Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Mua lại doanh nghiệp lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
---------

LÊ NGỌC TRÂM ANH

MUA LẠI DOANH NGHIỆP
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương Mại

TP HCM - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

MUA LẠI DOANH NGHIỆP
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
KHÓA: 33
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

LÊ NGỌC TRÂM ANH
MSSV:0855010007


TS. PHẠM TRÍ HÙNG

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các số liệu
và tham khảo là trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Lê Ngọc Trâm Anh


DANH MỤC VIẾT TẮT

DNMT

Doanh nghiệp mục tiêu

CP, PVG

Cổ phần, phần vốn góp

TNHH

(cơng ty) Trách nhiệm hữu hạn

TTKT


Tập trung kinh tế

Giấy CNĐKKD

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy CNĐT

Giấy chứng nhận đầu tư

Luật Doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 ngày 29
tháng 11 năm 2005

Nghị định 102/2010/NĐ-CP

Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Doanh nghiệp

Luật Cạnh tranh

Luật Cạnh tranh số 27/2004/ QH11 ngày 14 tháng
12 năm 2004

Nghị định 116/2005/NĐ-CP

Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh
tranh

Luật Đầu tư

Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005

Nghị định 108/2006/NĐ-CP

Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA LẠI DOANH
NGHIỆP .......................................................................................................................... 5
1.1

KHÁI NIỆM MUA LẠI DOANH NGHIỆP ...................................................... 5

1.1.1 Khái niệm mua lại doanh nghiệp ............................................................................ 5
1.1.2 Sự tương thích khái niệm mua lại doanh nghiệp trong Luật Cạnh tranh với Luật
Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ........................................................................................ 11
1.1.3 Phân biệt một số khái niệm liên quan đến khái niệm mua lại doanh nghiệp……13
1.2


ĐẶC ĐIỂM CỦA MUA LẠI DOANH NGHIỆP ............................................ 17

1.2.1 Chủ thể của quan hệ mua lại doanh nghiệp.......................................................... 17
1.2.2 Đối tượng của quan hệ mua lại doanh nghiệp ...................................................... 19
1.2.3 Phương thức mua lại doanh nghiệp ...................................................................... 20
1.2.4 Hợp đồng mua lại doanh nghiệp ........................................................................... 21
1.2.5 Mục đích trực tiếp của mua lại doanh nghiệp ...................................................... 21
1.3 SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG HÀNH LANG
PHÁP LÝ VỀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP ............................................................ 25
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................... 32

CHƢƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH MUA LẠI DOANH
NGHIỆP ........................................................................................................................ 34
2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
MUA LẠI DOANH NGHIỆP ..................................................................................... 34
2.1.1 Những quy định và thực trạng pháp luật cạnh tranh về mua lại doanh nghiệp ... 35
2.1.2 Những quy định và thực trạng của pháp luật đầu tư về mua lại doanh nghiệp. .. 44


2.2 ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA LẠI
DOANH NGHIỆP........................................................................................................54
2.2.1 Những nguyên tắc cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về mua lại doanh
nghiệp…......................................................................................................................... 54
2.2.2 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về mua lại doanh nghiệp .......... 54
2.2.3 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật đầu tư về mua lại doanh nghiệp ................. 57
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................................ 58

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 59



1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ và hội nhập nhanh chóng
của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán trong
nước, nhu cầu mua lại doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Trong khi hoạt động này đã
xuất hiện và phát triển mạnh trên thế giới từ rất lâu thì tại Việt Nam hoạt động này vẫn
còn khá non trẻ1 và chứa đựng nhiều cơ hội hứa hẹn cho nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Tuy số lượng giao dịch mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam còn khá khiêm tốn
nhưng những thương vụ diễn ra trong thời gian vừa qua đã có những tác động đối với
nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tham gia hoạt động này nói riêng
như giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc thay đổi nội bộ, tái cấu
trúc bộ máy quản lý điều hành tại doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tập
đoàn nước ngoài nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Việt Nam,…đã làm thay đổi
đáng kể quy mô và bộ mặt của nền kinh tế. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển
như Việt Nam, mua lại doanh nghiệp là kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả vì nó giúp
doanh nghiệp đầu tư tiết kiệm được nguồn lực để thực hiện dự án đầu tư mới, rút ngắn
thời gian thâm nhập một thị trường nhất định, giảm thiểu các rào cản và rủi ro của việc
gia nhập một thị trường mới,…Để hỗ trợ và tạo động lực thúc đẩy mua lại doanh
nghiệp phát triển, pháp luật Việt Nam đã thiết lập một khung hành lang pháp lý cho các
chủ thể kinh doanh tiến hành thuận lợi hoạt động này. Tuy nhiên những quy định điều
chỉnh hoạt động mua lại doanh nghiệp còn nằm rải rác trong các văn bản pháp luật
khác nhau như pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp,
pháp luật về chứng khoán,…Hơn nữa, nội dung các quy định điều chỉnh mua lại doanh
nghiệp giữa các nguồn luật lại chồng chéo lên nhau. Thực tế, cơ quan chức năng lẫn

các doanh nghiệp đều lúng túng trong việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực trên. Về
lâu dài, đây thực sự là một khó khăn đối với q trình phát triển kinh tế và hội nhập
quốc tế của Việt Nam. Hơn nữa, con số giao dịch mua lại doanh nghiệp được thống kê
trong các báo cáo kinh tế là rất lớn nhưng lại không đúng với bản chất của hoạt động
này về mặt lý luận tạo nên sự nhầm lẫn về nội hàm khái niệm mua lại doanh nghiệp
giữa khía cạnh kinh tế và pháp lý cũng như sự sử dụng tùy tiện các thuật ngữ liên quan
đến mua bán doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1

PricewaterhouseCoopers Việt Nam (2010), Nhìn lại hoạt động Mua bán & Sáp nhập (M&A) tại Việt Nam năm
2009, tr5.


2

Bên cạnh các lợi ích mà mua lại doanh nghiệp đem lại, một hệ quả đáng lo ngại
của hoạt động này vẫn là hiện tượng tập trung kinh tế. Hoạt động này tiềm ẩn khả năng
hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, gây ảnh hưởng đến mơi trường cạnh
tranh và vượt quá giới hạn của quyền tự do kinh doanh của mình.
Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài “Mua lại doanh nghiệp-lý luận và thực tiễn” để
cung cấp cái nhìn đúng hơn về bản chất của mua lại doanh nghiệp, hệ thống hóa các
quy định liên quan điểu chỉnh mua lại doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam, phân
biệt mua lại doanh nghiệp với các hoạt động dễ gây nhầm lẫn khác, đối chiếu quy định
pháp luật với thực tiễn và đề xuất một số giải pháp để tiến đến tạo môi trường kinh
doanh tự do, bình đẳng, thu hút đầu tư nhưng vẫn duy trì được trật tự cạnh tranh lành
mạnh trên thị trường.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Mua bán doanh nghiệp hiện vẫn đang là đề tài thu hút sự quan tâm rất nhiều từ


công chúng chứ không chỉ là vấn đề cả các thương nhân. Trên thực tế, hoạt động này
đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau như tài chính, thương mại, quản trị,
pháp lý…ở những lĩnh vực đa dạng như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm,…Tuy
nhiên, hoạt động này mang một nội hàm rất rộng nếu như nó được hiểu theo khía cạnh
kinh tế. Trong khi theo lối tư duy của các nhà lập pháp Việt Nam thì khơng có thuật
ngữ “mua bán doanh nghiệp” mà nó chỉ được hiểu bao gồm một số hình thức nhất định
của hành vi tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, trong đó có mua lại
doanh nghiệp.
Xét riêng khía cạnh pháp lý, tác giả nhận thấy các cơng trình nghiên cứu trước
đây, cụ thể tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu tập trung nghiên
cứu vào hoạt động mua bán doanh nghiệp (một tổ hợp của các hình thức sáp nhập, hợp
nhất, liên doanh và mua lại doanh nghiệp) dưới các góc độ pháp lý khác nhau bao gồm:
luận văn thạc sĩ của Trần Thanh Tùng năm 2007 với đề tài “Mua bán doanh nghiệp
theo pháp luật hiện hành”, khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Hải Minh Thi năm 2008
với đề tài “Bán doanh nghiệp-lý luận và thực tiễn”, khóa luận tốt nghiệp năm 2009 với
đề tài “Mua bán doanh nghiệp-lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Mỹ Dung, luận
văn thạc sĩ năm 2009 của Đào Trọng Nhân với đề tài “Sáp nhập và mua lại doanh
nghiệp theo pháp luật Việt Nam-thực trạng và phương hướng hồn thiện”, khóa luận
tốt nghiệp của Phạm Văn Anh năm 2010 với đề tài “Mua bán doanh nghiệp-lý luận và


3

thực tiễn”,...Tất cả đều xoay quanh hoạt động mua bán doanh nghiệp ở mức độ chung
nhất, chưa thực sự có sự nghiên cứu chuyên sâu vào một hình thức cụ thể nào của hoạt
động mua bán doanh nghiệp. Mặc dù đề tài khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật kiểm sốt
hoạt động mua lại công ty theo pháp luật hiện hành” năm 2006 của Trần Anh Khoa có
sự nghiên cứu chuyên sâu hơn về hình thức mua lại nhưng phạm vi nghiên cứu hơi hẹp
ở đối tượng mua lại (công ty) và phạm vi nghiên cứu (pháp luật Cạnh Tranh) trên

phương diện kiểm soát tập trung kinh tế. Tương tự, gần đây nhất là đề tài luận văn thạc
sĩ “Tập trung kinh tế dưới hình thức mua lại doanh nghiệp theo pháp luật cạnh tranh
Việt Nam” của Huỳnh Văn Hiếu năm 2010 nghiên cứu về tập trung kinh tế dưới hình
thức mua lại doanh nghiệp theo pháp luật luật cạnh tranh.
Từ việc nhìn nhận về tình hình nghiên cứu nêu trên và kế thừa các thành quả
nghiên cứu trước đây, khóa luận này chỉ mong muốn làm rõ được bản chất của một
hoạt động phần tử của mua bán doanh nghiệp. Đó là mua lại doanh nghiệp. Tác giả
xem xét vấn đề này không chỉ trên cương vị nhà nước nhằm kiểm sốt tập trung kinh tế
mà cịn xem mua lại doanh nghiệp như một hình thức đầu tư trực tiếp, đặc biệt là đầu
tư trực tiếp nước ngoài từ cơ sở lý luận đến thực tiễn áp dụng và đề ra phương án giải
quyết bất cập trong pháp luật cạnh tranh, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật đầu tư.
3.

Mục đích nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ vai trị quan trọng của hiện tượng mua lại doanh nghiệp hiện nay
tại thị trường Việt Nam, tác giả nghiên cứu đề tài này với phương châm cung cấp cho
người đọc cơ sở lý luận chung về mua lại doanh nghiệp cũng như khung hành lang
pháp lý điều chỉnh hoạt động này, nghiên cứu và đối chiếu với thực tế thi hành, nhận
diện bất cập và đề xuất một số giải pháp pháp lý để cuối cùng hạn chế và khắc phục
những bất cập đó cũng như tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động mua lại doanh nghiệp
phát triển tích cực hơn trong tương lai.
Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu sơ lược hiện tượng mua lại doanh nghiệp dưới góc độ
kinh tế và pháp lý.
Thứ hai, nghiên cứu mua lại doanh nghiệp theo những quy định cụ thể của pháp
luật Việt Nam hiện hành.


4


Thứ ba, xác định và phân tích những bất cập trong pháp luật Việt Nam hiện
hành điều chỉnh mua lại doanh nghiệp và đề nghị một số giải pháp khắc phục.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu, khóa luận tập trung nghiên cứu bản chất pháp lý của
mua lại doanh nghiệp, các quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng áp dụng
pháp luật trong hoạt động trên. Mua lại doanh nghiệp được đề cập trong khóa luận này
được hiểu là mua lại tài sản (cổ phần, phần vốn góp) của doanh nghiệp-một trong
những hình thức của mua bán doanh nghiệp. Đề tài này không nghiên cứu hoạt động
mua bán toàn bộ doanh nghiệp.
Về phạm vi nghiên cứu, tác giả nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến đối
tượng nghiên cứu đã đề cập ở trên chủ yếu dưới sự điểu chỉnh của pháp luật cạnh tranh
và pháp luật đầu tư Việt Nam.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác-Lênin với phép duy vật biện chứng để giải quyết các vấn đề lý luận liên quan đến
mua lại doanh nghiệp. Bên cạnh đó tác giả cịn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích và so sánh trong việc đánh giá thực trạng hoạt động mua lại doanh nghiệp tại Việt
Nam, qua đó đối chiếu và nhận diện bất cập của quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực
này.
6.

Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Đề tài này sẽ là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan


tân đến các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, nó cịn có thể sử dụng cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam
nhằm thúc đẩy hoạt động mua lại doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai, tận
dụng được những lợi thế cũng như hạn chế những tiêu cực do hoạt động này đem lại.
7.

Kết cấu của khóa luận

Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung chính của khóa luận được kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về mua lại doanh nghiệp.


5

Chương 2: Những quy định, thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt
Nam điều chỉnh mua lại doanh nghiệp.
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP
1.1

KHÁI NIỆM MUA LẠI DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm mua lại doanh nghiệp
Mua lại doanh nghiệp trên thực tế được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau
như tài chính, quản trị doanh nghiệp hay pháp lý. Những định nghĩa hay khái niệm về
mua lại doanh nghiệp ở khía cạnh tài chính và quản trị gần như trở nên quá quen thuộc
và phổ biến trên phạm vi toàn cầu.
Xét về mặt kinh tế, thuật ngữ mua lại doanh nghiệp (Acquisition) là một phần

của thuật ngữ mua bán doanh nghiệp (Merger and Acquisition, viết tắt M&A).2 Thực
tế việc phân biệt giữa Mergers và Acquisitions chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các
nhà làm luật, chuyên viên thuế, kế tốn viên,…nhưng nó lại ít quan trọng đối với các
nhà hoạt động kinh tế nói riêng và nền kinh tế nói chung. Họ thường khơng tách rời
thuật ngữ Mergers và Acquisitions mà dùng chúng đi liền với nhau là M&A. Hiện nay
bên cạnh các lý do của các cách hiểu khác nhau về M&A là do cách dịch thuật ngữ
M&A khác nhau (sáp nhập và mua lại, mua lại và sáp nhập, thâu tóm và hợp nhất,…)
cịn có sự khác nhau giữa cách tiếp cận thuật ngữ M&A từ góc độ kinh tế hay pháp lý.3
Dù thuật ngữ M&A được dịch theo cách nào thì những thuật ngữ thành phần của nó
tồn tại độc lập với nhau với nghĩa pháp lý trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Tuy
nhiên khi xem xét nội hàm của thuật ngữ mua lại doanh nghiệp thì chúng ta cũng nên
đặt nó trong mối tương quan với nội hàm của thuật ngữ sáp nhập doanh nghiệp (theo
nghĩa rộng) để có cái nhìn tổng qt và tránh nhầm lẫn về M&A.
Mua lại (Acquisition) được Từ điển các khái niệm và thuật ngữ tài chính
Investopedia 4 đề cập rất cụ thể như là một hoạt động thông qua đó các cơng ty tìm
kiếm lợi nhuận kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Chi
tiết hơn, mua lại là dạng hành vi kết hợp của một doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó
2

www.investopedia.com/mergers+and+acquisitions được truy cập ngày 10/05/2012.
Phạm Trí Hùng (2011), Khái niệm sáp nhập, mua lại và sự cần thiết điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp, Hội thảo khoa học về “Pháp luật về sáp nhập, mua lại-Lý luận và thực tiễn”, Hồ Chí Minh, tr6.
4
www.investopedia.com/terms/a/acquisition.asp#ixzz1vCIpThe7 được truy cập ngày 10/05/2012.
3


6

mua một phần hoặc toàn bộ CP, PVG trong DNMT nhằm đạt được khả năng kiểm sốt

doanh nghiệp đó. Mua lại thường được xem như là một phần của chiến lược phát triển
doanh nghiệp mà ở đó doanh nghiệp mua lại có được nhiều lợi ích thơng qua việc kiểm
sốt hoạt động của doanh nghiệp được mua hơn là tự mình mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Mua lại thường được trả bằng tiền mặt, cổ phiếu hay kết hợp cả
hai.
Theo cuốn Wall Street Words: an A to Z Guide to Investment Terms for Today
Investors, mua lại đơi khi đơn thuần là một q trình mua lại tài sản như máy móc, xí
nghiệp hoặc có khi lại là mua lại tồn bộ cơng ty mục tiêu. 5
Trong ấn phẩm M&A Căn Bản6 thì mua lại cịn được gọi là một kiểu của “giao
dịch chiến lược”. Dù hoạt động này được thực hiện theo những phương thức nhất định
thì cuối cùng hệ quả vẫn là những thay đổi lớn về bản chất, đường lối hay sự kiểm soát
của công ty được mua lại. Tác giả Michael E.S.Frankel cho rằng một giao dịch mua lại
doanh nghiệp sẽ liên quan đến sự thay đổi phần lớn hoặc toàn bộ quyền kiểm sốt
DNMT và một lượng tiền lớn (hoặc những hình thức thanh toán khác) được trao tay.
Các tác giả của cơng trình nghiên cứu về Những ngun tắc cơ bản của tài
chính cơng ty lại cho rằng mua lại (Acquisition) là một trong ba cách làm để một doanh
nghiệp này có thể thâu tóm (Takeovers) doanh nghiệp khác bên cạnh lơi kéo cổ đơng
(Proxy Contest) hay đầu tư tài chính (Going Private). Để có thể mua lại (Acquisition)
thì doanh nghiệp đi mua hoặc tiến hành sáp nhập, hợp nhất (Merger or Consolidation)
hoặc mua lại cổ phần, mua lại tài sản (Acquisition of Stock or Acquisition of Asset)
của DNMT.7
Theo giải thích của Từ điển Kinh tế Kinh doanh Anh-Việt8 thì Acquisition là
việc mua lại, nằm quyền kiểm sốt hoặc thơn tính. Đây là việc mà một cơng ty hoặc
một nhóm đầu tư mua một công ty khác hay mua đa số cổ phiếu của cơng ty đó.
Tóm lại, sau khi xem xét một số cách hiểu của các tác giả khác nhau về mua lại
doanh nghiệp trên phương diện tài chính kinh tế thì chúng ta có cái nhìn chung nhất
như sau: mua lại doanh nghiệp là một thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động kinh
5

Andrew J.Sherman, Milledge A.Hart (2009), Mua lại và sáp nhập từ A đến Z, Nxb.Tri thức, Hà Nội, tr28.

Michael E.S.Frankel (2009), M&A căn bản, Nxb.Tri thức, Hà Nội, tr13.
7
Stephen A.Ross, Randolph W.Westerfield & Bradford D.Jordan (2003), Fundamentals of Coorporate Finance
Sixth Edition, McGraw-Hill Primis Online, pp 845.
8
Nguyễn Đức Hy, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Mạnh Tuấn (2000), Từ điển Kinh tế Kinh
doanh Anh-Việt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
6


7

doanh mà ở đó một cơng ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm sốt đối với một cơng ty
khác thơng qua việc mua lại toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc tài sản của
công ty mục tiêu để có thể khống chế các quyết định quan trọng của cơng ty đó.
Xét khía cạnh pháp lý, các quốc gia khác nhau lại có một cách hiểu và quy định
khác nhau về mua lại doanh nghiệp. Thực tế các quốc gia trên thế giới chủ yếu điều tiết
mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật cạnh tranh theo cơ chế kiểm soát TTKT9 và
khái niệm mua lại doanh nghiệp được liệt kê bên cạnh các hình thức TTKT khác:
Theo quy định tại Điều L430-1 Bộ luật Thương mại Pháp, mua lại doanh nghiệp
có thể hiểu là hoạt động ở đó “một hoặc nhiều doanh nghiệp hoặc những người đang
nắm quyền kiểm sốt những doanh nghiệp đó tiến hành nắm lấy quyền kiểm soát đối
với một phần hoặc toàn bộ một hoặc nhiều doanh nghiệp khác, một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp, dưới hình thức góp vốn, mua lại tài sản, ký kết hợp đồng hoặc dưới bất kỳ
hình thức nào khác. Quyền kiểm sốt ở đây được hiểu là khả năng chi phối hoạt động
của doanh nghiệp khác, cho dù chủ thể của quyền kiểm soát đã có được khả năng đó
bằng bất kỳ hình thức nào: nhận chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền hưởng dụng
đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác; thực hiện những giao
dịch tạo ra quyền chi phối đối với thành phần, cơ chế quyết định, nội dung quyết định
của các cơ quan quản lý của doanh nghiệp khác.”

Theo Luật chống hạn chế cạnh tranh của CHLB Đức (GWB), các giao dịch sau
đây được coi là mua lại doanh nghiệp:“mua phần tài sản cơ bản của doanh nghiệp
khác; mua cổ phần và quyền bỏ phiếu của doanh nghiệp để chiếm 25% đến 50% cổ
phần hoặc bảo đảm có quyền lợi chính”.
Theo Điều 91 Luật Cạnh tranh Canada (Bản sửa đổi bổ sung năm 1985), mua lại
doanh nghiệp gần như được hiểu là việc “mua hoặc thiết lập, trực tiếp hoặc gián tiếp,
bởi một hay nhiều người, bằng cách mua hoặc thuê mua cổ phần hoặc tài sản, sự kiểm
sốt đối với tồn bộ hay một phần của hoạt động kinh doanh của một đối thủ cạnh
tranh, nhà cung cấp, khách hàng hoặc một người nào đó khác bằng cách kết hợp hay
liên kết hoặc hình thức khác”.
Tại Việt Nam, quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động mua lại doanh
nghiệp được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự năm
9

Cục Quản lý Cạnh tranh-Bộ Công thương (2007), Báo cáo tại Hội thảo “Các vấn đề pháp lý và thực tiễn về tập
trung kinh tế”, Hà Nội.


8

2005; Luật Cạnh tranh năm 2004; Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật Đầu tư năm
2005; Luật Chứng khoán năm 2006. Do sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật khác
nhau nên hoạt động mua lại doanh nghiệp vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau10:
-

Bộ luật Dân sự năm 2005 đưa ra những quy định về hợp đồng trong giao dịch
mua lại doanh nghiệp.

-


Luật Cạnh tranh năm 2004 xem mua lại doanh nghiệp như là một trong bốn hình
thức của TTKT thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh.

-

Luật Doanh nghiệp 2005 không trực tiếp đề cập đến mua lại doanh nghiệp như
một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp11 nhưng hệ quả của giao dịch mua lại
doanh nghiệp cũng làm ảnh hưởng đến các vấn đề pháp lý do Luật Doanh
nghiệp điều chỉnh.

-

Luật Đầu tư năm 2005 đề cập hoạt động mua lại doanh nghiệp như một hình
thức đầu tư trực tiếp.
Xét riêng Luật Doanh nghiệp hiện hành khơng có khái niệm quy định cho hành

vi mua lại doanh nghiệp nhưng nó được ẩn giấu trong các quy định về góp vốn và
chuyển nhượng CP, PVG của chủ sở hữu trong các loại hình cơng ty.12 Do đó, khái
niệm mua lại doanh nghiệp chỉ được đề cập cụ thể nhất trong những quy định của Luật
Cạnh tranh và Luật Đầu tư như sau:
1.1.1.1Hoạt động mua lại doanh nghiệp theo Luật Cạnh tranh
Luật Cạnh tranh quy định mua lại doanh nghiệp là một trong bốn hình thức
TTKT khơng kể đến sáp nhập, hợp nhất và liên doanh giữa các doanh nghiệp. Quy
định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh chỉ rõ “Mua lại doanh nghiệp là việc một
doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm
sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.
Về khái niệm “đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của
doanh nghiệp bị mua lại”, Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP có nêu “Kiểm sốt
hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản
10


Phạm Trí Hùng (2006), Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Báo cáo Hội thảo
“Về các hình thức đầu tư quy định tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư”, Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại TP Vinh, Nghệ An.
11
Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005.
12
Quy định về quyền chuyển nhượng phần vốn góp đối với chủ sở hữu cơng ty TNHH tại Điều 44 và 64; công ty
cổ phần tại Điều 87; công ty hợp danh tại Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2005.


9

3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh
nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây
gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc
điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát, chi phối các
chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm sốt nhằm thu được lợi
ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát”.
Như vậy, dựa trên hai điều khoản của pháp luật cạnh tranh nêu trên, ta thấy mua
lại doanh nghiệp được định nghĩa rõ ràng như một hoạt động của doanh nghiệp đi mua
lại tài sản trong doanh nghiệp khác nhằm nẵm giữ quyền kiểm sốt, chi phối các chính
sách quan trọng và hoạt động của doanh nghiệp đó, thể hiện bằng tỷ lệ nắm giữ quyền
biểu quyết tại các cơ quan nắm quyền quyết định chủ chốt trong doanh nghiệp. Tỷ lệ
“đủ lớn” đó dựa trên quy định của pháp luật hiện hành nhưng cũng có thể do điều lệ
của DNMT quy định.
Tuy nhiên các quy định như trên dẫn đến sự lẫn lộn giữa sở hữu tài sản với quản
trị cơng ty. Quản trị hay kiểm sốt là quyền của chủ sở hữu công ty, người nắm trong
tay tỷ lệ CP, PVG nhất định, theo đó quyết định các vấn đề liên quan đến quản trị công

ty, chứ khơng phải có được quyền này thơng qua sở hữu tài sản trong công ty. Hơn
nữa, tài sản công ty là tài sản thuộc sở hữu của riêng công ty, một pháp nhân có tư cách
độc lập với chủ sở hữu của nó. Sau này, nếu cơng ty có chuyển nhượng tài sản của
mình cho bên khác dẫn đến hệ quả thay đổi chủ sở hữu đối với phần tài sản đã bán thì
cũng khơng hề ảnh hưởng đến quyền quản trị, kiểm sốt cơng ty của chủ sở hữu CP,
PVG trong cơng ty đó. Do đó, khái niệm mua lại doanh nghiệp và mua lại tài sản của
doanh nghiệp cần thiết được phân biệt rõ ràng.
1.1.1.2Hoạt động mua lại doanh nghiệp theo Luật Đầu tư
Luật Đầu tư xem xét hoạt động mua lại doanh nghiệp dưới góc độ là một hình
thức đầu tư trực tiếp. Nói rõ hơn, quy định tại Khoản 6 Điều 21 Luật Đầu tư có nêu nhà
đầu tư được thực hiện việc “đầu tư thông qua sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp”.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc có nên xem hình thức “mua cổ
phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư” quy định tại Khoản 5 Điều
21 Luật Đầu tư thuộc nội dung hoạt động mua lại doanh nghiệp hay không. Theo tác
giả, đây cũng là một hình thức của mua lại doanh nghiệp chỉ khi thỏa mãn hai yếu tố:


10

(i)
DNMT đã tồn tại, ít nhất về mặt pháp lý, trước khi nhà đầu tư tiến hành
mua CP, PVG trong doanh nghiệp đó. Góp vốn tạo lập một doanh nghiệp mới không
nên xem là mua lại doanh nghiệp. Lý do rằng theo tinh thần của quy định tại Điều 17
Luật Cạnh tranh, mua lại doanh nghiệp diễn ra khi một doanh nghiệp mua CP, PVG
của một doanh nghiệp khác đã tồn tại độc lập trước khi doanh nghiệp đi mua mua lại
DNMT đó. Yếu tố này mới bảo đảm được việc mua lại doanh nghiệp có thể dẫn đến
việc thâu tóm doanh nghiệp khác nhằm đi đến TTKT và hạn chế cạnh tranh trên thị
trường. Việc hiểu quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư mới thực sự tương thích
với tinh thần của Luật Cạnh tranh, hướng đến tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Do đó, việc góp vốn, mua cổ phần khi tạo lập doanh nghiệp mới không phải là mua lại

doanh nghiệp.
(ii)
Việc mua cổ phần hoặc góp vốn này phải gắn liền với mục tiêu nắm giữ
quyền kiểm soát, chi phối trong DNMT. Điều này có nghĩa nhà đầu tư phải nắm trong
tay tỷ lệ CP, PVG nhất thiết ở mức “đủ lớn” quy định Điều 34 Nghị Định
116/2005/NĐ-CP để tác động đến các quyết định của cơng ty mục tiêu. Nếu khơng thì
nó chỉ đơn thuần là hoạt động đầu tư thông thường và khơng phải là sự tối đa hóa đầu
tư. Do đó, cũng với sự giải thích này nên hoạt động “mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,
các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua các định chế tái chính
trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư” tại
Điều 26 Luật Đầu tư không thuộc nội dung mua lại doanh nghiệp vì nó là hoạt động
đầu tư gián tiếp, không trực tiếp tham gia quản lý để thực hành quyền kiểm sốt hoạt
động của doanh nghiệp mình đầu tư.
Qua phân tích định nghĩa hoạt động mua lại doanh nghiệp theo pháp luật một số
nước trên thế giới và pháp luật Việt nam, có thể rút ra một số nhận định về mua lại
doanh nghiệp sau đây:
Khơng có sự khác biệt lớn trong cách nêu ra khái niệm mua lại doanh nghiệp
trong quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới. Ở đó,
mặc dù cách thức đạt có được tài sản hay CP, PVG trong DNMT có thể khác nhau,
song các nước đều nhìn nhận mục tiêu cuối cùng của các giao dịch mua lại doanh
nghiệp vẫn là khả năng chi phối, kiểm sốt hoạt động, chính sách, định hướng tương lai
của DNMT. Ngoài ra, nội hàm của thuật ngữ mua lại doanh nghiệp trong các tài liệu
kinh tế cũng không khác biệt nhiều so với quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể
Luật Cạnh tranh.


11

Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mua lại doanh nghiệp được quy
định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Điều này có thể lý giải rằng tùy thuộc

vào góc độ pháp lý khi xem xét hoạt động mua lại doanh nghiệp mà sẽ đối chiếu các
quy định pháp luật liên quan đến trong một giao dịch mua lại doanh nghiệp cụ thể. Ví
dụ như việc mua lại CP, PVG trong một công ty đã niêm yết trên Sàn giao dịch chứng
khốn thì bên cạnh tham chiếu các quy định cơ bản trong pháp luật dân sự về hợp đồng
mua bán tài sản, quy định pháp luật doanh nghiệp về nhận chuyển nhượng CP, PVG
hay quy định trong pháp luật cạnh tranh khi có nguy cơ hạn chế cạnh tranh lành mạnh
cũng như quy định của pháp luật đầu tư khi một người mua lại là nhà đầu tư nước
ngồi,…chúng ta cũng khơng qn chú ý các quy định của pháp luật chứng khoán điều
chỉnh việc mua bán cổ phiếu tiến hành trên thị trường chứng khoán. Đây là sự điều
chỉnh hỗn hợp giữa các nguồn luật khác nhau trong cùng một thương vụ mua lại doanh
nghiệp. Mỗi nguồn luật sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh riêng của nó đối với từng phương
diện pháp lý của một giao dịch mua lại doanh nghiệp.
1.1.2 Sự tƣơng thích khái niệm mua lại doanh nghiệp trong Luật Cạnh tranh với
Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp
1.1.2.1Giữa Luật Cạnh tranh và Luật Doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp không quy định rõ ràng khái niệm mua lại doanh nghiệp như
Luật Cạnh tranh mà chỉ sử dụng cụm từ “nhận chuyển nhượng CP, PVG của thành
viên, cổ đông”. Nhận chuyển nhượng CP, PVG là một trong những phương thức để
mua lại doanh nghiệp và sẽ được coi là một trường hợp mua lại doanh nghiệp khi bên
mua có ý định nắm quyền kiểm soát, chi phối hoạt động của DNMT. Và nếu nằm ngồi
mục đích đó thì giao dịch đó khơng nên xem là mua lại doanh nghiệp. Vấn đề này sẽ
được nói rõ hơn ở mục 1.2.5. Tuy nhiên, những quy định của hai văn bản pháp luật này
về mua lại doanh nghiệp có một số điểm khác nhau nhất định, cụ thể:
Thứ nhất, Luật Cạnh tranh sử dụng thuật ngữ “quyền kiểm sốt, chi phối tồn
bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” trong khi Luật doanh nghiệp
không trực tiếp sử dụng thuật ngữ này nhưng lại sử dụng quan hệ mẹ con giữa các công
ty để thể hiện mối quan hệ sở hữu có được từ quan hệ mua lại hay góp vốn giữa các
doanh nghiệp. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây: sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ
thông đã phát hành của công ty đó; có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số



12

hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của cơng ty
đó; có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của cơng ty đó.13.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp dựa trên mức vốn sở hữu, quyền quyết định các
vấn đề quan trọng đến bộ máy quản lý điều hành, tổ chức doanh nghiệp thơng qua điều
lệ doanh nghiệp thì Luật Cạnh tranh quy mức sở hữu thành giá trị của quyền biểu quyết
trong bộ máy quản lý đối với các chính sách tài chính và hoạt động của DNMT. Ở góc
cạnh này, cách quy định của Luật Doanh nghiệp có dễ hiểu và thực tiễn hơn so với
Luật Cạnh tranh. Lý do rằng chỉ cần dựa trên thẩm quyền của Hội đồng cổ đông và Đại
hội đồng quản trị và tỷ lệ vốn đại diện cần có thì có thể xác định được tầm ảnh hưởng
của bên mua trong hoạt động DNMT trong khi khái niệm thế nào là chi phối các chính
sách tài chính và hoạt động của DNMT của Luật Cạnh tranh còn mơ hồ và chưa được
quy định cụ thể.
Thứ ba, Luật Cạnh tranh quy ra mức sở hữu thành giá trị quyền biểu quyết trên
50% khi bỏ phiếu thơng qua các chính sách quan trọng khi Luật Doanh nghiệp quy
định mức vốn sở hữu của thành viên, cổ đơng ít nhất 75% (trừ điều lệ quy định thấp
hơn, nhưng không dưới 65%) khi thông qua các quyết định nhất định tại cơ quan quyết
định cao nhất tại công ty mục tiêu.
Thứ tư, Luật Doanh nghiệp không hạn chế chủ thể được nhận chuyển nhượng
CP, PVG (cá nhân hoặc pháp nhân) trong khi Luật Cạnh tranh chỉ cho phép doanh
nghiệp (pháp nhân) được thực hiện hoat động mua lại.
Tóm lại, về ý nghĩa pháp lý thì giữa Luật Cạnh tranh và Luật Doanh nghiệp gần
như giống nhau nhưng căn cứ xác định thì lại khác nhau đáng kể.
1.1.2.2 Giữa Luật Cạnh tranh và Luật Đầu tư
Thứ nhất, Luật Đầu tư không quy định cụ thể về mua lại doanh nghiệp như Luật
Cạnh tranh nhưng lại đề cập đến hình thức “đầu tư thực hiện việc sáp nhập, mua lại
công ty chi nhánh” như một hình thức của đầu tư trực tiếp.14 Luật Đầu tư nhìn nhận

mua lại doanh nghiệp như một hoạt động thu hút vốn đầu tư để thơng qua đó nhà đầu
tư thu lợi và góp phần phát triển nền kinh tế. Trong khi đó, Luật Cạnh tranh xem mua

13

Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Khoản 2 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 : “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư”.
14


13

lại doanh nghiệp là một hình thức của hành vi TTKT và cần đưa vào kiểm soát khi
hành vi này có khả năng dẫn đến hạn chế cạnh tranh, bất lợi cho nền kinh tế.
Thứ hai, Luật Cạnh tranh không giới hạn loại hình cơng ty được mua lại (doanh
nghiệp nói chung) nhưng Luật Đầu tư đã giới hạn loại hình cơng ty (cơng ty TNHH,
cơng ty cổ phần, cơng ty hợp danh) được quyền “bán” trong giao dịch mua lại doanh
nghiệp và lại nới rộng quyền này cho cả chi nhánh. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết
hơn ở mục 1.2.1.
Thứ ba, theo tinh thần của Luật Cạnh tranh, bên mua chỉ cần tập trung vào tỷ lệ
quyền bỏ phiếu tại DNMT sẽ nắm giữ để đạt được mục đích của mình và các quy định
về kiểm sốt TTKT thì pháp luật đầu tư cịn đặt ra cho nhà đầu tư các yếu tố khác: (i)
đối với nhà đầu tư trong nước: đối tượng không được tham gia góp vốn, mua cổ phần
và quản lý doanh nghiệp15, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện ; (ii) đối với
nhà đầu tư nước ngồi thì cịn có thêm các điều kiện khác: tỷ lệ CP, PVG trong doanh
nghiệp Việt Nam; ngành nghề, lĩnh vực cho phép góp vốn, mua cổ phần; cam kết mở
cửa thị trường của Việt Nam đối với một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể trong các điều ước
đa phương (ví dụ: Biểu cam kết cụ thể về Thương mại và Dịch vụ-Phụ lục Nghị định
thư gia nhập WTO của VN) hay các điều ước song phương (ví dụ: Hiệp định Thương

mại Việt Nam-Hoa kỳ),…16
1.1.3 Phân biệt một số khái niệm liên quan với khái niệm mua lại doanh nghiệp
1.1.3.1Mua lại doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp
Trong văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa đưa ra định nghĩa hay
giải thích nào cho thuật ngữ “mua bán doanh nghiệp” mà chỉ có các khái niệm riêng rẽ
như sáp nhập, hợp nhất, liên doanh hay mua lại doanh nghiệp. Thuật ngữ mua bán
doanh nghiệp (M&A) như đã đề cập ở trên là một thuật ngữ mang nghĩa kinh tế là phần
nhiều và bao trùm rất nhiều hoạt động nhưng ở góc độ quản lý nhà nước thì pháp luật
Việt Nam chỉ điều chỉnh một số hoạt động nằm trong tập hợp rộng lớn của M&A17;
Trong số đó có hoạt động mua lại doanh nghiệp. Có thể nói, hoạt động mua lại doanh
nghiệp (Acquisitions) là một hoạt động phần tử của hoạt động mua bán doanh nghiệp
(Mergers and Acquisitions). Hơn nữa, mua lại doanh nghiệp đã được pháp luật Việt
15

Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005.
Khoản 2 Điều 10 Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
17
Phạm Trí Hùng (2011), Khái niệm sáp nhập, mua lại và sự cần thiết điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp, Hội thảo khoa học về “Pháp luật về sáp nhập, mua lại: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tp HCM, tr7.
16


14

Nam đưa vào điều chỉnh trong khi mua bán doanh nghiệp không hề được ghi nhận về
mặt pháp lý.
1.1.3.2Mua lại doanh nghiệp và các hình thức khác của tập trung kinh tế
Theo quy định tại Điều 17 Luật Cạnh tranh, “sáp nhập doanh nghiệp là việc một
hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp

bị sáp nhập.” Theo đó, hệ quả của sáp nhập là doanh nghiệp mục tiêu chấm dứt sự tồn
tại và không có sự xuất hiện của chủ thể pháp lý mới. Trong khi “hợp nhất doanh
nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.” Hệ quả của hợp nhất doanh nghiệp khác sáp
nhập doanh nghiệp ở điểm: có sự ra đời của một chủ thể kinh doanh mới và chấm dứt
hoàn toàn sự tồn tại của các doanh nghiệp trước đó. Tuy nhiên, theo quy định tại
Khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh, ta thấy mua lại doanh nghiệp không làm chấm dứt
sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả bên mua lẫn bên bán (khác với sáp nhập
và hợp nhất) cũng như không cho ra bất kỳ chủ thể kinh doanh mới nào (khác với hợp
nhất). Doanh nghiệp đi mua dùng sức mạnh tài chính của mình để mua lại một phần
hoặc tồn bộ CP, PVG trong DNMT để DNMT thuộc quyền sở hữu của mình. Hơn
nữa, sự chấm dứt sự tồn tại của DNMT trong sáp nhập và hợp nhất không phụ thuộc
vào ý chí của chủ sở hữu mà là do pháp luật quy định. Trong khi mua lại toàn bộ CP,
PVG trong DNMT thì có thể làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị mua lại
nhưng lại dựa trên ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp đó, khơng do pháp luật quy định.
Điều đó có nghĩa là chủ sở hữu có tồn quyền quyết định việc giữ lại DNMT hoặc
khơng. Nếu chủ sở hữu muốn tiếp tục thì góp thêm vốn để nó tiếp tục tồn tại. Nếu
khơng thì làm thủ tục đề nghị chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
Giữa mua lại và sáp nhập doanh nghiệp có điểm tương đồng ở chỗ bên mua đều
trở thành chủ sở hữu duy nhất DNMT và tài sản của DNMT đó, được hưởng các quyền
lợi hợp pháp của doanh nghiệp đó. Và nếu sau khi mua lại toàn bộ CP, PVG trong
DNMT, chủ sỡ hữu tiến tới thủ tục chấm dứt sự tồn tại của nó và sáp nhập vào một
doanh nghiệp khác thì khi đó là hình thức sáp nhập, chứ khơng đơn thuần là mua lại
doanh nghiệp. Nếu khơng thì DNMT vẫn là một chủ thể kinh doanh độc lập về pháp lý
và trở thành công ty con của doanh nghiệp đi mua. Tuy nhiên, sáp nhập và hợp nhất


15


không nhất thiết phải thông qua con đường mua lại doanh nghiệp. Nếu sáp nhập hay
hợp nhất sau khi mua lại thì mua lại chính là tiền đề để doanh nghiệp đi mua đạt được
mục đích mua lại nhằm thống nhất về mặt tổ chức trong doanh nghiệp.
So sánh với hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp thì hình thức liên doanh
(Khoản 4 Điều 17 Luật Cạnh tranh) thông thường thực hiện giữa nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài. Tuy nhiên, trong định nghĩa “Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc
hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới” không đề cập đến quốc
tịch của nhà đầu tư nên có thể suy luận rằng đây là hình thức hợp tác giữa các doanh
nghiệp quốc tịch Việt Nam với nhau, hay có thể là giữa doanh nghiệp trong nước và
nước ngồi. Họ cùng nhau góp vốn, tài sản và lợi ích hợp pháp khác để hình thành nên
một doanh nghiệp và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Xét hình
thức mua lại doanh nghiệp thì có những thương vụ khơng có sự hợp tác thiện chí như
hình thức liên doanh mà là ý định thâu tóm nhằm chiến quyền kiểm sốt và chi phối
trong việc ra các quyết định quan trọng trong DNMT và dần dần chiếm lĩnh thị trường
của bên bán.
1.1.3.3Mua lại phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp mục tiêu và mua lại tài sản
của doanh nghiệp mục tiêu
Hai khái niệm trên khác nhau ở các tiêu chí cơ bản như chủ thể của hợp đồng
mua lại doanh nghiệp; bản chất của hợp đồng mua lại doanh nghiệp; vấn đề quyền
kiểm soát, chi phối DNMT và hệ quả pháp lý.
DNMT chính là chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản thông thường do chính
DNMT làm chủ sở hữu. Xét về bản chất pháp lý thì khi một doanh nghiệp được thành
lập thì về ngun tắc có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp với chủ sở hữu
doanh nghiệp. Tài sản đó có thể là tài sản hữu hình hoặc vơ hình. Chủ sở hữu doanh
nghiệp khơng sở hữu tài sản của doanh nghiệp mà chỉ sở hữu CP, PVG trong doanh
nghiệp. Nên một doanh nghiệp mua lại tài sản của DNMT thì quan hệ hợp đồng mua
bán tài sản đó được thực hiện giữa các bên đều là doanh nghiệp. Bên mua, theo đó, sẽ
nắm giữ được tài sản trên thực tế và hình thức chuyển dịch sở hữu theo mối quan hệ

tiền-hàng đối với bất kỳ ai có ý định sở hữu tài sản. Khi đã bán toàn bộ tài sản của
chính mình, DNMT khơng cịn tài sản để tiếp tục hoạt động nhưng về địa vị pháp lý thì
vẫn được nhà nước cơng nhận và hồn tồn độc lập với bên mua. Tư cách pháp lý đó


16

chỉ chấm dứt khi có yêu cầu giải thể từ chính chủ sỡ hữu DNMT hoặc các chủ thể khác
theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp mua lại một phần tài sản thì khối tài sản
của DNMT sẽ bị thu hẹp lại và DNMT đó khơng cịn quyền sở hữu đối với phần đã bán
đi, theo đó bên mua lại khơng thể kiểm sốt, chi phối được bên bán.
Đối với mua lại CP, PVG của DNMT thì bên bán trong hợp đồng mua bán tài
sản chính là chủ sở hữu CP, PVG trong DNMT. Và hợp đồng này bản chất là hợp đồng
chuyển nhượng CP, PVG. Bên mua thực ra chỉ nắm quyền định đoạt về mặt pháp lý vì
họ mua lại CP, PVG chứ khơng phải trực tiếp mua bất kỳ tài sản nào. Bên mua bắt
buộc là chủ thể có hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp) nhưng bên bán có thể là cá
nhân hoặc pháp nhân, miễn là họ đang nắm quyền sở hữu đối với CP, PVG mà bên
mua đang nhắm tới. Nếu mua lại tồn bộ CP, PVG thì doanh nghiệp đi mua sẽ trở
thành chủ sỡ hữu thay thế đối với DNMT. Trường hợp chỉ mua lại một phần CP, PVG
thì bên mua sẽ trở thành đồng sở hữu chủ, chứ không phải là chủ sở hữu duy nhất trong
DNMT như trường hợp mua lại toàn bộ CP, PVG. Dù mua lại một phần hay tồn bộ
CP, PVG cũng khơng làm chấm dứt hoạt động của DNMT. Theo pháp luật cạnh tranh
thì quyền kiểm soát và chi phối nằm ở tỷ lệ CP, PVG mà bên mua đạt được sau thương
vụ mua lại. Và tỷ lệ đủ để ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng trong DNMT theo
Luật Doanh nghiệp18 là 65% ( một số trường hợp 75%). Nếu không thể thỏa mãn điều
kiện này thì bên mua khơng thể kiểm sốt, chi phối DNMT.
1.1.3.4Mua lại toàn bộ cổ phần, phần vốn góp và mua lại một phần cổ phần, phần vốn
góp trong doanh nghiệp mục tiêu
Một doanh nghiệp đi mua lại toàn bộ hoặc phần lớn CP, PVG với mục tiêu
nhắm đến là quyền kiểm soát, chi phối DNMT ở một mức độ nhất định. Khi đã mua lại

toàn bộ CP, PVG của DNMT thì bên mua sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất trong
DNMT và nắm quyền kiểm soát, chi phối tồn bộ hoạt động của cơng ty đó. Xét
trường hợp mua lại phần lớn CP, PVG thì cơng ty mua lại sẽ trở thành một trong những
đồng sở hữu chủ đối với DNMT nhưng chính tỷ lệ sở hữu phần lớn sau khi mua lại đã
trao cho bên mua một sức mạnh đủ lớn để kiểm soát, chi phối các quyết định quan
trọng trong DNMT.
Tuy nhiên, mua lại một phần CP, PVG lại không đủ để bên mua có được quyền
kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoạt động của DNMT như mua lại toàn bộ CP, PVG.
18

Điều 52, 104 Luật Doanh nghiệp 2005.


17

Chúng ta chỉ nên xem hoạt động này là một hoạt động đầu tư vốn, tìm kiếm lợi nhuận
thơng thường. Nếu bên mua khơng có thể mua tồn bộ CP, PVG trong DNMT thì
ngun nhân có thể do khả năng tài chính khơng đủ hay do pháp luật hạn chế tỷ lệ nắm
giữ hoặc vì lý do nào khác.
Có quan điểm cho rằng mua lại toàn bộ, về bản chất, là hình thức sáp nhập
doanh nghiệp.19 Lý do rằng khi mua lại toàn bộ CP, PVG, người mua trở thành chủ sở
hữu duy nhất DNMT cũng như tài sản của DNMT đó, được hưởng các quyền và nghĩa
vụ, lợi ích hợp pháp của DNMT. Chúng chỉ khác nhau phụ thuộc vào sự chấm dứt tồn
tại của DNMT. Ý chí của bên mua muốn DNMT chấm dứt sự tồn tại thì đó là sáp nhập.
Ngược lại thì DNMT vẫn tiếp tục hoạt động và hoạt động độc lập và hình thành nên
mối quan hệ cơng ty mẹ-cơng ty con sau đó. Tuy nhiên, theo tác giả, mua lại toàn bộ
CP, PVG có thể là một tiền đề để tiến đến sáp nhập doanh nghiệp nhưng sáp nhập là
một chuỗi các hành vi, khơng chỉ đơn giản mua lại tồn bộ CP, PVG. Do đó, dù bản
chất mua lại và sáp nhập doanh nghiệp có giai đoạn trùng nhau nhưng trên khía cạnh
luật định, mua lại là một hình thức khác, tồn tại độc lập với sáp nhập, khơng là hình

thức phần tử nào của sáp nhập.
1.2

ĐẶC ĐIỂM CỦA MUA LẠI DOANH NGHIỆP

1.2.1 Chủ thể của quan hệ mua lại doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật cạnh tranh20 thì chủ thể đi mua trong giao dịch mua
lại doanh nghiệp phải là doanh nghiệp, không thể là cá nhân. Ngược lại, chủ thể
chuyển nhượng CP, PVG không nhất thiết phải là doanh nghiệp, chỉ cần là chủ sở hữu
hiện tại của CP, PVG trong một trong doanh nghiệp nhất định. Điều đó tương đương
với việc bên bán có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Nhưng CP, PVG được chuyển
nhượng đó nhất thiết thuộc về một doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động liên
tục trước, trong và sau quá trình mua lại doanh nghiệp.
Mặc dù pháp luật đầu tư21 cho phép cả chi nhánh được mua lại nhưng chi nhánh
lại không được xem là doanh nghiệp, khơng có tư cách pháp nhân và đơn thuần là một
đơn vị phụ thuộc22 hay một bộ phận, một phần tài sản của doanh nghiệp. Do đó khơng
19

Nguyễn Thị Huỳnh (2008), Kiểm sốt tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh Việt nam, Luận văn thạc sĩ luật
học, tr38.
20
Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004.
21
Điều 25 Luật Đầu tư 2005.
22
Khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2005.


18


thể có trường hợp chi nhánh là chủ thể trong hợp đồng mua lại doanh nghiệp, dù ở vị
trí bên mua hay bên bán.
Chú ý rằng không phải mọi loại hình doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp
đều được thực hiện hoạt động này. Cụ thể, Luật Đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư được
quyền mua lại “công ty”. Có thể thấy pháp luật đầu tư đã có sự giới hạn đối với chủ thể
được mua lại trong hoạt động mua lại doanh nghiệp. Theo pháp luật doanh nghiệp, chủ
thể kinh doanh thuộc loại hình cơng ty bao gồm: công ty hợp danh, công ty cổ phần,
công ty trách nhiễm hữu hạn. Hiện tại có quan điểm cho rằng mua lại danh nghiệp có
thể được tiến hành đối với loại hình cơng ty hợp danh. Theo đó, cá nhân có thể mua lại
phần vốn góp hoặc góp vốn vào công ty và phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
để trở thành thành viên hợp danh của công ty. Tuy nhiên tác giả cho rằng công ty hợp
danh không thể là chủ thể được mua lại trong hoạt động mua lại doanh nghiệp. Lý do
rằng công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, có quyền ngang nhau và
trách nhiệm vô hạn, là cá nhân nên tổ chức không thể trở thành thành viên công ty hợp
danh. Nếu cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân cũng khơng thể làm thành viên hợp
danh vì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân mang trách nhiệm vô hạn. Và một cá nhân
không thể cũng một lúc mang trách nghiệm vô hạn ở hai tổ chức khác nhau. Nếu có
tiến hành mua lại thì đó sẽ là mua lại tài sản để sáp nhập vào doanh nghiệp tư nhân. Và
khi đó việc mua lại cơng ty hợp danh chỉ để tham gia công ty, không thể sử dụng vào
mục đích cạnh tranh của mình và cũng khơng có thành viên nào có quyền kiểm sốt
sau khi tham gia vào đội hình quản lý cơng ty. Điều này khơng phù hợp với mục tiêu
cuối cùng của mua lại doanh nghiệp là nắm quyền kiểm soát và chi phối trong DNMT.
Ngồi ra trong cơng ty hợp danh có cả thành viên góp vốn nhưng sự thay đổi giữa
nhóm người này cũng khơng ảnh hưởng đến việc quyết định các chính sách quan trọng
trong công ty. Xét trường hợp mua lại cơng ty cổ phần thì phần vốn góp chuyển
nhượng để có thể kiểm sốt được cơng ty chính là cổ phần phổ thơng, có thể mua từ
chính cổ đơng hiện hữu hoặc từ chính cơng ty cổ phần đó trong các giai đoạn tăng vốn
điều lệ.
Hơn nữa, việc xác định ai là chủ thể được mua lại cũng chưa hoàn toàn đạt được
sự nhất quán giữa Luật Cạnh tranh và Luật Đầu tư. Tại Điều 34 Nghị định

116/2005/NĐ-CP, ta thấy rõ việc mua lại để có được quyền kiểm sốt và chi phối khi
bên mua phải nắm được quyền sở hữu tài sản đủ để chiếm trên 50% quyền bỏ phiếu tại
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. Hai cơ quan có quyền quyết định những vấn


19

đề chính sách quan trọng này lại nằm trong loại hình cơng ty cổ phần. Luật Cạnh tranh
khơng hề đề cập đến cơ quan có thẩm quyền trong cơng ty trách nhiệm hữu hạn: Hội
đồng thành viên. Điều đó có nghĩa là Luật Cạnh tranh có thể quên mất loại hình cơng
ty trách nhiệm hữu hạn có thể là chủ thể được mua lại trong khi Luật Đầu tư lại có thừa
nhận cho nó quyền này.
Từ những quy định khơng rõ về rõ chủ thể được quyền mua lại doanh nghiệp do
sự khác nhau giữa các quy định dẫn đến những cách hiểu không thống nhất về chủ thể
nào được mua, chủ thể nào không được mua lại doanh nghiệp đã gây khơng ít khó khăn
cho cơ quan quản lý cũng như nhà đầu tư.
1.2.2 Đối tƣợng của quan hệ mua lại doanh nghiệp
Bản chất của mua lại doanh nghiệp là một giao dịch mua bán tài sản. Đối tượng
của quan hệ mua lại doanh nghiệp khơng phải là tồn bộ doanh nghiệp mà là tài sản
của DNMT hoặc CP, PVG trong DNMT. Hợp đồng mua lại doanh nghiệp gắn liền với
việc chuyển giao tài sản cũng như quyền, nghĩa vụ tương ứng với phần được chuyển
giao đó.
Mua lại tài sản xảy ra khi một công ty bán và tách phần đã bán ra khỏi tổng khối
tài sản thuộc sở hữu của mình. Đây là hành vi mua đứt bán đoạn vì khơng làm phát
sinh quyền kiểm sốt, khả năng chi phối bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản thông
thường và không thể thuộc sự điều chỉnh của những quy định về kiểm soát TTKT trong
Luật Cạnh tranh. Sau đó, bên mua có thể hợp nhất vào khối tài sản của họ hoặc thành
lập một doanh nghiệp mới bằng khối tài sản do mình làm chủ sở hữu. Hình thức này
khơng phổ biến bằng mua lại CP, PVG trong DNMT. Vì mua lại tài sản khơng hướng
tới việc kiểm soát DNMT bằng cách sở hữu DNMT mà kiểm soát trực tiếp ngành nghề

mà DNMT bán đi (nhà xưởng, dự án, kênh phân phối, chi nhánh…). Bên mua muốn có
được các giá trị của DNMT mà khơng cần tốn thêm thời gian, công sức khi bắt đầu
kinh doanh từ con số không. Khi bên bán rút chân khỏi lĩnh vực kinh doanh đó, họ có
thể tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp để kinh doanh lĩnh vực mới hoặc giải thể vì tư
cách pháp lý của bên bán khơng hề bị mất đi sau khi bán lại tài sản của mình (dưới tư
cách của chính doanh nghiệp) cho bên mua.
Bởi vì mua lại doanh nghiệp chỉ đặt ra đối với cơng ty đối vốn vì quyền kiểm
sốt dựa trên tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ nên thực chất bên bán không bán tài sản của
doanh nghiệp như Luật Cạnh tranh để cập tại Điều 17 về đối tượng của quan hệ mua lại


×