước, thuật ngữ này có nghĩa
là quyền năng mà pháp luật trao cho cơ quan nhà nước để thực hiện chức năng
quản lý nhà nước.
Dưới góc độ của khoa học pháp lý, “thẩm quyền” được hiểu là phương tiện mang
tính pháp lý của cơ quan nhà nước, người có chức vụ để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ về quản lý nhà nước, một mặt nhân danh công quyền phán xét, quyết
định một vấn đề nào đó do pháp luật quy định, mặt khác có nghĩa vụ phải phán xét,
giải quyết vụ việc. Thẩm quyền bao gồm tổng thể tất cả các quyền và nghĩa vụ
mang tính quyền lực – pháp lý do pháp luật quy định [28-tr.61]. Trong đó yếu tố
quyền là quan trọng và minh thị nhất, mang tính quyết định cịn yếu tố nghĩa vụ
được xem xét như trách nhiệm, bổn phận phải được thực hiện. Hai yếu tố này đan
xen, thẩm thấu vào nhau, tuy mâu thuẫn nhưng thống nhất cùng xác định trách
nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết một vấn đề, một vụ việc cụ thể
nào đó.
Nói tóm lại, thẩm quyền là một khái niệm trừu tượng do đó có thể có nhiều cách
hiểu khác nhau. Chúng ta thường liên tưởng đến quyền lực nhà nước khi nhắc đến
thẩm quyền, nhưng bên cạnh đó thẩm quyền cịn được dùng trong nhiều tình huống
khác. Theo quan điểm của tác giả trong nghiên cứu này thì “thẩm quyền” là một
“phương tiện” để một chủ thể (cá nhân hay cơ quan, tổ chức) thực hiện một cơng
việc nào đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thẩm quyền có thể do
pháp luật tạo ra, cũng có thể hình thành từ sự thỏa thuận và thậm chí là một sự áp


2


đặt, trong đó quyền lực là đặc điểm quan trọng nhất của thẩm quyền. Với cách hiểu
như trên thì “thẩm quyền” bao gồm thẩm quyền khơng mang tính quyền lực nhà
nước và thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước. Hai loại thẩm quyền này được
hiểu như sau:
+ Thẩm quyền khơng mang tính quyền lực nhà nước
Thẩm quyền khơng mang tính quyền lực nhà nước là thẩm quyền khơng được hình
thành trên cơ sở quy định của pháp luật hoặc có hình thành trên cơ sở quy định của
pháp luật nhưng lại không nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước. Ví dụ,
trong gia đình người mẹ có thẩm quyền quản lý, kiểm soát việc chi tiêu ngân sách
gia đình, người cha có thẩm quyền quyết định những vấn quan trọng như việc xây
nhà, đầu tư tài chính… thì đây là những thẩm quyền khơng mang tính quyền lực
nhà nước mà chỉ là thẩm quyền trong gia đình. Pháp luật khơng quy định về thẩm
quyền này mà nó chỉ được hình thành do sự thỏa thuận của các thành viên trong gia
đình, thẩm quyền này cũng chỉ để thực hiện các cơng việc trong phạm vi gia đình.
Thẩm quyền của giám đốc công ty cổ phần, giám đốc công ty trách nhiệm hữu
hạn… có thể được hình thành trên cơ sở pháp luật (các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực kinh doanh như Luật Doanh nghiệp…vvv) nhưng cũng không liên
quan đến việc thực hiện quyền lực nhà nước mà chỉ là thẩm quyền để quản lý, điều
hành hoạt động của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, thẩm quyền khơng mang tính
quyền lực nhà nước cũng được thể hiện ở thẩm quyền thực hiện thẩm quyền của cơ
quan nhà nước. Nghĩa là thẩm quyền này tồn tại nhằm thực hiện những công tác
nghiệp vụ hỗ trợ cho các cơ quan, chức vụ nhà nước trong quá trình thực hiện thẩm
quyền (do pháp luật quy định) của mình. Loại thẩm quyền này của cơ quan, chức
vụ nhà nước không do pháp luật quy định hay do nhà nước trao cho, tuy nhiên các
cơ quan tùy vào nhiệm vụ, chức năng của mình có thể tự xây dựng một số thẩm
quyền (khơng vi phạm pháp luật) mang tính nghiệp vụ để hỗ trợ cho công tác, hoạt
động của cơ quan mình hồn thành tốt những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.


3


+ Thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước
Thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước là thẩm quyền được hình thành trên cơ
sở quy định của pháp luật do nhà nước trao và để thực hiện các chức năng của nhà
nước. Các cơ quan và chức vụ nhà nước đều có loại thẩm quyền này. Bởi lẽ Nhà
nước thành lập ra cơ quan nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước và nhà nước trao cho các cơ quan những thẩm quyền nhất định để thực hiện
tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Khi đó thẩm quyền của các cơ quan, chức vụ
nhà nước được Nhà nước trao cho mang tính quyền lực nhà nước. Tính quyền lực
nhà nước của thẩm quyền được thể hiện ở việc cơ quan, chức vụ nhà nước nhân
danh Nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước có quyền ra mệnh lệnh, chỉ thị
buộc đối tượng (cơ quan, tổ chức, cá nhân) phải thực hiện. Đây là đặc trưng cơ bản
để phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan xã hội, tổ chức xã hội. Các cơ quan nhà
nước thực hiện thẩm quyền này thông qua những con người làm việc trong cơ quan
đó.
 Cơ sở của việc xác định thẩm quyền
Nhà nước thực hiện quyền lực và chức năng của mình thơng qua các cơ quan. Để
thực hiện tốt các chức năng đó, nhà nước trao cho các cơ quan những phương tiện
hữu hiệu để thực hiện chức năng của mình gọi là “thẩm quyền”. Từ đó tồn tại
nhiều loại thẩm quyền khác nhau phụ thuộc vào vị trí, nhiệm vụ quyền hạn của
từng loại cơ quan trong tổng thể bộ máy nhà nước. Sự phân định thẩm quyền mang
những nét đặc trưng riêng biệt được quy định bởi tính đa dạng và phức tạp của
quản lý và tổ chức bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, khi xác định thẩm quyền phải
xét đến các yếu tố như: những địi hỏi mang tính khách quan của quản lý nhà nước
liên quan đến việc phân cấp, tổ chức bộ máy nhà nước; việc xác định thẩm quyền
không được chồng chéo, không trùng lắp; việc xác định thẩm quyền của mỗi chủ
thể phải được đặt trong một mô hình thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, các

ngành, các cấp [45-tr.12]. Như vậy, cơ sở của việc xác định thẩm quyền chính là

4


dựa vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơ quan, chức vụ nhà nước do pháp
luật quy định.
 Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền
Như đã phân tích, thẩm quyền là phương tiện để các chủ thể thực hiện một cơng
việc nào đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Do đó, việc xác định
thẩm quyền có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, giúp các chủ thể (cơ
quan, tổ chức, cá nhân) thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình từ đó thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ của cả tập thể. Đặc biệt, việc xác định thẩm quyền có ý
nghĩa rất lớn trong hoạt động quản lý nhà nước:
Một là, việc xác định thẩm quyền chính xác và khoa học sẽ giúp các cơ quan nhà
nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình với tính độc lập, hiệu quả cao
nhất. Thẩm quyền được phân định rõ ràng giúp tránh được sự chồng chéo, trùng
lắp, bỏ sót về thẩm quyền. Bởi lẽ việc xác định thẩm quyền của từng cơ quan cụ thể
tránh hiện tượng cùng một công việc nhưng lại có quá nhiều cơ quan có thẩm
quyền, dẫn đến sự tranh giành thẩm quyền nhưng đến lúc cần xác định trách nhiệm
lại gặp phải khó khăn. Hơn nữa, việc xác định thẩm quyền cũng góp phần tránh
tình trạng một vụ việc diễn ra cần được giải quyết nhưng khơng có cơ quan nào có
thẩm quyền giải quyết do việc quy định thẩm quyền cịn thiếu sót, bỏ sót một lĩnh
vực nào đó trong hoạt động quản lý nhà nước. Từ đó góp phần xây dựng bộ máy
nhà nước vững mạnh, hoạt động chính xác, nhẹ nhàng, ăn khớp và hiệu quả;
Hai là, việc xác định thẩm quyền của các cơ quan, chức vụ nhà nước hợp lý góp
phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì khi phân định rõ thẩm quyền của
các cơ quan, chức vụ nhà nước cụ thể đòi hỏi mỗi cơ quan, chức vụ đó phải thực
hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình như pháp luật đã quy định. Bên cạnh đó
mỗi cơng dân cũng phải dựa vào quy định thẩm quyền của các cơ quan, chức vụ

nhà nước để có những yêu cầu đề xuất, hay giám sát việc thực hiện pháp luật của
các cơ quan nhà nước một cách hợp pháp và hợp lý;

5


Ba là, việc xác định thẩm quyền một cách rõ ràng, hợp lý sẽ nâng cao trách nhiệm
của cơ quan nhà nước, người có chức vụ đối với cơng dân từ đó lợi ích của nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong xã hội được đảm bảo tốt
hơn, đáp ứng những đòi hỏi quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền
trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
 Thẩm quyền của cơ quan, chức vụ nhà nước quy định ở đâu?
“Thẩm quyền” là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội.
Trong đó, thẩm quyền của cơ quan, chức vụ nhà nước là loại thẩm quyền rất quan
trọng và thường gặp trong khoa học pháp lý. “Thẩm quyền của cơ quan, chức vụ
nhà nước thể hiện ở địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức và phạm vi quyền năng của nó”
[29-tr.14]. Quyền hạn, địa vị pháp lý của các cơ quan nhà nước được quy định
trong các văn bản pháp luật do đó thẩm quyền cũng được quy định trong các văn
bản pháp luật, có thể trong Hiến pháp, văn bản luật hoặc văn bản dưới luật. Tuy
nhiên không phải văn bản pháp luật nào cũng sử dụng thuật ngữ “thẩm quyền” mà
có một số văn bản pháp luật thường sử dụng thuật ngữ “nhiệm vụ”, “quyền hạn”,
“chức năng”. Các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước thường sử dụng
thuật ngữ “nhiệm vụ”, “quyền hạn”, “chức năng”. Thuật ngữ “thẩm quyền” thường
được sử dụng trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt hành chính, xét
xử hành chính, xét xử hình sự. Chẳng hạn như khi nói đến thẩm quyền lập hiến và
lập pháp của Quốc hội thì thẩm quyền này được quy định trong Hiến pháp năm
1992 tại Điều 83: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”
hay trong Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 tại Điều 2 Khoản 1: “Quốc hội có
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Làm hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; Làm luật
và sửa đổi luật…”. Khi nói đến thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của chủ tịch

UBND các cấp thì thẩm quyền này được quy định trong Pháp lệnh của Ủy ban
thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 07 năm 2002 về
việc xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi bổ sung bởi Pháp lệnh của Ủy ban
thường vụ Quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 04 năm 2008 tại các

6


Điều 28: “Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã:1.
Phạt cảnh cáo…”, Điều 29: “Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch
UBND cấp huyện…”, Điều 30: “Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ
tịch UBND cấp tỉnh…”. Như vậy thẩm quyền của cơ quan, chức vụ nhà nước được
quy định trong các văn bản pháp luật dựa vào vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của chủ thể đó.
1.1.2 Khái niệm thẩm quyền giải quyết khiếu nại
 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là gì?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là một trong những thẩm quyền cơ bản và cũng
rất quan trọng của cơ quan, người có chức vụ nhà nước. Để có thể hiểu một cách
tồn diện và đầy đủ về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trước hết chúng ta cần có
những hiểu biết cơ bản vể khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Theo định nghĩa tại
Điều 2 Khoản 1 Luật Khiếu nại năm 2011 thì “Khiếu nại là việc cơng dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC của cơ quan
hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Có thể thấy khiếu nại là sự phản ứng tự nhiên của cá nhân, tổ chức khi nhận thấy
quyền lợi của mình bị xâm phạm bởi những quyết định, hành vi của cơng quyền.
Xét về tính chất và đối tượng khiếu nại, khiếu nại bao gồm khiếu nại hành chính và
khiếu nại tư pháp. Theo đó, “khiếu nại hành chính” là việc cá nhân, cơ quan, tổ

chức khiếu nại đến cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền u cầu bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị QĐHC, HVHC xâm phạm. Còn “khiếu nại
tư pháp” là khiếu nại có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án khi tiến hành các hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án trong lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành

7


chính và được tiến hành theo quy định của luật tố tụng về lĩnh vực đó. Trong khiếu
nại hành chính thì có một loại khiếu nại đặc biệt được Luật Khiếu nại phân ra một
chương riêng, đó là khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Theo định
nghĩa tại Luật Khiếu nại thì “Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công
chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp
của mình” [33-Điều 47]. Như vậy, khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức
là một loại khiếu nại hành chính nhưng là một loại khiếu nại đặc thù liên quan trực
tiếp đến quyền lợi của cán bộ, công chức nên được tách ra và có cơ chế giải quyết
riêng trong Luật khiếu nại. Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 định nghĩa “Giải
quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu
nại”. Vậy giải quyết khiếu nại là một việc làm gồm nhiều công việc khác nhau
nhằm sáng tỏ những những oan khuất, những thắc mắc mà người khiếu nại yêu cầu.
Từ những vấn đề lý luận như trên, thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể được
hiểu là phương tiện pháp lý của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan nhà nước trong việc xem xét giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ
chức về quyết định, hành vi của cơ quan, chức vụ nhà nước mà người khiếu nại cho
là xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền sẽ có quyền và đồng thời cũng là nghĩa vụ phải thực hiện nhiệm vụ của
mình theo một quy trình tổng thể bao gồm việc xem xét thụ lý đơn khiếu nại, xác

minh, kết luận và sau đó sẽ ra quyết định chính thức về việc giải quyết khiếu nại
như thế nào. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể đưa ra kết luận cuối
cùng đồng ý với việc khiếu nại của người khiếu nại và đề nghị người đã ra quyết
định hoặc có hành vi sai trái phải sửa đổi lại quyết định, hành vi của mình; hay
khơng đồng ý với nội dung khiếu nại của người khiếu nại do QĐHC, HVHC hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật,
khơng có sai phạm. Tóm lại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại là phương tiện pháp
lý của cơ quan, chức vụ nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại theo quy định của

8


pháp luật. Do khiếu nại bao gồm khiếu nại hành chính và khiếu nại tư pháp nên
thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng có hai loại là thẩm quyền giải quyết khiếu nại
hành chính và thẩm quyền giải quyết khiếu nại tư pháp. Trong đó, “Thẩm quyền
giải quyết khiếu nại hành chính” là phương tiện pháp lý của cơ quan, chức vụ trong
cơ quan hành chính nhà nước đối với việc giải quyết các khiếu nại QĐHC, HVHC
theo quy định của pháp luật về khiếu nại hành chính khiếu nại mà nền tảng là Luật
Khiếu nại 2011. Và “thẩm quyền giải quyết khiếu nại tư pháp” là phương tiện pháp
lý của chức vụ và cơ quan tư pháp (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi
hành án) trong việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp. Trong phạm vi
khóa luận, tác giả chỉ nghiên cứu thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính mà
chủ yếu tập trung vào thẩm quyền giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC.
 Cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là một trong những loại thẩm quyền của cơ quan,
chức vụ nhà nước. Vì vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng dựa trên cơ sở kết
quả của sự phân công chức năng, phân định quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan,
chức vụ nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, đối tượng của
khiếu nại chính là các quyết định, hành vi của cơ quan, chức vụ nhà nước. Vì thế
cho nên chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần có mối liên quan với chủ

thể ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi, bởi lẽ hơn ai hết chủ thể có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại phải có điều kiện thuận lợi trong việc tìm hiểu và xem
xét quyết định, hành vi bị khiếu nại thì việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định,
hành vi đó mới sn sẽ, nhanh chóng. Đây là vấn đề mang tính chính trị – quyền
lực, do đó khi quy định thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong việc
giải quyết khiếu nại phải tính tốn làm sao cho mọi khiếu nại đều được giải quyết
nhanh chóng, kịp thời, khách quan, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên đều có
thể kiểm tra, bãi bỏ mọi quyết định giải quyết khiếu nại sai trái của cơ quan hành
chính nhà nước cấp dưới. Với tiêu chí đó, pháp luật quy định chủ thể có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại có mối quan hệ gần gũi với chủ thể đã ra quyết định

9


hoặc thực hiện hành vi bị khiếu nại (bản thân người đó, thủ trưởng cơ quan quản lý
trực tiếp, cấp trên trực tiếp). Tóm lại, cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết khiếu
nại là dựa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, chức vụ nhà nước và
dựa vào việc xác định chủ thể đã ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi làm
phát sinh việc khiếu nại.
 Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Thứ nhất, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại có ý nghĩa thiết thực
trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại cũng như trong hoạt động quản lý nhà nước nói
chung và hướng đến mục tiêu cao nhất là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân trong xã hội, bởi lẽ:
-

Một là, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hợp lý và khoa học góp
phần tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại nhanh chóng, kịp thời, hiệu
quả;


-

Hai là, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại tạo cho cơ quan, người có
chức vụ nhà nước có cơ hội xem xét lại tính hợp pháp, tính hợp lý của những
quyết định, hành vi do chính bản thân mình hay cấp dưới ban hành hoặc thực
hiện. Từ đó tạo điều kiện cho các chủ thể này có thể sửa sai nếu quyết định,
hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân;

-

Ba là, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đúng đắn góp phần tránh
tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan, chức vụ nhà
nước, các cấp chính quyền, tạo tiền đề cho việc giải quyết khiếu nại không bị
tồn đọng, kéo dài. Nhờ đó quyền lợi của người dân được bảo đảm một cách tốt
nhất;

-

Bốn là, góp phần hạn chế được việc quy định có quá nhiều cấp có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại kéo dài do phải qua
nhiều cấp giải quyết hay việc giải quyết không hiệu quả, không quy định rõ

10


trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động giải quyết khiếu
nại;
Thứ hai, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại góp phần tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi việc tổ chức và

hoạt động của cơ quan, chức vụ và nước, mọi công dân phải được tiến hành đúng
pháp luật. Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước đối với công tác pháp chế, đẩy mạnh cơng tác xây dựng và
hồn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
việc tuân thủ pháp luật và sẵn sàng xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp
luật. Khi thẩm quyền giải quyết khiếu nại được xác định một cách đúng đắn và hợp
lý, công tác giải quyết khiếu nại sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, phát huy hiệu
quả quản lý nhà nước, các biện pháp pháp chế được thực hiện tốt, đảm bảo công
bằng xã hội. Bởi lẽ, thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định hợp lý góp
phần đảm bảo cơng tác giải quyết khiếu nại được thực hiện tốt hơn. Thông qua
công tác giải quyết khiếu nại, Nhà nước sẽ phát hiện những hạn chế phát sinh từ
hoạt động quản lý nhà nước các cấp, phát hiện những cán bộ, cơng chức có hành vi
sai trái. Trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục, kỷ luật những cán bộ công chức mất
phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, đồng thời có kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ có thẩm quyền. Từ đó hiệu
quả quản lý nhà nước được phát huy, những quy định pháp luật về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại được hiểu biết và thực hiện đúng đắn bởi mọi cơng dân, cán bộ, cơ
quan nhà nước, góp phần tăng cường nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;
Thứ ba, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại góp phần củng cố lịng tin
của nhân dân với Đảng và Nhà nước, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với
Đảng và Nhà nước. Thông qua việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại một
cách rõ ràng sẽ tăng cường hiểu biết của nhân dân về quyền khiếu nại của mình và
trách nhiệm giải quyết khiếu nại của từng cơ quan, chức vụ nhà nước cụ thể. Qua
đó, người dân có thể dễ dàng hơn trong việc xác định nơi nào, cấp nào mình cần

11


gửi đơn khiếu nại đến, giúp cho những oan sai, khuất mắc của họ được giải quyết
thỏa đáng, lợi ích thực tế của người dân sẽ được đảm bảo tốt hơn. Trên cơ sở đó

niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào chính sách pháp luật sẽ được củng
cố. Bên cạnh đó, qua sự hiểu biết của mình, người dân có cơ hội góp ý kiến, đề
xuất với nhà nước những sáng kiến của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của bộ máy nhà nước.
 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định ở đâu?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại với tư cách là một loại thẩm quyền mang tính
quyền lực nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật. Hiến pháp là văn
bản quy định trước hết và chung nhất về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Để cụ
thể hóa quy định của Hiến pháp, các Bộ luật và Luật cũng đều quy định rõ về vấn
đề này. Trong số đó, Luật Khiếu nại 2011 là văn bản cơ bản và quan trọng nhất quy
định đầy đủ và rõ ràng về khiếu nại, giải quyết khiếu nại qua đó cũng quy định rất
chi tiết về thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Cụ thể Luật Khiếu nại 2011 dành một
mục riêng (mục 1 Chương III) để quy định chi tiết về thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với khiếu nại QĐHC, HVHC; và quy định tại Điều 51 (Chương IV) về thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Như vậy, Luật Khiếu nại 2011 đã giúp cho việc xác định thẩm quyền giải quyết
khiếu nại trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, có một số văn bản Luật
khác cũng dành những điều khoản cụ thể để quy định về khiếu nại và giải quyết
khiếu nại, ví dụ Luật Tố tụng hành chính năm 2010 tại chương XVII quy định về
thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi trong hoạt động tố
tụng hành chính. Tuy nhiên việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong
các văn bản này thường không được quy định chi tiết và rõ ràng hoặc nếu có cũng
chỉ giới hạn trong phạm vi lĩnh vực mà văn bản đó điều chỉnh.
Tóm lại, hiện nay thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định rõ tại Chương III
và Chương IV của Luật Khiếu nại 2011. Ngoài ra, trong từng lĩnh vực, thẩm quyền

12


giải quyết khiếu nại cũng được văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh quy định. Vì

vậy, để có thể xác định rõ ràng về thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì bên cạnh
việc xem xét quy định chung trong Luật Khiếu nại thì cũng rất cần thiết để xem xét
các quy định pháp luật chuyên ngành.
1.1.3 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về thẩm quyền giải quyết
khiếu nại qua các thời kỳ ở nƣớc ta
 Giai đoạn trước năm 1945
Vào những ngày đầu dựng nước và giữ nước hết sức khó khăn, pháp luật thành văn
trong giai đoạn này chưa được phong phú. Tuy nhiên một số nhà nước phong kiến
cũng đã ban hành luật lệ và nhiều văn bản quy định việc gửi đơn của thần dân và
quy định trách nhiệm của quan lại trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại của công
dân. Đáng kể nhất là các bộ luật tổng hợp có quy mơ tương đối lớn, có nội dung
phong phú và đa dạng, đó là Bộ luật Hình thư ban hành vào thời Lý (1042), Bộ
Quốc triều hình luật của thời Trần (1341), Bộ luật Hồng Đức thời Lê (1483), Bộ
Quốc triều Khám tụng điều lệ ban hành vào thời hậu Lê (1777) và Bộ luật Gia
Long của thời Nguyễn (1815). Quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết
khiếu nại trong giai đoạn này chưa quy định rõ cơ quan chuyên trách để giải quyết
khiếu nại, việc giải quyết khiếu nại thường được xem như một vụ án. Thẩm quyền
giải quyết khiếu nại trong thời kỳ này có thể là do đích thân nhà vua giải quyết
trong các chuyến xa giá đi kinh lý hoặc thông qua cơ quan nào đó (ngự sử đài ở nhà
Trần…) hay do quan lại giải quyết tại công đường.
 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959
Mặc dù Nhà nước sơ khai mới ra đời nhưng Nước Việt Nam dân chủ Cộng hịa vẫn
có sự quan tâm sâu sắc đến công tác khiếu nại của nhân dân nói chung và thẩm
quyền giải quyết khiếu nại nói riêng, được đánh dấu bằng sự ra đời của một số văn
bản như: Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

13


về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt; Sắc lệnh số 138B/SL-QD ngày 18 tháng

12 năm 1949 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa; Thơng tư số 203
NV/VP ngày 25 tháng 05 năm 1946 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về khiếu tố; Thông
tư số 436/TTg ngày 13 tháng 09 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ quy định
trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải
quyết các loại đơn thư khiếu nại, tố giác (gọi tắt là thư khiếu tố) của nhân dân.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong giai đoạn này thuộc về các Bộ, các Ủy ban
hành chính địa phương và các cơ quan chuyên mơn ở trung ương và địa phương.
Trong đó trách nhiệm giải quyết các vụ khiếu nại chủ yếu thuộc về cơ quan nơi
phát sinh vấn đề và trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, trường hợp
toàn thể cơ quan hoặc thủ trưởng cơ quan bị khiếu nại thì cơ quan cấp trên có trách
nhiệm xét và giải quyết. Ban Thanh tra các cấp, các ngành có nhiệm vụ giúp cơ
quan chính quyền trung ương và địa phương cùng cấp giải quyết khiếu nại.
 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980
Nếu như Hiến pháp năm 1945 chưa có điều nào quy định về khiếu nại thì Hiến
pháp năm 1959 đã có một điều riêng quy định về quyền khiếu nại của công dân và
trách nhiệm giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại của cơ quan nhà nước tại Điều 29
của Hiến pháp. Bên cạnh đó cịn có một số văn bản cụ thể hóa Hiến pháp 1959 về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại như: Nghị quyết số 164/CP ngày 31 tháng 08 năm
1970 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác thanh tra về chấn chỉnh
hệ thống cơ quan Thanh tra Nhà nước; Thông tư số 60/UBTT ngày 22 tháng 05
năm 1971 của Ủy ban Thanh tra Chính phủ hướng dẫn trách nhiệm của các ngành,
các cấp về giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong giai đoạn này, quy
định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các các cơ quan nhà
nước có những điểm nổi bật khác với giai đoạn trước là: Chính phủ đã giao việc
xét, giải quyết và thanh tra việc xét, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân
dân cho các cơ quan Thanh tra Nhà nước. Như vậy cơ quan Thanh tra trong giai
đoạn này có quyền trực tiếp xem xét và giải quyết đơn thư khiếu nại của dân chứ

14



×